Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “thanh hầu lợi cách thang” trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 105 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH YN

đánH giá TáC DụNG của BàI THUốC
THANH HầU LợI CáCH THANG TRONG điều Trị
BệNH NHÂN
VIÊM MũI HọNG CấP THÔNG THƯờNG DO VIRUS
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s
: 60720201
LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Phm Th Bớch o
2. PGS.TS. T Vn Bỡnh


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý – Đào tạo Sau Đại học, Khoa
Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
TS. Phạm Thị Bích Đào – Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng và


PGS.TS. Tạ Văn Bình – Phó khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và chỉ bảo tôi trong quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu.
TS. Thái Thị Hoàng Oanh – Phó trưởng bộ môn Ngoại phụ Khoa Y học
cổ truyền, TS. Lê Thành Xuân – Trưởng bộ môn Châm cứu và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Phó khoa Y học cổ truyền Trường Đại học
Y Hà Nội, các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm
luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Y Hà Nội đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành nghiên cứu.
PGS. TS. Đỗ Thị Phương – Trưởng Khoa Y học cổ truyền Trường Đại
học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Y học cổ truyền đã
luôn dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như
hoàn thành luận văn.
ThS. Vũ Văn Hoàng – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông,
Bs. Trần Hải Bằng – Phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Y học cổ truyền
Hà Đông cùng toàn thể cán bộ nhân viên khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học
cổ truyền Hà Đông và phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, chồng và
những người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, các em,
những người luôn đồng hành cùng tôi, động viên và chia sẻ trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đã qua.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Trần Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Yến, học viên cao học khóa XXII – Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Thị Bích Đào và PGS.TS. Tạ Văn Bình.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Yến


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ALT

: Alanine Aminotransferase

AST

: Aspartate Aminotransferase

BN

: Bệnh nhân

CLS


: Cận lâm sàng

D0

: Trước điều trị

D3

: Sau 3 ngày điều trị

D7

: Sau 7 ngày điều trị

ĐC

: Đối chứng

HA

: Huyết áp

HGB

: Hemoglobin

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)


LS

: Lâm sàng

NC

: Nghiên cứu

TCLS

: Triệu chứng lâm sàng

YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP
THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI..................3
1.1.1. Giải phẫu mũi................................................................................................................................. 3
1.1.2. Giải phẫu họng............................................................................................................................... 5
1.1.3. Sinh lý mũi họng............................................................................................................................ 6
1.1.4. Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus...................................................................11

1.2. VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG THƯỜNG DO VIRUS THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN...............................................................................14

1.2.1. Bệnh danh................................................................................................................................... 14
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền........................................................................................ 14
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị......................................................................................................... 15

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG “HẦU TÝ” BẰNG Y
HỌC CỔ TRUYỀN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI...............16
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU.................................17
1.4.1. Tên bài thuốc: “Thanh hầu lợi cách thang”...................................................................................17
1.4.2. Xuất xứ bài thuốc:........................................................................................................................ 17
1.4.3. Thành phần bài thuốc nghiên cứu................................................................................................ 18
1.4.4. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu tiêu thũng......................................................................18
1.4.5. Phân tích bài thuốc...................................................................................................................... 18
1.4.6. Các vị thuốc trong bài thuốc......................................................................................................... 18

CHƯƠNG 2 27
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU..............................27
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu.................................................................................................................... 27
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu............................................................................................................... 28

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................29
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ....................................................................................... 29
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT........................................................................................ 30
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân..................................................................................................... 31


2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................31
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................... 31
2.4.2. Cỡ mẫu........................................................................................................................................ 31

2.4.3. Quy trình nghiên cứu................................................................................................................... 32
2.4.4. Phương pháp điều trị................................................................................................................... 34
2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá kết quả...........................................................34

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................36
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU....................................................................37
CHƯƠNG 3 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................38
3.1.1. Đặc điểm chung........................................................................................................................... 38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng theo YHHĐ..................................................................................................... 40
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng theo YHCT...................................................................................................... 40

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................................................43
3.2.1. Kết quả điều trị từng triệu chứng................................................................................................. 43
3.2.2. Kết quả điều trị chung.................................................................................................................. 49

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN.............................51
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng..................................................................................51
3.3.2. Tác dụng không mong muốn qua một số chỉ tiêu cận lâm sàng....................................................54

CHƯƠNG 4 55
BÀN LUẬN 55
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................55
4.1.1. Đặc điểm tuổi.............................................................................................................................. 55
4.1.2. Đặc điểm giới tính........................................................................................................................ 56
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp................................................................................................................. 56
4.1.4. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ............................................................................56
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng sốt gặp ở 60/60 bệnh nhân chiếm 100%, tỷ lệ này tương tự
với nghiên cứu của Trần Thúy với 30/30 bệnh nhân có triệu chứng sốt chiếm 100%. Theo nghiên

cứu của Tạ Thanh Hà tỷ lệ sốt chiếm 46,7%, của Phạm Tự Do tỷ lệ sốt chiếm 32,1%, của Bùi Tiến
Hưng, Nguyễn Nhược Kim có 16,67% trường hợp sốt, các kết quả này thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của chúng tôi, có thể do cách chọn bệnh nhân khác nhau.........................................56
Theo bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt về phân bố các triệu chứng lâm sàng của bệnh ở hai
nhóm (p>0,05), điều này cho thấy mức độ bị bệnh của hai nhóm là tương đương......................59
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng theo YHCT...................................................................................................... 59

4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.................................................60


4.2.1. Kết quả điều trị các triệu chứng................................................................................................... 60
4.2.2. Kết quả điều trị chung.................................................................................................................. 72
4.2.3. Kết quả điều trị theo thể bệnh của YHCT......................................................................................73

4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀI
THUỐC NGHIÊN CỨU.......................................................................73
4.3.1. Trên lâm sàng............................................................................................................................... 73
4.3.2. Trên cận lâm sàng........................................................................................................................ 74

KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................45
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THEO YHHĐ...............40
BẢNG 3.2. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT SỐT Ở CÁC THỜI ĐIỂM.........43
BẢNG 3.3. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI CÁC THỜI ĐIỂM ĐIỀU
TRỊ............................................................................................43

BẢNG 3.4. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT ĐAU ĐẦU TẠI CÁC THỜI
ĐIỂM........................................................................................44
BẢNG 3.5. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT ĐAU MỎI MÌNH MẨY TẠI CÁC
THỜI ĐIỂM............................................................................44
BẢNG 3.6. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT KHÔ HỌNG TẠI CÁC THỜI
ĐIỂM........................................................................................44
BẢNG 3.7. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT ĐAU RÁT HỌNG TẠI CÁC
THỜI ĐIỂM............................................................................45
BẢNG 3.8. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT HO TẠI CÁC THỜI ĐIỂM.......46
BẢNG 3.9. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT NGẠT MŨI, CHẢY NƯỚC MŨI
TẠI CÁC THỜI ĐIỂM...........................................................46
BẢNG 3.10. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT TRIỆU CHỨNG NIÊM MẠC
MŨI XUNG HUYẾT, SÀN MŨI CÓ DỊCH NHẦY TRONG
TẠI CÁC THỜI ĐIỂM...........................................................47
BẢNG 3.11. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT TRIỆU CHỨNG NIÊM MẠC
HỌNG ĐỎ, PHÙ NỀ, TĂNG TIẾT DỊCH TẠI CÁC THỜI
ĐIỂM........................................................................................47
BẢNG 3.12. TỶ LỆ BỆNH NHÂN HẾT TRIỆU CHỨNG AMIĐAN
SƯNG TO TẠI CÁC THỜI ĐIỂM........................................47
BẢNG 3.13. CHỈ SỐ MẠCH TRUNG BÌNH TẠI CÁC THỜI ĐIỂM....48


BẢNG 3.14. TỶ LỆ BỆNH NHÂN CÓ MẠCH HÒA HOÃN HỮU LỰC
TẠI CÁC THỜI ĐIỂM...........................................................49
BẢNG 3.15. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 NGÀY THEO THỂ BỆNH
CỦA YHCT..............................................................................51
BẢNG 3.16. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 7 NGÀY THEO THỂ BỆNH
CỦA YHCT..............................................................................51
BẢNG 3.17. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN LÂM SÀNG
SAU ĐIỀU TRỊ........................................................................51

BẢNG 3.18. CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU TRUNG BÌNH TẠI CÁC
THỜI ĐIỂM............................................................................52
BẢNG 3.19. CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG TRUNG BÌNH TẠI
CÁC THỜI ĐIỂM...................................................................52
BẢNG 3.20. CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TRUNG BÌNH TẠI CÁC THỜI ĐIỂM
...................................................................................................53
BẢNG 3.21. SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC TRƯỚC
VÀ SAU ĐIỀU TRỊ.................................................................54
BẢNG 3.22. SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU
TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ.................................................54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. TUỔI BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU..................................38
BIỂU ĐỒ 3.2. GIỚI TÍNH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.......................39
BIỂU ĐỒ 3.3. NGHỀ NGHIỆP BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU...............39
BIỂU ĐỒ 3.4. ĐẶC ĐIỂM MÀU SẮC LƯỠI THEO YHCT....................41
BIỂU ĐỒ 3.5. ĐẶC ĐIỂM RÊU LƯỠI THEO YHCT..............................41
BIỂU ĐỒ 3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẠCH THEO YHCT...............................42


BIỂU ĐỒ 3.7. ĐẶC ĐIỂM THỂ BỆNH THEO YHCT.............................42
BIỂU ĐỒ 3.8. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................49
BIỂU ĐỒ 3.9. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. TUỔI BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU..................................38
BIỂU ĐỒ 3.2. GIỚI TÍNH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.......................39

BIỂU ĐỒ 3.3. NGHỀ NGHIỆP BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU...............39
BIỂU ĐỒ 3.4. ĐẶC ĐIỂM MÀU SẮC LƯỠI THEO YHCT....................41
BIỂU ĐỒ 3.5. ĐẶC ĐIỂM RÊU LƯỠI THEO YHCT..............................41
BIỂU ĐỒ 3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẠCH THEO YHCT...............................42
BIỂU ĐỒ 3.7. ĐẶC ĐIỂM THỂ BỆNH THEO YHCT.............................42
BIỂU ĐỒ 3.8. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................49
BIỂU ĐỒ 3.9. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................50


DANH MỤC HÌNH VẼ
BIỂU ĐỒ 3.1. TUỔI BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU..................................38
BIỂU ĐỒ 3.2. GIỚI TÍNH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.......................39
BIỂU ĐỒ 3.3. NGHỀ NGHIỆP BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU...............39
BIỂU ĐỒ 3.4. ĐẶC ĐIỂM MÀU SẮC LƯỠI THEO YHCT....................41
BIỂU ĐỒ 3.5. ĐẶC ĐIỂM RÊU LƯỠI THEO YHCT..............................41
BIỂU ĐỒ 3.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẠCH THEO YHCT...............................42
BIỂU ĐỒ 3.7. ĐẶC ĐIỂM THỂ BỆNH THEO YHCT.............................42
BIỂU ĐỒ 3.8. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 3 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................49
BIỂU ĐỒ 3.9. KẾT QUẢ CHUNG VỀ LÂM SÀNG SAU 7 NGÀY ĐIỀU
TRỊ............................................................................................50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi họng cấp thông thường do virus là tình trạng viêm cấp tính
của niêm mạc mũi họng, lớp dưới niêm mạc và tổ chức lympho bào do virus

gây ra. Đây là một bệnh thường gặp chiếm khoảng 60% – 80% các trường
hợp viêm mũi họng cấp nói chung . Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới ,
, dễ lây thành dịch nhất là về mùa lạnh. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh và giảm hiệu quả làm việc. Hơn nữa nếu không
điều trị đúng và kịp thời, viêm mũi họng cấp do virus có thể bị bội nhiễm
hoặc gây biến chứng như viêm tai giữa cấp tính, viêm thanh khí phế quản cấp,
viêm phổi ,,
Về phương diện y học hiện đại, để điều trị viêm mũi họng cấp thông
thường do virus, người ta chỉ dùng các thuốc điều trị triệu chứng: Hạ sốt,
giảm đau, giảm ho, chống xung huyết mũi, nâng cao thể trạng [1],[2],[3],. Tuy
nhiên, các thuốc này lại có rất nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi khi uống
thuốc, ảnh hưởng tới chức năng gan đặc biệt là những người đã có tiền sử
bệnh lý về gan, tới dạ dày, nhất là tình trạng dị ứng thuốc. Vì vậy, mức độ hài
lòng của người bệnh còn thấp, đặc biệt là về tính an toàn khi dùng thuốc.
Theo y học cổ truyền, viêm mũi họng cấp thông thường do virus được
xếp vào các chứng “hầu tý”, “hầu phong” và được điều trị bằng một số bài
thuốc cổ phương .
“Thanh hầu lợi cách thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “Hầu
chứng toàn khoa tử trân tập”, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi hầu tiêu
thũng. Bài thuốc đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng để điều trị bệnh viêm
mũi họng cấp thông thường rất hiệu quả, song chưa được tìm hiểu và đánh giá
khoa học. Với phương châm kế thừa và phát huy y học cổ truyền chọn lọc,
hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho người bệnh đặc biệt là tính an


2

toàn của thuốc y học hiện đại, đồng thời góp phần làm phong phú thêm các
phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp thông thường do virus nên chúng tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Thanh hầu lợi cách

thang” trong điều trị bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do
virus” với 2 mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Thanh hầu lợi cách

2.

thang” trên bệnh nhân viêm mũi họng cấp thông thường do virus.
Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Thanh
hầu lợi cách thang”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP THÔNG
THƯỜNG DO VIRUS THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1.1. Giải phẫu mũi

Hình 1.1. Thành ngoài của mũi
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào
phổi và là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí.
* Hốc mũi
Là hai ống dẹt nằm song song với nhau, hướng từ trước ra sau, được
ngăn cách bởi vách ngăn. Hốc mũi gồm bốn thành: thành trong, thành ngoài,
thành trên, và thành dưới. Cụ thể:
- Thành trên: Chia 4 phần nhỏ gồm phần mũi, phần trán, phần sàng và

phần bướm.Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía
ngoài, tạo thành trần các xoang sàng.


4

- Thành dưới: Là sàn mũi, có hình máng chạy từ trước ra sau, dài 5cm.
- Thành trong: Là vách ngăn mũi, đó là vách xương sụn ngăn cách hai bên
hốc mũi, được phủ niêm mạc với các tuyến tiết nhầy và mạch máu phong phú.
- Thành ngoài: Là vách mũi xoang. Thành này gồ ghề do sự hiện diện
của các cuốn mũi và ngách mũi. Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên
trên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở
giữa và bên ngoài được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp.
Các ngách mũi: Ngách mũi là phần thành bên nằm dưới cuốn mũi. Như
vậy ở thành bên luôn có ba ngách mũi: ngách mũi dưới, giữa và trên.
+ Ngách mũi dưới: là ngách lớn nhất, chạy dọc theo chiều dài thành
ngoài hốc mũi. Lỗ thông của ống lệ mũi mở ra ở phần trước trên của ngách
mũi dưới.
+ Ngách mũi giữa: giới hạn bởi cuốn giữa ở trong và khối bên xương
sàng ở ngoài. Ngách giữa có các phần lồi lên lần lượt từ trước ra sau là gờ lệ,
đê mũi, mỏm móc và bóng sàng và giữa chúng có khe bán nguyệt, phễu sàng,
để lỗ thông xoang hàm, xoang trán và các tế bào xoang sàng trước thông vào
đây. Các cấu trúc này tạo nên phức hợp lỗ thông – ngách (còn gọi là phức hợp
lỗ ngách).
+ Ngách mũi trên: là khe hẹp giữa xoang sàng sau và cuốn trên. Các lỗ
thông của xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào khe trên. Ở tận cùng phía
sau của ngách mũi trên có lỗ bướm khẩu cái để cho động mạch-thần kinh
bướm khẩu cái vào mũi.
* Mạch máu và thần kinh của mũi
- Động mạch: Mũi được cung cấp máu bởi các nhánh của cả hệ cảnh

trong (động mạch mắt cho nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàng
sau) và hệ cảnh ngoài (dộng mạch hàm trong).
- Tĩnh mạch: Đổ vào tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch mắt và tĩnh mạch mặt.


5

- Thần kinh: Thần kinh giác quan là dây khứu giác. Thần kinh cảm giác
là các nhánh của dây mắt và bướm khẩu cái (V2) .
* Các xoang cạnh mũi
Các xoang cạnh mũi là các hốc ở trong các xương xung quanh hốc mũi.
Gồm 4 đôi xoang thông với hốc mũi qua các lỗ thông xoang và liên quan với
nhau. Do niêm mạc mũi liên tục với niêm mạc xoang nên nhiễm trùng của
mũi nếu không được điều trị thì sau 7 – 10 ngày có thể lan vào xoang gây
viêm xoang .
1.1.2. Giải phẫu họng
Họng là ngã tư của đường hô hấp và tiêu hóa, cấu tạo như ống cơ –
màng trải dọc từ nền sọ xuống ngang mức đốt sống cổ VI, dài chừng 12 – 14
cm. Dựa vào liên quan ở phía trước của họng với mũi, miệng và thanh quản
mà người ta chia họng làm 3 phần có giải phẫu và chức năng sinh lý khác
nhau: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản.
* Họng mũi
Là phần họng cao nhất, gồm 6 thành:
Thành trước: thông với lỗ mũi sau
Thành trên còn gọi là trần vòm, có tổ chức V.A
Hai thành bên: có loa vòi Éustachie nối thông từ họng lên tai giữa, giúp
sự cân bằng áp lực hòm tai, đây cũng là con đường lan truyền bệnh từ mũi
họng lên tai giữa.
* Họng miệng
Giới hạn trên khi màn hầu nằm ngang và giới hạn dưới ở bờ trên xương

móng. Phía trước là eo họng. Phía sau tương ứng với các đốt sống cổ 3, 4.
Thành bên họng miệng có Amiđan khẩu cái, là tổ chức lympho lớn nhất
trong vòng Waldayer.


6

Hạch Gillet nằm ở thành sau họng dễ bị nhiễm trùng và gây ra áp xe
thành sau họng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
* Họng thanh quản
Đoạn này phía sau tương ứng các đốt sống cổ 5, 6, phía trước tương
ứng với thanh quản. Hai bên là xoang lê. Giữa họng và cột sống cổ có một
khoang tổ chức liên kết có nhiều mạch máu và mạch bạch huyết sau họng
thông với khoang tạng ở trung thất .
* Mạch máu và thần kinh của họng
- Động mạch: Họng được cấp máu bởi các nhánh của động mạch cảnh
ngoài, động mạch mặt và động mạch hàm trên.
- Tĩnh mạch: Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt và đám rối hầu rồi đổ về
tĩnh mạch cảnh trong.
- Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh IX và X cảm giác
cho hầu; các cơ họng do nhánh của thần kinh X vận động.
- Đám rối họng.
Vì thế viêm nhiễm vùng mũi họng có thể gây đau lan lên tai hoặc gây
biến chứng toàn thân ,.
1.1.3. Sinh lý mũi họng
1.1.3.1. Cấu tạo niêm mạc mũi họng
Hốc mũi và các xoang cạnh mũi được phủ bởi niêm mạc đường hô hấp
là biểu mô trụ có lông chuyển, tuy nhiên niêm mạc vòm họng bao gồm cả
biểu mô đường tiêu hóa là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa hay một số
vùng có cả biểu mô chuyển tiếp.

* Niêm mạc mũi: Gồm 3 lớp
- Lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển:
Gồm có 4 loại tế bào:
+ Tế bào trụ có lông chuyển: Chiếm khoảng 80% số lượng tế bào của
biểu mô đường hô hấp trên. Đó là các tế bào hình trụ, bề mặt có khoảng 50


7

– 200 lông chuyển, mỗi lông chuyển dài 5 – 7 μm, rộng 0,2-0,3 μm. Các
lông chuyển hoạt động trong môi trường dịch tạo nên sóng vận động lông
chuyển với tần số 10 – 12 lần/ giây ở nhiệt độ 37°C có tác dụng vận chuyển
chất nhầy .
+ Tế bào trụ không có lông chuyển: Bề mặt được bao phủ bởi 300 - 400
nhung mao kích thước 2 x 0,1 μm, làm tăng diện tích bề mặt của biểu mô,
giúp cân bằng dịch quanh các lông chuyển để đảm bảo độ ẩm trong hốc mũi,
cung cấp năng lượng và vitamin cho tế bào lông chuyển.
+ Tế bào Goblet (Tế bào tuyến): có chức năng chính là tiết dịch giàu carbon
hydrate, là thành phần chủ yếu tạo nên lớp màng nhầy ở trên lông chuyển.
+ Tế bào đáy: khi các tế bào trên lớp biểu mô bị bong ra, các tế bào này
đi lên bề mặt niêm mạc, biệt hóa để chuyển thành tế bào trụ có lông chuyển
hoặc tế bào khác để thay thế .
- Tổ chức liên kết dưới biểu mô:
+ Lớp lympho bào: có nhiều tế bào lympho, tương bào và đại thực bào
giữ vai trò miễn dịch.
+ Tuyến tiết: có 3 loại tuyến tiết dịch, tiết nhầy và hỗn hợp. Các tuyến
tiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh phó giao cảm.
- Lớp dịch nhầy:
Niêm mạc mũi được bao phủ bởi lớp chất nhầy mỏng độ 10μm, do các
tế bào chế tiết và tuyến dưới niêm mạc tiết ra, thành phần gồm 95% nước, 3%

chất hữu cơ và 2% muối khoáng ,. Lớp chất nhầy này có vai trò quan trọng,
làm trung gian giữa niêm mạc và không khí được hít vào, và là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi chất và loại bỏ ngoại vật.
Tính chất đặc biệt nhất của dịch nhầy mũi là khả năng thay đổi độ pH
rất nhanh, từ dung dịch acid pH=3 hoặc pH=4, nó có thể trở về pH=7 chỉ
trong vài phút, bình thường chất nhầy là dung dịch kiềm nhẹ, sự thay đổi pH


8

có thể kéo theo sự chuyển dạng tức thì của chất nhầy từ gel sang sol và ngược
lại. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chất nhầy có độ nhớt thấp và độ đàn hồi
cao sẽ được niêm mạc mũi vận chuyển nhanh hơn.
Dịch nhầy mũi chứa mucin, có vai trò chính là giữ và loại bỏ các dị vật
nhỏ không qua hoạt động thanh thải lông-nhầy hoặc bằng các cơ chế bảo vệ
khác như xì mũi, hắt hơi…Mucin còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc trong
trường hợp nhiệt độ, độ ẩm thấp hoặc hít phải khí lạ, thêm nữa nó có thể làm
vô hiệu hóa virus bằng cách giữ chúng lại ,.
* Niêm mạc họng
Thuộc loại tế bào gai với biểu bì nhiều tầng trong lớp đệm có nhiều
tuyến nhầy và nang lympho.
1.1.3.2. Các hoạt động chức năng của niêm mạc mũi họng
* Hoạt động thanh thải lông – nhầy
- Vận động của lông chuyển: Lông chuyển trên bề mặt niêm mạc mũi
vận động không ngừng trong lớp thảm nhầy. Đó là chuyển động tròn của các
lông chuyển theo chiều kim đồng hồ, mỗi lông sẽ tạo nên một sóng kích thích
đối với các lông bên cạnh làm cho nó chuyển động theo, sau đó các lông căng
ra và quét theo cùng một hướng tạo nên một làn sóng liên tục vận chuyển chất
nhầy. Độ đàn hồi và độ nhớt của lớp chất nhầy là hai yếu tố cơ bản quyết định
hoạt động của lông chuyển.

- Hoạt động thanh thải: Là một quá trình sinh lý cơ bản của niêm mạc
mũi, nó chỉ hoạt động có hiệu quả khi có hoạt động của lông chuyển và một
thảm chất nhầy tương ứng. Có 3 yếu tố chính quyết định sự di chuyển bình
thường của chất nhầy đó là: số lượng, chất lượng dịch nhầy và vận động lông
chuyển ,. Về lý thuyết, lớp sol quá mỏng hoặc ngược lại quá dầy đến mức các
đầu mút của lông chuyển không tới được lớp gel, đều ảnh hưởng đến hoạt


9

động thanh thải. Ngoài ra, cấu trúc lông chuyển và chất lượng của lớp niêm
dịch quanh lông cũng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của dịch nhầy.
1.1.3.3. Chức năng sinh lý mũi họng
* Chức năng của mũi:
- Chức năng hô hấp
Là chức năng cơ bản của mũi họng. Không khí khi qua mũi sẽ được
làm sạch, làm ấm và bão hòa hơi nước trước khi tới phổi.
+ Thông khí: Không khí hít vào và thở ra đập vào đầu và đuôi cuốn mũi
tạo các luồng khí đi qua các ngách mũi hình thành dòng xoáy không khí ở các
ngách mũi tạo nên lực ly tâm đẩy những hạt bụi dính vào màng nhầy của
niêm mạc và nhờ hoạt động của màng nhầy bụi bị đẩy ra sau và xuống
họng , .
+ Làm sạch:
Không khí thở vào có các hạt hữu hình hữu cơ và vô cơ; các hạt khí và
lỏng, các vi sinh vật có độ pH kiềm hoặc acid. Mũi có chức năng lọc để làm
sạch tối đa không khí bảo vệ đường hô hấp dưới của cơ thể.
Vô hiệu hóa virus – vi khuẩn: Nhờ các thành phần protein

như


Albumin, glucoprotein, các Ig ở lớp dịch nhầy treey và quanh lông chuyển
đặc biệt là IgA1 và IgA2 có vai trò quan trọng trong chống virus, vi khuẩn.
Các IgE và tế bào limpho T trong vai trò dị ứng.
+ Làm ấm không khí:
Niêm mạc mũi có hệ thống mạch phong phú và nhạy cảm do thần kinh
giao cảm chi phối. Các mao mạch giãn, nở để đảm bảo sưởi ấm không khí vào
phổi ở nhiệt độ tương đối ổn định .
+ Làm ẩm không khí:
Không khí hít vào theo nhiều luồng nhỏ được tiếp xúc với dịch mũi
xoang qua hệ thống niêm mạc mũi xoang làm ẩm không khí thở vào đến mức
gần như bão hòa (độ ẩm 95 – 100%) ,.


10

- Dẫn lưu
Niêm mạc mũi có khả năng tống các chất tiết và vật hữu hình ra ngoài
gọi là sự dẫn lưu.
Dẫn lưu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Yếu tố vật lý: Nó tuân theo quy luật trọng lượng.
+ Yếu tố sinh học: vai trò của hệ thống lông nhầy là phương thức dẫn
lưu thường xuyên, chủ yếu của mũi.
- Các chức năng khác
+ Chức năng ngửi: Vùng khứu giác gồm các thụ cảm thần kinh nằm ở
trên cao hốc mũi. Không khí thở vào một phần nhỏ sẽ lên vùng khứu giác.
+ Chức năng miễn dịch: Qua miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
+ Chức năng phát âm: Tác dụng cộng hưởng âm .
* Chức năng của họng
+ Họng có tầm quan trọng khác nhau trong chức năng nuốt, thở, phát
âm, bảo vệ và nghe.

+ Vai trò của vòng Waldayer:
Họng có rất nhiều tổ chức lympho, những lympho này tập trung thành
đám gọi là các Amiđan và hình thành vòng bạch huyết Waldayer gồm:
Amiđan vòm – Amiđan vòi – Amiđan khẩu cái – Amiđan đáy lưỡi và hạch
Gillet.
Amiđan là nơi sản xuất ra bạch cầu đơn nhân, các bạch cầu này chui
qua lớp biểu bì vào các khe kẽ của Amiđan cùng với bạch cầu đa nhân thoát
ra từ mạch máu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng nguyên do niêm mạc
mũi họng chặn lại. Đồng thời Amiđan còn là nơi tạo ra các loại kháng thể dịch
thể đó là các Ig.


11

1.1.4. Bệnh học viêm mũi họng cấp thông thường do virus
1.1.4.1. Dịch tễ học
- Viêm mũi họng cấp thông thường do virus là một bệnh rất hay gặp,
chiếm từ 60 – 80% các trường hợp viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp về
mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết và rất dễ gây thành dịch [1].
- Các virus gây bệnh thường gặp là: virus cúm, Rhinovirus,
Coronavirus, Myxovirus, RSV (Respiratory syncytial virus), Adenovirus .
1.1.4.2. Triệu chứng
- Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng đột ngột: Sốt cao 39 – 40 hay trên 40 độ C, thường có rét
run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ở trẻ em có thể
gặp hạch cổ sưng đau ,,,.
- Triệu chứng cơ năng
+ Đau họng: Lúc đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước,
dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau có thể lan lên tai,
đau nhói khi nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt nên thường ứ đọng nước bọt,

hơi thở hôi.
+ Ho từng cơn, thường ho khan hoặc có ít đờm nhầy.
+ Giọng nói đục do amiđan tăng kích thước khi viêm.
+ Ngạt mũi hai bên, chảy nước mũi trong, sau vài ba ngày chuyển thành
vàng xanh (có bội nhiễm) ,,,.
- Triệu chứng thực thể
Khám mũi: niêm mạc mũi xung huyết, cuốn dưới quá phát, sàn mũi có
dịch nhầy trong ,,,.
Khám họng: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, phù nề, tăng xuất tiết.
Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ. Hai amiđan khẩu
cái cũng sưng to đỏ, trên bề mặt amiđan có chất nhầy trong, đôi khi có lớp
nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt amiđan.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính
không tăng.


12

1.1.4.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao 39-40°C hay trên 40°C, thường có rét
run, nhức đầu và đau mỏi mình mẩy.
- Triệu chứng cơ năng: Khô họng, đau rát họng, ngạt mũi, chảy nước
mũi trong, ho khan hoặc đờm nhầy.
- Triệu chứng thực thể: Nội soi thấy niêm mạc mũi họng đỏ, phù nề,
tăng tiết dịch ,,,.
1.1.4.4. Tiến triển và biến chứng
Nói chung bệnh diễn biến nhanh và lành tính, nếu sức đề kháng tốt các
triệu chứng giảm dần, thông thường bệnh kéo dài từ 7– 10 ngày thì khỏi.
Nhưng ngược lại nếu bị bội nhiễm bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng

như viêm tai giữa cấp tính, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi và đặc
biệt nếu bội nhiễm liên cầu khuẩn tan máu có thể gây ra viêm thận, viêm
khớp, viêm nội tâm mạc (viêm màng tim) hoặc cá biệt có thể nhiễm khuẩn
huyết [3],[4].
1.1.4.5. Điều trị
Điều trị triệu chứng là chính [1],[2],[3],[4].
* Toàn thân:
- Nghỉ ngơi, giữ ấm, giữ vệ sinh mũi họng
- Hạ sốt, giảm đau:
+ Giảm đau thông thường: Paracetamol, Efferalgan …
+ Giảm đau chống viêm non-steroid: Aspirin, Ibuprofen…
- Chống viêm: alpha chymotripsin.
- Nâng cao thể trạng: Rutin C.
* Tại chỗ:
- Mũi: + Chống xung huyết mũi: otrivin.


×