Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tâm Lý Học Gia Đình Tuổi hổ và bệnh đa thế hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC - LỚP VĂN BẰNG 2 - KHOÁ K03

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI
LÝ GIẢI, BÌNH LUẬN VÀ CHO VÍ DỤ VỀ
“Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ” VÀ “TỦI HỔ”

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGÔ XUÂN ĐIỆP
Sinh viên thực hiện: 141466160019 | Nguyễn Trường Hải
TPHCM. Ngày 15 Tháng 06 Năm 2017


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Mục Lục
1. Mở Đầu

02

2. Cơ Sở Lý Thuyết

03

2.1 Khái niệm về gia đình

03



2.2 Đặc trưng cơ bản của gia đình

03

2.3 Cơ cấu gia đình

03

2.4 Phân loại gia đình

04

2.5 Gia đình như những hệ thống

06

2.6 Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning)

08

2.7 Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)

09

2.8 Đặc điểm gia đình

10

3. Ổ Bệnh Đa Thế Hệ


13

3.1 Lý Giải

13

3.2 Bình Luận

13

3.3 Ví Dụ Minh Hoạ

15

4. Tủi Hổ

16

4.1 Lý Giải

16

4.2 Bình Luận

16

4.3 Ví Dụ Minh Hoạ

20


5. Tài LiệuTham Khảo

25

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

01


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

1. Mở Đầu
Câu nói “gia đình là ổ bệnh đa thế hệ” là thuật ngữ trong mô hình gia đình về các
rối loạn sức khoẻ tâm thần. Ổ bệnh ở đây là nói về các bệnh cảm xúc mang tính
lan toả hoặc nảy sinh do các tác động qua lại của các thành viên trong gia đình,
ví dụ như bệnh lo âu mãn tính (được giải thích trong lý thuyết của Bowen), bệnh
rối loạn ăn uống anorexia nervosa (hệ thống kết cấu gia đình, lý thuyết và chứng
minh của Minuchin 1974), một số dạng bệnh trong tâm thần phân liệt do biểu hiện
cảm xúc âm tính cao (NEE) (Lý thuyết của Brown và cs 1972) vv...
Rất ít người chúng ta sống cô lập, một cuộc sống không có tương tác với gia đình
hoặc với xã hội lớn hơn. Gia đình là một yếu tố quan trọng đến sức khoẻ tinh thần.
Những mối quan hệ gia đình tốt đẹp bảo vệ chúng ta khỏi các vấn đề về SKTT,
ngược lại mối quan hệ trong gia đình nghèo nàn và căng thẳng sẽ làm tăng, làm
nảy sinh ra các vấn đề như vậy.
Bài viết dưới đây xin dùng các bài giảng của Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp kết hợp với học
thuyết “Tám khái niệm về hệ thống gia đình của Murray Bowen”, người sáng lập ra
Mô hình gia đình hệ thống. Bài viết cũng xin dùng thêm một lý thuyết về tiêu chí và

định nghĩa về nhà trị liệu cũng như một số nghiên cứu của Salvador Minuchin,
người đầu tiên phát triển trường phái Cấu trúc về trị liệu gia đình (1974) để giải
thích nhận định như trên.

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

02


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

2. Cơ Sở Lý Thuyết
2.1 Khái niệm về gia đình:
- Gia đình là một nhóm người, quan hệ của họ dựa trên cơ sở dòng dõi, huyết
thống và họ hàng với nhau.
- Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi liên hệ hôn nhân, huyết thống
và nhận con nuôi, các thành viên tác động qua lại với nhau theo từng vai trò xã
hội, từ đó tạo thành văn hóa chung là văn hóa gia đình.
- Gia đình là nhóm hạt nhân, các thành viên quan hệ gắn bó với nhau về mặt hôn
nhân, huyết thống, có chung các giá trị vật chất và tinh thần, tương tác và quan
hệ với nhau trong không gian văn hóa gia đình.
- Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng chung sống, có nguồn
ngân sách chung.
2.2 Đặc trưng cơ bản của gia đình:
Là nhóm hạt nhân nhỏ nhất của xã hội (từ 2 người trở lên).
Có giới tính khác nhau thông qua quan hệ hôn nhân.
Gia đình có quan hệ ruột thịt, huyết thống và nhận con nuôi.
Các thành viên sống chung với nhau, có trách nhiệm về mặt đạo đức và pháp lý.

Các thành viên đảm nhận nhiều vai trò trong từng mối quan hệ cụ thể (vừa là cha
vừa là con).
Sống và hoạt động bằng nguồn ngân sách chung do các thành viên của gia đình
đem lại
Cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa gia đình từ thế hệ trước để lại.
Là toàn bộ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: quan hệ về tinh thần,
uy quyền, pháp luật, đạo đức,…
2.3 Cơ cấu gia đình:
Cơ cấu gia đình có 3 loại quan hệ:
- Cơ cấu uy quyền: ai làm chủ gia đình
- Cơ cấu giao tiếp: là các hình thức trao đổi ứng xử của các thành viên trong
gia đình.
- Cơ cấu vai trò là hệ thống các quan hệ tương tác giữa các thành viên trong
gia đình bị chi phối bởi các vai trò khác nhau trong gia đình
Nhìn từ góc độ thế hệ:
- Gia đình hạt nhân
- Gia đình mở rộng
Căn cứ vào số lượng con:
- Từ 1-2 con là gia đình quy mô nhỏ.
- Từ 3, 4, 5 con là gia đình quy mô lớn.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

03


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Nhìn từ số lượng thì xét lấy hôn nhân làm chuẩn:

- Gia đình đơn hôn nhân (1 vợ, 1 chồng).
- Gia đình đa hôn nhân (1 chồng 2 vợ).
Dựa vào mục đích giáo dục con cái:
- Gia đình không giáo dục con cái theo nhu cầu xã hội.
- Gia đình không có điều kiện giáo dục con cái đúng mực.
- Gia đình không biết cách giáo dục con cái.
Dựa vào bầu không khí tâm lý trong gia đình:
- Gia đình bình yên.
- Gia đình không bình yên.
- Gia đình giả tạo (sống vì lợi ích hay vì con).
Dựa vào tình trạng quan hệ của gia đình:
- Gia đình hài hòa: các thành viên hoạt động bù trừ cho nhau, không chiếm
đoạt quyền hạn và nghĩa vụ của người khác.
- Gia đình không hài hòa: cha mẹ áp đặt, niềm vui của người này bằng sự
chiếm đoạt niềm vui của người khác.
- Gia đình xung đột: phe cánh, các thành viên ly thân với nhau.
- Gia đình thụ động: thân ái giả tạo, không thừa nhận sự cạnh tranh.
- Gia đình tan vỡ: mọi quan hệ trong gia đình khập khiễng.
2.4 Phân loại gia đình:
Tài liệu phương Tây trước năm 1960 nêu lên cái trục "quan hệ" (relation), từ sau
năm 60 là "giao tiếp" (communication). Cả hai từ này đều tác động qua lại giữa
các thành viên trong gia đình, mà cả hai bên đều nhấn mạnh nội dung tình cảm.
Vận dụng hai khái niệm trên vào con người Việt Nam, làm cho sự nghiên cứu của
chúng ta đậm màu sắc dân tộc, việc đầu tiên là tìm ra một từ ngữ Việt Nam đúc
kết những khái niệm ấy.
Đề nghị lấy từ “mối tình”, mối nói lên quan hệ qua lại giao tiếp trao đổi và tình nói
lên nội dung chủ yếu. Quan hệ trong gia đình cũng như giao tiếp trong gia đình
chủ yếu là tình cảm khác với quan hệ trong một cơ quan, một nhóm xã hội khác.
Bố có thể là Tổng thống ra lệnh hàng triệu người phải tuân theo, nhưng về nhà
bảo con không được vì mối tình bố con đã sứt mẻ.

Vận dụng tính tế nhị của tiếng Việt sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc định
hướng nghiên cứu. Đề nghị bài bản nghiên cứu tiến hành theo 3 cái trục chính:
tình lứa tuổi, tình tổ ấm, tình dòng họ.
2.4.1. Lứa đôi: tức là cặp trai gái từ lâu đã gặp nhau rồi lấy nhau, lấy nhau rồi
ăn ở với nhau như thế nào, cần nghiên cứu tâm lí ở những bình diện:
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

04


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Tình duyên tức là vì đâu mà gặp nhau, do gia đình hay tổ chức xếp đặt, do
ngẫu nhiên, do tình cảm cá nhân kiểu "sét đánh" hay kiểu tìm hiểu lâu dài,
thăm dò hết ngọn luồn lạch sông...
Tình dục tức là hai xác thịt có hòa hợp không, có tạo cho cả hai bên những
khoái lạc thích đáng.
Tình yêu thấm nhuần mọi hành vi trong cuộc sống, chia sẻ với nhau vui buồn
gian khổ (ấm no có bạn, lạnh lùng có đôi).
Tình nghĩa cùng nhau chấp nhận một nghĩa vụ một lí tưởng như nuôi dạy con
thành người hay cùng chung một sự nghiệp.
Tất cả các yếu tố trên dẫn đến khái niệm "thủy chung” (hay không thủy
chung).
2.4.2. Tình tổ ấm: là mối tình nối kết những người ở cùng một nhà, trước hết là
bố mẹ, con cái, anh chị, có khi thêm một vài người nào đó. Ăn ở cùng nhau,
chăm sóc cho nhau, dạy bảo cho nhau, cùng nhau đối phó với những cách
thức từ ngoài, bảo đảm cho từng thành viên cuộc sống an toàn, đáp ứng
những nhu cầu sinh lí và tâm lí. Tiếng Việt là tổ ấm, như cái tổ đón chim bay

giữa trời lạnh lẽo giông tố về đến nơi an toàn ấm áp; tiếng Pháp tương đương
là foyer tức là bếp sưởi, nơi quan trọng bậc nhất ở những xứ lạnh. Chữ Hán là
gia, bắt đầu với hình vẽ một cái nhà che mưa, che gió.
Gia đình có đảm bảo cho mỗi thành viên những nhu cầu tâm lí không?
Người đàn bà có đóng đầy đủ vai trò làm vợ làm mẹ không. Ngày nay khác
với người xưa, người phụ nữ còn có một sự nghiệp xã hội, còn phải "lập
nghiệp”. Thi phó tiến sĩ, phấn đấu làm chủ tịch xã hay thứ trưởng khó mà toàn
tâm toàn ý với chồng với con.
Người đàn ông có đóng được vai trò làm chồng làm bố và lập nghiệp không?
Việc tạo nên tổ ấm, trong hoàn cảnh không đến nỗi quá nghèo khổ, tùy thuộc
chủ yếu vào sự “đầu tư” của bố mẹ, không phải chỉ và chủ yếu là đầu tư tiền
bạc, mà đầu tư thì giờ tâm trí tình cảm. Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu
là được trưởng thành tiến tới tự lập. Nhưng bắt đầu lại là một tình cảm hoàn
toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn, một mặt nhận được tất cả
những gì cần thiết, nhưng mặt khác lại tuyệt đối phải chịu sự áp đặt ý muốn
của người lớn; đó là đặc điểm của cái phận làm con.
Quan hệ giữa anh chị em với nhau là quan hệ cùng một lứa vừa nâng đỡ nhau
vừa ganh tỵ với nhau, cả hai mặt này đều cần thiết cho sự trưởng thành.
Mọi nhân tố ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của tổ ấm đều tác động sâu sắc đến
tâm lí của từng thành viên. Khái niệm gia đình li tán với nhiều hình thức khác
nhau đã được nhiều công trình nêu lên.
Một khái niệm cần được làm sáng tỏ là chữ "hiế
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

05


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp


2.4.3. Tình dòng họ - nối kết những thành viên theo hai chiều:
Chiều ngang tức là giữa những người cũng thế hệ giữa bố mẹ và chú bác,
cô dì; có thể gọi đây là mối liên hệ xuyên gia đỉnh.
Chiều dọc đi ngược thời gian nối kết với những thế hệ trước, ông bà tổ tiên;
đây là mối quan hệ "xuyên thế hệ".
Tình dòng họ đậm hay nhạt quyết định tính khép kín hay mở cửa của một
gia đình, bố mẹ hay con cái sống với nhau như trong một vỏ ốc hay có
nhiều người khác tham dự vì cùng một huyết thống... Gia đình khép kín
sống độc lập hơn, dành cho mình một cõi riêng tư, nhưng giải quyết mâu
thuẫn và vượt qua thử thách không có chỗ dựa, không có ai giúp đỡ (sẩy
mẹ có dì, sẩy cha có chú).
Mối liên kết có thể là hiện thực như với ông bà còn sống, nhiều khi còn ở
chung một nhà (tam đại đồng đường), hoặc là mang tính tượng trưng tín
ngưỡng; thờ cúng cầu khẩn săn sóc nhà thờ và phần mộ là những hành vi
có nhiều ý nghĩa. Đây là mối quan hệ giữa những người sống và những
người đã mất, liên quan đến nhiều phong tục tín ngưỡng, triết lí, đạo lí.
Trong dòng họ biểu hiện rõ nhất qua những cuộc đối đầu với những dòng họ
khác (xem quyển Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường).
Tâm lí dòng họ phải chăng do di truyền bằng gen quyết định. Giả thuyết
này cho đến nay chưa được chứng nghiệm và đại đa số học giả thiên về
thuyết truyền tập kiểu ứng xử từ bố mẹ sang con và qua các thế hệ. Các
học giả Mỹ, sống trong một xã hội trong đó có những người sống hiện nay
hầu như không còn giữ mối quan hệ nào với thế hệ ông bà tổ tiên đã ngạc
nhiên khi phanh phui tâm lí nhiều gia đình nhận ra những tác động của
những thế hệ trước. Một trường hợp phải chăng là biểu hiện của dòng họ
ấy là một nhóm con cháu (hậu duệ) của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác:
cách đây hơn 200 năm Lê Hữu Trác trả ấn từ quan, rồi bỏ Bắc Hà vào đất
bán sơn địa Hà Tĩnh lập ấp và nghề thuốc; hơn 200 năm sau một Vụ trưởng
họ Lê Hữu xin về hưu non cùng với một số bà con ở Hà Tĩnh vào lập một ấp

mới ở gần Bà Rịa và làm đông y. Nghiên cứu nhiều gia phả chắc sẽ giúp
phát hiện những điều thú vị.
2.5 Gia đình như những hệ thống:
Theo truyền thống, gia đình được định nghĩa như là một nhóm người, có cùng
quan hệ dòng máu hoặc cùng huyết thống và cùng cư trú. Định nghĩa này
được mở rộng bao gồm những người có cùng cảm nhận về một gia đình
tương lai, hoà hợp bởi hôn nhân, dòng máu, cư trú và người làm con nuôi.
Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố
chính:
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

06


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

(1) Những người cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị
em ruột…)
(2) Yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…). Một số gia đình được tạo lập
không tuân theo cách thức truyền thống hoặc không được luật pháp hoặc
đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống chung không hôn thú, hôn nhân giữa
những người đồng tính…).
Khi khảo sát gia đình (một loại hình tổ chức trong xã hội loài người) ta cũng có
thể xem gia đình như những hệ thống mà bên trong đó phân chia thành những
tiểu hệ thống (sub-system), có những mối quan hệ, những đường biên giới, các
vai trò và các chức năng, có những quy luật công khai hoặc ngấm ngầm chi
phối sự vận hành của gia đình.
Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ

qua lại chằng chịt. Những tác động qua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của
hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng ham, xung
năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin truyền dẫn giữa
những thành viên. Mỗi gia đình tạo ra một mối liên quan riêng tuỳ thuộc vào
văn hóa xã hội, lịch sử và những tính chất riêng của gia đình đó.
Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên
với nhau, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình, và giữa gia đình với các
hệ thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới giữa gia
đình và bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng.
Gia đình là một giao diện (interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế
thiết yếu làm trung gian giữa mục tiêu sinh lý và văn hoá xã hội trong sự hình
thành nhân cách. Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như giữa gia
đình và môi trường chung quanh là một vấn đề rất quan trọng. Bản thân cơ
cấu gia đình không phức tạp lắm, nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức
tạp, và phức tạp hơn nữa là một hệ thống lớn xã hội xung quanh.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình đi theo một vòng cung phản hồi của mối
quan hệ nhân quả mà trong đó những sự kiện đơn lẻ được quan niệm vừa là
nguyên nhân, vừa là kết quả, và có sự tác động hỗ tương giữa các sự kiện với nhau.
Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống
thực hiện những chức năng đặc biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo
vệ duy trì cả hệ thống như một tổng thể.
Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình. Cá nhân có liên hệ
về mặt chức năng và thứ bậc với các tiểu hệ thống và các cá nhân thành
viên khác trong gia đình. Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên các thứ
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

07


Tâm Lý Học Gia Đình


TS. Ngô Xuân Điệp

bậc (như vợ chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà,
con cái...), hoặc theo phái tính (mẹ và các con gái…). Đến luợt gia đình cũng
là một tiểu hệ thống, khi mở rộng giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Các tiểu hệ thống được phân chia bằng những đường biên giới. Đường biên
giới bảo vệ tiểu hệ thống và cho phép tác động qua lại giữa những tiểu hệ
thống. Đường biên giới có thể lỏng lẻo hoặc cứng nhắc (mở rộng hoặc khép
kín) và thích nghi với thay đổi cần thiết của hệ thống gia đình. Bệnh lý thích
nghi xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép giao tiếp
thích hợp giữa hai tiểu hệ hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự dính
chặt, hoà lẫn chức năng giữa các tiểu hệ thống.
Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá
nhân thành viên và các tiểu hệ, vừa không quá cứng nhắc để có thể duy trì
chức năng trao đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo để
duy trì sự độc lập, trưởng thành của từng thành viên. Hệ thống gia đình có
những qui luật, những nguyên tắc cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong
cuộc sống hằng ngày và duy trì cấu trúc của nó. Một vài qui luật được công
khai và không giấu diếm nhưng trái lại những qui luật khác là không được bộc
lộ công khai (qui luật ngấm ngầm).
Gia đình lành mạnh có những qui luật kiên định, được nêu rõ và có thể uyển
chuyển thích nghi với sự thay đổi. Mỗi thành viên trong gia đình có một số vai
trò, mà vai trò này liên kết các vị thế và chức năng của người ấy trong gia đình.
Vai trò có thể theo vị trí, thứ bậc trong gia đình như: bố mẹ, con cái, anh chị em
… Vai trò có thể theo chức năng mà thành viên đảm nhận như nạn nhân (victim), người chịu tội thay (scapegoat), hoặc thánh tử đạo (martyr), v.v...
Theo quan điểm hệ thống tất cả những hành vi (ví dụ: vai trò, những triệu
chứng và những hình thức giao tiếp) đều có một ý nghĩa. Ví dụ một người kém
thích nghi có thể tác động để giữ gia đình được cân bằng. Đặc biệt một người
ở tuổi vị thành niên rối loạn trong vấn đề ăn uống có thể ngày càng dẫn đến

việc gia đình quan tâm những khó khăn mà thiếu niên đó đang gặp phải. Rối
loạn ăn uống có thể là chỉ báo cho thấy quá trình cá biệt hoá kém.
2.6. Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning):
Wamboldt và Reiss (1991) đã đặt câu hỏi: Khi một thành viên trong gia đình có triệu
chứng thì gia đình đó có được miêu tả là gia đình lành mạnh hay không? Ngược
lại, một cá nhân có thể đánh giá là lành mạnh nếu cô ấy hoặc anh ấy trưởng
thành trong một gia đình bệnh lý không, trừ khi đó là bệnh lý về sự thích nghi?
Sự lành mạnh gia đình có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố: không có
triệu chứng rối loạn chức năng được vận hành tốt và gia đình thích ứng được
với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

08


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Một vài tác giả khác (tiêu biểu như Satir và Baldwin, 1983) mô tả gia đình lành
mạnh là bao gồm những cá nhân lành mạnh. Sự lành mạnh có thể thấy được
qua các bình diện sức khoẻ thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh dưỡng,
cảm xúc, trí năng và các mối quan hệ. Các thành tố chức năng ấy ở mỗi
thành viên lại tạo nên cảm nhận về bản thân của riêng người ấy. Và tất cả
những cảm nhận về bản thân của các thành viên sẻ góp phần tạo nên sự lành
mạnh chung cho cả hệ thống gia đình.
Những gia đình tốt nhất thường là gia đình có sự gắn bó, rõ ràng và có cấu trúc
linh hoạt (flexible). Đường biên giới các thế hệ và cá nhân là có sự trao đổi qua
lại để hiểu nhau, thừa nhận một cảm giác gần gũi và chung sống với nhau lâu
dài nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân và tiểu hệ

thống.
Sự lành mạnh gia đình khuyến khích sự tự chủ cho tất cả những thành viên ở
độ tuổi thích hợp. Gia đình lành mạnh thích nghi với cấu trúc bên trong của họ,
vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng đối với tình huống, phát triển
những yêu cầu và những thông tin mới từ môi trường.
Một khả năng thứ bậc rõ ràng tồn tại giữa tiểu hệ thống bố mẹ và con cái.
Việc điều khiển uy quyền đến tất cả các thành viên trong gia đình một cách
rõ ràng. Trong phạm vi truyền đạt, gia đình lành mạnh truyền đạt rõ ràng và có
hiệu quả về cảm nghĩ của họ, thích hợp với điệu bộ tự nhiên và thái độ cảm
xúc đang diễn đạt, không có các thông tin “nhập nhằng – nước đôi” (double-bind).
2.7. Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi
trước sự phản ứng của môi trường, hoặc tình huống yêu cầu sự thay đổi.
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hoá, có đường biên giới
không tốt, thất bại trong việc hỗ trợ phát triển sự lành mạnh cho mỗi cá nhân
và thiết lập sự tin cậy trong mối quan hệ. Gia đình bệnh lý không linh hoạt,
được định nghĩa là cấu trúc có khả năng không tốt, có sự giao tiếp yếu kém
(tiêu biểu đó là sự giao tiếp không nhất quán), không có khả năng thương
lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những cách thức tiêu
cực, thiếu quan tâm và chăm sóc.
Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích nghi của gia đình có liên
quan với chức năng hệ thống gia đình linh hoạt và có khả năng thay đổi. Nó
còn có khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng trước
tình huống và phát triển những yêu cầu. Ngược lại gia đình không lành mạnh
thì bám vào các thông lệ cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh hoạt.

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

09



Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

2.8. Khái niệm về ổ bệnh đa thế hệ
Sự không chính chắn mà ông bà ngoại kết hợp sẽ truyền cho đứa cháu nào
gắn bó với mẹ8 nó nhất. Khi đứa trẻ này kết hôn với một đối tượng có mức độ
không chín chắn tương đương thì sẽ sinh ra một đứa trẻ có mức không chin
chắn cao.
Người được cho là “bị bệnh” là triệu chứng của toàn bộ hệ thống cảm xúc bị
bệnh. (Nguồn: _Murray Browen).[1]
Như vậy có thể nói: Ổ bệnh đa thế thệ xuất phát từ những khủng hoảng trong
những luật lệ nuôi dạy con cái trong gia đình. Sự khủng hoảng này có tính di
truyền từ đời này sang đời khác.
2.8. Khái niệm về tủi hổ
Theo nhà tâm lí học Gershen Kaufman trong cuốn “Sự tủi hổ” của ông thì “sự tủi
hổ được định nghĩa là: Một căn bệnh của tâm hồn. Nó là sự đau đớn lớn nhất
của bản thân, do bị làm nhục hoặc nhút nhát, cảm thấy thất bại trong việc
đương đầu với thử thách. Sự tủi hổ là một vết thương từ bên trong, chia cắt
chúng ta khỏi chính chúng ta và khỏi người khác[2].
2.8 Đặc điểm gia đình:
2.8.1. Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình
thành, tồn tại và phát triển gia đình
- Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoả mãn
các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và bảo đảm tái sản xuất ra con người nhằm
duy trì, phát triển nòi giống.
Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình
thức tính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ CSNT hình thái hôn
nhân chủ yếu là quần hôn. Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành

xây dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu
(gia đình gia trưởng - bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người
chủ sở hữu tài sản và kế thừa tài sản...).
- Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người.
Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhân
đạo.
- Sự phù hợp về tâm lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu
nó đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ
hôn nhân.

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

10


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

- Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác Hôn nhân luôn chịu sự chi phối
của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó được
hình thành và phát triển.
- Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã
hội thừa nhận ở những mức độ, trình độ khác nhau. Trong chế độ tư hữu và
các xã hội có sự phân chia giai cấp sự thừa nhận đó của các chuẩn mực văn
hoá và lối sống truyền thống của cộng đồng (tổ chức cưới, hỏi...).
- Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ trước khi
đi đến hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu. Cũng như hôn nhân,
tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn
hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ

thể và sinh động.
2.8.2. Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của
gia đình
- Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đã
sáng tạo ra gia đình với tính cách là một thiết chế xã hội. Trong gia đình cùng với
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất.
Tuy nhiên, ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến trình
lịch sử, những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện:
Kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia
nhập đan xen vào các quan hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại.
- Thí dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi
là chuẩn mực để tính quan hệ thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng
trên cơ sở huyết thống mẫu hệ.
Khi chế độ tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng định
trong quan hệ gia đình gia trưởng. Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia
đình phụ hệ ra đời). Khi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng gay
gắt thì gia đình phu hệ phát triển: Gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia
trưởng và gia đình tư sản.
Chỉ có thể khắc phục được những mâu thuẫn này khi xoá bỏ được chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập.
2.8.3. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con
người với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

11


Tâm Lý Học Gia Đình


TS. Ngô Xuân Điệp

gian sinh tồn từ lúc trong một hang đá hốc cây , sau đó là một mái nhà. Dù
không gian sinh tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan
hệ kinh tế - xã hội nhưng nhu cầu quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra, cho dù
ngày nay khái niệm không gian sinh tồn không còn giữ nguyên nghĩa như một
giới hạn địa lý thuần tuý nữa. Cho dù sự can thiệp, mức độ quan tâm giữa các
thành viên gia đình đã được thay thế, đảm nhận ở mức độ đáng kể sự quan
tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong mỗi gia đình không vì thế
mà mất đi mà trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ thiết bị, phương
tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại đầy đủ hơn (An cư lập nghiệp).
2.8.4. Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên
trong gia đình
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi
thiêng liêng của gia đình của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng
không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà
còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông
bà, giữa các thành viên khoẻ mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với
những thành viên gặp khó khăn, rủi ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống. Mặc dù
xã hội phát triển sự quan tâm của xã hội đối với gia đình và các thành viên gia
đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y tế, dưỡng lão.. nhưng nuôi
dưỡng của gia đình có những đặc thù mà xã hội dù có hiện đại đến đâu cũng
không thể thay thế được và càng không nên đặt vấn đề thay thế hoàn toàn.

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

12


Tâm Lý Học Gia Đình


TS. Ngô Xuân Điệp

3. Ổ Bệnh Đa Thế Hệ
3.1. Lý giải:
Theo phương pháp chiết tự thì ổ bệnh đa thế hệ được hiểu như sau: “Ổ bệnh”
giống như một loại bệnh dịch hoành hành và rất nguy hiểm. “Đa thế hệ” cho thấy
sự ảnh hưởng này mang tính hệ thống chứ không đơn thuần là một cá nhân. Nó
có sức ảnh hưởng qua nhiều bậc, nhiều thế hệ.
Như vậy: ổ bệnh đa thế thế hệ là một loại bệnh nguy hiểm có tính lan truyền từ đời
này sang đời khác trong cùng một hệ thống.
Hai người mang theo mâu thuẫn (bệnh tâm lí), mà những mâu thuẫn này đã có từ
thời cha mẹ của cả hai người. Cho nên, sau khi hai người mang theo mâu thuẫn
mà mẫu thuẫn có nguồn gốc từ thời cha mẹ họ kết hôn với nhau. Khi họ sống
cùng nhau và khi sự thân mật tăng lên thì đồng thời cũng tăng lên về mâu thuẫn.
Họ phải đấu tranh bằng cách cách li những mâu thuẫn ấy. Gia đình nhìn bề ngoài
rất hạnh phúc vui vẽ. Tuy nhiên, bên trong ấy là cả một cuộc chiến thầm lặng, đấu
tranh cảm xúc, đấu tranh nội tâm rất dữ dội.
Điều quan trọng hơn là sau khi đứa trẻ ra đời trong một gia đình mẫu thuẫn thế hệ
như vậy, đứa trẻ sẽ trở thành tâm điểm trong mối quan hệ, đứa trẻ bị khóa chặt trong
mối quan hệ hệ thống mà không thoát ra được. Lúc này, đứa trẻ trở thành “bệnh
nhân chỉ định”. Trẻ thường bị rối loạn cảm xúc, được đưa đi điều trị tâm lí. Nhưng thật
ra đứa trẻ này là một dấu hiệu của cuộc hôn nhân có vấn đề về mặt cảm xúc.[1).
3.2. Bình luận:
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và
các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn
tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề
đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa
nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh

hưởng rất lớn đến trẻ em.
Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ.
Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ
bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống
của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách
của trẻ. Trẻ em sẽ khôngtôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình
thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

13


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng
cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép
với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú
trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói
dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được
cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con
cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…,
những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm
cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến
sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan
vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em
không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm,
rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá
nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu
ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho
rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ
thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành
cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến
nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn
khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội,
như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp,
tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật,
nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có
những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai
mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là
người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con
cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải
làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài;
Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn
đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được
dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất
cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu
hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục
hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút
đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và
bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng
về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm
ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

14



Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

thực hiện những hành vi trái pháp luật. Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông
chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy.
Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại,
dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ,
hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có
điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng
thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính
bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng
như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn
hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống
xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần,
tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho
gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết
vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.
3.3. Ví dụ minh hoạ:
Một gia đình vì hoàn cảnh người cha vì tai nạn đã mất sớm đã để lại cho gia đình,
người vợ 2 con nhỏ. Chính lúc này hoàn cảnh của gia đình đã thay đổi rất nhiều
chính lúc này người mẹ lo 2 nhiệm vụ một là người mẹ và người cha. Trọng trách
có thể khá nặng chính yếu tố này làm cho gia đình mất sự cân đối. Lúc này 2
người con trong gia đình cò thể vì tình thương yêu mẹ mình mà cả hai có thể sẽ bị
ảnh hưởng từ giáo dục mà người mẹ lo lắng và chăm sóc. Người con gái có thể
bị ảnh hưởng về sự nữ quyền trong gai đình thông qua hình ảnh người mẹ với vai

trò là người cha lo lắng cho gia đình mọi công việc. Ngược lại người con trai có
thể bị ảnh hưởng tình cảm của người mẹ mà mất đi sự mạnh mẽ mà đáng lẽ vai
trò người cha mang lại cho đứa con trai.
Chính sự thay đổi về mặt cấu trúc này đã khiến cho gia đình có sự tahy đổi và
chính các tàhnh viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó mọi người
cũng sẽ có cách cư xử như với gai đình mới của mình là chính 2 người con trong
gia đình sẽ ảnh hưởng tới người vợ, người chồng và cả con cái của họ.
Liên hệ thực tế bản thân: Trong gia đình người chị của mình do là chị cả gánh vác
vụ mẹ trong cong việc lo cho gia đình nên tính cách của chị khá mạnh mẽ và rất
kiêng cường. Tuy đã lập gia đình và có 1 con trai nhưng đôi khi chính cách cư xử
của chị làm cho gai đình mình đôi khi có sự bất hoà do tính cách mà chị tôi đã bị
ảnh hưởng kể từ sau khi ba tôi mất và sự giáo dục của mẹ tôi.

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

15


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

4. Tuổi Hổ
4.1. Lý giải:
Theo tác gia John Bradshaw: Những bất thường trong gia đình sẽ tạo ra một dạng
bệnh của tâm thần: “Sự tủi hổ”_ Shame.
Những khủng hoảng trong gia đình hiện nay nằm ngay trong luật lệ nuôi dạy con
cái. Tủi hổ là bệnh của tâm hồn, là sự đau đớn nhất của bản thân, là cá nhân thất
bại trong việc đương đầu với thử thách. Sự tủi hổ là vết thương từ bên trong, chia
cắt cá nhân khỏi chính chúng ta và khỏi người khác. Sự tủi hổ đã phủ nhận toàn

bộ cuộc sống tâm lí thật sự của con người.[2]
Theo Kaufman, sự tủi hổ là nguồn gốc của hầu hết các trạng thái xáo động bên
trong được phủ nhận toàn bộ cuộc sống của con người. Sự suy nhược, xa lánh,
ngờ vực bản thân, tự cô lập, hoang tưởng và rối loạn tinh thần, rối loạn chức năng
cơ thể, tâm thần phân liệt, theo chủ nghĩa hoàn hảo, mặc cảm thấp kém, túng
thiếu hay thất bại, tình trạng bấp bênh và tự yêu mình thái quá: Tất cả đều là kết
quả của sự tủi hổ. Sự tủi hổ là một loại tự sát, một dạng tê liệt tâm thần khiến sống
mà cũng như chết. Sự tủi hổ khống chế mọi mối quan hệ trong cuộc sống chúng
ta. Và nó hủy hoại lòng tự trọng.
4.2. Bình luận:
4.2.1. Tủi hổ vì bị ruồng bỏ
Tủi hổ xuất phát từ việc bị cha mẹ ruồng bỏ theo các cách khác nhau.
Thứ nhất, cha mẹ ruồng bỏ hay vứt bỏ theo nghĩa đen thật sự. Điều này có
nghĩa là đứa trẻ không được nuôi và chăm sóc bởi cha mẹ mà có thể bỏ
chúng cho ông bà, họ hàng hay cả những người xa lạ nuôi nấng chăm sóc. Tồi
tệ hơn là vứt chúng ngoài đường. Chuyện tàn nhẫn khi vứt đứa con mình vứt
ruột sinh ra tưởng chừng như không ai có thể làm được. Tuy nhiên, việc này
luôn xảy ra hằng ngày ở Việt Nam và trên thế giới. Những đứa trẻ đáng thương
từ sơ sinh đến vài tuổi bị cha mẹ chúng vứt bỏ một cách không thương tiếc ở
cổng chùa, bệnh viện, ven đường…Một số may mắn sống sót, tuy nhiên vẫn
có một số ít chết cho đói, rét, côn trùng đốt… Những đứa trẻ sống sót được
nuôi dưỡng bởi những người xa lạ trong những cô nhi viện, các nhà thờ hay
chùa… thì trong tâm hồn chúng luôn tồn tại một nỗi tủi hổ khó chia sẽ cùng ai.
Nhiều trẻ không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài chỉ vì sự tủi hổ đã lớn dần
theo năm tháng trong chúng. Chúng có một đời sống tâm lí bất ổn khi hiểu
rằng mình đã bị chính cha mẹ đẻ từ chối. Tuy nhiên đó chưa phải là điều tồi tệ,
bởi nhiều trường hợp vẫn được cha mẹ hay cha hoặc mẹ nuôi dưỡng nhưng
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

16



Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

trẻ vẫn bị ruồng bỏ khi chẳng quan tâm hay để ý gì đến chúng cả. “Thiếu thốn sự
ấm áp và sự công nhận của người mẹ khiến ý thức về bản thân của họ trở nên sai
lệch, khiến họ trở nên tự ti hoặc mất niềm tin vào các mối quan hệ thân mật, và
tự o bế mình bằng nhiều cách”.
Gwen, 47 tuổi, kể lại rằng “Mẹ luôn làm lơ với tôi. Nếu tôi cố gắng làm mẹ tự hào,
thì mẹ sẽ gạt bỏ như thể nỗ lực của tôi là một điều đáng khinh, bằng không thì mẹ
lại khi dễ nó bằng nhiều cách khác. Và tôi đã thật sự tin là mẹ đúng trong suốt một
thời gian dài.” Những cô gái được người mẹ vô tâm nuôi dưỡng thường không
quan tâm đến nhu cầu tình cảm của bản thân. Họ cảm thấy không xứng đáng
nhận được chú ý và thường trải qua cảm giác tự vấn dằn vặt, đau khổ nhưng
cũng đồng thời mãnh liệt khao khát tình thương và sự công nhận từ mẹ. Đây là
cách một cô gái mô tả nó:
“Mẹ tôi căn bản là không chịu lắng nghe tôi. Bà hỏi tôi có đói không và dù tôi có
nói không, thì bà vẫn đặt thức ăn trước mặt tôi như thể tôi chưa nói gì. Bà hỏi tôi
thích làm gì vào cuối tuần hay vào hè nhưng lại phớt lờ câu trả lời, và rồi lại tự lập
ra kế hoạch cho tôi. Tôi muốn mặc đồ gì? Cũng y như trên. Nhưng phần trọng tâm
chính là: bà không bao giờ hỏi tôi cảm thấy thế nào hay tôi đang nghĩ gì. Bà khiến
tôi hiểu ra rằng hai mẹ con chúng tôi hoàn toàn không thể hoà hợp với nhau.”
Biểu hiện vô tâm, theo như các cô con gái thuật lại, diễn ra trong một phạm vi
nhất định và có thể trở thành gây gỗ với nhau nếu người mẹ chủ động hoặc hung
hăng biến sự vô tâm thành chối bỏ. Con cái luôn tìm kiếm và cần đến sự gần gũi
của người mẹ, ở đó, tồn tại vấn đề như thế này: nhu cầu được mẹ chú ý và yêu
thương của người con gái không hề vì sự vô tâm của người mẹ mà giảm đi. Thực
ra, theo kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi, tôi biết là điều đấy chỉ càng làm nhu

cầu tăng lên, thúc ép cô con gái rơi vào trạng thái chủ động đòi hỏi (“Tại sao mẹ
không quan tâm con/không yêu con?” hoặc “Tại sao mẹ lại phớt lờ con?”) hoặc
khiến cô đề ra một kế hoạch nào đó để “vớt vát” (“Mình sẽ đạt toàn điểm A ở
trường hoặc giành một giải thưởng, rồi mẹ chắc chắn sẽ thương mình!”) Nhưng
than ôi, kết cục cũng chỉ khiến người mẹ càng ngày càng xa cách hơn, kèm theo
đó là chối bỏ hoàn toàn những gì người con đạt
được.[3]
Thứ hai, Cha mẹ không làm chủ được cảm xúc dẫn đến thất bại trong việc chấp
nhận sự biểu lộ cảm xúc của con cái. Điều này có nghĩa là cha mẹ thường không
kiềm chế tốt cảm xúc tiêu cực của bản thân đối với công việc hay trong mối quan
hệ gia đình.
Chẳng hạn như thường cãi nhau, tức giận, đập phá đồ đạc mỗi khi tức
giận…Thậm chí có nhiều ông chồng còn đánh đập vợ trước mặt con. Chính
những điều đã ăn sâu vào trong tâm thức của trẻ theo năm tháng. Đến một lúc
nào đó những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ lại tái hiện trên chính con trẻ làm ,
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

17


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

chúng có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, đánh bạn… mà cha mẹ
không còn dạy trẻ được nữa vì đó chính là những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ.
Chẳng hạn như việc Hào Anh đuổi mẹ và dượng ra khỏi nhà chỉ vì xin tiền đi chơi
không được mẹ cho, khiến nhiều người quan tâm. Hào Anh là cái tên được xã hội
quan tâm 4 năm trước, tháng 4/2010, khi em bị gia đình chủ trại tôm giống - nơi em
làm việc, bạo hành bằng những màn tra tấn dã man như thời trung cổ. Cậu bé 14

tuổi khi đó bị người ta lấy bàn ủi nóng ấn vào người, dùng kìm bẻ răng, dùng cây
đánh, bị trói và phơi giữa nắng, lấy thanh sắt nung nóng dí vào bộ phận sinh dục...
Hào Anh sau đó được điều trị các vết thương trên cơ thể và nhiều nhà hảo tâm đã
quyên tiền giúp đỡ em.
Sau khi ra viện, Hào Anh được đưa vào trung tâm bảo trợ, học văn hóa. Năm 16
tuổi, cậu bé muốn được tự do nên đã xin về với gia đình, theo bố dượng học nghề
mộc. Tròn 18 tuổi, cậu trai mới lớn được trao cho số tiền từ thiện 800 triệu đồng thời
gian qua được Sở Lao động quản lý giúp. Có tiền trong tay, chàng trai trẻ đã
không chuyên tâm học và làm ăn mà sa đà vào các trò game, vui chơi cùng
chúng bạn. Mới
đây, Hào Anh đập phá đồ đạc, chửi bới mẹ và cha dượng rồi
mang quần áo của hai người ném ra sân, đuổi họ ra khỏi nhà. Cậu bé đã xin lỗi bố
mẹ, nhưng hành vi của em vẫn được cộng đồng nhớ mãi.
Theo thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Hà Nội) cho
biết, thực tế những đứa trẻ từng bị bạo hành thể xác, khi lớn lên rất dễ có xu
hướng bạo lực. Người ta từng nghiên cứu những trường hợp người lớn gây bạo
hành và phát hiện 90% trong số họ từng bị trừng phạt về thân thể khi còn nhỏ.
Theo nhà tâm lý, không phải ai bị bạo hành lớn lên cũng sẽ hung bạo. Tương tự,
tính cách bạo lực tổng hợp từ nhiều yếu tố mà thành chứ không chỉ duy nhất do
từng trải qua cảm giác bị bạo hành. Trẻ được cha mẹ nuông chiều thái quá, ra xã
hội cũng muốn làm trung tâm, khi không được thì dễ nổi xung. Trẻ bị thiếu thốn kéo
dài cũng dễ hung tính. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với phim ảnh, đồ chơi bạo lực
cũng dễ bắt chước. Trẻ có những bức xúc nhưng thiếu kỹ năng giải quyết mâu
thuẫn cũng có thể dùng tới bạo lực làm phương tiện...[4]
Thứ ba, thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển cần thiết của trẻ. Điều này
có nghĩa là những người nuôi dưỡng đáp ứng thừa hoặc thiếu những yếu tố cần
thiết trong sự phát triển của trẻ. Thậm chí nhiều trường hợp còn đáp ứng sai nhu
cầu phát triển cần thiết của trẻ. Chẳng hạn như trẻ trong giai đoạn vận động thô
thì các bậc phụ huynh lại đua nhau cho con vận động tinh, cụ thể là hoạt động
rèn chữ đẹp ở học sinh tiểu học. Chính điều này làm sai đi tiến trình phát triển tâm

lí của trẻ.
Thứ tư, lạm dụng, sỉ nhục về vật chất, sinh lí, cảm xúc và tinh thần. Khái niệm lạm
dụng trẻ em vẫn bị ảnh hưởng bởi lễ giáo phong kiến và phong tục truyền thống
nên việc mắng nhiếc, sỉ nhục, dùng hình phạt về thân thể và tinh thần để giáo dục
trẻ được coi là đương nhiên và không bị cộng đồng lên án. Các hình thức bỏ mặc,
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

18


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

ép buộc, lạm dụng về tâm lý, cảm xúc thường bị né tránh và coi đó là chuyện
riêng của mỗi gia đình. Quản lý con cái bằng các biện pháp phi sư phạm như
đánh đập, đọc trộm nhật ký của con không hề được coi là lạm dụng. Các hình
thức trên thậm chí còn được coi là cách chăm sóc đặc biệt để trẻ tránh các tệ
nạn xã hội. Với nhận thức như vậy, những ứng xử của cộng đồng chống lại việc
lạm dụng, ngược đãi trẻ em rất yếu ớt. Trên thực tế, có nhiều người cho rằng bản
thân trẻ không có quyền được phán xét hành vi của người lớn, đặc biệt là những
người ruột thịt trong gia đình. Họ cho rằng, nếu chiều theo ý thích của trẻ thì không
dạy dỗ gì được; trẻ em phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ vì bố mẹ chỉ muốn tốt cho
các con; những hành động của người lớn dù đối xử có quá đi nữa nhưng mục
đích tốt thì vẫn không là lạm dụng… Ý kiến đánh giá hành vi lạm dụng hay không
phải dựa vào mục đích của người lớn được rất nhiều người lớn tán đồng. Và như
vậy, khái niệm lạm dụng trẻ em phụ thuộc vào mục đích của người gây ra hành
động chứ không phải là phụ thuộc vào những tác hại mà trẻ em phải hứng chịu.
Từ nhận thức như vậy, trẻ em khó có thể được đối xử công bằng và tổn hại do thực
hiện mục đích của người lớn gây ra với thế hệ tương lai là thường trực.

Ngày 20/8, ông Trần Nguyên Lập, Trưởng phòng GD&ĐT TP Nha Trang (tỉnh Khánh
Hòa) cho biết, ông sẽ cho kiểm tra toàn bộ sự việc liên quan phản ánh của bà
Nguyễn Khánh Tường Vy (ngụ TP Nha Trang) kiến nghị xử lý sai phạm của cô Theo
bà Vy, con gái bà là Loan, học sinh lớp 8 Trường THCS Trần Quốc Toản, bị cô Ny có
thái độ phân biệt đối xử như hay dò bài, chửi mắng, kiểm tra khi đi học muộn.
Thậm chí, cô còn tát tai, hù doạ, gọi con bà là đồ khùng điên và đưa bé ra chế
nhạo, làm trò cười cho cả lớp.Lê Văn Ý Ny, giáo viên dạy văn ở Trường THCS Trần
Quốc Toản (TP Nha Trang). Tại biên bản họp xử lý khiếu nại của Trường THCS Trần
Quốc Toản, cô Ny thừa nhận có những sai phạm gồm: đánh và sỉ nhục học sinh
cho các bạn trong lớp sỉ nhục theo sau lời nói; đánh em L. 5 bạt tai trong giờ học
thêm, liên tiếp đánh trong giờ lên lớp và học thêm…[5]
Thứ năm, dùng con cái để thực hiện nhu cầu của mình. Điều này có nghĩa là cha
mẹ không quan tâm đến nhu cầu của con cái mà bắt chúng phải phục vụ chính
nhu cầu của bản thân mình. Chẳng hạn như việc các bậc phu huynh đua nhau
cho con đi học thêm từ sáng đến tối. Vô tình cướp đi tuổi thơ của các em. Trong
khi đó, các bậc phụ huynh thỏa mãn được nhu cầu để con mình học không thua
kém các bạn trong lớp.
Tôi gặp chị N., một phụ huynh đến đón con, hỏi kinh nghiệm thì được biết, ròng rã
gần 4 năm, từ lớp lá đến nay, con trai của chị giờ là HS lớp 3 Trường tiểu học Trần
Hưng Đạo (Q.1) đều học 3 buổi/tuần tại đây. Chị N. kể: “Cứ sau giờ học ở trường,
về nhà tắm rửa, ăn đại miếng gì đó rồi tôi dẫn bé qua đây học. Chuẩn bị thi học
kỳ nên 2 tuần trước ngày thi, ngày nào cũng đến học để các cô ôn bài cho”. Nghĩ
đến cảnh cả ngày học ở trường rồi kéo dài đến tối ở lớp học thêm, tôi bèn quay
sang giả bộ hỏi con gái mình: “Con có học nổi không?, và thăm dò con của chị
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

19


Tâm Lý Học Gia Đình


TS. Ngô Xuân Điệp

N: “Học cả ngày có mệt lắm không con?”. Cậu bé trả lời: “Con mệt lắm, học thêm
không nổi đâu”. Chị
N: Vội nói thay: “Mệt gì mà mệt”. Khi tôi hỏi: “Tiểu học cấm học thêm mà sao chị cho
bé đi học nhiều thế?, chị N. trả lời: “Không học sao “đu” nổi theo con người ta”.[6]
Thứ sáu, giấu kín và phủ nhận những bí mật đáng xấu hổ với người ngoài nên con
cái phải che giấu các bí mật đó để giử cân bằng gia đình. Những đứa trẻ sẽ cảm
thấy tủi hổ khi phải che giấu những điều xấu hổ của gia đình chúng để giử cân
bằng gia đình.
Thứ bảy, không cho con cái đầy đủ thời gian, sự quan tâm và chỉ bảo.
Trong nhiều gia đình, thường chỉ có những ngày cuối tuần là có chút thời gian cho
các thành viên gia đình được quấn quít với nhau và các ông bố, bà mẹ mới rảnh
rang được một chút, nhưng cái bệnh ngủ bù, ngủ nướng, rồi đưa con đi học thêm,
loay hoay làm việc nhà cũng lại cắt nát quỹ thời gian để cha mẹ quan tâm, gần
gũi tâm tình cùng con cái. Chi Thu Hoa (Đài Tiếng nói Viêt Nam) bộc bạch: Nếu
người mẹ không quan tâm tới con sẽ không biết tranh thủ mọi lúc để được bên
con, trò chuyện cùng con.
Trong một buổi tọa đàm mang tên “Bán cho con một giờ của bố mẹ”, nhà văn
Hoàng Anh Tú (anh Chánh Văn - báo Hoa học trò) thừa nhận một “thực trạng
đáng buồn” hiện nay là có đến 20% các ông bố hoàn toàn không dành chút thời
gian nào cho việc chăm sóc con cái vì lo toan kiếm sống (theo báo cáo của
UNICEF).
Cô giáo Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam, cho biết: Nhiều bố mẹ
tâm sự rằng thực sự họ quá bận rộn với công việc và áp lực của việc kiếm tiền nên
rất thiếu thốn thời gian dành cho con.
Từ kinh nghiệm của bản thân, chị Điệp gợi ý, các bố mẹ hãy tận dụng thời gian
được chơi với con, nếu biết tích hợp các hoạt động thì sẽ tìm ra thời gian dành
cho con.

Chị Điệp phân tích: Tất cả những trải nghiệm của người lớn khác hoàn toàn với
những trải nghiệm của đứa trẻ. Chúng ta không thể áp đặt điều mình cho là phiền
nhiễu lên đứa trẻ.
Sự bực bội vì phải dọn dẹp, giải quyết những thứ bày bừa, tung tóe, bãi chiến
trường sẽ không còn nếu người mẹ sẵn sàng dùng những học liệu thực tế để dạy
con. Khi tham gia cùng bố mẹ với sự thích thú học mà chơi, đứa trẻ không chỉ phát
triển tư duy mà còn được phát triển ngôn ngữ.[7]
Có trò chuyện cùng con mình mới hiểu được tâm tư, tình cảm của chúng, từ đó
có định hướng suy nghĩ theo hướng tích cực cho con được.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

20


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Nếu không nhận được sự quan tâm đầy đủ, những trẻ thụ động sẽ ngày càng
nhút nhát, ngược lại, những trẻ cục tính trở nên thô lỗ, ưa bạo lực, khó uốn nắn.
4.2.2 Tủi hổ vì giáo dục độc hại
Theo Alice Miller: Giáo dục độc hại là một dạng nuôi dạy con cái xâm phạm
quyền trẻ em. Giáo dục độc hại đề cao sự phục tùng là giá trị cao nhất: tính
trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ, máy móc và kiểm soát cảm xúc.
Trẻ con được xem là ngoan khi chúng suy nghĩ và cư xử theo cách chúng được
dạy. Trẻ con được xem là có đạo đức khi chúng nghe lời, quan tâm đến người
khác. Đứa trẻ càng tuân lệnh càng là một đứa trẻ ngoan, giỏi. Người lớn là
chủ, trẻ em bị phụ thuộc. Người lớn có quyền quyết định tối cao cái gì là đúng
hoặc sai. Trẻ con phải phục tùng càng sớm càng tốt, để đứa trẻ sẽ không thể
nhận ra và chỉ ra sai trái của người lớn.[7]

4.2.3. Những niềm tin sai lệch
Cảm giác kính trọng sinh ra tình yêu. Thật ra, chính xác là kính trọng và tình yêu
luôn đi song hành với nhau. Tức là có tình yêu thương thì mới có kính trọng nhau
và khi kính trọng nhau thì họ đã thấy yêu thương nhau. Điều này ý nói rằng kính
trọng không phải sinh ra từ tình yêu mà hai phạm trù này có mối quan hệ tương
hổ với nhau.
Trong bất cứ liên hệ nào cũng cần có sự kính trọng. Bên này luôn thấy được giá
trị của bên kia và bên kia luôn thấy được giá trị của bên này thì liên hệ đó sẽ
giữ được thế cân đối và bền vững. Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong
những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế, địa vị… Tuy nó có thể đem
tới sự điều hợp trong chừng mực nào đó, nhưng lại không có tính chất nuôi
dưỡng cho nhau. Một sự kính trọng phải xuất phát từ sự công nhận và nể phục
của đối phương thì mới đích thực là sự kính trọng chân thành, nó có khả năng
làm cho đôi bên có thêm niềm tin và dễ dàng gắn bó sâu sắc nếu muốn tiến
xa hơn trong liên hệ tình cảm.[8]
Sự phản đối có thể tiêu diệt bằng cách ngăn cấm nó. Đó không phải là cách
để hướng trẻ đến điều đúng mà đôi khi nó còn phản tác dụng. Có thể chúng
sẽ không phản đối khi bị ngăn cấm nhưng sự phản đối đó vẫn còn trong lòng
trẻ. Hơn nữa, khi triệt tiêu sự phản đối của trẻ có thể làm trẻ mất sự tự tin, chủ
động trong cuộc sống.
Cha mẹ đáng được tôn trọng vì họ là cha mẹ. Đây là một niềm tin sai lệch về
sự tôn trọng của con cái đối với cha mẹ. Con cái tôn trọng cha mẹ vì những
hành vi, thái độ… của cha mẹ làm con cái tôn trọng chứ không phải vì họ là
cha mẹ chúng. Nếu nghĩ vì họ là cha mẹ mà phải tôn trọng dù họ đã làm gì và
hành xử ra sao thì đứa trẻ trong gia đình đó sẽ sống trong sự tủi hổ.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

21



Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Trẻ con không đáng được tôn trọng, đơn giản vì chúng là trẻ con.
Còn rất rất nhiều những điều nhỏ nhặt, và gom góp lại chúng trở thành một
vấn đề vô cùng lớn. Có rất nhiều điều mà trước đây có lẽ tôi cũng đã từng làm
giống như mọi người khác với những đứa trẻ, nhưng giờ đây sau khi suy nghĩ và
thay đổi tôi đã quyết định không bao giờ làm như vậy với bọn trẻ. Trẻ em cũng
là những con người - chỉ là chúng nhỏ bé - bọn trẻ xứng đáng được tôn trọng
và thừa nhận không thua kém bất cứ một người lớn nào. Chúng ta muốn
những đứa trẻ khi lớn lên trở thành những con người tự lập – những cá thể tự
chủ và hiểu rõ về giá trị của bản thân mình, vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta
cần phải cho trẻ có cảm nhận về sự tự lập và tự tin cũng như sự tôn trọng.
'Nếu tôi được phép tạo ra một quy định để sống và làm việc với bọn trẻ, có lẽ
quy định đó sẽ là: Trước khi nói hoặc làm gì đó với một đứa trẻ, hãy suy nghĩ liệu
bạn có thể làm giống như thế đối với những người lớn hoàn toàn tốt đẹp khác
hay không?' - John Holt[9]
Sự vâng lời sẽ khiến trẻ mạnh mẽ.
Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh, những đứa trẻ bướng bỉnh thường
thông minh, thành công và giàu có hơn. Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành
trên 700 trẻ em từ thời điểm 8 tuổi đến khi bước vào độ tuổi 40. Đây có lẽ là
nghiên cứu có khoảng thời gian kéo dài nhất trong lĩnh vực này.
Mục đích của nghiên cứu là lý giải mối quan hệ giữa thái độ và cách hành xử
của trẻ khi còn đi học và thành công sau khi đã trưởng thành. Những người
tham gia vào nghiên cứu được theo dõi các đặc điểm tính cách như tính bi
quan, sự ngoan cố, tính bướng bỉnh.
Kết quả cho thấy, nhóm người có mức lương cao nhất là những người khi còn
nhỏ rất ngang bướng và không chịu nghe lời. Những đứa trẻ đó thường hiếm
khi tuân theo luật chơi hoặc làm theo những gì được bảo.

Vì vậy, nếu việc buộc con phải đi giày vào trước khi rời khỏi nhà là việc khó
khăn nhất thế giới với bạn, thì xin đừng lo lắng. Con bạn có thể sẽ đền đáp lại
bạn vào một ngày không xa.
Kết quả nghiên cứu này đã công bố trên tạp chí Time và nhận được nhiều ý
kiến bình luận. Theo lý giải của biên tập viên tờ báo danh tiếng này, những trẻ
em không sẵn sàng làm theo điều gì đó mà chúng không muốn sẽ khó an phận
thủ thường với một công việc ít thử thách và đãi ngộ khi trưởng thành.
Ở lớp, những đứa trẻ này luôn thể hiện tính cạnh tranh. Trong các cuộc phỏng
vấn tuyển dụng và thỏa thuận về lương, họ có xu hướng đấu tranh vì quyền lợi
của mình hơn là chấp nhận mức lương được đề xuất. Về cơ bản, trẻ có ý chí
mạnh mẽ cũng sẽ lớn lên trở thành người mạnh mẽ và quyết đoán.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

22


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

Vậy làm thế nào để các bậc cha mẹ biết được con mình là một đứa trẻ mạnh
mẽ? Theo một bài báo khác trên Time, những đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ sẽ
phản ứng một cách quyết liệt. Chúng sẽ chiến đấu đến cùng cho lập luận của
mình, ngay cả khi nó vô lý. Chúng sẽ theo đuổi thứ mình muốn bằng mọi giá.
Một số bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng, trẻ có ý chí mạnh mẽ thường
không chịu thua trước sức ép từ bạn bè đồng trang lứa. Và nếu chúng đi đúng
hướng, chúng có thể trở thành những người thành công nhất trong thế hệ của
mình. Là cha mẹ, nếu bạn có thể giúp con luôn có động lực, chúng cũng sẽ
trở thành những người lãnh đạo tràn đầy cảm hứng đối với cộng đồng.
Nghiên cứu trên đã đưa ra được kết luận khá xác đáng cho mối quan hệ giữa

sự bướng bỉnh và thành công trong tương lai của trẻ. Và nếu những lý giải có
chưa được toàn vẹn thì việc nghi ngờ cũng đâu ích gì? Bởi chỉ cần bạn biết
rằng con mình là một đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ, bạn chắc chắn đang ở vị trí
tốt để nuôi dưỡng một người thành công.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên không tập trung phân tích con đường sự nghiệp,
những quyết định cuộc đời hay những lựa chọn của trẻ trong cuộc đời. Nó chỉ
đơn giản là xem xét điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
Rất có thể những đứa trẻ ương bướng đều trở thành kẻ thất bại vì chúng không
bao giờ chịu khuất phục. Cũng có thể những đứa trẻ này sẵn sàng thăng tiến
sự nghiệp của riêng mình bằng cách chà đạp lên đồng nghiệp.
Tất nhiên, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Điều quan trọng duy nhất mà
chúng ta biết chắc chắn: tính cách cá nhân là chỉ số dự đoán thành công tài
chính trong tương lai của trẻ tốt hơn nhiều so với IQ hay trí thông minh.[10]
Mức tự trọng quá cao sẽ có hại.
Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin
vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến
bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan
trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại
để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung
hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và
thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời.
Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một
cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết
rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân
mà không cần điều kiện.
Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của trẻ là sai lầm.
Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phân biệt đâu là nhu cầu, đâu là đòi hỏi của con.
Nhu cầu là thứ không có thì con sẽ mệt, đói, hoặc gặp nguy hiểm. Đòi hỏi là
những thứ mà con không có cũng không sao. Khi con có nhu cầu, cha mẹ

1466160019 | Nguyễn Trường Hải

23


Tâm Lý Học Gia Đình

TS. Ngô Xuân Điệp

đương nhiên phải đáp ứng. Tuy nhiên, khi đáp ứng nhu cầu, cha mẹ không cần
thêm câu cảm thán nào về chuyện này bởi đứa trẻ không hiểu được lời cha mẹ
nói nhưng sẽ cảm nhận được sự yếu lòng của cha mẹ về tình trạng của nó.
Nắm được điểm này, khi lớn hơn một chút, đứa trẻ sẽ nghĩ ra trò để gây sự với
cha mẹ. Nghiêm khắc và lạnh lung với trẻ là cho trẻ một hành trang tốt vào đời.
Nhiều người tin rằng, dạy con nghiêm khắc giúp chúng có thể tự lập và đủ khả
năng chăm sóc bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các quy định quá
nghiêm khắc sẽ khiến trẻ nghĩ rằng mình không được yêu thương, thậm chí sẽ
tìm cách để thoát khỏi vòng kiểm soát của bố mẹ.
Nghiêm khắc là cần thiết nhưng cha mẹ đừng để nó trở thành khắt khe, các
luật lệ và quy tắc không phải là cách duy nhất giúp con cái trưởng thành trong
tương lai.
Giả vờ biết ơn thì tốt hơn là sự vô ơn thật sự.
Lòng biết ơn là lời cảm ơn phát xuất từ lòng chân thành, trân trọng những gì ta
có, ngay cả những niềm vui nhỏ bé; và là lòng cảm tạ với tất cả những gì ta
được nhận. Cách cư sử quan trọng hơn bản chất thật của bạn. Cha mẹ không
thể nào sống được khi bị xúc phạm. Nhu cầu thể xác là thứ gì đó rất dơ bẩn và
kinh tởm. Đây là một trong những niềm tin sai lệch, bởi lẽ nhu cầu thể xác là
nhu cầu bản năng của mỗi con người. Nó hoàn toàn bình thường trong xã hội
loài người.
Aristoteles là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của

Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế đã cho rằng con người có hai loại
nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn
nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu
thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra còn tồn tại nhiều
kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.[11]
Những cảm xúc mạnh mẽ sẽ có hại.
Cha mẹ là người không phạm lỗi và không bị suy xét.
Cha mẹ luôn đúng.
Trong những cuộc “tranh luận” như thế, người yếu thế luôn là chúng ta bởi một
thứ ràng buộc gọi là lòng kính trọng. Có một thực trạng khá phổ biến thế này,
khi chúng ta sai, bố mẹ phân tích, chúng ta hiểu và tiếp thu nó; nhưng khi bố
mẹ sai, chúng ta đúng thì chúng ta lại chẳng được cái quyền để phân trần,
giải thích cho bố mẹ hiểu. Không phải bố mẹ chúng ta luôn đúng, bởi họ cũng
là con người, nhưng chắc chắn rằng, bố mẹ chúng ta luôn sai nếu họ không
nhìn vấn đề một cách hiện đại hơn. Bên cạnh đó, có một thực trạng nữa là, khi
bố mẹ chúng ta sai, họ thường sẽ không nhận sai mà luôn áp đặt chúng ta
theo một khuôn mẫu như bố mẹ.
1466160019 | Nguyễn Trường Hải

24


×