Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đánh giá thực trạng bạo hành tâm lý trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.03 KB, 20 trang )

Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay bạo lực gia đình ngày càng gia tăng và phúc tạp trong. Bạo
hành gia đình không chỉ là hành vi bạo lực về mặt thể xác mà nó còn là bạo
lực về mặt tinh thần, bạo lực tinh thần còn gây ra những tổn thương nghiêm
trọng hơn về mặt thể xác. Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng yếu thế và nhạy
cảm nhất trong gia đình và cũng chính là nạn nhân chính của bạo hành gia
đình. Bạo hành tâm lý tác động trực tiếp đến hành vi và sự hình thành nhân
cách trẻ, sự nhìn nhận về giới, cuộc sống của những người bị bạo hành ngột
ngạt không lối thoát và rất có thể dẫn tới hành vi tự tử.
Là sinh viên ngành công tác xã hội, Em thực sự cảm thấy có trách nhiệm
trong việc giúp đỡ hỗ trợ các nạn nhân bị bạo hành, Chuyên đề: “Đánh giá
thực trạng bạo hành tâm lý trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em” mà em
nghiên cứu là bức tranh thu nhỏ về thực trạng bạo hành tâm lý ở trên Thế giới
và ở Việt Nam.
Chuyên đề gồm có 3 phần chính sau:
Phần 1- Thực trạng bạo hành tâm lý trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em
trên thế giới
Phần 2- Thực trạng bạo hành tâm lý trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em
tại Việt Nam.
Phần 3- Một số khuyến nghị
Chuyên đề được hình thành dựa trên cơ sở em thu thập thông tin chủ
yếu của nhà điều tra, thống kê xã hội học, các cơ quan, sự đánh giá, nhìn
nhận vấn đề, những chia sẻ của các chuyên gia tâm lý, xã hội học và là lần
đầu tiên em nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dầu em đã nghiên rất nhiều tài
liệu nhưng không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của T.s Bùi Thị Xuân Mai và các bạn sinh viên để bài viết chuyên đề
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
________________________________________________________________________


Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
1
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
I. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH TÂM LÝ TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN THỂ GIỚI:
1. Bạo hành tâm lý đối với phụ nữ:
Một thực tế chung đó là chưa có một khu vực, một quốc gia nào, một nền
văn hoá nào đảm bảo rằng không xảy ra nạn bạo hành gia đình. Việc bạo
hành gia đình xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, đối tượng gây ra ở bất
cứ lứa tuổi nào thuộc mọi tầng lớp. Và đa số những người được hỏi đề cho
rằng, chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu thành bạo lực do tính chất nghiêm
trọng của nó, còn những hình thức về bạo lực tinh thần mặc dù khá phổ biến
song lại ít được nhìn nhận vì nó là bạo lực không nhìn thấy được. Hậu quả
của nạn bạo lực tâm lý còn khủng khiếp hơn nhiều so với bạo lực về thể chất,
nó gây ra hậu quả lớn đối với sức khoẻ về tinh thần, những chấn thương tâm
lý, tình cảm, lo lắng, rối loạn hoảng loạn không chỉ trong chốc lát mà còn có
thể kéo dài trong suốt cuộc đời.
Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới về vấn đề bạo hành gia đình
thì có từ 20-75% phải gánh chịu ít hay nhiều các hành động lạm dụng về tinh
thần.
Tại Pháp: Điều tra mới đây cũng cho thấy tỉ lệ phụ nữ chống ngược đãi là
2.5% tức khoảng 1.5 triệu người. Theo "Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia
Pháp" nhận định :"Chỉ riêng tại Paris, kinh đô ánh sáng của văn minh nhân
loại, 60 phụ nữ bị chống hay người tính đánh, giết mỗi năm". Trên cả nước
Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần.
Một cuộc điều tra, khảo sát ở những quốc gia có sử dụng tiếng Pháp về
"bạo hành tâm klí với phụ nữ" cho thấy : 35% phụ nữ phải hứng chịu áp lực
về tâm lí do người chồng gây ra. Những áp lực này bao gồm hành vi cố tình
kiểm soát, mọi hành động của người khá, áp đặt quyền lực hay thái độ phỉ

báng, coi thường phụ nữ. 4% phải hứng chịu bị hành hạ về tinh thần hoặc
dùng lời xỉ nhục, đe doạ.
( Nguồn: United Nations 2005 Human Rights : women and violence )
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
2
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
Tại Đức: Một nghiên cứu gần đây cho thấy 42% người được hỏi phải
chịu những hành động la hét, mắng chửi, vu khống, nói xấu, đe doạ, làm bẽ
mặt hay khủng bố về tinh thần.

* Một số quốc gia khác:
Cũng theo nghiên cứu sâu của Văn phòng Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, bạo
lực về tâm lí hay tình cảm do người bạn tình gây ra cũng là hình thức phổ
biến. Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực về tâm lí dao động từ 10% ở Ai Cập đến 51% ở
Chi Lê.(http: //thongtinphapluatdansu. wordprees.com)
Một cuộc nghiên cứu trên cở sở dân số ở Chi Lê, Ai Cập, ấn Độ,
Philippin của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rằng bạo hành vi tinh thần dao
động từ 10.5% (Ai Cập) đến 60.7% (ở Chi Lê).
Theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): ở Pê ru,
1/3 số phụ nữ phải đến phòng cấp cứu là nạn nhân của bạo hành gia đình
gây ra chiếm 6%. Các bác sĩ cho biết, số nữ bệnh nhân phải điều trị các bệnh
về tâm thần là nạn nhân của bạo hành nhiều gấp 4-5 lần số phụ nữ bình
thường và các gia đình xảy ra nạn bạo hành cần đến bác sĩ nhiều gấo 8 lần
so với các gia đình bình thường.
2- Bạo hành tâm lý đối với trẻ em:
Chưa có một nguồn số liệu chính xác và đáng tin cậy nào ở các nước
chỉ ra thực trạng này. Tuy nhiên, những ảnh hưởng về mặt tâm lí, tinh thần,
tình cảm đối với trẻ là một sự thật không thể phủ nhận. Dù rằng đó là hình

thức bạo hành trực tiếp (đánh đập, chửi bới, trách phạt ) hay bắt chúng phải
chứng kiến cảnh bạo hành cảu cha mẹ thì cũng ảnh hưởng nhất định đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Ví dụ ở nước Mỹ: có tới 80% phạm nhân lớn lên trong gia đình có bạo lực;
63% phạm nhân giết người là kẻ đã đánh đập mẹ; 50% các cô gái bị chồng
đánh là lặp lại số phận giống như mẹ. (Theo DeeLR Graham with Edna I
Raulings and Robenta KRigsby, NewYork University press, 1994)
Theo nghiên cứu của tổ chức Action Aid: 91% các vụ li hôn (do bạo hành gia
đình) ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
3
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
Một chuyên gia tâm lí nhận xét: "Li dị sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của con
cái ư? thế có bao giờ bạn biết rằng những trận cãi vã, những lúc xào xáo
cũng ảnh hưởng đến đầu óc của trẻ thơi không kém. Có những đứa trẻ phạm
pháp, hành hung người khác vì chúng nhìn thấy cha chúng đánh mẹ chúng
thường xuyên. Nhìn mẹ bị cha đánh mà mình không làm gì được cũng là một
nỗi khổ tâm mà những đứa con phải gánh chịu". (Nguồn: www.giadinh.net.vn).
Như vậy, bạo hành tâm lí đối với phụ nữ và trẻ em đã và đang trở thành
một vấn nạn lớn. Mặc dù, có sự khác biệt giữa các quốc gia song đối với nạn
nhân, nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, tình cảm của họ.
Đặc biệt, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ.
Tình trạng này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan chức năng, các nhà hoạch
định chính sách pháp luật ở mỗi quốc gia cần phải "mạnh tay" hơn nữa để
góp phần giảm bớt vấn nạn bạo hành gia đình nói chung và bạo hành tâm lí
với phụ nữ, trẻ em nói riêng.
II- THỰC TRẠNG BẠO HÀNH TÂM LÝ TRONG GIA ĐÌNH ĐÔÍ VỚI
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI VIỆT NAM:

1. Bạo hành tâm lý đối với phụ nữ:
Bạo hành gia đình nói chung và bạo lực tâm lý nói riêng là hậu quả nặng
nề của tư tưởng bất bình đẳng giới, cụ thể là trọgn nam khinh nữ, lối xử xự
gia trưởng tồn tại dai dẳng là nguyên nhân là nguyên nhân sâu sa của bạo
lực gia đình. Những người đàn ông cho rằng họ có quyền kiểm soát nữ giới
nên họ có quyền áp đặt chửi mắng. Từ trước đến nay nó vẫn bị coi nhẹ như
là việc riêng của gia đình mà ít được phơi bày ra trước công luận. Người
trong cuộc thì không nói ra, người ngoài thì cũng không biết, nạn nhân cứ âm
thầm chịu đựng, bởi vậy tất các các con số thống kê mà các nhà nghiên cứu
thu được chỉ mang tính chất tương đối, bởi só liệu chính thức còn khủng
khiếp hơn nhiều.
Theo báo cáo nghiên cứu khảo sát bạo lực gia đình tại các tỉnh, thành
phố năm 2006 của uỷ ban các vấn đề xã hội được quốc hội công bố tháng
3/2007 cho thấy: Trung bình mỗi gia đình có 2,3% hành vi bạo lực về mặt thể
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
4
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
chất, 25% gia đình có hành vi bạo lực về mặt tinh thần. Bạo lực tinh thần gây
những tổn thương sâu sắc và lâu dài nhất, nó ảnh hưởng đến đời sống tình
cảm và tâm lý nạn nhân.
Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới những hành vi bạo hành đó
là lối tư duy truyền thống của người VIệt Nam cho rằng: “ Chồng bát còn có
lúc xô”, nó đã trở thành lối mòn trong suy nghĩ của nhiều người khiến họ cảm
thấy việc mắng chủi vợ con là chuyện bình thường. Kết quả điều tra cho thấy
rằng số gia đình đang tồn tại 1 trong 3 hình thức bạo hành chiếm 21,2%,
trong đó hình thức mắng chửi diễn ra phổ biến hơn cả, với tỷ lệ chồng mắn
chửi vợ chiếm15,1% trong khi tỷ lệ vợ mắng chửi chồng là 8,5%. Điều đáng
chú ý là hình thức bạo lực này không chỉ diễn ra phổ biến hơn các hình thức

bạo lực khác mà nó còn diễn ra với tần suất trung bình là 2lần/tuần. (Theo
www.tretoday.net)
Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở các vùng thôn, người có trình độ
thấp thiếu hiểu biết mà ngay cả trong các khu vực đô thị, ở những người có
trình độ học vấn cao, có vị trí trong xã hội thường xuyên bị bạo lực, họ cũng
không muốn lên tiếng để tránh mất danh dự cho gia đình. Theo báo cáo mới
nhất của cuộc điều tra về gia đình Việt Nam do Bộ Văn hoá thể thao và du lịch
kết hợp với Unicef cho biết: QUa khảo sát 1000 gia đình Việt Nam thấy rằng
tỷ lệ có hành vi bạo hành gia đình ở 4 thành phố lớn là hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Thành phố HCM cao gấp 1,5 lần so với các vùng nông thôn. Và theo
thống kê của công ty ứng dụng tâm lý Hồn Việt, thì 6 tháng đầu năm 2007 có
82% trong tổng số 702 khách hàng nữ đến tư vấn là nạn nhân của bạo hành
gia đình, trong đó 87% là vợ doanh nhân, 97% là vợ của các nhà quản lý.
- Mắng chửi là hành vi bạo hành phổ biến nhất mà các ông chồng thường
sử dụng. Cũng theo Bộ văn hoá thể thao và du lịch kết hợp với Unicef công
bố ngày 26/06/2008 khi thực hiện cuộc điều tra trên 9300 hộ gia đình ở 64
Tỉnh thành phố trong cả nước, một vấn đề nổi cộm ở cuộc điều tra cho thấy
rằng có tới 26,2% người vợ cam chịu sự mắng chửi, im lặng, giận dỗi của
người chồng trong khi đó chỉ có tới 16,7% người chồng phản ứng tương tự.
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
5
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
mắng chửi là cách đẻ đàn ông thể hiện quyền lực.
Tân sự của chị M, 28T lấy chồng được 3 năm: “ Cuộc sống gia đình
như địa ngục với tôi, chồng tôi lúc nào cũng giận dữ. Từ ngày sống với anh ấy
tôi mất hết niềm tin, lúc nào cũng lơm lớp lo sợ. Ngay từ lúc ngủ dậy, nếu anh
áy quờ chân xuống đất mà không thấy đôi dép đâu là có chuyện ngay. Vào
buồng rửa mặt nếu thuốc đánh răng hết mà chưa kịp mua là tôi lại giật bắn

người vì tiếng hỏi gay gắt của chồng. Có lúc anh ấy hét vào mặt tôi một cách
đáng sợ: “ làm sao tôi có thể sống với một người như cô”. Đáp lại bao nhiêu
sự chăm sóc tận tuỵ của tôi anh ấy thường xuyên có thái độ bực bội cáu kỉnh.
Trong nhà tôi luôn có một vị chúa tể không bao giờ hài lòng với một kẻ nô lệ
như tôi không bao giờ được giải phóng.”
- Hành vi im lặng, bỏ lửng, phớt lờ, thờ ơ vô trách nhiệm.
Một trong những hành vi bạo hành tâm lý để lại hậu quả nạng nề nhất đó
chính là bạo hành bằng cách im lặng, bỏ lửng. Trong một nghiên cứu về bạo
hành hôn nhân công bố cuối năm 2004 của tiến sĩ Bùi Thu Hằng – Chuyên
viên cục trợ giúp pháp lý (Bộ tư pháp) cho rằng, bạo lực tâm lý tình cảm
người phối ngẫu (bạn đời) bằng cách bỏ lửng đang phổ biến trong nhiều gia
đình đô thị. Bỏ lửng theo định nghĩa của tiến sĩ Hằng là “không lời nói, không
hành động”, không đoái hoà gì đến vợ dù đang cùng sinh sống. Trong các
hành vi thuộc dạng cưỡng bức tâm lý, tình cảm thì hành vi “bỏ lửng” là đòn
đánh đau nhất, khó chống cự và gây hậu quả nặng nề nhất. Nhiều phụ nữ bị
chồng bỏ lửng đã ngộ nhận về bản thân, nghĩ mình đáng bị khinh dẻ và tìm
đến cái chết. Một số chị em đã giã từ cõi đời chỉ vì những xung đột thầm lặng.
Đáng lưu tâm đó là trong một xã hội hiện đại, khi con ngwoif pơhải chịu nhiều
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
6
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
sức ép hơn, lại ít muốn và ít có thời gian đối thoại, cưỡng bức tâm lý bằng bỏ
lửng được thể len lỏi vào hầu hết gia đình, trong khi đó nạn bạo hành này rất
khó phát hiện, do thường xảy ra trong gia đình có học vấn cao, thu nhập khá
ở đô thị, ít ai có thể bỏ sĩ diện để làm đơn kiện chồng mình. Bởi vậy theo
PGS-TS Lê Thị Quý- Giám đốc trung tâm giới và phát triển trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn thực hiện khảo sát về bạo hành tâm thần với
1000 người có trình độ Đại học và trên Đại học tại 3 thành phố lớn là Hà Nội,

Hải Phòng, TPHCM, tuy nhiên kết quả thu được không chính xác do các tri
thức ngại không muốn kể sự thật. Và hệ quả tất yếu của nạn bạo hành câm
rất dễ dẫn tới sự đổ vỡ gia đình.
Chung mâm nhưng không chung câu chuyện
“Tú Lam xinh đẹp và khéo léo là giám đốc công ty Hàn Quốc, chồng cô cũng
là giám đốc công ty liên doanh cứ tưởng hạnh phúc ngập tràn trong ngôi biệt
thự. Nhưng gần 8 năm chung sống điều Lam đau khổ nhất là mối quan hệ
với chồng. Mỗi lần không vừa lòng Lam là anh ta lại là một con người khác:
Không nói chuyện, không ăn cơm chung, không nhìn mặt vợ con! Mỗi lần giận
là “tịnh khấu” từ một tuần đến một tháng. Mình ủi quần áo cho anh ấy thì anh
ấy đem vứt vào sọt rác. Con mừng bố thì bị bố quát mắng. Cả ba mẹ con như
kẻ thù không đợi trời chung dưới một mái nhà” Lam kể trong nước mắt.
Không đối thoại được với chồng lam như muốn điên lên, càng kéo dài Lam
càng rơi vào trầm uất: “ chẳng thà anh ấy mắng chửi, giận quá thì cho minh
một bạt tai cũng được. miễn là đừng tra tấn mình bằng cách đó, mình ngột
ngạt trong chính tổ ấm của mình”
- Hành vi cấm đoán
Việc quản lý vợ giống như một tù nhân giam lỏng, cấm vợ mình tham gia
các hoạt động xã hội và hoạt động nghề nghiệp đã phản ánh sự thống quyền
một cách vô lý vi phạm nhân quyền con người. Bởi trong cuộc sống ai cũng
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
7
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
có quyền sống theo ý mình nên chuyện áp đặt nhiều khi đã trở thành xiềng
xích. Sự áp đặt của người chồng nhiều khi trở lên nặng nề đến mức thô thiển,
trắng trợn, tạo ra những áp lực tâm lý căng thẳng và nặng nề với vợ. Đối với
Ả Rập một quốc gia có một nền kinh tế dầu mỏ phát triển nhưng lại là nước
điển hình trong việc cấm đoán phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội. Thống

kê cho thấy 55% phụ nữ vương quốc này tốt nghiệp Đại học nhưng đều ở
nhà vì sự cấm đoán vô lý của chồng, chỉ có 5,5% trong tổng số 4,7 triệu phụ
nữ trong độ tuổi đi làm tìm được việc. (Theo www.vietbao.vn)
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của viện nghiên cứu phát triển xã hội thì
nạn nhân của bạo hành gia đình có tới 90% là nữ thì:
+ Gần 80% bị mắng chửi
+ Hơn 70% bị bỏ mặc
+ Gần 10% bị cấm đoán tham gia các hoạt động xã hội
(www.tintuconline.com.vn ngày 28/11/2006)
Nhiều người vợ đã phải hy sinh các mối quan hệ xã hội bên ngoài để ở nhà lo
tu trí cho gia đình theo mong muốn của chồng. Hầu hết các phụ nữ đều có ý
nghĩ là lấy chồng thì phải cam sự mọi chuyện, họ không biết đến vị thế của
người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội. Cuộc sống với những ông chồng
gia trưởng luôn là nỗi đe doạ lớn đối với hạnh phúc gia đình. Theo một cuộc
thăm dò trên wedside www.sucsongmoi.com.vn thì có đến 27% người nói
rằng họ có thể sống với một người chồng gia trưởng, 60% người nói rằng khó
có thể thay đổi, 8% cho rằng đó là bản tính khó đổi chỉ có căn răng chịu đựng
thôi. Theo chuyên viên tư vấn Hồ Thị Tuyết Mai: “ Thực trạng tính gia trưởng
hiện nay da dạng hơn trước. Do ảnh hưởng của trào lưu, lối sống hiện đại
làm cho tính gia trưởng trở lên khôc liệt hơn. Trước đây chỉ bạo hành về mặt
thể xác là chủ yếu nhưng bây giờ tính gia trưởng đó là thể hiện sự bạo hành
về mặt tinh thần. Tính gia trưởng thể hiện ở việc thích áp đặt vợ làm theo ý
muốn mình, quyết định mọi việc mà không thèm hỏi ý kiến của vợ.
Theo thống kê thu được của một đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên
Nguyễn Thị Hoàng Mai trường đại học Đà Nẵng về thực trạng và giải pháp về
bạo hành gia đình đối với phụ nữ tại Đà Nẵng thông qua điều tra mẫu 600
phụ nữ, 300 nam giới, 90 lãnh đạo quản lý ở Đà Nẵng năm 2007 cho thấy:
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
8

Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với bạo lực gia đình
Hành vi
Nghề nghiệp
Công nhân
viên chức
Lực lượng
vũ trang
Buôn bán,
dịch vụ
Lao động phổ
thông
Thất
nghiệp
Chửi mắng, nhục
mạ, xỉ vả
8 13 27 51 32
Cấm đoán tham gia
các hoạt động XH
9 12 21 31 22
Phớt lờ, thờ ơ, vô
trách nhiệm
10 12 23 34 18
- Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với bạo lực gia đình
Hành vi
Trình độ học vấn
Cấp 1-2 cấp 3 Trung cấp Cao đẳng - ĐH
Chửi mắng, nhục
mạ, xỉ vả

96 23 4 17
Cấm đoán tham gia
các hoạt động XH
61 12 5 28
Phớt lờ, thờ ơ, vô
trách nhiệm
65 16 6 18
Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy được mối quan hệ giữa bạo lực
tâm lý với trình độ nhận thức, nghề nghiệp. Trình độ nhận thức, nghề nghiệp
ảnh hưởng đến bạo lực tâm lý bạo lực tâm lý xuất hiện ở cả những người có
trình độ thấp lẫn trình độ cao.
Cũng theo trung tâm giám định pháp y thành phố Đà Nẵng, trong 4 năm
(2002 - 2005) có 1.680 phụ nữ và TE bị bạo hành đến giám định pháp y, trong
đó có 190 trường hợp bị chồng đánh (chiếm 13,31%). Theo báo cáo của Uỷ
ban Dân số, gia đình và TE thành phố Đà Nẵng, hiện nay nạn nhân của nạn
bạo hành trong gia đình có 90% là nữ giới. Trong số đó, 45% bị chồng đánh
đập, gần 80% bị sỉ nhục, đe doạ, hơn 70% bị bỏ mặc,không quan tâm, gần
10% bị chồng cấm đoán tham gia các hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng
bắt ép mang, phá
thai theo ý muốn.
Hành vi ghen tuông: Ghen tuông là một khía cạnh khác trong mối quan
hệ vợ chồng. Nếu tình yêu đem lại hạnh phúc thăng hoa, thì sự
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
9
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
ghen tuông vô cớ khiến người phụ nữ bị tổn thương ghe ghớm. Sự ghen
tuông có thể xuất phát do bệnh lý, hay thói đa nghi của người chồng, luôn
nghi ngờ vợ mình không chung thuỷ mặc dù anh không đưa ra được bằng

chứng nào thuyết phục, đồng thời còn có những hoang tưởng. Từ đó người
chồng luôn rình mò, tra khảo, tổ chức theo dõi, thuê người theo dõi, bắt vợ
phải nhận lỗi, phải thừa nhận rằng mình có ngoại tình mặc dù thực tế, hoàn
cảnh là không có như vậy.
Câu chuyện của Thắng và Minh là một VD Thắng yêu cầu: "Sáng anh đưa em
đi làm, chiều đón về. Nếu em phải đi tiếp khách anh sẽ chờ em ở ngoài. Làm
việc ở ngành văn hóa, nên Minh buộc phải tham dự các buổi hội họp, giao
lưu, tuyên truyền, cô phát điên vì chốc chốc Thắng lại điện thoại "kiểm tra",
nếu chậm nghe là bị qui kết "có vấn đề". Minh tâm sự: "Em mệt mỏi quá rồi.
Nhiều khi đang họp em vẫn phải trả lời điện thoại khiến mọi người nhìn mình
như người ngoài hành tinh. Khi em đi công tác, cứ tối đến là anh ấy thỉnh
thoảng lại bắt em nói thật to "không có thằng nào ở đây"; "em yêu anh lắm" vì
sợ em đang ở bên ai đó". Thắng quản lý rất chặt các khoản thu nhập của vợ,
mỗi lúc Minh định đi may quần áo là Thắng tìm cách ngăn cản: "Em là gái có
chồng, đẹp để ai ngắm". Thắng cũng yêu cầu vợ tuyệt đối không được dùng
dịch vụ nhắn tin bằng điện thoại di động vì cho rằng đó là "công cụ để che
giấu điều khuất tất, nếu đàng hoàng cứ điện thoại minh bạch, tiền cước anh
lo". Không chịu nổi tính khí của chồng Minh quyết định nộp đơn ra toà xin ly
hôn vì, “tôi không còn sức để chịu đựng sự ghen tuông bệnh hoạn của chồng
tôi. Tôi cầu xin toà cho tôi được ly hôn"
- Áp lực sinh con nối dõi:
Quan niệm có con trai để nối dõi , để tự hào với họ hàng, bạn bè đã tạo áp
lực không ít cho người vợ, đẩy nhiều gia đình vào bi kịch và tệ hại hơn là nó
làm tổn thương sâu sắc đến các bé gái trong các gia đình sinh con một bề.
Việc người chồng gây áp lực cho vợ sinh con trai có thể bắt đàu từ lúc kết
hôn cho đến khi sinh. Trường hợp của Lan và Quân yêu nhau 3 năm và
chuẩn bị cho lễ kết hôn. Ngay sau ngày cưới, ngay sau ngày cưới Quân nói “
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
10

Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
Chị Hai sinh con gái làm ba mẹ thất vọng lắm, mình phải ráng sinh con trai.
Thế là Quân áp dụng cho Lan một chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt.
Lan bị áp lực rất lớn và gọi điện đến chuyên viên tư vấn và nói rằng: “Trogn
đầu em lúc nào cũng lo sợ mình sinh con gái! Chắc có ngày em bị tẩu hoả
nhập ma mất.”
Nếu sinh con theo ý muốn được thì sẽ chẳng có những bi kịch gia đình
kể mãi không hết. Những câu chọc tức ác ý về “chỉ số đàn ông” hay “đám
trứng ung” càng khoét sâu vào sự mặc cảm và lỗi lo lắng phải sinh con trai
của những ngươì bị vướng vào trường hợp này. Không ít người chồgn đã đọc
nát sách hướng dẫn về sinh sản mà vẫn không tin mình không đủ sức đúc
được thằng con trai, và tất cả mọi lỗi làm đều cho mụ vợ không biết đẻ. Theo
đó người vợ bị dày vò đến hao mòn vì bị đe doạ phải chia sẻ chồng với người
khác khi chồng đe đi kiếm bà hai. Theo tiến sĩ Lê Thị Quý - Giám đốc trung
tâm nghiên cứu giới và phát triển: Khi làm việc trong nhóm dự thảo luật phòng
chống bạo hành gia đình chúng tôi đã đề nghị việc ép vợ đẻ con trai cũng vào
một tội danh bởi hiện tượng này là phổ biến và có chiều hướng gia tăng ở
nước ta. Có những người phụ nữ đẻ ròng rã đến 12 lần, vậy mà vẫn bị chồng
hăm doạ đi lấy vợ hai. Việc ép vợ sinh con trai không chỉ ảnh hưởng đến sức
khoẻ tinh thần của người phụ nữ mà nó còn đe doạ hạnh phúc gia đình trên
bờ vực thẳm. Và xót xa nhất những đứa trẻ không mang đúng giới tính bố mẹ
mong muốn phải gánh chịu sự ghẻ lạnh của gia đình.
- Sự bạo hành của các thành viên khác trong gia đình
Ngoài việc chịu sự bạo hành của chồng mình thì người vợ còn phải gánh
chịu sự bạo hành tâm lý của các thành viên khác trong gia đình như bố mẹ
chồng, anh em nhà chồng, mẹ chồng, dòng họ…và nó diễn ra dưới danh
nghĩa bảo vệ danh dự gia đình cho gia đình và vai trò của người phụ nữ bị hạ
thấp. Đã có rất nhiều phụ nữ đã bị rối nhiễu tâm lý, hay sự tan vỡ hôn nhân
mà nguyên nhân xuất phát không phải từ mối quan hệ vợ chồng mà áp lực từ

cha mẹ chồng. Đặc bịêt mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã trở thành áp lực
tâm lý lớn nhất đối với các cô dâu trước cungc như sau khi về nhà chồng. Đã
có rât nhiều phụ nữ đã phải điều trị tâm lý chỉ vì
không chịu nổi cách đối xử của mẹ chồng. Phòng
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
11
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
khám Tuna ( Phố Vọng – Hà Nội) đã tiếp nhận rất nhiều đối tượng đến tư vấn
tâm lý vì áp lực từ cha mẹ chồng. Chị Lã Linh Nga, phó trưởng phòng cho biết
phần lớn đó là những người phụ nữ có ý thức cao về giá trị bản thân nhưng vì
mẹ chồng quá ghê gớm. Việc thường xuyên bị coi thường, xúc phạm khiến
lòng tự trọng của họ bị tổn thương nặng nề, nhưng không hề thay đổi được
thực tại đó và đân dần dẫn đến khủng hoảng.
Hương ( 26 tuổi) phải điều trị tâm lý vì áp lực mẹ chồng . Nhà chàng quá giàu
có nên bố mẹ chồng xem cô như chuột sa chĩnh gạo và không ngừng nhắc
nhở con dâu về điều đó. Dù ở cơ quan khá bận, cô vẫn phải hoàn tất mọi việc
nhà, bắt đầu từ lúc 5h30 sáng với việc lau dọn cả tòa nhà 5 tầng rộng thênh
thang, bởi mẹ chồng dứt khoát không thuê ôsin. Cô làm bất cứ việc gì cũng bị
chê bai, miệt thị. "Tôi chẳng hiểu nổi vì sao nó lại lấy cô", là câu mà Hương
thường xuyên phải nghe. Công việc đòi hỏi làm thêm ngoài giờ nhưng hễ lúc
nào Hương về muộn là bị mắng. Cô làm ở nhà ban đêm cũng không xong vì
mẹ chồng bảo "phụ nữ về nhà là phải dành cho gia đình". Bà cũng thường
xuyên kể tội Hương với chồng, với bố mẹ đẻ cô và cả với khách khứa đến
chơi, rằng cô ngố và vụng, con nhà nghèo mà không biết làm Những người
khác trong gia đình chỉ bênh vực cô một cách yếu ớt.
Một số người thì lại phải chịu áp lực từ bố chồng: “Bố chồng tôi là một
người thủ cựu đến mức gàn dở và ông luôn cho mình là rất xuất chúng trong
mọi chuyện, từ thượng vàng đến hạ cám. Trong nhà chồng tôi tồn tại hai định

lý: một là trên đời này bố luôn đúng hai là nếu ai nghĩ bố có gì không đúng thì
xem lại điều một. Ông luôn ép chúng tôi vào một khuôn khổ tù túng đến nghẹt
thở. Ông nói với tôi vì tôi là con dâu nên tôi phải lo lắng hết mọi chuyện lễ tết,
giỗ chạp phúng viếng và tất nhiên ông yêu cầu tôi phải thực hiện chúng một
cách hoàn hảo. Nếu tôi có phạm một lỗi nào dù rất nhỏ đi chăng nữa thì cũng
bị ông nói là đồ vô tích sự. Ông nói vì tôi là chị dâu nên tôi phải làm các công
việc nấu cơm, rửa bát quét nhà thậm chí là cả dọn nhà vệ sinh thay cho các
em chồng tôi, mặc dù các em chồng tôi đứa lớn kém tôi có một tuổi, Tuy
nhiên ông luôn xét nét tôi, tìm từng lỗi nhỏ của tôi để giáo huấn. Tôi nguyền
rủa tại sao tôi lại làm con dâu ông, một lão già gàn dở mắc chứng hoang
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
12
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
tưởng. Tôi nghĩ ăn họ mà làm gì trong khi thực sự họ hàng rất xem thường
chúng tôi vì cái tính kẹt xỉ của mẹ chồng tôi và cái tính “quái thai” của bố
chồng tôi. Và ngay cả ông cũng đã cắt đứt mọi mối quan hệ với chính gia đình
anh trai mình và gây mâu thuẫn với nhiều gia đình khác trong dòng họ”
2. Bạo hành tâm lý đối với trẻ em:
Người ta thường nói trẻ em như một tờ giấy trắng, viết những nội dung gì
lên đó phụ thuộc vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Có rất nhiều người lứon
chúng ta vẫn thường mắng chửi hàng ngày và tưởng rằng rất đỗi bình thường
nhưng nhiều khi chính những câu nói của họ lại làm tổn thương tinh thần trẻ
và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình thành nhân cách trẻ.
- Quát mắng con:
Theo nghiên cứu mới công bố của tiến sĩ Mai Thị Kim Thanh (Khoa XHH-
ĐHKHXH&NV) có tiêu đề “Chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho trẻ em thông qua
quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Hà Nội hiện nay”. Khi con
cái mắc lỗi (theo nhìn nhận của Cha mẹ) thường bị chửi rủa, mắng át, không

giải thích hoặc doạ cho trẻ sợ. Trong các hình thức phạt dành cho trẻ thì: Tỷ
lệ cha mẹ mắng nhiếc chiếm 64,9% và con cái càng lớn thì lại càng có xu
hướng bị cha mẹ mắng chửi nhiều hơn:
- Đối với trẻ em dưới 11 tuổi thì tỷ lệ này chiếm: 58,2%
- Đối với trẻ từ 12-13 tuổi chiếm: 66,9%
- Đối với trẻ từ 14 – 15 tuổi chiếm: 72,2%
Cũng theo nghiên cứu điều tra của TS Thanh và đồng nghiệp tại các tỉnh
thành phố khu vực Nam trung bộ trở ra cho thấy có đến 45% số trẻ cho rằng
mình thường bị cha mẹ mắng oan.
Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc (Số 1 Tăng Bạt Hổ) cho biết khách
hàng là nữ sinh trung học đã gọi điện tới trung tâm để chia sẻ: “Nhiều lúc
cháu chỉ muốn bỏ nhà đi thật xa vì quá ghét bố mẹ. Ông bà ấy mở miệng ra là
mày- tao, đồ vô tích sự, ngu như lợn, cút đi cho khuất mắt tao…” Việc mắng
chửi trẻ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ. Khi bị la mắng
ở Nhà cũng như ở trường, Sơn (9T, bệnh nhân khoa tâm thần, bệnh vịên nhi)
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
13
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
cố tình ị ra quần, bôi phân lên tường và đạp vỡ chai bia làm vũ khí chống lại.
Sơn đã từng trả lời cô giáo về những hành động gây ra ở trường rằng: “Ai
bảo cứ thích mắng nên cứ thích làm như thế đấy.”
Theo Ts Mai Thị Kim Thanh sở dĩ nhiều trẻ (nhất là ở các đô thị) có
những phản ứng khó chấp nhận như vậy phần lớn là do cư xử "chưa ổn" của
bố mẹ và người thân trong gia đình. Trước những hành động, lời nói, ứng xử
thiếu tôn trọng của người lớn, trẻ bị những sang trấn tinh thần, luôn sống
trong tâm trạng bạo hành, dẫn đến hành vi chống đối. Cách cư xử hà khắc
của cha mẹ sẽ không chỉ đánh mất vai trò giảm sóc cho con mà còn khiến thui
chột tình cảm của trẻ.

Trong các hình phạt tinh thần, mắng nhiếc là hình thức phổ biến nhất. 75%
trẻ cho biết mới bị mắng nhiếc trong thời gian 3 ngày trước cuộc khảo sát. Bé
trai thường là đối tượng thích hợp hơn cho người lớn trừng phạt thân thể,
ngược lại bé gái là đối tượng chủ yếu của việc mắng nhiếc. Trẻ em người
Kinh có tỷ lệ bị mắng nhiếc cao hơn trẻ em dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thủ phạm gây ra những vụ trừng phạt nhiều nhất
chính là mẹ của trẻ. Khi ở nhà có tới 75% trẻ em khẳng định người phạt các
em là mẹ, 46% khẳng định là bố. Tỷ lệ mẹ mắng chửi trẻ em (66%) cũng cao
hơn bố (31%). Trẻ em ở thành thị bị mẹ mắng nhiều hơn trong khi đó trẻ em
nông thôn thường bị bố và ông bà, thày cô mắng nhiều hơn.
Những hình thức trừng phạt về thân thể và tinh thần trái với mong muốn của
người lớn thường không đem lại kết quả tích cực. Khi bị trừng phạt, 52% trẻ
cảm thấy buồn bã, 53% cảm thấy mình có lỗi nhưng chỉ có 13% cảm thấy ân
hận. Trong đó bé gái cảm thấy buồn hơn bé trai, 56% so với 42%, nhưng số
bé gái cảm thấy mình có tội và ân hận lại thấp hơn so với bé trai.( Thông tin
trên báo nông nghiệp Việt Nam)
Một trong những lý do cha mẹ hay sử dụng đến “võ miệng” là sự bất lực
trong cách giáo dục con cái. Hay “giận cá chém thớt” cuộc sống vất vả, căng
thẳng, sức ép công việc khiến cho đầu cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
14
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc cha mẹ đổ hết lên đầu con cái.
Hay do trước đây cha mẹ cũng bị cư xử như thế vì mỗi chúng ta đều mang
trong ký ức của mình “một bộ sưu tập “ những lời la mắng, “di tích’ của quá
khứ đôi khi chúng ta không ý thức được điều đó. Có người mẹ đã kể rằng: “
Thời nhỏ tôi thường bị cha mẹ mẵng là đồ ngu đần, lúc ấy tôi vô cùng tức
giận cha mẹ. Vậy mà nhiều lúc bây giờ, tôi cũng mắng chửi con đúng như

vậy. Tôi không thích điều đó, nhưng những lời nói đó cứ tuôn ra một cách tự
nhiên không nhịn được”
Vì bất lực, nóng giận không ít cha mẹ đã tuôn ra những lời nhục mạ, xúc
phạm con cái, họ tưởng như vậy là đang dạy con, song những lời độc địa
chua cay ấy có sức phá hoại ghê ghớm còn hơn cả đòn roi. Một bé gái 15 tuổi
viết: “Em không hiểu sao mẹ lại có thể nói với em những lời cay độc ấy. Giá
em có lỗi mẹ cứ đánh em, em còn thấy đỡ đau lòng hơn. Những lời xỉ vả của
mẹ khiến em cảm thấy em là một đứa ngu đần, vô tích sự chẳng làm được gì
chỉ làm khổ bố mẹ. Sau những lời chửi bới, em không thể tập trung vào việc
học tập được nữa. Có lúc em nghĩ mình chết đi chắc bố mẹ em mừng lắm…”
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Bộ văn hoá truyền thông và du lịch
kết hợp với Unicef công bố hôm 26/6 tại Hà Nội: Cha mẹ thường sử dụng
quyền lực của mình để gây áp lực cho con cái và điều chỉnh hành vi phù hợp
theo mong muốn và suy nghĩ của họ. Việc sử dụng quyền lực để quát mắng ,
trong đó trẻ em nam thường phải gánh chịu nhiều hơn các em gái, tỷ lệ trẻ
em bị quát mắng chiếm 41,8%.Và những hành vi này dù ở hình thức nào
cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến trẻ em. Có 85% trẻ được hỏi đều cảm
thấy buồn, lo lắng khi phải sống trong môi trường bạo lực, 20% trẻ cảm thấy
sợ hãi, 5,5% trẻ muốn bỏ nhà ra đi, 8,5% trẻ muốn xa lánh cha mẹ, 4,2% trẻ
không còn kính trọng cha mẹ nữa,
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
15
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
- Gò con theo ý muốn của cha mẹ, can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư
của các con: Xu hướng hiện nay đa phần các gia đình sinh ít con nên cha mẹ
thích gò con theo ý muốn của riêng mình. Điều này cũng tạo ra một áp lực
tâm lý đối vói trẻ, trẻ luôn sống thụ động, hạn chế sự phát triển tự nhiên cả về
thể chất lẫn tinh thần. Tâm sự một bạn gái: “Tôi đã 18 tuổi rồi, có phải bé dại

gì nữa đâu mà bố mẹ cứ tìm cách nhốt tôi khư khư như vậy. Tôi muốn được
đi chơi với bạn bè, muốn đến những quán dành cho học sinh – sinh viên mà
lũ bạn tôi hay kháo nhau, muốn được đi xem phim, ăn uống Nhiều khi bạn
gọi đến, rõ ràng tôi đang ngồi đó mà mẹ bảo tôi không có nhà, đi ngủ, đi tắm
hoặc bất cứ lý do gì khiến lần sau các bạn chán chẳng buồn gọi nữa. Tôi
ngồi đó ngó trân trân, còn mẹ chép miệng "Lắm chuyện, rủ nhau đi lắc à mà
rủ lắm thế!!!" (Mẹ xem báo thấy thanh thiên đi lắc nhiều, mẹ cũng cho là tôi
sẽ đi )”
- Tạo áp lực trong học tập:
Học là một điều rất cần thiết cho trẻ song có nhiều bậc cha mẹ ép con
mình học quá mức, muôna con mình phải đạt kết quả như ý mình mong
muốn, trong khi sức học của trẻ có hạn. Thấy trẻ học tập giảm sút, cha mẹ đã
không tìm hiểu nguyên nhân để giúp con mà thay vào đó lại trừng phạt, mắng
nhiếc làm cho trẻ như bị một gánh nặng đè lên vai. Cháu Thanh (TPHCM) đã
tâm sự: “ Con chán học quá cô ơi! Ở nhà con cứ bị mẹ chửi hoài, con chẳng
thể nói chuyện với mẹ được nữa, con chẳng muốn gọi bà ấy bằng mẹ nữa.
Con muốn la hét quá, con thích qua nhà hàng xóm ở hơn ở nhà, máy người
hàng xóm của con cứ bảo con điên con muốn bỏ nhà đi quá! chẳng nhẽ con
cứ bị chửi hoài khi con không được học sinh giỏi”
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
16
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
Cũng chỉ vì không đỗ Đại học, cô bé Thu ở Hưng Yên bị cha mẹ mắng
nhiếc rằng: “Nhục nhã quá, cũng cơm ấy gạo ấy, con người ta thì thi đâu đỗ
đấy. Đằng này chỉ giỏi đua đòi ăn diện, không biết chúng tao còn giám ngẩng
mặt lên nhìn ai không nữa. Xấu hổ buồn chán, quẫn trí, cô bé đã uống thuốc
tự tử, may mà gia đình phát hiện kịp nếu không họ chẳng biết bao giờ mới
thôi hết ân hận về những lời nói của mình”

- Khi trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình
Theo báo cáo của cục bảo vệ trẻ em thì trẻ em vừa là đối tượng bị bạo lực
đồng thời chúng cũng chính là nhân chứng chứng kiến cảnh bạo lực gia đình
của chính bố mẹ mình, thống kê cảu cục cho thấy:
+ 29,3% trẻ phải chứng kiến bạo lực thân thể giữa các thành viên trong gia
đình.
+ 25,5% trẻ chứng kiến xâm hại thân thể một vài lần.
+ 3,6% Báo cáo là nhiều lần.
+ 9,6% chứng kiến bạo lực về từ ngữ.
Bất cứ một hành vi bạo lực nào của Cha mẹ trước mặt con cái thì đều làm tổn thương chúng.
Những hình ảnh bạo lực trở thành những vết thương khó phai mờ trong
trí não trẻ. Khi trưởng thành chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị tự ti, nó
có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của trẻ khi trưởng thành, những bé trai
dần hình thành nhận thức rằng đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ rồi khi trở
thành chồng họ cũgn có cách cư xử giống như vây. Còn những bé gái dễ
dàng cam chịu cảnh bạo lực cũng như bị ác cảm với đàn ông.
- Khi trẻ bị phân biệt đối xử
Sự hơn kém trong cán cân tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là một
cái gì đó hết sức bản năng và tự nhiên. Song hậu quả của cái gọi là bả năng
ấy là điều mà các bậc cha mẹ không ý thức được. Màu sác phân biệt đối xử
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
17
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
với trẻ em trong gia đình cũng rất đa dạng. Vì sao trong nhà cùng máu thịt với
nhau mà cha mẹ lại đối xư phân biệt như vậy. Theo chị Liên Phương chuyên
gia tư vấn tâm lý: “Nhiều khi trong đầu cha mẹ thường có sẵn những thước
đo chuẩn mục về đứa con. Đứa nào đáp ứng được chuẩn mực mặc định đó
thường sẽ được bố mẹ dành nhiều tình cảm đặc biệt hơn.” Theo lời một

khách hàng đến tư vấn kể: “ Chiều nào cũng vậy, hễ về đế nhà là anh lại cất
tiếng gọi đứa bé: “mèo con thông minh của bố đâu rồi’\” mà không thèm để ý
đến đứa lớn, như thế nó không tồn tại trên đời, khi đứa lớn chào thì anh chỉ
đáp lại một cách cụt lủn ‘ừ’. Lý do anh không thích đứa lơng không phải vì
thằng bé hư mà nó rất ngoan, hiền quá không hợp gu với bố, còn cậu em thì
lém lỉnh tinh danh vì được bố quí.”
Có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của "nạn" phân biệt đối xử trong gia đình
đã có những phản ứng xấu, tiêu cực như bỏ nhà đi, trầm cảm. "Khi còn bé,
chưa có nhiều các mối quan hệ xã hội, đứa trẻ cảm thấy hẫng hụt, mặc cảm,
trở nên xa lánh bố mẹ, có biểu hiện mâu thuẫn, ganh ghét với anh chị em
được bố mẹ yêu hơn. Một số không biết giải tỏa bằng cách nào thì chui vào
một góc phòng, ủ rũ, chán chường, không muốn trò chuyện cùng ai. Nếu trầm
cảm ở mức độ nặng, trẻ có thể tự tử. Số khác thì giải tỏa bằng cách bỏ nhà
đi, tìm đến bạn bè để chia sẻ, hoặc tìm quên trong những thú vui tiêu cực. Từ
chỗ bỏ nhà đến những hành động sa ngã đôi khi chỉ là gang tấc"
Ngoài ra còn rất nhiều hình thức bạo hành tâm lý khác như ép buộc hôn
nhân; Đổ lỗi, dán nhãn cho con, định kiến với những thái độ hành vi của trẻ
III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1- Đối với thế giới:
• Ủng hộ sự phát triển của các phương pháp thống nhất.
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
18
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
• Ủng hộ các NC đánh giá về PT tác động của sự can thiệp nhẵm ngăn
chặn bồi thường về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
• Phát triển các chỉ báo cho cho việc đánh giá giám sát sự tuân thủ của
các quốc gia với các cam kết quốc tế.
• Liên kết những lỗ lực thu thập dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ

em đồng thời lên kế hoạch lồng ghép các chiến lược giảm nghèo, giám
sát việc thực hiện quyền con người.
• Thiết lập một bộ cơ sở thống nhất dễ tiếp cận của LHQ trong phạm vi
của UB các vấn đề KT xã hội bao gồm cả vì sự tiến bộ phụ nữ, mở rộng
hợp tác với ban thống kê của UB các vấn đề KTXH, những ủy ban khu
vực và các bộ phận khác nhau có liên quan trong hệ thống liên hợp
quốc về thống kê, pháp luật , mô hình tập huấn, hành động có lợi,
những nguyên tắc đạo đức và các nguồn khác đối với các hình thức và
biểu hiện của bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em.
2- Đối với Việt Nam:
• Tuyên truyền, tư vấn chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng
đồng và gia đình về phòng chống bạo lực gia đình;
• Xây dựng các mô hình bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước những hành vi bạo
lực gia đình;
• Ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và hoàn thiện
chính sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới;
• Tăng cường sự tham gia của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị, xã hội, ban ngành của Thành phố vào công tác phòng
chống bạo lực gia đình;
• Xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững… góp phần xây dựng
gia đình Hà Nội no ấm, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững.
3- Đối với bản thân và gia đình:
• Cần phải tích cực chủ động tìm hiểu các chính sách PL về quyền lợi
chính đáng của bản thân.
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
19
Chuyên đề bạo hành tâm lý đối với Phụ nữ và Trẻ em
__________________________________________________________________________
• Cần nhận biết nguy cơ và hình thúc bạo hành tâm lý để có biện pháp

đề phòng.
• Cần chủ động tìm kiếm nguồn lực trợ giúp về tâm lý, pháp lý, y tế… khi
cần thiết.
• Báo với cơ quan chức năng, phối hợp với họ vạch mặt kẻ phản gây ra
bạo hành gia đình.
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương đến sức
khoẻ và thể xác, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội và tổn thương tâm lý, tinh
thần cho nạn nhân và những người xung quanh. Đặc biệt, bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ và là nguyên nhân dẫn
đến gia đình tan vỡ, đã đến lúc bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng tư
trong mỗi nhà mà trở thành vấn đề xã hội cấp bách, đòi hỏi nhà nước và xã
hội phải quan tâm giải quyết.
Do điều kiện về mặt thời gian và lần đều tiên nghiên cứu nên bài viết còn
nhiều thiếu sót, một lần nữa rất mong nhận được sự góp ý và đóng góp của
cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
________________________________________________________________________
Sinh viên: Nguyễn Văn Luân – Lớp LCĐ1- CT2
20

×