BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI MINH HỌA
(Đề thi có01 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau vàthực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu
không khívà ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể
nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm
giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm
các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng
tạo vàtáo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8
tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thúvị mà những
kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất màcác em
có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley
của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo , ngày 5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt
qua thách thức, tận hưởng bầu không khívàngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vìsao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến
vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên cóý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ýkiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ
không phải để thế giới nhận ra các em.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng.
--------Hết--------
Thísinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gìthêm.
Họ tên thísinh: ............................................; Số báo danh: ................................................ .................
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017 - Số 1
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ
báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn
toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường
xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số.
So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người Thái Lan
đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.
(2) Bàn về văn hóa đọc hiện nay của người Việt, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, nhà
nghiên cứu Dân Tộc, bày tỏ quan điểm: “Không nên máy móc cho rằng đọc sách in mới là văn
hóa đọc. Khoa học kỹ thuật phát triển giúp con người có nhiều phương thức tiếp thu tinh hoa, trí
tuệ, kiến thức của nhân loại.
Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn, xem xét, đánh giá đối
tượng trong mối tương quan tổng thể với môi trường.”Đọc cái gì, bằng phương pháp nào là do mỗi
người tự quyết định nhưng không nên chỉ đọc 1 loại sách vì tư duy hiện nay là tư duy hệ thống và
con người là “công dân toàn cầu”.
Ngoài ra, theo PGS, bên cạnh những quyển sách giúp người đọc kỹ năng làm giàu, nâng cao
kỹ năng nghề nghiệp… vẫn rất cần những quyển sách bàn về đạo đức, trí tuệ cảm xúc cho mỗi con
người Việt Nam, có như vậy thì chúng ta mới hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững.
(3) Mới đây, trong bài phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Obama
đã trích dẫn những câu thơ “thần” của Lý Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành
rành định phận tại sách trời” nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Hay những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên của cố nhạc sĩ Văn
Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương người…” để khẳng định mối quan hệ
bằng hữu khắng khít giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Và những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) cũng được ngài Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn khá
nhuần nhuyễn trước khi kết thúc bài phát biểu với những ẩn ý sâu sắc: “Rằng trăm năm cũng từ
đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Nếu không đọc, tìm hiểu về văn hóa, không hiểu biết về lịch sử liệu có làm nên 1 hiệu ứng
đầy năng lượng của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ đến với Việt Nam hay không?
Bởi vậy, để nâng tầm tri thức của cá nhân, mỗi người chúng ta nên bổ sung kiến thức của
mình thông qua việc đọc, đọc để hiểu biết, đọc để mình không bị lạc hậu, lỗi thời, đọc để “sánh vai”
cùng bè bạn.
Dẫn theo Thanh Vy
25-5-2016
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (2), tại sao PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đưa ra quan điểm: không nên chỉ
đọc 1 loại sách?
Câu 3. Trong đoạn (3), những câu trích dẫn của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh viên
Việt Nam tại Hà Nội có hàm ý gì?
Câu 4. Theo anh/chị, người viết gửi gắm thông điệp gì qua toàn bộ văn bản trên?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ đoạn văn (1) trong phần đọc hiểu:
Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ
báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn
toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường
xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số.
So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người Thái Lan
đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa
đọc của giới trẻ hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi cũng
đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong nhà mới
bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt
đêm.Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc
ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như
thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi.
Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A
Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị
lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm
má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị
cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau
đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết
người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là
người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà
nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...
Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại
tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra
sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ
thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng
như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ
thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì
Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu
xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên,
chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy
xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần
Câu
I
1
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
3.0
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn
0,5
ngữ chính luận
2
Trong đoạn (2), PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đưa ra quan điểm: không nên chỉ
0,5
đọc 1 loại sách: bởi vì tư duy hiện nay là tư duy hệ thống và con người là “công dân
toàn cầu”.
3
Trong đoạn (3), những câu trích dẫn của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh
1,00
viên Việt Nam tại Hà Nội có hàm ý:
- Những câu thơ “thần” của Lý Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua Nam ở/
Rành rành định phận tại sách trời” có hàm ý khẳng định chủ quyền của quốc gia,
dân tộc Việt Nam.
- Những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên của cố
nhạc sĩ Văn Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương
người…” có hàm ý khẳng định mối quan hệ bằng hữu khắng khít giữa hai nước Việt
Nam - Mỹ trong thời kỳ mới.
- Những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) được trích dẫn khá nhuần nhuyễn trước
khi kết thúc bài phát biểu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này
làm ghi”có hàm ý gửi gắm niềm tin vào mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai
nước trong tương lai.
4
Thí sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau như cần thể hiện các ý:
1,00
- Thông điệp về văn hoá đọc của người Việt hiện nay trong thời kì bùng nổ
thông tin;
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục về tầm hiểu biết văn hoá Việt Nam
trên các mặt văn thơ, âm nhạc…của Tổng thống Obama nhân chuyến thăm Việt
Nam trong thời gian ngắn.
1
LÀM VĂN
7.0
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa đọc của
2,0
giới trẻ hôm nay.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
0,25
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát
triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Văn hóa đọc của giới trẻ hôm nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
1,5
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện
tượng.
c.1. Giải thích:
0,25
- Qua những con số thống kê so sánh số lần đọc sách trong năm của người
Việt với các nước trong Asean, bản tin đưa ra hiện tượng liên quan đến văn hoá
đọc hiện nay. Đó là những con số biết nói . Ở đây, người viết phản ánh một thực
trạng đáng báo động liên quan đến đọc sách ở nước ta. .
- Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức
sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật
tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
c.2. Phân tích tác hại
- Tác hại
0,5
+ Số lần đọc sách ít đi đã thu hẹp sự hiểu biết, không thể mở ra “chân trời
tri thức” cho mỗi người.
+ Chúng ta sẽ tụt hậu so với bạn bè thế giới.
+ Tác động đến nhiều mặt trong đời sống, nhất là văn hoá ứng xử
c.3. Nguyên nhân của việc ít quan tâm đến văn hoá đọc của giới trẻ:
0,25
- Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất là do ý thức của giới trẻ chưa cao.
- Do thiếu sự định hướng, giáo dục từ gia đình, nhà trường
- Do sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn .
- Biện pháp khắc phục: Rút ra biện pháp phù hợp cho bản thân.
0,25
d. Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50
Vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Bình luận cái nhìn về người nông dân
trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong văn học Việt Nam.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và
3.50
vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận
0,50
- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
2,25
+ Về nội dung:
++ Nêu ý chính của đoạn trích: Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị
trong đêm đông cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
++ Sơ lược số phận và sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của Mị trong đêm
tình mùa xuân ở đoạn trước đó, hoàn cảnh Mị và A Phủ gặp nhau tại nhà thống lí Pá
Tra.
++ Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, vô cảm.
++ Thấy nước mắt A Phủ, tâm trạng Mị thay đổi, Mị suy nghĩ nhiều.
++ Cuối cùng, Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ.
++ Tâm trạng thể hiện lòng nhân từ của Mị. Đặc biệt thấy rõ sức phản kháng,
lòng khao khát tự do và quyết tâm đi tìm tự do của Mị.
+ Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích: Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh
tế, phù hợp với quy luật tâm lí, ngôn từ sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, giàu chất
thơ.
- Đánh giá chung:
++ Thông qua đoạn trích, nhà văn có cái nhìn cảm thông cho số phận khổ
đau, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhất là phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do
của người dân bất hạnh mà còn gửi gắm niềm tin vào khả năng đổi đời của họ. Các
nhân vật đã biết đấu tranh từ tự phát đến tự giác, đi từ bóng tối ra ánh sáng, về với
cách mạng. Đó là cái nhìn lạc quan, tin tưởng.
+ Thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
0,75
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm
0,25
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
Năm học: 2016-2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi bao gồm 01 trang
--------------------------------I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên
những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ.
Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là
bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ
không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà
phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại
những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay
đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê
bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến
lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá.Nhưng họ đã chiến thắng.”
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Hãy đặt tên cho văn bản?
Câu 4. Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư
tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “tầm nhìn” mà văn bản trên
đặt ra (viết trong khoảng 200 từ).
Câu 2 (5,0 điểm)
Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn trích sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)
-------Hết--------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………….. ; Số báo danh:…………………………
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
Năm học: 2016-2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề)
Đáp án bao gồm 02 trang
--------------------------------I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0,25 điểm)
– Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận
2. Đoạn văn trên nói lên điều gì? (0,5 điểm)
– Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai sáng. Những người
đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hoá…)
ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được
mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay.
– Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người
đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to
lớn cho cộng đồng, cho nhân loại.
3. Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy. (0,25 điểm)
– Những người đặt bước chân đầu tiên/ Những người đi khai phá/ Đi trước bình minh…
4. Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư
tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ” (0,5 điểm)
– Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo thường
đơn độc vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa ra thường không dễ chấp nhận
ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Giải thích: (0,25 điểm)
Vấn đề “tầm nhìn” trong văn bản được hiểu là vấn đề nhận thức, là cách thức
hướng tới, tìm tòi và sáng tạo để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa cống hiến cho cuộc
đời chung.
- Phân tích: (1,5 điểm)
+ Người có tầm nhìn sẽ xác định mục tiêu lâu dài và tìm cách đạt tới mục tiêu ấy
dù phải trải qua nhiều khó khăn, cản trở.
+ Tầm nhìn giúp con người tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu suất cao
trong công việc “một người biết lo bằng một kho người biết làm”.
-Bình luận: 0,25 điểm)
+ Để có “tầm nhìn” đòi hỏi con người phải có trí tuệ, tài năng, tâm huyết
+ Con người cần có bản lĩnh, ý chí để vượt qua những trở ngại, đạt tới những mục
tiêu mình theo đuổi.
Câu 2 (5,0 điểm)
I. Mở bài: (0,25 điểm)
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài: (4,5 điểm)
1. Sơ lược về tính dân tộc : (0, 5 điểm)
- Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện những gì là bản sắc, là
những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc. Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở
phương diện nội dung và nghệ thuật
2. Tính dân tộc trong thơ thơ Tố Hữu: (0,5 điểm)
+ Ở phương diện nội dung: phản ánh những vấn đề của hiện thực đời sống cách mạng,
những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hòa nhập với truyền thống tình cảm và đạo lí của
dân tộc.
+ Ở phương diện nghệ thuật: sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói truyền thống của dân
tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca).
3. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đọan thơ: (1,5 điểm)
a. Ở phương diện nội dung:
- Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ
cách mạng.
Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại, khơi gợi kỉ niệm về
một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ
thương, tình cảm gắn bó, thủy chung của quê hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành
cho người về xuôi.
Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm trạng bâng khuâng,
bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.
Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc, của quần
chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế thừa tình cảm, đạo lý sống của con
người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
b. Ở phương diện nghệ thuật: (2,0 điểm)
Thể thơ lục bát: Tố Hữu đã vận dụng và phát huy được ưu thế của thể thơ lục bát, một
thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm,
cảm xúc của kẻ ở, người về.
Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao.
Sử dụng tài tình đại từ mình – ta.
Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ. Câu thơ giàu nhạc điệu với
hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp…
Tất cả đã làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Đoạn thơ là khúc hát ru kỉ
niệm, khúc hát ân nghĩa, ân tình.
4.. Kết luận: (0,25 điểm)
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng cho sự thành công của
thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố: Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ
của thơ ca.
- Tính dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách thơ Tố Hữu.
Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của thơ ca truyền thống nhưng vẫn mang đậm hồn thơ của thời
đại Cách mạng.
----------------HẾT----------------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 147
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 – 2017 – MÔNNGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
… Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm.
Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn
khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông
đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông.
Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo,
cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn
là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi
dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi
con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời
này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham
lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”. (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?(0,5 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh
nguyênthủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm
hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.”(1,0 điểm)
II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này
không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo
đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua
đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông
Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân,
Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015).
m
o
.c
7
4
2
h
n
y
u
T
i
s
n
e
Trang 1/2 – Mã đề 147
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một
lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi
giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh,
Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với
những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những
mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng,
chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn
năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu
hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ
mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của
sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp
tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát
tiếng gà (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông?,Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015).
m
o
.c
7
4
2
h
n
i
s
n
e
y
u
T
------------- Hết ------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh....................................................................SBD.............................................
Trang 2/2 – Mã đề 147
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 147
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 - 2017 - MÔNNGỮ VĂN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
0,5
Câu 2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
0,5
So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con
sông đang cuộn trào.
- Tác dụng:
Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang 0,5
diễn ra tràn lan, có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
Câu 3 Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt, những điều 0,5
tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 4 - Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc đời 0,5
luôn tồn tại và có sức sống mãnh liệt.
- Những điều tốt, lòng tốt của con người sẽ làm cho cuộc đời này luôn tươi 0,5
đẹp - vẽ màu xanh lên bầu trời;và bồi đắp cho tâm hồn con người những giá
trị chân, thiện, mĩ - nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con
người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết
vấn đề một cách thuyết phục.
- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn
trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải.
Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giải thích:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và 0,25
chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”.
- chuyện xấu xa: là nhữngtàn ác, tham lam, ti tiện… những mặt trái trong xã hội.
Câu nói khẳng định: Cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, nhưng đồng
thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong
cuộc đời.
2
Bàn luận, chứng minh
1,25
a
Tại sao “Cuộc đời này có chuyện xấu xa”:
0,5
- Cái ác, cái xấu luôn tồn tại song song cùng với những điều tốt đẹp.Đó chính là hai
mặt của cuộc sống và của con người. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần
người, phần bản năng và phần ý chí. Khi để phần bản năng chế ngự, con người sẽ dễ
rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện… và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc đời này
những chuyện xấu xa.
b
Tại sao “cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”:
0,75
- Nhân chi sơ tính bản thiện – lương thiện là bản chất nguyên thủy của con người,
hướng thiện luôn là khát khao tiềm ẩn và mãnh liệt của nhân loại tiến bộ.
Hướng dẫn chấm trang 1/3 - Mã đề 147
m
o
.c
y
u
T
i
s
n
e
7
4
2
h
n
Nội dung
Điểm
- Chứng kiến những điều xấu xa, thẳm sâu trong lương tâm mỗi người sẽ cảm thấy
ghê sợ, từ đó hoặc tránh xa, hoặc đấu tranh, lên án để loại bỏ những điều xấu xa
trong xã hội.
- Bản thân mỗi con người khi làm điều ác, điều xấu sẽ rơi vào cảm giác day dứt, ăn
năn, hối hận, để từ đó đấu tranh với chính mình mà vươn lên những điều tốt đẹp.
3
Bài học nhận thức và hành động:
0,5
- Cần có cách nhìn đúng đắn để thấy rằng các ác, cái xấu có thể đang hiện hữu,
lan rộng, nhưng đó chỉ là nhìn bên ngoài bề mặt, còn thực chất những điều tốt đẹp
luôn được nhân loại trân trọng và gìn giữ.
- Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ các
ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.
Câu 2 (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng
tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không
mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần
đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
I
Giới thiệu chung
0,5
1
Tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò Sông Đà
2
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
II
Phân tích
3,5
1
Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà:
1,75
- Nội dung:
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà với dòng chảy
uốn lượn mền mại, ẩn hiện, thơ mộng trong mây trời Tây Bắc; đặc tả sắc nước
sông Đà biến đổi tương phản theo mùa, tạo ấn tượng mạnh.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên
nhiên, tinh tế, độc đáo trong cách cảm nhận cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn trùng điệp, nhịp nhàng.
+ Cách so sánh, nhân hóa táo bạo, độc đáo, kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật,
phối hợp nhiều góc nhìn theo kĩ xảo ảnh.
2
Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?:
1,75
- Nội dung:
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương theo thủy trình, tập trung ở khúc
đoạn chảy quanh ngoại vi thành phố. Dòng sông hiện lên với sự uyển chuyển,
mền mại của dòng chảy; với sự biến ảo của sắc nước; với vẻ uy nghi, trầm mặc
của cảnh quan đôi bờ.
+ Hiện diện cái tôiHoàng Phủ Ngọc Tường: có tình yêu sâu nặng với quê hương,
xứ sở; có cảm nhận bình dị mà tinh tế về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Hương.
Ý
m
o
.c
7
4
2
h
n
i
s
n
e
y
u
T
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài
hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
Hướng dẫn chấm trang 2/3 - Mã đề 147
Ý
III
Nội dung
Điểm
+ Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách
nói của người Huế.
Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn:
1,0
- Tương đồng:
+ Miêu tả vẻ đẹp phong phú, biến ảo của sông nước trên nền cảnh không gian
khoáng đạt.
+ Bộc lộ tình yêu mãnh liệt của tác giả dành cho quê hương, xứ sở với một mĩ
cảm tinh tế, dồi dào.
+ Câu văn đậm chất trữ tình giàu hình ảnh, nhịp điệu.
- Khác biệt:
+ Đoạn văn miêu tả dòng sông Đà: Cảm xúc nồng nhiệt; cảm giác sắc cạnh; liên
tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc cạnh,
được qua sát theo nhiều mùa trong năm.
+ Đoạn văn miêu tả sông Hương: Cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với chiều sâu
suy tư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một góc nhìn, nương theo thủy trình để
nắm bắt sự biến đổi của sông nước theo từng chặng, từng buổi trong ngày.
+ Thể hiện phong cách độc đáo của hai nhà văn: Hoàng Phủ Ngọc Tường –
hướng nội, mê đắm, tài hoa; Nguyễn Tuân – thiên về những cảm giác sắc cạnh,
tài hoa, uyên bác.
Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25
m
o
.c
7
4
2
h
n
y
u
T
i
s
n
e
------------- HẾT -----------
Hướng dẫn chấm trang 3/3 - Mã đề 147
Trường THCS – THPT Ngôi Sao
ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA 2016-2017
Môn: Ngữ Văn lần
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian chép đề)
m
o
.c
PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
7
4
2
h
“…Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách
đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn… Ông viết: “Đặc biệt,
một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn
Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu “Sen tàn
cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới đây Tổng thống Mỹ Barack
Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm
ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì
thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi
mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc
trên thế giới.”(…)
y
u
T
n
i
s
en
(Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016)
Câu 1. (0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn
trích?
Câu 2. (0.5đ) Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác?
Câu 3. (0.5đ) Trong đoạn văn trên, theo anh/chị, có vài chỗ còn chưa đúng chuẩn tiếng Việt, hãy
chỉ ra?
Câu 4. (1.5đ) Viết 5 – 7 dòng giải thích ý nghĩa câu văn cuối đoạn trích.
PHẦN LÀM VĂN (7điểm):
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn 200 từ nêu suy nghĩ về câu văn cuối của văn bản trên: “Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm
góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới”.
Cấu 2 (5 điểm): Dựa vào đoạn trích bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường (SGK Ngữ Văn 12 tập I), hãy thể hiện sự cảm nhận của anh (chị) về sông Hương trong
mối quan hệ với kinh thành Huế.
HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA 2016-2017
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.(0.5đ) Phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận.
Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.
m
o
.c
Câu 2.(0.5đ)
Nhan đề ngắn gọn, nêu được nội dung văn bản: thể hiện niềm tự hào về tiếng Việt, sự tinh tế
trong giá trị biểu hiện ý nghĩa và cảm xúc của nó; sự cần thiết giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.
7
4
2
h
Câu 3.(0.5đ) Có 3 chỗ viết tắt từ VN (Việt Nam)
Câu 4. (1.5đ)
n
i
s
en
Yêu cầu về viết đoạn văn 5-7 dòng giải thích vấn đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt cũng là
góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh.
y
u
T
- Cần nắm vững và thực hiện đúng các chuẩn mực của tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, hiểu được
trách nhiệm của bản thân.
- Giữ gìn tiếng Việt là góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, xây dựng nếp
sống văn minh, phát triển mọi mặt của đất nước ta.
II. PHẦN VIẾT (7điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận.
Câu 2:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và mối quan hệ của sông Hương với Huế. (0.5đ)
- Khi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương như một tình nhân dịu dàng và
chung thuỷ của cố đô. (2.0 đ)
- Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương chậm rãi, êm dịu, mềm mại, như vấn vương một nỗi
lòng. (2.0đ)
- Sông Hương vòng trở lại gặp Huế trước khi ra biển, như tấm lòng của người dân Châu Hóa
thủy chung với quê hương xứ sở.(1.0đ)
- Sông Hương gắn liền với vẻ đẹp của cố đô và nét đẹp văn hóa Huế. (1,0đ)
- Bái kí thể hiện nghệ thuật tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (0.5đ)
Bài văn phải có sử dụng dẫn chứng trích từ bài kí, biết phân tích làm nổi bật giá trị nghệ thuật
của dẫn chứng.
m
o
.c
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài thi đảm bảo cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
y
u
T
n
i
s
en
7
4
2
h
SỞ GD&ĐT BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ
câu 1 đến câu 4:
m
o
.c
Thương biển lắm cha ơi
Đứng dậy đi cha!
Cha ngồi đó đã nhiều ngày.
Mắt ráo hoảnh nhìn ra phía biển
Chiếc điếu cày mấy ngày cha không động đến
Con thấy đau nhói tận tim mình
Tấm lưới trên tay cha đặt xuống, nâng lên
Con biết cha đứt từng khúc ruột.
"Biển chết rồi con ơi"!
Cha khóc.
Lần đầu tiên nước mắt người đàn ông đi biển như cha
vỡ ra như tia máu chảy quanh hốc má gầy gò.
Dân Miền Trung quê tôi
Mấy tuần nay không còn tiếng reo hò
Câu chuyện ra khơi không còn trong bữa ăn làng biển
Mẹ bỏ chợ, thuyền úp mình trên bến
Người ngư dân rồi sẽ ra sao
Làng biển quê tôi vốn dĩ đã quá nghèo
Cuộc sống mưu sinh từ con tôm con cá
Thuyền lưới ra khơi một đời cha chằm vá
Nuôi con nuôi cháu trưởng thành.
Có biển nơi mô như biển quê mình
Cá dưới lòng sâu cá trên mặt nước
Bao nhiêu cá chết vì nhiễm độc
Biển gào lên thủy táng những linh hồn
Làng biển quê tôi chìm ngập nỗi buồn
Cá chết hồn oan mắt chưa kịp nhắm.
Đứng dậy đi cha
Con thương cha nhiều lắm
Con biết người thương nhớ biển cha ơi!
………
Hoa Trần 26/4/2016
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5)
Câu 2. Xác định các từ ngữ thể hiện tâm trạng trong bài thơ? (0,5)
Câu 3. Chỉ ra các phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? (0,5)
e
y
u
T
n
i
ns
7
4
2
h
Câu 4. Điều gì trong bài thơ tạo nên sự bất ngờ và gây được ấn tượng mạnh đối với
người đọc. Theo anh /chị thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện như
thế nào? (Trình bày trong khoảng 5 dòng). (1,50)
II. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):Từ một số ý thơ ở trên em hãy viết một đoạn văn nói về hiện tượng
cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung. Trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề
ô nhiễm môi trường biển hiện nay.
Câu 2. (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
7
4
2
h
n
i
ns
e
y
u
T
m
o
.c
(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)
----------- HẾT ----------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn – Thời gian: 120 phút
I.
Phần đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn phỏng vấn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
- Thưa ông, lượng khách đến Cù Lao Chàm đã khá đông nhưng họ kêu ca về sự
thiếu tiên nghi, sản phẩm du lịch thô sơ, chưa xứng tầm với một khu bảo tồn thiên
nhiên và khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Cù Lao Chàm được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch nhiều năm, nhưng chúng
tôi vô cùng cẩn trọng, chưa có đầu tư lớn. Nhiều nhà đầu tư đã đến với các dự án
xây dựng khu nghỉ mát và các dịch vụ giải trí. Nhiều nhà đầu tư nhỏ đến đây mua
đất tích trữ đợi thời cơ. Nhưng chúng tôi không để Cù Lao Chàm thành Hội An.
-Ý ông là có điều gì đó không được hài lòng với Hội An hôm nay?
-Bạn có thấy Hội An luôn luôn ở trong trạng thái mỏng manh dễ tổn thương về văn
hóa không? Áp lực với chính quyền và người dân nơi đây rất lớn. Du khách đến
đem theo nhiều va đập văn hóa, các nhà đầu tư đến đem theo nhiều khát vọng làm
ăn chưa chắc đã phù hợp với định hướng phát triển của Hội An.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!
Đã đến lúc Hội An phải suy tính tiếp đón bao nhiêu khách là vừa. Hiện nay là 1,7
triệu lượt khách mỗi năm mà đã quá tải, tăng thành 3 triệu khách sẽ là nguy cơ mất
Hội An. Chúng tôi biết phát triển là trả giá, nhưng trả cái giá nào là phù hợp.
Hội An từ nay sẽ kiên quyết giảm quy mô lễ hội lớn, khôi phục lế hội nhỏ, có chiều
sâu, có lợi cho người dân, giữ được nét đẹp truyền thống. Cái gì ngoại lai, truyền
thống không có thì chúng tôi dẹp bỏ.
Phải có sản phẩm làm nên hồn vía cho phố cổ. Ví dụ trước đây, chúng tôi chỉ có
khả năng vận động người dân hát bài chòi, đánh cờ, mặc áo xường xám bán hàng,
tắt bớt đèn điện trong gia đình, nay thỉnh thoảng bạn bặt gặp một nhúm hát Bô-lêrô, một dàn hợp xướng nhỏ từ phương xa tới biểu diễn ngay trên vỉa bờ không tách
biệt với khán giả.
Thỉnh thoảng một nghệ sĩ nổi hứng, xuống thuyền thổi saxophone trên sông Hoài.
Những chi tiết nhỏ tạo ra sự sống động cho Hội An chứ không phải những lễ hội
đình đám.
(Phỏng vấn bí thư Tỉnh ủy Hội An – Theo Doanhnhansaigon.vn ngày 2/4/2015)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Đặc điểm của phong cách
ngôn ngữ đó.
Câu 2: Hãy xác định nội dung cơ bản của văn bản trên.
Câu 3: Phần trả lời của Bí thư Thành ủy Hội An đặt ra vấn đề gì? Vấn đề đó có
ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của Hội An hôm nay?
Câu 4: Những giải pháp mà Bí thư Thành ủy Hội An đưa ra để “giữ hồn vía cho
phố cổ” là gì? Theo anh chị, ngoài những giải pháp đó, có thể đề xuất thêm những
giải pháp nào để vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn các giá trị văn hóa.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!
II. Phần Làm văn
Câu 1: (2 điểm)
Trong phần trả lời phỏng vấn, Bí thư Thành ủy Hội An có nói: “Chúng tôi biết phát
triển là trả giá, nhưng trả cái giá nào là phù hợp.”. Anh / chị hiểu điều đó như thế
nào? Trình bày cách hiểu và ý kiến đánh giá của anh/chị bằng một đoạn văn
khoảng 200 từ.
Câu 2: (5 điểm)
Về đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng
song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Lại có ý kiến khác khẳng định: Đoạn thơ vẽ
nên bức tượng đài về người lính Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng
mạn, hào hoa.
Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ trên, anh chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến
trên.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!