Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Aeon thâm nhập thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.16 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

BÀI TẬP NHÓM
KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: Aeon tham gia vào thị trường Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp tín chỉ

: KDQT1_7

Hà Nội, Tháng 3 - 2017


Các thành viên trong nhóm
1.
2.
3.
4.
5.

Mai Anh----------------------11140154
Nguyễn Thị Lý--------------11142690
Nguyễn Huyền Trang------11144438
Phạm Thị Ngọc-------------11143180
Nguyễn Hương Trà My----11142908


Lời mở đầu


Ngày nay, xu hướng “toàn cầu hóa”, “quốc tế hóa” đã trở nên vô cùng quen thuộc,
thậm chí bùng nổ trong gần như mọi mặt của đời sống và hoạt động kinhh doanh cũng
không ngoại lệ. Thật vậy, “Kinh doanh quốc tế” là một khái niệm không còn xa lạ, nó có
nghĩa là kinh doanh giờ đây đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, khu vực. biểu hiện ở
việc việc các công ty tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác
theo nhiều phương thức khác nhau, từ đó cho ra đời các công ty, tập đoàn đa quốc gia,
xuyên quốc gia, liên minh, liên doanh, …
Và Việt Nam hiện đang là một điểm đến hấp dẫn với nhiều ông lớn nước ngoài
hoạt động trong nhiều các lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường
bán lẻ Việt Nam chính là một trong những mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều thương hiệu
lớn của thế giới như Metro, Lotte, Big C, … Với những phương thức tham gia vào thị
trường khác nhau, có những thương hiệu thành công và cũng có những thương hiệu thất
bại trên thị trường Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại vào thị trường bán lẻ
Việt Nam, nhóm lựa chọn tìm hiểu về Aeon-thương hiệu lâu đời và số một của Nhật Bản
trong lĩnh vực bán lẻ.
Bố cục bài gồm 3 phần:
I.
II.
III.

Giới thiệu về Aeon
Lý do Aeon tham gia vào thị trường Việt Nam
Các yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh của Aoen tại thị
trường Việt Nam

Dù nhóm chúng em đã rất cố gắng nhưng do những hạn chế về tư liệu, trình độ
nên bài tìm hiểu không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những
nhận xét và góp ý để bài tìm hiểu được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm
ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện
3


AEON THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
I.
GIỚI THIỆU VỀ AEON
1. Tập đoàn AEON

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với
179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử
trải dài trên 250 năm, tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật
Bản.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết không
hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ bản của
Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông
qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của
khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại
các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.
2. AEON tại Việt Nam

Đại gia bán lẻ Aeon từng có bước thăm dò thị trường Việt Nam năm 2011, thông qua
hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop tại Việt Nam.
Với chỉ xấp xỉ 20 cửa hàng được mở đến nay, có thể xem chuỗi Ministop là cuộc “hôn
nhân chưa trọn vẹn” giữa Aeon và Trung Nguyên, so với hàng trăm cửa hàng tiện lợi của
các chuỗi B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, và mới nhất là Vin Mart đang
đua nhau mọc lên khắp cả nước.
Sau khi soi thật kỹ thị trường bán lẻ trong nước, đầu năm 2014 Tập đoàn Aeon mới
chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon đầu
tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM. Với

tham vọng lớn sẽ mở tới 20 TTTM tại các đô thị lớn trong cả nước vào năm 2020, thị
trường bán lẻ phía Bắc cũng đã được Aeon đưa vào tầm ngắm với Dự án TTTM Aeon
Mall Long Biên. TTTM này có diện tích khoảng 100.000 m2, lớn hơn qui mô của 2
TTTM tại TP HCM và Bình Dương.
4


II.

LÝ DO AEON MALL THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

1. Dung lượng thị trường lớn

Số liệu được đưa ra trong cuộc gặp mặt báo chí nhân ngày Dân số thế giới
11/7/2016 được tổ chức tại Hà Nội. Theo Tổng Cục dân số Kế hoạch hóa gia đình, hiện
Việt Nam hiện có gần 95 triệu người, khoảng 60% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới
35 và ngày càng có trình độ cao hơn - theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt
Nam. Mật độ dân số tại Việt Nam là 274 người/km2, gấp 5,2 lần mật độ dân số của thế
giới và đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á 1. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá
như là một cường quốc về dân số.
Ở Nhật, trong vòng bán kính xe hơi chạy 30 phút và có trên 400.000 dân sẽ có một
đại siêu thị Aeon Mall. Tại Việt Nam nơi nào bán kính chạy xe máy khoảng 15 phút và có
trên 1 triệu dân thì Aeon Mall sẽ có mặt. Như vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Aeon
mở rộng thị trường của mình tại Việt Nam, nơi có tiềm năng tiêu dùng hàng hoá rất lớn.
2. Nhu cầu cao, thị trường tiềm năng

Xét về tăng trưởng theo năm, Việt Nam xếp hạng thứ hai trong khu vực, chỉ sau
Indonesia. Vì vậy, tình hình kinh tế vĩ mô là rất tích cực; niềm tin người tiêu dùng tiếp
tục tăng ở Việt Nam, điều này càng củng cố lòng tin của các nhà bán lẻ và nhà phát triển
tại thị trường.

Sáng 28/12, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội
của Việt Nam năm 2016. Theo báo cáo, quy mô nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành
đạt 4,5 triệu tỷ đồng. GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương

1 : Theo báo Gia đình Việt Nam, bài “Mật độ dân số Việt Nam đông gấp 5,2 lần mật độ

dân số thế giới” số ra ngày 06/07/2016

5


đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015.2
Theo bà Trang Bùi, một nghiên cứu mới đây của Boston Consulting Group cho
thấy, tầng lớp trung và thượng lưu tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực
Đông Nam Á và con số này sẽ tăng từ 12 triệu người năm 2014 lên 30 triệu người năm
2020. “Người tiêu dùng thuộc tầng lớp này với thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng chính là
những khách hàng tiềm năng cho các nhà bán lẻ”, bà Trang Bùi nhấn mạnh.
Năm 2014, một nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney của Mỹ về chỉ số xếp
hạng thị trường bán lẻ của 30 quốc gia đang phát triển thì Việt Nam nổi lên là thị trường
bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, bán lẻ chiếm khoảng 15% GDP Việt Nam
năm 2013. Tính chung cả năm 2015, Tổng cục Thống kê đánh giá, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm
trước (loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng 8,1% của năm 2014).3
Về thị trường bán lẻ Việt Nam nửa đầu năm 2016, Chuyên gia kinh tế Sebastian
Eckardt của Ngân hàng Thế giới đánh giá, lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đang có con số
tăng trưởng rất tốt, khoảng 8%, nhờ tiêu dùng nội địa mạnh với một môi trường lạm phát
thấp trong khi thu nhập và lương thưởng cũng được cải thiện.
Theo TS. Đinh Lê Hải Hà, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, thị trường bán lẻ Việt

Nam rất hấp dẫn nhà đầu tư ngoại vì quy mô thị trường hấp dẫn với hơn 90 triệu dân,
trong đó khoảng 70% dân ở độ tuổi dưới 64; tốc độ đô thị hóa nhanh (năm 2014 đã đạt
33,1% dân sống ở thành thị; thu nhập bình quân và quyền lực mua sắm tăng nhanh (chi

2 : Theo newzing.com.vn, bài “Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt hơn 2.200

USD” ra ngày 28/12/2016
3 : Theo báo VOV, bài “ Thị trường bán lẻ Việt Nam: Áp lực cạnh tranh càng khốc liệt”

ra ngày 28/08/2016
6


tiêu cho mua sắm hàng hóa của hộ gia đình tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2008 lên tới
154 tỷ USD năm 2015).4
Kết quả khảo sát của nhóm phóng viên Báo Người Tiêu Dùng cho thấy, chất lượng
sản phẩm là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người
tiêu dùng Việt. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm đó nếu nó tốt và phù hợp với nhu
cầu của cá nhân, gia đình. Sự tiện lợi cũng là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm.
Cuộc sống bận rộn nên sự tiện lợi sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và trên hết, nó sẽ đáp
ứng được nhu cầu mà họ mong muốn.
Aeon có thể tận dụng tối đa tâm lý yêu thích hàng Nhật và các giá trị Nhật của
người Việt qua các yếu tố: thái độ phục vụ của nhân viên, các tiêu chuẩn vệ sinh công
cộng của nhật, chất lượng hàng hóa được nhập vào siêu thị hoặc các cửa hàng trong trung
tâm thương mại theo sự kiểm soát và tiêu chuẩn Nhật bản.
3. Tỷ suất lợi nhuận cao

Trong kế hoạch phát triển trung hạn (2011 - 2013), Aeon đã đề ra chiến lược
“chuyển sang châu Á” với Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực. Theo đó, tập
đoàn này sẽ đẩy mạnh phát triển tại Đông Nam Á và Trung Quốc; và mức doanh thu hằng

năm chỉ riêng khu vực Đông Nam Á sẽ chiếm hơn 30% doanh thu toàn cầu. Nhằm đạt
mục tiêu này, Aeon cũng đang lên chiến lược đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan; và trở
thành thị trường lớn thứ 2 khu vực sau Malaysia. Doanh số bán lẻ năm 2016 tăng gần
10% so với cùng kỳ năm 2015 5, điều này nhìn chung là tốt so với mặt bằng trung bình và
các nhà quản trị Aeon dự đoán sự tăng trưởng này sẽ duy trì cho đến năm 2030.

4 : Theo báo VOV, bài “ Thị trường bán lẻ Việt Nam: Áp lực cạnh tranh càng khốc liệt” ra

ngày 28/08/2016

5 Theo báo VietNamFinance, bài “Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng đến
2030”, ra ngày 08/12/2016
7


4. Nguồn lực sẵn có

Aeon là tập đoàn lớn mạnh của Nhật bản, nó sở hữu trong mình một nguồn lực dư
thừa, chính vì vậy đây cũng là một trong những lý do chính mà Aeon quyết định vươn
mình tham gia vào thị trường Việt Nam để có thể thành công, phát triển hơn nữa. Bằng
chứng là Aeon đã cho xây dựng cả 3 TTTM Aeon Mall Celadon City Tân Phú, Canary
Bình Dương và Long Biên Hà Nội có tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và được rót
100% vốn trực tiếp từ tập đoàn mẹ ở Nhật. 6
5. Phân tán rủi ro cạnh tranh

Do mỗi thị trường đều có những mặt lợi và khó khăn riêng. Trong hoạt động ở một
thị trường thì Aeon luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn rất khốc
liệt nên khi tham gia vào thị trường Việt Nam, điều này sẽ làm giảm rủi ro từ cạnh tranh
trong thị trường nội địa.
Trong khi dân số Nhật Bản giảm và già hoá, chi tiêu của người dân tiết kiệm hơn,

giới doanh nghiệp Nhật Bản ngày gặp áp lực với doanh thu trong nước của mình, họ đều
muốn hướng ra bên ngoài lãnh thổ để tìm cơ hội tăng trưởng. Aeon lỗ ròng trong giai
đoạn từ tháng 3 tới tháng 5 năm 2016. Đây là quý thứ 3 công ty lỗ liên tiếp trong vòng
một năm.

6 Theo news.zing.vn, bài “Tham Vọng Aeon” ra ngày 09/02/2015
8


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

III.

AEON TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Môi trường văn hoá

Dân số và tỷ lệ phát triển: Việt Nam là một quốc gia đông dân cư, nền dân số trẻ
và đa phần đang nằm trong độ tuổi lao động. Hiện nay, dân số Việt Nam là trên 95 triệu
dân và đang ngày càng tăng cao. Hơn thế, tổng mức bán lẻ hàng hóa hằng năm của Việt
Nam đều tăng mạnh, trong khi đó các trung tâm bán lẻ hiện tại chỉ mới chiếm khoảng
20%. Với tất cả các lý do trên, việc đầu tư lĩnh vực bán lẻ vào Việt Nam thời điểm này là
hợp lý.
Các đô thị lớn ở nước ta càng ngày càng phát triển về quy mô, cơ sở hạ tầng, …
Đó là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập thế giới làm cho văn hóa tiêu
dùng của người Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu
dùng. Thu nhập bình quân tăng lên, thay vì đi mua sắm ở các khu chợ như trước đây,
người dân đã có thói quen đi mua sắm đồ thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, …
ở các trung tâm thương mại. Ở Aeon có siêu thị cung cấp những hàng hóa thông thường
và của hàng cung cấp những hàng hóa cao cấp, để không tạo ra sự phân cấp địa vị xã hội

giữa mọi người, không phân biệt người giàu, người nghèo, ai cũng có thể tận hưởng sự
thoải mái ở đây vì các yếu tố tiện ích công cộng, nhân viên thân thiện chu đáo, an ninh
tốt, giá cả các mặt hàng đa dạng từ bình dân đến cao cấp.
Thái độ: Từ xưa tới nay, trong tâm trí của người Việt Nam đã luôn quan niệm
rằng hàng Nhật là hàng hoá bền, đảm bảo về chất lượng, chính vì vậy người dân Việt có
một thái độ rất tích cực đối với các sản phẩm đến từ Nhật Bản, họ luôn tin tưởng và yên
tâm khi sử dụng, sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua được sản phẩm tốt.
Do người Nhật rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và cuộc sống cá nhân của họ nên Aeon
Mall cũng bán đầy đủ các mặt hàng được đóng gói trong bao bì đơn giản mà đẹp đẽ và
nhiều sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
9


Để tăng thiện cảm của người tiêu dùng với văn hoá Nhật, Aeon Mall đã đưa ra rất
nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng
tới trung tâm. Aeon thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí đậm chất Nhật
như các đoàn diễu hành Pikachu, trình diễn trang phục truyền thống Nhật, ngày hội du
lịch Việt Nam – Nhật bản thu hút khách hàng cho con em họ đến chơi vào những ngày
cuối tuần để tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Phong tục
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, và theo đó là hàng trăm lễ hội trong
năm, nhất là vào dịp tết nguyên đán, sức mua tăng trưởng tích cực, lượng hàng hóa dự trữ
của các hãng bán lẻ lớn được tiêu thụ gần hết, đồng thời nhiều mặt hàng có sức mua tăng
cao. Điển hình như sản phẩm giỏ quà tặng tăng đột biến, chủ yếu phục vụ nhu cầu cộng
đồng, an sinh xã hội... mang tính thiết thực hơn.
Vào những dịp lễ, Tết ở Việt Nam, Aeon cũng tổ chức nhiều chương trình vui
chơi, khuyến mãi dành cho khách hàng và đặc biệt là vào dịp Tết, lễ hội lớn nhất trong
năm của người Việt Nam, Aeon đã tổ chức chương trình Tết Việt- văn hóa Nhật Bản.
Aeon Mall đã tái hiện lại một nét văn hóa rất cổ xưa được lưu trữ lại cho đến hiện nay là
phố Ông Đồ cho chữ đầu năm với những liễn câu đối đỏ rực trong khung cảnh mai đào

khoe sắc thắm đã thu hút hàng tram bạn trẻ.
2. Môi trường chính trị

Sự ổn định chính trị của nước ta tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế
giới, Aeon cũng không phải là ngoại lệ.
Từ sau giải phóng miền nam và thống nhất đất nước, Việt Nam được xem là một
quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà
Nước đang được hòan thiện dần để phù hợp với việc chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế thị
trường và tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Các chính sách mở cửa và hội nhập với
kinh tế thế giới được thể hiện bằng việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do
10


ASEAN (AFTA) năm 1995, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Đây
thực sự là cơ hội tốt cho Việt Nam mở rộng giao thương, hợp tác, phát triển thị trường,
tiếp cận với những công nghệ - kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý của các nước
tiên tiến trên thế giới đồng thời cũng là mối đe dọa khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh
từ những tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài.
3. Môi trường luật pháp

Pháp luật liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Pháp luật của nước ta tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất
nhiều các nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam trong đó có Aeon mall.
Hệ thống pháp luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương
mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu, …đặc biệt nước ta có chính sách mở
cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ trong nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Từ
1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân
phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại với các nhà bán lẻ
trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi

thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn
lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến
lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán. Aeon mall là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ có
quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn
còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để bảo hộ
các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho
phép. Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng
mở đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối. Chính phủ Việt
Nam đã ban hành điều khoản về “Thẩm định nhu cầu kinh tế” (Economic Needs Test –
ENT) năm 2007. ENT là những tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép nội địa trước sự
thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. Mặc dù có ENT nhưng Aeon mall vẫn nỗ lực sáng
11


tạo và tích cực hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam và lọt vào top những
nhà bán lẻ hàng đầu.
Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hệ thống bán lẻ ở
Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển: tích luỹ vốn, tái đầu tư mở rộng sản
xuất, giảm thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó để thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam còn thực hiện các chính sách
ưu đãi về thuế, về đầu tư đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên các chính sách về đất đai
và hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa thực sự hỗ trợ cho các doanh
nghiệp bán lẻ.
4. Môi trường kinh tế

Trình độ phát triển của kinh tế
Theo thông cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam cuối năm 2016, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng
5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%, "mức tăng trưởng

năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng
6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó
khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là
một thành công."7
Nền kinh tế tăng trường thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về
chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh
nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng
hóa và thu được lợi nhuận cao. Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc
độ phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có
nhà đầu tư nước ngoài. Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số
phát triển kinh bán lẻ (GRDI). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
7 : Theo báo BBC, bài “ GDP Việt Nam tăng 6,21% năm 2016, thấp hơn năm trước” ra

ngày 28/12/2016
12


6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 1724 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm
trước. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,5%, thấp hơn mức tăng 8,8% của cùng kỳ năm
2015.8
Mức độ cạnh tranh ngành bán lẻ
TS. Đinh Lê Hải Hà cho hay, Việt Nam đã cam kết mở cửa gần như hoàn toàn thị
trường bán lẻ trong nước cho các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này mang lại nhiều cơ
hội cho nền kinh tế đất nước, nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam đặc biệt là các doanh
nghiệp bán lẻ trong nước những thách thức to lớn trong việc tăng cường năng lực cạnh
tranh, sử dụng các công cụ được phép để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng, bảo
vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các kênh phân phối hàng Việt và sự tồn tại của các
khu chợ truyền thống, của hàng triệu hộ kinh doanh trong nước.
Giải thích rõ hơn về những thách thức, TS. Đinh Lê Hải Hà cho hay: Từ khi Việt
Nam mở cửa thị trường bán lẻ, một làn sóng nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường

Việt Nam dưới hình thức thập lập cơ sở bán lẻ hoặc mua lại và sáp nhập… Điều này tạo
nên sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường, nhất là khi nhà doanh nghiệp nước ngoài có lợi
thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp Việt về: vốn mặt bằng, công ty mẹ là những đại
lý bán lẻ toàn cầu, họ thường có vốn lớn và có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng
mạng lưới, đội ngũ uy tín, thương hiệu trước khi kiếm lời tại Việt nam.
Ở Việt Nam có khoảng 700 siêu thị và trung tâm mua sắm, trong đó các nhà bán lẻ
nước ngoài chiếm 40%, trong 125 trung tâm thương mại thì khu vực FDI có 31, chiếm
khoảng 25%. Theo Bộ Công thương, đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.200 – 1.300
siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm.9

8 : Theo báo Cafef, bài:” Bức tranh của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm” ra ngày

14/07/2016
9 : Theo báo VOV, bài “ Thị trường bán lẻ Việt Nam: Áp lực cạnh tranh càng khốc liệt” ra
ngày 28/08/2016
13


4.1.

Tỷ lệ tiết kiệm

Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu
nhiều hơn, những người có thu nhập trung bình càng thấp chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể
chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống cho thấy sự tự tin
trong tiêu dùng của người Việt Nam nói chung.
4.2.

Lạm Phát


Chỉ số CPI: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, lạm phát năm 2016 ước ở
mức 4,75% - 4,9%, cao hơn so với mức 0,6% của năm 2015, chủ yếu do giá dịch vụ công
(y tế và giáo dục) được chủ động điều chỉnh mạnh hơn, ước làm lạm phát tăng thêm
khoảng 4 điểm % so với năm 2015.10
Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, sự lạm phát
sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu
thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống
hàng ngày thấp. Với nguồn tài chính có hạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, do đó sức
mua trên thị trường giảm hẳn. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng
hóa của Aeon mall.

10 : Theo 100tin.com, bài “Năm 2016: tăng trưởng GDP ước 6,3%, lạm pháthoảng 4.75-

4.9%” ra ngày 07/12/2016
14


IV.

LÝ GIẢI CÁCH LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ

TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA AEON
1. Đối với hoạt động kinh doanh siêu thị
Về kinh doanh chuỗi siêu thị, tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản chọn phương thức
doanh nghiệp liên doanh để xâm nhập thị trường Việt Nam.
Aeon đang đẩy nhanh tốc độ hiện diện tại các phân khúc trên thị trường bán lẻ,
qua đó gia tăng sự nhận biết thương hiệu và từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt
Nam. Từ năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, Aeon đã cử các
chuyên gia của mình sang khảo sát thị trường và mở văn phòng đại diện tại đây. Những
hoạt động đầu tư thầm lặng của Aeon khiến cái tên này còn khá xa lạ với cả người tiêu

dùng lẫn giới đầu tư trong nước. Khi liên doanh G7-Ministop ra đời năm 2011, Aeon
(cùng với Trung Nguyên) là một trong hai “ông chủ” của hệ thống này. Tuy nhiên, do
những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác giữa hai bên nên liên doanh này bị thất bại. Cái
tên Aeon vẫn chưa được mấy ai biết đến.
Vào giữa tháng 11 năm 2014, Tập đoàn Aeon liên tiếp bắt tay với hai hệ thống siêu
thị lớn của Việt Nam – Citimart ở phía Nam và Fivimart ở phía Bắc – qua đó tạo ra hai
liên doanh mới với tên gọi AeonCitimart và AeonFivimart Theo đó, Aeon sẽ mua 30% cổ
phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Hiện Fivimart đang có 20 siêu thị tại Hà
Nội còn Citimart có 27 siêu thị, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.11
Lý giải về việc lựa chọn Citimart và Fivimart, ông Yukio Konishi – Tổng giám đốc
Aeon Mall Việt Nam cho biết, khi vào thị trường Việt Nam, Aeon mong muốn hợp tác
với những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong giai đoạn phát triển, đã đạt được những
thành công nhất định để hai bên cùng nỗ lực để phát triển mạnh mẽ hơn. “Sự hợp tác đầu
tư này tạo thuận lợi cho cả hai bên, qua đó chia sẻ những nhà cung cấp tốt với nhau để

11 : Theo cafef.com.vn, bài “Aeon mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của
Citimart” ra ngày 28/1/2015
15


cùng có mạng lưới phân phối rộng hơn, có thể đưa hàng về Citimart, Fivimart, Aeon hay
Ministop…”, ông Konishi nói.
Hoạt động liên kết - hợp tác kinh doanh với Citimart hay Fivimart có thể coi là
một công đôi ba việc với Aeon, trong bối cảnh đại gia này tham chiến khá muộn so với
các đối thủ khác tại thị trường bán lẻ Việt Nam.Việc liên doanh này sẽ giúp Aeon tăng
cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu: “Việt Nam sẽ sớm trở thành một thị trường tiêu thụ
khổng lồ. Bắt tay với các đối tác địa phương sẽ là một yếu tố quan trọng, bởi chúng tôi
không thấy có khả năng chiến thắng nếu cứ cố gắng phát triển độc lập”, theo ông Motoya
Okada, Chủ tịch Tập đoàn Aeon.
Cái lợi thứ nhất, là hợp tác với các nhà bán lẻ địa phương ở cả hai đầu kinh tế

Nam - Bắc sẽ giúp Aeon giảm số vốn đầu tư ban đầu nhưng vẫn có thể nhanh chóng "phủ
sóng" đến các đô thị lớn của Việt Nam qua chuỗi 27 siêu thị của Citimart và chuỗi 20 siêu
thị của Fivimart trên khắp cả nước. Do đó, vừa tăng tốc độ phát triển tại thị trường Việt
Nam, vừa nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về thương hiệu Aeon. Tại
buổi lễ khai trương TTTM Aeon Mall Long Biên, đại diện Aeon, chia sẻ: "Bản thân công
ty chúng tôi sang Việt Nam không thể thành công được nếu không có sự tin tưởng của
người dân Việt Nam, vì thế chúng tôi đã có liên kết với Citimart và Fivimart, góp vốn vào
những đơn vị này, thông qua họ - những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm gần 20 năm
trong thị trường bán lẻ để nắm rõ văn hóa, đời sống ở đây".
Lợi thế thứ hai qua việc hợp tác là Aeon nghiễm nhiên là nhà cung ứng các mặt
hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng của mình (dưới thương hiệu Top Value) vào các hệ
thống này một cách chính thức. Đồng thời, đây là kênh kết nối tiện lợi và nhanh chóng
với các nhà sản xuất địa phương trong việc phát triển các sản phẩm sau này của Aeon.
Cái lợi thứ ba, đó là về vấn đề chính sách. Ở Việt Nam, chính phủ có nhiều ưu đãi
cho doanh nghiệp nội, cộng với thủ tục pháp lí rườm rà sẽ làm chậm kế hoạch mở cửa
hàng của Aeon. Chính vì để né tránh rào cản này, Aeon cần đối tác trong nước cùng đi.
16


Thêm một lí do nữa ta có thể xem xét đó là sự thâm nhập nhanh và mạnh của các đối thủ
nặng ký khác như Lotte của Hàn Quốc, Takashimaya, Family Mart cũng của Nhật Bản
hay gần đây hơn là các ông lớn Thái Lan. Áp lực này buộc Aeon phải ưu tiên phát triển
nóng để giành thị phần và muốn như vậy thì việc mua lại các đối tác đã có sẵn chi nhánh
sẽ lợi thế hơn nhiều so với phải bắt đầu tự phát triển.
Ngoài ra, quy định về việc xây trung tâm quy mô lớn có diện tích trên 500m2 hiện
đang bị "siết" khá chặt và từng dự án đều phải kiểm tra kỹ càng, bởi vậy chiến lược tạo ra
các liên doanh - hợp tác kinh doanh đối với một thành viên mới như Aeon có thể coi là
nước cờ tối ưu.
Cái lợi thứ tư, Lí do cho việc liên doanh hiếm có với đối tác địa phương này của
Aeon là để giúp Aeon có thể nhanh chóng “bành trướng” tại thị trường Việt Nam, tạo bàn

đạp tại Đông Nam Á. “Việt Nam sẽ sớm trở thành một thị trường tiêu thụ khổng lồ, và
bắt tay với các đối tác địa phương sẽ là một yếu tố quan trọng, bởi chúng tôi không thấy
có khả năng chiến thắng nếu cứ cố gắng phát triển độc lập”, vị chủ tịch của Aeon cho
biết. Tránh xung đột trực tiếp với cùng lúc nhiều đối thủ tại thị trường không thiếu nhà
bán lẻ ngoại thương hiệu mạnh (BigC, Lotte, …) cũng là một trong những nguyên nhân
thúc đẩy việc lựa chọn liên doanh liên kết của Aeon.
2. Đối với hoạt động kinh doanh mảng trung tâm thương mại

Trong việc này, Aeon Nhật Bản chọn phương thức doanh nghiệp sở hữu toàn bộ để
xâm nhập thị trường Việt Nam.
Aeon đã cho xây dựng các trung tâm thương mại: TTTM Aeon Tân Phú Celadon
(TTTM đầu tiên của Aeon Việt Nam) khai trương vào tháng 1/2014 có vốn đầu tư 109
triệu USD, tổng diện tích sàn 77.000 m2, tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM.
TTTM Aeon Bình Dương Canary khai trương vào tháng 11/2014 được đầu tư xây dựng
với kinh phí 95 triệu USD; quy mô xây dựng trên diện tích đất 6,2 ha với tổng diện tích
sàn 70.000 m2. TTTM Aeon Long Biên khai trương vào tháng 10/2015 có số vốn đầu tư
17


200 triệu USD, với tổng diện tích 120.000 m2. TTTM Aeon Bình Tân khai trương vào
13/7/2016 được đầu tư khoảng 120 triệu USD với tổng diện tích mặt sàn 114.000m2.
Ngoài ra, theo thông cáo báo chí ngày 10/3/2017 Aeon sẽ xây dựng Aeon Hà Đông
(TTTM thứ 5 tại Việt Nam) với tổng diện tích mặt sàn là 95.000 m2 và dự kiến khai
trương vào năm 2019 12. Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm thương mại này được công ty
mẹ ở Nhật Bản rót vốn 100%, và kiểm soát hoàn toàn.
Nguyên nhân Aeon chọn phương thức sở hữu hoàn toàn cho các trung tâm thương
mại là:
Thứ nhất, Aeon xây dựng những trung tâm thương mại quy mô lớn, tích hợp nhiều
dịch vụ để khách hàng khi đến đây không chỉ được mua sắm mà còn có thể trải nghiệm
các dịch vụ vui chơi, giải trí và các tiện ích đi kèm. Do đó, tổng mức đầu tư lớn, mà thời

gian thu hồi vốn dài hơn so với các nước khác (do thu nhập người Việt Nam còn thấp), vì
vậy Aeon càng phải bảo vệ chiến lược kinh doanh nhất quán của mình dựa vào hệ thống
chuỗi và kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu. Với việc lựa chọn thâm nhập quy mô lớn,
Aeon cho ra đời những không gian đẹp, cung cấp những tổ hợp vui chơi giải trí và ẩm
thực quy mô lớn, do đó đã thành công lớn trong việc thu hút khách hàng. Cụ thể là trong
những tháng đầu khai trương Aeon Mall Tân Phú Celadon đã thu hút số lượng khách
trung bình đến hơn 30.000 lượt mỗi ngày, trên dưới 100.000 lượt khách ngày cuối tuần và
ngày lễ, lượng khách đến với Aeon Mall Long Biên lên đến 160.000 lượt. Ngày thường
con số này cũng đạt khoảng 60.000 đến 80.000 lượt khách… 13
Theo ông Yukio Konishi – Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam: “Mặc dù Việt
Nam có nhiều TTTM nhưng mỗi bên đều có cách làm khác nhau. Tôi nghĩ là không bên

12 : Theo Báo mới, bài “Soi quy mô trung tâm thương mại Aeon Mall toàn cầu” ra
ngày 05/11/2016
13 : Theo báo Vietnam.net
18


nào có thể là đối thủ cạnh tranh được với chúng tôi. Chúng tôi tự tin rằng, sẽ tiến hành
quản lý công việc và đào tạo nhân viên với tiêu chuẩn giống như Nhật.”
Thứ hai, với phương thức này, Aeon sẽ tham gia được hình thức hợp tác chiến
lược toàn cầu. Tập đoàn Aeon hiện có 120 trung tâm thương mại Aeon trên toàn thế giới.
Chuỗi các trung tâm thương mại của Aeon đang được vận hành thành công tại Nhật Bản
và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á gồm Trung Quốc, Campuchia, Indonesia
và Việt Nam. Theo chiến lược đề ra, tập đoàn này sẽ đẩy mạnh phát triển tại Đông Nam
Á và Trung Quốc; và mức doanh thu hằng năm chỉ riêng khu vực Đông Nam Á sẽ chiếm
hơn 30% doanh thu toàn cầu. Aeon cũng đang lên chiến lược đưa Việt Nam vượt qua
Thái Lan; và trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực sau Malaysia. Và để đạt được mục
tiêu đề ra thì việc hợp tác toàn cầu là vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược.
Với sự thâm nhập quy mô lớn, trên diện rộng như vậy, để đảm bảo hình ảnh

thương hiệu của doanh nghiệp, Aeon vẫn tiếp tục duy trì hình thức đầu tư bằng 100% vốn
trực tiếp của công ty mẹ, theo đúng hướng đi tự mình phát triển chuỗi siêu thị riêng trong
suốt 30 năm bước chân ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, phương thức doanh nghiệp sở hữu toàn bộ giúp Aeon khai thác tính kinh
tế theo địa phương. Khi đến Việt Nam, ngoài mang theo bên mình những dịch vụ uy tín
đã được duy trì hơn 2 thế kỷ qua, trung tâm thương mại AEON còn muốn giới thiệu thêm
một ý nghĩa mới cho cái tên “AEON” quen thuộc, đó là mang đến cho khách hàng lối
sống phong phú, tiện ích cũng như gắn bó lâu dài với cộng đồng địa phương. Tổng giám
đốc AEON Việt Nam từng chia sẻ: “Chúng tôi xây dựng các trung tâm thương mại
AEON không chỉ để bán hàng, mà hướng tới một mục đích cao hơn: làm thoả mãn nhu
cầu cuộc sống của người dân bằng cách đưa ra nhiều tiện ích để họ cảm thấy thoải mái
nhất”. Tập đoàn này nhất quán trong chiến lược kinh doanh và lên tiêu chí riêng để xác
định địa điểm xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị. Tại Nhật, trong vòng bán kính
xe hơi chạy 30 phút và có trên 400.000 dân sẽ có một đại siêu thị Aeon Mall. Trong khi
đó, tại Việt Nam nơi nào bán kính chạy xe máy khoảng 15 phút và có trên 1 triệu dân thì
19


Aeon Mall sẽ có mặt. Có thể hiểu nôm na là để thích nghi với thói quen đi lại bằng xe
máy của đại đa số người Việt Nam, Aeon đặt tiêu chí xây các đại siêu thị là phải có diện
tích lớn, ở xa trung tâm thành phố, nhưng phải là nơi tập trung đông dân cư.

Kết luận
Môi trường kinh doanh của Việt Nam là môi trường đầy tiềm năng và có sức hút
vô cùng mạnh mẽ đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Aeon nói riêng do
những lợi thế đến từ sự ổn tế định chính trị, dân số đông kéo theo nguồn cung lao động
và thị trường tiêu thụ lớn, tốc độ tăng trưởng kinh nhanh, thu nhập và sức mua cũng
không ngừng tăng lên, …
Thấy được thị trường tiềm năng, Aeon đã có những quyết định về việc lựa chọn
kết hợp hai phương thức gia nhập thị trường Việt Nam, đó là doanh nghiệp sở hữu toàn

bộ ở mảng trung tâm thương mại và liên doanh với Citymart và Fivimart ở mảng hệ
thống siêu thị bán lẻ Aeon đã cho thấy nước cờ vô cùng khôn ngoan của một “ông lớn”
Nhật Bản. Chỉ trong thời gian ngắn tham gia vào thị trường Việt Nam, Aeon giành được
chỗ đứng khá vững chắc trong ngành và đang không ngừng bành trướng thế lực của mình
tại Việt Nam.

20



×