Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tái cơ cấu doanh nghiệp google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.83 KB, 12 trang )

GOOGLE TÁI CƠ CẤU
1. Giới thiệu chung về Google
Google là một công ty Internet được thành lập vào năm 1998, trụ sở tên là
"Googleplex" tại Mountain View tại Canifornia, Hoa Kỳ. Sản phẩm chính
của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là
công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Giám đốc là Larry
Page, 1 trong 2 người sáng lập ra công ty. Tên "Google" là một lỗi chính tả
của từ Googol. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp
xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạngCác sản phẩm chính của công ty.
Tháng 8 năm 2015, Google thông báo kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn dưới
một công ty mẹ mới có tên là Alphabet.
Các dịch sản phẩm và dịch vụ chính của công ty này là công cụ tìm kiếm
Google, Gmail, Google Maps, Youtube…, quảng cáo theo ngữ cảnh tìm
kiếm, ứng dụng Internet, điện toán đám mây và nhiều dịch vụ khác
Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi
trường làm việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn với tỷ lệ tăng
trưởng việc làm trong năm 2011 là 33%.
Hiện tại, Google là trang web được nhiều người truy cập nhất trên thế
giới, đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 là mạng xã hội Facebook và YouTube.
(Theo Wikipedia)

2. Google trước tái cơ cấu
2.1

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Google là kiểu cơ cấu tổ chức ma trận, là sự kết
hợp của hai mô hình là mô hình cơ cấu theo nhóm và mô hình cơ cấu theo
chức năng.



Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Google:

Ban giám đốc

Ban điều hành

Ủy ban Phát
triển lãnh đạo
và bồi thường

Ủy ban
kiểm toán

Ủy ban mua
bán và sáp
nhập

Ủy ban đề cử
và quản trị
doanh nghiệp

Theo chức năng
Theo nhóm

Kỹ
thuậ
t

Kiến thức
Youtube và Video

Nest
Maps
Nghiên cứu y-sinh học
Quảng cáo và thương mại
Android, Chrome và ứng dụng
...

Kinh
doanh

Phá
p
luật

Sản
phẩm

Tài
chính

Google.
org


(Tổng hợp từ Wikipedia, kiemtailieu)

2.2

Cơ cấu bộ máy lãnh đạo


Ban điều hành

Giám
đốc điều
hành:
Larry
Page

Chủ tịch Nhà đồng
điều hành: sáng lập:
Sergey
Eric
Brin
E.Schmidt

Phó CT
cấp cao,
GĐ kinh
doanh:
Omid
Kordestan
i

Phó VT cấp
cao, GĐ
pháp lý và
hát triển:
David
C.Drummon
d


Phó CT
cấp cao,
GĐ tài
chính
Ruth
M.Porat

(Theo bài Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của tập đoàn Google trang
Kiemtailieu.com)
Eric E. Schmidt - Chủ tịch điều hành: Với tư cách là chủ tịch điều hành,
ông chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại của Google: tạo dựng các mối quan
hệ đối tác và mở rộng quan hệ kinh doanh, điều hành ở cương vị lãnh đạo các ý
tưởng về công nghệ và đối ngoại cũng như tư vấn cho CEO và bộ phận lãnh đạo
cấp cao về các vấn đề kinh doanh và chính sách.
Larry Page - Giám đốc điều hành: Với tư cách là giám đốc điều hành của
Google, Larry chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của Google cũng như
dẫn dắt chiến lược công nghệ và phát triển sản phẩm của công ty, Larry là tổng
giám đốc chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Sergey Brin- Nhà đồng sáng lập: Ông quản lý các dự án đặc biệt. Từ năm
2001 đến năm 2011, Sergey là tổng giám đốc công nghệ, chức vụ mà ở đó ông
chia sẻ trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của công ty với Larry Page và
Eric Schmidt.
Nikesh Arora - Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc kinh doanh:
Nikesh giám sát tất cả doanh thu và hoạt động khách hàng cũng như tiếp thị và các
quan hệ đối tác. Gần đây nhất, ông lãnh đạo các hoạt động bán hàng trực tiếp trên


toàn cầu của Google. Ông cũng phát triển và quản lý hoạt động của công ty tại các
thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đồng thời chịu trách nhiệm tạo ra và

mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược trong các khu vực này vì lợi ích của số
lượng ngày càng đông đảo người dùng và các nhà quảng cáo của Google.
David C. Drummond - Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc pháp lý và phát
triển công ty: Với tư cách là phó chủ tịch cấp cao và giám đốc pháp lý, ông lãnh
đạo các nhóm Google trên toàn cầu về pháp lý, quan hệ với chính phủ, phát triển
công ty (các dự án M&A và đầu tư) cũng như phát triển công việc kinh doanh mới
(các quan hệ đối tác chiến lược và cơ hội cấp phép).
Patrick Pichette - Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc tài chính:
Patrick Pichette là giám đốc tài chính của Google, ông gia nhập năm 2001 với tư
cách là phó chủ tịch điều hành chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý hiệu quả
hoạt động.

 Ưu điểm
-

-

Giúp nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, phát triển, thúc đẩy
đổi mới và không xảy ra sự chậm trễ
Định hướng rõ ràng, tập trung các nguồn lực từ các phòng ban
khác nhau để cho ra những sản phẩm tốt nhất, mang tính toàn
cầu. Từ đó đánh giá được năng lực của nhà quản lý cũng như
của nhân viên.
Tính năng động cao giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận
chức năng
Định hướng theo kết quả cuối cùng rõ ràng
Dễ chuyển nhân viên từ dự án này sang dự án khác

 Nhược điểm:
-


-

Giúp nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, phát triển, thúc đẩy
đổi mới và không xảy ra sự chậm trễ
Định hướng rõ ràng, tập trung các nguồn lực từ các phòng ban
khác nhau để cho ra những sản phẩm tốt nhất, mang tính toàn
cầu. Từ đó đánh giá được năng lực của nhà quản lý cũng như
của nhân viên.
Bộ máy cồng kềnh kéo theo nhiều vấn đề như: khó khăn cho
hoạt động quản lý,...
Mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức.
Nguy cơ không thống nhất về chiều dọc và chiều ngang


(Theo: prezi.com, và bài viết của Tuệ Minh ngày 12/8/2015 báo xã hội thông
tin)

3. Nội dung tái cơ cấu.
3.1

Tái cơ cấu diễn ra ở mảng kinh doanh.

Tháng 8/2015, tập đoàn Google thông báo một kế hoạch tái cơ cấu
thành lập Alphabet Inc, công ty mẹ sẽ quản lý Google Inc và các công ty con
khác trước đây là những dự án do Google triển khai.


+ Google Inc: là công ty con lớn nhất của Alphabet Inc, tiếp tục phát
triển trên nền các sản phẩm truyền thống bao gồm công cụ tìm kiếm,

hệ điều hành Android, dịch vụ bản đồ. Google vẫn quản lý Youtube
cho dù đơn vị này cũng có một CEO riêng.
+ Fiber: Công ty chuyên về thiết kế xây dựng mạng lưới truyền dẫn
Internet tốc độ cao.
+ Calico: Doanh nghiệp “nâng cấp” từ dự án nghiên cứu kéo dài tuổi
thọ con người.
+ Nest: công ty chuyên về dịch vụ nhà thông minh.
+ Sidewalk Labs: Doanh nghiệp chuyên phát triển và thử nghiệm các
dự án cải thiện đô thị hiện đại hơn.
+ Google Ventures: Cùng với Google Capital, quỹ đầu tư mạo hiểm
này cũng là kênh “gây vốn” có ý nghĩa sống còn đối với mọi hoạt
động vận hành của Alphabet.
+ Google Capital: Chủ lực huy động cũng như cung cấp các nguồn
vốn đầu tư cho các dự án nói trên của Alphabet.
+ Google X: Đơn vị của những dự án “cung trăng”, nơi đây chứa
những dự án đầy tham vọng như Google Glass hay khí cầu truyền
phát Internet,…
( Theo bài viết Sơ đồ bộ máy 8 thành viên của Alphabet: Quyền lực tối
thượng vẫn trong tay Larry Page của tác giả Quỳnh Anh ngày 12/8/2015
trang nego.vn)

3.2

Sự bố trí các vị trí lãnh đạo sau tái cơ cấu.


Bộ máy lãnh đạo cũ của Google đều được đưa lên đóng giữ các vai trò quan
trọng mới trong Alphabet:








Giám đốc điều hành của Google Inc, Larry Page trở thành CEO của
Alphabet Inc.
Chủ tịch điều hành của Google Inc, Eric E.Schmidt trở thành Chủ
tịch điều hành của Alphabet Inc.
Chủ tich của Google Inc, Sergey Brin trở thành Chủ tịch của
Alphabet Inc.
PCT cấp cao, Giám đốc Tài chính, Ruth M.Porat và một số Giám đốc
điều hành khác đảm nhiệm vị trí tương tự ở cả hai công ty.
PCT cấp cao phụ trách sản phẩm, Sundar Pichai thay thế Larry Page
trở thành Giám đốc điều hành của Google Inc.
Mảng Youtube thuộc quản lí của Google Inc có một CEO riêng là
Susan Wojicicki.
(Theo VnReview, Lê Hoàng số ra Thứ Tư, ngày 12/08/2015)
3.3

Hoạt động của dòng tiền

Trong đơn gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Google cho biết, cấu trúc
mới của tập đoàn sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2015, theo đó, tập đoàn
này sẽ chia thành 2 chủ thể tài chính khác nhau, một là Google và một là
các công ty con còn lại.


“Nếu một trong 2 chủ thể đang hoạt động hiệu quả hoặc kém hiệu quả thì
họ có thể cân nhắc rót thêm vốn hoặc rút vốn ra ngoài. Thậm chí, họ có

thể thiết lập quan hệ đối tác hoặc trở thành các công ty hoàn toàn độc lập
với nhau”, ông Roger Kay, một nhà phân tích tại Endpoint Technologies
Associates, nhận định.
- Google Inc sẽ báo cáo tài chính của mình theo cơ cấu mới cho bản thân
Google Inc và cho nhóm các công ty còn lại (Forbes.com)
- Alphablet sẽ lấy tiền từ Google để rót cho nhiều thử nghiệm không sinh
lời như xe tự lái, máy bay không người lái giao hàng, bong bóng
Internet…
Thực chất thì Google vẫn sẽ cung cấp tiền cho hoạt động của các công ty
khác.
( Theo bài viết của T.C ngày 12/8/2015 báo vietnamnet.vn)

4. Vì sao Google tái cơ cấu doanh nghiệp?
a) Giải phóng cho các mảng kinh doanh mới và giữ vững thương hiệu

mà Google đã xây dựng trong nhiều năm qua
Sự ra đời của Alphabet theo nhiều nhà phân tích là sẽ giúp Google có
được nhiều không gian để hoạt động hơn, trong đó các bộ phận quan trọng
của Google trước đây sẽ hoạt động độc lập và có đội ngũ lãnh đạo riêng, dĩ
nhiên vẫn dưới sự quản lý của Alphabet. Điều này giúp các công ty này có
điều kiện phát triển tốt hơn khi có quyền đưa ra những chính sách riêng phù
hợp.
Không chỉ đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho Google, việc tách
riêng các mảng kinh doanh thành các công ty con còn tạo động lực phát
triển, sự linh động hơn cho các dự án, đặc biệt các dự án "điên rồ" mà hai


nhà sáng lập đang đặt rất nhiều hi vọng. Bởi lẽ, tách ra tức là mỗi dự án sẽ
hoạt động với một tư cách pháp nhân riêng, một hệ thống quản lý riêng nó
không còn bị trói buộc bởi các giới hạn của Google cũ, nơi bị can thiệp quá

nhiều bởi các nhà đầu tư. Đồng thời, các dự án này có tính rủi ro vô cùng lớn
nên nếu chúng có thất bại thì cũng không trực tiếp làm xấu đi một thương
hiệu của Google.
b) Hoạt động của mảng cốt lõi làm an lòng các nhà đầu tư

Doanh thu của Google có đến 90% đến từ hoạt động của mảng tìm
kiếm và quảng cáo trực tuyến và Google đang đem số tiền này để rót vào các
dự án mang tính viễn tưởng “ngốn” những khoản tiền đầu tư khổng lồ mà
nguy cơ thất bại thì rất cao. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đang đầu tư vào
Google cảm thấy lo lắng, thậm chí bất bình về số tiền đầu tư của họ còn
những người dự định đầu tư thì e ngại, hoang mang cho việc quyết định có
đầu tư vào Google hay không. Đợt tái cấu trúc vừa diễn ra, Google sẽ dễ
dàng tách các báo cáo tài chính ra làm 2 phần bao gồm Google và các dự án
khác thuộc Alphabet. Qua đó, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn, đồng thời
họ sẽ được cung cấp các thông tin rõ ràng hơn về các dự án (dự án nào là cốt
lõi, dự án nào đang nghiên cứu, dự án nào hướng tới mục tiêu lâu dài) từ đó
họ sẽ có các quyết định đầu tư phù hợp: lựa chọn an toàn với việc đầu tư
mảng kinh doanh cốt lõi của Google hay dũng cảm với các dự án viễn tưởng
mà xác suất thất bại rất cao nhưng một khi chúng thành công thì lợi ích
chúng đem lại to lớn vô cùng, đến mức khó thể đo đếm được.
c) Giải phóng cho Larry Page

Theo báo cáo của Business Insider, Page cảm thấy nhàm chám khi
làm việc ở mảng tìm kiếm của Google. Đó là lý do tại sao ông bổ nhiệm
Sundar Pichai dẫn dắt mảng cốt lõi này từ tháng 10 năm ngoái. Hiện tại, khi
chính thức hóa vai trò đó, Page sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không phải
giả vờ quan tâm tới những thứ mà ông không thích. Giờ thì Page không cần
phải tới văn phòng nữa, không phải xuất hiện tại các sự kiện, điều mà ông
chưa bao giờ thích thú.



d) Vai trò mới của Sergey Brin

Vai trò lãnh đạo của Brin tại Google trong 4 năm qua không thực sự rõ
ràng khi mà Page xác nhận lại quyền CEO. Ông là nhà đồng sáng lập và cả
thế giới biết rằng Brin chịu trách nhiệm cho Google X, dự án đặc biệt bí mật
của Google mà có rất ít người có thể hiểu rõ. Trước khi tái cấu trúc, chức vụ
của Brin chỉ là đồng sáng lập và trưởng dự án đặc biệt Google X.
Sau khi Google trở thành công ty con của Alphabet, Brin trở thành
Chủ tịch của Alphabet và quản lý tất cả các dự án khoa học cực kỳ thú vị và
đặc biệt của công ty. Các dự án này có thể coi như những công ty con hoạt
động bên ngoài các mảng cốt lõi của Google
(Tổng hợp từ bài viết 4 lý do khiến Google tái cấu trúc, thành công ty
con của Alphabet của Tùng Phạm theo Tri thức trẻ ngày 12/8/2015)
e) Điều hành bộ máy một cách độc lập, hiệu quả

Larry Page viết trên blog chính thức của Google: “Alphabet là gì?
Alpabet là một bộ sưu tập các công ty, mà lớn nhất trong đó dĩ nhiên là
Google. Google mới này sẽ được rút gọn lại. Về cơ bản, chúng tôi tin rằng
điều này sẽ cho phép chúng tôi quản lý quy mô hơn và có thể điều hành độc
lập những vấn đề không liên quan với nhau”
Với việc kinh doanh trong quá nhiều lĩnh vực gồm cơ số các dự án
kiến cho cơ cấu tổ chức của Google quá cồng kềnh. Thêm vào đó, Google
hoạt động chỉ với 3 cấp quản lí mà Larry Page là người đứng đầu khiến cho
lượng công việc của từng nhà điều hành quá lớn, áp lực cao dẫn đến quản lí
và hoạt động không đạt được hiệu quả cao nhất. Tái cơ cấu giúp bộ máy của
Google trở nên gọn nhẹ và việc phân chia trách nhiệm rõ ràng hơn.

f) Níu chân Sundar Pichai và các nhân tài khác


Khi Google loại bỏ chính cha đẻ của Android để đưa Sundar Pichai
lên nắm quyền, báo giới và cả giới đầu tư công nghệ sớm hiểu rằng vị lãnh
đạo gốc Ấn này sẽ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng tại Google. Sự kiện


"trao ngôi" vào tháng 10 càng khẳng định vị thế đó của Pichai, và giờ đây
ông đã là CEO của Google mới.
Nhưng theo một nguồn tin thân cận với Twitter, "3 năm về trước
Twitter đã cố chiêu mộ Sundar Pichai và đã gần đạt được mục đích của
mình. Google phản đòn bằng cách đưa ra một khoản lương khổng lồ và
Pichai ở lại".
Và một khi Google đã trở thành Alphabet, những nhà lãnh đạo của các
bộ phận tại Google cũng có thể sẽ được cân nhắc lên làm giám đốc các công
ty con. Cựu CEO Nest (nhà sản xuất thiết bị smarthome được Google mua
lại vào 2013) có thể được đưa lên làm CEO X Labs, còn Arthur Levinson
cũng có thể trở thành CEO của Calico. Bằng cách này, Larry Page có thể làm
đẹp lòng các CEO của các công ty con, vốn đều là những tên tuổi công nghệ
lớn trước khi đến với Google. (Tổng hợp từ Business Inside )
(Theo báo Vnreview số ra ngày 12/8/2015 của tác giả Lê Hoàng)

5. Kết quả và những dự đoán về Google sau tái cơ cấu.
-

-

Trước mắt Google đã gặt hái được một số kết quả khả quan như quý 2
vừa qua, Google đạt doanh thu 17,7 tỷ USD. 90% trong đó đến từ
mảng quảng cáo. Hang này đạt được lợi nhuận biên 4,3 tỷ USD và
hiện đã có được 61 tỷ USD tiền mặt. ngay sau khi Google công bố
thông tin tái cơ cấu công ty, cổ phiếu của công ty đã tăng lê 32USD/cổ

phiếu (5% so với phiên giao dịch trước)
(Theo báo Vnreview số ra ngày 11/8/2015 tác giả Minh Trung)
Tuy nhiên có 2 lý do cần phải lo lắng về tương lai Google:
+ Page làm suy yếu quyền lực của mảng kinh doanh cốt lõi nhất: Dù
thay đổi tên doanh nghiệp dường như chỉ là những biến chuyển bề nổi
nhưng thực tế nó lại có tác động vô cùng mạnh mẽ. Dường như Page
đang muốn tuyên bố với toàn công ty rằng một số thứ đang thay đổi
nhưng thông điệp này lại không được truyền tải theo cách mà Page
mong đợi. Bằng việc biến Google thành con của Alphabet, Page đã
“giáng cấp” mảng kinh doanh quan trọng nhất của toàn công ty.
Những gì thuộc về Google chỉ còn lại là YouTube, Android, Gmail và
Google Maps.
+ Page tạo một môi trường mới châm ngòi cho cuộc nội chiến giữa
các CEO của công ty con: Alphabet sẽ dùng số tiền mà Google kiếm
được và sau đó chi tiêu vào những dự án không lợi nhuận khác như xe


tự lái, vận tải bằng máy bay không người lái, hay khinh khí cầu có
internet… Như vậy, Google vẫn sẽ là nhân tố quan trọng với nhiều
công ty con thuộc Alphabet, bằng cách này hay cách khác. Một ví dụ
đơn giản là xe tự lái của Google chẳng thể sống thiếu Google Maps
.Điều này có nghĩa là Page và Brin sẽ quyết định người nào sẽ được
cấp bao nhiêu tiền để làm cái gì. Bản thân Page luôn muốn những
người này trở thành các CEO độc lập. Tuy nhiên cuối cùng tất cả họ
đều đang làm việc cho Page, bất kể dự án nào của họ cũng cần có sự
thông qua của Page. Như vậy, Page sẽ là người chịu trách nhiệm giải
quyết thỏa đáng cho cái tôi của mỗi người trong số họ. Nếu không xử
lý khéo, rất có thể xảy ra tai họa.
(Theo bài Đợt tái cấu trúc lịch sử của Google có nguy cơ trở thành
tai họa của báo genk theo Trí thức trẻ ngày 13/8/2015)




×