Phương pháp đọc SQ3R
Tôi, hoặc tìm ra phương pháp cho mình,
hoặc phải phục tùng phương pháp của kẻ khác
Wm. Blake 1757 - 1827 người Anh
3 R's:
S=Survey: Khảo sát
Q=Question: Đặt câu hỏi
Read= Đọc
Review= Đọc lại
Recite= Ghi nhớ
Trước khi
đọc, khảo
sát bài đọc
Survey
Tiêu đề, đề mục chính và phụ
Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị
Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên.
Xem đoạn đầu và cuối
Xem phần tóm tắt.
Khi đang
khảo sát,
hãy đặt
những câu
hỏi sau:
Question
Biến tiêu đề thành câu hỏi
Đọc các câu hỏi ở cuối bài
Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn
Mình đã biết gì về vấn đề này rồi?
Lưu ý:
Nếu cần hãy viết ra và suy ngẫm. Phương pháp này gọi là
SQW3R
Khi bắt
đầu đọc
Read
Tìm câu trả lời choc ác câu hỏi đã nêu
Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương
Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ…
Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiêng
Học các hướng dẫn về biểu đồ
Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó
Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu
Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.
Ghi nhớ
sau khi đọc
hết một
phần
Review
Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc.
Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình.
Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó
bằng lời của mình.
Gạch dưới ý quan trọng
Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình.
Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ
nhanh và nhớ lâu.
Học công hiệu gấp ba: Nhìn, nói, nghe
Học công hiệu gấp tư: Nhìn, nói, nghe, viết
Dò lại bài,
một quá
trình lâu
dài
Recite
Ngày 1:
Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú
Ngày 2:
Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che
phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình.
Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ.
(flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.
Ngày 3, 4, 5:
Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú Cuối
tuần:
Dùng sách học, làm một bản biểi nội dung, trong đó liệt kê
toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông
tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ
thông tin.
Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ ko cần
nhồi nhét khi kỳ thi đến.
Học cách học
Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái
Henry Brooks Adams
Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:
• Bản thân
• Khả năng học của bạn
• Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
• Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học
Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại chật vật khi học đánh tennis (hoặc
ngược lại).
Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ
bản sau:
Có bốn bước cơ bản:
Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những
Hướng dẫn học khác.
Bắt đầu với
những kinh
nghiệm đã
có
Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:
• Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết?
Dịch? Nói trước đám đông?
• Biết cách tóm tắt?
• Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
• Ôn tập kiểm tra?
• Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
• Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
• Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ
thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả
nhất?
Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất?
Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
Liên hệ với
việc học
hiện tại
Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích
không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát
được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?
Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập
đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nhắc
quá trình và
vấn đề
Tiêu đề là gì?
Các key word có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?
Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay
Một phương pháp học
Học tập không phải gì khác mà chính là sự sở hữu của trí tuệ
Thomas Hobbes , 1651
Tâm trạng:
Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc
học.
Sự hiểu biết:
Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết
được
Nhắc lại
Sau khi đã học được một phần,
dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.
Hấp thụ