PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 2:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn
một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời
rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những
người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."
(Ngữ văn 8 - tập 1)
1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2) Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 ( 3,0 điểm)
THUỐC CHỮA ĐAU BUỒN
Chuyện kể về một người phụ nữ vừa mất con trai. Trong nỗi đau thương tột cùng, bà
tìm đến một nhà hiền triết. “Có lời cầu nguyện nào, câu thần chú nào mà ông biết có thể làm
con trai tôi sống lại không?” – lời của người mẹ thật sự tuyệt vọng.
Thay vì từ chối hoặc khuyên bà mẹ hãy nguôi ngoai, nhà hiền triết đáp: "Hãy tìm về
đây cho ta một hạt giống cây mù tạc từ gia đình nào chưa từng biết đến đau khổ. Nó có thể
dùng để xua tan đi nỗi đau của bà.”
Người phụ nữ cảm tạ và lập tức lên đường tìm hạt giống thần kì. Đầu tiên, bà tìm
đến một căn nhà lớn rất sang trọng, gõ cửa và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạc từ
ngôi nhà không bao giờ biết đến đau khổ. Có phải nơi này không?”. Họ trả lời rằng bà đã
nhầm chỗ. Họ kể với bà những chuyện bi thảm đã xảy ra đến với mình. Nghe chuyện, bà
ngồi lại và an ủi họ. Rồi bà lại tiếp tục cuộc tìm kiếm gia đình hạnh phúc nhất. Nhưng bất cứ
nơi nào bà ghé vào, từ những căn nhà cao sang hay gác xép tồi tàn, bà đều được trả lời
bằng những câu chuyện buồn. Bà trở nên quan tâm và muốn giúp đỡ, chia sẻ nỗi bất hạnh
của người khác, đến nỗi sau cùng bà đã quên đi câu hỏi về hạt giống cây mù tạc thần kì. Mà
tự bao giờ hạt giống thần kì đó cũng đã mang nỗi đau trước kia ra khỏi cuộc đời bà rồi.
(Theo songdep.xitrum.net)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách chữa trị đau buồn trong câu chuyện trên.
Câu 3( 5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca Cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã thể hiện sâu
sắc vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày."
Dựa vào bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh và "Khi con tú hú" của Tố Hữu
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------------Hết----------------------Họ và tên thí sinh:……………………………………….…Số báo danh:………………
Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….……………………
Ghi chú:
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KHOÁI CHÂU
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng
diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Đọc hiểu đoạn văn
2,0 điểm
1)
- Đoạn văn trích trong văn bản " Tôi đi học" của Thanh Tịnh.
0,50 đ
2)
- Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Họ như con 0,50 đ
chim non… ngập ngừng e sợ”, " Họ thèm vụng và ước ao thầm
được như những người học trò cũ..."
- Hiệu quả:
+ “ Họ như con chim non… ngập ngừng e sợ” diễn tả tâm trạng 0,75 đ
của ”tôi” và các cô cậu lần đầu tiên đến trường với những tâm
trạng bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học
trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời
kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh
mông, bao la bất tận ấy.
+ " Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò
cũ..." thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả khi được đi học.
0,25 đ
Câu 2
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về mẩu chuyện
3,0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
0,25 đ
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,25 đ
Cách chữa trị đau buồn hiệu quả là biết yêu thương, chia sẻ với
những người có nhiều đau buồn trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động.
- Giải thích: Từ việc dựa vào mẩu chuyện, thí sinh nêu khái quát 0,25 điểm
vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận:
1,25 điểm
+ Khẳng định thông điệp đưa ra là đúng hay sai, hợp lí hay không
hợp lí.
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về thông điệp bằng những lí lẽ, dẫn
chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
- Bài học nhận thức và hành động.
0,25 điểm
Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
- Giải thích được việc người phụ nữ quên đi được nỗi đau khủng
khiếp của mình là nhờ bà đã biết tìm đến, chia sẻ, an ủi những
Câu 3
người đau khổ khác. Từ đó rút ra vấn đề cần nghị luận: Cách
chữa trị đau buồn hiệu quả là biết yêu thương, chia sẻ với những
người có nhiều đau buồn trong cuộc sống.
- Bàn luận.
+ Khi tìm đến với những người có nhiều đau khổ khác, bản thân
mỗi người sẽ thấy không chỉ có mình khổ, nỗi đau của mình có
khi còn không bằng nỗi đau của người khác, mình sẽ bớt đau
buồn hơn.
+ Chia sẻ, yêu thương, an ủi những người đau khổ, mỗi người sẽ
tìm thấy niềm đồng cảm, niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và
không còn nhiều thời gian để nghĩ đến nỗi khổ của bản thân.
+ Trong cuộc sống có nhiều người đã biết chữa trị buồn đau của
mình bằng những việc làm nhân ái, giàu yêu thương với những
người bất hạnh.
+ Phê phán những người chìm đắm trong đau khổ, không biết
chia sẻ yêu thương để chữa trị đau buồn cho mình và cho người
khác.
- Bài học nhận thức và hành động:
Không chìm đắm trong đau buồn, không trông chờ vào phép
màu, sống yêu thương, chia sẻ để tìm niềm vui.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Chứng minh "Thơ ca Cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã
thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng
trong cảnh tù đày." qua bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
và "Khi con tú hú" của Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
"Thơ ca Cách mạng Việt Nam trước năm 1945 đã thể hiện sâu
sắc vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù
đày." qua bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh và "Khi con
tú hú" của Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ và triển khai khác nhau,
miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
* Giới thiệu được những nét cơ bản về hai tác giả, hai tác phẩm
và khẳng định được hai sáng tác đặc sắc nhất về hình ảnh người
tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng
Việt Nam trước cách mạng. Nêu được vấn đề nghị luận.
* Bàn luận ý kiến: Vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua
hai bài thơ:
- Trước tiên là vẻ đẹp về tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái
đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù cách mạng mà
ở đây là ( Hồ Chí Minh, Tố Hữu). Có lẽ, trước hết, họ là những
0,50 điểm
0,25 điểm
5.0 điểm
0,25 điểm
0,50 điểm
3,5 điểm
0,25 điểm
1,5 điểm
nhà thơ, là những người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo
cái đẹp.
+ Ở bài thơ " Khi con tu hú" là bức tranh thiên nhiên đặc sắc mùa
hè trong cảnh tù đầy: với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, hình
ảnh đồng lúa chín, sân bắp vàng, nắng hồng, đôi con diều sáo tự
do bay lượn.... -> Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng nhiều
giác quan, vừa có hình ảnh, màu sắc, lại có cả hương vị, âm thanh
-> tâm hồn tinh tế, hòa mình vào không gian tự do, khoáng đạt,
thanh bình, nên thơ.
+ Ở bài thơ " Ngắm trăng" lại là vẻ đẹp không gian đêm trăng
sáng giữa chốn lao tù: vô vàn thiếu thốn, gian khổ (không rượu,
không hoa, không tự do) nhưng con người và thiên nhiên vẫn có
sự giao hòa (người ngắm trăng, trăng ngắm người) nên thơ, thi
vị... -> tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
- Vẻ đẹp thứ hai của người chiến sĩ cách mạng trong tù đầy là
khát vọng tự do mãnh liệt:
+ Tâm trạng ngột ngạt, u uất; lòng khao khát tự do, muốn phá tan
căn phòng giam chật hẹp, tù túng trở về với tự do, với cuộc sống,
về với hoạt động cách mạng còn đang dang dở. (Khi con tu hú)
+ Cuộc vượt ngục bằng tinh thần, thoát ra khỏi chốn nhà lao tối
tăm, chật chội để được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, làm
bạn với vầng trăng, với thiên nhiên. (Ngắm trăng).
- Trong hoàn cảnh tù đầy, người chiến sĩ cách mạng luôn lạc
quan yêu đời:
+ Hồ Chí Minh cảm nhận tất cả vẻ đẹp thanh cao của trăng như
các thi nhân xưa, phong thái ung dung tự tại, ý chí tinh thần lạc
quan luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, cách mạng thành công.
+ Với Tố Hữu, đó là một chàng trai trẻ sôi nổi, một thi nhân với
tâm hồn nhạy cảm, khát vọng tự do qua bức tranh mùa hè tưởng
tượng sinh động, sống động, rực rỡ sắc màu, hình ảnh; là tiếng
lòng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tiếng thơ của một thi
sĩ tràn đầy sức sống, sức trẻ..
- Đánh giá:
+ Cả 2 bài thơ đều là những sáng tác của các chiến sĩ cách mạng,
ra đời trong hoàn cảnh tù đày gian khổ.
+ Hình ảnh thơ quen thuộc nhưng đặc sắc, tinh tế thể hiện qua
tâm hồn mẫn cảm. Thể thơ dân tộc, nhịp thơ nhanh, nhiều động
từ, tính từ mạnh... (Khi con tú hú), thể thơ Đường luật giản dị mà
hàm súc, ngôn ngữ chắt lọc, nghệ thuật đối ... (Ngắm trăng).
+ Những bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, những cung bậc
cảm xúc khác nhau... được thể hiện qua những tâm hồn mẫn cảm,
con mắt tinh tế, óc tưởng tượng phong phú vượt lên trên tất cả lao
tù, xiềng xích...
+ Chất chiến sĩ hòa với chất thi sĩ, chất thơ hòa với chất thép.
* Khẳng định lại vấn đề nghị luận, bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
d. Sáng tạo
1,0 điểm
0,50 điểm
0,50 điểm
0,25 điểm
0,50 điểm
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25 điểm
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm
Lưu ý: Đáp án câu 3 chỉ là một số định hướng, gợi ý có thể tham khảo. Giáo viên căn cứ vào
thực tế bài làm học sinh để cho điểm hợp lý, không quá câu nệ đáp án.
- Trên đây là điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh không có những hiểu biết và kiến giải
thấu đáo, chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức khi làm bài thì không thể đạt số
điểm này.
- Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, khuyến khích những bài làm có cách đột phá,
có ý tưởng mới, lạ.
- Nếu học sinh phân tích không theo luận điểm mà phân tích riêng rẽ từng bài thơ, tối đa
chỉ cho ½ số điểm. Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25, không làm tròn.