Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 huyện khoái châu năm học 2017 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.54 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2017 – 2018
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“…Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ
cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao
che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu
xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt
sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
(Ngữ văn 9 – Tập một)
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó?
b, Đoạn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
c, Cảnh vật trong đoạn trên được miêu tả chủ yếu bằng biện pháp tu từ nào? Nêu
tác dụng của biện pháp tu từ đó?
(Trình bày bằng một đoạn văn có độ dài từ 5 đến 10 câu văn)
Câu 2 (5,0 điểm):
- Lắng nghe để nhận được nhiều hơn những bài học bổ ích từ thầy cô.
- Lắng nghe để sửa chữa những lỗi lầm của chính bản thân mình.
- Lắng nghe để thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm buồn vui
của bạn bè.
(Thử sức trước kì thi vào lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực người học)
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề “Biết lắng nghe” trong đoạn thông tin
trên.
(Bài viết khoảng một trang giấy thi).


Câu 3 (10 điểm): Khi nhận xét đánh giá về bài thơ “Ánh trăng” có ý kiến cho
rằng: Bài thơ được người đọc yêu thích không chỉ vì Nguyễn Duy đã tìm về một
đề tài quen thuộc mà tác giả còn chọn cho mình một lối đi riêng.
Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
--------------Hết-------------Họ và tên thí sinh:………………………………………Số báo danh…………
Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………………………
Ghi chú:
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG
HUYỆN KHOÁI CHÂU
Năm học 2017 – 2018
Môn : Ngữ văn – Lớp 9

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày bài bản, chữ viết đẹp.
- Điểm toàn bài là điểm thành phần của từng câu. Học sinh trả lời được ý nào
giáo viên cho điểm ý đó. Điểm lẻ nhỏ nhất đến 0,25 điểm.
- Tôn trọng những phát hiện mới sát vấn đề, những liên hệ mang tính giáo dục kỹ
năng sống. (Ví dụ ở câu 2)
- Giám khảo không máy móc khi áp dụng đáp án chấm.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu
Câu 1

a,
b,

c,

Câu 2

Nội dung

Điểm

-Đoạn văn trên trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”.
-Tác giả: Nguyễn Thành Long.
-Đoạn trên được kể ở ngôi thứ ba.
-Vì người kể chuyện giấu mình, đứng ngoài
quan sát, kể lại.
-Cảnh vật trong đoạn trên chủ yếu được miêu tả
bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
-Tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên ở
Sa Pa: Lặng lẽ thơ mộng và tràn đầy sức sống.
Hấp dẫn người đọc, tìm đến nghỉ ngơi và khám
phá.
-Tạo lên một đoạn văn tự sự đậm chất họa, giàu
chất thơ và làm nổi bật chủ đề của truyện.
=>Học sinh đảm bảo cấu trúc một đoạn, phân
tích được các giá trị nghệ thuật và nội dung như

trên, giám khảo cho điểm tối đa.
- Học sinh không tuân thủ một đoạn, tách thành
nhiều đoạn hoặc gạch đầu dòng mà vẫn đảm
bảo các ý trên trừ 1,0 đ.
Học sinh có thể trình bày thành một bài văn nghị
luận, có thể viết thành một đoạn miễn sao diễn
đạt trong sáng rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lý lẽ

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

5,0 đ


a,
b,

c,

Câu 3

a,
b,


sát vấn đề và đạt được những ý sau thì giám
khảo cho điểm tối đa là 5,0 đ.
Giới thiệu được vấn đề nghị luận là “Biết lắng
nghe”.
Bình luận giải quyết vấn đề:
-Thế nào là biết lắng nghe?
-Vì sao phải biết lắng nghe?
-Việc biết lắng nghe mang lại những lợi ích
gì?
+ Trong học tập, biết lắng nghe thì thu được
kết quả như thế nào?
+ Biết nghe người khác nói về lỗi lầm, những
tồn tại của bản thân mình sẽ giúp mình biết
tự đánh giá, tự sửa chữa khuyết điểm, phát
huy ưu điểm để hoàn thiện mình.
+ Biết lắng nghe mới thấu hiểu người khác,
biết đồng cảm chia sẻ với bạn bè và người
xung quanh.
-Nếu không biết lắng nghe thì sẽ như thế
nào?
+ Trong học tập.
+ Trong giao tiếp và trong quan hệ với mọi
người.
Bài học cho bản thân và thông điệp cho mọi
người.
- Hãy biết lắng nghe để học tập và tích lũy
kiến thức.
- Biết lắng nghe để hoàn thiện mình.
- Biết lắng nghe để thấu hiểu và chia sẻ

nhiều hơn với những người xung quanh
mình.
Học sinh kết hợp nghị luận giải thích với nghị
luận chứng minh đã học ở lớp 7.
- Bài làm phải đạt được 2 nôi dung chính
như sau:
a, “Ánh trăng” đã tìm về một đề tài quen thuộc
b, “ Ánh trăng” có một lối đi riêng
Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận qua việc dẫn
dắt và trích nhận định vào mở bài
Thân bài: Học sinh cần làm sảng tỏ những nội
dung sau
Ý1: Đề tài quen thuộc trong bải thơ “ Ánh

1,0 đ
3,0 đ

1,0 đ

10 đ


6,0 đ



trăng” của Nguyễn Duy là hình ảnh trăng. Từ
xưa đến nay, các nhà thơ nhà văn đều lấy trăng
làm bạn, lấy trăng làm đề tài sáng tác, gửi tâm
sự vào trăng

- Dẫn chứng: Học sinh có thể nêu được từ 1 đến
2 d/c của tác giả khác để chứng minh
=>Nguyễn Duy đã đưa thơ mình hòa nhập vào
nguồn mạch thơ truyền thống, đưa người đọc về
với vẻ đẹp ngàn đời để đánh thức tình yêu, sự
nhạy cảm với cái đẹp.Đề tài quen thuộc ấy cũng
chính là hình ảnh ánh trăng, vầng trăng xuyên
suốt bài thơ
Đó là lí do mà người đọc yêu thích bài thơ.
Ý2: Tác giả đã chọn cho mình một lối đi riêng.
Cái riêng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn
-Duy được thể hiện ở hai phương diện: Riêng về
nghệ thuật và riêng về nội dung.
Cái riêng về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, không
có dấu chấm ngắt câu, mỗi khổ chỉ viết hoa chữ
cái đầu tiên khiến cho nhịp kể và nhịp cảm xúc
tuôn trào tự nhiên liền mạch.
-Bài thơ được kể theo trình tự thời gian, kết hợp
hài hòa tự sự với trữ tình, lời thơ tự bạch thấm
thía. (Học sinh lấy dẫn chứng minh họa).
-Riêng về nội dung:
+ Trăng vốn là một biểu tượng của thiên
nhiên hiền hòa tươi mát gắn bó với con
người, trở thành người bạn tri âm tri kỉ của
con người trong quá khứ
D/c Phần1của bài thơ: Hình ảnh vầng trăng
trong quá khứ và phân tích
+ Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thủy
chung viên mãn và tròn đầy “trăng tròn vành
vạnh”

Là biểu tượng của sự vị tha độ lượng mà rất
nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng có
đèn quên trăng có mới nới cũ: “Ánh trăng im
phăng phắc”
Vì thế mà nhân vật trữ tình thấy xấu hổ, thấy
mình có lỗi với quá khứ gian nan, với đồng
đội nghĩa tình với những người đã từng cưu
mang giúp đỡ mình và “Giật mình” nhận lỗi.
Bài học của bản thân nhưng là thông điệp

4 đ


cho mọi người: Phải sống đúng với đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây”
D/c và phân tích: Ở phần cuối bài thơ.
c,

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, có liên hệ bày tỏ 2 đ
cảm xúc.
--------------Hết--------------



×