Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.22 KB, 1 trang )
Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Bài làm
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có
tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá
nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được
làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng
tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào
Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.
Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết
hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9
người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời
chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em
đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách
để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu
như thế này...
Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không
hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không
truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là
hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng
không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen –
chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen
hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình
như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63
năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác
phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó
hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài
thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.
Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay
của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này