Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.28 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠ VĂN VIỆT

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Chức
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng

Phản biện 1: …………………………………………………………....
…………………………………………………………...........................
Phản biện 2: …………………………………………………………....
…………………………………………………………...........................
Phản biện 3: …………………………………………………………....
…………………………………………………………...........................



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện
Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của
Học viện Hành chính Quốc gia.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Tạ Văn Việt (2015), Một số giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tạp chí Quản lý Nhà nước số 231/4-2015, tr76-79, Hà Nội.
2. Tạ Văn Việt (2015), Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở Đồng
bằng Sông Hồng, Tạp chí Kinh tế sinh thái số 49/2015, tr99-104, Hà Nội.
3. Tạ Văn Việt (2015), Việt Nam thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 238/11-2015, tr57-59, Hà Nội.
4. Tạ Văn Việt (2016), Việt Nam chủ động và đa dạng hóa nguồn lực để ứng phó với
biến đổi khí hậu, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 245/6-2016, tr78-81, Hà Nội.
5. Tạ Văn Việt (2017), Hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 257/6-2017, Hà Nội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang đƣợc toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã
và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trƣờng toàn cầu. Theo báo
cáo của Diễn đàn các nƣớc dễ bị tổn thƣơng vì biến đổi khí hậu, nhiều nơi trên thế giới đã phải
hứng chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc

nghiệt, gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và vật chất. Biến đổi khí hậu kéo theo nạn đói và
bệnh tật, tình trạng ô nhiễm không khí với lƣợng khí thải CO2 quá lớn đang làm cho 50 triệu ngƣời
chết mỗi năm. Nếu các quốc gia không làm gì, số ngƣời chết do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu có
nguy cơ lên đến 100 triệu vào năm 2030.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu.
Trong Báo cáo đánh giá tác động lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
thì các nhà khoa học đã chắc chắn đến 95% rằng các hoạt động của con ngƣời đang là nguyên nhân
chính gây ra biến đổi khí hậu. Vì vậy, con ngƣời cần phải có những hành động khẩn trƣơng và phù
hợp để ngăn chặn những biến đổi đó nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả từ chính hoạt
động của mình.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững (PTBV) của đất nƣớc. Vì vậy, việc ứng phó với biến đổi khí hậu hiện là vấn đề đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm và đã trở thành nội dung quan trọng trong nhiều chƣơng trình nghị sự.
Là quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nỗ lực triển khai thực hiện
Công ƣớc khí hậu, Nghị định thƣ Kyoto, đặc biệt là tăng cƣờng hợp tác, đối tác trong ứng phó với
biến đổi khí hậu, theo tinh thần của Thỏa thuận Paris. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch
thực hiện Thỏa thuận Paris (tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016) bao gồm 5 trụ cột
chính: giảm nhẹ, thích ứng, minh bạch, tài chính khí hậu và quản lý nhà nƣớc với 3 nhóm nhiệm vụ
tăng cƣờng chủ động thích ứng với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo an sinh xã hội; ứng phó
với nƣớc biển dâng và ngập lụt đô thị.
Nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra một cách kịp thời và tƣơng đối toàn diện nhƣ xây dựng kịch bản biến
đổi khí hậu cho 63 tỉnh, thành và kịch bản nƣớc biển dâng cho 28 tỉnh ven biển, có bản đồ chi tiết về vấn
đề nƣớc biển dâng cho Hoàng Sa và Trƣờng Sa…, nghiên cứu các giống cây trồng mới ở những vùng hạn
hán kéo dài và đất đai bị xâm ngập mặn, tích cực triển khai Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu và các
chiến lƣợc Tăng trƣởng xanh, Phòng, chống thiên tai, Phát triển năng lƣợng tái tạo... với nhiều chƣơng
trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính…
Ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều l nh vực đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng.
Nhận thức về biến đổi khí hậu, cả về nguy cơ, thách thức và những cơ hội đã có chuyển biến tích
cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; thể chế, chính sách về ứng phó với

biến đổi khí hậu từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện; nguồn lực và các điều kiện cơ bản để ứng
phó với biến đổi khí hậu bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nƣớc ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, vấn đề Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam đƣợc lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ là những
bằng chứng khoa học, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý môi trƣờng ban
hành và điều chỉnh những chủ trƣơng, chính sách phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở nƣớc ta.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, tác giả luận án đƣa ra những nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổng quan quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế
giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; làm
rõ những kết quả đạt đƣợc, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
- Xác định phƣơng hƣớng, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu với góc
độ chuyên ngành quản lý công.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu trên phạm vi cả nƣớc.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến
đổi khí hậu từ năm 2002 đến nay (thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc giao là cơ quan đầu
mối quốc gia về biến đổi khí hậu tại Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Chủ ngh a Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nƣớc Việt Nam về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng những phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trong khuôn khổ của luận án, tác giả đã tiến hành nghiên cứu: các công trình nghiên cứu (trong
và ngoài nƣớc) đi trƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu; vai trò của nhà nƣớc trong ứng phó với
biến đổi khí hậu; quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm xây dựng cơ sở lý luận
quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nƣớc về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; số liệu thống kê từ báo cáo
của các cơ quan liên quan.
Trên cơ sở đó, luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cần làm sáng rõ cả về mặt lý
luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu. Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tài liệu để xây dựng Chƣơng 1, tổng quan tình hình nghiên cứu;

những vấn đề lý luận ở Chƣơng 2; thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam trong Chƣơng 3 và nghiên cứu quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà
nƣớc trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Chƣơng 4.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở các tài liệu, thông
tin và dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học
quản lý công. Từ đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất phù hợp với lý luận và thực
tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh:

2


So sánh một số quan niệm xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu và
đƣa ra quan điểm của tác giả. Luận án cũng so sánh mục tiêu của các văn bản quy phạm pháp luật
với kết quả thực tiễn để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Thu thập các dữ liệu về kết quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu;
thu thập dữ liệu về quan điểm, đánh giá của cán bộ, công chức, các chuyên gia, tổ chức và công dân
trong vấn đề quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu; thu thập các ý kiến, đề xuất nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Luận án tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ, công chức tại một số Bộ có ảnh hƣởng trực tiếp tới
hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu (Số phiếu khảo sát gửi đi là 240 phiếu,
số phiếu thu về 240 phiếu) và lấy ý kiến của cán bộ công chức và ngƣời dân tại các tỉnh, thành phố
nằm trong 7 vùng khí hậu khác nhau của Việt Nam (mỗi vùng khí hậu lấy 01 tỉnh làm đại diện, số
phiếu khảo sát gửi đi là 280 phiếu, số phiếu thu về 280 phiếu). Cụ thể nhƣ sau:
TT
Địa điểm khảo sát
Số mẫu phiếu

Cán bộ
Ngƣời dân
ĐỐI VỚI CẤP TRUNG ƢƠNG
Luận án tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ, công chức tại một số Bộ có ảnh hƣởng trực tiếp tới
hoạt động quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
1 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
40
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
20
3 Bộ Công thƣơng
20
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
20
5 Bộ Tài chính
20
6 Bộ Khoa học và Công nghệ
20
7 Bộ Giáo dục và Đào tạo
20
8 Bộ Thông tin và Truyền thông
20
9 Bộ Giao thông Vận tải
20
10 Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
20
11 Bộ Y tế
20
TỔNG SỐ
240
ĐỐI VỚI CẤP ĐỊA PHƢƠNG

Luận án lấy ý kiến của cán bộ công chức và ngƣời dân tại các tỉnh, thành phố nằm trong 7 vùng
khí hậu khác nhau của Việt Nam (mỗi vùng khí hậu lấy 01 tỉnh làm đại diện)
1 Tỉnh Điện Biên ở vùng Tây Bắc
20
20
2 Tỉnh Tuyên Quang ở vùng Đông Bắc bộ
20
20
3 Tỉnh Thái Bình ở vùng Đồng bằng Bắc bộ
20
20
4 Tỉnh Thừa Thiên – Huế ở vùng Bắc Trung bộ
20
20
5 Thành phố Đà Nẵng ở vùng Nam Trung bộ
20
20
6 Tỉnh Đắk Lắk ở vùng Tây Nguyên
20
20
7 Tỉnh Bến Tre ở vùng Nam bộ
20
20
TỔNG SỐ
140
140
Luận án sử dụng phần mềm phân tích, thống kê SPSS phiên bản 22.0 để xử lý số liệu khảo sát
từ 520 phiếu khảo sát thu đƣợc.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra nhƣ thế nào ? Ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay ra
sao ? Nhà nƣớc có vai trò gì trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ?
- Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam có những nội dung nào ?
Phƣơng thức quản lý ra sao ?
- Thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay thế nào ?

3


- Giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam từ nay đến 2020 và sau 2020 ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và cần có sự chung tay của cả
cộng đồng nhƣng vai trò của nhà nƣớc là đặc biệt quan trọng bởi biến đổi khí hậu đã vƣợt qua ranh
giới của một vấn đề mang tính khoa học thuần túy để trở thành vấn đề mang tính chính trị.
- Việt Nam đã có những hành động kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, nhƣng nếu có đƣợc
một thể chế, chính sách, một bộ máy tổ chức độc lập hơn, đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách
có trình độ, cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng và cơ chế tài chính phù hợp thì quản lý nhà nƣớc
về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án bổ sung, phát triển lý luận quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở Việt
Nam, các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu đã đƣợc tập trung nghiên cứu, tuy nhiên, khía cạnh
vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam còn tiếp cận chƣa mang tính
hệ thống và toàn diện. Việc xác định vai trò quản lý nhà nƣớc trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí
hậu trong mối tƣơng quan với các chủ thể khác cần đƣợc làm rõ để chỉ ra nhà nƣớc cần phải làm gì
để ứng phó và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án tổng quan đƣợc những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc
về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu và vai trò của Nhà nƣớc trong hoạt động về ứng

phó với biến đổi khí hậu.
- Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu của một số quốc gia, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án chỉ rõ thực trạng biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở nƣớc ta hiện nay.
Đồng thời nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện
nay; đánh giá, chỉ ra kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
- Xác định phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý
nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng
dạy, nghiên cứu và cho những ngƣời quan tâm đến quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu trong quản lý, hoạch định chính sách về môi trƣờng nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu
nói riêng.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về lý luận
Luận án bổ sung làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu: khái
niệm quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu; nội dung quản lý nhà nƣớc về ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam; bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí
hậu cho Việt Nam.
7.2. Về thực tiễn
Luận án tổng quan đƣợc thực trạng nghiên cứu về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí
hậu và quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam để thấy đƣợc
đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi
khí hậu. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về hoàn thiện chính sách pháp luật trong ứng
phó với biến đổi khí hậu, quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng,... song vẫn chƣa có công trình
nào nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
hiện nay trên các phƣơng diện từ xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy đến các
hoạt động kiểm tra, giám sát. Điều này cho phép nhìn nhận một cách toàn diện những kết quả đạt
đƣợc, những điểm hạn chế, những điểm cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu.


4


Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
nƣớc ta: kiện toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH từ nòng cốt là Cục Khí tƣợng thủy văn và Biến
đổi khí hậu; pháp điển hóa các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH ở các luật khác nhau thành
một đạo luật riêng cho ứng phó BĐKH để tạo cơ sở pháp lý cho Cục BĐKH hoạt động có hiệu lực
và hiệu quả; xây dựng cơ chế quản lý giữa Trung ƣơng với địa phƣơng trong l nh vực ứng phó với
BĐKH, đặc biệt là tổ chức phân cấp giữa Trung ƣơng với địa phƣơng, tăng tính tự chủ cho địa
phƣơng trong ứng phó với BĐKH.
8. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Chương 4. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
1.2. Các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu
1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
1.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu đi trƣớc
1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
2.1.1. Thời tiết, khí hậu và hiệu ứng nhà kính
2.1.1.1. Thời tiết và khí hậu
Có thể hiểu thời tiết là một thuật ngữ chi trạng thái của khí quyển ở một địa điểm nhất định
trong khoảng thời gian nhất định. Nó đƣợc xác định bởi các đại lƣợng vật lý nhƣ nhiệt độ, áp suất,
độ ẩm, tốc độ gió, mƣa,…và các hiện tƣợng quan sát đƣợc nhƣ nắng, mƣa, bão, dông, sƣơng mù,…
Khí hậu là một thuật ngữ chỉ trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (một
tỉnh, một nƣớc, một châu lục hoặc toàn cầu) trên cơ sở chuỗi số liệu dài (thƣờng từ nhiều tháng đến
hàng triệu năm, thời gian dùng để đánh giá thƣờng là 30 năm).
2.1.1.2. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính đƣợc hiểu là chất khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (bức
xạ nhiệt) đƣợc phản xạ từ bề mặt trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân
tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là một thuật ngữ đƣợc dùng để mô tả một hiện tƣợng tự nhiên nhƣ sau: bức
xạ sóng ngắn của mặt trời có thể truyền qua môi trƣờng trong suốt (nhƣ mái nhà kính, cửa sổ bằng
kính, lớp khí quyển Trái đất) đến một đối tƣợng nào đó và bị hấp thụ. Sau khi hấp thụ bức xạ mặt
trời, đối tƣợng bị nóng lên và phát xạ bức xạ sóng dài. Bức xạ sóng dài này hầu nhƣ không thể
“thoát” qua môi trƣờng truyền và bị giữ lại trở thành nguồn năng lƣợng đốt nóng bổ sung cho
không khí trong nhà kính.
2.1.2. Biến đổi khí hậu
2.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu

5


Có nhiều cách hiểu về BĐKH nhƣng theo tác giả BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí
hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài (thƣờng là vài thập
kỷ hoặc dài hơn) có nguyên nhân từ tự nhiên và nhân tạo. BĐKH đƣợc biểu hiện bởi sự gia tăng của nhiệt
độ trung bình bề mặt Trái đất dẫn đến hiện tƣợng nóng lên toàn cầu và NBD. Biểu hiện của BĐKH còn
đƣợc thể hiện qua sự dâng mực nƣớc biển do băng tan và dãn nở nhiệt của nƣớc biển, làm cho nhiều vùng

đất thấp bị ngập chìm v nh viễn, hiện tƣợng xâm nhập mặn gia tăng, v.v...
2.1.2.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do những tác động từ
bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời hoặc do sử dụng đất đã làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển. Những tiến bộ đạt đƣợc về quan trắc cũng nhƣ các mô hình gần đây
càng cung cấp thêm những hiểu biết vững chắc, cho phép kết luận rằng BĐKH có nguồn gốc từ hai
nguyên nhân: nguyên nhân từ tự nhiên và nguyên nhân từ con ngƣời.
2.1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trƣờng bao gồm cả các l nh vực của môi trƣờng
tự nhiên, môi trƣờng xã hội và sức khỏe con ngƣời trên phạm vi toàn cầu với những mức độ ảnh
hƣớng không giống nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động có lợi rất nhỏ đó từ BĐKH thì những ảnh hƣởng tiêu cực
của BĐKH đang là vấn đề khiến nhân loại phải quan tâm hơn cả. Mức độ tác động của BĐKH
nghiêm trọng ở các vùng có v độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nƣớc nhiệt đới,
nhất là các nƣớc đang phát triển công nghiệp nhanh ở Châu Á. Trong đó, những ngƣời nghèo,
những ngƣời ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm
trọng nhất về phát triển con ngƣời do BĐKH gây ra.
2.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong phạm vi của luận án, tác giả quan niệm ứng phó với BĐKH là các hoạt động chủ động
của con người nhằm thích ứng với BĐKH (giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra) và giảm nhẹ
BĐKH (ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của
con người đối với hệ thống khí hậu).
Ứng phó với BĐKH cũng có thể đƣợc hiểu là “thích ứng với BĐKH” và “giảm nhẹ BĐKH”.
2.1.3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là khái niệm rất rộng trong bối cảnh BĐKH, là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt ở những khu vực chịu nhiều tổn thƣơng do BĐKH
nhƣ Việt Nam). Có nhiều quan niệm về thích ứng với BĐKH nhƣng đều đề cập đến hai nội dung
chính: nâng cao năng lực thích ứng, giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH; và
tận dụng những lợi ích của môi trƣờng khí hậu để duy trì và phát triển KT-XH bền vững.
2.1.3.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Cũng giống nhƣ khái niệm thích ứng với BĐKH, từ các quan niệm về giảm nhẹ BĐKH, tác
giả nhận thấy giảm nhẹ BĐKH tập trung vào hai mục tiêu chính: giảm nguồn phát thải KNK và
tăng bể chứa KNK. Giảm nhẹ BĐKH là hành động can thiệp của con ngƣời nhằm mục đích giảm
nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu, bao gồm các chiến lƣợc giảm nguồn phát thải KNK và tăng bể
chứa KNK.
2.2. Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Thuật ngữ QLNN đƣợc sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhƣng có thể hiểu QLNN theo ngh a bao quát là nói chức năng của tổng thể bộ máy nhà nƣớc với tƣ
cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội
bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Có thể đƣa ra khái niệm chung nhất về QLNN nhƣ sau: QLNN là thuật ngữ chỉ sự tác động
của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý
nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát
triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Qua những phân tích về khái niệm ứng phó với BĐKH và khái niệm QLNN nhƣ trên và trong
phạm vi luận án, tác giả đề xuất khái niệm: QLNN về ứng phó BĐKH là sự tác động có tổ chức của
6


hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong ứng phó với BĐKH
trên cơ sở nhận thức rõ tác động của BĐKH đối với sự phát triển KT-XH để xây dựng các giải pháp
ứng phó phù hợp.
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ứng phó với BĐKH là vấn đề mang tính toàn cầu với sự tham gia của nhiều chủ thể. Ứng phó
với BĐKH không chỉ đòi hỏi nỗ lực của chủ thể duy nhất là Nhà nƣớc mà còn cần có sự tham gia
của các chủ thể khác (cá nhân, tổ chức, cộng đồng). Tuy nhiên, Nhà nƣớc phải giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong ứng phó với BĐKH. Điều này đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện:
Thứ nhất, Nhà nƣớc với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, có đủ nguồn lực, năng lực để tổ
chức ứng phó với BĐKH.

Thứ hai, Nhà nƣớc là chủ thể chính trong quá trình hoạch định, thực thi chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH. Đây là vai trò gắn liền với chức năng
thuộc về bản chất của nhà nƣớc.
Thứ ba, dù chúng ta kiểm soát việc phát thải KNK tốt đến đâu thì BĐKH là điều không thể
tránh khỏi.
Thứ tư, BĐKH không còn là vấn đề của một địa phƣơng hay một quốc gia nào mà đã trở
thành vấn đề toàn cầu.
Vì những lý do trên, QLNN về ứng phó BĐKH là một yêu cầu tất yếu để duy trì, đảm bảo sự
ổn định của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
2.2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhà nƣớc là chủ thể tổ chức nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật
về BĐKH phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc, hài hòa với các chính sách toàn cầu
và các điều ƣớc quốc tế về BĐKH mà quốc gia tham gia. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để điều chỉnh các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với
công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cƣơng xã hội. Xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật là một hoạt động quan trọng thể hiện bản chất chấp hành và điều hành của QLNN.
Trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định, cơ quan QLNN xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất trên phạm vi cả
nƣớc, từ trung ƣơng tới địa phƣơng trong l nh vực BĐKH.
2.2.3.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu
Để ứng phó hiệu quả với BĐKH và đảm bảo PTBV đất nƣớc, một chiến lƣợc quốc gia về
BĐKH với tầm nhìn phù hợp, làm cơ sở cho các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch phát triển khác là
rất cần thiết đối với mỗi quốc gia trong ứng phó với BĐKH. Chiến lƣợc này sẽ là cơ sở để phát huy
năng lực của quốc gia, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải
KNK, bảo đảm an toàn tính mạng ngƣời dân và tài sản, nhằm đạt đƣợc mục tiêu PTBV. Ở Việt
Nam, tùy từng giai đoạn với những diễn biến của điều kiện môi trƣờng thực tế, Đảng và Nhà nƣớc
đã chỉ đạo xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch hành động để định hƣớng, thực hiện các mục tiêu ứng
phó với BĐKH đã đề ra.
2.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổ chức bộ máy là một cơ cấu hoàn chỉnh của hệ thống, trong đó đƣợc phân thành các bộ
phận có nhiệm vụ khác nhau, nhƣng quan hệ hữu cơ với nhau, phối hợp hoạt động, hợp tác, tác
động và tạo thành một tổng lực hƣớng theo mục tiêu chung.
Tổ chức bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH đƣợc thiết kế từ trung ƣơng đến tỉnh, huyện và
xã thông qua cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý chung về môi trƣờng trong
đó có đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ứng phó với BĐKH.
2.2.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò nòng cốt trong tổ chức ứng phó với BĐKH. Chất lƣợng
nguồn nhân lực ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng hoạt động ứng phó với BĐKH. Nhà nƣớc cần có
chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao các chuyên ngành liên quan đến ứng
phó với BĐKH. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc tiến hành ở tất cả các ngành, các
cấp từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
7


2.2.3.5. Huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu
BĐKH đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu nên nguồn lực cho ứng phó với BĐKH không
chỉ trông chờ từ phía ngân sách Nhà nƣớc mà cần có sự hỗ trợ của cộng đồng, cơ quan, tổ chức
trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy, một trong những nội dung QLNN về ứng phó với BĐKH là cần
phải huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong ứng phó với BĐKH. Các nguồn lực ứng
phó với BĐKH rất đa dạng từ nguồn lực tài chính đến nguồn lực về khoa học, công nghệ. Các chính
sách ứng phó với BĐKH cần bao quát đƣợc các nguồn lực để tạo lập chính sách, thể chế cần thiết.
2.2.3.6. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
Hợp tác quốc tế nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu chính là: i) Tranh thủ khai thác, tiếp
nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm cung cấp tài chính, chuyển giao
công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phƣơng, khu vực và đa phƣơng; ii) Tham gia các
hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về BĐKH. Việt Nam là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng
nặng nề nhất bởi v BĐKH. Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đã và đang nỗ lực kêu gọi sự hỗ trợ dài
hạn, mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế và hiện đã có nhiều dự án liên quan đến BĐKH đầu tƣ vào
Việt Nam trong thời gian qua. Hoạt động hợp tác quốc tế trong l nh vực BĐKH thời gian gần đây

đã phát triển theo quan điểm đổi mới về chính sách đối ngoại, góp một phần đáng kể nguồn vốn hỗ
trợ của các nhà tài trợ và các đối tác quốc tế cho công tác QLNN về ứng phó với BĐKH.
2.2.3.7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với
biến đổi khí hậu
Kiểm tra, thanh tra, đánh giá là một khâu tất yếu trong chu trình QLNN. Hoạt động kiểm tra,
thanh tra, đánh giá không chỉ là hoạt động nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện
mà còn là kênh thông tin để đánh giá, hoàn thiện chính sách, thể chế QLNN về ứng phó với BĐKH;
thu thập những kinh nghiệm, những mô hình ứng phó với BĐKH phù hợp có khả năng khái quát
thành thể chế tầm quốc gia.
2.2.4. Phương thức quản lý
2.2.4.1. Ban hành chính sách, pháp luật
Ban hành chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH là một trong những phƣơng thức
QLNN về ứng phó với BĐKH có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc ban hành các chính sách, pháp
luật về ứng phó với BĐKH hƣớng đến những mục đích cơ bản:
Thứ nhất, thể chế thể hiện ý chí chung của quốc gia về ứng phó với BĐKH, góp phần tạo lập
sự đồng thuận trong việc tiếp cận, chia sẻ quan điểm, hành động trong ứng phó với BĐKH.
Thứ hai, chính sách, pháp luật xác định trách nhiệm của các chủ thể trong QLNN về ứng phó
với BĐKH, phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng, cơ quan nhà nƣớc ở địa
phƣơng, cơ quan quản lý chuyên ngành, l nh vực, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan
trong QLNN về ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, chính sách, pháp luật nhằm hƣớng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến QLNN về ứng
phó với BĐKH.
2.2.4.2. Tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền, vận động là một phƣơng thức QLNN về ứng phó với BĐKH. Tuyên truyền,
vận động nhằm triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, pháp luật QLNN về ứng
phó với BĐKH, giúp cộng đồng xã hội và các chủ thể liên quan nhận thức đƣợc sự cần thiết QLNN
về ứng phó với BĐKH, huy động sự tham gia của cả cộng đồng xã hội vào quá trình ứng phó với
BĐKH. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động còn hƣớng đến nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức trong QLNN về ứng phó với BĐKH.
2.2.4.3. Sử dụng công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công nghệ

Phƣơng thức QLNN thông qua công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công nghệ đƣợc thực
hiện thông qua việc triển khai các hoạt động về đánh giá hiện trạng BĐKH, đo lƣờng những tác
động, những hậu quả của BĐKH với đời sống KT-XH, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu quả năng lƣợng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây
dựng; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở
hạ tầng dựa trên các kịch bản BĐKH…

8


2.2.5. Chủ thể và đối tượng quản lý
2.2.5.1. Chủ thể quản lý
Ứng phó với BĐKH là vấn đề mang tính toàn cầu với sự tham gia của nhiều chủ thể. Ứng phó
với BĐKH không chỉ đòi hỏi nỗ lực của chủ thể duy nhất là nhà nƣớc (từ trung ƣơng đến địa
phƣơng) mà còn cần có sự tham gia của các chủ thể khác (cá nhân, tổ chức, cộng đồng).
Nhà nƣớc là chủ thể có đủ nguồn lực, năng lực để tổ chức ứng phó với BĐKH. Nhà nƣớc
không chỉ huy động đƣợc nguồn lực trong nƣớc mà còn có thể huy động các nguồn lực bên ngoài để
phục vụ cho nhiệm vụ ứng phó với BĐKH.
2.2.5.2. Đối tượng quản lý
Đối tƣợng của hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH là các hoạt động ứng phó với
BĐKH từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Trong đó việc tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến
lƣợc, chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành và địa phƣơng;
xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phƣơng ứng phó với BĐKH đang
đƣợc xem là vấn đề then chốt.
2.2.6. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
2.2.6.1. Yếu tố chủ quan
a. ề thể chế chính sách
Thể chế, chính sách có ý ngh a đặc biệt quan trọng trong QLNN về ứng phó với BĐKH vì nó
tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ứng phó với BĐKH. Nó là căn cứ để xác lập mức độ và phạm
vi can thiệp của Nhà nƣớc đối với hoạt động này. Sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động ứng

phó với BĐKH thể hiện qua những chƣơng trình, chiến lƣợc, kế hoạch quản lý v mô, qua hệ thống
pháp luật…
b. Về tổ chức ộ áy và nguồn nhân lực
Bộ máy QLNN và nguồn nhân lực có thể coi là vấn đề có cốt lõi cho nhiệm vụ ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về BĐKH từ trung
ƣơng đến địa phƣơng là hết sức cần thiết; một mặt, phải có sự nghiên cứu kiện toàn tổ chức đáp ứng
yêu cầu phát triển trƣớc mắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 với cách nhìn nhận toàn diện có
tính dự báo, bảo đảm sự phù hợp của tổ chức bộ máy ngành trong từng giai đoạn.
c. Yếu tố về tài chính và đầu tư
Theo một số phân tích quốc tế, các nhu cầu về tài chính đối với việc thích ứng với BĐKH
cũng nhƣ giảm thiểu phát thải KNK là rất lớn. Theo Ngân hàng Thế giới, lƣợng vốn cần thiết cho
việc giảm nhẹ, thích ứng và công nghệ là rất lớn, có thể lên tới 140-175 tỷ USD mỗi năm trong
vòng 20 năm tới. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2050, đầu tƣ toàn cầu cho BĐKH có thể lên tới
30 - 100 tỷ USD. Thế nhƣng, những nỗ lực nhằm huy động vốn cho việc giảm nhẹ và thích ứng là
chƣa đủ, hiện mới chỉ đáp ứng 5% nhu cầu tính toán trong tƣơng lai.
9


d. Yếu tố hoa học và c ng nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong ứng phó BĐKH, là cơ sở để tìm ra các biện
pháp thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH. Nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ là cơ sở để ban
hành chính sách, thể chế ứng phó với BĐKH của Nhà nƣớc.
2.2.6.2. Yếu tố khách quan
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài
mối liên hệ với các quốc gia khác... Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham
gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hƣởng to lớn công tác QLNN của quốc gia đó. Việt Nam đã tham
gia Công ƣớc khí hậu, phê chuẩn Nghị định thƣ Kyoto và ký kết Thỏa thuận Paris, có ngh a là Việt
Nam phải thực hiện các điều thỏa thuận giữa các bên tham gia Công ƣớc khí hậu, giảm bớt phát thải
KNK, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng năng lƣợng đồng thời với việc trồng rừng để ngăn ngừa xâm
nhập mặn, xói lở đất. Song song với đó Việt Nam đang nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các nƣớc phát triển

để thực hiện các dự án thích ứng với BĐKH.
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu và bái học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.3.1. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia
2.3.1.1. Các quốc gia nằm trong Phụ lục I của C ng ước khí hậu
Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản
2.3.1.2. Các quốc gia không nằm trong Phụ lục I của C ng ước khí hậu
Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các quốc gia nêu trên, rút ra đƣợc những bài học cho Việt Nam nhƣ sau:
thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về ứng phó với BĐKH; thứ hai, xây dựng bộ máy
quản lý nhà nƣớc đối với biến đổi khí hậu; thứ ba, cập nhật chiến lƣợc, mục tiêu, kế hoạch cho ứng
phó BĐKH; thứ tư huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để ứng phó với BĐKH; thứ nă ,
Thực hiện phân cấp trong QLNN đối với BĐKH; Thứ sáu, tích cực tham gia các tổ chức và ký kết
các hiệp ƣớc về ứng phó với BĐKH.

10


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nghiên cứu lý luận QLNN về ứng phó với BĐKH có ý ngh a quan trọng, làm tiền đề để
nghiên cứu thực trạng và đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở
Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu tác giả rút ra đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, BĐKH hiện nay đang diễn ra rất nhanh và khôn lƣờng trên phạm vi toàn cầu, gây ra
những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng tự nhiên và sự PTBV của con ngƣời. Báo cáo gần
đây nhất của các nhà khoa học thuộc IPCC đã khẳng định đến 95% nguyên nhân gây BĐKH là từ
hoạt động của con ngƣời. Chính điều này đã buộc các quốc gia phái đi đến một kết luận chung trong
Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ƣớc khí hậu (COP21) là Thỏa thuận Paris, một thỏa
thuận mang tính lịch sử trong cuộc chiến chống BĐKH của toàn cầu;
Thứ hai, QLNN về ứng phó với BĐKH là vấn đề liên ngành, liên vùng và chƣa đƣợc quy định

riêng biệt trong văn bản luật mà vẫn đƣợc lồng ghép vào hoạt động BVMT nói chung. Vì vậy, cần
nghiên cứu và làm rõ các nội dung quản lý nhƣ: ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
trong ứng phó với BĐKH; xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình ứng phó với BĐKH; tổ
chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH; huy động
mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc để ứng phó với BĐKH; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm trong hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, QLNN về ứng phó với BĐKH chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố tác động cả chủ quan
lẫn khách quan nhƣ: thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy; đầu tƣ tài chính; khoa học và công nghệ
và các yếu tố mang tính quốc tế.
Thứ tư, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiền hoàn cảnh tƣơng tự nhƣ Việt
Nam hoặc có những hành động phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam để từ đó rút ra đƣợc
những bài học kinh nghiệm trong QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam
3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của Việt Nam
Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành khí hậu Việt
Nam. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, trải dài
trên 15 v độ từ Bắc xuống Nam với khoảng 3.260 km bờ biển. Là một quốc gia có vị trí địa lý nằm
trọn vẹn trong dải nội chí tuyến nên mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có mặt trời đi qua thiên
đỉnh hai lần trong một năm. Bị chi phối bởi ba nhân tố hình thành là bức xạ, hoàn lƣu và điều kiện
địa lý, nằm trong khu vực gió mùa Châu Á điển hình, có thể nói một cách khái quát “Khí hậu Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa với miền Bắc có mùa đông lạnh”.
3.1.2. Khái quát thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Không nằm ngoài xu thế BĐKH toàn cầu, ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ
trung bình hàng năm tăng khoảng 0,5oC, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20 cm.
Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai
và các hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, chỉ tính trong 15 năm (1996 - 2011),
các loại thiên tai nhƣ: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai

khác đã làm thiệt hại đáng kể về ngƣời và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 ngƣời, giá trị
thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của BĐKH đối với một số
ngành, l nh vực (thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm 2010) ƣớc tính vào khoảng 0,5% đối
với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng suất lao động là 4,4%. Theo một ƣớc tính khác của
Chƣơng trình sáng kiến về tính dễ tổn thƣơng do khí hậu (DARA, 2012) về thiệt hại do cực đoan khí
hậu gây ra cho năm 2010 (tính theo GDP), thiệt hại do NBD vào khoảng 1,5%; nắng nóng và giá rét
khoảng 0,1%; lũ lụt và trƣợt lở vào khoảng 0,1%... Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về tác động

11


của NBD, Việt Nam là một trong những nƣớc đặc biệt dễ bị tổn thƣơng, nếu mực nƣớc biển dâng 1m
khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ bị tác động và thiệt hại về GDP sẽ là 10%.
3.1.3. Khái quát thực trạng ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển KT-XH trong tƣơng lai, thì công tác ứng phó
với BĐKH đƣợc đánh giá là hoạt động ƣu tiên của bất kỳ địa phƣơng, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế
giới. BĐKH và những tác động tiêu cực của nó đã dần đƣợc nhận diện rõ, nhiều hoạt động thích ứng với
BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK đã bắt đầu đƣợc triển khai, công tác phòng tránh thiên tai ngày càng
đƣợc nâng cao, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và hỗ trợ ứng phó với BĐKH ở nƣớc ta.
- Về hoạt động thích ứng với BĐKH
Tính đến hết năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố 03 Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam
vào các năm 2009, 2012 và 2016. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện việc đánh giá tác động của
BĐKH, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho các giai đoạn.
- Các hoạt động giảm nhẹ BĐKH
Việt Nam đã có nhiều chƣơng trình, hành động khuyến khích ngƣời dân sử dụng tiết kiệm
năng lƣợng; phát triển năng lƣợng tái tạo; chƣơng trình phát triển hầm sinh học trong chăn nuôi;
triển khai thực hiện các dự án giảm nhẹ phát thải KNK theo cơ chế phát triển sạch.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Về ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội

Trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về chủ động ứng phó BĐKH gắn liền với phát
triển KT-XH theo hƣớng PTBV, Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành nhiều văn
bản. Vấn đề BĐKH mặc dù đã xuất hiện trong các văn bản Luật (Luật BVMT năm 2014, Luật Khí
tƣợng thủy văn năm 2015, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng
sinh học, Luật Đê điều v.v…) nhƣng vẫn còn rải rác. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu toàn diện,
hoàn chỉnh và không đầy đủ về nội dung pháp luật. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nƣớc áp dụng
các biện pháp khuyến khích hoặc các chế tài đối với hành vi tƣơng ứng bởi lẽ về nguyên tắc, chỉ có
pháp luật mới có thể tác động trực tiếp làm thay đổi hành vi của các chủ thể. Để thay đổi điều này,
nhu cầu về việc luật hóa các quy định trong l nh vực BĐKH cần đƣợc nghiên cứu và đề xuất.
- Về ban hành chính sách, pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành.
Nội dung các văn bản này đã tập trung vào việc tổ chức thực hiện cập nhật kịch bản BĐKH
và NBD; đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến một số khu vực trọng điểm; Nghiên cứu khoa
học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong ứng phó với BĐKH và NBD; khung ma trận chính sách;
phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH; giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lƣợng cácbon rừng; sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
Chính phủ đã kịp thời xây dựng và triển khai thực hiện:(i) Chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu; (ii) Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; (iii) Chương trình ục tiêu quốc gia về ứng
phó với biến đổi khí hậu; (iv)Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu; (v) KHHĐ ứng phó
với biến đổi khí hậu; (vi) Đề án giảm phát thải KNK; (vii) Chiến lược PTBV Việt Nam; (viii) Về Cơ
chế phát triển sạch; (ix) Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH là một nhân tố có ý ngh a rất quan trọng trong công
tác ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về BĐKH cần đƣợc chú
trọng xây dựng, hoàn thiện theo hƣớng theo hƣớng tập trung, tổng hợp, thống nhất đầu mối.
Trên cơ sở Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ trƣởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số
1266/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 5 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Biến đổi khí hậu. Theo đó, Cục BĐKH là tổ chức trực thuộc Bộ TN&MT, có chức

năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng QLNN về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn; thực hiện các dịch vụ công
về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.

12


Tuy nhiên, với chức năng và quyền hạn hiện tại của Cục BĐKH, cơ chế tham vấn giữa các
bộ, ngành đang là một điểm yếu trong quy trình ban hành chính sách của Việt Nam. Điểm yếu này
chắc chắn sẽ gây những tác động không nhỏ đến các nỗ lực ứng phó với BĐKH, một vấn đề vốn
đƣợc xem là cần sự phối hợp thay vì độc lập thực hiện.
3.2.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo Bộ TN&MT, đào tạo nguồn nhân lực nhằm ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện còn
chƣa đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sau gần 3 năm triển khai "Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH" ở tất cả các cấp độ (quốc gia, bộ, ngành, địa phƣơng), trở ngại
lớn nhất là sự yếu kém về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực. Cán bộ, công chức hiện chủ yếu
là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa phù hợp với chức năng, nghiệp vụ đƣợc giao.
Nhu cầu đào tạo nhân lực cho l nh vực BĐKH đang đặt ra những thách thức không nhỏ nhất
là ở các địa phƣơng. Trung bình mỗi tỉnh/thành phó cần ít nhất 10 cán bộ đƣợc đào tạo về BĐKH,
trong khi hiện tại hầu hết các tỉnh/thành phố không có cán bộ chuyên môn bởi đây là l nh vực quản
lý rất mới. Đó là chƣa kể khoảng 700 huyện và 9.000 xã trên cả nƣớc đều cần có cán bộ có kiến
thức về BĐKH. Đây là l nh vực mới nên các cơ sở đào tạo cũng đang trong giai đoạn mở khoa, mở
ngành học. Theo thống kê, cả nƣớc hiện có 78 cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng các ngành,
chuyên ngành về tài nguyên môi trƣờng, nhƣng chƣa có một trƣờng đại học nào có chƣơng trình
đào tạo cử nhân về BĐKH.
3.2.5. Đầu tư và huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể trong việc huy động nguồn
lực tài chính để ứng phó với BĐKH, trong đó nhiều chính sách tài chính ƣu tiên cho phát triển hạ
tầng giao thông đƣợc chú trọng. Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam đã ban hành nhiều chính
sách nhằm thu hút, khuyến khích các nhà đầu tƣ tập trung nguồn lực cho ứng phó với BĐKH. Huy
động các nguồn lực tại chỗ, tranh thủ đóng góp, tham gia của các tổ chức, cá nhân cho công tác ứng

phó với BĐKH và cứu trợ, khắc phục thiên tai.
Nguồn vốn vay ƣu đãi và viện trợ của nƣớc ngoài đƣợc ƣu tiên huy động để có nguồn
lực lớn và tập trung cho ứng phó với BĐKH. Bƣớc đầu hình thành cơ chế huy động nguồn lực hợp
tác quốc tế để ứng phó với BĐKH nhƣ Chƣơng trình SP-RCC là chƣơng trình cho vay theo phƣơng
thức hỗ trợ ngân sách, với Nhật Bản là nhà tài trợ chính và một số nhà tài trợ khác. Chƣơng trình
nhằm hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thực hiện Chƣơng trình NTP-RCC và NCCS, trong đó dành
phần lớn cho các dự án của các bộ, địa phƣơng về ứng phó với BĐKH theo tiêu chí lựa chọn dự án
đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, cùng chung với xu hƣớng của quốc tế, các chính sách về cơ chế tài chính ứng phó
BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tƣơng lai.
3.2.6. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
Thời gian qua, công tác hợp tác quốc tế về BĐKH tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Bên cạnh các đối
tác truyền thống, các mối quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà tài trợ mới cũng không ngừng đƣợc
tăng cƣờng, mở rộng. Ngoài các đối tác phát triển tham gia chính thức Chƣơng trình SP-RCC nhƣ
đã nêu ở trên, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với Vƣơng quốc Anh, Vƣơng quốc
Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Na uy, Phần Lan, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chƣơng trình
Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc (UNEP) và
nhiều đối tác khác trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH.
COP21 diễn ra vào cuối năm 2015 tại Pháp, với Thỏa thuận Paris đƣợc ký kết, ghi dấu mốc
lần đầu tiên tất cả các quốc gia cùng cam kết tham gia cuộc chiến chống sự nóng lên của Trái đất.
Điểm nổi bật trong Thỏa thuận này là tính linh hoạt, nhờ đó đáp ứng đƣợc sự khác biệt về lợi ích
quốc gia của 195 quốc gia tham gia. Thỏa thuận này cũng khẳng định một xu thế không thể đảo
ngƣợc về việc sử dụng năng lƣợng trên toàn cầu hiện nay. Gần đây nhất là COP22 diễn ra tháng 11
năm 2016 tại thành phố Ma-ra-két, Ma-rốc, Việt Nam tái khẳng định cam kết và kêu gọi nỗ lực các
bên trong ứng phó với BĐKH. Đáng chú ý tại Hội nghị lần này, tuyên bố Hành động Ma-ra-két về
khí hậu và PTBV đã đƣợc các Bên thông qua nhằm kêu gọi các Bên thống nhất hành động trong
ứng phó với BĐKH, thực hiện các mục tiêu PTBV.

13



3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ TN&MT cũng đã cùng các Bộ, ngành, địa phƣơng đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, đánh giá và báo cáo với Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với
BĐKH trong ngành, l nh vực, địa phƣơng.
Bộ TN&MT và các Bộ ngành khác đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
nhiều đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành mở rộng, có sự tham gia của nhà tài trợ nƣớc ngoài, đánh
giá thực địa một số khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH, kiểm tra tình hình triển khai
các dự án ứng phó với BĐKH ở một số địa phƣơng đã đƣợc cấp vốn hỗ trợ thực hiện ứng phó với
BĐKH.
Đối với các dự án CDM, từ năm 2011 đến nay, Bộ TN&MT đã chủ trì thực hiện kiểm tra
thực địa 22 dự án theo CDM (15 dự án tại khu vực phía Bắc và 07 dự án tại khu vực phía Nam);
thanh tra 24 dự án thủy điện theo CDM tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Các kết quả thanh tra, giám
sát cho thấy các dự án CDM đã tuân thủ các quy định trong nƣớc và quốc tế đối với hoạt động dự
án CDM.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Ở cấp Trung ương
Mức độ quan tâm đến BĐKH trong việc ban hành chính sách và pháp luật của Việt Nam
tăng rất nhanh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay. Từ chỗ chính sách và pháp
luật chỉ đƣợc ban hành nhằm thực hiện các cam kết của quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ động
đƣa ra chính sách, giải pháp của riêng mình để ứng phó với BĐKH. Các văn bản đƣợc ban hành
ngày càng nhiều và cụ thể, có lộ trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Điều này đƣợc cho là do
nhận thức về BĐKH đƣợc cải thiện đáng kể, đặc biệt là những nhà hoạch định chính sách. Xét về
mặt chính sách, pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã tƣơng đối sẵn sàng ứng phó với BĐKH.
3.3.1.2. Ở cấp địa phương
Các địa phƣơng đã từng bƣớc chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng,
chính sách, chƣơng trình, kế hoạch của trung ƣơng về ứng phó với BĐKH và NBD. Chính quyền ở địa
phƣơng đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH thông qua các chủ trƣơng, nghị quyết,
chƣơng trình hành động; đề xuất các giải pháp và dự án ƣu tiên ứng phó với BĐKH.

Các ngành, các cấp của nhiều địa phƣơng đã phối hợp thực hiện khá tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động và ngƣời dân về
BĐKH, từ đó hình thành ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, giảm lƣợng chất thải
nhằm hạn chế phát thải KNK.
3.3.2. Những hạn chế
Quy hoạch phát triển KT-XH của các ngành, l nh vực và địa phƣơng đa phần chƣa đƣợc bổ
sung yếu tố BĐKH. KHHĐ ứng phó với BĐKH còn nhiều điểm bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc các
yêu cầu thực tế. Vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chƣa thành lập Ban chỉ đạo về
ứng phó BĐKH để thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.3.1. Về nguyên nhân chủ quan
BĐKH là vấn đề toàn cầu, tác động toàn diện lên mọi mặt đời sống KT-XH, con ngƣời, môi
trƣờng, đe dọa PTBV của đất nƣớc nhƣng chỉ mới đƣợc đề cập mang tính nguyên tắc trong một số
văn kiện của Đảng, chƣa đủ tạo nên quyết tâm cao, ý chí mạnh mẽ, huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị để sớm hình thành thế chủ động ứng phó.
Nhận thức về BĐKH, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng trên thế giới diễn biến nhanh, gắn với
nhận thức vị trí của con ngƣời đối với thiên nhiên, về mô hình phát triển, mẫu hình tiêu thụ và thái
độ ứng xử của con ngƣời với thiên nhiên, môi trƣờng. Các chủ trƣơng, giải pháp của Đảng chƣa có
các mũi đột phá về hƣớng này, đặc biệt là các chủ trƣơng, giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trƣờng,
thích ứng với BĐKH, hƣớng tới nền kinh tế xanh và PTBV. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ,
chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về BĐKH chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi
ích kinh tế trƣớc mắt, còn chƣa coi trọng PTBV.
14


Một số chủ trƣơng, chính sách, pháp luật chƣa đƣợc quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp
thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chƣa sát với thực tế, thiếu tính
khả thi.
Chất lƣợng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp yêu cầu phát triển,

thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, chƣa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện.
Tổ chức bộ máy QLNN và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban ngành địa
phƣơng còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chƣa thực sự chủ động, cƣơng quyết. Đội ngũ cán bộ
làm công tác ứng phó BĐKH còn hạn chế về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm.
Vấn đề quy hoạch vùng liên quan đến BĐKH vẫn chủ yếu theo ngành, tính liên ngành gần
nhƣ chƣa đƣợc chú trọng. Việc lồng ghép vấn đề ứng phó với BĐKH trong các l nh vực KT-XH
vẫn là khâu yếu. Nhiều giải pháp chƣa xác định rõ bƣớc đi, cách làm, nguồn lực thực hiện; việc áp
dụng các mô hình tính toán còn thụ động và chƣa có khả năng điều chỉnh phù hợp với điều kiện của
từng địa phƣơng.
Nguồn lực đầu tƣ cho ứng phó với BĐKH chỉ mới đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ so với
nhu cầu. Chính sách và pháp luật Việt Nam hiện nay còn đặt nặng vai trò của nhà nƣớc trong công
tác ứng phó với BĐKH mà chƣa quan tâm đến việc xã hội trong vấn đề này. Các quy định pháp luật
hay cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự vào công tác này vẫn còn rất mờ
nhạt.
Thiếu vốn và cơ chế thực hiện các dự án BĐKH; các giải pháp và dự án ứng phó với BĐKH
còn chủ quan, duy ý chí; công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BĐKH còn mang tính
hình thức. Việc huy động các nguồn tài trợ quốc tế còn hạn chế, năng lực tiếp nhận, triển khai hỗ
trợ của quốc tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, thực hiện chậm, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả của
nguồn lực tài trợ.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
BĐKH là một vấn đề còn tƣơng đối mới đối với trung ƣơng và địa phƣơng. Hiện nay,
BĐKH đang diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn so với dự báo của các nhà khoa học, nhất là thiên
tai, NBD; triều cƣờng, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực TP. Hồ Chí Minh, TP.
Cần Thơ, vùng ĐBSCL và các địa phƣơng ven biển; thiên tai diễn biến cực đoan và bất thƣờng hơn,
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đời sống của ngƣời dân.
Đồng thời ảnh hƣởng của BĐKH đến phát triển KT-XH ở nƣớc ta đang trở lên nghiêm
trọng; diễn biến của BĐKH thực tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với các dự báo; chính sách, hoạt
động ứng phó với BĐKH quốc gia còn chịu nhiều tác động chung từ chính sách BĐKH toàn cầu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt

Nam trong thời gian qua, tác giả nhận thấy: Việt Nam đã tiếp cận với vấn đề BĐKH từ khá sớm và
nhận định vấn đề BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Điều này đƣợc minh chứng bởi
số lƣợng lớn văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BĐKH đã đƣợc ban hành; những Chƣơng
trình, KHHĐ, Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đã đƣợc ban hành và triển khai rộng khắp cả nƣớc; Bộ
máy QLNN về ứng phó với BĐKH đã và đang dần đƣợc kiện toàn từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH vẫn còn tồn tại những hạn chế
nhƣ:
- Nhận thức về vấn đề BĐKH đã đƣợc nâng lên nhƣng chƣa theo kịp với mức độ tác động của
BĐKH. BĐKH mới chỉ đƣợc coi là nguy cơ mà chƣa đƣợc quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi
lối sống, tập quán sản xuất và tiêu thụ theo định hƣớng cac-bon thấp, PTBV.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy nhƣng chƣa đủ, phần lớn mới chỉ chú trọng vào
phòng, chống thiên tai mà chƣa coi trọng đúng mức tới thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải
KNK. Một số nội dung liên quan đến ứng phó BĐKH trong các chƣơng trình, chiến lƣợc, kế hoạch,
đề án còn chồng chéo, chƣa nhất quán.

15


- Bộ máy QLNN mới chỉ đƣợc thiết lập ở cấp trung ƣơng với đội ngũ cán bộ còn thiếu về số
lƣợng và yếu về chuyên môn. Chƣa kiện toàn bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH; Ở địa phƣơng,
cán bộ phụ trách công tác ứng phó với BĐKH chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đào tạo chuyên
môn về l nh vực BĐKH.
- Chƣa có cơ chế, chính sách để khuyến khích thu hút sự tham gia đầu tƣ của cộng đồng.
- Nguồn lực cho ứng phó với BĐKH còn rất hạn chế, phân tán từ nhiều nguồn, cơ chế phân
bổ vốn cho BĐKH còn bất cập.
Từ những hạn chế nhƣ trên, việc hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH cần đƣợc xem xét
ở nhiều khía cạnh để đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp, toàn diện.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

4.1. Phƣơng hƣớng ứng phó với biến đổi khí hậu
4.1.1. Quan điểm của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngay từ những ngày đầu tham gia Công ƣớc khí hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định
rõ tầm quan trọng của việc BVMT và ứng phó với BĐKH đối với sự PTBV của đất nƣớc. Các chủ
trƣơng, giải pháp của Đảng về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng đã đƣợc
thƣờng xuyên quan tâm, hoàn thiện, bắt nhịp kịp thời với những chuyển biến nhận thức, xu thế phát
triển của vấn đề BĐKH và tài nguyên, môi trƣờng trên thế giới, thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc của
Đảng ta, gắn ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng với phát triển KT-XH theo định
hƣớng PTBV.
4.1.2. Mục tiêu
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI xác định các mục
tiêu liên quan tới BĐKH nhƣ sau:
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát đến nă 2020
Về cơ bản, chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải KNK; có
bƣớc chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên theo hƣớng hiệu quả và bền
vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm
chất lƣợng môi trƣờng sống, duy trì cân bằng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với
môi trƣờng.
Tầm nhìn đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm,
có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng sống và cân bằng sinh thái,
phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trƣờng tƣơng đƣơng với mức hiện nay của các nƣớc công nghiệp
phát triển trong khu vực.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến nă 2020
- Về thích ứng với biến đổi khí hậu: Nâng cao chất lƣợng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh giá
đƣợc các nguy cơ thiên tai; nâng cao năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và lồng ghép phòng
tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH. Nâng cao
khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, KT-XH, cộng đồng dân cƣ và khả năng chống chịu
của các hệ sinh thái trƣớc tác động của BĐKH; 100% các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát
triển KT-XH đƣợc xây dựng có tính đến các yếu tố BĐKH.
- Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Giảm cƣờng độ phát thải KNK từ 8-10% so với mức

2010, giảm tiêu hao năng lƣợng tính trên đơn vị GDP từ 1 – 1,5% mỗi năm, giảm lƣợng phát thải
KNK trong các hoạt động năng lƣợng từ 10 – 20% so với phƣơng án phát triển thông thƣờng. Đƣa
giảm nhẹ phát thải và hấp thụ KNK thành các chỉ tiêu trong phát triển KT-XH; xây dựng đƣợc thị
trƣờng cac-bon trong nƣớc và tích cực tham gia thị trƣờng tín chỉ cac-bon quốc tế.
4.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 24-NQ/TW để các cấp, các ngành và
mọi ngƣời dân đều nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cao trong việc ứng phó với BĐKH, phòng tránh
16


giảm nhẹ thiên tai, tăng cƣờng quản lý tài nguyên, BVMT để thích nghi, PTBV; Chuẩn bị mọi điều kiện
về thể chế, năng lực các bộ, ngành, địa phƣơng để triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung của Thỏa
thuận Paris từ năm 2020 trở đi; trong đó có một số nội dung liên quan đến thích ứng với BĐKH, trồng
rừng có thể triển khai ngay từ trƣớc năm 2020; Thể chế hóa các nội dung quan trọng đƣợc nêu trong Nghị
quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về BĐKH, NBD; rà soát, cập nhật, hoàn thiện hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến các nhiệm vụ ứng phó BĐKH, phòng tránh thiên tai. Chú trọng lồng
ghép vấn đề BĐKH vào trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tập trung nghiên cứu, xây dựng
Luật Biến đổi khí hậu;
4.2. Xu thế biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam
4.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ XXI
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu, đến cuối thế
kỷ XXI, hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo các kịch bản khác nhau về
phát thải KNK, ngh a là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, và nhƣ vậy, nhiệt độ
trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tƣơng ứng là 1,1oC – 6,4oC, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu sẽ
tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so với cuối thế kỷ XX.
Theo các Kịch bản BĐKH, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng thêm 20C vào năm
2050 và 2,50C vào năm 2070 so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Dự tính đến năm 2100, nhiệt độ
sẽ tăng khoảng 30C. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng
hàng năm. Mực nƣớc biển trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào năm 2070 và dự
tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m.

4.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối
quan hệ giữa KT-XH (sự phát triển của dân số, kinh tế, công nghệ, năng lƣợng, nông nghiệp...),
phát thải KNK (sử dụng năng lƣợng hóa thạch và năng lƣợng tái tạo), BĐKH và mực NBD. Lƣu ý
rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đƣa ra giả định về mối
ràng buộc giữa phát triển và hành động, giữa phát triển KT-XH và hệ thống khí hậu.
Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam đƣợc Bộ TN&MT công bố lần đầu vào năm
2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới
chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các
địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình NTP. Kịch bản này đã đƣợc cập nhật vào năm 2011 và 2016.
Với kịch bản 2016, kịch bản BĐKH và một số cực trị khí hậu đƣợc xây dựng chi tiết cho 63 tỉnh,
thành phố, các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam và chi tiết cho 150 trạm (tƣơng
đƣơng cấp huyện); kịch bản NBD đƣợc xây dựng chi tiết cho 28 tỉnh ven biển, quần đảo Hoàng Sa
và Trƣờng Sa.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
4.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu
Xây dựng và củng cố nền tảng nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật đối trong vấn đề
ứng phó với BĐKH là mục đích cuối cùng của giải pháp này. Có nhận thức đầy đủ mới là cơ sở
vững chắc cho những tƣ duy, hành động đúng đắn và tự giác.
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
Rà soát tổng thể, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với
BĐKH theo hƣớng đồng bộ với chủ trƣơng tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trƣởng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thể chế và phát triển nguồn nhân lực, có tính
đến lợi ích tổng thể và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa các thế hệ; khắc phục tình trạng
chồng chéo, xung đột pháp luật. Hiện tại, việc ứng phó với BĐKH mới chỉ đang dừng lại ở mức chủ
trƣơng trong các chiến lƣợc, kế hoạch mà chƣa có các quy định cụ thể về quyền và ngh a vụ pháp lý
của các chủ thể có liên quan. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nƣớc áp dụng các biện pháp khuyến
khích hoặc các chế tài đối với hành vi tƣơng ứng. Kết quả là động lực và trách nhiệm của cá nhân,
cơ quan, tổ chức đối với vấn đề BĐKH bị hạn chế, đặc biệt là đối với khối tƣ nhân. Bởi lẽ, về

nguyên tắc, chỉ có pháp luật mới có thể tác động trực tiếp làm thay đổi hành vi của các chủ thể tƣ
nhân, các chiến lƣợc, KHHĐ chỉ có tác động đến các cơ quan nhà nƣớc. Để thay đổi điều này, nhu
17


cầu về việc luật hóa các quy định trong l nh vực BĐKH đã đƣợc đặt ra. L nh vực BĐKH đã có tính
ổn định lâu dài hơn so với trƣớc đây. Pháp luật về BĐKH cũng đã đƣợc nhiều nƣớc khác trên thế
giới nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm. Do đó, Việt Nam nên ban hành Luật BĐKH.
4.3.3. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
Thỏa thuận Paris đƣợc thông qua tại COP21 vào tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực từ
04/11/2016, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong
ứng phó với BĐKH. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris tại Nghị quyết số 93/NQCP ngày 31/10/2016 và đã trình văn bản phê duyệt lên Liên Hợp quốc ngày 04/11/2016. Đồng thời,
Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số
2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp, tổ chức cá
nhân Việt Nam ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2020 và 2030. Bên cạnh đó, Kịch bản BĐKH
và NBD cho Việt Nam cũng mới đƣợc cập nhật năm 2016 với cách tiếp cận mới. Vì vậy, cần cập
nhật và điều chỉnh lại chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chƣơng trình ứng phó với BĐKH để phù
hợp với bối cảnh.
4.3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiện toàn năng lực tổ chức bộ máy cho các đơn vị từ cấp Trung ƣơng (Quốc hội, Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ) đến cấp địa phƣơng (UBND các cấp Tỉnh/thành
phố, Quận/huyện, Phƣờng/xã) để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác QLNN về l nh vực BĐKH.
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, địa phƣơng, đảm bảo quản lý tài
nguyên thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo.
BĐKH là vấn đề liên ngành, liên vùng đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
QLNN với nhau. Tuy vậy, mỗi cơ quan lại có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, mục tiêu,
động lực khác nhau nên việc tạo ra một cơ chế phối hợp và phân công giữa các cơ quan này là rất
quan trọng. Nếu cơ chế đó lỏng lẻo thì có thể khiến cho các cơ quan chỉ chạy theo mục đích của
mình và sẽ làm ảnh hƣởng tới mục đích chung. Nhƣng nếu cơ chế đó quá cứng nhắc thì có thể khiến
các cơ quan này không thể đồng thuận và cản trở lẫn nhau trong việc thông qua các chính sách

chung. Vì vậy, việc tạo lập mô hình tổ chức bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH có ý ngh a vô
cùng cấp thiết.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về ứng phó với
BĐKH, theo nghiên cứu sinh cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH. Bên cạnh các
phòng chức năng đã nêu tại Quyết định số 1266/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 5 năm 2017, Cục
BĐKH cần có thêm một số phòng chức năng khác và bao gồm cả bộ máy của Văn phòng Ủy ban
Quốc gia về BĐKH, Văn phòng Chƣơng trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC), Văn
phòng thƣờng trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ƣớc khí hậu, Văn phòng ô-dôn thi hành Nghị định
thƣ Montreal. Đồng thời, cần thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phƣơng trong QLNN về ứng
phó với BĐKH. Cần phân quyền cho lãnh đạo các địa phƣơng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch,
mục tiêu và quy hoạch vùng đối với ứng phó với BĐKH.
4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Để nhiệm vụ QLNN về ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả cao, một giải pháp không thể
không nhắc tới là việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục
vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách cũng nhƣ nghiên cứu khoa học và công nghệ về BĐKH.
Có chính sách đãi ngộ, thu hút các trí thức trẻ về làm việc tại những nơi có điều kiện khó khăn. Liên
kết với các trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo dài hạn, tập trung với chuyên môn
sâu về BĐKH và ứng phó BĐKH. Hạn chế thay đổi, luân chuyển thƣờng xuyên đối với đội ngũ trực
tiếp tham mƣu về công tác ứng phó BĐKH.
Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo là yêu cầu cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ
chiến lƣợc nhằm ứng phó với BĐKH. Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý ngh a sống
còn, là trách nhiệm của toàn hệ thống. Do đó, các cơ quan hữu quan cần khẩn trƣơng đƣa kiến thức
cơ bản về BĐKH vào trong các chƣơng trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và chính sách đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao các chuyên ngành liên quan đến BĐKH.

18


4.3.6. Huy động, mở rộng nguồn lực và xã hội hóa để ứng phó với biến đổi khí hậu
Xuất phát từ thực trạng nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH đã trình bày trong

chƣơng 3, quan điểm để huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính nhằm giảm thiểu và thích
ứng với BĐKH ở Việt Nam đƣợc xác định là: đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho ứng phó với
BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng; kết hợp tăng chi từ ngân sách với tăng cƣờng, đa dạng
hóa các nguồn vốn đầu tƣ, ƣu tiên vốn vay ƣu đãi, tích cực huy động nguồn tài trợ không hoàn lại
của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nƣớc; đẩy mạnh hợp tác công, tƣ và huy động các nguồn lực
trong xã hội bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với
BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng; vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện nƣớc ta các
nguyên tắc PTBV, nhƣ ngƣời gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi
trƣờng; ngƣời hƣởng lợi từ tài nguyên, môi trƣờng phải trả tiền để hình thành cơ chế tạo nguồn thu
từ tài nguyên, môi trƣờng đầu tƣ trở lại cho công tác bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng; Tăng cƣờng, áp
dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ nhƣ vay vốn ƣu đãi, giảm thuế, trợ giá đối với
hoạt động ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.
4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
Hợp tác, kết nối với các chƣơng trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin, thiết lập mạng
lƣới đối tác song phƣơng và đa phƣơng về BĐKH liên quan.
Xây dựng và đề xuất các đề tài, dự án, tìm nguồn tài trợ của cộng đồng quốc tế cho hoạt
động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, trong đó quan tâm đến các l nh vực quản lý và phát triển
vùng đới bờ, l nh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp nguồn nƣớc sạch, nhà ở cho
các hộ dân cƣ nghèo...
Học tập trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH đối với
các nƣớc có điều kiện tƣơng tự trên thế giới và trong khu vực thông qua các hoạt động hợp tác quốc
tế. Xây dựng các cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ đƣợc tham dự các khóa đào tạo, tập
huấn, tham quan khảo sát chuyên đề ở nƣớc ngoài, học hỏi các kinh nghiệm phục vụ ứng dụng
trong thực tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Đặc biệt trong các l nh vực nhƣ:
thông tin dự báo, cảnh báo, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, yêu cầu cứu trợ, chỉ đạo, chuẩn bị phòng
tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai với các tỉnh trong vùng và các nƣớc trong khu vực.
4.3.8. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với
BĐKH luôn đƣợc Bộ TN&MT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của QLNN song
song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TN&MT và ứng phó với BĐKH.

Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân trong vấn đề BVMT nói
chung, ứng phó với BĐKH nói riêng gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Về lâu dài, Bộ TN&MT cần đề nghị Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành nghiên
cứu thiết kế mô hình thanh tra chuyên ngành ổn định, lâu dài, phù hợp yêu cầu quản lý theo ngành,
l nh vực, phát huy tốt vai trò công cụ hỗ trợ đắc lực để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả QLNN.
4.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi và điều kiện bảo đảm thực hiện giải pháp
4.4.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để xác định mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất, trên cơ sở các ý kiến khảo
sát cán bộ quản lý tại Bộ TN&MT và một số Bộ, ngành khác có liên quan đến vấn đề BĐKH nhƣ: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo
dục và Đào tạo,... Với 380 phiếu khảo sát (trong đó, có 240 phiếu ở các Bộ và 140 phiếu ở 7 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng) đã cho thấy mức độ cấp thiết của các giải pháp nghiên cứu sinh đề xuất nhƣ
trong Bảng 4.1.

19


Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp

TT

1
2

3

4
5
6


7
8

Giải pháp hoàn thiện QLNN về
ứng phó với BĐKH

Rất
quan
trọng
Nâng cao nhận thức về ứng phó
233
với BĐKH
(61,3%)
Nâng cao chất lƣợng của chiến
162
lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình (42,7%)
ứng phó với BĐKH
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy
218
phạm pháp luật về ứng phó với (57,3%)
BĐKH
Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN
127
về ứng phó với BĐKH
(33,3%)
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
142
lực ứng phó với BĐKH
(37,3%)
Huy động và mở rộng nguồn lực

177
ứng phó với BĐKH, xã hội hóa (46,7%)
ứng phó với BĐKH
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
187
tế về ứng phó với BĐKH
(49,3%)
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra,
137
thanh tra trong việc bảo đảm các (36%)
mục tiêu ứng phó với BĐKH

Mức độ cần thiết
Thứ
Quan
Bình
Ít
Không tự
ƣu
trọng
thƣờng
quan
quan
trọng
trọng tiên
122
15
0
10
1

(32%)
(4%)
(0%) (2,7%)
182
20
5
10
5
(48%)
(5,3%) (1,3%) (2,7%)
142
(37,3%)

10
(2,7%)

0
(0%)

10
(2,7%)

2

152
76
(40%)
(20%)
172
56

(45,3%) (14,7%)
162
30
(42,7%)
(8%)

15
(4%)
0
(0%)
0
(0%)

10
(2,7%)
10
(2,7%)
10
(2,7%)

7

162
(42,7%)
122
(32%)

0
(0%)
0

(0%)

10
(2,7%)
15
(4%)

3

20
(5,3%)
106
(28%)

6
4

8

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Từ kết quả khảo sát cho thấy, các giải pháp có tính cấp thiết và tính khả thi khá cao. Điều
này cho thấy, khả năng vận dụng các giải pháp vào thực tiễn QLNN về ứng phó với BĐKH là có
thể thực hiện đƣợc và hứa hẹn đem lại những kết quả tích cực đối với công tác ứng phó với BĐKH.
4.4.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp
4.4.2.1. Điều kiện về thể chế
Hiện nay, hệ thống thể chế QLNN về ứng phó với BĐKH ở nƣớc ta còn chƣa thống nhất và
chồng chéo gây khó khăn cho thực tiễn quản lý. Do vậy, muốn đảm bảo công tác QLNN tốt thì phải
đồng bộ hóa hệ thống thể chế, cụ thể phải thống nhất trong các quy định của pháp luật của các bộ,
ngành. Các quy định của pháp luật phải đảm bảo rõ ràng, thống nhất, đặc biệt là những quy định về
quản lý, phân cấp quản lý phải khoa học và đồng bộ. Mặt khác, hệ thống pháp luật phải tạo ra hành

lang đủ rộng cho hoạt động quản lý và tiến trình phân cấp, tránh các hiện tƣợng vi phạm pháp chế
khi thực hiện công tác QLNN về ứng phó với BĐKH.
4.4.2.2. Điều kiện về nguồn nhân lực
Vấn đề BĐKH là một vấn đề còn mới và là vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng nên đội
ngũ công chức QLNN về ứng phó với BĐKH từ trung ƣơng xuống địa phƣơng chƣa thực sự đảm
đƣơng tốt nhiệm vụ. Do vậy, phải tiến hành bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên
ngành, giúp cho họ am hiểu sâu về công tác quản lý mang tính đặc thù này và là điều kiện thiết yếu
bảo đảm tăng cƣờng hiệu quả QLNN. Trong hoạt động chuyên ngành, hiệu quả QLNN đƣợc thể
hiện bằng thƣớc đo là hiệu quả thực thi nhiệm vụ và sự hài lòng của cộng đồng xã hội.
4.4.3.3. Điều kiện về cơ chế phối hợp
Để QLNN về ứng phó với BĐKH đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, cần có sự phối hợp hiệu
quả giữa Bộ TN&MT với các bộ, ngành và các địa phƣơng. Các văn bản liên quan đến QLNN về
ứng phó với BĐKH, các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện thống nhất và hỗ trợ, phối hợp
với Bộ TN&MT trong kiểm tra, thanh tra. Sự phối hợp này bảo đảm những mục tiêu chính sách, thể
chế về ứng phó với BĐKH đƣợc thực hiện thống nhất, đồng bộ và toàn diện. Một khía cạnh quan
20


trọng khác trong cơ chế phối hợp là cần có sự chia sẻ thông tin về nhu cầu nhân lực của các ngành,
các địa phƣơng để Bộ TN&MT có những hành động điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
4.4.3.4. Điều kiện về hệ thống th ng tin cơ sở dữ liệu
Để công tác QLNN về ứng phó với BĐKH cần phải thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu đủ mạnh để có thể theo dõi chặt chẽ sự thay đổi thƣờng xuyên và bất thƣờng của khí hậu.Thiết
lập cơ chế báo cáo thƣờng xuyên để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp ở địa
phƣơng. Cần phải thiết lập cơ sở dữ liệu về khí hậu và cập nhật thƣờng xuyên liên tục kịch bản
BĐKH của Việt Nam.
4.4.3.5. Điều kiện về kinh phí
Cơ chế về tài chính cho hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH cần có sự đổi mới theo hƣớng
gắn đầu tƣ tài chính với trách nhiệm của Bộ TN&MT. Cần bảo đảm kinh phí cho việc tạo lập khung thể
chế, khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản trong l nh vực QLNN về ứng phó với BĐKH. Bên cạnh

đó, cần có những đổi mới trong chính sách tiền lƣơng cho cán bộ quản lý của các địa phƣơng phải kiêm
nhiệm về BĐKH để tạo động lực nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
BĐKH đang diễn biến ngày càng khôn lƣờng và khó nhận định. Trong bối cảnh cả thế giới
đang chung tay chống lại BĐKH toàn cầu; đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia chịu nhiều ảnh
hƣởng nặng nề bởi BĐKH và NBD nên Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những hành động kịp thời để
ứng phó với BĐKH. Điển hình là Nghị quyết số 24-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ƣơng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và BVMT.
Tại đây, BĐKH đƣợc coi là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại
trong thế kỷ XXI. Ứng phó với BĐKH phải đƣợc đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là
thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng PTBV. Phải tiến
hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với BĐKH, chủ động phòng, tránh thiên
tai là trọng tâm và vai trò của Nhà nƣớc là hết sức quan trọng. Vì vậy, hoàn thiện QLNN về ứng
phó với BĐKH là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo những mục tiêu đã cam kết của Việt Nam với
thế giới.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong
Chƣơng 2 và Chƣơng 3, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn tại, nhƣ sau:
Một là, nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH;
Hai là, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH;
Ba là, hoàn thiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình ứng phó với BĐKH;
Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH;
Nă là, phát triển nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH;
Sáu là, huy động, mở rộng nguồn lực và xã hội hóa để ứng phó với BĐKH;
Bảy là, tăng cƣờng hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH; và
Tán là, thanh tra, kiểm tra trong l nh vực ứng phó với BĐKH.

21



KẾT LUẬN
BĐKH đƣợc coi là một thách thức đối với nhân loại ở thế kỷ XXI. Nó không còn là nguy cơ
tiềm ẩn nữa mà đã hiện hữu trƣớc mắt chúng ta với biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu, NBD,
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về số lƣợng và mức độ ảnh hƣởng. Các nghiên
cứu về tác động của BĐKH đến tăng trƣởng và phát triển đang là chủ đề đặc biệt đƣợc quan tâm
trên thế giới với khẳng định rằng BĐKH là có thật, do còn ngƣời gây ra và ảnh hƣởng không giống
nhau tới các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Nhận thức đƣợc những mối nguy hại do BĐKH cũng nhƣ những thách thức và lợi ích quan
trọng cho công cuộc phát triển đất nƣớc gắn liền với ứng phó một cách có hệ thống với BĐKH,
Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực ứng phó với BĐKH thông qua Chƣơng trình mục tiêu quốc
gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng
xanh, KHHĐ quốc gia và các địa phƣơng... QLNN về ứng phó với BĐKH là một cách tiếp cận để
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ứng phó với BĐKH của nƣớc ta trong xu thế hội nhập quốc
tế. Trong phạm vi của Luận án, với mục đích đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về ứng phó với
BĐKH ở nƣớc ta, luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đƣợc thể hiện nhƣ sau:
1. Tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài với 3 nội dung:
những công trình nghiên cứu về BĐKH và ảnh hƣởng của BĐKH; những công trình nghiên cứu về
ứng phó với BĐKH; những công trình nghiên cứu về QLNN về ứng phó với BĐKH. Luận án đã kế
thừa công cụ lý thuyết khi nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH và QLNN; kế thừa những
phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động QLNN về BVMT nói chung và về ứng phó với BĐKH
nói riêng; kế thừa những định hƣớng và một số giải pháp mang tính chiến lƣợc ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam. Từ đó, hệ thống hóa và bổ sung một số khải niệm, luận điểm khoa học QLNN về ứng
phó với BĐKH; đi sâu nghiên cứu nội dung QLNN về ứng phó với BĐKH và những yếu tố tác
động; phân tích thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay, nêu định hƣớng,
quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong vấn đề ứng phó với BĐKH và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay.
2. Hệ thống hóa cơ sở khoa học QLNN về ứng phó với BĐKH bao gồm:
Thứ nhất, đề xuất khải niệm QLNN về ứng phó BĐKH: là sự tác động có tổ chức của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong ứng phó với BĐKH trên cơ
sở nhận thức rõ tác động của BĐKH đối với sự phát triển KT-XH để xây dựng các giải pháp ứng

phó phù hợp.
Thứ hai, QLNN về ứng phó với BĐKH cần nghiên cứu và làm rõ các nội dung quản lý nhƣ:
ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình ứng
phó với BĐKH; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực; hợp tác quốc tế;
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố tác động
khách quan và chủ quan nhƣ: thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy; đầu tƣ tài chính; khoa học và
công nghệ và các yếu tố mang tính quốc tế.
Thứ tư, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiền hoàn cảnh tƣơng tự nhƣ
Việt Nam để hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH của Việt Nam.
3. Thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh
những thành công bƣớc đầu vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, nhận thức về vấn đề BĐKH đã đƣợc nâng lên nhƣng chƣa theo kịp với mức độ tác
động của BĐKH. BĐKH mới chỉ đƣợc coi là nguy cơ mà chƣa đƣợc xem là cơ hội để thúc đẩy theo
hƣớng PTBV đất nƣớc;
Thứ hai, hệ thống chính sách, pháp luật đầy nhƣng chƣa đủ;
Thứ ba, cơ chế, chính sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc và khuyến khích thu hút
sự tham gia đầu tƣ của cộng đồng;
Thứ tư, bộ máy QLNN mới chỉ đƣợc thiết lập ở cấp trung ƣơng với đội ngũ cán bộ còn thiếu
về số lƣợng và yếu về chuyên môn;
Thứ nă , nguồn lực cho ứng phó với BĐKH còn hạn chế;
22


×