BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
NGUYỄN DƯƠNG HOÀNG
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
NGUYỄN DƯƠNG HOÀNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ luật với đề tài “Hoàn hiện cơ sở pháp lý
cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính
tác giả luận văn, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phương, Giảng viên trường
Đại học Luật Hà Nội. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo và
dẫn chiếu một số quan điểm từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác, tuy
vậy các quan điểm, ý kiến của tác giả đưa ra là hoàn toàn độc lập và không sao chép
từ các công trình nghiên cứu trước đây. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi, các tác phẩm, bài viết được trích dẫn trong Luận văn theo
những nguồn đã được công bố đảm bảo độ tin cậy.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Dương Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Luật Viện Đại học mở Hà Nội, các phòng ban, thư viện trong và ngoài
nhà trường cùng toàn thể bạn bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo – TS.
Nguyễn Văn Phương, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình động
viên, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn./.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM .............................................................................. 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 6
1.1.1. Hiệu ứng nhà kính ................................................................................... 6
1.1.2. Biến đổi khí hậu ...................................................................................... 7
1.1.3. Giảm nhẹ................................................................................................. 8
1.1.4. Thich ứng ................................................................................................ 8
1.1.5. Ứng phó với biến đổi khí hậu .................................................................. 8
1.2. Các cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và các điều ước quốc tế về BĐKH mà
Việt Nam ký kết, gia nhập.................................................................................. 8
1.2.1 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 8
1.2.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 16
1.2.3. Các điều ước quốc tế về BĐKH mà Việt Nam ký kết, gia nhập ............. 23
1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật hiện hành về ứng phó với biến đổi khí hậu .. 30
1.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật chung về ƯPBĐKH ............................ 31
1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nhẹ BĐKH ........................... 31
1.3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về thích ứng với BĐKH ..................... 32
1.3.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ ƯPBĐKH; chế tài xử lý vi
phạm pháp luật................................................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 34
2.1. Pháp luật về giảm nhẹ BĐKH ................................................................... 34
2.1.1. Pháp luật về CDM và các chất làm suy giảm tần ô-dôn ........................ 34
2.1.2. Pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ............................................. 45
2.1.3. Phát luật về phát triển và bảo vệ rừng .................................................... 52
2.1.4. Các quy định của pháp luật Bảo vệ môi trường không khí, quản lý chất
thải .................................................................................................................. 60
2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về thích ứng với BĐKH ..................... 63
2.2.1 Pháp luật về tài nguyên nước .................................................................. 63
2.2.2. Pháp luật về biển ................................................................................... 66
2.2.3. Pháp luật về phòng chống, giảm nhẹ tác động của thiên tai ................... 69
2.2.4. Pháp luật về đa dạng sinh học................................................................ 71
2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ ƯPBĐKH và xử lý vi phạm
pháp luật về ƯPBĐKH .................................................................................... 73
2.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ ƯPBĐKH ............................ 73
2.3.2 Xử lý vi phạm pháp luật về ƯPBĐKH ................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 83
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM .............................................................. 84
3.1. Hoàn thiện các quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu ........... 84
3.2. Hoàn thiện các quy định về giảm nhẹ biến đổi khí hậu ........................... 85
3.2.1. Các quy định về CDM ........................................................................... 85
3.2.2. Các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ................... 89
3.2.3. Các quy định về bảo vệ môi trường không khí ...................................... 92
3.3. Hoàn thiện các quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 96
3.4. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về ứng phó với
BĐKH ............................................................................................................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 98
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
CDM
: Cơ chế phát triển sạch
IPCC
: Uỷ ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu
KP
: Nghị định tư Kyoto
KNK
: Khí nhà kính
HƯNK
: Hiệu ứng nhà kính
HĐND
: Hội đồng nhân dân
MONRE
: Bộ Tài nguyên và môi trường
MPI
: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MOIT
: Bộ Công thương
MOC
: Bộ Xây dựng
MOF
: Bộ Tài chính
MOH
: Bộ Y tế
MARD
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTP
: Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu
SRPCC
: Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNFCCC
: Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu
ƯPBĐKH
: Ứng phó với biến đổi khí hậu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nằm ở phía đông bán đảo Đông
Dương, là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thực hiện
chính sách Đổi mới, do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, Việt Nam đã tạo ra
những sự thay đổi rất lớn về bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Trải qua hơn hai
thập kỷ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm các
quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2009. Việt Nam cũng là quốc gia được
biết đến với những thành tích ấn tượng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên
nhiên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Theo Chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động đến mọi mặt đời sống kinh
tế-xã hội, trở thành thách thức to lớn cả trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển
bền vững của Việt Nam. Theo các nghiên cứu, Việt Nam nằm ở khu vực đất thấp và
được đánh giá là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi
khí hậu, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới
dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng
đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng của quốc gia.
Việt Nam là một trong nhiều nước đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển
đổi khí hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,5-0,7%, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai,
đặc biệt là bão, lụt, hạn hán ngày càng ác liệt. Nguyên nhân chính được cho là từ
nạn chặt phá rừng, sự phát triển của các đô thị với sự gia tăng mật độ các phương
tiện, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, tăng sự phát thải khí nhà kính... Hậu quả
của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên nhiên niên
1
kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí
ở Việt Nam là yêu cầu và thách thức đang được đặt ra. Để giảm nhẹ và thích ứng
với biến đổi khí hậu thì phải giải quyết được nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến các biện pháp làm
giảm phát thải khí nhà kính, và các biện pháp đó cần phải được pháp luật hóa.
Chính từ thực trạng này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và đầy
đủ về chính sách, pháp luật để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam.
Nhận thức được ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn,
Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu (2008)
và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (2011) với tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong Chiến lược và Chương
trình này là xây dựng, hoàn thiện thể chế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với những lý do đó, việc nghiên cứu “Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng có từ lâu, tuy nhiên, biến đổi khí hậu gây
ra hậu quả tiêu cực thì chỉ thực sự được quan tâm trong thời gian gần đây, là vấn đề
không chỉ có Việt Nam mà được toàn thế giới quan tâm. Hiện nay, vấn đề biến đổi
khí hậu ở nước ta đang được các nhà hoạch định chính sách và quản lý, các nhà khoa
học quan tâm đặc biệt cả về lý luận, lẫn mặt thực tiễn. Trong những năm qua, dã có
một số tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu liên quan đến chủ đề của đề tài luận văn như:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam”, tháng 6 năm 2009;
- Các tác giả: GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu; Lê Đình Quang, Trần Duy Bình,
Trung tâm khoa học công nghệ khí tượng thuỷ văn và môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường: Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng với biến
đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam; năm 2006.
2
- Các tác giả: Lê Nguyên Tường, Ngô Sĩ Giai, Viện Khoa học Khí tượng thuỷ
văn và môi trường: Đánh giá năng lực thích nghi và sẵn sàng ứng phó với biến đổi
khí hậu, năm 2006.
- PGS.Ts. Hoàng Thế, Bộ Tư pháp: đề tài cấp bộ “Hoàn thiện khung pháp luật
về môi trường ở Việt Nam”, tháng 4 năm 2007.
-Ts. Phạm Văn Lợi, Viện Khoa học quản lý môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường: đề tài cấp bộ “Đánh giá hệ thống pháp luật về môi trường Việt Nam”,
tháng 10 năm 2009.
- Các tác giả: Ts. Nguyễn Văn Phương, Ts. Vũ Thu Hạnh, Đại học Luật Hà
Nội: Strengthening Legal and Policy Framwords for Addressing Climate Change in
Asia: Identifying Opportunities for Sharing Best Practices” trong khuôn khổ dự án
đánh giá của UNEP và USAID, viết phần về Việt Nam, tháng 3 năm 2009.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề về
lý luận và thực tiễn làm cơ sở xây dựng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu;
thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu từ đó đề xuất một số giải pháp
góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến chủ đề luận văn
- Nghiên cứu, luận bàn về mặt lý luận và thực tiễn đối với các vấn đề liên quan
đến tình hình biến đổi khí hậu nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.
- Thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam hiện
hành; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khuyết điểm.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí
hậu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: các chính sách, pháp luật của Việt Nam về ứng phó
biến đổi khí hậu; các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia ký
kết hoặc gia nhập.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tổng quan cả nước,
+ Công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa vào cách tiếp cận hệ thống, kế thừa các vấn đề
lý luận và thực tiễn ở nước ta và thế giới; phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về định hướng hoàn thiện hệ thống
pháp luật của Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, đặc biệt là
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Luận văn vận dụng phương pháp luận, các quy luật và phạm trù của triết
học trong quá trình nghiên cứu mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Áp dụng các phương pháp phân tích thể chế - chính sách, kinh tế - xã hội đối
với quản lý về biến đổi khí hậu; phương pháp đối sánh, tổng hợp,…cũng được vận
dụng để giải quyết các vấn đề liên quan; khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi
những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê.... nhằm làm sáng tỏ
các vấn đề trong nội dung luận văn.
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ các kết quả đạt được, chỉ ra
những hạn chế, thiết sót của hệ thống pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
nước ta. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện cơ
sở pháp lý cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu giảng dạy ở bậc Đại học, Cao đẳng trong lĩnh vực tư pháp và chuyên ngành môi
trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu là tư liệu tốt để các nhà hoạch định
chính sách tham khảo trong quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trong một
chừng mực nhất định cũng có thể giúp ích phần nào cho cán bộ làm công tác thực
tiễn về môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, quan tâm trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ vận dụng
đúng đắn các quy định của chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hệ thống pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu
ở Việt Nam.
5
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Hiệu ứng nhà kính
Là sự nóng lên của Trái đất do sự có mặt của các khí nhà kính [59, tr.2]. Tên
gọi này là do hiệu ứng tương tự được sản sinh bởi nhà trồng cây làm bằng kính. Các
tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển và được bề mặt trái đất
hấp thụ, làm cho trái đất ấm lên. Sau đó, một phần năng lượng hấp thụ được phản xạ
trở lại khí quyển thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một phần nhỏ của các bức xạ sóng
dài thoát vào trong không gian; một phần bức xạ không thể xuyên qua các KNK
trong khí quyển. Các KNK có thể lựa chọn truyền dẫn các tia hồng ngoại, giữ lại một
số và cho phép một số xuyên qua không gian. Các KNK hấp thụ những sóng này và
giữ chúng ở dưới làm nóng lên ở vùng khí quyển thấp hơn.
HƯNK tồn tại trên trái đất ngay từ khi trái đất cùng với khí quyển và hệ thống
khí hậu hình thành và hầu như không thay đổi cho đến thời kỳ tiền công nghiệp. Từ
thời kỳ này, khoảng năm 1750, con người, thông qua các hoạt động phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là công nghiệp đã phát thải ra nhiều khí quyển nhiều khí có HƯNK
đặc biệt nguy hại như CO2, CH4, O3, N2O cũng như HFCs, PFCs và SP6 làm cho
nồng độ KNK trong khí quyển tăng lên, HƯNK mãnh liệt hơn và do đó làm nóng
thêm bề mặt trái đất và lợp đối lưu dưới khí quyển, gây ra BĐKH hiện đại.
Theo khoản 5 Điều 1 UNFCCC thì các KNK là những thành phần, cả tự nhiên
lẫn nhân tạo, mà hấp thụ và phát lại bức xạ hồng ngoại. Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 quy định KNK là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến
đổi khí hậu.
6
Các KNK tiêu biểu có thể kể đến như: Dioxit Cacbon (CO2) là loại KNK
chiếm tới một nửa khối lượng các KNK và đóng góp tới 60% trong việc làm tăng
nhiệt độ khí quyển; Mê tan (CH4) là loại khí quan trọng thứ hai trong các KNK do
hoạt động của con người gây ra; Ôzôn đối lưu là một loại KNK quan trọng đứng
hàng thứ ba sau khí CO2 và CH4, ôzôn được tạo ra trong tự nhiên và trong các hoạt
động của con người, từ động cơ ô tô, xe máy hoặc các nhà máy điện, đối với tầng đối
lưu việc tăng ôzôn cũng có hại như các KNK khác; Nitơ (N2O); Chlorofluorocarbons
(CFC) là các sản phẩm từ con người tạo ra, là loại hoá chất được sử dụng rộng rãi
trong các thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, điều hoà không khí, các loại máy lạnh, các
bình xịt mỹ phẩm, tẩy rửa linh kiện điện tử, từ năm 2010 trở đi, ngừng sản xuất các
chất CFC trên toàn thế giới theo Nghị định thư Montreal; Hơi nước (H2O)….[59,tr.3]
1.1.2. Biến đổi khí hậu
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 1 Công ước khung của Liên Hợp quốc về
biến đổi khí hậu (UNFCCC) nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp
hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí
hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được.
BĐKH là hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên, tuy nhiên, BĐKH được đề cập
đến ở đây không phải là sự biến đổi khí hậu tự nhiên mà là BĐKH hiện đại - BĐKH
với các biển hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, chủ yếu do các
hoạt động kinh tế-xã hội của con người gây ra phát thải quá mức vào khí quyển các khí
gây HƯNK [6, tr.3]. Nguyên nhân cơ bản của BĐKH hiện đại là sự gia tăng quá mức
lượng phát thải KNK dẫn đến sự gia tăng nồng độ KNK trong khí quyển. Ngay trong
lời nói đầu của UNFCCC đã khẳng định vấn đề BĐKH hiện nay mà chúng ta quan tâm
“Những hoạt động của con người đã và đang làm tăng thực sự nồng độ các chất KNK
trong khí quyển, bằng những sự tăng ấy đẩy mạnh HƯNK tự nhiên và tính trung bình,
điều đó sẽ dẫn dến sự nóng lên thêm của bề mặt và khí quyển Trái đất và có thể ảnh
hưởng có hại đến các hệ sinh thái tự nhiên và con người”.
7
1.1.3. Giảm nhẹ
Giảm nhẹ được hiểu là những thay đổi hoặc bổ sung về kỹ thuật làm giảm
tổng lượng phát thải hoặc lượng phát thải trên một đơn vị sản phẩm ví dụ như giảm
phát thải KNK.
1.1.4. Thich ứng
Thích ứng được hiểu là các sáng kiến và giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của các
hệ tự nhiên và con người nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng thực tế hoặc tiềm tàng
của BĐKH. Có nhiều phương thức thích ứng khác nhau, bao gồm thích ứng cá nhân
và thích ứng cộng đồng, thích ứng tự nguyên và thích ứng có kế hoạch, chẳng hạn,
bồi đắp đê sông, đê biển, trồng cây chống xói mòn.
1.1.5. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Là cụm từ được nhắc đến nhiều khi nói về biến đổi khí hậu, tuy nhiên, trong
các văn bản pháp quy, cũng như tài liệu nghiên cứu, kể cả UNFCCC hay KP cũng
chưa đưa ra khái niệm ứng phó với biến đổi khí hậu mà chỉ đề cập nội dung của ứng
phó với biến đổi khí hậu, các hoạt động cần phải thực hiện để ứng phó với biến đổi
khí hậu gồm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu và chỉ đưa
ra khái niệm đối với hai hoạt động này. Đến năm 2014, khi Quốc hội khoá XIII thông
qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, lần đầu tiên trong một văn bản quy phạm
pháp luật đưa ra giải thích về “ứng phó với biến đổi khí hậu”. Khoản 26 Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường quy định “ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con
người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
1.2. Các cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và các điều ước quốc tế về BĐKH mà
Việt Nam ký kết, gia nhập.
1.2.1 Cơ sở thực tiễn
BĐKH đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do hoạt
động của con người làm phát thải quá mức KNK vào bầu khí quyển. BĐKH đã,
đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu
8
như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hoá, ngoại
giao và thương mại. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của
Biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa
sống còn. BĐKH đã và đang tác động đến sản xuất, đời sống và môi trường tại
Việt Nam.
1.2.1.1. Tình hình phát thải KNK ở Việt Nam
Nồng độ KNK trong khí quyển đã tăng lên đáng kể so với thời kỳ tiền công
nghiệp. Các khí thải gây HƯNK có thể tồn tại trong bầu khí quyển khá bền vững,
kéo dài đến hàng trăm năm. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu
để hình thành hệ thống kiểm kê KNK quốc gia. Dự kiến, hệ thống này được thành
lập và đi vào hoạt động từ năm 2016. Là một trong những hoạt động chính của Dự
án “Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia KNK tại Việt Nam” (2010-2014) do Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, kiểm kê quốc gia KNK năm 2010
được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014. Kiểm kê KNK năm 2010 được tiến
hành đối với các ngành và lĩnh vực phát thải nhiều nhất, bao gồm năng lượng, các
quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm
nghiệp, chất thải. Tại thời điểm hiện tại chưa có báo cáo về tình hình phát thải KNK
ở Việt Nam từ sau báo cáo năm 2010.
Theo Báo cáo kiểm kê KNK năm 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt
Nam là 246, 8 triệu tấn CO2 tương đương nếu tính cả lĩnh vực năng lượng, các quá
trình công nghiệp và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệm (LULUCF).
Nếu không tính LULUCF, tổng lượng phát thải KNK là 266 triệu tấn CO2 tương
đương, trong đó phát thải trong năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất: 53,05%, tiếp
theo là nông nghiệp: 33,20%. Phát thải từu các quá trình công nghiệp và chất thải
tương ứng là 7,79% và 5,78%.
Trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2010, tổng phát thải KNK ở Việt Nam
(bao gồm LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 246,8 triệu
tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất từ 25, 6 triệu
9
tấn CO2 tương đương lên 141, 2 triệu tấn CO2 tương đương và cũng là lĩnh vực
phát thải nhiều nhất năm 2010. Tiếp theo là lĩnh vực chất thải cũng tăng nhanh từ
2,6 triệu tấn CO2 tương đương lên 15,4 triệu tấn CO2 tương đương. Phát thải trong
lĩnh vực nông nghiệp tăng chậm. Riêng LULUCF đã chuyển từ phát thải sang hấp
thụ KNK.
a) Phát thải KNK trong ngành năng lượng
Tại Việt Nam, phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng bao gồm phát thải
từ quá trình đốt nhiên liệu và phát thải do phát tán trong quá trình khai thác, vận
chuyển nhiên liệu.
Phát thải KNK do đốt nhiên liệu
Phát thải KNK do đốt nhiên liệu trong năm 2010 là 124.275 nghìn tấn CO2
tương đương, trong đó phát thải nhiều nhất là các phân ngành công nghiệp năng
lượng (41.057,9 nghìn tấn), công nghiệp sản xuất và xây dựng (30.077,6 nghìn tấn)
và giao thông vận tải (31.817,9 nghìn tấn).
Phát thải KNK do phát tán
Phát thải KNK do phát tán là phát thải KNK xảy ra trong quá trình khai thác,
xử lý, bảo quản và vận chuyển nhiên liệu hoá thạch đến điểm sử dụng cuối cùng.
Lượng phát thải KNK do phát tán năm 2010 là 16.895,8 nghìn tấn CO2 tương
đương, trong đó, phát thải từ khai thác thanh (hầm lò và lò lộ thiên) là 2.243,1 nghìn
tấn CO2 tương đương và từ khai thác dầu, khí đốt tự nhiên là 14.652,8 nghìn tấn
CO2 tương đương.
Tổng phát thải KNK năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng là 141.170,8 nghìn
tấn CO2 tương đương.
b) Phát thải KNK từ các quá trình công nghiệp
Phát thải KNK trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp được ước tính từ các
hoạt động công nghiệp không liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Nguồn phát thải
chính là từ các quá trình chuyển đổi về hoá học hay vật lý của các loại nguyên liệu
10
thô. Đối với năm 2010, việc tính toán phát thải KNK từ lĩnh vực này chỉ được thực
hiện cho hai ngành sản xuất xi măng và sản xuất vôi. Với các ngành khác như sản
xuất NH3, sản xuất các-bua (trong ngành công nghiệp hoá chất) và sản xuất thép
(trong ngành luyện kim) không tính phát thải vì số liệu về nhiên liệu dùng trong các
phân ngành trên đã được tính chung trong lĩnh vực năng lượng. Tổng lượng CO2
phát thải từ lĩnh vực các quá trình công nghiệp năm 2010 là 21.172 nghìn tấn, trong
đó, từ sản xuất xi măng là 20.077 nghìn tấn, chiếm 94,5%; sản xuất vôi là 1.095
nghìn tấn chiếm 5,2%.
c) Phát thải KNK từ lĩnh vực nông nghiệp
Kiểm kê KNK cho lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện cho sáu nguồn
phát thải bao gồm: quá trình tiêu hoá thức ăn, quản lý phân bón, canh tác lúa, đất
nông nghiệp, đốt đồng cỏ và đốt phụ phẩm nông nghiệp.Tổng phát tải KNK năm
2010 trong lĩnh vực nông nghiệp là 88.354,77 nghìn tấn CO2 tương đương, trong
đó, phát thải từ canh tác lúa nước chiếm 50,49%, từ quá trình tiêu hoá thức ăn
10,72%, từ quản lý phân bón 9,69%, từ đất nông nghiệp 26, 95%, từ đốt phụ phẩm
nông nghiệp 2,15%.
d) Phát thải KNK từ sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Phát thải/hấp thụ KNK trong lĩnh vực LULUCF chủ yếu xảy ra trong quá
trình thay đổi trữ lượng rừng và sinh khối, quá trình sử dụng dất và thay đổi sử dụng
đất. Theo hướng dẫn thực hành tốt GPG-LULUCF năm 2003, trên lãnh thổ Việt
Nam, đất được phân thành sáu loại gồm đất rừng, đất trồng trọt, đất đồng cỏ, đất
ngập nước, đất ở và các loại đất khác. Mỗi loại đất được chia thành hai nhóm là đất
nguyên trạng và đất đã qua chuyển đổi mục đích sử dụng. Phát thải/hấp thụ KNK
trong lĩnh vực này là quá trình thay đổi trữ lượng các-bon trong: sinh khối tươi
(sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất); chất hữu cơ (cây chết, cành, lá rơi
rụng) và đất. Tổng số diện tích đất đang sử dụng, đất đã thay đổi mục đích sử dụng
trong năm 2010 là 33,095 triệu ha, trong đó, đất rừng là 13,388 triệu ha, chiếm
40,45% và đất trồng trọt là 10, 075 triệu ha, chiếm 30,44%.
11
e) Phát thải KNK từ chất thải
Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải từ năm nguồn chính: bãi chôn lấp rác
thải, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải của người và
đốt chất thải. Bãi chôn lấp chủ yếu để xử lý rác thải từ các khu đô thị. Tổng hợp số
liệu từ Báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường các
tỉnh/thành trên toàn quốc cho thấy từ 2006 đến 2010 tổng khối lượng rác thải đô thị
được xử lý tại các bãi chôn lấp tăng bình quân khoản 10%/năm. Trong thành phần
chất thải, thức ăn và chất hữu cơ chiếm 59,2% đồ nhựa và các thức khác chiếm
30,9%. Lượng KNK phát thải trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp phụ
thuộc vào khối lương nước thải và lượng COD trong nước thải.
Tổng lượng phát thải KNK từ chất thải trong năm 2010 là 15.352 nghìn tấn
CO2 và tương đương, trong đó, chủ yếu phát thải từ nước thải sinh hoạt là 6.827
nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 44,5%, phát thải từ các bãi chôn lấp rác là 5
triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 32,6%.
1.2.1.2. Các tác động của BĐKH
BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực, các châu lực và vùng lãnh thổ trên
phạm vi toàn cầu.Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau tuỳ thuộc
vào những đặc trưng về điều kiện địa lý, trình độ phát triển và các hành động ứng
phó của từng vùng, miền, từng quốc gia cụ thể. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng
lớn của BĐKH. BĐKH tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực và các vùng miền của
Việt Nam. Từ năm 2009, trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình Môi trường Liên
Hợp quốc, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có Báo cáo
“Biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Báo cáo nêu rõ các tác động của BĐKH đối với
Việt Nam, theo đó, các lĩnh vực chịu tác động chủ yếu của BĐKH: tài nguyên nước,
lâm nghiệp, thuỷ sản, đa dạng sinh học, năng lượng, giao thông, sức khoẻ con
người.. Việc nghiên cứu các tác động này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách
đưa ra được những giải pháp ƯPBĐKH.
12
a) Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước
Việt Nam nằm ở hạ lưu hai sông quốc tế lớn là sông Hồng và sông Mê Công.
Sông Hồng có diện tích lưu vực 169.000 km2, hàng năm chuyển ra biển lượng dòng
chảy 138 tỷ m3 và sông Mê Công có diện tích lưu vực 795.000 km2, hàng năm có
lượng dòng chảy đổ vào Biển Đông 505 tỷ m3. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này
hiện phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu lượng mưa
ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ thụt, kèm theo sự bùng nổ dân
số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa
toàn năm có tăng nhưng luọng nước tổn thất do bốc thoát hơi trên lưu vực tăng
nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dòng chảy không tăng nhanh.
BĐKH gây ra sự thay đổi về thời gian mưa và lượng mưa. Theo Kịch bản
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam thì vào cuối thế kỷ 21, theo kịch
bản phát thải trung bình, nhiệt độ trung bình tằng từ 2oC đến 3oC trên phần lớn diện
tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tỉnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng
nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến
3,0oC, nhiệt đọ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2oC. Số ngày có nhiệt độ cao
nhất trên 35oC tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. Về lượng
mưa thì vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, lượng mưa năm tăng
trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng
mưa mùa mưa tăng. Ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên, ở các khu
vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so
với kỷ lục hiện nay.
Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng
chảy, tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt. Có thể thấy tác
động của BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam trong năm 2015 là đợt hạn
hán kéo dài tại Ninh Thuận. Hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của nhân dân, đã có trên 50.000 người dân bị thiếu đói, thiếu nước uống. Hoa mày
13
bị thiệt hại nặng nề, hơn 2.000 ha đất phải tạm ngưng sản xuất, trong khi đó, hạn
hán kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn đàn gia súc thiếu nước uống,
gần 500 con bị chế do suy kiệt [61]… Các cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh gây ra
những thiệt hại về người và kinh tế lớn, uy hiếp đến an toàn hệ thống hồ chứa và gần
3000km của hệ thống đê bảo vệ cho đồng bằng.
Vấn đề chất lượng nước có thể tăng lên, nơi có ít dòng chảy tăng nguy cơ ô
nhiễm từ các nguồn tự nhiên và con người. BĐKH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô và gây hạn
hán và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm do
thiếu nguồn bổ sung.
Các đánh giá tác động của ĐBKH đến tài nguyên nước tại 7 lưu vực sông:
sông Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long
cho thấy tác động mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng-Thái Bình. Theo Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam
thì vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nước biển dâng cao nhất ở
vùng từ Cà Mau đến Kiêng Gian trong khoản từ 62 đến 82 cm, thấp nhất ở vùng
Móng Cái khoảng từ 49 đến 64cm; trung bình Việt Nam, nước biển dâng trong
khoảng từ 57 đến 73cm. Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105 cm,
thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85cm; trung
bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng 78 đến 95cm. Nếu nước biển
dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích
vùng đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven
biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.
b) Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học của Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do
BĐKH toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy dự kiến hậu quả của BĐKH sẽ tác động
mạnh lênh hai vùng đông bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng cả nước.
14
Hai vùng đồng bằng ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ
thống đất ngập nước rất giàu về các loại sinh vật là những hệ sinh thái rất nhạy cảm
và dễ bị tổn thương. Mực nước biển dân lên cùng với cường độ của bão tố, thay đổi
thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ bị đe doạ đến sự
suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật rất đa dạng trong đó.
Khi mực nước biển dâng lên cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có
tầm quan trọng mức quốc gia, sẽ bị ảnh hưởng nặng, nước biển dâng sẽ xâm nhập
sau vào nội địa, giết chết nhiều loài động vật và thực vật nước ngọt của hệ sinh thái
quan trọng này và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng
trọt của nhiều vùng. Theo đánh giá của ICEM, 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn
quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập.
Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều
loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn
bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng lên và
đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và cả các hoá chất nông
nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra. Nước ta có đa dạng sinh học cao, nhưng đang bị suy
thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. BĐKH, cùng với các hệ quả
của nó như lũ, lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy
thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng
nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít.
c) Đối với các lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Tác động của BĐKH làm cho phạm vi phân bố các cây trồng nhiệt đới mở
rộng và cây trồng Á nhiệt đới thu hẹp lại; ngập úng và hạn hán xuất hiện với tần suất
cao hơn; một phần đáng kể diện tích đất trồng trọt vùng đồng bằng duyên hải, châu
thổ sông Hồng, sông Mê Kông bị ngập mặn do nước biển dâng...; diện tích rừng
ngập mặn bị thu hẹp; rừng nguyên sinh bị thay đổi ranh giới; nguy cơ tuyệt chủng
một số loài động, thực vật hoang dã; gia tăng nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh, dịch
bệnh...; địa bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt bị thu hẹp; xuất hiện
15
hiện tượng phân tầng nhiệt độ trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình
sinh sống của các loài thuỷ sinh.
d) Tác động đối với ngành năng lượng và giao thông
Nước biển dâng ảnh hưởng đến các dàn khoan dầu trên biển, hệ thống các
công trình ven biển; dòng chảy các con sông có thủy điện bị ảnh hưởng. Ngoài ra,
nhiệt độ tăng cao sẽ tăng chi phí thông gió, làm mát các hầm lò, giảm hiệu suất của
các nhà máy điện; tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng...
e) Tác động đối với sức khỏe con người
Nhiệt độ tăng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người,
dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh
thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc vectơ truyền nhiễm theo mùa.
Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của
con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.
1.2.2. Cơ sở lý luận
Pháp luật về BĐKH ở Việt Nam được hình thành dựa trên cơ sở lý luận là
các quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề này dưới các hình thức Nghị quyết
của Đảng, các chính sách, chiến lược về Biến đổi khí hậu. Nội dung các chính sách
của Đảng và Nhà nước sẽ được luật hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật như:
luật, pháp lệnh, các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư,
Thông tư liên tịch. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề BĐKH cũng như ƯPBĐKH, Đảng và Nhà nước đã ban hành những chính sách
cụ thể, kịp thời, trong số đó phải kể đến Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng
phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (sau đây gọi
tắt là Nghị quyết số 24-NQ/TW), Chiến lược quốc gia về BĐKH được ban hành
kèm theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
16
Chinh phủ. Đây là các chủ trương, định hướng cơ bản được xây dựng nhằm
ƯPBĐKH tại Việt Nam.
a) Nghị quyết của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu
Trước những yêu cầu, thách thức đặt ra đối với vấn đề BĐKH, ngày 03
tháng 6 năm 2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã
ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW. Nghị quyết này thể hiện quan điểm của Đảng
đối với vấn đề BĐKH. Nghị quyết đã đưa ra 02 mục tiêu tổng quát và 03 mục tiêu
cụ thể cho việc ƯPBĐKH, 03 nhóm nhiệm vụ cơ bản và 05 giải pháp để ứng phó
với BĐKH.
- Ba nhiệm vụ gồm: thứ nhất, xây dựng năng lực cảnh báo, chủ động phòng,
tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH; thứ hai, đẩy mạnh các biện pháp
phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặng do nước
biển dâng; thứ ba, giảm nhẹ phát thải KNK; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự
nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ KNK.
- 05 giải pháp, trong đó đối với vấn đề hoàn thiện thể chế tập trung vào:
+ Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ƯPBĐKH, quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi
phạm hành chính, dân sự… theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục chồng chéo,
xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các
nhiệm vụ.
+ Hoàn thiện có chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ƯPBĐKH, khai
thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành
chính, kinh tế, hình sự… về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ
sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.
+ Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy
động có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu
mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng
17
chéo trong quản lý nhà nước về ƯPBĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế, chính sách khuyến
khích xã hội hoá; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân tham gia hoạt động ƯPBĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hỗ trợ
người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển,
người dân bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thái quá.
+ Có lộ trình đến năm 2020 xoá bỏ cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với
nhiên liệu hoá thách; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng
lượng mói, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ
chất thải.
Để triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 23 tháng 01 năm 2014, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-CP.
Nghị quyết xác định nhiệm vụ trọng tâm về ƯPBĐKH gồm:
- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ
thiên tai, thích ứng với BĐKH;
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường,
ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng;
- Gỉảm nhẹ phát thải KNK; tăng cường khả năng hấp thụ KNK của các hệ
sinh thái: thực hiện kiểm kê quốc gia KNK định kỳ 5 năm một lần và thông báo
công khai; thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện
nước ta trên cơ sở huy động hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước
và các tổ chức quốc tế; thúc đẩy sử dụng tiết kiệm năng lượng; phát triển và sử
dụng năng lượng tái tạo; đẩy mạnh các hoạt động chống mất rừng, suy thoái rừng;
bảo vệ các bể hấp thu KNK tự nhiên.
18