Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.18 KB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ
của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để giúp trẻ có được sự phát triển
toàn diện, trẻ cần phải được chăm sóc cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe
tâm thần. “Không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần!”, khẩu hiệu
mà liên đoàn SKTT Thế giới đưa ra năm 2011 thật sự có ý nghĩa đối với công
tác chăm sóc SKTT. Chăm sóc sức khỏe thể chất nhằm thúc đẩy cho trẻ phát
triển tối đa về thể lực, chiều cao, cân nặng, từ đó làm giảm khả năng mắc
bệnh tật và tránh được các nguy cơ tử vong do bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe
tâm thần phải được bắt đầu từ khi đứa trẻ sinh ra, vì thế mà chủ đề chăm sóc
SKTT trẻ em đang được cả xã hội quan tâm.
Theo điều tra ở các nước trong khu vực và trên thế giới, trung bình
khoảng 20% trẻ em bị tổn thương SKTT dưới nhiều hình thức khác nhau .
Các tổn thương về tinh thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho
xã hội. Theo báo cáo năm 2011 của tổ chức y tế thế giới, trên 25% dân số thế
giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời
(WHO 2011) .
Tại Việt Nam tình trang bệnh trầm cảm, lo âu, căng thẳng thần kinh,
khủng hoảng tâm lý… ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Khảo sát về
sức khỏe tâm thần học sinh Hà Nội bằng công cụ SQD của Tổ chức Y tế
thế giới chuẩn hóa Việt Nam trên mẫu nghiên cứu 1.202 học sinh tiểu học
và trung học cơ sở trong độ tuổi từ 10-16 cho thấy 20% các em có vấn đề
về SKTT . Kết quả nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và cộng sự cho biết
có từ 12 - 13% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 6 - 16 gặp phải những vấn đề
SKTT một cách rõ rệt . Vấn đề SKTT trẻ em ngày càng gia tăng và trở


2


thành mối quan tâm của toàn xã hội, và cũng là một hồi chuông cảnh báo
cho ngành giáo dục cũng như y tế.
Theo khảo sát của Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương tại 6
trường học ở Hà Nội năm 2005, tỷ lệ học sinh mắc các vấn đề sức khỏe tâm
thần 19,46% .
Chương trình học quá tải, thiếu các hoạt động tập thể sinh động, thiếu
cảm thông và sự giúp đỡ của thầy cô khiến trẻ nhanh mệt mỏi, mất hứng thú
học tập dẫn đến chán học, bỏ học…. Việc cha mẹ ít quan tâm hoặc quan tâm
thái quá, dạy con bằng bạo lực… làm trẻ thấy thiếu vắng tình cảm cũng ảnh
hưởng đến vấn đề SKTT của các em . Vì vậy, để thực hiện chăm sóc sức khỏe
vị thành niên gia đình là yếu tố quan trọng, nhưng không thể tách rời các thiết
chế khác là nhà trường, cộng đồng xã hội và ngành y tế như thế mới mang lại
hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của lứa
tuổi học đường, kể từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp, kịp thời.
Trường THPT chuyên Lam Sơn ngày nay là sự kế tục và phát triển từ
trường Trung học Thanh Hoá (Collège de Thanh Hoá) thành lập năm 1931,
Collège Đào Duy Từ (1943-1950). Trường trung học phổ thông chuyên Lam
Sơn là trường trung học phổ thông (THPT) công lập nằm ở thành phố Thanh
Hóa, tỉnhThanh Hoá. Là một trong những trường trung học phổ thông chuyên
đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo
học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn
tỉnh Thanh Hóa .
Trường THPT Quảng Xương III tiền thân là phân hiệu 2 trường cấp 3
Quảng Xương I - Thanh Hóa, được thành lập ngày 11-11-1983 theo quyết
định của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá ký. Trường đặt tại xã Quảng
Minh - Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hoá. Trải qua 30 năm xây dựng
và phát triển, Trường THPT Quảng Xương III luôn bám sát mục tiêu chiến


3


lược: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê
hương đất nước”. Từ mái trường này, hơn 11.700 lượt học sinh đã tốt nghiệp
ra trường, trong đó nhiều học sinh đang giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các
địa phương, doanh nghiệp, trường học…
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế các gia đình ở đây thuộc loại trung bình,
phụ huynh hầu hết làm nông, bận rộn với việc kiếm sống nên sự quan tâm đến
con cái có phần hạn chế. Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc
phát triển thể chất và tinh thần của học sinh. Vì thế tìm hiểu thực trạng SKTT
của học sinh và các yếu tố liên quan, nhằm cải thiện SKTT cho các em là việc
làm cần thiết.
Vì vậy chúng tôi tiến hành “Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai
trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa năm học 2014 - 2015” với
các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm trí học sinh tại hai
trường THPT tại Thanh Hóa trong năm học 2014 - 2015
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới sức khỏe tâm trí của học sinh
hai trường THPT tại Thanh Hóa trong năm học 2014 - 2015


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe cho mọi người là mục
tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của ngành y tế các quốc
gia phát triển trong đó có ngành y tế nước ta.
“Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã

hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật hay đau yếu”. Đây là một khái
niệm nổi tiếng về sức khỏe của WHO, khái niệm thể hiện rất rõ ràng: sức
khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung; sức
khỏe tâm thần có mối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất.
WHO đã đưa ra định nghĩa sức khỏe tâm thần “Sức khỏe tâm thần là
trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của
bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc
sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp
phần vào các hoạt động của cộng đồng” .
Dựa vào định nghĩa của WHO các chuyên gia tâm thần học của Việt
Nam cũng rút ra những khái quát tương tự về sức khỏe tâm thần.
Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng (2008), “SKTT là một trạng thái
thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn tâm thần, một
trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi
trường” .
Theo Đặng Bá Lãm về thuật ngữ, lĩnh vực sức khỏe tinh thần trong
tiếng Việt còn gọi là sức khỏe tâm thần, muốn thống nhất vào đây cả “tâm” và
“trí” .


5

Tác giả Nguyễn Viết Thiêm (2002) cũng đã nhấn mạnh sức khỏe tâm thần ở
cộng đồng đạt được hay không khi thỏa mãn các tiêu chí sau :
- Có cuộc sống thật sự thoải mái.
- Có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.
- Có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lí trước mọi tình huống.
- Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.
- Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có stress hay các sự cố
gây căng thẳng.

Các tiêu chí trên đã nêu bật được ý nghĩa và tính toàn diện của khái niệm
sức khỏe tâm thần, đồng thời cũng gợi mở việc lựa chọn và sử dụng các chỉ số
về sức khỏe tâm thần trong điều tra cộng đồng và các chương trình can thiệp
nâng cao sức khỏe tâm thần.
Theo Nguyễn Thị Thanh Bình “SKTT là sự hòa hợp giữa trạng thái khỏe
mạnh về thể chất và tình cảm, là trạng thái tâm lý ổn định và vui khỏe của con
người” .
Theo Hoàng Cẩm Tú, sức khỏe toàn diện có 3 phần: sức khỏe thể chất,
sức khỏe xã hội và SKTT. Ba thành phần này quan hệ mật thiết và qua lại với
nhau. Nếu trạng thái tâm lý hay lo âu buồn chán, không thoải mái sẽ dẫn đến
rối loạn chức năng cơ thể (đau dạ dày, đau đầu…). Ngược lại trên cơ thể bộ
phận nào bị tổn thương cũng tạo nên tâm trạng lo âu, buồn chán… gây tổn hại
đến SKTT. Vậy khái niệm SKTT của Hoàng Cẩm Tú “SKTT là một trạng thái
không có rối loạn hay dị tật tinh thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn
toàn thoải mái trong cuộc sống, cân bằng về tâm lý, có tâm trạng hợp hoàn
cảnh, cân bằng về cảm xúc, hòa hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội, có
cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu xã hội” .
Tóm lại, SKTT không chỉ là tình trạng ổn định không có rối loạn về tâm
thần mà còn là trạng thái thoải mái về tinh thần, ổn định tâm lý, có hành vi


6

ứng xử phù hợp với mọi hoàn cảnh, lứa tuổi. Nói đến SKTT không chỉ nói
đến bệnh tâm thần, mà còn bao gồm các biểu hiện tình cảm mang tính tích
cực như cảm giác hạnh phúc, lạc quan, lòng tự trọng….
1.1.2. Khái niệm tuổi vị thành niên
Thuật ngữ “vị thành niên” trong tiếng Anh là “Adolescence”, có nguồn
gốc từ tiếng La Tinh “Adolesere”nghĩa là lớn lên phát triển.
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người

trưởng thành. Một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này được đánh
dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp
bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan
hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành cả về thể chất và tâm lý xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị
thành niên.Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi vị
thành niên được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (tiền vị thành niên):
10 - 13 tuổi. Giai đoạn giữa (trung vị thành niên): 14 - 16 tuổi. Giai đoạn
cuối (hậu vị thành niên): 17 - 19 tuổi. Việc phân định này cần thiết để kết
hợp phát triển sinh học và tâm lý xã hội từng thời kỳ. Căn cứ vào tình hình
thực tế của Việt Nam, năm 1995, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và
KHHGĐ - Bộ Y tế đã đưa ra đề nghị xếp tuổi VTN thành hai nhóm tuổi,
nhóm một từ 10 - 14 tuổi và nhóm hai từ 15 - 19 tuổi.
1.2. Những biến đổi về thể chất và tâm lý ở tuổi vị thành niên
1.2.1. Những thay đổi cơ thể ở tuổi vị thành niên
Dậy thì là giai đoạn quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này
kéo dài trong nhiều năm và có sự thay đổi lớn về tăng trưởng thể chất và tâm
lý. Dậy thì bắt đầu với một sự tăng vọt trong lượng sản xuất hormone, gây ra
một số thay đổi thể chất, sự phát triển của não ở cả hai giới.


7

Ở em gái trong giai đoạn đầu (tiền vị thành niên): 10 - 13 tuổi cơ thể bắt
đầu phát triển nhanh hơn. Các em cao rất nhanh, các phần của cơ thể như thân
mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn. Bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu
hông và đằng sau vai, mọc lông ở bộ phận sinh dục và có thể xuất hiện trứng
cá. Giai đoạn dậy thì chính thức đánh dấu bằng hành kinh lần đầu, báo hiệu
trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng sinh con. Giai đoạn này diễn ra những
biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: tử cung lớn hơn và dày

hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra.
Ở em trai có sự đột biến về chiều cao và hình dáng có thể là do sự phát
triển nhanh của các xương dài ở chân tay. Cùng với sự phát triển chiều cao là
sự xuất hiện lông mu, ria mép và trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn
cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng. Tiếp đó
là sự phát triển cơ bắp ở ngực, vai đùi và con trai bắt đầu có hình dáng đặc
trưng của nam giới. Ở giai đoạn này em trai thường có hiện tượng mộng tinh,
điều đó nói lên các em trai có khả năng làm cho thụ thai.
1.2.2. Những biến đổi về tâm lý
Dậy thì là một giai đoạn kéo dài nhiều năm trong đó xảy ra những sự thay
đổi lớn về tăng trưởng thể chất và tâm lý. Những thay đổi về nhận thức, tình
cảm và thái độ là đặc điểm của thiếu niên, thường diễn ra trong giai đoạn này,
và điều này có thể là một nguyên nhân của sự xung đột ở một mặt và mặt khác
là sự phát triển nhân cách tích cực. Các công trình nghiên cứu ở lứa tuổi này
cho thấy đa số các em bước vào tuổi dậy thì không có khủng hoảng phát triển,
chỉ khoảng 20% trẻ em độ tuổi này có khó khăn trong sự phát triển tâm lý .
- Cảm giác đối với bản thân:
Những biến đổi về thể chất, sinh lý học đôi khi có tác động đến tâm lý ở
lứa tuổi này. Các em hay để ý, băn khoăn về những thay đổi trong cơ thể. Họ
quan tâm đến hình tượng cơ thể mình và họ bắt đầu coi người bạn, nhóm bạn,


8

là quan trọng hơn và có ảnh hưởng lớn hơn cha mẹ/người giám hộ. Bởi áp lực
bạn bè, họ có thể thỉnh thoảng tự cho phép mình thực hiện các hành vi dường
như không được xã hội chấp nhận, dù đây thường là một hiện tượng xã hội
hơn là một hiện tượng tâm lý.Sự chồng lấn này được xem xét đến trong việc
nghiên cứu tâm lý xã hội học .
Tuổi VTN có điểm khởi đầu không đồng nhất giữa hai giới và điểm kết

thúc cũng khác nhau tùy thuộc vào các nhân tố: cá tính, gia đình, xã hội và văn
hóa. Các em gái trưởng thành sớm hơn nên phải đương đầu với những khó khăn
tâm lý sớm, còn những em trai có những lợi thế hơn về điểm này .
- Sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý và cảm xúc:
Thiếu niên là giai đoạn đột phá về tâm sinh lý trong cuộc đời một con
người khi sự phát triển nhận thức diễn ra nhanh chóng và các tư tưởng, ý
tưởng và khái niệm được phát triển trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới
cuộc sống tương lai của người đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và tính nết. Đôi khi các em cảm thấy khó khăn trong việc tự
kiềm chế khi bị kích động và gây nên những phản ứng không mong muốn.
Hiện tượng này sẽ dần dần mất đi khi các em trưởng thành hơn .
- Những nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính:
Tình dục ở tuổi VTN chỉ tới những cảm giác, hành vi và sự phát triển
tình dục trong thiếu niên và là một giai đoạn của tình dục loài người. Tình dục
và ham muốn tình dục thường bắt đầu tăng lên cùng với sự bắt đầu của tuổi
dậy thì. Sự trải nghiệm ham muốn tình dục trong thiếu niên (hay bất kỳ ai, về
vấn đề này), có thể bị ảnh hưởng bởi các giá trị gia đình, văn hoá và tôn giáo
nơi họ lớn lên (hay như một phản ứng với nó), kiểm soát xã hội, cấm kị, và
các kiểu tập tục xã hội khác.
VTN là thời kỳ dễ bị kích động và có những cảm xúc hỗn loạn . Ở thời
kỳ này nhiều tình huống mới nảy sinh, cá nhân lại thiếu các kinh nghiệm và


9

hiểu biết xã hội vì thế sẽ dẫn đến phát sinh các tình cảm không thích hợp
khiến các em thường lúng túng hoặc quá nhạy cảm trước một sự phê bình,
nhận xét nặng lời hay thiếu tôn trọng.
- Tự nhận thức và tự đánh giá:
Do mong muốn trở thành người lớn, các em muốn được độc lập trong

suy nghĩ và hành động để thoát khỏi sự ràng buộc của bố mẹ và gia đình.
Trong cuộc tìm kiếm một bản sắc riêng biệt cho chính mình, các thiếu niên
thường nhầm lẫn giữa cái là 'đúng' và cái là 'sai.' Trong thời kỳ này xung đột
tâm lý là bình thường. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển này là giai đoạn có sự
gia tăng lớn về khả năng nhận thức. Ở giai đoạn này của cuộc đời các tư
tưởng cá nhân bắt đầu hình thành một cách trừu tượng hơn. Việc tự đánh giá
và tự phê bình bắt đầu định hình và xuất hiện một đặc điểm tâm lý quan trọng
là sự phát triển tự ý thức. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra,
tự đánh giá...về hứng thú...tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn
thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội .
1.2.3. Biến đổi về mặt xã hội
Trẻ VTN hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi
các em đang sống, ngôi trường nơi các em đang học .
Ở tuổi này con người đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới,
có xu hướng tư tưởng hóa, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các
kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với một
môi trường xã hội ngày một mở rộng .
Trong thương mại, thế hệ này được coi là một mục tiêu quan trọng. Điện
thoại di động, âm nhạc đại chúng, phim ảnh, các chương trình truyền hình,
website, các môn thể thao, video game và quần áo cho độ tuổi này thường
được quảng cáo mạnh và cũng là thường thấy ở độ tuổi thanh niên. Trong xã
hội phương tây hiện đại, các sự kiện như lần đầu tiên có bằng lái, bằng trung


10

học và tốt nghiệp cao đẳng và nghề nghiệp đầu tiên được cho là các dấu mốc
quan trọng trong quá trình chuyển tiếp thành người trưởng thành.
1.3. Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và VTN
1.3.1. Khái niệm vấn đề SKTT trẻ em và VTN

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng để nhắc đến khái niệm vấn đề SKTT
như rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần. Thuật ngữ rối loạn tâm thần dùng để chỉ
những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện
này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó. Mỗi người
đều có những vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng chưa chắc đã bị rối loạn
tâm thần nếu vấn đề đó không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, xã hội hay
công việc của họ .
Trẻ có vấn đề về SKTT có những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, lời nói
và cách ứng xử hàng ngày. Các biểu được mô tả: .
- Trẻ thường hay nói thầm, vân động vụng về;
- Hiếu động quá mức, không có cảm giác về sự nguy hiểm;
- Biểu hiện chống đối, hành vi hung hãn, khó hòa nhập;
- Ăn cắp, nói dối;
- Khả năng tập trung giảm sút, chán học, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều,
hay gặp ác mộng, biếng ăn hoặc ăn nhiều quá mức, đái dầm;
- Có dấu hiệu tự kỷ như thu mình, ngại tiếp xúc, tự nhiên ít nói hoặc nói
quá nhiều, hoặc chỉ lặp đi lặp lại lời nói của ngời khác, có nỗi sợ đám đông,
sợ bóng tối;
- Nhút nhát, ức chế trầm cảm, uể oải hay cáu kỉnh vô cớ với biểu hiện tự
làm tổn thương cơ thể, có mưu toan tự sát, có biểu hiện kiêu ngạo, hoang phí;
- Thủ dâm, khó khăn khi tiếp xúc với người khác giới...


11

- Như vậy sức khỏe tâm thần tốt:
Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần,
có mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong
gia đình, với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm. Làm chủ stress,
stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay. Vậy cần giữ được

cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu quả
những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác. Để nâng cao
hơn chất lượng cuộc sống thì việc phát hiện sớm trẻ có vấn đề sức khỏe tâm
thần là điều quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa bệnh tâm thần gây ảnh
hưởng đến thể chất, tinh thần và tương lai của các em.
Theo WHO, các vấn đề tâm thần ở trẻ bao gồm :
- Các vấn đề tình cảm như buồn bã, sợ hãi, lo lắng, tức giận, căng
thẳng…Tình trạng căng thẳng xuất hiện khi phải đối phó với những thay đổi
nhanh chóng về thể chất, tâm lý, xã hội.
- Các vấn đề về hành vi: tự làm tổn thương, đập phá, gây rối, học kém,
bỏ học. Các vấn đề hành vi còn bao gồm hành hung cha mẹ, thầy cô giáo, anh
em, bạn bè.
- Các vấn đề về tư duy và học tập: bắt nguồn từ việc thiếu các kỹ năng
trong tư duy phê phán và sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Kết quả
là một số vị thành niên không có khả năng đưa ra những phán quyết khách
quan về các lựa chọn và các nguy cơ. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa
ra những ý tưởng mới, khả năng quyết định và tìm ra giải pháp cho vấn đề
khó. Các khó khăn về học tập thường bắt nguồn từ các áp lực quá mức về học
tập ở trường. Những áp lực này có thể gây nên nhức đầu, mỏi mắt, khó tập
trung và mất ngủ. Những học sinh không đạt được thành tích trong học tập
thường trở nên nản chí và cảm thấy không thể thích nghi trong môi trường
học tập, tự ti với bạn bè.


12

- Các vấn đề nhận dạng: xảy ra khi các em cố gắng khẳng định cá tính và
bản năng giới tính của mình, hy vọng mình thích ứng, hòa đồng với bạn bè.
Theo Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương các vấn đề SKTT ở trẻ
em bao gồm :

- Các vấn đề về cảm xúc: buồn rầu, thất vọng, suy nhược, sợ hãi, lo lắng,
mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp với bạn bè.
Các vấn đề ứng xử: tức giận, mất tự chủ, thích bạo lực, thích gây hấn.
- Các vấn đề về sự hiếu động: căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ nguậy, hấp
tấp, bốc đồng, không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn.
- Các vấn đề về quan hệ đồng đẳng: cách biệt, thích một mình, ít quan
hệ, thiếu hòa hợp, không được các bạn yêu mến.
- Các vấn đề về quan hệ xã hội: không thân ái thân thiện, không tình nguyện,
không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàng quan vô cảm với xung quanh.
Khi các vấn đề SKTT trên trải qua một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến
nhận thức, các năng lực tình cảm và xã hội thì dẫn đến các rối loạn tâm thần. Ở
VTN hay gặp là rối loạn tâm thần và ăn uống: chán ăn tâm thần, ăn nhiều vô độ.
Các rối loạn tâm thần thường không được quan tâm và điều trị .
1.3.2. Tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên trên thế giới
Trên thế giới những năm gần đây vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em đã
được quan tâm đặc biệt. Năm 1992, Liên đoàn sức khoẻ tinh thần Thế giới đã
ra đời và quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm làm ngày SKTT thế giới,
hiện đã có 120 nước và vùng lãnh thổ tham gia ngày này.
Theo WHO (2005), có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp
phải các vấn đề SKTT về một rối loạn đặc thù nào đó như: các vấn đề về cảm
xúc (trầm cảm, lo âu), các rối loan liên quan đến stress và các rối loạn dạng cơ
thể, chứng tự kỷ, rối loan trong học tập, rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể
chống đối....


13

Trên thế giới, có tới 7% đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải
các rối loạn tâm thần cần điều trị. Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông
dân có nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những

trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là:
- Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ lệ
mắc là 3 - 5%.
- Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp là 2 - 5%.
- Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1 - 3%.
- Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển
nói chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1% .
(Theo MJA practice esentials - Edited by Nicholas A Keks and
Graham D Burrows).
Tỷ lệ các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên do
Kleintjes S và cộng sự (2006) tiến hành tại Nam Phi là 17% .
Tại Anh, nghiên cứu trên 18000 trẻ em 5 - 15 tuổi của Howard M cho
thấy có 9,5% trẻ có ít nhất một rối loạn tâm thần đăc thù theo ICD10 .
Kết quả nghiên cứu của Einar H theo tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM - IV
trên 9430 trẻ trong độ tuổi 8 - 10 ở Bergen (Na Uy) cho thấy tỷ lệ trẻ có rối loạn
tâm thần và hành vi là 7% .
Tại Ethiopia, Menelik D và cộng sự tiến hành nghiên cứu SKTT trên
5000 trẻ em trong độ tuổi 6 - 15 được lựa chọn ngẫu nhiên ở cộng đồng. Sử
dụng thang điểm RQC dành cho cha mẹ (Reporting Questionnaire for
Children) để sàng lọc trước, sau đó sử dụng bảng phỏng vấn chẩn đoán dành
cho trẻ em và VTN (Diagnostic Interview for Chilldren and Adolescents) của
Hội tâm thần học Mỹ để điều tra. Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ rối loạn tâm
thần và hành vi của đối tượng nghiên cứu là 17% .


14

Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và trẻ vị thành niên là một
trong ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng chống tai
nạn, chống nhiễm khuẩn và chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các tổn thương tâm

thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho xã hội, nó chiếm tỷ lệ
khoảng 12% trên tổng số bệnh .
Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần có
xu hướng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân
số thế giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong
cuộc đời .
Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ vị thành niên có biểu hiện
rối loạn tâm thần tại một số nước phát triển như Úc, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Tây
Ban Nha đều trên 20%. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực
từ các kỳ thi chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức
khỏe tâm thần kém ở các học sinh Trung Quốc .
Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm
sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻ
em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thoả đáng .
Mullick và cộng sự thực hiện nghiên cứu 2 giai đoạn ở trẻ em
Bangladesh cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần trẻ em theo các tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD 10 là 15% .
Shoba và cộng sự tiến hành nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu ở 51 vùng
của các nước Châu Á từ 12 đến 18 tháng nhận thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu
niên có vấn đề SKTT là 10 - 20% .
1.3.3. Thực trạng về vấn đề SKTT trẻ em và VTN ở Việt Nam
Số liệu của Bộ Y tế năm 2005 cho thấy tỷ lệ người dân có vấn đề SKTT
ở Việt Nam là 10 - 20%, nhóm 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (11,8%) sau
đó là các nhóm 10 - 19 tuổi và 30-39 tuổi .


15

Theo báo cáo của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 năm 2012,
trẻ em ở độ tuổi 11 - 18 tuổi thường gọi đến đường dây, trong đó tỷ lệ là học

sinh 70,1%. Tỷ lệ các cuộc gọi về SKTT chiếm 23%, đứng thứ hai sau tỷ lệ
các cuộc gọi về tâm lý, ứng xử .
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung ở một số trường THCS tại Lạng Sơn
và Hà Nội về vấn đề SKTT của học sinh cho kết quả tỷ lệ học sinh có biểu
hiện lo âu 12,3% và trầm cảm 8,4% .
Đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam cho
thấy 9,1% thanh thiếu niên được cho là có vấn đề SKTT theo nghiên cứu của
Amstadter .
Nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ
mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là
19,46% . Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh nghiên cứu trên học sinh ở 2
trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy trẻ mắc
các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% .
Mckelvey và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc
và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 sống tại Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4 đến 11 có
5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ, từ độ tuổi từ 12 đến 18 có 9,5% trẻ nam và
10,1% trẻ nữ được coi là mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần .
Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần thứ hai (SAVY 2)
cho biết, trong số 10.039 thanh thiếu niên trả lời, có 73,1% người từng có cảm
giác buồn chán. Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng
về tương lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Có 78,9%
thanh thiếu niên thành thị (trong tổng số 2.465 người) đã từng cảm thấy buồn
chán, cao hơn khoảng 7% so với tỷ lệ này ở nông thôn. Tỷ lệ thanh thiếu niên
thành thị cảm thấy thất vọng về tương lai là 23,5%. Tỷ lệ này ở nông thôn là


16

20,6%. Trong số 4.925 nữ thanh thiếu niên, có 77,9% người đã từng trải qua

cảm giác buồn chán. Tỷ lệ này ở nam thanh thiếu niên là 68,4%. Đặc biệt, có
5,9% nữ thanh thiếu niên đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Tỷ lệ này cao gấp
hơn 2 lần so với nam thanh thiếu niên .
Trong một nghiên cứu của sở y tế Hà Nội - Bệnh viện tâm thần Mai
Hương và trường đại học Melbourne của Úc được tiến hành gần đây trong
khuôn khổ dự án” Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà
Nội”cho thấy có 15,94% em có rối nhiễu về tâm thần trong tổng số học sinh
các cấp. Khảo sát ở 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở độ tuổi từ 10
đến 16 có tới 19,46% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần .
Nghiên cứu trên 2.591 học sinh 12 - 18 tuổi của Nguyễn Thanh Hương
và cs. ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ
vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng ở nhà
cũng như ở trường .
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh có sử dụng thang đo SDQ 25 ở
322 học sinh trường THPT Cầu Giấy cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề
SKTT 22,9% .
Nghiên cứu có sử dụng thang đo SDQ của Đàm Thị Bảo Thoa ở THCS
Thái Nguyên trên 2.850 học sinh cho thấy 22,9% học sinh có vấn đề SKTT .
Sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với tốc độ nhanh chóng đã làm nảy
sinh nhiều tác động lớn và làm tổn thương SKTT trẻ em, dẫn đến các rối loạn
stress, trầm cảm, tự tử, hành vi chống đối (như bỏ nhà, trốn học, trộm cắp,
hung dữ, tàn bạo, đánh nhau, phá vỡ các quy tắc xã hội…), nghiện hút, mại
dâm… Các hiện tượng trên ngày một gia tăng, thậm chí đến mức báo
động… và đã trở thành mối lo ngại chung cho từng gia đình, tổ chức, nhà
nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, với sự biến đổi của nền
kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá, mở rộng giao lưu văn hoá liên quốc


17


gia, mỗi người dân nói chung và trẻ em nói riêng đòi hỏi phải theo kịp sự
phát triển của xã hội. Nảy sinh gia tăng mâu thuẫn quan điểm giữa các thế
hệ, mâu thuẫn giữa nhu cầu bản thân và sự đáp ứng của xã hội, gia đình; cấu
trúc gia đình bị phá vỡ, chuẩn mực xã hội thay đổi… . Đây là những stress
tâm lý xã hội tác động không nhỏ đến tâm lý và gây tổn thương SKTT của
trẻ em vị thành niên.
Tóm lại, tuy nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước ở các
thời điểm, đối tượng, địa điểm và phương pháp tiến hành khác nhau, nhưng
kết quả cho thấy vấn đề SKTT của trẻ em và VTN trên Thế giới và Việt Nam
đều chiếm một tỷ lệ cần được quan tâm.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em và VTN
WHO chia các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em thành 3 nhóm: yếu tố
sinh học, tâm lý, xã hội. Mỗi yếu tố này được phân chia thành yếu tố bảo vệ
và yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ gồm: tính cách trẻ kém thích nghi, gia đình
không hòa thuận, bố mẹ không quan tâm, bạn bè không thân thiện, áp lực học
tập và bạo lực học đường. Yếu tố bảo vệ: trẻ có lòng tự trọng cao, được quan
tâm chăm sóc, có mối liên hệ mật thiết với gia đình, tham gia các hoạt động
tập thể, thể hiện năng lực của bản thân, gia đình có quan hệ mật thiết với
trường học .
Nguyên nhân gây nên các vấn đề SKTT được Đặng Bá Lãm xếp vào các
nhóm: nguyên nhân do sinh đẻ, chế độ nuôi dưỡng, mâu thuẫn gia đình, bạo
lực gia đình, bạo lực học đường, chương trình học quá tải .
Hội thảo “Sức khỏe tâm thần trẻ em thành phố Hồ Chí Minh” đã nêu ra
những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến SKTT trẻ em: môi trường học tập, đời
sống gia đình, những tiêu cực xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng và
giải trí điện tử, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập .


18


Nguyên nhân gây tổn hại sức khỏe tâm thần của trẻ do yếu tố nội sinh
(rối loạn tâm thần phân liệt, rối loạn sắc khí, tự kỷ, rối loạn phát triển lan
tỏa...) chiếm 10% - 20%; còn lại là do môi trường: gia đình, trường học, xã
hội, lối sống .
Nghiên cứu khác cho thấy yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến vấn đề
SKTT: bẩm sinh, di truyền, bệnh cơ thể, các yếu tố tâm lý cá nhân... .
1.4.1. Yếu tố về đặc điểm cá nhân
Giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của các em. Năm
2004, số liệu thống kê quốc gia trực tuyến ở Anh vấn đề SKTT của trẻ gia tăng
khi đạt đến tuổi vị thành niên. Tỷ lệ có vấn đề SKTT ở độ tuổi 5 - 10 tuổi: ở bé trai
10,4%, bé gái 5,9%; còn ở độ tuổi 11 - 15 bé trai là 12,8%, bé gái 9,65% .
Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương có kết quả: có sự khác biệt
giữa tỷ lệ có vấn đề SKTT giữa học sinh nam và nữ (10,2% và 5,9%) với
(p<0,01) .
Theo điều tra của Nguyễn Cao Minh, học sinh nữ chiếm 45,2% ít hơn
nam 54,8% trong tổng số trẻ mắc vấn đề về SKTT. Trong tổng số trẻ mắc các
vấn đề về SKTT nhóm trẻ 16 tuổi và nhóm 12 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(23,8%), trong khi đó chiếm tỷ lệ ít nhất là nhóm trẻ 13 tuổi (14,3%) .
1.4.2. Yếu tố gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình êm ấm hạnh phúc, con cái trưởng
thành ngoan ngoãn, sẽ đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển xã hội theo
chiều hướng tích cực, một đất nước văn minh và giàu mạnh. Tuy nhiên bên
cạnh những mặt tích cực là sự tốt đẹp của mỗi gia đình, sự hạnh phúc của cha
mẹ, sự trưởng thành của con cái, thì vẫn có những vấn đề nhức nhối mà mỗi
chúng ta đều phải nhìn nhận một cách xác đáng.
Trẻ VTN sống trong gia đình có những hoàn cảnh không may như gia
đình ly tán, không đồng cảm hòa hợp trong quan hệ cha mẹ con cái... thường


19


gặp vấn đề về SKTT và có những hành vi như đánh nhau, phạm pháp, lo âu,
trầm uất hơn, ít trách nhiệm với xã hội hơn, có ít những mối quan hệ thân
tình...là những yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ .
Trẻ tự tin hơn, tâm lý thoải mái hơn và ít mắc phải các vấn đề SKTT hơn
khi được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, tin tưởng ở con, tôn trọng, trao quyền
tự chủ cho con một cách hợp lý .
Khi bước sang tuổi VTN, hầu hết anh chị em ruột đã học được cách giao
tiếp với nhau bình đẳng hơn, và như vậy sẽ tháo gỡ được những sự khác biệt,
sự ganh tỵ, bất đồng. Tuy nhiên sự xung đột anh chị em ruột tuổi VTN vẫn
còn khá cao .
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sức ép của một nền kinh tế phát triển, tiếp
thu một lượng thông tin quá lớn trong thời đại bùng nổ tin học, có nhiều tác
nhân gây stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như SKTT trẻ em như:
cha mẹ có nguyện vọng cho con em học thêm nhiều để nâng cao tri thức, khối
lượng học ở trường nhiều, học thêm nhiều, vì vậy thời gian vui chơi giải trí và
vận động tích cực buộc phải thu hẹp lại. Cha mẹ bận rộn nhiều, ít có thời gian
quan tâm, chăm sóc con cái.
Xã hội hiện đại đang tạo ra những con người năng động trong nhiều lĩnh
vực. Sự đòi hỏi khắt khe của xã hội cùng với những kỳ vọng của cha mẹ vào con
cái đều có thể là nguyên nhân gây áp lực tâm lý cho các em khi mà năng lực của
các em không đáp ứng được . Cha mẹ không quan tâm đúng mức, hoặc cha mẹ
kỳ vọng quá vào con cái có ảnh hưởng đến SKTT của học sinh .
Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái khác biệt với mối quan hệ đồng trang
lứa của các em. Cha mẹ thường đơn phương thể hiện quyền lực lên con cái.
Do cha mẹ có kiến thức và quyền lực hơn, nên trẻ buộc phải học cách tuân thủ
theo những quy tắc do cha mẹ đặt ra. Ngược lại mối quan hệ với bạn đồng
trang lứa dựa trên cơ sở bình đẳng giữa những đối tác .



20

Cha mẹ thường bị tổn thương khi trẻ VTN thay đổi đột ngột ở tuổi dậy
thì. Nhiều cha mẹ thấy con mình thay đổi từ chỗ dễ bảo, trở nên bướng bỉnh
không nghe lời và kháng lại những chuẩn mực do cha mẹ đặt ra, khiến cha mẹ
thường kiểm soát chặt chẽ, đặt áp lực và ép buộc nhiều hơn. Một nghiên cứu
đã cho biết 64,8% cha mẹ và người chăm sóc chính cho rằng hình phạt trẻ
bằng hành vi như đánh thì trẻ sẽ ngoan hơn một cách thường xuyên [35].
Có những trẻ phải chứng kiến sự bất hòa của cha mẹ bằng những lời nói
và hành vi. Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ luôn có những mối bất hòa, xô
xát, các em phải chứng kiến những cảnh cha mẹ cãi nhau, chửi mắng nhau,
thậm chí là đánh nhau. Nghiên cứu về tình trạng bạo lực gia đình ở Braxin
cho thấy có mối liên quan giữa những hình phạt đối với trẻ, sự căng thẳng
trong gia đình với vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ . Nghiên cứu về hành vi
gây gổ của đối tượng học sinh do Yu Y thực hiện tại Trung Quốc cho rằng sự
gắn bó của các em với gia đình là yếu tố làm giảm tính cách hung hãn, gây gổ
của trẻ. Nghiên cứu xác định rằng kiểu chăm sóc con cái và những xung đột
gia đình là các yếu tố nguy cơ của hành vi gây gổ .
Hầu hết các cha mẹ đều không có ý định làm tổn thương con em mình,
nhưng đôi khi họ làm điều đó trong sự thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng nuôi
dạy con. Thái độ bỏ qua, coi thường hoặc hằn học sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm thần của trẻ, để lại hậu quả lâu dài và có thể ảnh hưởng đến hành vi
ở thanh thiếu niên hoặc ở tuổi trưởng thành. Phải nghe, chứng kiến hoặc chịu
roi vọt dần dần sẽ hình thành trong các em những nhận thức sai lệch, khiến
các em cho rằng bạo lực là một cách để giải quyết mâu thuẫn gia đình . Biểu
hiện bất thường về tinh thần của trẻ có thể do xuất thân trong gia đình cha mẹ
bất hòa .


21


Sự ly thân, ly hôn, sự thiếu gương mẫu, sự thô bạo trong việc dạy con,
áp đặt, thiếu tin tưởng vào con trẻ chiếm 2/3 nguyên nhân gây rối loạn hành
vi, chống đối, trầm cảm, nghiện hút ở trẻ .
Nhiều học sinh cho rằng gia đình mình không hạnh phúc, các yếu tố này
có liên quan với biểu hiện lo âu và trầm cảm của học sinh .
1.4.3. Yếu tố trường học
Không gian trường học, hoạt động ngoại khóa, nội quy... đều có ảnh
hưởng đến SKTT và thể chất của trẻ . Môi trường học tập không thuận lợi
cũng có thể tạo ra rối loạn về tinh thần ở học sinh .
Theo Thompson mối liên kết giữa học sinh với trường học thể hiện
bằng tình cảm thân thiết giữa học sinh và thầy cô, giữa học sinh với nhau .
Sự gắn bó với trường học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm
thần và có tác động đến tình trạng SKTT của các em. Sự liên kết giữa giáo
viên và học sinh càng tốt thì các hành vi nguy có đối với SKTT của học sinh
càng giảm .
Trường học là nơi trẻ học hành, vui chơi, tuy nhiên các yếu tố tiêu cực
như áp lực học, bạo lực học đường... sẽ khiến các em không cảm thấy yên tâm
đến trường và học tập. Đây cũng là yếu tố nguy cơ tạo nên vấn đề SKTT của
học sinh .
Chương trình học tập quá tải, kiến thức mang tính lý luận, chính trị vượt
quá khả năng tiếp thu của các em. Học thêm chiếm nhiều thời gian khiến các
em không có thời gian rèn luyện thân thể, vui chơi. Điều này khiến các em bị
suy giảm về thể lực, trí lực, đó cũng là sự tổn thương SKTT của các em .
Theo điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh qua đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em ở Thành phố Hồ
Chí Minh - các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ” có 48% học sinh sợ thầy cô
của mình 2,5% học sinh hoàn toàn không có cơ hội vui chơi giải trí và 11,6%
phải rất khó khăn mới có cơ hội vui chơi giải trí .



22

Lê Thị Kim Dung và cộng sự nghiên cứu thấy: 100% số học sinh các cấp
phải đi học thêm; 85% học sinh bị căng thẳng tâm lý do áp lực học tập; 61%
trẻ bị áp lực bởi các kỳ thi cũng như tần suất kiểm tra; 65% học sinh gặp khó
khăn trong học tập do khối lượng nội dung của các môn học quá cao .
Điều tra ở Anh trên 1820 học sinh 11-14 tuổi ở trường THCS cho biết có
27,6% học sinh nam và 33,4% học sinh nữ xác nhận rằng các em bị bắt nạt tại
trường học . Ở Nam Phi có 36,3% học sinh có liên quan đến hành vi bị bắt nạt
trong trường .
1.4.4. Yếu tố về lối sống
Lối sống của học sinh có ảnh hưởng đến SKTT của các em như game
online, truy cập internet nhiều, ít rèn luyện thân thể... Việc say mê trò chơi
thâu đêm suốt sáng bỏ ăn, quên ngủ, cuộc chơi như thế khiến trí não không
chịu nổi sẽ bị tổn thương đến chức năng não, và các tổ chức bên trong .
Rượu bia, thuốc lá có hại đến sức khỏe nói chung, và SKTT nói riêng.
Đối với VTN việc sử dụng rượu bia, thuốc lá như một giải pháp để chế ngự sự
sợ hãi sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa rượu bia, thuốc lá và vấn đề SKTT,
thậm chí khó xác định yếu tố nào có trước, yếu tố nào có sau .
1.5. Công cụ sử dụng nghiên cứu SKTT ở trẻ em và VTN
Có nhiều công cụ đánh giá thực trạng SKTT ở trẻ em như Bảng tự thuật
YSR (Youth Self Report), Bảng kiểm hành vi CBCL (Child Behavior Chechlist),
Bảng hỏi SDQ 25 (Strengths and Difficulties Questionnaira 25 items)...
Năm 2011 bảng tự thuật YSR (Youth Self Report) của Thomas
Achenbach được Việt hóa và thích nghi ở Việt Nam. Bảng hỏi YSR dành cho
vị thành niên lứa tuổi từ 11 - 18 tự cho điểm phù hợp với 112 biểu hiện được
liệt kê dựa theo mốc thời gian từ 6 tháng qua đến thời điểm đánh giá. Trong
bảng hỏi YSR, mỗi biểu hiện sẽ được đánh giá theo ba mức độ: 0 = không
đúng; 1 = một phần đúng một phần sai; 2 = rất đúng hoặc thường xuyên đúng.



23

Bảng hỏi YSR được xử lý theo hai cách: tính điểm tổng của thang đo và tính
điểm theo 8 hội chứng của thang đo (hành vi xâm kích, vấn đề chú ý, lo
âu/trầm cảm, các vấn đề xã hội, bệnh tâm thể, thu mình/trầm cảm, phá bỏ quy
tắc, vấn đề tư duy). Bộ công cụ YSR là một bộ công cụ có độ tin cây cao. Ưu
điểm của Bảng tự thuật YSR là áp dụng cho trẻ em có khoảng tuổi rộng, đánh
giá được nhiều biểu hiện về SKTT, tuy nhiên với 112 câu hỏi đòi hỏi thời gian
điền phiếu dài, cần có sự chuẩn bị thật tốt về điều kiện thời gian và tinh thần
cho đối tượng để có kết quả chính xác .
Bảng kiểm hành vi CBCL (Child Behavior Checklist) của Achenbach
dùng để đánh giá hành vi trẻ em ở các lứa tuổi (1,5 - 5 tuổi, 6 - 18 tuổi), dành
cho cha mẹ điền .
Bảng hỏi CANS - MH (Child and Adolescent Needs and Strengths
-Mental Health) của John Lyons (Bệnh viện Nhi đồng Ontario thuộc đại học
Ottawa) thiết kế năm 1999 là một đánh giá toàn diện các yếu tố tâm lý và xã
hội để sử dụng trong kế hoạch điều trị. CANS - MH gồm 41 câu hỏi với các
lĩnh vực bao gồm tâm lý chung, các hành vi nguy cơ, mối liên quan giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình. Bảng hỏi được thiết kế để hỗ trợ
trường lập kế hoạch và đánh giá các hệ thống dịch vụ .
Bảng hỏi SDQ 25 (Strengths and Difficulties Questionnaire 25 items)
được xây dựng bởi Robert Goodman thuộc viện tâm thần London. SDQ 25
gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá vấn đề SKTT thuộc 5 lĩnh vực: vấn đề
cảm xúc, vấn đề ứng xử, sự hiếu động, quan hệ đồng đẳng, quan hệ xã hội.
Các câu hỏi được thiết kế và cấu trúc theo 3 dạng thích hợp cho hình thức trẻ
tự điền, cha mẹ điền, giáo viên điền trong khoảng thời gian 5 phút. Hệ thống
điểm được xác định cho từng câu hỏi ở 3 trạng thái trả lời chính: không đúng,
đúng một phần và chắc chắn đúng .



24

Bảng hỏi SDQ 25 đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên
Thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng SDQ cùng với các cuộc phỏng
vấn nghiên cứu và xếp hạng lâm sàng đã chỉ ra rằng SDQ nhạy cảm với hiệu
quả điều trị. Bảng hỏi SDQ 25 đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
dịch tễ học lớn trên Thế giới .
Trẻ em từ 7 -15 tuổi ở Anh và Dahka (Phần Lan) được đánh giá các vấn
đề tình cảm và hành vi bằng các câu hỏi SDQ đối với học sinh, giáo viên, cha
mẹ học sinh. Nghiên cứu cho thêm bằng chứng về sự hữu ích của bảng hỏi
SDQ như một bộ công cụ sàng lọc đầy hứa hẹn cho các nghiên cứu dịch tễ
học và các mục đích lâm sàng .
Năm 2003 nghiên cứu trên 562 trẻ vị thành niên và cha mẹ của các em
tại Hà Lan cho thấy bảng hỏi SDQ với năm yếu tố là phù hợp với các bảng
phân chia các biểu hiện của vấn đề SKTT: cảm xúc, hành vi, sự hiếu động,
đồng đẳng và quan hệ xã hội. Dữ liệu thu được hỗ trợ thêm cho các tiện ích
của SDQ như một chỉ số của các dấu hiệu vấn đề SKTT trong thanh thiếu
niên .
Trên 1394 trẻ em trong độ tuổi 8 - 10 tại Ý năm 2008 được Achenbach
và cộng sự sử dụng bảng hỏi SDQ để thực hiện nghiên cứu thí điểm về
SKTT .
Bảng hỏi SDQ 25 được áp dụng đối với những bệnh nhân đến khám
sức khỏe tâm thần gồm: 101 em ở Anh và 89 em ở Bangladesh. Mức độ
chính xác giữa dự đoán SDQ và chẩn đoán lâm sàng độc lập là đáng kể và
rất có ý nghĩa .
Tại Việt Nam, năm 2003 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển
cộng đồng (RTCCD) phối hợp với khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương
tiến hành dịch thuật, đưa ra đánh giá thử nghiệm trên cộng đồng xác định độ

nhạy, độ đặc hiệu chẩn đoán của SDQ 25. Đề tài đạt điểm xuất sắc tại Hội


25

đồng khoa học cấp Bộ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
vào tháng 6 năm 2006 .
Theo báo cáo của Trần Tuấn, phiên bản SDQ 25 tiếng Việt được RTCCD
2005 được sử dụng rất dễ dàng và thuận tiện cho học sinh, phụ huynh, thầy cô
giáo tự điền, thông qua lựa chọn tình huống đúng nhất với tình hình của trẻ trong
6 tháng qua theo từng câu hỏi. Nhóm nghiên cứu RTCCD đã phân tích tìm ra
ngưỡng chẩn đoán rối loạn tâm thần cho Việt Nam cho từng phương pháp thu
thập thông tin. Đánh giá nghi ngờ một trẻ có vấn đề SKTT trong điều kiện Việt
Nam khi sử dụng bộ câu hỏi SDQ phiên bản RTCCD - 2005 là tổng điểm từ 13
trở lên đối với thầy cô giáo và 14 trở lên với trẻ hoặc bố mẹ điền. Báo cáo cũng
nêu kết quả hình thức thu thập bằng bảng hỏi SDQ thích hợp đối với trẻ ở bậc
tiểu học là cha mẹ điền phiếu đánh giá; còn học sinh tự điền với bậc THCS và
THPT. Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ phiên bản tiếng Việt đạt từ 70%
đến 79% tùy theo đối tượng và phương thức lấy lòng tin .
Bệnh viên Tâm thần Ban ngày Mai Hương thực hiện nghiên cứu “Khảo
sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội” , nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thúy Anh , và nghiên cứu của Đàm Thị Bảo Thoa đều sử dụng bộ công
cụ này .
Như vậy sử dụng Bảng hỏi SDQ 25 để đánh giá thực trạng SKTT là phù
hợp. Điều này góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ chương trình nâng cao
SKTT với mục đích tăng cường sự quan tâm chăm sóc về SKTT cho trẻ em.
Do đó, trong nghiên cứu này, bảng hỏi SDQ 25 được sử dụng cho trẻ tự điền
và xác định trẻ có vấn đề SKTT có ngưỡng điểm >16.
Các kết quả thu được từ Bộ câu hỏi các yếu tố tác động đến tâm lý học
sinh do Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển cộng đồng thực hiện

được các em phản ánh tương đương với các báo cáo chung về tình hình kinh
tế xã hội trong các năm gần đây .


×