Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực tập TN Nghiên cứu XỬ LÝ H2S bằng men vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.24 MB, 18 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2
1.1.

ĐẶT VẤN ĐE....................................................................................................2

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................2

1.3.

GIÓI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................3

1.4.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.............................................................................................3

PHẦN 1: TỔNG QUAN...............................................................................................4
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CÁT DƯƠNG..................4

1.2.

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC.........................................................4
1.2.1 Giới thiệu chung.........................................................................................4


1.2.2 Tổng quan về trạm xử lý nước thải Đà Nẵng..............................................4
............................................................................................................................
............................................................................................................................

1.3.

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ H2S.........................................9

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ H2S BẰNG MEN VI SINH...........10
2.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MEN VI SINH VẬT............................................................10

2.2.

CÔNG TÁC CHẨN BI.....................................................................................10

2.3.

TIẾN HÀNH.....................................................................................................11

2.4. KẾT QUẢ NGHIỆM THU...................................................................................14

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé mà ta không thể quan sát bằng mắt

thường. Nó phân bố khắp mọi nơi, trong đất trong nước, trong không khí… Vi sinh vật đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống con người. Nó biến đá
mẹ thành đất trồng, nó làm giàu chất hữu cơ trong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần
hoàn vật chất trong tự nhiên. Nó là các khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái.
Nó đóng vai trò quyết định quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng vi sinh vật trong đời sống hằng ngày. Các quá
trình làm rượu, làm dấm, muối chua… điều ứng dụng đặc tính sinh học của các nhóm vi sinh
vật. Khi khoa học phát triển, biết rõ vai trò của vi sinh vật thì việc ứng dụng trong sản xuất và
đời sống hằng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả lớn. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, con
người đã sử dụng vi sinh vật sử dụng vi sinh vật làm sạch môi trường, xử lý các chất độc hại,
sử dụng vi sinh vật trong chế tạo phân bóm hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không gây độc đến
môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái, trong việc làm sạch môi trường, xử lý các chất độc
hại. Đặc biệt vi sinh vật còn được sử dụng để làm sạch nước thải và được ứng dụng trong các
bể sinh học.
Và quá trình sinh học kỵ khí là một trong những ứng dụng để làm sạch nước thải nhờ
vào vi sinh vật. Do đó công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng đã áp dụng rất thành
công việc sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải thông qua bể kỵ khí. Và hiện nay công ty
đang kết hợp với công ty TNHH Quốc tế Cát Dương cho tiến hành nghiên cứu quá trình xử
lý H2S phát sinh trong quá trình kỵ khí nhờ vào vi sinh vật. Đây cũng chính là bước tiến mới
trong việc nâng cao hiệu quả xử nước thải thông qua vi sinh vật.
1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là tập trung vào công tác đánh giá hiệu suất xử lý của men vi

sinh trong quá trình xử lý H2S phát sinh trong bể sinh học kỵ khí bao gồm:
a. Lấy mẫu nước thải đầu vào bể sinh học kỵ khí .
b. Chạy mô hình xử lý nước thải bằng quá trình kỵ khí.
c. Theo dõi bổ sung nước thải
d. Nghiệm thu đo mẫu

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

Trên các cơ sở kết quả nghiên cứu được sẽ rút ra các kết luận về các vấn đề đạt được và các
kiến nghị cần thiết.
1.3

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do qui trình xử lý nước thải của công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng chỉ sử

dụng bể kỵ khí là quá trình chính cho toàn bộ quá trình xử lý nước thải nên nghiên cứu này
sử dụng bể sinh học kỵ khí .
1
1.4


Khảo sát khả năng ứng dụng của vi sinh vật ( men vi sinh ) vào thực tế.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy được việc sử dụng men vi sinh vật cho quá trình xử lý H 2S
là một trong những ứng dụng hữu ích giúp giảm được lượng khí khải phát sinh nhờ vào vi
sinh vật, giúp cho việc xử lý nước thải đạt được hiệu quả cao, giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm
được thời gian và chi phí phát sinh cho việc bảo trì nâng cấp hệ thống. Vì thế việc sử dụng
men vi sinh vật xử lý H2S là tính cấp thiết cho nhà đầu tư hiện giờ.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

PHẦN 1 : TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ CÁT DƯƠNG
- Tên công ty : Công ty TNHH Quốc Tế Cát Dương
- Địa chỉ: 27/8S Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
- Tel : 08. 6297. 4363
- Website:
- Công ty TNHH Quốc Tế Cát Dương là một tập đoàn trẻ, năng động và sáng tạo
được thành lập từ nhiều năm. Tập đoàn được thiết lập bởi một đội ngũ kỹ sư
giàu kinh nghiệm đã được đào tạo trong nước và môi trường Quốc tế. Các dịch
vụ từ công ty bao gồm: tư vấn môi trường, tư vấn hệ thống quản lý chất lượng

ISO, tư vấn hệ thống xử lý nước thải. Với những sản phẩm cung cấp từ công
ty: hoá chất công nghiệp, hóa chất thí nghiệm, sản phẩm men vi sinh xử lý
nước thải, thiết bị thí nghiệm và quan trắc môi trường.

1.2.

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

1.2.1. Giới thiệu chung
- Tên công ty : Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng.
-

Địa chỉ: Đường Hồ Nguyên Trừng, tổ 49, phường Hòa Cường Nam, quận Hải
Châu, Tp. Đà Nẵng.

-

Tel: 05113. 621530.

-

Email:

1.2.2. Tổng quan về Trạm xử lý nước thải Đà Nẵng
a. Công nghệ trạm xử lý nước thải Đà Nẵng
Công nghệ hiện tại đang áp dụng là công nghệ xử lý kị khí đơn giản. Nước thải
được thu gom về hệ thống xử lý từ các hệ thống thu gom, qua song chắn rác và kênh
lắng cát phân phối vào hồ kị khí thời gian lưu khoảng 2-3 ngày, sau đó ra các nguồn
tiếp nhận. Hiệu suất xử lý khoảng 50-70%.


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

Hình 1.1: Mương dẫn nước thải trạm Hòa Cường

Hình 1.2: Bể sinh học kỵ khí trạm Hòa Cường

 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

NƯỚC THẢI
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

MƯƠNG DẪN

SONG CHẮN RÁC

Thu gom rác


MÁY KHUẤY TRỘN

Phát sinh khí
H2S

BỂ SINH HỌC KỴ KHI

Thu bùn

NGUỒN TIẾP NHẬN
(QCVN14: 2008/ BTNMT), CỘT B

Hình 1.3: Qui trình công nghệ xử lý nước thải Đà Nẵng
Trạm xử lý nước thải Đà Nẵng gồm 4 trạm và các tuyến thu gom thuộc 4 lưu
vực Hòa Cường, Phú Lộc, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đã đưa vào hoạt động từ cuối năm
2007 và đầu năm 2008 với tổng công suất thiết kế 89.000m 3/ngày đêm. Hiện nay môi
trường được cải thiện đáng kể, chất lượng nước thải sau xử lý được quan trắc thường
xuyên đạt qui chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
Nước thải bơm về trạm Phú Lộc gồm 4 trạm bơm: 18, 19, 20, 21
Nước thải bơm về trạm Hòa Cường gồm 4 trạm bơm: 12, 13, 14, 15
Nước thải bơm về trạm Ngũ Hành Sơn gồm 6 trạm bơm: 3, 4, 5, 33, 34, 35
Nước thải bơm về trạm Sơn Trà gồm 4 trạm bơm: 1, 2, 8, 9.
 Trạm xử lý nước thải Hòa Cường
Nằm trên địa bàn Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, với
nhiệm vụ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của lưu vực dân cư quận Hải Châu và
1 phần Cẩm Lệ. Lưu lượng thiết kế trung bình đến năm 2013 khoảng 36.418m 3/ngày

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan


6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

đêm, hiện tại lưu lượng trung bình khoảng 29.800 m 3/ngày đêm, đạt khoảng 80% công
suất thiết kế.
Diện tích mặt bằng trạm xử lý nước thải Hòa Cường khoảng 44.981m 3. Trạm
xử lý nước thải có 2 hồ kỵ song song. Kích thước mỗi hồ là 173m*73m. Thể tích tổng
cộng là 110.799m3. Tại đây nước thải được lưu tối đa 4 ngày . Nước thải sau xử lý
bằng phương pháp kỵ khí đã đạt tiêu chuẩn chất lượng về nước thải ( QCVN
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt) và thải ra
sông Cẩm Lệ theo phương pháp trọng lực. Hiệu suất xử lý trung bình khoảng 50-60%.
Chất lượng nước đầu ra đạt cột B theo QCVN 14:2009/BTNMT, riêng tiêu chuẩn
coliforms không đạt do chưa qua công đoạn khử trùng.
 Trạm xử lý nước thải Phú Lộc
Nằm trên địa bàn phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng với
nhiệm vụ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của lưu vực dân cư quận Thanh Khê
và một phần quận Hải Châu. Lưu lượng thiết kế trung bình đến năm 2013 khoảng
36.430 m3/ngày đêm, hiện tại khoảng 22.400 m 3/ngày đêm, đạt khoảng 65% công
suất thiết kế. Sử dụng công nghệ sinh học kỵ khí đơn giản.
Diện tích mặt bằng trạm xử lý nước thải Phú Lộc khoảng 45.186m 3. Trạm xử lý
nước thải có 2 hồ kỵ khí song song. Kích thước mõi hồ là 173m*73m. Thể Thể tích
tổng cộng là 110.799m3. Tại đây nước thải được lưu tối đa 4 ngày . Nước thải sau xử
lý bằng phương pháp kỵ khí đã đạt tiêu chuẩn chất lượng về nước thải ( QCVN
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt) và thải ra
sông Phú Lộc theo phương pháp trọng lực.
Hiệu suất xử lý trung bình khoảng 50-60%. Chất lượng nước đầu ra đạt cột B

theo QCVN 14:2008/BTNMT, riêng tiêu chuẩn coliforms không đạt do chưa qua công
đoạn khử trùng.
 Trạm xử lý nước thải Sơn Trà
Nằm trên địa bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với
nhiệm vụ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của lưu vực dân cư quận Sơn Trà. Lưu
lượng thiết kế trung bình đến năm 2013 khoảng 15.900 m 3/ngày đêm, hiện tại khoảng
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

18.000 m3/ngày đêm, vượt quá công suất thiết kế. Sử dụng công nghệ sinh học kỵ khí
đơn giản.
Diện tích mặt bằng trạm xử lý nước thải Sơn Trà khoảng 20.578m 3. Trạm xử lý
nước thải có 2 hồ kỵ khí song song. Kích thước mõi hồ là 89m*59m. Thể Thể tích
tổng cộng là 29.065m3. Tại đây nước thải được lưu tối đa 2 ngày . Nước thải sau xử lý
bằng phương pháp kỵ khí đã đạt tiêu chuẩn chất lượng về nước thải ( QCVN
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt) và thải ra
sông Phú Lộc theo phương pháp trọng lực.
Hiệu suất xử lý trung bình khoảng 50-60%. Chất lượng nước đầu ra đạt cột B
theo QCVN 14:2008/BTNMT, riêng tiêu chuẩn coliforms không đạt do chưa qua công
đoạn khử trùng.
 Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn
Nằm trên địa bàn phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
với nhiệm vụ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của lưu vực dân cư quận Ngũ
Hành Sơn. Lưu lượng thiết kế trung bình đến năm 2013 khoảng 11.629 m 3/ngày đêm,

hiện tại khoảng 14.000 m3/ngày đêm, vượt quá công suất thiết kế. Sử dụng công nghệ
sinh học kỵ khí đơn giản.
Diện tích mặt bằng trạm xử lý nước thải Phú Lộc khoảng 13.681m 3. Trạm xử lý
nước thải có 2 hồ kỵ khí song song. Kích thước mõi hồ là 69m*44m. Thể Thể tích
tổng cộng là 16.018m3. Tại đây nước thải được lưu tối đa 2 ngày . Nước thải sau xử lý
bằng phương pháp kỵ khí đã đạt tiêu chuẩn chất lượng về nước thải (QCVN
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt) và thải ra
sông Cổ Cò theo phương pháp trọng lực.
Hiệu suất xử lý trung bình khoảng 50-60%. Chất lượng nước đầu ra đạt cột B
theo QCVN 14:2008/BTNMT, riêng tiêu chuẩn coliforms không đạt do chưa qua công
đoạn khử trùng.
b. Thực trạng
Trạm xử lý nước thải Đà Nẵng đang trong tình trạng xử lý kém hiệu quả do hệ
thống xử lý nước thải đang trong tình trạng xuống cấp, bể sinh học kỵ khí hoạt động

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

lâu năm không được xả bùn, phát sinh mùi khá nồng nặc ảnh hưởng tới môi trường
người dân xung quanh
1.3.

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ H2S
Từ những năm 80, đã có một vài công trình nghiên cứu xử lý H 2S nhưng đa số


các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc tách H 2S ra khỏi khí mà không chuyển hóa H 2S
thành những hợp chất bền hơn hoặc những hợp chất có giá trị như S. Nghiên cứu của
Erwin H.M Dirkse về loại bỏ H2S bằng quá trình loại bỏ nhiều giai đoạn dựa vào sự
hấp thụ chọn lọc đối với H 2S của dung dịch Natri Hydroxit. Công nghệ DMT dựa trên
quá trình sản xuất kiểm soát mùi và hệ thống loại bỏ H 2S trong bể kỵ khí. Hệ thống có
khả năng loại bỏ H2S từ 20.000 ppm xuống còn 135ppm, đạt hiệu quả xử lý 99%. Ưu
điểm của nghiên cứu này là sự chuyển hóa chất ô nhiễm thành những hợp chất hóa
học hoặc các chất ô nhiễm nằm trong thành phần cặn rắn, vận hành dễ dàng và an
toàn. Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu xử lý khí H 2S trong bể kỵ khí bằng
vật liệu hấp phụ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất và có rất nhiều
nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu tổng hợp chất hấp phụ hiệu quả nhất. Công
nghệ tách H2S trong khi bằng vật liệu hấp phụ được nghiên cứu nhiều, vật liệu hấp
phụ ZnO, than hoạt tính…Nghiên cứu của Shivanahalli K Rajesh và Navadol
Loasiripojana ( Thái Lan )về khả năng khử H2S trong thiên nhiên và bể kỵ khí của
than hoạt tính và ZnO tốt. Tuy nhiên, than hoạt tính có thể loại bỏ H 2S ở nồng độ vết,
xúc tác , oxy hóa của thanh hoạt tính có thể biến đổi H 2S thành S, không bị ảnh hưởng
bởi nhiệt độ. Còn đối vói vật liệu hấp phụ ZnO làm biến đổi H 2S thành ZnS , bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất hấp thụ H2S tốt nhất được tổng hợp dựa
trên cơ sở là Fe2+, Fe3+. Như nghiên cứu của MnS. Horikawa và đồng nghiệp cho thấy
hỗn hợp Fe/EDTA có hiệu quả cao trong việc ứng dụng để xử lý H 2S trong khí sinh
học dựa trên cơ sở Fe2+, Fe3+ có hiệu suất hấp phụ H2S rất cao .

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ H2S BẰNG
MEN VI SINH VẬT

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan


9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MEN VI SINH VẬT
Men vi sinh vật dùng để xử lý H2S trong bể kỵ khí (Triclean®) là sản phẩm
dạng bột được trộn nhiều chủng vi sinh với mật độ cao để xử lý H2S phát sinh trong bể
kỵ khí, mật độ vi sinh rất cao rất thích hợp với môi trường khí hậu và nước tại Việt
Nam. Các chất xúc tác enzyme sẽ giúp tăng hoạt động làm sạch của vi sinh có trong
sản phẩm.
Sản phẩm là sự phối trộn của các dòng vi khuẩn bacillus, subtilis, lactobacillus
acidophilus, aspergillus oryzea, saccharomyces, cerevisae….chuyên hấp thụ các chất
độc như NH3, NO2, đặc biệt là H2S … ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. Tăng
cường hiệu quả loại bỏ và xử lý H2S, giảm mùi tại nguồn xả thải .
Tất cả các dòng Triclean® được phê duyệt tại dịch vụ an toàn của USDA, sản
phẩm được đáp ứng thông số kỹ thuật PC-440 và GSA thông số kỹ thuật thương mại.
Nên sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
-

Can nhựa 30 lít ( dùng để lấy mẫu )

-

Can nhựa 20 lít ( dừng như bể sinh học kỵ khí )

-


Bùn vi sinh bể sinh học kỵ khí ( hỗ trợ cho quá trinh phát triển của men vi sinh
vật )

-

300 gr men vi sinh vật ( treaclean® 221) loại chuyên dùng xử lý H2S.

-

Mật rỉ đường.

2.3. TIẾN HÀNH
-

Bước 1: Tiến hành lấy khoảng 20 lít nước thải đầu vào.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

Hình 2.1 : Mẫu nước thải đầu vào bể sinh học kỵ khí
-

Bước 2: Cho khoảng 2 lít bùn sinh học kỵ khí vào can nhựa 20 lít ( can nhựa
dùng chạy mô hình sinh học kỵ khí)


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

Hình 2.2 : Bùn sinh học kỵ khí

-

Bước 3: Cho khoảng 18 lít nước thải vào can nhựa 20 lít

Hình 2.3 : Mẫu nước thải sinh hoạt
-

Bước 4: Cho 300gr men vi sinh vào trong mô hình sinh học kỵ khí

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật


Hình 2.4 : Tiến hành cho men vi sinh vào mô hình

-

Bước 4: Đậy kín, khuấy trộn điều và để tĩnh lưu trong vòng 48h

Hình 2.5 : Mô hình sinh học kỵ khí hoàn chỉnh
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

Bước 4: Sau thời gian lưu 48h ta tiến hành lấy 3 lít nước thải ra và bổ sung 3 lít nước
thải mới vào và cho lưu 48h tiếp theo. Tiến hành như trên liên tục trong vòng 15 – 20
ngày.
2.4. TIẾN HÀNH NGHIỆM THU ĐO MẪU
Sau khi tiến hành thí nghiệm đến khoảng 15 ngày ta tiến hành đo mẫu khí. Cách
tiến hành như sau:
Bước 1 : Sau khi cho 3 lít nước thải mới vào ta tiến hành đo hàm lượng khí H 2S
(lần 1).
Bước 2: Sau đó ta đậy kín mô hình lại lưu trong vòng 24h.
Bước 3: Sau 24h ta tiến hành đo lại hàm lượng H2S ( Lần 2 )

2.5. KẾT QUẢ NGHIỆM THU

Ngày

15/03/2014
15/03/2014
16/03/2014

Thao tác
Đo mẫu H2S tại bể sinh học kỵ

Kết quả
Có men
Không men
H2S: > 120ppm

khí khi chưa có men vi sinh
Lập mô hình 20 lít nước thải

H2S: 3ppm

(10% bùn kỵ khí)
Thay 3 lít nước thải sinh hoạt +

NO2: 0ppm
H2S: 2ppm

bổ sung 10ml mật rỉ đường

NO2: 0ppm
H2S: > 120ppm

17/03/2014


Thay 3 lít nước thải sinh hoạt

20/03/2014

Thay 3 lít nước thải sinh hoạt

23/03/2014

Thay 3 lít nước thải sinh hoạt

28/03/2014

Thay 3 lít nước thải sinh hoạt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

NO2: 5ppm

NO2: 3.2ppm
H2S: > 130ppm
NO2: 5ppm
H2S: 98ppm
NO2: 1.3ppm
H2S: 54ppm
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật


29/03/2014 Thay 3 lít nước thải sinh hoạt
31/03/2014 Thay 3 lít nước thải sinh hoạt
01/04/2014 Thay 3 lít nước thải sinh hoạt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

NO2: 0ppm
H2S: 19ppm
NO2: 1.3ppm
H2S: 3ppm
NO2: 0ppm
H2S: 3ppm
NO2: 0ppm

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật


PHẦN 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
3.1.

KẾT LUẬN
Qua quá trình theo dõi kiểm soát mô hình nghiên cứu ta thấy được hiệu quả xử

lý H2S nhờ vào men vi sinh giúp giảm được hàm lượng H 2S khá đáng kể mà không
phải nhờ vào bất kỳ hỗ trợ nào. Bên cạnh đó nó còn giúp cho việc vận hành hệ thống
xử lý nước thải được trở nên đơn giản và hiệu quả không kém so với việc nâng cấp
bảo trì hệ thống. Giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí mà đạt được hiệu quả xử
lý.
Sau thời gian 6 tuần thực tập tại công ty với giúp đỡ tận tình của các anh chị
cán bộ trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt khoá thực tập này. Các anh chị đã tạo
mọi điều kiện để giúp đỡ em tìm hiểu được phần nào về quá trình xử lý H 2S phát sinh
trong bể sinh học kỵ khí nhờ vào chế phẩm men vi sinh. Nhìn chung tại nhà máy xử lý
nước thải Đà Nẵng hiện có đầu đủ các thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu và
phân tích các chỉ tiêu của nhà máy. Bên cạnh đó, cũng đáp ứng được nhu cầu cho việc
nghiên cứu tại nhà máy về trang thiết bị tiên tiến, về nhân lực,…
Công ty luôn phấn đấu về trang thiết bị hoá chất, chế phẩm men vi sinh luôn
được thay đổi cho phù hợp với mục đích xử lý và nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho
việc xử lý nước thải. Góp phần cho công tác xử lý nước thải được hiệu quả, tiết kiệm
kinh phí cho nhà đầu tư.
3.2.

KIẾN NGHỊ
Trong thời gian công tác tại nhà máy xử lý nước thải Đà Nẵng phía công ty Cát

Dương đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Đối với hệ thống xử lý nước thải do vận hành thời gian khá lâu mà công ty chưa cho

tiến hành hút bùn bể gây ra tồn động một lượng bùn chết khá nhiều gây ảnh hưởng tới
việc xử lý nước thải hiệu quả hoạt động của bùn kém. Phát sinh lượng mùi lớn. Cần
phải tiến hành xả lượng bùn chết .
+ Lớp phủ bề mặt bể được sử dụng lâu năm đã bị xuống cấp làm cho mùi hôi dễ thoát
ra ngoài môi trường xung quanh. Cần phải cải tạo lai lớp phủ bề mặt bể.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Nghiên cứu hiệu quả xử lý H2S bằng men vi sinh vật

+ Đối với chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy do chưa có đầu tư công nghệ khử
trung nước thải nên chất lượng nước thải ra vẫn chưa đạt so với qui chuẩn nhà nước
ban hành QCVN 14:2008/BTNMT. Đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh khi thoát ra môi
trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những đối tượng khi sử dụng nguồn nước
lân cận khu vực xả thải nhất là khu vực mà công ty thải ra là các khu vực sông suối.
Để cho công tác từ mô hình thí nghiệm đưa ra thực tế thành công phía công ty
Cát Dương cần phải hỗ trợ tối đa với công ty thoát nước Đà Nẵng về chế phẩm men vi
sinh, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hướng dẫn thực nghiệm, hỗ trợ với công ty về mặt theo
dõi thường xuyên quá trình xử lý H2S của men vi sinh….

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Trinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Lan

18




×