Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 190 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

Bạch Mỹ Trinh

TANG MA CỦA NGƢỜI MƢỜNG DI CƢ Ở XÃ HÒA THẮNG
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

Bạch Mỹ Trinh

TANG MA CỦA NGƢỜI MƢỜNG DI CƢ Ở XÃ HÒA THẮNG
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành:
Mã số:

Nhân học
62.31.03.02


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
2. PGS.TS. Bùi Văn Đạo

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Tang ma của người Mường di cư ở
xã Hòa Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình của riêng
tôi. Kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ
một công trình nào khác
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Bạch Mỹ Trinh

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận n nà

tôi đ nhận được sự


giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Thanh; PGS.TS. Bùi Văn Đạo - hai người thầ đ động viên, chỉ bảo tận tình cho
tôi cách tiếp cận c c phương ph p nghiên cứu đặc biệt là phương ph p nghiên cứu
Dân tộc học để thu thập tư liệu, xây dựng các nội dung nghiên cứu và sửa chữa bản
luận n giúp tôi tích lũ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ọc viện Khoa học x hội thuộc Viện àn lâm Khoa
học

hội Việt Nam; Khoa Dân tộc học đ tạo mọi điều iện thuận lợi để tôi hoàn

thành chương trình học tập của nghiên cứu sinh h a 2012 - 2015.
Tôi xin trân trọng cảm ơn c c thầy Mo, các cụ cao niên c c trưởng thôn, và
UBND xã Hòa Thắng đ nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
được tiếp cận, tìm hiểu về phong tục tập quán và tham dự các nghi lễ của người
Mường tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắ . Tôi cũng xin
trân trọng cảm ơn c c nhà nghiên cứu về người Mường, các nghệ nhân dân gian, các
thầy Mo của các huyện Lạc Sơn Kim Bôi Tân Lạc, Kỳ Sơn … thành phố Hòa Bình,
tỉnh

a Bình đ tạo điều iện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt qu trình điền d thu

thập tư liệu để viết luận n.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Nghiên cứu sinh

Bạch Mỹ Trinh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HỘP
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của luận án ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phương ph p luận và phương ph p nghiên cứu ..................................................... 3
5. Đ ng g p mới về khoa học của luận án ................................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................ 5
7. Bố cục của luận án ................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 6
1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 10
1.3. Khái quát về người Mường ............................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. NGHI THỨC TANG MA
2.1. Quan niệm về “hồn vía” c i chết và thế giới bên kia ...................................... 34
2.2. Nghi thức trước khi phát tang ........................................................................... 37
2.3. Các nghi thức từ hi ph t tang đến lúc cử hành chôn cất người quá cố .................. 44
2.4. Nghi thức sau hi đưa tang ............................................................................... 61
2.5. Vai trò của thầ Mo trong đ m tang ................................................................. 66
2.6. Vai trò của anh em, họ hàng với gia chủ trong tang ma ................................... 68

2.7. Vai trò của cộng đồng trong tang ma ................................................................ 71
2.8. C c trường hợp tang ma đặc biệt ..................................................................................... 74
2.9. Đ m tang của người Mường theo Phật giáo, Công giáo ............................................. 76
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 78
CHƢƠNG 3. CÁC BIỂU TƢỢNG TRONG TANG MA


3.1. Các biểu tượng trước khi phát tang ................................................................................. 80
3.2. Các biểu tượng từ hi ph t tang đến lúc cử hành chôn cất người quá cố .............. 82
3.3. Các biểu tượng sau hi đưa tang ....................................................................... 91
3.4. Giải mã các biểu tượng trong tang ma .............................................................. 94
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 97
CHƢƠNG 4. TANG MA CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở XÃ HÒA THẮNG
TRONG SO SÁNH VỚI NGƢỜI MƢỜNG Ở HÒA BÌNH
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Những điểm tương đồng và khác biệt ............................................................... 98
4.2. Những vấn đề đặt ra trong tang ma ................................................................. 118
4.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của tang ma .............................................. 126
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 128
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 130
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................................. 133
CHÚ THÍCH ............................................................................................................................ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 137
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................... 147
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................... 149
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................................. 151
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................................. 160
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................................. 178



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐND

Hội đồng nhân dân

HVKHXH

Học viện Khoa học xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Ph gi o sư

Stt

Số thứ tự

Tr

Trang

TS


Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Stt

Tên bảng

Tr

Bảng 1.1:

Thống kê dân số tại xã Hòa Thắng

21

Bảng 1.2:

Thống kê dân số người Mường tại các thôn của xã Hòa Thắng

23

Bảng 4.1:


Bảng 4.2:

Bảng 4.3:

Bảng 4.4:

So sánh vai trò của thầ Mo trong đời sống của người Mường
ở Hòa Bình và Hòa Thắng
Bảng các công việc chuẩn bị tang ma của người Mường ở
mường Vang, Lạc Sơn

a Bình và người Mường Hòa Thắng

So sánh sự tha đổi trong nhận thức và quan điểm về cách tổ
chức tang ma của người Mường xưa và na
So sánh nghi thức mo trong tang ma của người Mường ở Hòa
Bình và Hòa Thắng

99

102

107

111


DANH MỤC CÁC HỘP

Stt


Tên hộp

Hộp 1.1: Qu trình di cư và nhập cư của người Mường tại Hòa Thắng qua

Tr
24

phỏng vấn người dân ở một số thôn và công an xã Hòa Thắng
Hộp 2.1: Quan điểm về để tang và kiêng kỵ ở Hòa Thắng hiện nay

63

Hộp 2.2: Quan điểm về vai trò của thầy Mo ở Hòa Thắng hiện nay

67


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Người Mường hiện c 1.268.963 người [8] cư trú đông nhất ở các tỉnh
Hòa Bình, Phú Thọ Thanh

a Sơn La Ninh Bình. Ngoài ra còn một bộ phận

người Mường sinh sống tại các tỉnh, thành phố ở phía nam của đất nước, trong
đ c Tâ Ngu ên.
Tỉnh Đắk Lắ là nơi tập trung đông nhất người Mường di cư từ phía bắc vào

Tây Nguyên. Theo Kết quả điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 dân số
của người Mường ở Tâ Ngu ên là 35.544 người trong đ Đắk Lắk có 15.510
người, riêng Thành phố Buôn Ma Thuột là 4.700 người. Xã Hòa Thắng và xã Ea
Kar là hai xã có số lượng người Mường sinh sống đông nhất tại tỉnh Đắk Lắk, xã Ea
Kar là 2.467 người, xã Hòa Thắng là 2.414 người. Dù trải qua thời gian dài thích
nghi, tồn tại giao lưu tiếp biến với nhiều nền văn h a nhiều tộc người khác trên
mảnh đất Tâ Ngu ên nhưng người Mường ở Đắk Lắk hiện nay còn bảo lưu được
nhiều nét văn h a truyền thống của người Mường ở quê cũ.
Tang ma là sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của bất kỳ một dân
tộc nào. Với người Mường đâ là dịp để người sống được tỏ rõ tấm lòng hiếu nghĩa
của mình với người đ chết và tổ tiên dòng tộc. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, xuất phát
từ đạo lý sống ấ

người Mường bao đời nay cho rằng: cuộc tiễn đưa hồn người chết

tới thế giới bên kia là một hành trình vất vả trên con đường ấ

người sống phải

thực hiện những nghi thức bắt buộc để bảo vệ người chết, dẫn “hồn” người chết tới
nơi an nghỉ cuối cùng. Chính từ ý nghĩa nà tang ma của người Mường không chỉ
mang nặng yếu tố tâm linh mà còn chứa đựng nhiều giá trị xã hội, lịch sử, nghệ
thuật… sâu sắc như những áng Mo dẫn đường cho người chết, những trò diễn điệu
múa tang ma với nhiều cung bậc cảm xúc giúp người chết ra đi thanh thản ...
Trong bối cảnh chung hiện nay, khi các giá trị văn h a tru ền thống của các
dân tộc ở Tâ Ngu ên n i chung và người Mường ở Tâ Ngu ên n i riêng đang
đứng trước những biến đổi to lớn và c ngu cơ mai một nhanh chóng. Nghi lễ tang


2


ma của người Mường cũng đang đứng trước những thách thức đ . Việc tìm hiểu
nghi thức tang ma và những biến đổi của người Mường ở xã Hòa Thắng sẽ góp
phần bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn h a c c dân tộc Việt Nam theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5 Kh a VIII năm 1998 và
chấp hành Trung ương (Kh a

ội nghị lần thứ 9 Ban

I) năm 2014 về xây dựng và bảo tồn văn h a con

người Việt Nam đ p ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tang ma của người Mường di cư ở xã
Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận án tiến sĩ chu ên
ngành Nhân học với mong muốn từ kết quả nghiên cứu một trường hợp điển hình ở
Tây Nguyên, sẽ đ ng g p nguồn tư liệu cần thiết không chỉ c ý nghĩa hoa học mà
c n c ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh đời sống văn h a của các tộc người Tây
Ngu ên đ và đang c nhiều biến đổi.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu nghi thức tang ma truyền thống và biến đổi đồng thời phân
tích, giải mã một số biểu tượng trong tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- So sánh nghi thức tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa Thắng với
nghi thức tang ma của người Mường ở quê cũ.
- Chỉ ra các yếu tố t c động đến sự biến đổi hoặc không biến đổi trong nghi thức
tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan một số vấn đề về khái niệm, lý thuyết và phương ph p
nghiên cứu phong tục tang ma trong luận án.

- Chỉ rõ những đặc điểm kinh tế - văn h a - xã hội của người Mường di cư ở
xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Hệ thống và phân tích các biểu tượng trong tang ma của người Mường ở xã
Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Nghiên cứu thực trạng tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng (nơi di
cư) trong đối sánh với tang ma của người Mường ở

a Bình (nơi xuất cư).


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tang ma của người Mường di cư ở xã Hòa
Thắng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ truyền thống đến biến đổi.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tang ma của người Mường ở xã Hòa
Thắng từ năm 1954 thời điểm người Mường bắt đầu di cư vào Tâ Ngu ên đến
năm 2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Tang ma là một thành tố quan trọng trong chu kỳ đời người, gắn liền với những
quan niệm tín ngưỡng của tộc người. Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả vận
dụng các quan điểm của chủ nghĩa M c - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của
Đảng Nhà nước Việt Nam làm định hướng nghiên cứu
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án vận dụng các
phương ph p nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã
hội trong đ phương ph p điền dã Dân tộc học là chủ yếu.
Cụ thể, với phương ph p điền dã Dân tộc học, tác giả đ


p dụng những kỹ

năng h c nhau như quan s t trực tiếp, tham gia vào các hoạt động thường nhật của
người dân. Cụ thể trong c c đợt điền dã tại xã Hòa Thắng th ng 6 th ng 7 năm
2012, và th ng 6 năm 2013 tác giả đ thực hiện ba cùng: cùng ăn cùng ở và cùng
làm với dân. Tác giả chọn thôn 1 thôn 2 thôn 3 (đâ là ba thôn c số lượng người
Mường ở Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình tập trung cư trú đông nhất) để nghiên cứu, tiến
hành trao đổi, phỏng vấn những người cao tuổi, những người làm công t c văn h a và
những người giúp việc cho thầy Mo vì họ am hiểu sâu sắc về phong tục, nghi lễ tang
ma của người Mường. Đồng thời phỏng vấn ngẫu nhiên một số trường hợp h c đặc
biệt qua sự giúp đỡ của thầ Mo Bùi Văn Thành nghiên cứu sinh đ c thêm nhiều tư
liệu về nghi lễ, phong tục của người Mường hiện nay ở Buôn Ma Thuột.


4

Trong quá trình tiếp cận và ghi chép thông tin, nghiên cứu sinh đ kết hợp sử
dụng c c phương tiện kỹ thuật như m

ảnh ghi âm m

qua … để tăng thêm độ

tin cậy của tư liệu.
Để tìm hiểu sâu hơn về nghi lễ tang ma và các hình thức tang ma truyền
thống của người Mường nghiên cứu sinh đ tiến hành kỹ năng phỏng vấn sâu với
các thông tín viên chủ chốt là các thầy Mo, thầy cúng, những người cao tuổi trong
thôn trưởng thôn… với những lứa tuổi và địa vị xã hội, nghề nghiệp khác nhau, qua
đ biết được su nghĩ của họ về tang ma của người Mường hiện nay.
Thảo luận nh m cũng được nghiên cứu sinh vận dụng, thông qua các cuộc

thảo luận nhóm nghiên cứu sinh c được những nhận định đ nh gi

h ch quan

nhiều chiều của người dân về tang ma. Những buổi thảo luận nh m đ tạo ra bầu
hông hí trao đổi cởi mở để các thông tín viên c cơ hội bày tỏ vốn hiểu biết của
mình về đời sống, xã hội và những biến đổi trong phong tục tang ma. Phương ph p
phân tích so s nh đối chiếu giữa nghi thức tang ma của người Mường ở Lạc Sơn
Hòa Bình (nơi xuất cư) và người Mường ở nơi định cư mới - Tâ Ngu ên cũng
được sử dụng trong luận án. Qua sự so s nh đối chiếu với tang ma của người
Mường ở nơi xuất cư để có những nhận định tổng quát về tang ma của người
Mường ở Tây Nguyên.
Bên cạnh đ

nghiên cứu sinh còn kế thừa các tài liệu đ công bố (sách, tạp

chí) và b o c o đ nh gi của Trung ương và địa phương. Đâ là nguồn tư liệu để tác giả
tham khảo sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng
phương ph p so s nh lịch đại đồng đại và tham vấn ý kiến của các chu ên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu về người Mường và văn h a Mường.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt khoa học:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc
hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của tang ma và
những mặt hạn chế không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
- Về mặt thực tiễn:


5


Luận án góp phần cung cấp thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về người Mường
nói chung, và sắc th i địa phương của cộng đồng người Mường di cư vào Tây Nguyên,
nhất là từ sau Đổi mới đến na . Đặc biệt, luận n đ chỉ ra những biến đổi trong tang ma
của người Mường di cư vào Tâ Ngu ên và nêu được những yếu tố t c động đến quá
trình biến đổi của n . Đ nh gi và phân tích hạn chế của tang ma trong bối cảnh đổi mới,
phát triển tộc người ở địa phương hiện na . Trên cơ sở thực tiễn thu thập được, luận án lý
giải ý nghĩa của những biểu tượng trong tang ma của người Mường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
- Về mặt học thuật, luận án giải mã, phân tích các biểu tượng trong tang ma
của người Mường. Bên cạnh đ

cùng với việc sử dụng Thuyết tương đối văn hóa,

Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa và lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp, luận án góp
phần nhận diện những đặc điểm của tang ma người Mường ở Hòa Thắng, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Từ đ x c định những yếu tố tính tích cực cần duy
trì trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án chỉ ra những yếu tố mới t c động đến sự biến đổi trong bối cảnh
hiện nay, góp phần đề xuất các chính sách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn ho
truyền thống trong tang ma của người Mường.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận n được
bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý thuyết, khái quát về
người Mường;
Chương 2: Nghi thức tang ma;
Chương 3: C c biểu tượng trong tang ma;
Chương 4: Tang ma của người Mường ở xã Hòa Thắng trong so sánh với

người Mường ở Hòa Bình và những vấn đề đặt ra.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tang ma Mường của các học giả nước
ngoài
Các công trình nghiên cứu về người Mường hiện c hơn một nghìn đầu sách,
tạp chí, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các báo cáo khoa học ở nhiều lĩnh vực
h c nhau như ngôn ngữ, lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế văn h a tri thức địa
phương... C thể nói, dân tộc Mường là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu nhiều nhất.
Riêng lĩnh vực tang ma, một trong ba nghi lễ của chu kỳ đời người cũng
được các sỹ quan, cha cố người Pháp nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX,
nhằm phục vụ cho mưu đồ cai trị của thực dân Ph p như C. Chéon với Những ghi
chép về người Mường ở tỉnh Sơn Tây [116], Pierre Grossin với Người Mường ở
tỉnh Hòa Bình [118]... Đâ là những cuốn sách phác họa về người Mường một cách
tổng quát nhất, dù rằng nghi lễ tang ma được các tác giả trên đề cập đến c n h sơ
lược. Những công trình kể trên được Jean Cuisinier đ nh gi là rất quan trọng:
“Những công trình nói trên đã xét tới vấn đề Mường một cách bao quát, người ta
không đặt một kỷ luật nào để vận dụng kỹ càng phương pháp của mình vào sự suy
xét đó, không được biết đầy đủ về những nét đại cương, chúng tôi cũng không biết
gì hơn về một vấn đề đặc biệt nào cả: nhân loại học, chuyên ngữ học...” [91, tr.19].
Trong các công trình của người Ph p đ ng chú ý nhất là tác phẩm Người
Mường của Jean Cuisinier [17], cuốn s ch được xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm

1948 và được Nhà xuất bản Lao động phối hợp với Sở Văn h a Thông tin tỉnh Hòa
Bình dịch cho xuất bản năm 1995 nhằm phục vụ rộng rãi bạn đọc. Đâ là cuốn sách
mô tả dân tộc học về người Mường khá chi tiết và toàn diện. Tác phẩm gồm 2 phần:


7

Phần một, gồm c c chương: Những tính chất địa lý học của địa bàn bao
chiếm, sự phân bổ của người Mường, Những tính chất nhân chủng học của dân cư
nhà ở, nông nghiệp...
Phần hai, gồm c c chương: Gia đình làng, thờ phụng tổ tiên, thờ phụng cộng
đồng và thờ phụng trong nhà, thờ phụng trong nhà và thờ phụng c nhân... Đặc biệt
những ghi chép của bà về tang ma và những nghi thức chuẩn bị cho tang ma như
Công việc báo tin có người chết, Gia đình thù địch, Những dấu hiệu tang ma trên
nhà, Kêu khóc người chết, Nghi thức cho xác vào quan tài, Thăm hỏi chia buồn và
đồ phúng đám ma, Cỗ quan tài, Ban nhạc đám ma, Mười hai buổi canh đêm của
thầy cúng... từ trang 660 đến trang 704 đ trở thành nguồn tư liệu quý cho các tác
giả nghiên cứu về tang ma Mường sau này. Mặc dù là người nước ngoài, khác biệt
lớn về ngôn ngữ văn h a nhưng hi tiếp cận tang ma Mường Jean Cuisinier đ rất
chú ý đến những chi tiết về cách thức tổ chức, thành phần tham gia, âm nhạc của
tang ma... Việc lựa chọn và miêu tả các thành tố của nghi thức tang ma Mường đ
tạo nên dấu ấn riêng so với các học giả nước ngoài trước đ . Công trình của Jean
Cuisinier cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi tính lịch sử của tác phẩm, bởi lẽ,
xã hội Mường những năm 1930 - 1940 chế độ nhà lang vẫn được duy trì, nhiều
phong tục tập qu n liên quan đến tang ma vẫn đang thịnh hành. Hiện nay, xã hội
truyền thống đ đ

hông c n nữa, một số nghi lễ tang ma đ dần biến đổi, thậm chí

mai một và hoàn toàn biến mất. Bởi vậy, công trình nghiên cứu của bà đ trở thành

những “thước phim” lịch sử vô giá, phản ánh rõ nét, chân thực một giai đoạn lịch sử
của người Mường [91].
Nhận xét về ấn phẩm này, Nguyễn Từ Chi đ viết: “Dù sao, đối với người
Việt Nam hiện đại, cuốn Người Mường giờ đây đã trở thành một tác phẩm quan
trọng hơn nhiều, hơn cả đối với người Pháp hiện nay, dù chỉ vì người Mường là
một dân tộc quan trọng trong số các cộng đồng sống trên đất nước ta, lại hầu như
không có mặt đâu khác ngoài nước ta” [91].
Tuy nhiên, nhiều vấn đề ở người Mường Jean Cuisinier còn bỏ ngỏ như tang ma
của người bình dân khác gì so với tang ma của tầng lớp quý tộc? C c qu ước liên quan


8

đến quá trình thực hiện nghi thức tang ma? Các biểu tượng trong tang ma Mường mang
ý nghĩa gì? C c câu hỏi trên cần được giải đ p thỏa đ ng.
1.1.2. Nghiên cứu về tang ma Mường của các học giả trong nước
Trần Từ (bút danh của Nguyễn Từ Chi) là người đặt nền móng cho nghiên
cứu tang ma Mường dưới chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bài viết Cõi
sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Mường, Nghiên cứu Lịch sử,
năm 1968 và được in lại trong sách Người Mường ở Hòa Bình (Hội Khoa học lịch
sử Việt Nam, Hà Nội, 1996) [91]. Từ nghiên cứu này, Trần Từ đ giải mã Vũ trụ
luận Mường qua đám tang với ba tầng bốn thế giới: thế giới trên mặt đất, thế giới
dưới nước, thế giới của Vua Khú... những khám phá của ông về con đường dẫn hồn
sang thế giới bên kia và vai trò then chốt của thầ Mo đ đưa Vũ trụ luận Mường
qua đám tang trở thành một công trình nghiên cứu hàng đầu về tang ma và người
Mường... Đặc biệt, việc tiếp cận người Mường ở g c độ nhân học tôn gi o đ tạo
nên thành công của ông trong việc nghiên cứu về tang ma Mường điều mà các tác
giả trước đâ chưa thể đạt tới được.
Năm 1988 Uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc và Sở Văn h a Thông tin


à

Sơn Bình xuất bản cuốn sách Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi [57].
Ấn phẩm này là công trình nghiên cứu tổng hợp của nhiều tác giả về nền văn h a cổ
truyền mường Bi, bao gồm: phong tục tập quán, tập tục sinh đẻ, cưới xin, tang ma
và nghệ thuật múa trong tang ma... tuy nhiên cuốn sách chủ yếu dừng lại ở phạm vi
một địa phương cụ thể chưa c so s nh với người Mường ở nơi h c.
Đề cập về tang ma Mường là công trình Mo Mường và nghi lễ tang ma
(1996) [40] của Đặng Văn Lung Bùi Thiện Bùi Văn Nợi. Trong cuốn sách này, các
tác giả đ g p phần lý giải vai trò của mo trong tang lễ ý nghĩa của các roóng mo,
cũng như bước đầu lý giải cặp biểu tượng hươu và c trong nghi lễ tang ma Mường.
Đâ là điểm mới so với các tác phẩm nghiên cứu cùng đề tài trước đâ .
Cùng nghiên cứu về mo Mường, Bùi Thị Kim Phúc với Nghi lễ Mo trong
đời sống tinh thần của người Mường (2004) [62] đ đề cập tới vị trí và vai trò của
ông mo trong đời sống tinh thần của người Mường hiện nay, tuy nhiên công trình


9

mới dừng lại ở việc tổng hợp các bài khấn mo, vai trò của các ông mo chứ không
đưa ra c c giải thích, tìm hiểu ý nghĩa của mo trong tang ma Mường.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thanh cũng c nhiều nghiên cứu về người
Mường. Trong đ

cuốn Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình [57] đ đề cập khá

chi tiết về con người thiên nhiên đời sống kinh tế văn h a vật chất văn h a tinh
thần và thiết chế xã hội. Tuy nhiên, công trình chỉ tập trung mô tả phong tục, tập
quán truyền thống của người Mường ở mường Bi mà chưa c sự phân tích, so sánh
với người Mường ở nơi h c. T c phẩm này tập trung đề cập đến nhiều lĩnh vực

khác nhau của người Mường nên không chuyên sâu về tang ma.
Năm 2005 tỉnh Hòa Bình xuất bản Địa chí Hòa Bình [95]. Đâ là công trình
đề cập khá toàn diện về đời sống kinh tế, chính trị văn h a x hội, giáo dục, y tế,
lịch sử của các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Hòa Bình. Do cuốn s ch đề cập đến
nhiều lĩnh vực nên phần viết về tang ma của người Mường vẫn c n sơ lược.
Liên quan trực tiếp đến tang ma của người Mường ở huyện Lạc Sơn là ấn
phẩm Tang lễ cổ truyền của người Mường (2010) của Bùi Huy Vọng, gồm 3 tập
[105], [106] [107]. Tác giả đ miêu tả chi tiết về những nghi thức diễn ra trước,
trong, sau tang ma của người Mường. Có thể nói, Tang ma cổ truyền người Mường
đ đ ng g p một nguồn tư liệu quan trọng có giá trị tham khảo cho nhiều ngành
khoa học xã hội.
Năm 2009 Văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình [9] do
Hoàng Hữu Bình chủ biên đ cho người đọc thấ được bức tranh khá đầ đủ về văn
hóa truyền thống của người Mường ở đâ . Tu nhiên sự biến đổi văn h a trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại chưa được nhóm tác giả quan tâm đúng mức.
Cũng tạo được tiếng nói riêng trong mảng đề tài về tang ma Mường là cuốn
sách Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình (2011) của
Nguyễn Thị Song

à [22]. GS.TS. Võ Kh nh Vinh đ đ nh gi : “ấn phẩm đưa đến

cho người đọc những hiểu biết cụ thể, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về các nghi lễ
trong chu kỳ đời người của tộc người Mường trong cả nước nói chung và ở Hòa
Bình nói riêng...”. Mặc dù công trình được thực hiện công phu có so sánh với người


10

Mường ở Thanh


a Sơn La Phú Thọ, qua các trang viết về tang ma (từ trang 189

đến trang 249) đồng thời phân tích nhiều khía cạnh của tang ma như trình tự đ m
tang, cách bài trí nhà cửa hi c tang c c đêm mo... và sự biến đổi của các nghi thức
này. Tuy nhiên, sự giải mã, phân tích sâu các biểu tượng tang ma chưa được tác giả chú
ý đến.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan
đến tang ma người Mường trước đâ

cùng với việc nhận biết những hạn chế của

các công trình kể trên, tác giả luận án muốn tìm một hướng đi mới cho đề tài đ là
tiếp cận nghi thức tang ma của người Mường ở Tâ Ngu ên dưới g c độ nhân học,
đồng thời chỉ ra những yếu tố biến đổi và không biến đổi đặc biệt là bước đầu giải
mã các biểu tượng và tìm hiểu vai trò của thầy Mo trong tang ma của người Mường
di cư ở Tây Nguyên, từ đ c những nhìn nhận khách quan về vai trò của tang ma
trong đời sống tinh thần của người Mường hiện nay ở

a Bình (nơi xuất cư) n i

chung và Tâ Ngu ên (nơi định cư mới) nói riêng.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm
Tang lễ: là toàn bộ các nghi lễ được tiến hành trong một đ m tang bao gồm
nghi thức, lễ vật và trật tự tiến hành của nó [51].
Thuật ngữ tang ma hay ma chay được dùng để biểu thị toàn bộ c c nghi lễ
và niềm tin c quan hệ với người chết. Chữ tang theo nghĩa

n - Việt là câ


dâu dân gian thường n i “cuộc đời dâu bể” là để chỉ sự biến đổi tang thương
tiêu đi mất đi tiêu ma. Tang ma chỉ sự mất đi biến đổi tang thương của đời
người [46 tr.335].
Văn hóa truyền thống: Theo B ch hoa thư từ điển của Liên

ô (cũ) h i

niệm truyền thống được định nghĩa như sau: “Đ là những yếu tố của di tồn văn
hóa, xã hội truyền thống từ đời nà qua đời h c và được lưu giữ trong các xã hội,
giai cấp và nhóm xã hội trong quá trình lâu dài; truyền thống được thể hiện chế định
xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống...
truyền thống t c động đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội”.


11

Nghi lễ: theo từ điển tiếng Việt “là nghi thức và trình tự tiến hành của một
cuộc lễ [94; tr. 866]. Nghi lễ tôn gi o được thực hành thường gắn liền với một
thực thể siêu linh hay một thế giới vô hình nào đ liên quan đến niềm tin tôn giáo
hoặc do tôn gi o qu định và thường biểu hiện chức năng tâm lý trong đời sống
của tín đồ. Nghi lễ có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất an của con người trong
cuộc sống trần tục cũng c thể đưa con người tới gần hơn với thế lực siêu nhiên
mà họ tin tưởng.
Cùng nhìn nhận về nghi lễ, Victor Turner cho rằng: “nghi lễ là hành vi được
qu định có tính chất nghi thức dành cho những dịp hông liên quan đến công việc
có tính chất kỹ thuật hàng ngày mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao
hay sức mạnh thần bí”. Và theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang
tính bắt buộc, chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo. Các nhà nhân
học sử dụng thuật ngữ nghi lễ để bao hàm bất kỳ hoạt động nào có mức độ chính
thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [22].

Các nghi lễ tang ma thường rất đa dạng Tocarev đ tiếp cận và nghiên cứu
về tang ma một cách tổng quan, theo ông những đặc trưng của tang ma chính là
những nghi lễ tôn gi o tín ngưỡng và hành động gắn liền với thi thể người chết.
Trong Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, ông cho rằng:
“Ma cha là toàn bộ khái niệm mang nghĩa rộng được dùng để biểu thị toàn bộ các
nghi lễ tôn giáo có quan hệ với người chết và những tín ngưỡng gắn liền với các
nghi lễ đ ” [82; tr.187]. Quan điểm này nhận được sự nhất trí cao của các nhà khoa
học dân tộc học ở Việt Nam khi cùng nhắc lại nó trong cuốn Dân tộc học đại cương
và còn nhấn mạnh rằng: thuật ngữ ma chay là hình thức phổ biến rộng rãi ở tất cả
các dân tộc và nói chung các nghi lễ tín ngưỡng thường gắn liền với người chết
chiếm vị trị quan trọng trong tất cả các tôn giáo, từ những hình thái nguyên thủy
đến những tôn giáo phức tạp nhất [22].
Mặc dù, có nhiều cách nhận định và định nghĩa h c nhau nhưng h i qu t
lại tất cả đều thống nhất tiếp cận về tang ma dưới hai g c độ: thứ nhất coi tang ma
là toàn bộ các nghi lễ tôn gi o tín ngưỡng có quan hệ với người chết; thứ hai coi


12

tang ma là biểu hiện tình cảm, đạo hiếu đạo nghĩa và hành động của người sống đối
với người chết. Từ g c độ này có thể nói khi tiếp cận về tang ma trong nghiên cứu
này tang ma không chỉ dừng lại ở việc tường thuật lại nghi lễ tang ma mà trên hết
nó còn bao hàm một hệ thống các nghi lễ từ hi người chết trút hơi thở cuối cùng
đến lúc mãn tang, cải tang [22].
Kiêng kỵ: thuật ngữ này chỉ những cấm kỵ đ ng vai tr quan trọng về mặt
văn h a. Kiêng ỵ là sự cấm đo n được chấp nhận mang tính nghi lễ, lễ ngăn chặn
việc tiếp xúc với một đồ vật, một người hay một hoạt động. Những cấm kỵ thông
thường bao gồm những điều ngăn cấm như ăn một số món nhất định, chạm vào vật
iêng… Phạm vào điều cấm kỵ thường dẫn đến sự trừng phạt của một thế lực siêu
nhiên hay một sự rủi ro chung của cả cộng đồng. Frazer (1890) coi những điều cấm

kỵ là một triệu chứng của sự bất hợp lý nguyên thủy, một sự bảo vệ để chống lại
những nguy hiểm của siêu nhiên mà con người thời nguyên thủ tưởng tượng đang
hiện hữu quanh mình. Kiêng kỵ là một cơ chế để nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt
xã hội của những người và những đồ vật nhất định [22].
Di cư: di cư là hiện tượng c c c nhân ha một cộng đồng người di chu ển
nơi cư trú từ đơn vị hành chính l nh thổ nà tới một đơn vị hành chính l nh thổ
h c trong một hoảng thời gian tương đối dài và gắn liền với việc tìm iếm một
điều iện sống công việc làm ăn tốt hơn.
Khái niệm biến đổi xã hội: Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội trên
nhiều phương diện như ở phạm vi rộng: đ là một sự biến đổi hoàn toàn mới được
so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống đ c trước; hoặc trong phạm vi
hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đ
mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
Như vậy có thể thấy, biến đổi là sự vận động/ tự chuyển mình một cách tất
yếu cho phù hợp/ thích ứng với mọi điều kiện mới của xã hội, lịch sử.
Trong luận án, ngoài việc tiếp cận nghi thức tang ma của người Mường dưới
g c độ nhân học văn h a t c giả muốn được tiếp cận và giải mã một số biểu tượng
của tang ma, vì vậy, bên cạnh việc giải thích các khái niệm chính của luận án, tác


13

giả còn phân tích và giải thích các khái niệm liên quan như biểu tượng và một số lý
thuyết về nhân học biểu tượng.
Thuật ngữ biểu tượng: Trong tiếng anh Symbol (biểu tượng) là một danh từ
bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ Châu Âu [23; tr.16].
Theo tiến sĩ Đinh

ồng Hải: C.G.Liungman trong Từ điển biểu tượng đ định


nghĩa “những gì được coi là biểu tượng hi n được một nh m người đồng ý rằng nó có
nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân n ” [120; tr.25].
Biểu tượng c tính đa nghĩa nhưng chúng ta c thể chia làm hai nghĩa chính
là biểu hình và biểu ý. Ở giai đoạn đầu, ngôn ngữ biểu tượng thường mang tính đơn
giản và ước lệ. Về sau, do sự phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ biểu tượng
ngà càng được mở rộng đến mọi thành tố văn h a và mọi mặt đời sống của con người.
Bên cạnh đ ý nghĩa của các biểu tượng cũng ngà càng rộng lớn hơn trìu tượng hơn và
tính chất biểu đạt cũng hông c n ranh giới giữa biểu hình và biểu ý như giai đoạn đầu,
mà thường là sự kết hợp của cả hai. Đặc biệt khi sự kết hợp nà được gắn thêm những ý
nghĩa của văn h a tôn gi o thì chúng trở nên vô cùng khó tách bạch.
Còn theo từ điển b ch hoa toàn thư Việt Nam thì biểu tượng c hai ý nghĩa
như sau:
Thứ nhất ý nghĩa về triết học, giáo dục: hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc
khi sự vật hông c n t c động đến giác quan nữa; hình thức cao nhất của sự phản
ánh trực quan - cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác. Khác với tri giác, biểu tượng
không phản ánh rời rạc các thuộc tính của sự vật: sự vật được phản nh dưới hình
thức biểu tượng có tính chỉnh thể. Biểu ượng là hình ảnh về vật trong đầu óc, ý
thức tư du con người. Những biểu tượng của con người, khác với động vật,
thường được bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh
khái quát. Biểu tượng là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai
đoạn nhận thức lí tính.
Thứ hai ý nghĩa về mĩ thuật, sân khấu: phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý
nghĩa trìu tượng, khái quát, biểu tượng t c động chủ yếu đến cảm xúc của người xem.
Biểu tượng c n được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Trực giác của người


14

nghệ sĩ c vai tr rất quan trọng trong quá trình nhận thức một biểu tượng. Tùy thuộc
những nhận thức khác nhau về biểu tượng người ta có cảm xúc khác nhau.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Thuyết tương đối văn hóa: được Franz Boas (1858 - 1942) khởi xướng vào
đầu thế kỷ XX, theo thuyết này các xã hội con người là các bản thể thống nhất
không thể so s nh được. Thuyết này nhấn mạnh tính phức tạp của sự biến đổi văn
hóa và cho rằng những nét văn h a riêng lẻ phải được nghiên cứu trong bối cảnh
của xã hội mà n đ xuất hiện đồng thời văn h a của mỗi dân tộc được hình thành
trong quá trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất định và điều kiện địa lý
cụ thể. Thuyết tương đối văn h a c tầm quan trọng trong sự phát triển của văn h a
với ý tưởng chủ yếu là thừa nhận sự bình đẳng của các giá trị văn h a do c c cư dân
khác nhau sáng tạo ra. Thuyết tương đối văn h a cho rằng, không có một nền văn
h a nào cao hơn một nền văn h a h c

hông c sự hơn ém tốt xấu giữa các nền

văn h a. Rõ ràng thu ết tương đối văn h a c những điểm phản ánh hợp lý với văn
hóa nhân loại đồng thời đề cao tính đa dạng của văn h a con người nên tư tưởng
này vẫn được coi là quan điểm nền tảng cho nhân học hiện na . Đối chiếu với đề tài
luận án từ thuyết tương đối văn h a chúng tôi c thể sử dụng những yếu tố tiến bộ
hợp lý của nó trong nghiên cứu về tang ma. Đ là hi xem xét c c nghi lễ, cách thức
tổ chức tang ma, vật hiến tế… của tang ma người Mường hay các tộc người khác
phải đặt nó trong bối cảnh tự nhiên, lịch sử tộc người, xã hội, truyền thống văn h a
tín ngưỡng… của dân tộc ấy, không thể coi nghi lễ của người Mường lạc hậu hay
văn minh hơn tang ma của các dân tộc khác nếu chưa đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể.
Thuyết giao lưu tiếp biến văn h a (acculturation) là khái niệm do các nhà
nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ I . Đ là “một hệ quả tất yếu của
sự tiếp xúc lâu dài và liên tục của những nền văn h a h c nhau làm tha những
yếu tố truyền thống của cả hai phía”. Theo Từ điển Nhân học giao lưu tiếp biến văn
h a là qu trình tha đổi văn h a sau hi hai nền văn h a giao thoa và tương t c với
nhau n i c ch h c giao lưu tiếp biến văn h a dùng để diễn giải qu trình tha đổi
văn h a của hai nền văn h a h c nhau sự tiếp xúc của hai nền văn h a c thể làm



15

tăng thêm hoặc giảm đi đặc tính văn h a của mỗi nền văn h a trước khi tiếp xúc với
nhau [93, tr. 1948].
Có thể nói lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn h a cho thấy biến đổi là tất yếu
của mọi sự vật, hiện tượng trong đ c văn h a tộc người. Hiện na dưới sự tác
động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự
giao lưu biến đổi của các tộc người, các nền văn h a là hông tr nh hỏi. Bởi văn
hóa không phải bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi để duy trì và phát triển các
yếu tố truyền thống. Vì thế, khi nghiên cứu nghi lễ tang ma chúng ta không chỉ xem xét
đối tượng một cách biệt lập hoặc trong trạng th i tĩnh mà phải đặt chúng trong trạng
th i động (quá trình biến đổi).
Với lý thuyết tương đối văn h a và giao lưu tiếp biến văn h a luận án sẽ có
cái nhìn khách quan khi so s nh phân tích đối chiếu nghi lễ tang ma của người
Mường ở xã Hòa Thắng với người Mường Hòa Bình, từ đ hi vọng có bức tranh
tổng quan về tang ma của người Mường cả ở vùng quê cũ và vùng đất mới.
Lý thuyết Nghi lễ chuyển đổi (rite of passage): là thuật ngữ được nhà dân tộc
học người Bỉ Arnold Van Gennep (1873-1957) đưa ra vào thế kỷ

sau đ được

phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX bởi các nhà Nhân học Mary Douglar,
Victor Turner. Nghi lễ chuyển đổi thường đi èm với những nghi lễ xung quanh
những sự kiện liên quan đến đời người như việc ra đời của một đứa trẻ, tuổi vào
đời, hôn lễ thượng thọ…Tất cả các hoạt động liên quan đến nghi lễ có thể chia
thành 3 giai đoạn chính: nghi thức phân l (trước ngưỡng), nghi thức chuyển tiếp
(trong ngưỡng) và nghi thức hội nhập (sau ngưỡng).
Tang lễ được xem là nghi lễ thiên về sự phân ly. Tang lễ bao gồm những

nghi thức đưa người chết gia nhập vào thế giới người chết. Tang lễ ở mỗi dân tộc lại
có những điểm h c nhau chính điều nà làm nên đặc trưng văn ho tộc người.
Tang lễ tang bao gồm những nghi thức cầu kỳ, với nhiều kiêng kị nhằm cách ly
người chết khỏi xã hội người sống. Người chết sẽ trở về thế giới bên kia sau khi các
nghi lễ được thực hiện hoàn tất.


16

Arnold van Gennep và Victor Turner đ chỉ ra, các nghi thức chuyển tiếp
biểu trưng cho một sự thống nhất đ ng inh ngạc trong cấu trúc bên trong và dọc
theo các nền văn h a. Như vậy nghi lễ chuyển tiếp bao gồm những lễ kỷ niệm
riêng tư hông theo qu tắc nào nhằm ghi nhớ những dấu mốc c nhân như ngà
sinh, lễ trưởng thành, kết hôn và qua đời. Chúng cũng bao gồm những lễ kỷ niệm thường
kỳ của cộng đồng đ nh dấu vòng tuần hoàn của các mùa, ví dụ như gi ng sinh phục
sinh… Tất nhiên những yếu tố này không mang tính loại trừ lẫn nhau. Arnold van
Gennep cho rằng, nghi lễ chuyển tiếp thường diễn ra theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất được gọi là cách ly, biểu thị sự biệt lập một c nhân đối
với nhóm;
- Giai đoạn thứ hai là chuyển tiếp đ là thời điểm tính hiệu lực của nghi lễ
về việc loại bỏ cá nhân ra khỏi nhóm được thực thi;
- Giai đoạn ba được gọi là giai đoạn tái hợp, là sự trở lại, tái hòa nhập cộng đồng;
Ba giai đoạn của nghi lễ n i trên c n được ông biểu thị bằng một hệ thống
thuật ngữ h c. Đ là tiền ngưỡng ngưỡng và hậu ngưỡng.
Arnold van Gennep nhận xét những biểu hiện thường thấy ở giai đoạn cách ly bao
gồm phá vỡ, xé rách, cắt bỏ, cạo bỏ, lột bỏ và giai đoạn nà được diễn đạt bởi thuật ngữ
khác là tiền ngưỡng, tiếp đ là giai đoạn chuyển tiếp (ngưỡng) - sự chỉ dẫn mang tính ma
thuật, và kết thúc với việc thu nạp trở lại cộng đồng theo một cách thức mang tính biểu
tượng là giai đoạn tái hợp hay còn gọi là hậu ngưỡng.
Như vậy, nghi lễ chuyển đổi biểu thị sự chuyển đổi về mặt không gian, thời

gian, từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác của một cá thể hay một nhóm xã
hội. Nghi lễ chuyển tiếp phụ thuộc vào bối cảnh văn h a và chịu ảnh hưởng của văn
hóa tộc người, bởi vậy ở mỗi nền văn h a h c nhau nghi lễ chuyển tiếp sẽ được
tiến hành dưới những hình thức khác nhau [19].
Áp dụng lý thuyết Nghi lễ chuyển đổi tác giả muốn luận giải một c ch đầy
đủ cuộc trở về mường ma của hồn người chết qua ba ngưỡng: cách ly, chuyển tiếp
và tái hợp (cách ly khi mới trút hơi thở cuối cùng, chuyển tiếp từ người sống sang


×