^
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỀN YỂN VÂN - v ũ DƯƠNG THÚY NGÀ
NGUYỄN YẾN VÂN. v c ĐƯƠNG THUÝ NGÀ
THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG
(Giáỡ trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng
ngành Thư viện • Thông tín học)
Tái bản ỉần thứ hãi có chỉnh lý và bổ sung
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q ưốc GIA HÀ NỘI
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu.....................................................................
7
Chương 1: c ơ s ở LÝ LUẬN THƯ VIỆN HỌC...........
11
1. Các khái niệm cơ bản............................................
2. Đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của Thư viện học.
3. Sự hình thành và phái triển của Thư viện học.........
4. Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu
trong Thư viện học ...............................................
5. Mối quan hệ giữa Thư viện học và các ngành khoa
11
24
33
48
học khác...............................................................
6. Phân định loại hình thư viện...................................
56
77
Chương 2: s ự NGHIỆP THƯ VIỆN ở VIỆT NAM VÀ
NỮỚC NGOÀI............................................
85
ỉ. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển thư viện...
2. Sự nghiệp thư viện ở Việt Nam và nước ngoài........
3. Thư viện hiện đại và triển vọng phát triển...............
85
100
150
Chương 3: CÁC NGUYÊN TẤC T ổ CHỨC s ự
NGHIỆP THƯ VĨỆN..................... ..............
169
1. Vai trò cùa Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện....
171
2. Tính phổ cập của các thư viện ...............................
3. Đảm bảo tính hệ thống trong xây dụmg mạng lưới
thư viộn ...............................................................
4. Xã hội hoá hoạt động thư viện................................
182
186
Chương 4: NGHỂ THƯ VIỆN........................................
193
1. Nghề thư viện - Một nghề không ngừng phát triển ..
2. Công tác đào tạo cán bộ thư viện ở nước ngoài
và ử Việt Nam.......................................................
3. Các tổ chức nghề nghiệp.......................................
193
197
203
Hướng dẫn tự học..........................................................
227
Tài liêu tham khảo........................................................
229
4
179
LỜI NÓI ĐẦU
Ỗự phát triển của khoa học công nghệ và xu hưống
toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cùa
mọi lĩnh vực hoạt động của con ngưòi trong đó có hoạt động
thư viện thông tin. Trên thế giói nền kinh tế tri thức đã và
đang hình thành, xã hội thông tin cũng đang được định
hình ngày một rõ ràng hđn. Sự chuyển biến từ xã hội hậu
công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế dựa trên
tri thức và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin và truyền thông đã đặt ra cho công tác thư viện nhiều
thòi cơ và thách thức. Thông tin và tri thức ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài
ngưòi. Trước thực tế đó, hoạt động thư viện đang có những
bưốc chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thòi các nhu
cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã hội.
Trong bối cảnh đó, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện
thông tin mới được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ nàng và
công nghệ là yêu cầu bức thiết đặt ra.
Cùng với x\x hướng hiện đại hoá nội dung chương trình
đào tạo cán bộ thư viện - thông tin, giáo trình “Thư viện
học đại cương" đã được biên soạn nhằm cung cấp cho
sinh viên và ngưòi đọc những kiến thức lý luận cơ bản về
Thư viện học, lịch sử Thư viện học, hình thành những kiến
thức hiểu biết cơ bản về tính quy luật của sự phát triển của
sự nghiệp thư viện, những nguyên tắc tổ chức thư viện ỏ
Việt Nam và nước ngoài cũng như những tính chất cơ bản
của nghề thư viện.
Nội dung của giáo trình bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Thư viện học
Chương này đề cập đến những khái niệm cơ bản của
môn học và các vấn đề lý thuyết cơ bản của Thư viện học
như: Đốỉ tượng, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu, sự hình thành và phát triển của Thư viện
học, môi quan hệ của Thư viện học với các ngành khoa học
khác và vấn đề phân định loại hình thư viện của Việt
Nam và nước ngoài.
Chương 2: Sự nghiệp th ư viện ở Việt Nam và
nước ngoài
Chương này giới thiệu khái lược về quá trình hình
thành và phát triển của các thư viện trên thế giối và ỏ Việt
Nam từ thời kỳ cổ đại cho đến nay. Bên cạnh đó, giáo trình
còn trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp thư viện và
giới thiệu một số loại hình thư viện hiện đại như: thư viện
điện tử, thư viện số, thư viện ảo và đự báo sự phát triển
cỏa thư viện trong tướng lai.
8
Chương 3: Các nguyên tắc tổ chức sự nghiệp th ư
viên
Chương này nêu các nguyên tắc tổ chức thư viện
hiện đại bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính phổ cập, tính
hệ thống trong xây dựng mạng lưới thư viện, vai trò của
Nhà nước, của các lực lượng xã hội trong tổ chức sự
nghiệp thư viện,
Chương 4: Nghề th ư viện
Chương này giói thiệu những đặc thù của nghề thư
viện - một nghề không ngừng phát triển; công tác đào tạo
cán bộ thư viện và các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới và
của Việt Nam .
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã
nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của Trưòng Đại học Văn
hoá Hà Nội và những ý kiến hết sớc quý báu của các bạn
đồng nghiệp, các chuyên gia trong ngành. Nhân đây, chúng
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tối nhà trường và quý
bạn hữu. Chúng tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu
của các tác giả trong và ngoài nước để cập nhật những
thông tin và kiến thức mối khi biên soạn giáo trình.
Trong lần tái bản này, chúng tôi dã bổ sung thêm một
sồ" phần và cập nhập các thông tin mổi để có thể phản ánh
kịp thòi các sự kiện và sự biến động của nghề nghiệp trong
mây năm vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khả năng có hạn,
giáo trình chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định, ỉíính mong các bạn đồng nghiệp và bạn đọc
chỉ giáo để giáo trình có thể hoàn thiện hơn về mọi mặt
trong những lần xuất bản sau.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
N hững người biên soạn
10
cm ;oivG I
Cơ SỞ LÝ LUẬN THƯ VIỆN HỌC
■
•
•
1. CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN
Thư viện học hay còn gọi là khoa học thư viện là một
ngành khoa học có lịch sủ phát triển lâu dài có nội dung lý
thuyết phong phú. Để tiếp cận và tìm hiểu cơ sỏ lý iuận về
Thư viện học đòi hỏi chúng ta phải nắm đưỢc những khái
niệm và một sô" thuật ngữ cơ bản như: thư viện, vốh tài
liệu, tài liệu, cán bộ thư viện, người đọc, thư viện học ...
1.1 Thư viện và chức năng, nhiệm vụ của thư viện
Danh từ thư viện có gốc từ một danh từ Hy Lạp cổ:
Bibliothêka. Đó là một danh từ ghép từ hai chữ: Bibỉio là
sách và Thêka là bảo quản. Như vậy theo quan niệm của
ngưòi phương Tây cổ đại thì thư viện có nghĩa là nơi bảo
quản sách. Sau này, trong một số ngôn ngữ ồ châu Âu, thư
viện đã có cách đọc và cách viết tướng tự như từ gốc Hy
Lạp. Chẳng hạn như trong tiếng Pháp; thư việti là
bibliothèque, trong tiếng Nga là biblioteka...
11
Ngưòi phương Đông cổ đại cũng có quan niệm tương
tự. Ổ Trung Quốc vằ Việt Nam dưới thòi kỷ phong kiến thư
viện còn được gọi là nhà tàng thư, tàng kinh.
Sígày nay trên thế giới và Việt Nam đă xuất hiện nhiều
cách định nghĩa khác nhau về thư viện. Theo "Từ điển
tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học: Thư viện là "nơi ỉưu
giữ sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng”. Đầy
đủ hơn trong "Từ điển tiến g Việt” do Trxxng tâm Từ điển
ngôn ngũ xuất bản, thư viện đã được định nghĩa là “nơi
tàng trữ, giữ gin sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc
sử dụng”. Theo '‘Từ điển về T h ư viện và Thông tin ” của
Trung Quốc: “Thư viện là một cơ cấu văn hoá, khoa học và
giáo dục thông qua việc sưu tập, xử lý, tồn trữ và sử dụng
tài liệu phục vụ cho một độc giả xẫ hội nhất định”.
Theo o.s. Trubarian, nhà Thư viện học Xô viết: “Thư
viện là cơ quan ván hoá, giáo dục và khoa học hỗ trđ tổ
chức việc sử dụng rộng rãi các sách báo” (Thư viện học
đại cương.- H.: Văn hoá, 1974.- Tr 11).
Theo Luật Liên bang Nga về sự nghiệp thư viện: “Thư
viện ìà cơ quan thông tin, văn hoá, giáo dục có vôn tài liệu
nhân bản đưỢc tổ chức và đưỢc đưa cho các pháp nhân, cá
nhân sử dụng có thòi hạn”.
Trong cuốh “Từ điển giải nghĩa Thư viện học Anh
Việt” của Hội thư viện Hoa Kỳ "Thư viện là một sưu tập
những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một
nhóm ngưòi mà Thư viện có bổn phận phục vụ để cho họ có
thể sử dụng cơ sỏ của thư viện, truy dụng thư tịch cũng
như trau dồi kiến thức của họ".
12
Theo Bách khoa to àn th ư Anh: “Ý nghĩa của thư
viện là ở chỗ nhiều sách được tập hỢp lại phục vụ cho việc
sử dụng, tra cứu và nghiên cứu”.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5453-1991, thư viện được
xác định là: “Cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan) thực
hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục
vụ bạn đọc, đồng thồi tiến hành tuyên truyền giối thiệu các
tài liệu đó”.
Hầu hết các định nghĩa trên đều nhìn nhận và xem xét
thư viện dưới góc độ vai trò và chức năng của thư viện mà
chưa đề cập đến những thành tố của thư viện. Theo quan
điểm tiếp cận hệ thốhg của nhà thư viện Nga Xtaliarôp,
thư viện được xác định là một hệ thống bao gồm bôn yếu
tô"; tài liệu, ngưòi đọc, ngưòi cán bộ thư viện và cơ sở vật
chất kỹ thuật. Bốh yếu tô' này gắn kết chặt chẽ vối nhau,
trong đó tài liệu lằ nền tảng vật chất của hệ thông, ngưòi
đọc là mục tiêu vận hành của hệ thống, cán bộ thư viện có
vai trò là người điểu khiển, vận hành hệ thống và cơ sở vật
chất kỹ thuật là yếu tô^ đảm. bảo sự vận hành, là môi
trường bên trong của hệ thống.
Bao hàm và khái quát đầy đủ nhất bản chất của thư
viện, UNESCO (Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học
của Liên hợp quốc) đã đưa ra định nghĩa sau: "Thư viện,
khọỊig phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có
tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu
khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có
trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó
13
nhằm mục đích thồng tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục
hoặc giải trí”.
Từ thòi cổ đại cho đến cuối thế kỷ XIX, các nhà thư
viện học quan niệm rằng chức năng chủ yếu của thư viện
là thu thập tàng trữ và bảo quản tài liệu. Trong một thời
gian dài giá trị của một thư viện đã được đánh giá dựa trên
giá trị bộ sưu tập của thư viện đó. Chỉ từ sau cuộc Cách
mạng tư sản Pháp 1789, quan niệm về vai trò và chức
năng của thư viện mối có sự thay đổi đáng kể. Lần đầu tiên
nguyên tắc phổ cập, nguyên tắc công cộng của thư viện mới
được nêu ra và thực hiện, Từ chỗ trước đó thư viện chỉ
phục vụ cho một nhóm người quý tộc đến thời điểm bây giò
thư viện đã đưỢc đưa ra phục vụ quảng đại quần chúng
nhân dân, Chức năng của thư viện dần dần đưỢc mở rộng.
Khi bàn về vai trò, nhiệm vụ của thư viện, Lênin đã đưa ra
một ý kiến rất xác đáng: ‘ĩỉìềm tự háo và vinh quang của
thư viện công cộng không phải ở chỗ trong thư viện có bao
nhiêu sách quý hiếm của thế kỷ thử X V hoặc sách viết tay
của thế kỷ thứ X mà ở chỗ sách đã được luân chuyển như
thế nào trong nhân dân, bao nhiêu người đọc mới được thu
hút vào thư viện, mọi yêu cầu đã đưỢc thoả mãn như thế
nào, hao nhiêu cuốn sách được cho mượn về nhà, bao nhiêu
em được thu hút vào việc đọc sách và sử dụng thư viện”.
(Lềnỉn toàn tệp.- Xuất bản lần thứ 4.-T. 19)
•
4»
•
*
Ngày nay ổ hầu hết các quốc gia trên thế giổi, thư viện
đã được xác định có bốn chức năng cơ bản ià: chức năng
văn hoá, thông tin, giáo dục và giải trí.
14
Chức năng văn hoá của thư viện được thực hiện thông
qua việc lưu trữ, bảo quản và phổ biến các giá trị văn hoá.
Sách báo và tài liệu được coi là một dạng di sản vãn hoá
thành văn. Khi tiến hành việc thu thập, bảo quản các tài
liệu cũng có nghĩa là thư viện đã tiến hành việc bảo quản
di sản văn hoá của quốc gia và nhân loại. Tất cả các thư
viện vổi các loại hình khác nhau đều quan tâm thực hiện
chúc năng này. Điều này càng được thể hiện rỗ trong một
số thư viện có quyền nhận lưu chiểu vàn hoá phẩm (điển
hình như Thư viện Quốc gia). Trên một phương điện nào
đó, thư viện đã được coi là %ộ nhớ”của các quốc gia và của
cả loài ngưòi. Thực tế ỏ Việt Nam và các nước trên thế giới
đâ cho thấy từ lâu thư viện đã trỏ thành một trung tâm
sinh hoạt văn hoá tinh thần. Thư viện đã góp phần không
nhỏ vào việc tuyên truyền các đi sản văn hoá, phổ biến
kiến thức, thu hút nhiều đối tượng người đọc khác nhau
đến sử dụng. Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hoá của
cộng đổng.
Chức năng thông tin được tiến hành vối việc chuyển
giao thông tin có trong tài liệu tối bạn đọc thông qua việc
phục vụ các nhu cầu đọc sách báo. Trong những nàm gần
đây, chức năng thông tin của thư viện đặc biệt được chú
trọng. Từ quản trị tài liệu, các thư viện đã và đang
chuyển sang quản trị thông tin. Từ việc cung cấp tài liệu
cho bạn đọc thư viện đã hướng tới việc cung cấp thông tin.
Các thư viện không chỉ dừng lại cung cấp thông tin thư
mục (thông tin về tài liệu) như trưốc đây mà đã quan tâm
15
đến việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của bạn đọc và
người đùng tin dưdi các khổ mẫu khác nhau. Điều này
không chỉ được chú trọng trong các thư viện chuyên
ngành, thư viện các trường đại học, thư viện viện nghiên
cứu... mà còn đưỢc triển khai ỏ tất cả các thư viện khác.
Trong Tuyên ngôn của UNESCO về th ư viện công
cộng, thư viện công cộng cũng đã được xác định là: "trung
tâm thông tin địa phương tạo điều kiện cho người sử dụng
của mình sự tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và thông tin
ở tất cả các dạng thức”.
Việc áp dụng công nghệ thông tin đã giúp các thư viện
không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau
nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc. Bạn đọc, người dùng
tin đã nhận được thông tm từ các thư viện vối nhiều dạng
thức khác nhau như: thông tin thư mục, thông tin dữ kiện,
thông tin điện tử...
Chức năng giáo dục của thư viện được thực hiện thông
qua hoạt động phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người đọc
và người đùng tin. Thông qua hoạt động này, thư viện đă
giúp cho người đọc và ngưòi dùng tin không ngừng nâng
cao hiểu biết, và góp phần tích cực vào việc nâng cao trình
độ dân trí của xã hội. Ngay từ thòi kỳ phong kiến, ở Việt
Nam và Trung Quốc, thư viện đã được coi là một cd quan
giáo dục quan trọng. Không chỉ ỉà nơi đọc sách, trong một
$ố thư viện còn tổ chức các lớp học. Người cán bộ giữ thư
viện không chỉ đơn thuần là người quản lý tài liệu và phục
vụ nhu cầu đọc sách mà còn là những ngưòi thầy dạy cho
các môn đồ đến hoc.
16
ở châu Âu, tại nhiều nước, thư viện đã được xem là cđ
quan giáo dục ngoài nhà trường. Thư viện đã góp một phần
không nhỏ vào việc xoá mù chữ và nâng cao trình độ dân
trí, giúp cho mọi ngưòi có thể tiến hành việc học suốt đòi,
hướng tối xây dựng một xã hội học tập, hình thành nền
kinh tế tri thức.
Chức năng giải trí đã được thư viện đảm nhiệm bằng
việc cung cấp các tài liệu giúp cho bạn đọc có thể thư giăn
giải trí sau những giờ lao động căng thẳng. Có thể nói các
thư viện đã tham gia và có những đóng góp tích cực vào
việc tổ chức sử đụng thòi gian rỗi của nhân dân, đáp ứng
nhu cầu giải trí, cho phép ngưòi đọc sỏ dụng các loại sách
báo, tài liệu và các phương tiện nghe nhìn khác.
Về nhiệnri vụ và chức năng của các thư viện Việt Nam,
Điều 1 P háp lệnh Thư viện đã quy định rõ: "Thư viện có
chức năng, nhiệm vụ giũ gìn đi sản thư tịch của dân tộc,
thu thập tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung
vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền,bá tri thức, cung cấp
thông tin, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác
và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế,
văn hoá phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nưổc”.
Trên cơ sở xác định đưỢc các chức năng xã hội của thư
viện, Điều 13 Pháp lênh Thư viện của Việt Nam đã chỉ
ra cho các thư viện một số nhiệm vụ cụ thể như:
17
1. Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho
ngưòi đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham
gia các hoạt động do thư viện tổ chức.
2. Thu thập, bổ sung, xử lý nghiệp vụ vôn tài liệu, bảo
quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc
hậu, hư nát theo quy chế của thư viện.
3. TỔ chức thông tin, tuyên truyền, giối thiệu vốn tài
liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen
đọc sách, báo trong nhân dân.
4. Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin
khoa học.
5. Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong nước,
hợp tác trao đổi tài liệu vối nước ngoài theo quy định của
Chính phủ.
6. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bước hiện đại
hoá thư viện.
7. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người
làm công tác thư viện.
8. Bảo quản cơ sỏ vật chất, kỹ thuật và tài sản khác
của thư viện.
Trên thực tế với việc không ngừng xây dựng và phát
triển vốn tài liệu, xử lý tài liệu, tổ chức bộ máy tra cứu, tổ
chức phục vụ ngưòi đọc, ngưòi dùng tin, bảo quản vốn tài
liệu, đậ.0 tạo bồi dưõng nâng cao trình độ đội ngiĩ cán bộ
thư viện, tổ chức tuyên truyền giổi thiệu sách, nghiên cứu
18
ứng dụng còng nghệ thông tin vào công tác thư viện... các
thư viện đã góp một phần không nhỏ phục vụ cho việc xây
diiỊng nln văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc đân tộc, phát
triển khoa học và công nghệ, kinh tế, giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước, đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo cho
a n ninh và quốc phòng.
1.2
Vốn tà i liệu hay còn gọi là bộ siểu tập thư viện. Đó
là một yếu tô' rất quan trọng cấu thành nên thư viện, đảm
bấo cho thư viện có thể hoạt động bình thường. Vốn tài liệu
đã được xác định trong Điều 2 Pháp lệnh T hư viện là
“những tài liệu được sưu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề,
nội dung nhất định được xử ỉý theo quy tắc, quy trinh khoa
học của nghiệp vụ thư viện đề tổ chức phục vụ người đọc
đạt hiệu quả cao và đưỢc bảo quẩn", về bản chất có thể
hiểu Yốn tài liệu là một bộ sựu tập bao gồm các tài liệu
đưỢc xỏ lý, tổ chức theo những quy tắc nhất định, đưỢc bảo
quản nhằm mục đích sử dụng lâu dài và có hiệu quả. Đốì
với nhiều thư viện, vốh tài liệu được coi là tài sản quý là
niềm tự hào của thư viện đó. Theo quan niệm của nhiều
ngưòi, vổh tài liệu của thư viện còn được coi là di sản văn
hoá của nhân loại, vốn tài liệu của một quốc gia không chỉ
đơn thuần là di sản văn hoá của dân tộc mà còn là thưóc đo
đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Trong vốn tài
liệu của thư viện có thể bao gồm nhiều loại hình tài iiệu vối
các dạng vật chất khác nhau. Vì thế khi đề cập đến thư
viện, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm Tài liệu.
♦
19
Khái niệm Tài liệu trong các cơ quan thông tin thư
viện được xác định ỉà những vật mang tin, trong đó có lưu
giữ các thông tin. Tài liệu là đối tượng đưỢc các thư viện
quan tâm thu thập, xử lý trong quá trình xử lý thông tin,
tư liệu. Trong cuôln "Thư viện học đại cương”, các nhà
thư viện học ngưòi Nga N.c Cartaxov và v .v. Xcvortxov đã
xác định thuật ngữ tài liệu trong hệ thống các khái niệm
Thư viện học chủ yếu là các xuất bản phẩm.
Trên thực tế dưới thòi cổ đại tài liệu được tồn tại dưới
hình thức các vật mang tin thô sd như các chữ ghi trên đất,
đá, lá cây, thẻ tre, đa, xương thú, papyrus, lụa giấy gỗ, kim
loại... Đến thế kỷ XV, sau khi công nghệ in ra đời các xuất
bản phẩm in trên giấy như: sách, báo tạp chí... đâ trô
thành dạng tài liệu chiếm ưu thế. Sau này với sự phát
triển của công nghệ khoa học hiện đại, tài liệu đã xuất
hiện dưới nhiều dạng vật mang tin mối như; vi phim, vi
phiếu, băng từ, đĩa từ, đĩa CD-ROM, DVD... Vì thê cách
định nghĩa đầy đủ nhất là cách định nghĩa trong P háp
lệnh Thư viện của Việt Nam: “tài liệu là một dạng vật
chất đã ghi nhận thông tin ỗ dạng thành vàn, âm thanh,
hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng”.
1.3 Cán bộ thư viện
Cán bộ thư viện là các nhân viên đảm nhiệm các công
việc chuyên môn trong các thư viện. Họ là những ngưòi
đưỢc đào tạo để nắm vững nghiệp vụ thư viện và nắm giữ
những cương vị nhất định trong thư viện, N .c Crupxcaia
20
đã ví họ là linh hồn của thư viện. Ngưòi cán bộ thư viện
gãữ vai trò quan trọng trong công tác thư viện. Đổi vối tài
liéu và các nguồn thông tin, ngưòi cán bộ thư viện phải
nắm bát, tiến hành việc lựa chọn, thu thập, xử ỉý, sắp xếp,
bảo quản, khai thác và tuyên truyền giới thiệu chúng vói
người đọc. Đối với ngưòi đọc và ngưòi dùng tin, người cán
bộ không chỉ là ngưòi đdn thuần giữ sách và tài liệu, thực
hiện việc lấy tài liệu phục vụ nhu cầu đọc và nhu cầu
thông tin của họ mà ngưòi cán bộ thư viện còn phải tiến
hành việc hướng dẫn đọc, nghiên cứu về ngưòi đọc và tạo
lập nên bộ máy tra cứu và các dịch vụ tối ưu để thoả mãn
các nhu cầu đó. Đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật trong
thư viện, ngưòi cán bộ thư viện cần phải được trang bị kiến
thức, nắm àược cách vận hành, sử dụng các phương tiện kỹ
thuật và duy trì chúng ở tình trạng tô"t nhất.
Dưới thời cổ đại và trung đại, ngưòi phụ trách thư viện
thưòng là những nhà khoa học và những nhà văn hoá lớn.
ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, chỉ những người đỗ đạt
cao mới được bổ nhiệm làm bí thư các phụ trách thư viện ỏ
Quốc Tử Giám. Ngày nay các cán bộ thư viện không chỉ
đơn thuần là ngưòi lưu giữ, bảo quản tài liệu mà còn là
ngưòi làm chủ các nguồn tin, biết cách khai thác, tra cứu,
xử lý bao gói thông tin để thoả mãn các nhu cầu đọc và nhu
cầu thông tin của xă hội nói chung và ngưòi đọc, người
dùng tin nói riêng.
Theo quy định của Pháp lệnh Thư viện của Việt
^'íam, người làm công tác thư viện có quyền học tập nâng
21
cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, tham gia
nghiên cứu khoa học, sinh hoạt về chuyên môn, được
hưỏng chế độ líu đãi về nghề nghiệp cũng như các chế độ
chính sách khác của Nhà nước. Tuy nhiên, họ có nghĩa vụ
thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định về
chuyên môn và quy chế của thư viện.
1.4 Người đọc của thư viện
v ể mặt thuật ngữ, ngưài đọc còn được gọi là bạn đọc
hay độc giả. Trong những năm gần đây, khái niệm người
đọc đã đưỢc mở rộng, và được sử dụng cùng vói thuật ngữ
người dùng tin, người sử dụng thư viện. Người đọc là đối
tưỢĩíg phục vụ của thư viện. Họ là ĩứiững ngưòi sử dụng
thư viện và các nguồn lực có trong thư viện với các mục
đích khác nhau. Người đọc có thể bao gồm: các cá nhân
hoặc một nhóm ngưòi của tập thể sử dụng thư viện trên cơ
sở đã đưỢc ghi nhận trong hồ sơ đăng ký người đọc của thư
viện. Ngưòi đọc trên thực tế có thể còn là ngưòi mượn hoặc
ngưdi dùng tin tùy theo cách gọi trong các trường hợp cụ
thể. Trong Thư viện học, ý nghĩa cơ bản của khái niệm này
thể hiện ỏ chỗ ngưòi đọc là đối tượng phục vụ chủ yếu của
thư viện dù thuộc bất cứ loại hình hay hệ thống thư viện
nào. Về mặt pháp lý người đọc là các cá nhân hay pháp
nhân sử dụng các địch vụ của thư viện. Theo quy định của
từng nưốc, ngưòi đọc có những quyền lợi và trách nhiệm
nhất định khi 8Ở dụng thư viện, ở Việt Nam, tại các thư
viện hoạt động bằng ngân sách của Nhà nước, ngưòi dọc
22
được sử dụng tài liệu của thư viện không phải trả tiền. Tuỳ
thuộc vào các loại hình và đặc điểm của các thư viện, người
đọc có thể là người lớn, trẻ em, người khiếm thị và cả
những người đang bị phạt tù hoặc tạm giam. Theo quy
định của Pháp lệnh T hư viện của Việt Nam, ngưòi đọc
phải có trách nhiệm chấp hành nội quy của thư viện, bảo
quản tài liệu, tham gia xây đựng, phát triển vốn tài liệu và
chịti trách nhiệm về những hành vi vi phạm trong việc fỉử
dụng vốh tài liệu của thư viện.
1.5 Thư viên hoc
Thư viện học hay còn gọi ỉà khoa học về thư viện hay
khoa học nghiên cứu việc tổ chức các thư viện. Theo Tiêu
chuẩn Việt Nam 5453-91: “Thư viện học là bộ môn khoa'
học nghiên cứu về lịch sử lý luận, phương pháp và nội
dung của hoạt động thư viện”. Trong các tài liệu, giáo trình
về Thư viện học đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau
về Thư viện học. về bản chất, Thư viện học là xnột ngành
khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc hình
thành và phát triển của thư viện, công tác thư viện và sự
nghiệp thư viện. Cùng với sự phát triển của khoa học và xã
hội, Thư viện học là một ngành khoa học không ngừng
phát triển và đổi mới.
Tại một số*nước trên thế giới, khái niệm ‘Thư viện học”
đã được mỏ rộng thành 'Thư viện thông tin học” hoặc
“Thông tin thư viện học".
23
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u VÀ CẤU TRÚC CỦA THƯ
VIỆN HỌC
4
2,1 Đôì tưỢng nghiên cứu của Tliư viện học
Thư viện học là một bộ môn khoa học xã hội độc lập ra
đòi do nhu cầu của xã hội. Thư viện học có đối tượng
nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu đặc thù, cố
hệ thống thuật ngữ đặc trưng, có lịch sử phát sinh, phát
triển và có mối quan hệ vói các ngành khoa học khác. Thư
viện học còn đưỢc gọi ià khoa học thư viện. Trên bình điện
khái quát, Thư viện học nghiên cứu các quy luật phát triển
của sự nghiệp thư viện với tư cách là một hiện tượng xã
hội. Xét một cách cụ thể Thư viện học là khoa học nghiên
cứu các vấn đề về tính châ't, đặc điểxn cơ bản của hoạt động
thư viện - thông tin, các quy luật vận động của các quá
trình thư viện với mục đích tìm ra những phương thức,
những công cụ nhằm tốỉ ưu hoá hoạt động thư viện, thông
tin. về mặt lý thuyết, Thư viện học có nhiệm vụ tìm ra
những quy luật chung nhất của hoạt động thư viện • thông
tin, của sự nghiệp thư viện, về mặt ứng đụng, Thư viện
học có nhiệm vụ tìm ra những phương tiện và phương pháp
thích hỢp nhất để hoàn thiện thực tiễn hoạt động thư viện
- thông tin và phát triển sự nghiệp thư viện.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể của Thư viện học là
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn ngành thư viện. Thư
viện học nghiên cứu khía cạnh xã hội của sự nghiệp thư
viện, tổ chức kỹ thuật thư viện, hiệu quả kinh tế các mặt
24
hoạt động của thư viện, các vấn đề hoàn thiện tổ chức quẳn
lý thư viện, đặc điểm dân tộc của sự nghiệp thư viện,
nighiên cứu thư viện với tư cách một lĩnh vực hoạt động
tỉiông tin, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu sự nghiệp
đào tạo cán bộ thư viện ...
♦
r
V
Trong quá trình phát triển, quan niệm về đối tượng
ciùa Thư viện học ngày càng được mỏ rộng. Trên thực tế
quan niệm vể đôì tưỢng của Thư viện học trên thế giới
ciũng chưa hoàn toàn đồng nhất. Theo các nhà thư viện
học Âu Mỹ thì đối tượng của Thư viện học là các vấn đề
cụ thể trong công tác thư viện như: kỹ thuật tổ chức thư
viện, tổ chức địch vụ thư viện, kiểm soát thư mục, tự
động hoá công tác thư viện, quản trị mạng, khai thác
thông tin phục vụ các nhu cầu tin của ngưòi đọc và người
dùng tin, đào tạo cán bộ thư viện...Theo các nhà thư viện
học Nga, đối tượng của Thư viện học là sự nghiệp thư
viện. Vì thế nếu coi sự nghiệp thư viện là một hiện tượng
xã hội thì Thư viện học sẽ nghiên cứu tổng thể các mối
quan hệ: tài liệu, thư viện và xã hội. Với quan niệm này,
Thư viện học sẽ tập trung vào nghiên cứu các chính sách
phát triển thư viện, các nguyên ỉý hình thành hệ thông
thư viện, việc phân bô" mạng lưới thư viện sao cho hợp
lý... Tuy nhiên cũng có ngưòi quan niệm rằng đối tưdng
của Thư viện học bao gồm cả công tác thư viện và sự
nghiệp thư viện. Theo N.Ia.Pridiev: “Thư viện học Xô
Viết là khoa học về nguyên tắc tổ chức công tác thư viện
và sự nghiệp thư viện ở Liên Xô".
25