Tải bản đầy đủ (.pdf) (327 trang)

Nguồn sử liệu hương ước Thăng Long Hà Nội trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 327 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

ĐINH THỊ THÙY HIÊN

NGUỒN SỬ LIỆU HƯƠNG ƯỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

ĐINH THỊ THÙY HIÊN

NGUỒN SỬ LIỆU HƯƠNG ƯỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1945
Chuyên ngành:
Mã số:

Lịch sử Sử học và Sử liệu học
62225801

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẰNG
2. PGS.TS. VŨ VĂN QUÂN
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Vũ Văn Quân

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học của
riêng tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu
nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án
được trích dẫn trung thực, khách quan và rõ ràng về xuất xứ.

Hà Nội, tháng

năm 2015

Đinh Thị Thùy Hiên



LỜI CẢM ƠN
Luận án này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của nghiên cứu sinh, song
không thể được hoàn thành nếu thiếu vắng sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, sự giúp
đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, cũng như sự động viên, hỗ trợ của người thân.
Lời đầu tiên tôi xin được dành để bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc với
các giáo sư hướng dẫn PGS.TS. Phạm Xuân Hằng và PGS.TS. Vũ Văn Quân. Các
thầy đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận án tiến sĩ này cũng như đã
chỉ bảo trong suốt quá trình tôi học tập và công tác tại khoa Lịch sử, trường Đại học
KHXH&NV, ĐHQGHN.
Tôi xin cám ơn các thầy cô đã và đang công tác tại Bộ môn Lý luận Sử học,
Khoa Lịch sử: PGS.TS. Hoàng Hồng, PGS.TS. Phan Phương Thảo, PGS.TS. Trần
Kim Đỉnh và thầy Lê Văn Sinh. Sự quan tâm động viên, khích lệ, tận tình chỉ bảo,
góp ý và tạo điều kiện thuận lợi nhất của các thầy cô đã nâng đỡ, giúp tôi tập trung
hoàn thành luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân đối với các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường
Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN nơi tôi học tập và công tác, nhất là cố PGS.TSKH.
Nguyễn Hải Kế, thầy GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - những người đã cho tôi nhiều ý
kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu; thầy Đỗ Hữu Thành giúp hiệu đính các văn
bản Hán - Nôm, và PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã hết lòng tạo điều kiện trong quá
trình tôi làm thủ tục bảo vệ.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp TS. Đỗ Thị Hương Thảo, TS. Phạm Đức Anh,
TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, TS. Trương Bích Hạnh, ThS. Nguyễn Ngọc Phúc, ThS.
Tống Văn Lợi, ThS. Trịnh Văn Bằng, (Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV), ThS. Phạm
Văn Hưng (Khoa Văn học, ĐHKHXH&NV), ThS. Nguyễn Quang Anh (Viện
VNH&KHPT), TS. Trần Thái Hà (ĐH Sài Gòn), ThS. Nguyễn Thị Thanh (Ban Quản
lý Di tích và Danh thắng Hà Nội), TS. Nguyễn Lan Dung (Viện Sử học)… Các bạn đã
luôn chia sẻ, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin hữu ích cho việc thực hiện
luận án. Tôi xin ghi nhận và luôn luôn trân trọng sự giúp đỡ quý báu của các bạn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Thông tin
Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh tiếp cận khối tài liệu của luận án.

Xin được cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học KHXH&NV, đặc biệt
là PGS.TS. Phạm Văn Quyết và ThS. Lê Thị Kim Tân đã tận tình giúp đỡ trong quá
trình học tập và hoàn thiện hồ sơ luận án.
Gia đình, những người thân đã luôn ở bên cạnh đã là nguồn động viên và chỗ
dựa vững chắc để tôi không ngừng cố gắng trong học tập và công tác.
Tôi mong muốn sự đóng góp của Luận án này đối với lĩnh vực Lịch sử sử học
và Sử liệu học, dù rất nhỏ bé, sẽ là sự đền đáp và ghi nhận có ý nghĩa nhất đối với sự
giúp đỡ và ủng hộ của thầy cô, cơ quan, bè bạn và gia đình.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đ c đối tƣợng và phạm vi n i n c u ................................................. 3
3. Nguồn tài liệu ................................................................................................ 5
4. P ƣơn p áp n i n c u ............................................................................... 6
5. Đón óp của luận án .................................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 7
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............... 8
1.1.1. Các nghiên c u về làn xã có đề cập đến ƣơn ƣớc ......................... 8
1.1.2. Các nghiên c u về cải lƣơn ƣơn c n .......................................... 9
1.2. Những công trình nghiên cứu về hương ước và hương ước
Thăng Long - Hà Nội ........................................................................................... 9
1.2.1. Các nghiên c u về ƣơn ƣớc Việt Nam ............................................ 11
1.2.2. Các nghiên c u về ƣơn ƣớc T ăn Lon - Hà Nội ......................... 21
1.3. Nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu đi trước và
hướng nghiên cứu................................................................................................. 24
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ HƢƠNG ƢỚC VÀ HƢƠNG ƢỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI ........................................................................................ 26

2.1. Khái niệm hương ước ................................................................................... 26
2.2. Sưu tập hương ước Việt Nam ...................................................................... 30
2.2.1. Sƣu tập ƣơn ƣớc tại Viện Nghiên c u Hán Nôm ............................ 31
2.2.2. Sƣu tập ƣơn ƣớc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội ................... 32
2.2.3. Hƣơn ƣớc lƣu iữ tại nhữn nơi k ác ............................................... 33
2.3. Về hương ước Thăng Long - Hà Nội ........................................................... 33
2.3.1. Địa điểm hình thành ........................................................................... 34
2.3.2. Ni n đại ............................................................................................... 40
2.3.3. Bản gốc và bản sao .............................................................................. 46
2.3.4. Phân loại .............................................................................................. 47
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 51
Chương 3. CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI CỦA HƢƠNG ƢỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI .................................................................................... 53
3.1. Hương ước cổ (trước năm 1906) .................................................................. 53
3.1.1. Sự xuất hiện ......................................................................................... 53
3.1.2. Đặc điểm hình th c ............................................................................. 57
3.1.3. Đặc điểm nội dung .............................................................................. 62


3.2. Hương ước giai đoạn chuyển tiếp
(từ năm 1906 đến trước ngày 12-8-1921) ........................................................... 69
3.2.1. Điều kiện ra đời ................................................................................... 69
3.2.2. Đặc điểm hình th c ............................................................................. 75
3.2.3. Đặc điểm nội dung .............................................................................. 78
3.3. Hương ước cải lương
(từ sau ngày 12-8-1921 đến trước tháng 8 năm 1945) ...................................... 84
3.3.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 84
3.3.2. Đặc điểm hình th c ............................................................................. 85
3.3.3. Đặc điểm nội dung .............................................................................. 88
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 92

Chương 4. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI THĂNG LONG - HÀ NỘI
QUA HƢƠNG ƢỚC.............................................................................................. 94
4.1. Các vấn đề chính trị - xã hội ........................................................................ 94
4.1.1. Đặc điểm dân cƣ và vấn đề quản lý dân ngụ cƣ.................................. 94
4.1.2. Bộ máy quản lý cấp cơ sở ................................................................... 100
4.1.3. Một số thiết chế tự quản ...................................................................... 109
4.1.4. Quản lý nếp sống ................................................................................ 112
4.1.5. Quản lý trật tự trị an ............................................................................ 114
4.2. Một số khía cạnh của đời sống kinh tế ........................................................ 115
4.2.1. Tình ìn đất đai ................................................................................. 115
4.2.2. Các ngành kinh tế ................................................................................ 122
4.3. Về đời sống văn hóa - tín ngưỡng ................................................................ 124
4.3.1. Phong tục tập quán .............................................................................. 124
4.3.2. T n n ƣỡng .......................................................................................... 132
4.3.3. Giáo dục .............................................................................................. 140
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 144
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các công bố trực tiếp li n quan đến ƣơn ƣớc

10


Bảng 2.1.

Số liệu thống kê về ni n đại tron

40

Bảng 2.2.

Tổng hợp tên gọi của các văn bản ƣơn ƣớc

48

Bảng 2.3.

Tổng hợp loại ìn

48

Bảng 2.4.

Phân loại ƣơn ƣớc theo chữ viết

49

Bảng 3.1.

Số điều khoản li n quan đến các nội dun cơ bản của ƣơn ƣớc
trƣớc 1906

63


Bảng 3.2.

Quy định về t ƣởng phạt tron

64

Bảng 3.3.

Các hình th c xử phạt tron

Bảng 3.4.

Các nội dung xử phạt của ƣơn ƣớc trƣớc 1906

67

Bảng 4.1.

Khoản tiền khao vọng nhậm ch c Lý trƣởng (1920-1945)

101

Bảng 4.2.

Khoản tiền phụ cấp c o Lý trƣởng (1920-1945)

102

Bảng 4.3.


Khoản lộ p

102

Bảng 4.4.

Khoản tiền, ruộng phụ cấp cho Phó lý (1920-1945)

104

Bảng 4.5.

Tƣ các Trƣơn tuần (1920-1945)

105

Bảng 4.6.

Tổng hợp hoạt động của iáp đƣợc phản án tron

Bảng 4.7.

Các hình th c sử dụng ruộn đất công

117

Bảng 4.8.

Hệ thốn cơ sở thờ tự tron


132

Bảng 4.9.

Chi phí tế tự tron năm của thôn Thọ

135

Bảng 4.10.

So sánh chi phí một số kỳ tế tự

136

Bảng 4.11.

M c đón

137

Bảng 4.12.

Chi phí tế tự àn năm

ƣơn ƣớc T ăn Lon - Hà Nội

ƣơn ƣớc - k oán ƣớc

ƣơn ƣớc trƣớc 1906

ƣơn ƣớc trƣớc 1906

dàn c o Lý P ó trƣởn

ƣơn ƣớc

óp việc tế tự àn năm

65

HĐTB... (1921-1945)

ƣơn ƣớc

109

138


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hương ước là một khái niệm quen thuộc không chỉ trong đời sống xã hội
mà cả trong lĩnh vực học thuật. Từ lâu, hương ước đã thu hút được sự quan tâm của
giới học thuật từ nhiều lĩnh vực như sử học, văn hóa học, xã hội học, nhân học, luật
học… Việc nghiên cứu từ nhiều góc độ, với những khung lý thuyết, hệ phương pháp
và thước đo khác nhau đã đem đến một hiểu biết căn bản về lịch sử phát triển, về vai
trò của hương ước trong quản lý làng xã cổ truyền, về một loại hình văn bản pháp luật
của các cộng đồng xã hội cấp cơ sở; về hương ước Việt Nam trong đối sánh với
hương ước Trung Hoa và hương ước, luật làng của một số quốc gia khác cùng chịu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản; về việc

hình thành và đặc điểm của hương ước qua các thời kỳ; về bài học kinh nghiệm trong
việc quản lý xã hội Việt Nam đương đại…
Do đặc điểm sản sinh và lưu giữ của hương ước, hiện nay có hàng nghìn
hương ước được lưu giữ tập trung tại các trung tâm lưu trữ, thư viện của trung ương
và địa phương, của các cơ quan nghiên cứu và một khối lượng lớn chưa được khảo
sát đang nằm tại chính các cộng đồng sản sinh ra chúng. Sự đa dạng không chỉ về loại
hình, chất liệu, chữ viết, niên đại… mà còn về nội dung phản ánh của hương ước hình
thành nên những xu hướng nghiên cứu hoặc đi sâu vào một/một số hương ước cụ thể
để suy chiếu ra đặc tính chung của hương ước Việt Nam, hoặc tìm hiểu những vấn đề
lịch sử cụ thể được phản ánh trong nguồn sử liệu; đi vào một lát cắt đồng đại, hoặc
lịch đại của hương ước Việt Nam. Dễ hiểu tại sao hiện chỉ có những nghiên cứu
chuyên bàn về hương ước thuộc một chuyên ngành nhất định như dân tộc học, sử học,
luật học; hoặc về một giai đoạn trong lịch sử phát triển hương ước như hương ước cổ,
hương ước cải lương, hay hương ước mới; hoặc là về một phạm vi địa lý hay một kho
hương ước nhất định. Những kết quả đã đạt được trong công tác nghiên cứu và sưu
tầm hương ước cho đến nay mặc dù tương đối dày dặn và đa dạng, song có thể nói
chưa thật xứng tầm, bởi vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu bao quát và toàn diện
về hương ước. Vẫn còn đó những khía cạnh chưa đạt tới sự nhất trí trong nghiên cứu
về hương ước. Nhiều khoảng trống nhận thức chưa được lấp đầy.
Trong khi chờ đợi những cái nhìn hệ thống, khái quát, đầy đủ và toàn diện về
hương ước, điều mà chắc chắn để làm được cần phải có sự chung tay góp sức của
nhiều cá nhân, tập thể nhà nghiên cứu với những nỗ lực và sự đầu tư về thời gian, tiền
của, công sức, áp dụng những phương pháp hiệu quả để xử lý khối tư liệu đám đông
lên đến hàng nghìn đầu tài liệu, hàng trăm nghìn trang, thiết nghĩ một mặt cần phải
nhìn hương ước trong một dòng chảy liên tục, mặt khác cần đi sâu vào tính đặc thù
của hương ước ở những không gian địa lý riêng biệt. Chỉ khi có cả hai cái nhìn lịch
1


đại và đồng đại ấy, thì mới có thể nhìn nhận về hương ước một cách thấu đáo trong

sự đa dạng và đa chiều của nó.
1.2. Một điểm gặp gỡ lớn trong giới nghiên cứu xưa nay là gắn hương ước với
làng xã, với nông thôn, một trong những hằng số của nền văn hóa Việt Nam, yếu tố
trội không chỉ xa xưa mà cả trong hiện tại. Trong khi đó, hương ước ở một địa bàn
mang tính chất “đô thị” với những thôn, phường, trại hầu như chưa được quan tâm.
Liệu có hay không sự khác biệt giữa hương ước của khu vực này với khối hương ước
mà chúng ta vẫn thường biết trước nay? Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội trong chiều dài lịch sử nghìn năm của Việt Nam, hơn nữa lại
là một trong những nơi diễn ra thí điểm cải lương hương ước - nơi lưu dấu bước
chuyển từ hương ước cổ sang hương ước cải lương - thực sự là một đối tượng đáng
quan tâm. Làm được điều đó, không chỉ giúp hiểu sâu hơn nguồn hương ước trên một
không gian địa lý xác định, mà còn hứa hẹn sẽ góp vào hiểu biết chung, toàn diện hơn
về hương ước Việt Nam, cũng như giúp nhận diện sâu hơn sự chuyển tiếp giữa hương
ước cổ với hương ước cải lương hồi đầu thế kỷ XX.
Đã xuất hiện một số nghiên cứu hương ước cụ thể, cũng như về những vấn đề
lịch sử dựa trên nguồn tư liệu này, thậm chí là chọn các văn bản hương ước ở Hà Nội
làm đối tượng nghiên cứu, song vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu về hệ thống hương
ước Thăng Long - Hà Nội dưới góc nhìn sử liệu học, nhằm chỉ ra những đặc trưng về
hình thức và nội dung phản ánh của hương ước ở một không gian địa lý cụ thể, cũng
như góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về hương ước Việt Nam nói chung.
1.3. Dù là loại hình tài liệu quen thuộc, song thực tế việc sử dụng, khai thác
hương ước còn rất nhiều điều đáng bàn. Đôi khi còn có sự tùy tiện trong công bố giới
thiệu tư liệu, nhất là chưa lưu tâm tới tính toàn vẹn của văn bản, thiếu sự phân biệt rõ
giữa các niên đại lập, sao…, dễ khiến người sử dụng nhầm lẫn, và hệ quả là sai lệch
của kết quả nghiên cứu. Việc khai thác có khi thiếu sự phê phán nghiêm túc, khi lại vì
định kiến chủ quan mà bỏ qua một bộ phận hương ước có giá trị … Nghiên cứu
hương ước Thăng Long - Hà Nội sẽ góp phần chỉ ra một số nguyên tắc mang tính
phương pháp luận trong việc khai thác, sử dụng nguồn hương ước của Thăng Long Hà Nội nói riêng, mở rộng ra là của hương ước Việt Nam, hướng đến việc khai thác
đúng và hiệu quả hơn đối với nguồn tài liệu này.
1.4. Hương ước còn là vấn đề của thực tiễn, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nhận

chân đầy đủ về bản chất, về các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của
hương ước, đặc biệt mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh (nhu cầu tự thân của chủ thể
hương ước) với yếu tố ngoại sinh (nhu cầu kiểm soát của nhà nước), để việc thực hiện
xây dựng hương ước, quy ước (“hương ước mới”) hiện nay có được hiệu quả thực sự,
đi vào đời sống xã hội. Để đưa ra lời giải cho bài toán hóc búa mà thực tiễn đang đặt
ra cho các nhà quản lý, cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo từ chính câu chuyện của
2


quá khứ. Việc nghiên cứu quá trình phát triển hương ước Thăng Long - Hà Nội sẽ
góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng hương ước, qui ước, hỗ trợ
quản lý xã hội ở cấp cơ sở một cách hiệu quả.
Với những lý do đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Nguồn sử liệu hương ước
Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ sử học.
2. Mụ đ
đối tƣợng và phạ
in i n
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần tìm hiểu hương ước Việt Nam, từ lịch sử hình thành và phát triển,
cho đến đặc điểm và giá trị sử liệu.
- Đánh giá giá trị sử liệu của hương ước, đặc biệt đối với nghiên cứu đời sống
xã hội Thăng Long - Hà Nội trên cơ sở đặc điểm, tính chất của nguồn.
- Đóng góp vào cơ sở khoa học cho việc triển khai xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước hiện nay.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận diện quá trình hình thành và chuyển đổi của hương ước Thăng Long Hà Nội; đặc điểm hình thức và nội dung của từng giai đoạn.
- Từ hương ước Thăng Long - Hà Nội để góp phần vào nhận thức chung về lịch
sử hình thành, cùng những biến đổi hình thức và nội dung của hương ước Việt Nam.
- Nhìn nhận khái quát mọi mặt của đời sống đô thị truyền thống Thăng Long Hà Nội.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định tập hợp hương ước Thăng Long - Hà Nội trên cơ sở phê khảo các
yếu tố địa điểm hình thành và niên đại của các văn bản hương ước hiện được lưu giữ
tập trung ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Thông tin KHXH, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I, cùng hương ước còn rải rác ở các cộng đồng cơ sở đã được công bố trong
những ấn bản gần đây.
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hương ước Thăng Long - Hà
Nội, bao gồm điều kiện hình thành, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về hình thức,
nội dung của từng giai đoạn, đặt trong mối liên hệ đồng đại với hương ước Việt Nam
nói chung.
- Trên cơ sở những thông tin phản ánh của nguồn hương ước, phác họa những
nét căn bản của đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội, nhằm làm nổi bật giá trị sử
liệu chính của nguồn.
2.4. Đối tượng nghiên cứu: Hương ước Thăng Long - Hà Nội với tư cách một
nguồn sử liệu.
Hương ước là bộ luật chính thức, thành văn của một làng hay một cộng đồng
cơ sở ở nông thôn. Dù ở mỗi giai đoạn phát triển, hương ước mang những đặc điểm
3


riêng, song về cơ bản đều được biên soạn dựa trên tục lệ của địa phương, và phải có
sự phê duyệt của chính quyền mới được đem thi hành. Như vậy, một văn bản hương
ước chính thức đúng nghĩa không hoàn toàn đồng nhất với phong tục, tục lệ đã văn
bản hóa. Đồng thời, để đi đến một văn bản hương ước chính thức đã được phê chuẩn,
quá trình xây dựng hương ước cũng sản sinh ra những văn bản “văn bản hóa tục lệ”.
Một khi còn chưa được phê duyệt và đem thi hành, đó vẫn chỉ là hương ước chưa
chính thức.
Trong nghiên cứu về hương ước dưới góc nhìn sử liệu học này, chúng tôi khảo
sát cả các văn bản hương ước chính thức và hương ước chưa chính thức, tức là tất cả
những văn bản quy ước của mọi cộng đồng, tổ chức xã hội liên quan đến đơn vị hành
chính cơ sở ở Thăng Long - Hà Nội để phân tích đánh giá.

Trên cơ sở khối hương ước tập hợp được, chủ yếu nằm ở hai kho hương ước
của Viện TTKHXH và Viện NCHN, luận án giải quyết các vấn đề liên quan đến
nguồn sử liệu. Một mặt, hương ước được xem là một trong số các nguồn liên quan
đến đời sống thôn, phường, trại. Mặt khác, các văn bản này được đánh giá giá trị
trong việc góp phần tìm hiểu đời sống xã hội ở khu vực này.
2.5. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian: Hương ước Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển
lâu dài. Ít nhất từ thế kỷ XV hương ước đã xuất hiện, và hiện nay Đảng và Nhà nước ta
vẫn đang chủ trương xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (hương ước mới). Tuy
nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các văn bản hương ước được lập trước tháng
Tám năm 1945, bao gồm hai khối hương ước cổ và hương ước đã biến đổi thời cận đại.
Phạm vi không gian: Lịch sử Hà Nội đã trải qua một quá trình lâu dài với
nhiều thăng trầm, mà diên cách hành chính khi mở rộng lúc thu hẹp theo thời gian.
Có một lớp “Hà Nội - Thăng Long” chỉ phần Hà Nội gắn với kinh thành Thăng Long
xưa, là phần nhân lõi, về mặt hành chính là phần ổn định và có chiều dài lịch sử nhất
của địa phương này. Đó là phủ Trung Đô thời Lê sơ (từ năm 1466, năm 1469 đổi
thành phủ Phụng Thiên) gồm hai huyện là Vĩnh Xương (từ khoảng năm 1541-1546
đổi thành Thọ Xương) và Quảng Đức. Phủ Phụng Thiên vẫn được duy trì khi kinh đô
chuyển vào Phú Xuân - Huế thời Tây Sơn và Nguyễn, rồi đổi thành phủ Hoài Đức
năm 1805 gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, lệ vào Bắc Thành. Năm 1831,
tỉnh Hà Nội được thành lập, thành Thăng Long - Hà Nội trở thành thủ phủ tỉnh Hà
Nội. Năm 1888, Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa của Pháp, khu vực nội thành
cơ bản bao gồm huyện Thọ Xương cũ, còn khu vực ngoại thành bao gồm những xã
thuộc huyện Vĩnh Thuận nằm ngoài địa giới thành phố Hà Nội, một số xã thuộc hai
huyện Từ Liêm (phủ Hoài Đức, từ năm 1831 phủ Hoài Đức kiêm thêm huyện Từ
Liêm) và Thanh Trì (phủ Thường Tín) của tỉnh Hà Nội. Lại có lớp “Hà Nội - địa
4


phương” dùng để chỉ Thành phố Hà Nội với tư cách một đơn vị hành chính lãnh thổ

trực thuộc Trung ương bao gồm cả khu vực nội thành - tương đương với phần “Hà
Nội - Thăng Long” có sự “lan tỏa” ra xung quanh - và khu vực ngoại thành luôn co
giãn kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với bốn lần điều chỉnh lớn vào các
năm 1961, 1979, 1991, và gần đây nhất là năm 2008.
Trong luận án này, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu hương ước ở khu vực Hà
Nội truyền thống, hay “Hà Nội - Thăng Long”, một phần vì không có điều kiện để
khảo sát hương ước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của Hà Nội hiện nay, phần nữa là
vì tính chất ổn định về không gian lãnh thổ hành chính của khu vực này đã góp phần
tạo nên sự hình thành và ổn định sắc thái Thăng Long - Hà Nội trên nhiều phương
diện, mà nghiên cứu hương ước ở đây sẽ có thể đạt được nhận thức về đặc trưng của
hương ước Hà Nội trong tương quan với hương ước của Việt Nam nói chung. Đó là
vùng trung tâm Hà Nội ngày nay, tương đương với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng, Ba Đình, Đống Đa, phần lớn quận Tây Hồ, và một phần các quận Cầu Giấy,
Thanh Xuân, Hoàng Mai; là Thành phố Hà Nội (Đại lý Hà Nội) và huyện Hoàn Long
(tỉnh Hà Đông) thời cận đại, là hai huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng
Đức/Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức thời Nguyễn, là 36 phường thời Lê, Mạc, Lê - Trịnh,
hay 61 phường về trước đó.
3. Nguồn tài liệu
- Thư tịch cổ là một nguồn tài liệu quan trọng đối với luận án về hương ước.
Các sách như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Hồng Đức thiện chính thư…
mặc dù ghi chép tản mạn, ít ỏi, song lại cung cấp những thông tin quý và hiếm để
nghiên cứu về nguồn gốc, thời điểm xuất hiện, bản chất của hương ước Việt Nam.
- Các văn bản hương ước của Thăng Long - Hà Nội. Trong số 62 đầu tài liệu,
mới chỉ có 5/23 hương ước chữ Hán, 1/16 hương ước chữ Nôm và 16/23 hương ước
chữ quốc ngữ được dịch, hoặc công bố, giới thiệu. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng
tôi tham khảo những văn bản đã công bố, song căn bản vẫn phải khảo sát bản được
lưu trữ như đối với khối tài liệu chưa từng được dịch hay công bố. Bên cạnh đó,
hương ước nằm ngoài giới hạn không gian nghiên cứu cũng được sử dụng khi cần
thiết, trong những liên hệ so sánh, nhằm nổi bật đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
- Bia tục lệ ở Thăng Long - Hà Nội góp phần làm rõ đặc điểm dân cư, nguồn

gốc hình thành hương ước cổ ở đây.
- Tài liệu lưu trữ về cải lương hương chính thí điểm trong hai thập niên đầu thế
kỷ XX giúp làm nổi bật bối cảnh lịch sử của giai đoạn hương ước chuyển tiếp.
- Nghiên cứu liên quan đến hương ước của người đi trước là nền tảng tri thức
mà người viết được kế thừa, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy, là sự gợi mở để
chúng tôi đi sâu tìm hiểu hương ước ở Thăng Long - Hà Nội.
5


4. P ƣơn p áp n

i n

u

Luận án được triển khai trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp sử liệu học là phương pháp phê phán nguồn sử liệu nhằm xác
định độ tin cậy của thông tin từ sử liệu. Trong luận án Tiến sĩ theo hướng Sử liệu học,
phương pháp sử liệu học là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất. Các văn bản
hương ước của Thăng Long - Hà Nội được phê phán bên ngoài để trả lại niên đại, địa
điểm hình thành đúng của hương ước, nhằm xác định tập hợp hương ước trong phạm
vi nghiên cứu (chương 2), đồng thời phê phán bên trong áp dụng để đánh giá giá trị
sử liệu của hương ước (chương 4).
- Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, xử lý, phân tích về mặt
lượng - với các con số - của những hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luật
vốn có của chúng trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. Phương pháp
nghiên cứu hữu hiệu để xử lý các tư liệu đám đông này được sử dụng trong khảo sát
phân bố theo không gian và thời gian (chương 2), đặc điểm hình thức và nội dung của
hương ước Thăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn hình thành và chuyển đổi (chương
3), cũng như trong việc tìm ra những nét phản ánh chung nhất của hương ước về đời

sống xã hội Thăng Long - Hà Nội (chương 4).
- Phương pháp mô tả lịch sử là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ
bản, trên cơ sở dữ liệu thu thập được, phục dựng lại nhân vật, sự kiện… lịch sử gần
nhất với hiện thực khách quan. Trong luận án, phương pháp mô tả được sử dụng
nhằm phác họa lịch sử hình thành và phát triển của hương ước, cũng như đời sống xã
hội của Thăng Long - Hà Nội trên thông tin từ hương ước.
- Phương pháp so sánh là phương pháp đem so sánh với đối tượng khác nhằm
làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Trong luận án này, so sánh lịch đại được áp dụng
để làm nổi bật đặc điểm hình thức và nội dung của từng giai đoạn trong lịch sử hương
ước Thăng Long - Hà Nội, còn so sánh đồng đại giữa hương ước Thăng Long - Hà
Nội với các khu vực khác lại nhằm làm rõ đặc trưng của hương ước nơi đây trong
dòng chung hương ước Việt Nam (chương 3).
- Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động phân bố của hương
ước theo chiều ngang đồng đại cũng như chiều dọc lịch đại.
- Các phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc được dùng để trình bày lịch
sử của hương ước Thăng Long - Hà Nội, cũng như phác họa đời sống xã hội được tập
trung phản ánh trong hương ước.
6


5. Đón óp ủa luận án
- Làm sáng tỏ những đặc trưng hình thức và nội dung của khối hương ước
Thăng Long - Hà Nội.
- Làm rõ giá trị phản ánh đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội của nguồn sử
liệu hương ước.
- Góp phần nhận thức đầy đủ hơn về hương ước Việt Nam, đặc biệt về điều
kiện hình thành và các giai đoạn phát triển.
- Đóng góp vào cơ sở khoa học trong việc xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Khái quát về hương ước và hương ước Thăng Long - Hà Nội
Chương 3: Các giai đoạn chuyển đổi của hương ước Thăng Long - Hà Nội
Chương 4: Đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội qua hương ước

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Những công trình nghiên c u có liên quan trực tiếp đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu về làng xã có đề cập đến hương ước
Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam giữa thế kỷ XIX, nhu
cầu tìm hiểu xã hội thuộc địa đã được các học giả Pháp quan tâm từ đầu thế kỷ XX.
Xã hội thuộc địa ấy, về cơ bản và chủ đạo là xã hội nông thôn, nông dân, nông nghiệp.
Đó là lý do cho sự xuất hiện của hàng loạt khảo cứu về làng xã Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX, bắt đầu bởi các học giả Pháp, được nối tiếp bởi các học giả người Việt được
hưởng thụ nền giáo dục Tây học. Trong xã hội nông thôn truyền thống ấy, hương ước
với tư cách là “bộ luật của làng” có ảnh hưởng lâu dài và to lớn đối với đời sống cư
dân làng xã đã được khắc họa. Đặc biệt, trong những khảo cứu về đời sống làng xã
như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (1915); Les paysans du delta Tonkinois
(Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ) của Pierre Gourou (1936); hoặc trong những mô
tả dân tộc học và khảo cứu của Nguyễn Văn Huyên trước năm 1945...
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Hồng Phong có đề cập đến vấn đề
hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam qua Xã thôn Việt Nam (Nguyễn Hồng
Phong, 1959). Sau năm 1975, nghiên cứu vấn đề nông dân, nông thôn đã thu được
nhiều thành tựu đáng kể, với sự ra đời của Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Viện
Sử học, 2 tập, 1977-1978); Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Trần
Từ, 1984); Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (Viện Sử học, 2 tập,

1990-1992); Chúng ta kế thừa di sản nào trong khoa học kỹ thuật, pháp luật và
hương ước, nông thôn, nông nghiệp (Văn Tạo, 1993), Kinh nghiệm tổ chức quản
lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (cb),
1994); Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á
và Đông Nam Á (Phan Đại Doãn, Nguyễn Chí Dĩnh, 1995); Làng xã Việt Nam một
số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội (Phan Đại Doãn, 2000), Làng ở vùng châu thổ
sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ (Philippe Papin, Olivier Tessier (cb), 2002); Vai
trò của pháp luật trong đời sống xã hội (Nguyễn Minh Đoan, 2008); Văn hoá làng
Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, 2011); Từ làng đến nước: Một cách tiếp cận lịch sử
(Phan Đại Doãn, 2010); Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Hải
Kế, 1996)…
Đối với giới nghiên cứu bên ngoài Việt Nam, hương ước cũng đã được một số
nhà nghiên cứu sử dụng trong công trình nghiên cứu chung về các vấn đề lịch sử văn
hóa Việt Nam thời kỳ tiền hiện đại như Nhung Tuyết Trần (Canada), Martin
Grossheim (Đức).
8


Trừ những bài chuyên khảo về hương ước - vốn là một phần của sách - sẽ
được giới thiệu ở các mục dưới đây, các công trình là những chuyên khảo, tham khảo
về các khía cạnh nhất định của đời sống làng xã hoặc khái quát chung về làng xã.
Mức độ đề cập đến hương ước ít nhiều có sự phân biệt. Trong những công trình kể
trên, hương ước được nhà nghiên cứu sử dụng làm dẫn liệu minh họa. Mặc dù không
chọn hương ước làm đối tượng nghiên cứu, song ở những mức độ nhất định, các công
trình kể trên đã phản ánh quan điểm của người nghiên cứu, từ định nghĩa, đến chức
năng, vai trò của hương ước trong đời sống làng xã Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về cải lương hương chính
Những nghiên cứu về cải lương hương chính thời thuộc Pháp ở Việt Nam
được quan tâm từ khá sớm. Những nghiên cứu này đã cung cấp hiểu biết chung về
điều kiện ra đời, quá trình phát triển của hương ước dưới điều kiện mới của thời Pháp

thuộc hồi nửa đầu thế kỷ XX. Chẳng hạn như, Trần Trọng Mạch (1982), “Một vài
nhận xét về chủ trương cải lương hương chính ở Bắc Kỳ năm 1921 của thực dân
Pháp”; Nguyễn Thị Thu Hồng (2003), Bước đầu tìm hiểu cải lương hương chính ở
Bắc Kỳ của thực dân Pháp; Lê Thị Hằng (2008), Chính sách cải lương hương chính
do chính quyền Pháp tiến hành ở Bắc Kỳ - qua thực tiễn tỉnh Hà Đông.
Những năm gần đây, giai đoạn thí điểm, tiền cải lương hương chính được quan
tâm nghiên cứu. Nguyễn Thị Lệ Hà với hai bài viết Tỉnh Hà Đông - nơi thí điểm
chính sách cải lương hương chính thời Pháp thuộc (2012) và Cuộc thử nghiệm chính
sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (1913-1920)
(2013), và luận án Tiến sĩ Tác động của chính sách cải lương hương chính đến đời
sống làng xã ở tỉnh Hà Đông trong thời kỳ Pháp thuộc (2014) đưa ra quan điểm
chính quyền Pháp đã chọn Hà Đông làm nơi thí điểm chính sách cải lương hương
chính ở Bắc Kỳ từ năm 1913-1920, đồng thời phân tích nội dung cuộc thử nghiệm.
Do thiếu tư liệu, các công trình này chưa nhìn được phạm vi thực sự rộng lớn hơn,
cũng như khung thời gian dài hơn của giai đoạn tiền cải lương, song nó đã góp phần
đem lại những hiểu biết mới hơn về hương ước sau giai đoạn hương ước cổ cho đến
trước hương ước cải lương năm 1921.
1.2. Những công trình nghiên c u về ƣơn ƣớ

à ƣơn ƣớ T ăn Lon -

Hà Nội
Hơn 120 nghiên cứu trực tiếp liên quan đến hương ước đa dạng về hình
thức công bố, mức độ, hướng tiếp cận,… thể hiện qua số liệu thống kê dưới đây
(Xem Bảng 1.1):
9


Bảng 1.1. Các công bố trực tiếp liên quan đến hương ước
Stt


1.
2.

3.

Nội dung

Các nghiên cứu sử dụng hương
ước làm nguồn tư liệu chính
Các sưu tầm,
Sách thư mục
dịch thuật và Nhóm giới thiệu
công bố
văn bản học
hương ước
Sưu tầm,
giới thiệu,
dịch hương ước
Các nghiên
Nhóm những
cứu lấy
vấn đề chung về
hương ước
hương ước
làm đối tượng
Nghiên cứu
so sánh
Nhóm nghiên
cứu văn bản

hương ước cụ thể
Nhóm nghiên
cứu về hương
ước ở một địa
bàn, thuộc một
giai đoạn cụ thể
Tổng số

Số
lượng

Bài
viết

Loại hình
Khóa Đề
luận,
tài
luận
văn,
luận
án
7
1

Thời gian
1990- 20001999
nay

sách


Trước
1989

1

1

4

25

30

21

7
5

0
5

0
0

0
0

7
0


0
1

5
1

2
3

15

0

0

1

14

0

5

10

37

20


9

1

7

3

12

22

7

5

0

1

1

0

0

7

7


7

0

0

0

1

3

3

17

6

8

0

3

0

3

14


125

64

24

4

33

6

33

86

Có thể danh sách này chưa thật đầy đủ, song chắc chắn đã phản ánh được một
cách tương đối những kết quả nghiên cứu của người đi trước, cả về thành tựu cũng
như những khoảng trống nhận thức về hương ước ở Việt Nam cho tới nay.
Không hẳn như nhận xét của Ninh Viết Giao (2000) rằng, “từ 1945 đến 1990,
không ai nghĩ đến hương ước, nghiên cứu hương ước, họ coi đó là của xã hội phong
kiến” [31], ngay từ cuối những năm 1970 cho đến hết thập niên 80 của thế kỷ trước
đã có 6/125 tài liệu nghiên cứu về hương ước. Dù ít ỏi, điều này phản ánh nhu cầu
tìm hiểu hương ước vì mục đích học thuật từ khá sớm. Những biến đổi trong đời sống
làng xã thời kỳ đổi mới với hiện tượng tái lập hương ước, với vấn đề xây dựng qui
ước trong nông thôn, khối phố hiện nay đã chính thức được đưa vào Nghị quyết 5 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, cũng như xu hướng
trở về cội nguồn của UNESCO trong thập kỷ văn hóa thế giới (1987-1997) đã là
những yếu tố quan trọng có tác động đến xu hướng nghiên cứu hương ước những
10



năm gần đây, khiến số đầu tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài tăng lên 33/125 trong
những năm 1990-1999, và 86/125 kể từ năm 2000 trở lại đây.
Xét về hình thức, các bài nghiên cứu công bố trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo hoặc
một phần của sách tham khảo đóng vai trò chủ đạo, với 64/125 đầu tài liệu, chiếm trên
50%. Kế đó là sách và các công trình khóa luận Cử nhân, luận văn Thạc sĩ và luận án
Tiến sĩ, với trên dưới 30 đầu tài liệu. Đề tài nghiên cứu các cấp khá ít ỏi (4/125).
1.2.1. Các nghiên cứu về hương ước Việt Nam
1.2.1.1. Các nghiên cứu sử dụng hương ước làm nguồn tư liệu chính
Có 30/125 công trình nghiên cứu một vấn đề lịch sử được phản ánh qua hương
ước. Nhiều mặt, nhiều khía cạnh của đời sống làng xã được các nhà nghiên cứu chắt
lọc từ dẫn liệu hương ước.
Về Nho giáo, tầng lớp Nho sĩ [101], vai trò cầu nối cho sự thâm nhập của Nho
giáo vào làng xã của Nho sĩ thông qua quá trình san định và thực thi hương ước bằng
việc văn bản hóa tục lệ [139], một số yếu tố Nho giáo có ảnh hưởng đến văn hóa Việt
Nam như phong tục, nghi lễ dựa trên các hương ước làng Việt vùng đồng bằng sông
Hồng thời kỳ cải lương hương chính [63] đã được đề cập tới.
Lễ nghi Công giáo, đời sống đạo của tín đồ Công giáo ở Bắc Bộ phản ánh
trong hương ước được quan tâm từ năm 2004 với Nguyễn Hồng Dương [20], sau đó
là Nguyễn Quế Hương với luận văn Thạc sĩ về Đời sống tín ngưỡng tôn giáo của
người Việt vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước (2006) và gần chục bài viết
trong những năm gần đây [61-62, 64-66, 68, 168, 170]. Bài viết “Sinh hoạt tôn giáo
của cộng đồng dân cư làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước”,
chẳng hạn, đề cập đến những sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo trong hương
ước cải lương của một số làng Công giáo đồng bằng sông Hồng, bao gồm đời sống
đạo của người Công giáo, việc thực hành các lễ nghi Công giáo; việc duy trì truyền
thống gia phong, đoàn kết lương - giáo. Những công trình này không chỉ làm rõ đời
sống Công giáo phản ánh qua hương ước mà còn góp phần vào một hiểu biết về loại
hình hương ước làng Công giáo.

Vấn đề giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX được Nguyễn Hữu Mùi (1994) đề
cập đến trên cơ sở một văn bản khoán lệ có giá trị liên quan đến vấn đề học tập ở xã
Tư Vi, tổng Chi Nê, huyện Tiên Du [93]. Hình ảnh người phụ nữ được hiện lên trong
bài viết “Phụ nữ Việt Nam qua một số hương ước và phong tục làng xã cổ truyền”
của Vũ Thị Phụng (1995).
Giai đoạn thí điểm cải lương hương tục ở Bắc Kỳ dựa trên hương ước chữ Nôm
trong Thư viện của VNCHN được Đào Phương Chi quan tâm tìm hiểu. Tác giả là một
trong những người đầu tiên chỉ ra thời điểm bắt đầu tiến hành thí điểm cải lương là vào
khoảng năm 1905-1906 trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên
và Phúc Yên, với nội dung cải lương chú trọng đến vấn đề phong tục như tiết giảm
11


trong khao vọng, cưới hỏi, tang ma, tế tự, trong khi cải lương về chính trị như Hội đồng
dân biểu và lập sổ thu chi (như Nghị định Thống sứ năm 1921 sau này) lại là thứ yếu
[7]. Dù có sự khác biệt, song nhìn chung từ việc so sánh các văn bản hương ước trước
và sau cải lương hương tục thí điểm, thì việc cải lương đã đem lại những thay đổi rõ rệt
theo xu hướng tiết giảm chi phí, đặc biệt trong lĩnh vực tế tự, tang ma [8, 9].
Chọn nghiên cứu một vấn đề lịch sử phản ánh trong một tập hợp hương ước là
cách làm khá quen thuộc trong xu hướng này. Dựa trên hương ước cải lương của 141
làng xã thuộc Bắc Ninh lập trong thời kỳ 1921-1945 tại Thư viện Khoa học Xã hội
Việt Nam, Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền (1994) đã chỉ ra một số biến chuyển
trong tổ chức bộ máy quản lý làng xã, cơ cấu và chế độ sử dụng ruộng đất công làng
xã, cũng như về các mặt sinh hoạt xã hội, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng [94].
Trong khi đó, nhiều công trình chỉ đi vào một khía cạnh của đời sống làng xã ở
một phạm vi nhất định. Đó là một số quy ước về phong tục tập quán trong hương ước
xứ Nghệ [110], vấn đề phụ nữ, gia đình và giáo dục dựa trên dẫn liệu hương ước cổ
tỉnh Bắc Ninh [123], công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường qua nguồn tài liệu
hương ước làng người Việt trước cách mạng tháng Tám 1945 [152], vấn đề trật tự trị
an của làng xã thuộc Phú Bình (Thái Nguyên) trước năm 1945 trên cơ sở 39 văn bản

hương ước thời Pháp thuộc [95], khía cạnh quản lý làng xã ở Phú Thọ [45-46]. Trên
cơ sở tám bản hương ước chữ quốc ngữ được lập trong khoảng 1930-1945 của huyện
miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nơi đa số dân cư là người Mường sinh sống, năm
2003, Dương Hà Hiếu tìm hiểu các qui định bộ máy quản lý làng xã và hội họp trong
làng; tuần tra canh phòng bảo vệ an ninh làng xã; quan hệ ứng xử gia đình và hòa giải
trong làng; cưới cheo, tang ma; vệ sinh, y tế và giáo dục [45]. Mở rộng, phát triển
trên cơ sở gần 150 hương ước cải lương của các làng xã toàn tỉnh Phú Thọ, tác giả
hoàn thành Luận văn Thạc sĩ về Vấn đề quản lý làng xã ở tỉnh Phú Thọ từ 1920 đến
trước năm 1945 (Qua nội dung các hương ước cải lương thời cận đại) (2009). Đi sâu
phân tích một số định hướng giá trị được phản ánh trong 78 bản hương ước cải lương
của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) [103], Nguyễn Quang Ngọc (1996) thể nghiệm khai
thác thông tin từ văn bản hương ước cải lương vốn được xem là khuôn mẫu, xơ cứng,
nghèo nàn bằng phương pháp định lượng, gợi hướng nghiên cứu hương ước cải lương
Việt Nam. Tiếc là chưa có công trình nào tiếp nối và phát triển.
Như vậy, nghiên cứu các vấn đề lịch sử dựa trên nguồn hương ước khá phong
phú, đa dạng, từ loại công trình (bài tạp chí, đề tài khoa học, luận văn …), cho đến khía
cạnh phản ánh (tế tự, lễ nghi Công giáo, phụ nữ, gia đình, bảo an, môi trường, quản lý
làng xã, Nho sĩ, Nho giáo, định hướng giá trị, hay tình hình làng xã nói chung…), địa
bàn nghiên cứu (Bắc Kỳ, cấp tỉnh như Phú Thọ, Bắc Ninh,… hay cấp huyện,…)…
Điểm chung là tất cả các công trình này đều dựa hoàn toàn trên nguồn tư liệu hương
ước, có nghĩa là nhằm khẳng định giá trị thông tin của hương ước ở những khía cạnh
12


nhất định. Có thể nói, đây là những minh chứng cụ thể, sinh động cho giá trị phản ánh
của nguồn hương ước. Tuy nhiên, vì chỉ quan tâm đến một khía cạnh nhất định nên các
công trình này thiếu tính tổng thể trong đánh giá giá trị của nguồn sử liệu. Hơn nữa,
nhìn vào thời gian, địa bàn, khía cạnh nghiên cứu cho thấy sự lẻ tẻ, rời rạc.
1.2.1.2. Các sưu tầm, dịch thuật và công bố hương ước
Sở dĩ các công trình sưu tầm, dịch thuật và công bố hương ước được xem là

một bộ phận của công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến hương ước do thể hiện
công sức tìm hiểu hiện trạng của hương ước Việt Nam, bước đầu đem đến cho người
nghiên cứu khả năng tiếp cận tài liệu, và phản ánh ở mức độ nhất định nhận thức của
tác giả về đặc điểm giá trị nghiên cứu của loại văn bản này. Xét về mục đích, những
công trình thuộc loại này không nhằm nghiên cứu hương ước, nhưng xét về hiệu quả,
đối với giới học thuật, chúng góp phần quan trọng vào những hiểu biết chung về
hương ước với tư cách một loại tài liệu lịch sử. Có thể kể tới 27/125 đầu các sách thư
mục, bài giới thiệu văn bản học, công trình sưu tầm, giới thiệu, dịch hương ước.
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ngay khi kho hương ước
VTTKHXH hình thành, hai cuốn Thư mục hương ước Việt Nam: Thời kỳ cận đại
(1991) và Thư mục hương ước Việt Nam (văn bản Hán Nôm) (1994) nối tiếp nhau ra
đời, giới thiệu đầu tài liệu với các thông tin về loại hình, tên gọi, số trang, năm lập,
năm sao, đánh kí hiệu theo các tỉnh, huyện, tổng. Hai bộ sách Di sản Hán Nôm Việt
Nam - Thư mục đề yếu (1993) và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Bổ di
giới thiệu các tập sách hương ước có tại VNCHN theo các đơn vị tỉnh… Các bộ thư
mục này giúp cung cấp cái nhìn hệ thống về khối tư liệu hiện lưu trữ tại những kho
lớn như VTTKHXH, VNCHN, tra cứu nguồn tư liệu hương ước tại đó. Tuy nhiên,
trước khối lượng đồ sộ các văn bản hương ước, các công trình này chưa làm kỹ được
công tác giám định văn bản. Nhiều đầu tài liệu không được xác định niên đại; sự lầm
lẫn giữa niên đại lập hương ước với niên đại sao chép diễn ra khá phổ biến nên đôi
khi dẫn người tra cứu đến những sự hiểu lầm tai hại. Đối với người nghiên cứu, cần
phải kế thừa một cách có phê phán đối với những công trình này.
Một xu hướng nằm giữa nghiên cứu và giới thiệu hương ước là nhóm bài khảo
cứu sách tục lệ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm dưới góc độ văn bản học nhằm chỉ ra
trữ lượng hương ước cũng như góp phần vào những vấn đề chung của hương ước. Có
thể kể đến với khái quát về đặc điểm hình thức (chất liệu giấy, khổ sách, kết cấu, số
lượng, dung lượng, phân bố, niên đại) và nội dung phản ánh, kèm theo bảng thống kê
các sách tục lệ theo từng địa phương giúp tiện đường tra cứu của Nguyễn Thị Phượng
(1989) [116], thống kê thư tịch Hán Nôm có liên quan đến Hà Nội cổ (bao gồm cả nội
và ngoại thành) của Trần Thu Hường (2000) [71], sự giới thiệu ngắn gọn về hương

ước, khoán ước tàng trữ tại kho sách Nôm của Nguyễn Tá Nhí (2004) [107], hay
13


hương ước như một trong những loại còn lại nhiều nhất trong sách thuộc Sử bộ của
Vương Tiểu Thuẫn (2000) [143].
Hai chục năm trở lại đây xuất hiện xu hướng sưu tầm, dịch và công bố, giới
thiệu các tập hợp hương ước theo giai đoạn phát triển hoặc nơi sản sinh, hoặc nơi
tàng trữ, trong đó theo phạm vi đơn vị hành chính tỉnh hiện đại ngày càng nhiều. So
với sách thư mục (7/27/125), giới thiệu văn bản học (5/27/125), nhóm này có số đầu
tài liệu lớn hơn (15/27/125). Trong nỗ lực của các cá nhân và tập thể, cho đến nay đã
có những địa bàn cấp tỉnh có công trình giới thiệu, sưu tầm hương ước như Hương
ước Hà Tĩnh (Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương, 1996), Hương ước Nghệ An
(Ninh Viết Giao, 1998), Tục lệ Lạng Sơn (Hoàng Giáp, 1998), Lệ làng Việt Nam và
Lệ làng Việt Nam trong tâm thức dân gian (Hồ Đức Thọ, 1999), Tục lệ cổ truyền làng
xã Việt Nam (Đinh Khắc Thuân, 2006)… Với mục đích “làm tài liệu tham khảo, phục
vụ cho xây dựng làng văn hóa”, Hương ước cổ Hà Tây (Nguyễn Tá Nhí, 1993) gồm
lời giới thiệu ngắn gọn về hương ước đầu văn bản (7 trang), danh mục hương ước Hà
Tây tại Thư viện Khoa học Xã hội (nay là VTTKHXH) cuối sách, và nội dung chính
giới thiệu toàn văn 9 bản hương ước cổ vùng Hà Đông xưa. Hương ước Thanh Hoá
(Võ Quang Trọng, Vũ Ngọc Khánh, 2000) công bố 40 trong tổng số 150 bản hương
ước tỉnh Thanh Hóa do Võ Quang Trọng và Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, tuyển chọn và
giới thiệu, nằm trong chương trình sưu tầm của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian.
Trong khi đó, Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam của Đinh Khắc Thuân (2006) thì lại
chọn giới thiệu những hương ước tiêu biểu của Việt Nam. Về căn bản các cuốn sách
này đều công bố hương ước (bản gốc, bản dịch) kết hợp với một phần giới thiệu tổng
quan về những khía cạnh nội dung chính cũng như đặc điểm của các bản hương ước
đó. Vì vậy, bên cạnh giá trị về mặt công bố tư liệu, giúp người đọc tiếp cận dễ dàng,
thì chúng còn có giá trị nghiên cứu về hương ước, đặc biệt là ở một không gian cụ thể,
cung cấp những dữ liệu để đi đến cái nhìn khái quát về hương ước Việt Nam từ

những nét riêng biệt. Mặc dù vậy, mới chỉ có một phần nhỏ trong trữ lượng hương
ước hiện tồn được giới thiệu.
1.2.1.3. Các nghiên cứu lấy hương ước làm đối tượng
Con số 68 trên tổng số 125 tài liệu trực tiếp chọn hương ước làm đối tượng
nghiên cứu cho thấy từ lâu nó đã thực sự được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, nội
dung, góc tiếp cận… rất đa dạng, từ những công trình đi vào các vấn đề chung, khái
quát nhất về hương ước, những nghiên cứu so sánh với hương ước của một số quốc
gia Đông Á khác nhằm nổi rõ đặc điểm của hương ước Việt Nam, cho tới chỉ tập
trung vào một (vài) văn bản hương ước cụ thể để từ nghiên cứu điểm mở rộng khái
quát nên những đặc điểm chung cho toàn bộ bức tranh hương ước Việt Nam, lại cũng
để phác họa nét riêng của hương ước ở một không gian, thời gian cụ thể.
14


Nhóm những vấn đề chung về hương ước
“Hương ước - khoán ước trong làng xã” của Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính
đăng tải trên Tạp chí NCLS (1982) là công trình sớm nhất chọn hương ước làm đối
tượng nghiên cứu. Bài viết đưa ra nét khái quát về nguồn gốc ra đời của hương ước;
về những nội dung căn bản liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tổ chức hành chính
xã hội, văn hóa của hương ước; đồng thời chỉ ra tính tự trị tương đối của làng xã, mối
liên quan giữa làng xã và nhà nước cũng như quá trình can thiệp của nhà nước phong
kiến. Hai tác giả này sau đó còn tiếp tục công bố nhiều kết quả nghiên cứu về hương
ước dưới dạng bài tạp chí, sách chuyên khảo, luận án, trở thành các chuyên gia về
hương ước Việt Nam.
Vũ Duy Mền tập trung nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về hương
ước cổ của làng xã đồng bằng Bắc Bộ, công bố hàng loạt bài tạp chí chuyên ngành,
hoàn thành luận án Tiến sĩ Sử học, xuất bản chuyên khảo về hương ước. Năm 1989,
dưới góc nhìn lịch đại ông tiếp tục bàn về khái niệm khoán ước, hương ước, chỉ ra
mối quan hệ “khoán ước là một mặt, một phần của hương ước”, còn “hương ước
chính là tập đại thành của các loại khoán ước trong làng Việt” [86]. Nguồn gốc của

hương ước được truy nguyên từ tục lệ truyền khẩu giản đơn, ba điều kiện cơ bản xuất
hiện hương ước gồm nhu cầu tự thân phát triển của làng xã, sự can thiệp của nhà
nước phong kiến đối với làng xã, và sự xuất hiện của lớp trí thức bình dân được tác
giả chỉ ra (1993) [87]. LATS (1996) của ông đi vào phân tích các mặt kinh tế, văn
hóa, xã hội phản ánh trong hương ước cổ miền Bắc Việt Nam [171]. Một số yếu tố
hình thức văn bản hương ước cần lưu ý trong khâu giám định văn bản (nguyên liệu
tạo văn bản, chữ viết, con dấu, cấu trúc văn bản, niên đại hương ước) tiếp tục được
giới thiệu trong “Vài nét về hình thức văn bản hương ước làng Việt cổ truyền” (2000).
Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ (2010) có thể xem là công trình tổng hợp,
khái quát và cập nhật thành tựu nghiên cứu hàng chục năm nay của ông đối với đề tài
hương ước cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đem lại cái nhìn tương đối sâu sắc về bản chất
của hương ước cổ đồng bằng sông Hồng.
Trong khi đó, Bùi Xuân Đính lại quan tâm nhiều tới khía cạnh quản lý xã hội,
tính pháp lý của hương ước dưới góc độ dân tộc học. Các công trình của ông tập
trung so sánh hương ước với lệ làng, với pháp luật của nhà nước, với quản lý xã hội.
Lệ làng phép nước (1985) khảo sát quá trình phát triển của hương ước từ lệ làng
truyền miệng, chỉ ra những nội dung cơ bản của lệ làng thành văn, đặt chúng trong
quan hệ với luật pháp của nhà nước. Những giá trị pháp lý, tác động tích cực, tiêu cực
của chúng cũng như so sánh hương ước với pháp luật của chủ nghĩa xã hội để chỉ ra
tính ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bài viết “Truyền thống Việt Nam qua tư
liệu hương ước (địa bàn thử nghiệm: các làng xã tỉnh Hà Tây” (1994), từ nội dung cơ
15


bản của hương ước trước năm 1921 liên quan đến các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội của làng xã; bảo vệ an ninh làng xã; văn hóa
giáo dục và tôn giáo tín ngưỡng; đảm bảo các nghĩa vụ với Nhà nước; các hình phạt
của lệ làng; từ việc phân tích một số mối quan hệ xã hội làng xã qua hương ước đi
đến tác động tích cực và tiêu cực của hương ước đối với làng xã và lịch sử dân tộc.
LAPTS Về một số hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (1996) trình bày những

nội dung căn bản, phân tích vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước và quản lý làng xã (1998) tiếp tục những luận
điểm của tác giả, chỉ ra mối quan hệ trong nội dung hương ước xưa - nay, đồng thời
nêu rõ những vấn đề hương ước hiện cần phải giải quyết. Trong bài viết “Hương ước
và pháp luật” (2000), thông qua so sánh “hương ước cũ” (trước năm 1921) với luật
pháp của Nhà nước phong kiến và luật pháp Việt Nam hiện hành nhằm chỉ ra mối
liên hệ giữa hương ước và pháp luật.
Diệp Đình Hoa (1994) phân tích sự trở lại của hương ước vào nửa sau thế kỷ
XX, đặt trong mối quan hệ với pháp luật hiện đại [47]. Cao Văn Biền (1996) phân
tích các điều kiện hình thành hương ước theo thời gian chỉ ra rằng nhà nước phong
kiến từ thế kỷ XVII về sau không trực tiếp quản lý Hương ước dưới hình thức phê
duyệt của quan lại cấp trên làng xã, hương ước vẫn do quan viên của làng xã tự soạn
thảo, tự thực hiện. Trong khi đó, từ khi tiến hành cải lương hương chính, nhà nước
thực dân trực tiếp quản lý hương ước của các làng xã, làng xã mất quyền lập ra hương
ước, làm cho cái định nghĩa thông thường “hương ước là văn bản về lệ làng” đã
không còn thích hợp [4].
Xem hương ước là một bộ luật thành văn của làng xã, được nhà nước chính
thức cho phép soạn thảo và thừa nhận từ năm 1464, Nguyễn Quang Ngọc (1998) chỉ
ra vai trò của nhà nước trong việc sử dụng hương ước làm một phương thức quản lý
nông thôn truyền thống. Dù nội dung hương ước cổ đa dạng, nhưng về cơ bản vẫn
mang những yếu tố chung, nội dung đều được xây dựng trên những nguyên tắc cơ
bản của đạo Nho, không hề đối lập với pháp luật nhà nước đương thời cho thấy
không thể hoài nghi khả năng quản lý chặt chẽ từng hương ước cụ thể của nhà nước
phong kiến. Thực dân Pháp cũng xem đây là phương thức quản lý nông thôn hữu hiệu
hơn cả, đã tìm cách khuôn tục lệ vào một khuôn mẫu chung và tổ chức biên soạn ở
hầu hết các làng xã, góp phần hướng dẫn và điều chỉnh hành vi, lối sống truyền thống
của người nông dân trong mỗi làng xã theo định hướng có lợi cho chính quyền thực
dân. Việc nhà nước khuyến khích xây dựng hương ước mới là đúng đắn và hợp lý,
nhưng từ kinh nghiệm lịch sử, nhà nước cần phải đưa ra những quy định cụ thể về
nguyên tắc tổ chức cấp thôn làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức quản lý nông thôn

mới và soạn thảo hương ước mới [104].
16


Giá trị pháp lý của hương ước, những mặt hạn chế và tích cực của hương ước
trong lịch sử, điểm cần kế thừa và phát huy; cũng như cách thức biên soạn cụ thể
trong việc xây dựng hương ước mới là nội dung cuốn sách về hương ước dưới góc độ
luật học của Lê Đức Tiết (1998) [144]. Bài viết của Ninh Viết Giao (2000) “Từ
hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay” từ việc giới thiệu nội dung chính,
người biên soạn, lý do biên soạn của hương ước trước cách mạng tháng Tám ở Nghệ
An để chỉ ra sức sống của hương ước là sự hòa đồng giữa lệ làng và luật nước. Quy
chiếu với việc xây dựng quy ước làng văn hóa ở Nghệ An, tác giả cũng chỉ ra cái
được, cái thuận lợi và cái chưa được, cái khó khăn của việc biên soạn các qui ước
làng văn hóa. LVTHS của Hoàng Hoa Vinh (2000) chỉ ra vai trò của hương ước làng
Nhất trong việc xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Hà Nam [159]. Hoàn thành Luận văn
ThS Hương ước trong quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay (2001), Phạm
Văn Sơn tiếp tục hoàn thành luận án Tiến sĩ Luật học về hương ước trong quản lý các
cộng đồng nông thôn Việt Nam (2007). Chọn nghiên cứu dưới góc độ nhân học và xã
hội học pháp lý, luận án phân tích sự hình thành, phát triển và những biến đổi của
hương ước qua các thời kỳ; làm sáng tỏ tính chất, chức năng và vai trò của hương ước
trong hệ thống luật pháp, bàn luận về những xung đột và sự thỏa hiệp giữa luật pháp
của nhà nước với hương ước cũng như xu hướng trong tương lai. Từ đó tác giả khẳng
định vị trí của hương ước trong hệ thống pháp luật, chỉ ra mối quan hệ phức tạp gồm
sự tương đồng, sự xung đột, sự thỏa hiệp, sự can thiệp và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
luật nước và lệ làng, chỉ ra tính chất, ưu và nhược điểm của cả hai trong quản lý nông
thôn, đề xuất cách thức để nhà nước can thiệp vào lệ làng để quản lý hữu hiệu nông
thôn Việt Nam. Mối quan hệ hương ước - pháp luật hiện đại, nhà nước pháp quyền
cũng được quan tâm trong một số luận văn thạc sỹ luật học khác như của Đặng Thị
Mai Hương (2004) [58], Nguyễn Thị Bắc (2009) [2]. “Một nét cá tính làng xã Việt
Nam truyền thống: Nhìn từ hương ước” của Đặng Hoàng Giang (2008) cho rằng qua

hương ước đã diễn ra một sự nhân nhượng: về phía nhà nước là chấp nhận hay châm
chước ít nhiều quyền lợi riêng của làng; về phía làng xã vẫn ít nhiều được sống với cá
tính của nó để tạo ra một nền dân chủ làng mạc nhưng không vượt ngoài khuôn khổ
của phép nước.
Trong giai đoạn này, hương ước mới là giai đoạn được quan tâm nghiên cứu.
Đề tài cấp Bộ của Huỳnh Khái Vinh Hương ước mới với việc xây dựng làng văn hóa
ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (2001) phân tích đặc trưng và nội dung văn hóa làng
Đồng bằng Bắc bộ và hương ước trước Cách mạng tháng Tám 1945 khảo sát thực
trạng xây dựng hương ước mới và luận chứng một số quan điểm về quản lý xã hội
nông thôn cũng như nguyên tắc và biện pháp xây dựng, thực hiện hương ước mới ở
nông thôn Đồng bằng Bắc bộ. Quan tâm đến hương ước đang phát triển trong hiện tại,
17


Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Huy Tính (2003) Hương ước mới - một phương tiện góp
phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay phân tích những biến đổi lịch sử
từ hương ước làng xã cổ truyền đến hương ước mới, khẳng định vai trò phương tiện
tự quản, tự điều chỉnh hữu hiệu của hương ước mới, chỉ ra mối quan hệ biện chứng
giữa hương ước mới với pháp luật, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
và thực hiện hương ước mới. Cùng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Hương ước trong
quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay (Đào Trí Úc cb., 2004),
phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước, đồng thời nêu bật lên vị trí, vai
trò của hương ước với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ
của Dương Xuân Thoạn (2004) Hương ước với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện
Quỳnh Phụ, Thái Bình lại quan tâm đến việc xây dựng hương ước mới ở một địa
phương cụ thể.
Vấn đề chung về hương ước và lịch sử hương ước được tiếp tục quan tâm, như
Đinh Khắc Thuân (2005) với khái quát về văn bản và nội dung của các tục lệ làng xã
cổ truyền, vai trò của chúng trong việc quản lí làng xã ở các thời kì lịch sử, các mặt
tích cực, hạn chế của tục lệ cổ truyền trong quản lý và xây dựng làng văn hóa hiện

nay ở Việt Nam [141]. Các văn bản hương ước biên soạn trong những năm 19061921 ở một số tỉnh Bắc Kỳ được Đinh Thị Thùy Hiên phân tích trong “Bước đầu tìm
hiểu “Hương ước cải lương” ở Bắc Kỳ trước năm 1921” (2012), “Văn bản hương ước
cải lương (1906-1907): nhìn từ lịch sử hương ước và cải lương hương chính ở Bắc
Kỳ năm 1921” (2014) để chỉ ra một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử hương ước Việt
Nam, ở đó có sự quá độ, chuyển tiếp từ hương ước cổ sang hương ước cải lương.
Nghiên cứu về loại hình hương ước làng Công giáo được công bố. “Hương
ước làng công giáo vùng châu thổ sông Hồng nửa đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Hồng
Dương (2004) khảo sát các loại hình văn bản hương ước làng Công giáo (gồm loại
soạn theo mẫu in sẵn bằng chữ Pháp, quốc ngữ, chữ Hán; loại chữ Hán in từ bản khắc
gỗ; loại viết bằng chữ Nôm; và loại viết bằng chữ quốc ngữ), chủ yếu biên soạn trong
nửa đầu thế kỷ XX. Do đặc điểm hình thành làng Công giáo ở Việt Nam, tuổi đời của
hương ước làng Công giáo muộn hơn nhiều; cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hương
ước của các làng mới có đặc thù của Công giáo về mặt tế tự, tục lệ cưới xin, tang ma,
khao vọng, học hành; về phong hóa và về ruộng đất. Từ “Hương ước làng Công giáo
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại” (2011), đến Luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Tôn giáo học Hương ước làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn
Quế Hương (2012) là cái nhìn khái quát nhất về hương ước Công giáo cho đến nay.
Công trình tập hợp, thống kê, phân tích ba loại hình hương ước làng công giáo vùng
đồng bằng sông Hồng, từ đó chỉ ra nét đặc thù của làng và hương ước làng Công giáo,
đồng thời rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong việc chỉnh sửa nội dung hương
ước trong thời kỳ mới.
18


×