ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
PHAN THỊ LAN
(Thích Đàm Lan)
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI DÂN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2016
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
PHAN THỊ LAN
(Thích Đàm Lan)
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC
NGƢỜI DÂN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chủ tịch hội đồng:
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Hoàng Chí Bảo
GS.TS. Nguyễn Hữu Vui
Hà Nội - 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phan Thị Lan
(Thích Đàm Lan)
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo
đức của ngƣời dân .................................................................................... 10
1.1.1. Các tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, đạo đức Phật giáo .............. 10
1.1.2. Các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa đạo đức ............................... 18
1.1.3. Đánh giá chung............................................................................... 20
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 22
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................... 22
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu:............................................................... 25
1.3. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ....................................... 25
Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ VĂN
HÓA ĐẠO ĐỨC NGƢỜI DÂN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI .............. 30
2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo ........................................... 30
2.1.1. Đạo đức trong nhân sinh quan Phật giáo ....................................... 30
2.1.2. Các giá trị, chuẩn mực trong đạo đức Phật giáo ............................ 36
2.2. Nội dung cơ bản của văn hóa đạo đức ngƣời dân Quận Long Biên,
Hà Nội ......................................................................................................... 56
2.2.1. Đặc điểm về địa, kinh tế, văn hóa xã hội quận Long Biên, Hà Nội ...... 56
2.2.2. Văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội ................... 65
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 78
Chƣơng 3. VAI TRÕ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA
ĐẠO ĐỨC NGƢỜI DÂN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI ........................ 79
3.1. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức ngƣời dân quận
Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của giới tu sĩ Phật giáo . 79
3.1.1. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận
Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của giới tu sĩ Phật giáo
trong mối quan hệ với tín đồ Phật tử tại chùa .......................................... 80
1
3.1.2. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận
Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của giới tu sĩ Phật giáo
trong mối quan hệ với xã hội hiện đại ...................................................... 96
3.2. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức ngƣời dân
quận Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của tín đồ
Phật tử tại gia .......................................................................................... 104
3.2.1. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận
Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của tín đồ Phật tử tại gia
trong mối quan hệ với gia đình truyền thống ......................................... 104
3.2.2. Vai trò đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận
Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của tín đồ Phật tử tại gia
trong mối quan hệ với xã hội hiện đại .................................................... 117
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 125
Chƣơng 4. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI: GIẢI
PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 127
4.1. Cơ sở dự báo và xu hƣớng vận động chủ yếu của đạo đức Phật giáo
đối với xã hội Việt Nam trong những năm tới ...................................... 127
4.1.1. Những cơ sở cho việc dự báo xu hướng ...................................... 127
4.1.2. Xu hướng vận động chủ yếu của đạo đức Phật giáo tại quận Long
Biên trong những năm tới ...................................................................... 138
4.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những giá trị đạo
đức Phật giáo trong thời gian tới............................................................ 147
4.2.1. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo trong
thời gian tới ............................................................................................ 147
4.2.2. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo trong
thời gian tới ............................................................................................ 152
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................... 157
KẾT LUẬN .................................................................................................. 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 163
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
TCH
Toàn cầu hóa
ĐTH
Đô thị hóa
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
GHPG
Giáo hội Phật giáo
GHPGVN
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nghiên cứu văn hóa đạo đức nói chung và văn hóa đạo đức Phật giáo
nói riêng có vai trò hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, văn hóa đạo đức là lĩnh vực then chốt của văn hóa tinh thần
xã hội; là nền tảng tinh thần xã hội. Một xã hội sẽ bị suy yếu và sụp đổ nếu
không có một nền tảng tinh thần vững chắc. Mặt khác, văn hóa đạo đức thể
hiện trình độ và tính chất nhân văn của nền văn hóa tinh thần ở mỗi cộng
đồng, mỗi thời đại khác nhau.
Về thực tiễn, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH)
và đô thị hóa (ĐTH) mà chúng ta đang tiến hành hơn 20 năm qua cũng đặt ra
nhiều vấn đề cấp thiết, cần phải nghiên cứu về văn hóa đạo đức:
Thứ nhất, đất nước ta tiến hành CNH - HĐH và ĐTH trên nền tảng một
nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay nông dân vẫn chiếm đại đa số (khoảng
70% dân số). Đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trên lĩnh vực
văn hóa, chúng ta phải chuyển đổi nền văn hóa đạo đức xã hội truyền thống
nông dân - nông nghiệp - nông thôn sang nền văn hóa đạo đức của xã hội
CNH - HĐH; chuyển đổi nền văn hóa đạo đức của thời kỳ tập trung, bao cấp,
kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tự
hạch toán kinh tế [Xem 36, tr. 7].
Thứ hai, công cuộc CNH - HĐH của các nước châu Á và Việt Nam
đang tiến hành theo con đường “đi tắt, rút ngắn”, một mặt đã tạo đà cho sự
tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, tạo
sự năng động cho các cá nhân. Song, mặt trái của đô thị hóa “nóng” và kinh tế
thị trường, cũng đã làm nảy sinh những bất cập. Đặc biệt là, sự lệch chuẩn
đạo đức ở một bộ phận người dân.
4
Thứ ba, sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
(XHCH) đòi hỏi, nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện những con người mới có
nhân cách đạo đức, nhất là xây dựng đội ngũ thanh, thiếu niên trở thành con
người có tri thức, có đạo đức (vừa hồng, vừa chuyên).
Thứ tư, nghiên cứu đạo đức Phật giáo là một vấn đề hết sức quan trọng.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tín ngưỡng truyền thống là yếu tố hình
thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tôn giáo cũng là yếu tố
góp phần không nhỏ vào sự hình thành bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia. Do
du nhập và tồn tại lâu đời nên Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn
hóa vật chất và tinh thần của người Việt Nam trên mọi phương diện chính trị,
xã hội, văn hóa, đặc biệt là đạo đức.
Đạo đức Phật giáo bao gồm giá trị đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi
đạo đức, quan hệ đạo đức, cùng toàn bộ các phương tiện, thiết chế truyền bá
và giáo dục đạo đức của Phật giáo trong xã hội. Ngoài ra, đạo đức Phật giáo
còn có các yếu tố khác như phong tục tập quán, lễ nghi... của Phật giáo.
Đạo đức Phật giáo được bảo lưu như một lối sống, nếp sống, một thói
quen suy nghĩ, giao tiếp và hòa nhập vào nền văn hóa của dân tộc trong đó có
quận Long Biên Hà Nội. Những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực của Phật giáo
như Ngũ giới, Thập thiện, Lục hòa, Lục độ…, nhằm hướng tới loại bỏ những
điều ác; thực hiện các điều thiện, điều lành; giữ ý thanh tịnh bằng cách đoạn
tuyệt với mọi thứ ô nhiễm. Hành vi đạo đức Phật giáo đóng vai trò quan trọng
nhằm tiến tới thực hiện nó trong đời sống xã hội. Phật giáo khuyên người ta tu
tập, phát huy tiềm năng, nội lực của mỗi cá nhân, vượt qua khó khăn, thử
thách để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, bình an cho mọi người.
Trong điều kiện đất nước CNH - HĐH và toàn cầu hóa (TCH), nhiều tư
tưởng của Phật giáo vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tư tưởng nhân ái, cứu nhân
độ thế, vị tha của Phật giáo có tác dụng bồi đắp, làm phong phú thêm đạo lý
5
của người Việt Nam là lòng nhân từ, thương người như thể thương thân; tư
tưởng, hỷ xả là liều thuốc làm trong sáng đời sống tinh thần, đời sống tâm linh
của Phật tử Việt Nam, trước áp lực của quá trình CNH - HĐH, ĐTH dồn dập
và cạnh tranh khốc liệt của lợi nhuận; tư tưởng khoan dung, hòa bình, khuyến
thiện, ngừa ác, có tác dụng thức tỉnh lương tri con người, làm cho con người
được sống trong hòa bình, yêu thương, chủ động phòng ngừa cái ác và hiểm
họa chiến tranh hủy diệt bằng hạt nhân, khủng bố quốc tế và xung đột tôn
giáo [Xem 5].
Những năm gần đây, đạo đức Phật giáo có điều kiện thấm sâu hơn vào
trong quần chúng nhân dân khi Phật giáo tham gia “nhập thế”. Các nhà sư tích
cực tham gia vào những hoạt động xã hội, đạo đức, y tế, giáo dục… của cộng
đồng; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động quần chúng tham gia vào
các công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chùa chiền với
nhiều tỉ đồng, cùng các hoạt động từ thiện và sinh hoạt văn hóa khác... Qua đó
cho thấy, Phật giáo đã và đang góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất
nước, xây dựng con người mới, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng đất nước và trước thực
trạng nền đạo đức của nước ta đang có những bất cập như vừa nêu trên, đã đặt
ra sự cấp thiết cần tiếp tục nghiên cứu những giá trị tinh thần của Phật giáo
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, đặc biệt là đạo đức
Phật giáo đối với người dân.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi trên thực tế, còn thiếu vắng các công
trình nghiên cứu về đạo đức Phật giáo dưới góc độ tôn giáo (trong đó đề cập
đến thực hành tôn giáo ở những địa bàn cụ thể).
Hơn nữa là một người tu hành, với hơn 40 năm gắn bó với ngôi chùa
Bồ Đề và mảnh đất Long Biên, tôi đã tận mắt chứng kiến những đổi thay của
mảnh đất này, cũng đã đồng hành cùng nhân dân nơi đây trải qua biết bao
6
thăng trầm của lịch sử, tôi thật sự có những hiểu biết và tình cảm sâu sắc
với mảnh đất và con người Long Biên. Tôi nhận thấy vùng đất này hội tụ
đủ những điều kiện điển hình cho nghiên cứu. Và cũng mong muốn nghiên
cứu của mình sẽ góp phần thiết thực hữu ích cho đời sống nhân dân quận
Long Biên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức Phật
giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội” làm đề
tài Luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ về văn hóa, văn hóa đạo đức,
đạo đức Phật giáo; phân tích và làm sáng tỏ vai trò của đạo đức Phật giáo
đối với văn hóa đạo đức của người dân quận Long Biên, Hà Nội. Từ đó, dự
báo xu hướng phát triển của đạo đức Phật giáo, đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo ở quận Long Biên trong
những năm tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Khái quát nội dung lý luận của đạo đức Phật giáo và văn hóa đạo đức
người dân quận Long Biên, Hà Nội.
- Phân tích rõ vai trò của đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức
của người dân quận Long Biên, Hà Nội thể hiện qua hành vi đạo đức của giới
tu sĩ Phật giáo và hành vi đạo đức của tín đồ Phật tử tại gia.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án dự báo về xu hướng vận
động của đạo đức Phật giáo ở quận Long Biên trong những năm tới, từ đó đưa
ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực các giá trị đạo đức Phật
giáo người dân quận Long Biên, Hà Nội nói riêng, người dân trong xã hội
Việt Nam nói chung.
7
3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: đạo đức Phật giáo và văn hóa đạo đức người
dân quận Long Biên, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu về đạo đức Phật giáo (Phật giáo
Bắc Tông), trong đó có việc thực hành đạo đức tại địa bàn quận Long Biên,
Hà Nội. Luận án chọn 2 phường cụ thể để nghiên cứu. Đó là phường Bồ Đề
và Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Đặc biệt, địa bàn phường Bồ Đề, nơi
có chùa Bồ Đề là nơi tác giả trụ trì, sẽ đặc biệt được chú ý tiến hành nghiên
cứu sâu.
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích, đánh giá ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo trong đời sống văn hóa đạo đức của người dân tại quận
Long Biên, Hà Nội giai đoạn từ năm 1990 đến nay, bởi năm 1990 với sự ra
đời của nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã mở đầu thời kỳ đổi mới về công
tác tôn giáo.
+ Luận án nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ: Vai trò đạo đức Phật giáo
với văn hóa đạo đức người dân, nên chủ yếu đề cập đến những mặt tích cực
của đạo đức Phật giáo đóng góp cho văn hóa đạo đức người dân, theo nghĩa
hiểu vai trò là kết quả của chức năng xã hội mà Phật giáo đã thực hiện.
4. Đóng góp của luận án
- Về lý luận:
+ Luận án góp phần vào việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố
trong kiến trúc thượng tầng: đạo đức Phật giáo và đạo đức người dân; mối quan
hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, đặc biệt là sự tác động ngược trở lại của
ý thức (đạo đức) đến tồn tại (thông qua hoạt động thực tiễn) của con người.
8
+ Luận án góp phần vào việc định hình, xây dựng đạo đức con người
mới trong điều kiện xã hội mới - một xã hội hiện đại, văn minh.
- Về thực tiễn:
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy về tôn giáo, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, Phật giáo và văn
hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của
Đảng và Nhà nước.
5. Nguồn tài liệu của luận án
- Tài liệu chính của luận án là những tác phẩm, bài viết nghiên cứu về
văn hóa đạo đức Phật giáo; các tư liệu điền dã, gồm phỏng vấn sâu, điều tra hồi
cố, các ghi chép quan sát, tham dự...
- Các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của cấp ủy, chính quyền và các
ban ngành đoàn thể ở các địa phương được khảo sát.
- Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài
nước về vấn đề đạo đức, đạo đức Phật giáo; văn hóa đạo đức nói chung
và đời sống văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội hiện
nay nói riêng.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phục lục, nội
dung chính của luận gồm 4 chương, 9 tiết.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đạo đức Phật giáo đối với văn hóa
đạo đức của ngƣời dân
Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các quan hệ tình
cảm (gia đình, dòng họ, làng xã, đất nước) và góp phần ổn định trật tự xã hội.
Trong xã hội truyền thống, đạo đức được coi là “nếp nhà xưa” ở các làng xã.
Chính vì vậy, đề tài này luôn thu hút được sự chú ý của nhiều tác giả thuộc
các lĩnh vực như lịch sử, triết học, tôn giáo, văn hóa, dân tộc học/ nhân học...
Tuy nhiên, trong luận án này, các tác phẩm tiếp cận dưới góc độ tôn giáo học,
triết học, văn hóa học sẽ được chú ý. Căn cứ vào nội dung của các công trình
nghiên cứu có thể chia thành các chủ đề sau:
- Các tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, đạo đức Phật giáo
- Các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa đạo đức
1.1.1. Các tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, đạo đức Phật giáo
* Ở khía cạnh nghiên cứu về đạo đức nói chung
- Về mặt kinh điển Phật giáo, Pháp Cú thí dụ, Kinh Thi Ca La Việt, Thập
Vương Pháp, Trong Kinh Di Giáo, Kinh Vu Lan Bồn, Kinh Niết bàn và một
số kinh khác.
- Về mặt lý luận, các nhà duy tâm coi những chuẩn mức đạo đức là do
thần thánh tạo ra để răn dạy con người. Ngược lại, các nhà kinh điển F. Ăng ghen trong tác phẩm Chống Đuy - Rinh (1971) và C. Mác, Ăngghen và V.I.
Lênin trong tác phẩm Bàn về đạo đức (1973), đã coi đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, vừa bị quy định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các
10
hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, triết học, tôn giáo, nghệ thuật...), đồng
thời mang tính giai cấp, dân tộc và thời đại. Đạo đức điều chỉnh hành vi của
con người bằng dư luận xã hội và lương tâm. Các nhà kinh điển cũng chỉ ra
rằng, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là một nền đạo đức đặc trưng.
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng
thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn, được thể hiện rõ
nét trong các tác phẩm của người1. Khi đánh giá về vai trò của đạo đức trong
đời sống, người đã khẳng định từ rất sớm rằng: đạo đức là nguồn nuôi dưỡng
và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Người nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân" [75, tr. 252 - 253].
Dựa trên nền tảng lý luận đó, có nhiều tác phẩm nghiên cứu về lĩnh vực
đạo đức ở nước ta qua các thời kỳ khác nhau.
Trên diện khái quát, Thích Mãn Giác đã có công trình Đạo đức học
phương Đông (2008). Trong tác phẩm của mình, tác giả đã phân tích những
nhân tố tích cực của hệ thống đạo đức phương Đông gồm Nho, Lão và Phật
giáo, đồng thời tìm ra các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các hệ thống này.
Tác giả Nguyễn Tài Thư nghiên cứu về nền đạo đức thời phong kiến
với hai bài viết Về nguồn gốc của chế độ phong kiến Việt Nam và đạo đức
phong kiến Việt Nam (1999) và Những đặc trưng cơ bản của đạo đức phong
kiến Việt Nam (2000). Qua đó, tác giả đã phân tích nguồn gốc và đặc trưng
của đạo đức phong kiến Việt Nam.
1
Hồ Chí Minh, toàn tập. Tập 2, 5, 6, 9, 12
11
Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, Viện triết học đã có tác phẩm
Đảng ta bàn về đạo đức (1973), đề cập đến hoàn cảnh xã hội Việt Nam và
những yêu cầu đạo đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, tình cảm cách
mạng, nhận thức cách mạng, đạo đức trong chiến đấu và lao động...
Giai đoạn hiện nay, đạo đức Hồ Chí Minh, điển hình là chủ nghĩa nhân
đạo, đã thể hiện tính đặc trưng cho dân tộc và thời đại. Các tác giả Thành Duy
với bài viết Vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn gốc và bản chất
(1993); Đỗ Huy với Bao dung là một lối sống văn hóa (1994); Hoàng Trung
với Phạm trù “đạo đức cách mạng” trong tư tưởng Hồ Chí Minh (1996)..., đã
phân tích rõ về chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh. Đó là sự biểu hiện tập trung
nhất tư tưởng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, chống những biểu hiện vô đạo đức, những thói hư tật xấu, tệ nạn tham
nhũng, quan liêu. Bên cạnh đó là tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.
Khoảng chục năm gần đây, xã hội Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ
của CNH - HĐH và kinh tế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất
hiện những bất cập, đặc biệt là sự lệch chuẩn về đạo đức, lối sống ở một bộ
phận người dân. Đây là đề tài phong phú, nóng bỏng để các tác giả đi sâu vào
tìm hiểu các mặt của vấn đề đạo đức ở nước ta.
Tác giả Huỳnh Khái Vinh, trong phẩm Những vấn đề văn hóa Việt Nam
đương đại (2001), đã có các bài nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa hiện đang có
những bức xúc như: xây dựng con người mới, nền văn hóa mới, lối sống đạo
đức, kế thừa truyền thống của dân tộc... và những kinh nghiệm của thế giới về
việc xây dựng con người mới, nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.
Tác giả Viết Thục trong tác phẩm Nếp sống tình cảm người Việt
(2003), đã đưa ra nhiều tư liệu quý về những giá trị truyền thống đạo đức của
12
ông cha ta đã chắt lọc từ nghìn đời nay như tình cảm vợ - chồng, cha - con,
tình anh - em, họ hàng, tình thầy - trò, bè bạn...
Từ cách tiếp cận văn hóa, tác giả Nguyễn Thế Long đã có 3 công trình
viết về những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam (truyền thống đạo
đức, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, truyền thống thẩm mỹ). Tác
phẩm Truyền thống đạo đức (2006) cho thấy người Việt đã tiếp thu những
tinh hoa của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo sau khi “Việt hóa” và “dân gian
hóa”. Những giá trị truyền thống đạo đức bao gồm truyền thống trong gia
đình, dòng họ, làng xã. Truyền thống đạo đức đã đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc gìn giữ mái ấm của các cộng đồng, giữ vững trật tự xã hội và
là điểm tựa để con người phát huy những tài năng, sống có ích cho đất nước.
Trực diện đề cập tới tác động của CNH - HĐH và ĐTH đến đạo đức xã
hội, Nguyễn Văn Phúc đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như
Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(1996); Vai trò giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị
trường (1996)... Qua các bài viết của mình, tác giả đã phân tích vai trò của
giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của con người trong cơ chế
thị trường; nêu lên cách khắc phục những tác động tiêu cực của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ ra rằng, đẩy nhanh CNH - HĐH đất nước
nhưng phải giữ vững định hướng XHCN để đảm bảo cho nhân cách tốt đẹp
phát triển.
Tác giả Đỗ Huy với bài viết Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị văn
hóa khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường (1995), đã chỉ
ra rằng, dù nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường nhưng phát
triển kinh tế, xã hội vẫn phải đặt trên nền tảng văn hóa mang bản sắc dân tộc
là chuẩn mực.
13
Vẫn tác giả Đỗ Huy trong tác phẩm Lối sống dân tộc - hiện đại: Mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn (2007) đã bàn về vấn đề xây dựng lối sống dân tộc
- hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay. Tác phẩm đã đề
cập đến các vấn đề: cơ sở lý luận của lối sống; bản chất của lối sống dân tộc hiện đại XHCN; lối sống dân tộc - hiện đại XHCN; lối sống dân tộc - hiện đại
và sự phát triển. Xuyên suốt tác phẩm là mối quan hệ giữa đạo đức truyền
thống, lối sống của dân tộc và sự phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Qua tổng quan những tác phẩm và bài viết về vấn đề đạo đức trên đây
cho thấy, trên cơ sở nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
đạo đức, các tác giả đã đi sâu, bám sát thực tiễn đất nước ta qua các giai đoạn,
phản ánh đúng thực trạng nền đạo đức xã hội, những mặt tích cực, những bất
cập, cùng các giải pháp khắc phục, góp phần xây dựng một nền đạo đức mới,
con người mới, đáp ứng sự nghiệp xây dựng đất nước. Những cơ sở lý luận
đạo đức Mác - Lênin cũng là tiền đề giúp các tác giả đi sâu nghiên cứu các
vấn đề đạo đức tôn giáo.
* Ở lĩnh vực nghiên cứu về đạo đức Phật giáo, bao gồm các nhà nghiên
cứu ngoài tôn giáo và nhiều tác giả là các tăng, ni của Phật giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao giá trị đạo đức của tôn giáo, các tôn
giáo thường có điểm chung là giáo dục con người trừ ác, hướng thiện, khuyên
răn điều hay lẽ phải ở đời. Hồ Chí Minh đã khái quát:
"Chúa Giê su dạy: đạo đức là bác ái
Phật Thích ca dạy: đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa"[74, tr. 225]
Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi,
gặp gỡ với giáo lý Phật giáo, chính vì vậy người đã sớm nhận ra giá trị của
đạo đức Phật giáo. Người viết "Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây
dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm".
14
Về mặt lý luận, đạo đức tôn giáo được tác giả Nguyễn Hữu Vui nghiên
cứu qua bài viết Tôn giáo và đạo đức (1994) (trong tác phẩm Những vấn đề
tôn giáo hiện nay). Vấn đề mà tác giả nêu lên đó là, có hay không đạo đức tôn
giáo và những giá trị đạo đức tôn giáo tiến bộ? mối quan hệ giữa đạo đức tôn
giáo với đạo đức dân tộc, đạo đức nhân loại; mối quan hệ đạo đức và khoa
học...? Trong khuôn khổ nhất định, tác giả đã đi sâu phân tích, giải quyết khía
cạnh: có hay không một nền đạo đức tôn giáo và những cơ sở lý luận để đánh
giá nó. Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định có một nền đạo đức tôn giáo và có
những yếu tố tích cực trên cơ sở phân tách đạo đức tôn giáo thành những
chuẩn mực đạo đức có tính nhân loại (không có nội dung tôn giáo) mang tính
tích cực và những chuẩn mực đạo đức thuần túy tôn giáo (có những hạn chế).
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, niềm tin tôn giáo có tác dụng làm thăng hoa
các nhà khoa học để cho ra đời nhiều thành tựu phát minh, thúc đẩy khoa học
phát triển. Lịch sử đã chứng minh, nhiều nhà khoa học lỗi lạc là thành viên
của các tổ chức tôn giáo.
Ở lĩnh vực nghiên cứu cụ thể về đạo đức Phật giáo, có thể kể đến các
tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Trần Văn Giàu với tác phẩm Đạo đức Phật
giáo trong thời hiện đại (1993); Công trình nghiên cứu của Nhiều tác giả:
Đạo đức học Phật giáo (1995); Thích Minh Châu với Đạo đức Phật giáo và
hạnh phúc con người (2002); Nguyễn Phan Quang: Có một nền đạo lý ở Việt
Nam(1996); Đặng Thị Lan: Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt
Nam (2006), Hoàng Thị Lan: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của
người Việt Nam hiện nay (2010), ...
Các tác phẩm trên đã đề cập đến những khái niệm, nội hàm của đạo
đức Phật giáo; sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống xã
hội, con người; một số giải pháp để xây dựng đạo đức con người Việt
Nam hiện nay...
15
Đáng chú ý là công trình tập hợp bài viết của Nhiều tác giả (1995), Đạo
đức học Phật giáo, phần lớn đã được trình bày tại cuộc hội thảo do Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam tổ chức năm 1993. Nội dung các bài viết đã
phản ánh những nét cơ bản của đạo đức học Phật giáo, vấn đề bảo tồn và phát
huy đạo đức truyền thống của dân tộc trong bối cảnh giao lưu văn hóa với các
nước khác.
Tác giả Thích Minh Châu (2002) trong cuốn Đạo đức Phật giáo và
hạnh phúc con người, đã đánh giá cao vai trò của đạo đức Phật giáo khi ông
cho rằng, khi con người được dưỡng dục trong nền đạo đức Phật giáo, họ sẽ
được an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc.
Tác giả Hoàng Thị Lan (2010), với tác phẩm Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay, đã nêu lên những ảnh hưởng
của Phật giáo đối với lối sống, cách thức lao động, tổ chức cuộc sống, phong
tục tập quán, giao tiếp ứng xử, quan niệm đạo đức và nhân cách của người
Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đạo đức Phật giáo chỉ đề cập đến
ở khía cạnh nhỏ.
Đề cập trực tiếp đến đạo đức Phật giáo và các mối quan hệ của nó, tác
giả Đặng Thị Lan (2006) trong tác phẩm Đạo đức Phật giáo với đạo đức con
người Việt Nam, đã chỉ ra những mặt tích cực, cũng như những hạn chế của
đạo đức Phật giáo; vai trò của nó đối với đời sống xã hội; phát huy những yếu
tố tiến bộ của đạo Phật trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, một số luận án bảo vệ thời gian gần đây tại Khoa Triết có chủ
đề nghiên cứu về đạo đức Phật giáo. Đây là các công trình nghiên cứu tổng
thể, toàn diện và chuyên sâu về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời
sống xã hội Việt Nam.
Điển hình là Luận án tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng (2004), Ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam
16
hiện nay; Hoàng Thị Lan (2004), Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với
đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong luận án, các tác giả đã phân
tích một cách hệ thống về đạo đức Phật giáo; đưa ra một số nhận định khách
quan về ảnh hưởng tích cực cũng như một số hạn chế của đạo đức Phật giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay; các giải pháp nhằm phát huy mặt tích
cực và hạn chế mặt bất cập.
Nghiên cứu về lĩnh vực đạo đức Phật giáo còn có nhiều bài viết khác
đăng trên các tạp chí Triết học, Nghiên cứu Tôn giáo, Nghiên cứu Phật học…
Tiêu biểu là bài viết của các tác giả: Lê Hữu Tuấn (1999), “Ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo với việc xây dựng đạo đức của chúng ta hiện nay”, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 5; Thích Gia Quang (2001), “Vài nét về đạo Phật với
nền giáo dục đạo đức xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5; Hoàng Thị
Thơ (2001 và 2002) với hai bài viết “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị
trường”, Tạp chí Triết học, số 6, 2001 và “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây
dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1,
năm 2002; Nguyễn Tài Thư (1994), “Phật giáo với sự hình thành nhân cách
con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2; Ngô Văn Minh
(2009), “Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5; Nguyễn Quốc Tuấn (2006), “Tư
tưởng “lục hòa” trong xã hội ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1;
Tạ Chí Hồng (2007), “Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của Phật giáo”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 8;…
Trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đều có những nhận
xét nhất định về vai trò đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam trong
lịch sử cũng như hiện nay trên một số phương diện như: đạo đức Phật giáo với
đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật giáo với đạo đức, lối sống con
người Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách của người Việt Nam…
17
1.1.2. Các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa đạo đức
Trước hết, ở lĩnh vực nghiên cứu văn hóa đạo đức, tiêu biểu là các tác
phẩm và các bài viết sau đây: Tác giả Đỗ Huy với bài viết “Tư tưởng văn hóa
đạo đức Hồ Chí Minh” (1997), (trong chuyên khảo Tư tưởng văn hóa Hồ Chí
Minh); Trường Lưu (Chủ biên) với tác phẩm Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã
hội (1998); Nguyễn Thành Duy với tác phẩm Văn hóa đạo đức, mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam (2004); Viện văn hóa và phát triển, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản Giáo trình Lý luận văn hóa và
đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (2005); Hoàng Vinh với bài
viết “Về khái niệm văn hóa, đạo đức và văn hóa đạo đức” (2005) (trong
Thông tin Văn hóa và phát triển, tháng 2); Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn
Chương với Văn hóa đạo đức trong giao tiếp ứng xử xã hội (2005)...
Qua những tác phẩm, bài viết trên, các tác giả đã đưa ra khái niệm, định
nghĩa, nội hàm của văn hóa đạo đức; sự khác nhau giữa văn hóa đạo đức và
đạo đức; văn hóa đạo đức tôn giáo; cấu trúc của văn hóa đạo đức... làm cơ sở
lý luận cho các nghiên cứu về văn hóa đạo đức nói chung và văn hóa đạo đức
tôn giáo (Phật giáo) nói riêng.
Sự đổi mới của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH và toàn cầu hóa
cũng đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn về văn hóa đạo đức cần giải quyết.
Tác giả Lê Đức Quý - Hoàng Chí Bảo trong tác phẩm Văn hóa đạo đức
ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp (2007), đã nêu lên thực trạng văn
hóa đạo đức nước ta hiện nay; nguyên nhân sự biến đổi văn hóa đạo đức...
Sau hơn 20 năm đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Nhiều yếu tố mới, nét mới trong các giá trị, chuẩn mực,
khuôn mẫu đạo đức xuất hiện. Các quan hệ đạo đức truyền thống của dân tộc
được phục hồi, giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố trật tự gia đình và xã
hội. Bên cạnh đó, những tác động mặt trái của kinh tế thị trường cũng dẫn đến
18
sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống ngày càng trầm trọng ở một bộ
phận người dân, nhất là thanh, thiếu niên. Tác phẩm góp phần lý giải cho câu
hỏi vì sao văn hoá đạo đức ở Việt Nam hiện nay có nhiều biểu hiện tiêu cực,
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nền văn hoá đạo đức ở
nước ta hiện nay.
Cùng đề cập đến vấn đề này, tác giả Trần Văn Bính (2011), với tác
phẩm Xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống của người Việt Nam đã đề cập đến
hai chủ đề lớn đó là, xây dựng và phát triển văn hóa; xây dựng và phát triển
con người. Trong đó đề cao những giá trị văn hoá truyền thống, các phẩm
chất và đạo lý làm người, những giá trị trong di sản văn hoá dân tộc Việt
Nam. Theo tác giả, sự nghiệp đổi mới đang đặt văn hoá và con người vào vị
trí cực kỳ quan trọng. Chưa bao giờ hai tiếng “văn hoá”, “con người” lại xuất
hiện một cách thường xuyên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước và
trong giao tiếp xã hội như hiện nay. Những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà xã
hội rất quan tâm cũng là vấn đề văn hoá và con người. Sự xuống cấp về văn
hoá và đạo đức của con người đang là nỗi đau chung của nhiều quốc gia và có
tính toàn cầu. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người ở nước ta
hiện đang diễn ra trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cực kỳ phức tạp, mà nổi
bật nhất là sự xuất hiện đan xen các xu thế mới của lịch sử: xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế toàn cầu hoá…
Ở một khía cạnh cụ thể của văn hóa đạo đức, tác giả Nguyễn Văn Lê
(2006), trong tác phẩm Học sinh, sinh viên với văn hóa đạo đức trong ứng xử
xã hội đã đề cập đến thực trạng sa sút văn hóa đạo đức trong ứng xử của một
bộ phận học sinh, sinh viên, những nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Đề cao văn hóa đạo đức Phật giáo, tác giả Nguyên Minh (2005), trong
tác phẩm Về mái chùa xưa đã cho rằng, những yếu tố của nền văn minh khoa
học kỹ thuật hiện đại đang từng ngày tác động làm lung lay những giá trị đạo
19
đức, tâm linh trong cội nguồn văn hóa dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại
đối với lớp trẻ… Tác phẩm là lời tâm sự với những người trẻ đang đứng trước
ngưỡng cửa vào đời nhưng chưa xác định được một hướng đi vững chắc, và
quan trọng hơn nữa là đang phải đối mặt với những yếu tố độc hại, hệ quả tất
yếu của nền văn minh công nghiệp hiện đại, nhưng không có được “tấm áo
giáp” tinh thần để phòng hộ một cách chắc chắn như thế hệ cha anh trước đây.
Tóm lại, qua các tác phẩm viết về chủ đề đạo đức và văn hóa đạo đức
trên đây cho thấy các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề lý luận
về đạo đức, văn hóa đạo đức. Chủ đề Đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo
đức người dân quận Long Biên, Hà Nội chưa được đề cập đến.
Luận án của tôi sẽ góp phần vào mảng trống vắng của đề tài nói trên.
1.1.3. Đánh giá chung
* Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được Luận án tiếp thu, kế thừa
- Về mặt lý luận:
Trước hết, từ những công trình đã công bố về đạo đức, văn hóa đạo
đức, chúng tôi kế thừa những vấn đề lý luận của các nhà mác xít, các nhà
nghiên cứu đưa ra, đó là: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, vừa bị quy
định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác
(chính trị, triết học, tôn giáo, nghệ thuật...), đồng thời mang tính giai cấp, dân
tộc và thời đại. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng dư luận xã hội
và lương tâm. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một nền đạo đức đặc trưng.
Những cơ sở lý luận đạo đức Mác – Lênin, đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức
Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là tiền đề giúp cho chúng tôi đi sâu
nghiên cứu các vấn đề đạo đức tôn giáo (Phật giáo).
Thứ hai, qua những tác phẩm, bài viết trên, các tác giả đã đưa ra khái
niệm, định nghĩa, nội hàm của đạo đức, văn hóa đạo đức; sự khác nhau giữa
20
đạo đức - văn hóa đạo đức - văn hóa đạo đức tôn giáo; cấu trúc của văn hóa
đạo đức... Đó là những cơ sở lý luận, là công cụ giúp cho chúng tôi đi sâu
nghiên cứu và triển khai luận án.
- Về nội dung:
Qua tổng quan những tác phẩm và bài viết về các vấn đề đạo đức, đạo
đức Phật giáo, văn hóa đạo đức Phật giáo... giúp chúng tôi hiểu thêm về thực
trạng nền đạo đức xã hội cũng như đạo đức Phật giáo, những mặt tích cực,
những bất cập, để khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa, chúng tôi có cơ sở
để đối chiếu so sánh, sau đó rút ra những kiến nghị, đề ra những giải pháp
khắc phục, góp phần xây dựng một nền đạo đức mới, con người mới, đáp ứng
sự nghiệp xây dựng đất nước.
Qua đọc các tác phẩm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng
hiểu rằng, những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà xã hội rất quan tâm cũng là
vấn đề đạo đức, văn hoá đạo đức và con người. Sự xuống cấp về đạo đức, văn
hóa đạo đức của con người, đang là nỗi đau chung của nhiều quốc gia và có
tính toàn cầu. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người ở nước ta
hiện đang diễn ra trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cực kỳ phức tạp, mà nổi
bật nhất là sự xuất hiện đan xen các xu thế mới của lịch sử: xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế toàn cầu hoá. Vì vậy, chúng tôi nhận thức
được, vấn đề xây dựng một nền đạo đức mới, chung tay cùng cộng đồng, xây
dựng một xã hội tốt đẹp, con người sống trong an lành cũng là nhiệm vụ của
Phật giáo.
* Những vấn đề còn bỏ trống được Luận án nghiên cứu
Có thể nói, từ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về đạo
đức, văn hóa đạo đức nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Những công
trình trên đã có nhiều đóng góp về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các công trình
nêu trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu dưới góc độ chính trị, văn hóa, lịch sử...
21
nên không thể đề cập đến việc thực hành hành vi tôn giáo trên thực tế. Các tác
phẩm đề cập đến đạo đức Phật giáo chủ yếu dưới góc độ thể hiện trong giáo
lý Phật giáo, chưa có tác phẩm nào đề cập đến vấn đề này thể hiện ra sao ở
thực tiễn hiện nay, ở những con người cụ thể, ở một địa phương cụ thể. Luận
án của chúng tôi dưới góc độ tôn giáo học, ngoài trình bày những phần lý
luận, sẽ nghiên cứu, trình bày phần thực hành tôn giáo, cụ thể là thực hành
đạo đức Phật giáo của các nhà sư và người dân trong cuộc sống đời thường ở
quận Long Biên. Qua đó cho thấy bức tranh sinh động về sự ảnh hưởng hai
chiều giữa Phật giáo với người dân và ngược lại. Sự ảnh hưởng trên không chỉ
về mặt tư tưởng mà còn trong thực hành.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực địa, chúng tôi cũng đưa ra những
xu hướng, giải pháp, kiến nghị, nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt bất cập của đạo đức Phật giáo. Địa bàn khảo sát của chúng tôi là
một số chùa và một số phường ở quận Long Biên, Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
1. Lý thuyết "hội tụ” và "lan tỏa" văn hóa (tôn giáo)
Hội tụ và lan tỏa là hai chiều có xu hướng trái ngược nhau nhưng đây
chính là hai quá trình song song nhưng không tách rời của văn hóa (tôn giáo).
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu văn hóa
nhân chủng học Âu - Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã đề cập tới cái
gọi là "thiên di", "lan tỏa" (A.Bradford), "mô phỏng" (G.Tarde)... để giải thích
hiện tượng tương đồng văn hóa (tôn giáo).
Liên quan đến lý thuyết này là một số khái niệm, các mô hình, trường
phái lý thuyết khác nhau: Lý thuyết làn sóng (Wave theory) hay Mô hình làn
sóng (Wave model), thuyết truyền bá luận (do hai nhà nghiên cứu người Đức
Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt đưa ra vào năm 1872), thuyết trung
tâm và ngoại vi...
22