Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Sự dung hợp giữa phật giáo và tín ngưỡng thờ mẫu ở thành phố hải phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHAN THỊ KIM
(Thích Đàm Kiên)

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÕNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHAN THỊ KIM
(Thích Đàm Kiên)

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÕNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học


Mã số: 62.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chủ tịch hội đồng:

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh

GS.TS. Nguyễn Hữu Vui

Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Phan Thị Kim
(Thích Đàm Kiên)

3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................... 7
1.1. Tổng quan tƣ liệu nghiên cứu .............................................................. 7
1.1.1. Tư liệu nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam .............. 7
1.1.2. Tư liệu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu .................................... 15
1.2. Những vấn đề liên quan đến luận án................................................. 19
1.2.1. Khung phân tích lý thuyết và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu..... 19
1.2.2. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án ................... 22
Chƣơng 2: CƠ SỞ CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG HIỆN NAY ....... 31
2.1. Cơ sở địa văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của Thành phố
Hải Phòng ................................................................................................... 31
2.1.1. Cơ sở tự nhiên và kinh tế xã hội ..................................................... 31
2.1.2. Cơ sở văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo ............................................... 34
2.2. Cơ sở triết lý của Phật giáo và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng ..... 42
2.2.1. Cơ sở triết lý của Phật giáo ............................................................. 42
2.2.2. Cơ sở triết lý của tín ngưỡng thờ Mẫu ............................................ 52
Tiểu kết chƣơng 2:...................................................................................... 62
Chƣơng 3: BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT
GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
HIỆN NAY ..................................................................................................... 64
3.1. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Thành phố
Hải Phòng qua niềm tin và thực hành tín ngƣỡng tôn giáo ................... 64
3.1.1. Biểu hiện qua niềm tin trong thực hành nghi lễ ............................. 64
3.1.2. Biểu hiện qua không gian và thời gian thờ cúng ............................ 77
3.2. Sự dung hợp giữa tín ngƣỡng thờ Mẫu và Phật giáo ở Thành phố
Hải Phòng qua nghi lễ và lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo ............................. 95

3.2.1. Biểu hiện qua nghi lễ thờ cúng ....................................................... 95
4


3.2.2. Biểu hiện qua lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo..................................... 105
3.3. Đặc điểm cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu và Phật giáo trong sự
dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Thành phố Hải
Phòng hiện nay ......................................................................................... 118
3.3.1. Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong sự dung hợp với
Phật giáo ở thành phố Hải Phòng ........................................................... 118
3.3.2. Đặc điểm cơ bản của Phật giáo trong sự dung hợp với tín ngưỡng
thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng ............................................................. 123
Tiểu kết chƣơng 3: ................................................................................... 136
Chƣơng 4: XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN GIÁ
TRỊ VĂN HÓA CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG HIỆN NAY ..... 138
4.1. Dự báo xu hƣớng vận động phát triển ............................................ 138
4.1.1. Xu hướng lịch sử hóa và hiện đại hóa trong việc dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu............................................................ 138
4.1.2. Xu hướng địa phương hóa sự dung hợp giữa Phật giáo với tín
ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng ............................................... 146
4.1.3. Xu hướng gia tăng hiện tượng mê tín dị đoan, hiện tượng tôn giáo
mới trong sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.............. 148
4.2. Giá trị và bảo tồn giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngƣỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng trong quá trình hội nhập .. 151
4.2.1. Giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở
thành phố Hải Phòng............................................................................... 151
4.2.2. Bảo tồn giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ
Mẫu ở thành phố Hải Phòng trong quá trình hội nhập ........................... 155
Tiểu kết chƣơng 4: ................................................................................... 161

KẾT LUẬN .................................................................................................. 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 166
PHỤ LỤC
5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Niềm tin theo Phật – Mẫu của người dân thành phố Hải Phòng. . 64
Bảng 3.2. Niềm tin của người dân thành phố Hải Phòng qua thực hành
tôn giáo .......................................................................................... 65
Bảng 3.3. Nhu cầu đi lễ Phật và Mẫu của người dân thành phố Hải Phòng... 66
Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết về giáo lý và lễ nghi Phật giáo của người dân
thành phố Hải Phòng. .................................................................... 68
Bảng 3.5. Mức độ hiểu biết về giáo lý và lễ nghi tín ngưỡng thờ Mẫu của
người dân thành phố Hải Phòng. ................................................... 69
Bảng 3.6. Niềm tin của người dân Hải Phòng về Phật và Mẫu ...................... 72
Bảng 3.7. Những nghi lễ người dân Hải Phòng coi trọng và thực hiện trong
đời sống tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo ................................. 103
Bảng 3.8. Thống kê số lượng chùa và Tăng Ni ở các Quận, huyện, thành phố
Hải Phòng năm 2014 ................................................................... 130
Bảng 4.1. Nghề nghiệp người đi lễ Phật và Mẫu ở thành phố Hải Phòng .. 142
Bảng 4.2. Độ tuổi người đi lễ Phật và Mẫu ở thành phố Hải Phòng ........... 143
Bảng 4.3. Trình độ học vấn người đi lễ Phật và Mẫu ở thành phố Hải Phòng144
Bảng 4.4. Sự biến đổi nghi lễ của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành
phố Hải Phòng ............................................................................. 147
Bảng 4.5. Sự lợi dụng Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu để tuyên truyền mê
tín dị đoan ở thành phố Hải Phòng.............................................. 149
Bảng 4.6: Tình hình kinh tế của người dân thành phố Hải Phòng................ 150

Bảng 4.7. Giá trị của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hóa
xã hội ở thành phố Hải Phòng ..................................................... 152
Bảng 4.7. Giá trị của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hóa
xã hội ở thành phố Hải Phòng ..................................................... 161
6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Niềm tin về mối quan hệ giữa Phật và Mẫu của người dân Hải
Phòng hiện nay .............................................................................. 73
Biểu đồ 2: Tham gia lễ nghi trong thực hành tín ngưỡng của người dân thành
phố Hải Phòng ............................................................................. 104

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, có đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo đa dạng. Sự tồn tại của các loại hình tôn giáo tạo nên thế song hành, hòa
quyện vào nhau, dung hợp lẫn nhau cùng với bản sắc văn hóa dân tộc trong
một khối “nhất thể” gọi chung là bản sắc dân tộc Việt Nam. Người Việt vốn
khoan dung với các tôn giáo, tín ngưỡng. Các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam cũng khoan hòa, dung hợp với nhau tạo nên sự đoàn kết, tính bao dung,
đồng thuận trên tổng thể đời sống tâm linh và đời sống xã hội.
Từ xa xưa người Việt Nam đã thực hiện việc thờ cúng của mình trước
khi có các tôn giáo ngoại nhập. Tất cả các tôn giáo khác từ bên ngoài du nhập
vào đều không thể nào xóa bỏ được đạo gốc của dân tộc, mà rút cuộc đều phải
chung sống với nó, nếu muốn thu phục được tín đồ. Đối với người Việt Nam,
đạo nào cũng được coi trọng, miễn là giáo lý không đi ngược với đạo đức của

dân tộc, trái với thuần phong mỹ tục của nhân dân, không phản lại lợi ích của
cộng đồng, của đất nước.
Tính bao dung trong tín ngưỡng, tư tưởng, tự do tín ngưỡng thuộc nếp
sống bình thường của người Việt Nam, là cơ sở của sự đoàn kết tôn giáo ngoại
lai và tín ngưỡng bản địa trong sự nghiệp xây dựng và giữ nước của dân tộc.
Đúng như vậy, lịch sử đã chứng minh xu hướng chủ yếu của các tôn
giáo ở nước ta là hướng về dân tộc. Trong các tôn giáo hiện có mặt ở Việt
Nam, Phật giáo mặc dù là một tôn giáo ngoại nhập nhưng rất gần gũi và hầu
như đã trở thành một lĩnh vực tinh thần không thể thiếu của người Việt Nam.
Phật giáo đã nhanh chóng hòa mình cùng văn hóa dân tộc, hòa mình cùng
những phong tục tập quán, tín ngưỡng dân tộc, đặc biệt là tín ngưỡng Mẫu để
trở thành Phật giáo riêng, mang đậm tinh thần đặc sắc của Việt Nam.
1


Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp lớn
nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế,
giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp và có
nguồn gốc từ chế độ Mẫu hệ. Trước khi Phật giáo du nhập vào Hải Phòng,
bên cạnh tín ngưỡng thờ Thần, Thánh, người dân đất Cảng đã rất coi trọng tín
ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của mình. Khi Phật giáo du nhập
vào Hải Phòng, từ rất sớm gắn liền với biểu tượng Tháp Tường Long và thành
Nê Nê, vùng biển Đồ Sơn. Con người đất cảng vốn cởi mở trong văn hóa nên
dễ dàng tiếp nhận Phật giáo và đồng thời cũng giống như người dân Việt Nam
ở nhiều vùng miền khác bản địa hóa Phật giáo, dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng tâm linh truyền thống của địa phương mình. Đặc biệt là dung hợp với
tín ngưỡng thờ Mẫu.
Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng Mẫu ở Thành phố Hải
Phòng được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong suốt tiến trình lịch sử tồn

tại và phát triển của tôn giáo này, có nhiều đóng góp cho đời sống tâm linh và
bản sắc văn hóa đất Cảng.
Dung hợp cho thấy tinh thần khoan dung tôn giáo nói chung, giữa Phật
giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng ở Việt Nam và Hải Phòng hiện nay còn
có nhiều ý kiến trái chiều. Qua nghiên cứu trong luận án này cho thấy sự dung
hợp tôn giáo, tín ngưỡng là một truyền thống văn hóa của người Việt là một
tất yếu, đồng thời cũng phản biện lại quan điểm, nhận định trái chiều của một
số học giả hiện nay cho rằng: “Việt Nam không có truyền thống dân chủ,
dung hợp và khoan dung tôn giáo”[75;tr.9], hay tính đồng thuận và dung hợp
tôn giáo, khoan dung tôn giáo ở Việt Nam chưa thật sâu đậm. Nghiên cứu
“Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thành phố Hải
Phòng hiện nay” là khai thác giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định căn tính của

2


Phật giáo Việt Nam, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng và Nhà nước khẳng
định: Tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, nó
còn chứa đựng những giá trị văn hóa và đạo đức nhất định, nó còn là một
trong những động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Luận án phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu
để làm rõ những giá trị và bảo tồn giá trị của sự dung hợp ấy ở thành phố Hải
Phòng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, phân tích khái quát về cơ sở dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Thành phố Hải Phòng hiện nay.
Thứ hai, trình bày và phân tích những biểu hiện và đặc điểm sự dung

hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thành phố Hải Phòng hiện nay.
Thứ ba, xu hướng vận động và bảo tồn giá trị của sự dung hợp Phật
giáo đối với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thành phố Hải Phòng hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Hải Phòng hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Biểu hiện sự dung hợp giữa Phật giáo với tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng trên các lĩnh vực tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, cơ
sở thờ tự… qua khảo sát một số quận, huyện của thành phố Hải Phòng.
Cụ thể phạm vi điều tra xã hội học bao gồm các quận, huyện: : Lê
Chân, Đồ Sơn và Thủy Nguyên. Số lượng mẫu lựa chọn: Số phiếu phát ra 210
phiếu, thu về 200 phiếu dành cho các đối tượng: (70 phiếu, chiếm 35%) Phật
tử, (50 phiếu, chiếm 25%) người theo tín ngưỡng thờ Mẫu và chức sắc tu sỹ

3


Phật giáo (20 phiếu, chiếm 10%), người dân địa phương (30 phiếu, chiếm
15%) cán bộ quản lý Nhà nước quận, huyện, xã (30 phiếu, chiếm 15%).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; nhất là phần học
thuyết về mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, về sự tương tác
giữa các hình thái ý thức xã hội. Nghiên cứu Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu
ở Hải Phòng là hai tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng thuộc ý thức xã hội tồn
tại độc lập nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, có sự dung hợp
với nhau trong quá trình phát triển để từ đó đánh giá những biểu hiện của sự
dung hợp giữa hai hình thái ý thức xã hội đó và phân tích giá trị và bảo tồn
những giá trị đó trong bối cảnh hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo
học, nghiên cứu liên ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp:
4.2.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát khoa học: là phương pháp tri giác trực tiếp
hoặc gián tiếp một cách có hệ thống để thu thập thông tin về sự dung hợp giữa
Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp điều tra: là phương pháp khảo sát sự dung hợp giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng qua một số chùa, điện thờ
Mẫu để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của sự dung hợp.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: là nghiên cứu và xem
xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ từ các công trình đã nghiên
cứu đề cập đến sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu để rút ra
kết luận cho thực tiễn và khoa học.

4


4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu
các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận
để tìm hiểu sâu sắc về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo
ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về sự dung hợp giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại là sắp xếp
các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu
hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ Mẫu. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên
cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về sự dung hợp giữa Phật giáo

và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng đầy đủ hơn.
- Phương pháp giả thuyết: Là đưa ra các dự đoán về quy luật của sự
dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu sau đó đi chứng minh dự
đoán đúng.
- Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ Mẫu từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
5. Đóng góp mới của luận án
- Một là, phân tích khái quát về cơ sở dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Thành phố Hải Phòng hiện nay: Những cơ
sở địa chính trị, kinh tế, văn hóa, triết lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu
thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Hai là, qua khảo cứu, điền dã, phỏng vấn và điều tra xã hội học, luận án
phân tích biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành
5


phố Hải Phòng hiện nay qua: niềm tin Phật giáo và tín ngưỡng Mẫu trong thực hành
tôn giáo, không gian, thời gian thờ cúng, nghi lễ và lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo của
Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng.
- Ba là, luận án phân tích giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng hiện nay, từ đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị này trong bối cảnh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hoàn thiện hơn những hiểu biết về
sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải phòng
hiện nay trên một số phương diện biểu hiện. Cung cấp những minh chứng lý
luận trong nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo,

và tín ngưỡng thờ Mẫu, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo ở Việt
Nam nói chung, Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài viết của tác giả và
Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương 10 tiết.

6


Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tƣ liệu nghiên cứu
1.1.1. Tư liệu nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam
Mảng tài liệu nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam khá
phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây:
1.1.1.1. Nghiên cứu về Phật giáo
Nghiên cứu về Phật giáo là mảng đề tài được đề cập đến ở nhiều công
trình nghiên cứu trên các phương diện tiếp cận từ lịch sử Phật giáo, tư tưởng
Phật giáo, triết học Phật giáo, trong đó, tiêu biểu các công trình sau:
Phật giáo nhìn toàn diện do Piyadassi, (Nguyễn Kim Khánh dịch).
Đây là công trình viết một cách toàn diện về Phật giáo. Khẳng định tinh thần
của Phật giáo vừa là một tôn giáo và còn là một trào lưu triết học.
Cuốn 2500 năm Phật giáo, do P.V.Bapat viết, nghiên cứu về lịch sử
của Phật giáo Ấn Độ, các trường phái triết học và văn học Phật giáo trong đời
sống văn hóa nhân loại.
Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (1999) của Kimura Taiken trình bày
về nguồn gốc, lịch sử, tư tưởng và giáo lý cơ bản của Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo và Văn hóa, của tác giả D.T.Suzuki người Nhật Bản đã chỉ

cho người đọc thấy mối liên hệ, vai trò của Phật giáo trong văn hóa, đáng lưu
ý là nhận định trích dẫn của nhà nghiên cứu Chu. Mur:
Trong Phật giáo chúng ta tìm thấy chủ nghĩa tự nhiên như một
học thuyết chủ yếu về hiện thực; chủ nghĩa duy lí như một phương
pháp chủ yếu để phát hiện và kiểm tra chân lý; chủ nghĩa thực chứng
7


như mặt đối lập với phép siêu hình và như sự mong muốn chuyển dịch
trọng tâm từ niêm tin vào Thượng Đế sang phục vụ con người; chủ
nghĩa nhân đạo như một quan niệm cơ bản của cuộc sống và các giá
trị của nó [134; tr 92].
Thiền luận là công trình của Daisetz Teitaro Suzuki (1992) cho người
đọc thấy được những kiến giải mới về giáo lý của Phật giáo từ tri thức luận
thiền học uyên thâm.
Ngoài ra, nhiều học giả Việt Nam trong các công trình của mình đều ít
nhiều đưa ra những phân tích riêng về giáo thuyết của Phật giáo:
Phật học phổ thông (1992) của Thích Thiện Hoa phân tích và làm sáng
tỏ về: Lược sử đức Phật, về quy y Tam Bảo, ngũ giới, thập thiện, tứ nhiếp
pháp, lục hòa, tịnh độ; Phật học cơ bản, tập 1 (2003) của tác giả Thích Viên
Giác, Nxb Tôn giáo, phân tích đã hệ thống những kiến thức cơ bản về Phật
giáo; Ấn Độ Phật giáo sử luận (2006), tác giả Viên Trí; Lịch sử triết học Ấn
Độ (2007), Thích Mãn Giác; Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo (1994) của
Thích Tâm Thiện, Nxb. Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh xuất bản… và
nhiều bài báo đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Nghiên cứu Triết
học... cũng đề cập đến vấn đề nêu trên.
Qua đây cho thấy, khi nghiên cứu về Phật giáo các tác giả chủ yếu trình
bày những vấn đề khái quát về sự ra đời, lịch sử và tư tưởng Phật giáo,
thường xem vừa là một tôn giáo, cũng vừa là một bộ phận của triết học Ấn
Độ. Các công trình này đều khái quát được ít nhiều về những tư tưởng, quan

điểm Phật giáo và ý nghĩa triết học của nó.
Những vấn đề cơ bản nhất của Phật giáo đều được các công trình trên
nghiên cứu, phân tích, đào sâu, khai thác để làm sáng tỏ các nội dung căn cốt
nhất của Phật giáo là sự ra đời, nội dung giáo lý, giáo luật, triết học Phật giáo.
Từ đó chỉ ra các đặc điểm làm cơ sở nền tảng cho những nghiên cứu chuyên
8


sâu về Phật giáo Việt Nam, những tác động, ảnh hưởng, đóng góp và mối liên
hệ giữa Phật giáo với văn hóa, xã hội và con người Việt Nam nói chung, tín
ngưỡng, tôn giáo Việt Nam nói riêng.
1.1.1.2. Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam là mảng tư liệu được đề cập đến cũng khá phong
phú và đa dạng:
Việt Nam Phật giáo sử luận, của Nguyễn Lang, do Nxb Văn học Hà
Nội (2000) đề cập toàn diện và bao quát về tiến trình du nhập, phát triển
của Phật giáo ở nước ta từ khởi nguyên đến các giai đoạn phát triển Ngô,
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và Nguyễn trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (1988),
phân tích rất chi tiết về những giai đoạn hình thành phát triển của Phật giáo
Việt Nam trên phương diện tư tưởng và các mốc lịch sử gắn với từng giai
đoạn, từng triều đại phong kiến và vai trò của nó đối với lĩnh vực văn hóa,
chính trị, xã hội và nhất là lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Thiền Uyển Tập Anh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu
Phật học, Nxb Văn học ấn hành (1990), trình bày về hành trạng và tư tưởng
của các Thiền sư thông qua các tông phái Thiền học từ thời kỳ Bắc thuộc,
Đinh, Lê, Lý, Trần. Công trình thể hiện hơi hướng kết hợp giữa văn học và
lịch sử được trình bày theo lối truyện kí và triết học, khúc triết, rõ ràng và dễ
theo dõi

Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), Bồ đề Tân Thanh
Nguyễn Đại Đồng, Nxb Văn học (2012). Nội dung phân tích về về Phật giáo
từ khi ra đời ở Ấn Độ, lan truyền sang Trung Hoa và đặc biệt đi sâu phân tích
các sự kiện tư tưởng, lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.

9


Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ
nước, do nhóm tác giả Nguyễn Hồng Dương và Thượng tọa Thích Thọ Lạc
(đồng chủ biên). Công trình tập hợp những bài viết của hội thảo đánh giá về
vai trò của Phật giáo Đại Việt dưới các triều đại Đinh và Tiền Lê.
Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội, là công trình đề cập đến những nội dung tư tưởng, lịch sử của đạo Phật
được truyền bá và phát triển ở Việt Nam.
Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Hùng Hậu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội (2002), phân tích những tư tưởng triết học Phật giáo
Ấn Độ và sự biểu hiện, những biến đổi, tiếp thu và phát triển trong các Thiền
sư Việt Nam. Các dòng phái triết học Phật giáo Việt Nam từ Tỳ Ni Đa Lưu
Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thời Lý đến Trúc Lâm Yên Tử thời Trần,
có sự điểm qua về Lâm Tế Tông, Tào Động tông ở Việt Nam…
Nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam:
Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam (1986) là chủ
đề hội thảo do Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học tổ chức và
được xuất bản, trình bày về các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, nội dung tư
tưởng thiền phái Phật giáo ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997) của Viện Triết học do
Nguyễn Tài Thư chủ biên, phân tích ảnh hưởng của các hệ tư tưởng tôn giáo
trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với lối sống, tư

tưởng và nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Phật giáo và văn hoá Việt Nam, của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội
(1999) cũng là tác phẩm làm sáng rõ về vai trò, mối quan hệ của Phật giáo đối
với văn hóa Việt Nam trên các lĩnh vực khác nhau từ văn hóa vật thể đến văn
hóa phi vật thể…
10


Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb Tp Hồ Chí Minh (1993);
Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng
tháng Tám (3 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1997, 1998); Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
(1975), là cụm công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của Trần
Văn Giàu đề cập đến hệ thống những giá trị truyền thống của dân tộc Viêt
Nam, trong đó tư tưởng Phật giáo được xem như một giá trị có lịch sử lâu đời
và ảnh hưởng rất lớn đến thang các giá trị truyền thống, đến lịch sử tư tưởng
của người Việt Nam.
Có một nền đạo lý ở Việt Nam, Nguyễn Phan Quang, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh (1996) phân tích được mối liên hệ và tác động qua lại của đạo
đức Phật giáo với đạo lý dân gian Việt Nam.
Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ
Bắc Bộ, Nguyễn Thị Bảy, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội (1997) là luận án
tiến sĩ được xuất bản thành sách chuyên khảo trình bày về văn hoá Phật giáo
và những ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Việt ở Hà Nội và
vùng đồng bằng Bắc Bộ;
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác cũng đề cập đến vấn đề
nghiên cứu này như Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quang, Nxb
Thuận hoá, Huế (1996), Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật, Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành (1995); Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc
con người, Thích Minh Châu; Phật giáo với dân tộc, Thích Thanh Từ, Thành

hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh (1995); Phật giáo Việt Nam với cộng đồng
dân tộc, Lê Cung, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
(1996) đều tập trung làm sáng tỏ những vấn đề khẳng định vị thế của Phật
giáo đối với lịch sử đất nước và con người Việt Nam.

11


Bên cạnh đó có nhiều hội thảo về chủ đề này: “Phật giáo nhập thế và
phát triển”, Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, (Nxb Tôn giáo
2008); “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (TP Hồ Chí Minh 1999);
“Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam
và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý” Học Viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001); “Chính sách của Nhà nước Việt Nam
đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số
nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và Chính phủ”
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2005); “Ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ” (Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2007)….
Gần đây cũng có nhiều luận án Tiến sĩ Triết học, Tôn giáo học, Văn
hóa học bảo vệ thành công về chủ đề đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo
đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: “Ảnh hưởng của những tư tưởng
triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam”
của Lê Hữu Tuấn (Hà Nội, 1999);“Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong
đời sống đạo đức của xã họi Việt Nam hiện nay”, của Tạ Chí Hồng (Hà Nội,
2004). “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức của con người
Việt Nam hiện nay”, Hoàng Thị Lan (Hà Nội, 2004). “Ảnh hưởng của văn
hoá tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay”, Lê
Văn Lợi (Hà Nội, (2008); “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến
đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Nguyễn Thị

Thúy Hằng (2015)…
Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, Triết học, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Phật học… cũng đề cập
đến vấn đề này: “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt
Nam”, Nguyễn Xuân Nghĩa, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2005, “Bàn
12


thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện
nay”, Lê Đức Hạnh, (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007); “Phật giáo
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, của Hòa
thượng Thích Thanh Tứ (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2006); “Nhận
diện để phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Đặng Văn Bài; “Ảnh hưởng của
“Tâm” trong Phật giáo đối với văn hoá tinh thần của người Việt Nam hiện
nay” của Ngô Thị Lan Anh, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008);
“Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay”,
Ngô Văn Minh (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2009), “Giáo lý Nghiệp
của Phật giáo với vấn đề đạo đức con người Việt Nam”, Nguyễn Thị Điệp,
(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8/2011); “Lễ hội Quán Thế Âm trong một
số ngôi chùa ở Bắc Bộ”, Phan Thị Lan Anh (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,
số 01/2014);…
Nghiên cứu về Phật giáo Hải Phòng là mảng tài liệu rất khan hiến. Hiện
chỉ có một số công trình:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố, Hội Khoa học Lịch sử và Nhà
xuất bản Hải Phòng phối hợp ấn hành tập 1 cuốn sách “Chùa cổ Hải Phòng”.
Cuốn sách dày 200 trang, mang tính chất giới thiệu về 50 ngôi chùa cổ ở
thành phố Hải Phòng. Đây đều là các công trình được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa, tôn giáo của thành phố.
Cuốn “Chùa Đỏ xưa và Nay” của Ngô Đăng Lợi, Nxb Tôn giáo (2002)

Giới thiệu về toàn bộ lịch sử và hệ thống thờ tự của ngôi chùa này. Tác giả có
viết: “Theo truyền ngôn, năm Mậu Tuất (1288) Hưng Đạo Vương khi đến
vùng An Dương để nghiên cứu trận thuỷ chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã
Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng, có đội hoả đầu quân ở chùa Linh Độ Tự lo
việc phục dịch ăn uống cho bộ chỉ huy chiến dịch. Chùa vốn là nơi am thanh
13


cảnh vắng, khi đội hoả đầu quân đến đóng, bếp luôn đỏ lửa. Do đó có tên dân
dã để nhớ đến kỷ niệm ngày Đức Thánh Trần trú quân ở đây”[105;tr.15].
Cuốn Hải Phòng di tích lịch sử văn hóa (1993) của Trịnh Minh Hiền,
Nxb Hải Phòng; giới thiệu về một số di tích chùa cổ Hải Phòng và đình đền,
danh thắng của Hải Phòng.
Ngoài ra còn một số tư liệu có đề cập đến các cơ sở thờ tự của Phật
giáo và tín ngưỡng và văn hóa, lịch sử ở Hải Phòng như: Du lịch văn hóa Hải
Phòng (2006) của Trần Phương, Nxb Hải Phòng; Di tích lịch sử Tràng Kênh
Thủy Nguyên Hải Phòng (2015) của Nguyễn Văn Mỹ, Nxb Hải Phòng; Quá
trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng (1987),
Ban Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng; Đảng bộ Hải Phòng
qua các kỳ đại hội (2000) của Đoàn Trường Sơn, Nxb Hải Phòng. Luận án
Tiến sĩ văn học Nghiên cứu văn bia Hải Phòng (2011) của Nguyễn Thị Kim
Hoa; Luận án Tiến sĩ văn hóa học Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Hải Phòng
(2011) của Trần Quốc Tuấn…
Khái quát về tình hình nghiên cứu về Phật giáo và những vấn đề liên
quan đến Phật giáo, Phật giáo ở Việt Nam cho thấy:
Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, lịch sử Phật giáo Việt Nam và vai trò
của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp cận lịch sử Phật giáo và
vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau.
Bên cạnh những nghiên cứu về lịch sử, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, triết

học, các học giả cũng chú ý nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như đề
cập đến các giá trị đạo đức, giá trị nghệ thuật, tư tưởng và giá trị thẩm mỹ và
những ảnh hưởng Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam, sự
dung hợp, hội nhập giữa Phật giáo với văn hóa Việt Nam...

14


Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Hải Phòng nói chung và tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Hải Phòng, đặc biệt sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Hải Phòng là mảng tư liệu còn ít và là khoảng trống để luận án này có
những đóng góp mới.
Chưa thấy có công trình nào bàn về sự dung hợp giữa Phật giáo với tín
ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế
thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận án tập trung
vào việc phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở
thành phố Hải Phòng hiện nay.
1.1.2. Tư liệu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong phần tình hình nghiên cứu đề tài này, luận án chỉ xin nêu một số
tác phẩm của một số tác giả trong nước viết về tín ngưỡng thờ Mẫu.
Các tư liệu nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu được dịch ra từ văn tư Hán
Nôm có thể kể đến như Vân Cát Lê gia ngọc phả; Truyền kỳ tân phả; Vân
Cát thần nữ cổ lục …,
Tư liệu Quốc ngữ và chữ Pháp về tín ngưỡng Mẫu như Nam Hải dị
nhân (Phan Kế Bính); Truyện thần nữ Vân Cát (Thiên Đình hay Nam
Phong); Sự tích Liễu Hạnh công chúa (Trọng Hối, 1959); Leculte des
immortels (Nguyễn Văn Huyên, 1944)….
Trong những thập kỉ gần đây có thể kể đến các công trình nghiên cứu
chuyên biệt về tín ngưỡng Mẫu như:
Đặng Văn Lung với hai tác phẩm: Tam Tòa Thánh Mẫu, (1991), Nxb

Văn hóa dân tộc, Phân tích những yếu tố và màu sắc dân gian về Thánh Mẫu
Liếu Hạnh và quá trình hình thành, đặc điểm của Tam Tòa Thánh Mẫu trong
đời sống tâm linh người Việt Nam; Văn hóa Thánh Mẫu (2004), đề cập
nhiều tư liệu về các “Mẫu” được viết dưới góc độ văn hóa, văn học và lịch sử
chứ chưa xét dưới góc độ tín ngưỡng và tôn giáo.

15


Ngô Đức Thịnh với Đạo Mẫu ở Việt Nam (2 tập, 1996); Đạo Mẫu và
các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á (2004)
phân tích và nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam về lịch sử, hệ thống
thờ tự và các bài Chầu văn của các giá đồng do tác giả sưu tầm và biên soạn.
Nguyễn Đăng Duy với Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
(2001), đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu, những vấn đề cơ bản của tín ngưỡng
thờ Mẫu, hiện tượng Mẫu Liễu Hạnh, nghi lễ hầu đồng, không gian thờ Mẫu,
ở ba miền Bắc, Trung và Nam. Tác giả nhận định:
Như vậy, có thể nói được rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt
(Kinh) hay ở Việt Nam, khởi đầu gắn với con người còn cư trú trên các
miền rừng núi. Có nghĩa là tín ngưỡng thờ Mẫu khởi nguyên từ miền
rừng núi, thờ Mẹ Cây (sau này gọi Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn lâm),
rồi theo dòng lịch sử, dần đi xuống trung du, đồng bằng, bổ sung thêm
những Mẫu khác [32, tr.159-160].
Khi xem xét dấu ấn Phật giáo trong hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh,
tác giả phân tích và khẳng định:
"Từ Phật giáo mà họ cho Mẫu Liễu luân hồi hóa kiếp mấy lần, hay
như Mẫu Liễu được Phật bà quan âm cứu thoát khi bị mắc mưu sa lưới,
trong lúc chiến đấu ác liệt với Nội đạo Trần Toàn, hay Mẫu Liễu hóa là
một bà già, chữa thuốc cứu độ chúng sinh" [32, tr.176].
Như vậy, ta thấy ít nhiều tác giả đã đề cập đến sự dung hợp các tôn

giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, trong đó có Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.
“Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”,
tác giả Chu Quang Trứ (2000) có bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng
còn sơ sài, tác giả giới thiệu dàn đều bốn loại hình tín ngưỡng chủ yếu tại
Việt Nam.

16


Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á xuất bản năm 2000, tái bản năm
2003 của Trương Sĩ Hùng (chủ biên), trong đó có bài viết: Thờ Mẫu Việt
Nam một tín ngưỡng điển hình ở Đông Nam Á. Tác giả giới thiệu về lễ hội
thờ Mẫu và bước đầu đưa ra kết luận tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mang
sắc thái điển hình ở Đông Nam Á.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Miền Trung, Phân viện Nghiên cứu Phật học
Huế, do Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) lại một lần nữa khẳng định về tục thờ
Mẫu và diễn trình của tục thờ Mẫu, các tác giả đi sâu vào các nữ thần ở Miền
Trung, đặc biệt là Thần Nữ YANA.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh (2001), có viết về
các tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay, trong đó có cả tín ngưỡng thờ
Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, nhưng không nghiên cứu sâu từng loại
hình tín ngưỡng mà chỉ nêu khái quát từng loại hình tín ngưỡng dân gian
mà thôi.
Lễ hội dân gian ở Nam bộ, Trương Quốc Thắng (2003), có bài viết: Lễ
hội thờ Mẫu - Nữ thần nguyên gốc từ sinh hoạt dân gian Bắc Bộ. Tác giả chủ
yếu giới thiệu con đường đưa tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc vào miền Nam
như thế nào?.
Cũng trong năm 2003, tác giả Nguyễn Chí Bền viết cuốn Văn hóa dân
gian những phác thảo, cuốn sách này tác giả đề cập đến tục thờ Mẫu của
người Việt nhưng ở vùng Nam Bộ.

Năm 2005, cuốn sách Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt
Nam do Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam, nhưng chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu và một số đặc điểm của tín
ngưỡng thờ Mẫu, chưa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò…của tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam.

17


Năm 2005, Mai Thanh Hải là tác giả cuốn sách Tìm hiểu tín ngưỡng
truyền thống Việt Nam. Tác giả đưa ra quan điểm thờ Mẫu ở Việt Nam có
cội nguồn bản địa và thờ Mẫu bắt nguồn từ triết lý nhân sinh.
Cuốn Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị của Nguyễn Ngọc Mai (2013),
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu về nghi lễ lên
đồng với tư cách là một hiện tượng văn hóa phức tạp ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu về: Phần I. Nghi lễ lên đồng và
lịch sử phát triển: Nghi lễ lên đồng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lịch
sử và sự phát triển; Nghi lễ lên đồng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và mối quan
hệ với các tôn giáo khác trong khu vực; Nghi lễ lên đồng hầu bóng với tín
ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ; Hiện tượng lên đồng ở châu thổ
Bắc Bộ từ đổi mới đến nay và những tác động của nền kinh tế thị trường;
Trang phục trong nghi lễ lên đồng. Phần II gồm: Đời sống tâm, sinh lý các
căn đồng hiện nay; Nghi lễ lên đồng hầu bóng và sự chuyển đổi nhận thức về
tâm linh tôn giáo của các căn đồng hiện nay; Nghi lễ lên đồng hầu bóng,
những giá trị về y học; Ý nghĩa xã hội, vai trò của nghi lễ lên đồng hầu bóng
ở đồng bằng Bắc Bộ.
Bên cạnh đó còn có nhiều cuộc hội thảo khoa học về tín ngưỡng thờ
Mẫu: Hội thảo Quốc tế "Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, Hà Nội,
năm 2001; “Lễ hội Đền Cờn – Tục thờ Tứ vị Thánh Nương với văn hóa
biển ở Việt Nam” (2009); “Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và văn

hóa – Bản sắc và giá trị” (năm 2012);…
Ngoài ra, có nhiều bài báo đăng tải trên các tạp chí: Nghiên cứu Tôn
giáo, Công tác tôn giáo, Triết học: Nguyễn Minh San “Đạo Mẫu ở nước ta –
nhìn từ hệ thống đền miếu và thần tích”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.42-47,
1992; Phạm Quỳnh Phương “Khát vọng của người phụ nữ Việt Nam qua
truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, Số

18


×