Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Sự dung thông giữa phật giáo với tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam thời kỳ đầu du nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.36 KB, 97 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG




SỰ DUNG THÔNG GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU DU NHẬP





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học





Hà Nội – 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG


SỰ DUNG THÔNG GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU DU NHẬP


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã ngành: 60 22 90



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Tuấn



Hà Nội – 2013


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………… … 3
2. Tình hình nghiên cứu luận văn ……………………………………………… 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn…………………………………… … 6
3.1. Mục đích……………………………………………………………… … 7
3.2. Nhiệm vụ…………………………………………………………………….7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn…………………………. … 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… … 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn……………… … 7
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn………………………. … 8
7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………… … 8
NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội và diện mạo của Phật giáo Việt Nam từ
thế kỉ I – TCN đến thế kỷ VI……………………………………. …………….9
1.1. Tình hình kinh tế……………………………………………………………9
1.1.1. Nông nghiệp………………………………………………………… … 9
1.1.2. Thủ công nghiệp…………………………………………………… ….10
1.1.3. Giao thông vận tải và thương mại………………………………… ….12
1.2. Tình hình chính trị - xã hội…………………………………………. … 13
1.2.1. Về xã hội………………………………………………………….… … 13
1.2.2. Tinh thần chống giặc ngoại xâm………………………………… 15
1.3. Tình hình văn hóa - tư tưởng…………………………………………… 17
1.3.1. Tình hình tư tưởng tôn giáo bản địa……………………………… … 17


2
1.3.2. Tình hình du nhập của các hệ tư tưởng – tôn giáo nước ngoài….… … 29
1.4. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ I – TCN
đến thế kỷ VI……………………………………………………… ……… 34
1.4.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam……………………………… 34

1.4.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ I – TCN đến thế kỷ
VI…………………………………………………………………….………….38
Chương 2: Sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian Việt
Nam…………………………………………………………………….……….45
2.1. Sự dung thông giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… … 45
2.1.1. Nguồn gốc ra đời và nội dung của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…………45
2.1.2. Quá trình dung thông của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên………………………………………………………… …………………51
2.2. Sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu………… … 66
2.2.1 Nguồn gốc ra đời và nội dung của tín ngưỡng thờ Mẫu……….…… … 66
2.2.2. Quá trình dung thông của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu….……….70
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….… … 89










3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên, qua nhiều con
đường với các trường phái khác nhau, đạo Phật đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ
vào quần chúng nhân dân, gắn bó tự nhiên với sinh hoạt của cộng đồng dân cư
Việt. Đạo Phật không bị biến chất hay đánh mất tinh túy giáo thuyết chủ đạo, mà

trên cơ sở đó, đã tìm cách kết hợp, hòa trộn với các tín ngưỡng bản địa Việt
Nam, trở thành Phật giáo Việt Nam với bản sắc riêng.
Theo chân các thương nhân và tăng sĩ, Phật giáo truyền bá vào Giao Châu
bằng con đường hòa bình. Văn hóa - lối sống - giáo lí căn bản của đạo Phật khá
gần gũi với đạo lí - lối sống - phong cách tư duy của người Việt cổ cho nên ngay
từ đầu Phật giáo nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong đời sống xã hội, trong
tình cảm của người nông dân Việt. Trước khi Phật giáo du nhập vào, Việt Nam
đã có hệ thống tín ngưỡng khá phong phú, đa dạng. Người Việt thờ thần núi,
thần sông, thần mặt trời, thần sấm sét, thần cây cỏ,… sau đó thờ thêm tổ tiên,
ông bà, cha mẹ, thổ công, các vị anh hùng dân tộc, Với tinh thần “Tùy duyên
nhi giáo” (tùy theo điều kiện mà có những biện pháp giáo hóa thích hợp), Phật
giáo nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng bản địa, Phật giáo hóa tín ngưỡng bản
địa và bản địa hóa Phật giáo. Người Việt dùng văn hóa - tư tưởng Phật giáo làm
vũ khí tinh thần chống lại sự thống trị - nô dịch tinh thần bằng Hán Nho của kẻ
thù phương Bắc.
Một trong những biểu hiện của sự hòa nhập và dung hội của Phật giáo với các
tín ngưỡng bản địa là tục thờ Mẹ hay tục thờ Nữ thần, một tục thờ cúng thần của
nền văn minh nông nghiệp nhiệt đới, gió mùa và lấy việc trồng lúa làm lẽ sống
chính.


4
Tìm hiểu sự dung thông của Phật giáo với tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời
kỳ đầu du nhập không những góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của đạo Phật du
nhập vào Việt Nam ở thời kỳ đầu, mà còn có một ý nghĩa hết sức thiết thực là
góp phần vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại ngày
nay. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, một mặt đã và đang đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ về
vật chất, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn
những giá trị đạo đức tốt đẹp của loài người nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt
Nam và sự dung thông của nó với các tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam là
một vấn đề tuy không còn mới nhưng hết sức cần thiết, vì giờ đây, chúng ta có
điều kiện hơn để nhìn nhận lại quá trình này như một trong những con đường
văn hóa Việt Nam lưu giữ bản sắc riêng. Việc giữ gìn bản sắc riêng trong điều
kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải rà
soát lại vốn văn hóa của dân tộc ta để tạo cơ sở cho việc tìm ra những quy luật và
phương thức bảo tồn. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Sự dung thông giữa Phật
giáo với tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam thời kỳ đầu du nhập” làm đề tài luận
văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay, được truyền
bá vào Việt Nam từ rất sớm. Do đó, việc nghiên cứu về Phật giáo nói chung rất
đa dạng. Có thể chia các công trình nghiên cứu về Phật giáo theo 2 loại sau:
Thứ nhất, về lịch sử Phật giáo. Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên
cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và giai đoạn Phật giáo Việt Nam từ
thế kỉ I - TCN đến thế kỷ VI, tiêu biểu như: tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Việt


5
Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, xuất bản năm 1988; tác phẩm “Lược sử Phật
giáo Việt Nam” của Thích Minh Tuệ, ấn hành năm 1993; tác phẩm “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam, từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế” của tác giả Lê Mạnh Thát,
xuất bản năm 1999; tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang,
tái bản năm 2000.
Như vậy, phần lớn các tác phẩm trên đều là những tác phẩm đã khai thác
một cách hệ thống về sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Tuy
nhiên, mỗi một tác giả có góc độ xem xét lịch sử Phật giáo Việt Nam khác nhau,
vì vậy, có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vai trò, ảnh hưởng của Phật
giáo Việt Nam trong xã hội.

Thứ hai, về những đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa, xã hội Việt
Nam. Trong khoảng thời gian hơn 2000 năm du nhập và phát triển, Phật giáo đã
để lại nhiều dấu ấn cho dân tộc ta, từ tín ngưỡng cho đến văn hóa, phong tục tập
quán, từ tư tưởng cho đến tình cảm, lối sống, từ văn học nghệ thuật cho đến kiến
trúc, Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: tác phẩm
“Phật giáo với văn hóa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy, xuất bản năm
1999; Tác phẩm “Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, tập 1” của tác giả Lê
Mạnh Thát, xuất bản năm 2001;
Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các vấn đề về
ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa, xã hội Việt Nam dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Về sự dung thông của Phật giáo với tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam có các
công trình: Luận văn TH.S “Sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt”của tác giả Phan Nhật Trinh; Luận văn TH.S “Tìm hiểu mối


6
quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ”
của tác giả Phan Thị Kim;
Ngoài ra, còn một số bài báo, tạp chí như:
- Phan Đại Doãn - Lê Văn Mỹ, Phật giáo dân gian vùng Dâu (Hà Bắc), Tạp chí
văn hóa dân gian, số 1- 1987.
- Nguyễn Quang Lê - Tìm hiểu mối quan hệ giữa lễ hội cổ truyền với Phật giáo
qua tín ngưỡng dân gian, Tạp chí nghiên cứu văn hóa dân gian, số 4 - 1992;
- Hoàng Thị Lan với bài viết “Phật giáo với lễ hội dân gian vùng đồng bằng
trung du Bắc Bộ”, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 6 - 2000;
- Đức Thiện - Tín ngưỡng thờ tứ pháp - hiện tượng tiếp biến văn hóa Ấn Độ, số
6 - 2002.
- Nguyễn Thị Minh Ngọc - Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo
Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 8 - 2008.

- Nguyễn Hữu Thụ - Đôi điều về sự tiếp xúc giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ
mẫu qua truyền thuyết Phật mẫu Man Nương và Thánh mẫu Liễu Hạnh, Tạp chí
nghiên cứu Tôn giáo, số 4 - 2009.
v…v…
Như vậy, có thể thấy, Phật giáo Việt Nam là một đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề sự dung thông giữa Phật giáo với tín
ngưỡng cổ truyền Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về
mối quan hệ qua lại giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống tạo nên sự dung
thông giữa chúng. Do đó, luận văn này sẽ định hướng nghiên cứu làm rõ hơn sự
dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam thời kì đầu du
nhập.



7
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu sự liên hệ qua lại, xâm nhập vào nhau giữa
Phật giáo với tín ngưỡng cổ truyền ở thời kỳ đầu du nhập, nhằm hiểu rõ hơn cơ
chế và phương thức dung thông, cũng như các biểu hiện của sự dung thông đó.
3.2. Nhiệm vụ
- Luận văn nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam nói chung và của tôn giáo
nói riêng ở thời kì Phật giáo du nhập vào.
- Luận văn kế thừa các nghiên cứu được xem là hợp lý để bàn về sự du nhập
của Phật giáo vào Việt Nam trên cơ sở phân tích các giáo lý và tư tưởng cơ bản
làm cơ sở cho sự dung thông.
- Khảo sát trực tiếp sự dung thông của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu trong thời kỳ đầu du nhập, rút ra những đặc trưng của
sự dung thông đó. Từ đó, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời
sống người Việt.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự du nhập và dung thông của Phật giáo với một số tín ngưỡng truyền
thống của Việt Nam: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự dung thông giữa Phật giáo với một số tín ngưỡng
truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đầu du nhập (từ thế kỷ I - TCN đến năm
544): tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu trong phạm vi người Việt
ở vùng châu thổ Bắc Bộ.



8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn: dựa trên nền tảng lý luận là quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu gồm:
- phương pháp lôgic - lịch sử
- phương pháp phân tích - tổng hợp
- phương pháp hệ thống hóa - so sánh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về sự du nhập của Phật giáo vào Việt
Nam và sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng cổ truyền thời kỳ đầu du
nhập.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập.
7. Kết cấu cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm có 2 chương và 6 tiết.













9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DIỆN MẠO CỦA PHẬT
GIÁO VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ I TCN ĐẾN THẾ KỶ VI
1.1. Tình hình kinh tế
1.1.1. Nông nghiệp
Theo những phát kiến của ngành khảo cổ học thì người Việt cổ biết làm
nông nghiệp từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ III - TCN. Bên cạnh lúa hóa thạch các
nhà khảo cổ học còn phát hiện những công cụ để phát triển ngành nông nghiệp
như lưỡi cày, rìu đá, cuốc đá, …
Cơ sở kinh tế thời kỳ này là nông nghiệp với tàn dư của nông cụ đá (rìu,
cuốc đá), gỗ (mai, vồ ), nhiều công cụ đồng thau (lưỡi cuốc, cày, xẻng, rìu,
hái ) và một số nông cụ sắt. Lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo. Trong thời kỳ
Bắc thuộc, đồ sắt được sử dụng ngày càng nhiều vào sản xuất.
Cùng với việc sử dụng rộng rãi công cụ sản xuất bằng sắt, kỹ thuật dùng
trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp cũng ngày càng phổ biến, nhờ thế mà
diện tích đất trồng trọt được mở rộng, các công trình thủy lợi có điều kiện phát
triển.
Các công trình thủy lợi như đắp đê sông và đê biển được tiến hành bên
cạnh một số kênh ngòi được đào phục vụ cho nông nghiệp.

Người Việt bắt đầu biết áp dụng thâm canh tăng năng suất. Trải qua quá
trình tăng vụ, chuyển vụ, người Việt đã biết trồng lúa 2 mùa trong 1 năm từ rất
sớm. Các sách sử Trung Quốc thời kỳ này đều gọi lúa chín 2 mùa là lúa Giao
Chỉ.
Tất cả những điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc tăng năng suất
lúa, “Đầu thời Bắc thuộc, triều Tây Hán phải trở thóc gạo vào Giao Chỉ để cung


10
cấp cho bọn quan lại đô hộ và quân lính chiếm đóng, thì đến thời Đông Hán, số
thóc thuế mà chính quyền đô hộ đã vơ vét được của nhân dân Giao Chỉ lên tới
13.600.000 hộc, tương đương 272.000 tấn thóc” [50; 70]
Bên cạnh cây lúa, nhân dân ta còn trồng nhiều loại hoa màu và các loại
cây có củ khác như khoai, đậu, sắn. Ở mỗi vùng đất, tùy theo khí hậu, thổ
nhưỡng, người Việt ta còn trồng nhiều loại cây ăn quả như nhãn, vải, chuối, khế,
cam, …
Bên cạnh đó, người Việt còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay,
gai để có cái mặc. Việc trồng dâu nuôi tằm gắn liền với nghề nông truyền thống
lâu đời và nghề ươm tơ dệt lụa. Người Việt còn biết trồng trọt và khai thác một
số loại cây để làm thuốc, cây lấy gỗ. Bên cạnh nghề làm ruộng là nghề chăn nuôi
trâu, bò, chó, lợn, gà, … và nghề làm vườn.
Mặc dù nền kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhưng do
chính sách bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ và bộ máy quan lại đã làm cho
đời sống của nhân dân ta thời kỳ này hết sức khốn đốn.
1.1.2. Thủ công nghiệp
Ngành thủ công nghiệp được manh nha và tách ra một cách riêng biệt
trước thời kì Bắc thuộc. Nghề rèn sắt, đúc đồ đồng, chế tạo thủy tinh, … cũng
như các ngành nghề thủ công khác đã phát triển trước khi bọn phong kiến
phương Bắc thiết lập quyền thống trị.
Sau khi bị ách thống trị của các thế lực phong kiến ngoại bang, các ngành

thủ công nghiệp đã có những chuyển biến mới.
Kỹ thuật rèn sắt phát triển hơn trước Công nguyên. Công cụ sắt có nhiều
loại đa dạng như rùi, mai, cuốc, dao, vũ khí và một số đồ dùng trong sinh hoạt


11
gia đình. Nghề làm đồ gốm phát triển, nhiều loại đồ dùng trong nhà như nồi đất,
vò , bình, bát, đĩa, … được sản xuất ngày càng nhiều.
Nghề dệt vải, lụa là những nghề thủ công trong gia đình phổ biến ở nhiều
địa phương. Các nghề mộc, đan, lát, xây dựng nhà cửa cũng có bước phát triển
đáng kể.
Việc khai thác vàng, bạc, châu, ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh. Các
loại đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế, chủ yếu nhằm phục
vụ cho nhu cầu của tầng lớp thống trị và quý tộc.
Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với nước ngoài, nhân dân ta đã
tiếp thu một số kĩ thuật công nghệ của các nước, làm nảy sinh thêm một số nghề
thủ công mới như nghề làm giấy, nhất là sản xuất được giấy trầm hương, “lái
buôn Trung Quốc đã mua giấy trầm hương ở nước ta đem về Trung Quốc. Vua
nhà Tấn (cuối thế kỷ III) đã sai các quan lại Trung Quốc dùng giấy này để chép
lại các sách Xuân Thu và Kinh truyện để dâng vua” [50; 71].
Từ thế kỉ IV, trên cơ sở tiếp thu kĩ thuật chế tạo thủy tinh của Ấn Độ và
một số nước khác, người Việt đã thổi được những bình, bát bằng thủy tinh với
nhiều màu sắc.
Các nghề thủ công khác như sơn the, nấu rượu, làm cối, khánh, đóng
thuyền, nghề xây dựng chùa chiền, đền đài cũng khá phát triển.
Người Việt biết dùng mía nấu mật làm đường, gọi là thạch mật. Lúc đó
người Trung Quốc chưa biết làm đường bằng mía nên thạch mật của Giao châu
trở thành cống phẩm quý cho triều đình nhà Hán.
Sự phát triển thủ công nghiệp của Việt Nam thời kỳ này cũng bị kìm hãm
do tác động của các triều đại cai trị phương Bắc. Họ bắt nhiều thợ thủ công giỏi



12
về phục vụ xây dựng tại kinh đô khiến lực lượng sản xuất nghề này bị ảnh hưởng
nhiều.
1.1.3. Giao thông vận tải và thương mại
Từ khi nhà Hán chinh phục Nam Việt, người Việt tham gia hoạt động
thương mại nhiều hơn so với trước, do tác động của các thương nhân người Hán.
Điểm xuất phát của các thương nhân người Hán từ phương Bắc, khi đi và về đều
qua Nhật Nam mua bán thổ sản sau khi vòng qua trao đổi hàng ở các quốc gia
ngoài biển. Việc buôn bán ở phương Đông thời Tây Hán đã phát triển. Do có vị
trí thuận lợi và phong phú sản phẩm nhiệt đới, Giao Chỉ trở thành một trạm quan
trọng về giao thông biển với các nước phía Nam ngoài biển.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế (nông nghiệp và thủ công nghiệp) đã góp
phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển hơn trước. Mặt khác, sự
phong phú về tài nguyên và nhiều đặc sản của vùng nhiệt đới đã thu hút nhiều lái
buôn nước ngoài đến nước ta làm cho việc buôn bán ở Việt Nam thời Bắc thuộc
thêm phát triển.
Việc vận chuyển cống phẩm, thuế khóa thu được ở nước ta về Trung Quốc
đã thúc đẩy chính quyền đô hộ chăm lo đến việc sửa chữa, xây đắp đường sá,
dẫn đến sự thông thương giữa các quận trong nước và giữa nước ta với Trung
Quốc.
Cuối thế kỉ I, con đường dọc sông Thương sang Trung Quốc được xây
đắp. Từ trung tâm Luy Lâu, Long Biên có đường thủy ngược xuôi các ngả nối
liền các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc với các đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nhiều con đường bộ liên vùng theo các hướng Tây - Tây nam - Đông bắc và
Nam - Tây nam - Bắc - Đông bắc gặp nhau ở trung tâm Luy Lâu và nhiều đường


13

thủy, đường biển được mở mang càng làm cho việc buôn bán trong và ngoài
nước phát triển.
Các thư tịch cổ Trung Quốc nói rằng các nước phương Nam và phương
Tây muốn đến Trung Quốc đều phải đi theo con đường Giao Chỉ. Từ thời Nhà
Hán, thuyền buôn các nước Java, Myanma, Ấn Độ, Parthia (Ba Tư), La Mã đều
qua Giao Chỉ và coi đây là như một trạm dừng chân quan trọng để đến Trung
Quốc. Sang thời Nam Bắc triều, thuyền các nước này và các tiểu quốc bờ biển
Sumatra, Sri Lanka… đều qua lại buôn bán với các quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển ngoại thương chỉ làm giàu thêm cho bọn đô hộ,
nhân dân bản địa càng phải chịu thêm ách lao dịch, bót lột nặng nề.
Việc buôn bán ở Giao Châu hầu hết do người Hoa khống chế. Các triều
đại Trung Quốc cũng có chính sách đánh thuế thương mại với các tàu thuyền
buôn của nước ngoài rất nặng.
Nhưng sự phát triển quan hệ giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong nước
(ở Giao Châu) và giữa Giao Châu với các nước xung quanh đã có tác dụng nhất
định trong việc kích thích nền kinh tế ở Giao Châu phát triển; đồng thời, nó cũng
góp phần quan trọng cho việc giao lưu văn hóa - tôn giáo.
1.2. Tình hình chính trị - xã hội
1.2.1. Về xã hội
Trước khi bị các triều đại phương Bắc xâm lược và đô hộ, xã hội Âu Lạc
đã có sự phân hóa đẳng cấp giữa tầng lớp quý tộc và nhân dân công xã, giữa
người giàu và kẻ nghèo, là một trong những cơ sở kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra
đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.


14
Từ khi bị Triệu Đà và các triều đại khác ở phương Bắc xâm lược và đô hộ,
đất nước Văn Lang - Âu Lạc đã bị nô dịch, biến thành quận, huyện của phong
kiến Trung Quốc, nhà nước Việt cổ với thiết chế xã hội là chế độ lạc tướng đã bị

xóa bỏ.
Quan hệ xã hội bao trùm trong suốt thời kì Bắc thuộc ở nước ta thời bấy
giờ là quan hệ giữa kẻ thống trị ngoại tộc (chính quyền đô hộ) và toàn thể nhân
dân lao động nước ta. Về danh nghĩa, tất cả ruộng đất của nước Âu Lạc đều
thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước đô hộ. Người dân phải nộp tô thuế, đi
lao dịch cho chính quyền ngoại bang. Chính sách bóc lột nặng nề của chính
quyền và bọn quan lại đô hộ đã làm cho nhân dân ta nghèo đói, khốn khổ. Một
thực trạng xã hội dưới thời Bắc thuộc rất đáng chú ý là sự di dân từ phương Bắc
sang nước ta ngày càng nhiều.
Các triều đại phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành các châu, quận
để dễ cai trị.
Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt hình thành từ sự phân hóa xã
hội thời Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục tồn tại và phát triển ngày càng mở rộng thế
lực kinh tế, dù bị chính quyền đô hộ chèn ép, khống chế.
Do hậu quả của chế độ công phú, tô thuế nặng nề, chiến tranh tàn phá,
ruộng đất công bị cường hào chiếm đoạt, nhiều thành viên công xã người Việt bị
phá sản, phải rơi xuống thân phận làm nô tì cho các nhà quyền quý hay trở thành
nông dân lệ thuộc, thuộc hạ của địa chủ quan lại địa phương.
Bên cạnh sự tồn tại phổ biến của làng xã, người Việt vẫn giữ được tính tự
trị. Thời kỳ này đã xuất hiện một số đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại
ấp của quan lại địa chủ gốc Hán, cũng như một số thị trấn và xóm làng của người
Hoa. Sự gia nhập của người Hoa không chỉ làm tăng thêm dân số mà còn đưa


15
thêm văn hóa Hán vào xã hội Việt. Trái lại, do sinh sống lâu đời giữa một cộng
đồng cư dân có sức sinh tồn mạnh mẽ mà số người Hoa di cư sang Việt Nam
cũng dần dần Việt hoá, hòa nhập vào cộng đồng cư dân Việt.
Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt có ảnh hưởng lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội trong dân chúng, song lại bị chính quyền đô hộ chèn ép nên có

nhiều mâu thuẫn với quan lại, chính quyền đô hộ của ngoại bang. Họ chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân chúng, trở thành thủ lĩnh các
phong trào đấu tranh đó và qua đấu tranh mà ý thức dân tộc của họ càng được
bồi bổ, trưởng thành. Họ dần dần trở thành người đại diện cho phong trào dân
tộc, đứng ra tổ chức, tập hợp lực lượng vùng lên lật đổ chính quyền đô hộ, giành
lại nền độc lập.
Trong suốt mấy thế kỷ, hầu như không có thế kỷ nào là không có khởi
nghĩa của nhân dân, không một lúc nào bọn đô hộ phương Bắc được “ăn ngon,
ngủ yên”. Phong trào đấu tranh của nhân dân đang chuyển dần vai trò lãnh đạo
từ các quý tộc bộ lạc cũ sang các hào trưởng. Vào giữa thế kỷ VI, phong trào
khởi nghĩa nhân dân đã tiến lên cao trào, làm nổ ra cuộc khởi nghĩa Lý Bí dẫn tới
việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân. Đây là một cột mốc lớn, một đột phá hết sức
quan trọng trong lịch sử hơn nghìn năm chống Bắc thuộc của nhân dân ta.
1.2.2. Tinh thần chống giặc ngoại xâm
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, trong vòng hơn 200 năm không ghi nhận
một cuộc nổi dậy chống đối đáng kể nào của người Việt. Chỉ có những cuộc
chống đối quy mô tương đối nhỏ, giết quan lại nhà Hán trong nhiều năm đã
khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ Kinh Sở (Hoa Nam) xuống trấn áp,
nhưng không đủ mạnh để đuổi người Hán.


16
Năm 40, do sự tàn bạo của thái thú Tô Định (trấn trị từ năm 34), hai chị
em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi dậy chống sự cai trị của nhà Hán. Tô Định
bỏ chạy về Trung Quốc, Hai Bà Trưng xưng vương, xác lập quyền tự chủ của
người Việt. Thời Bắc thuộc lần nhất chấm dứt.
Tiếp nối cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân ta nhiều lần đứng lên
cầm vũ khí chống quân thù. Cho đến trước khởi nghĩa Lý Bí (542), không thế kỷ
nào chính quyền đô hộ không bị những cuộc nổi dậy của nhân dân ta làm cho
“thất điên bát đảo”. Nhiều Thứ sử như Chu Ngung, Chu Phù, Đặng Toàn bị giết.

Tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu quật khởi đó là các cuộc khởi nghĩa của
Chu Đạt ở Cư Phong thuộc quận Cửu Chân (157 - 160), của Lương Long ở Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (178 - 181), của Khu Liên ở Tượng Lâm (190 - 192),
của Bà Triệu ở Cửu Chân (248), của anh em Lý Trường Nhân ở Giao Châu (468
- 485), …
Trong khoảng thời gian bọn thống trị phương Bắc đặt ách thống trị lên
nhân dân ta, chúng đã gặp phải sự chống trả hết sức quyết liệt, lâu dài và bền bỉ
của nhân dân ta. Hầu như trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ Bắc thuộc, hầu
như bất cứ năm nào cũng có những cuộc nổi dậy với các hình thức đa dạng,
phong phú, với nhiều thành phần tham gia. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều lần
lượt bị đàn áp, dìm trong bể máu, nhưng qua đó đã nhen lên lòng tự hào dân tộc,
ý thức độc lập, tự chủ, kiên cường của nhân dân ta. Đồng thời, làm tiền đề cho
cuộc khởi nghĩa lớn sắp sửa nổ ra là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí.
Từ năm 505, nhà Lương trực tiếp cai trị nước ta. Dưới ách thống trị của
nhà Lương, nhân dân ta phải chịu hàng trăm thứ thuế, đời sống nhân dân vô cùng
cực khổ. Trước cảnh nước mất nhà tan, Lý Bí, một viên quan nhỏ của nhà Lương
đã đứng lên chiêu mộ nhân dân khởi nghĩa. Ông cùng Tinh Thiều và cha con tù


17
trưởng Chu Diên là Triệu Túc, và các tướng lĩnh Phạm Tu, Triệu Quang Phục
dựng cờ khởi nghĩa năm 542, nhân dân và hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
Sau ba tháng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Nghĩa quân đã làm
chủ được đất nước.
Mùa xuân năm 543, vua Lương sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, thứ
sử Tân Châu là Lưu Tử Hùng đem quân sang đánh một lần nữa. Cuộc chiến đấu
diễn ra rất ác liệt, quân Lương bị tiêu diệt, nghĩa quân đã bảo vệ được thành quả
của cuộc khởi nghĩa. Lý Bí bắt tay vào xây dựng chính quyền tự chủ. Năm 544,
Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, lấy hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước
là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch.

Khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời của nước Vạn Xuân đã đánh dấu một bước
trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
1.3. Tình hình văn hóa - tƣ tƣởng
1.3.1. Tình hình tư tưởng tôn giáo bản địa
Trong cuộc sống của mình, con người ở thời kỳ đầu chưa thể hiểu được
các hiện tượng tự nhiên, không biết được qui luật vận động và biến đổi của tự
nhiên nên họ đã cho tất cả các hiện tượng ấy đều do thần linh tạo ra. Cho nên họ
đã thờ cúng thần linh, cầu mong sự che chở của thần linh.
Tín ngưỡng không phải là một cái gì thần bí, siêu nhiên mà chỉ là một hiện
tượng xã hội, dùng để chỉ hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội, là “sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng liêng và những
giáo lý của một tôn giáo”. Tín ngưỡng là sự phản ánh sai lệch tồn tại xã hội, là
“sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ”.


18
Tín ngưỡng dân gian là một niềm tin chỉ mang màu sắc tôn giáo, nó cũng
có niềm tin vào lực lượng siêu nhiên bên ngoài chi phối cuộc sống con người, nó
cũng được thể hiện ra bên ngoài dưới những hành động lễ nghi, thờ cúng. Về
thực chất, tín ngưỡng dân gian tuy mang tính chất huyền hoặc, nhưng khác với
tôn giáo, nó vẫn gắn bó mật thiết với những sự kiện bình thường của cuộc sống,
với những nguyện vọng thiết thực và cụ thể của nhân dân, nguyện vọng gửi gắm
ở lời cầu mong thần linh phù hộ cho đất nước bình yên, mùa màng sung túc, xóm
làng hòa thuận, gia đình hạnh phúc.
Tín ngưỡng dân gian thường được biểu hiện trong văn hóa dân gian,
phong tục, tập quán, mà rõ nét nhất là trong văn hóa lễ hội. Do vậy, tín ngưỡng
dân gian ở mỗi vùng, mỗi địa phương là khác nhau.
Tín ngưỡng dân gian là một loại hình sinh hoạt tinh thần đã ra đời và phát
triển rộng khắp trong các cộng đồng dân cư. Ngay từ khi xã hội loài người xuất

hiện thì tín ngưỡng dân gian đã bắt đầu phôi thai.
Hơn nữa, sự bất công, bất bình đẳng trong đời sống xã hội đã khiến nhiều
người phải chịu cảnh khốn cùng, khổ đau, lo âu và sợ sệt. Trước tình cảnh ấy, họ
không còn cách nào khác là cầu xin sự ban ơn, cứu vớt và sự che chở của các lực
lượng siêu nhiên, của thần linh. Chính vì thế mà tín ngưỡng cổ đã thành hình.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân Việt Nam
có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Tín ngưỡng Việt
Nam, còn được gọi là tín ngưỡng truyền thống, là sản phẩm của văn hóa người
Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội. Đối tượng sùng bái trong tín
ngưỡng ở nước ta rất phong phú, đa dạng.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam đã hệ
thống tín ngưỡng Việt Nam bao gồm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái


19
tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Những tín ngưỡng trên là sản phẩm
của nhân dân, hình thành trong chiều dài lịch sử trên cơ sở kinh nghiệm, sự sùng
bái và trí tưởng tượng của con người.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là tín ngưỡng tôn thờ các yếu tố, lực lượng
tự nhiên, vũ trụ. Với nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự
nhiên, thiên nhiên chính là cái nôi nuôi sống con người nhưng cũng chính là lực
lượng đe dọa cuộc sống của con người. Với tư duy thô sơ, khoa học kỹ thuật
chưa phát triển, người nông dân cho rằng “vạn vật xung quanh cũng biết suy
nghĩ, cũng có linh hồn, có cuộc sống như con người trần tục” [51; 19].
Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn
đến hệ quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín
ngưỡng là tín ngưỡng đa thần; tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn
đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ
nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích
mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải

là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu.
Trước hết, đó là Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các
hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người
dân làm nông nghiệp lúa nước.
Tiếp theo Trời - Đất - Nước là các bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp - những
hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông
nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây - Mưa
Sấm - Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây)
thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần
Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn.


20
Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ động vật
và thực vật. Trong nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông
nghiệp, người Việt Nam có tục thờ các con thú hiền như hươu, nai, trâu, cóc ;
riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta còn thờ một số động vật sống ở nước
như : rắn, cá sấu, …
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: khắp nơi - dù là vùng người
Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ
Lúa, Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây
Dâu, quả Bầu,
Loại hình tín ngưỡng thứ hai, khá phổ biến trong xã hội người Việt đó là
tín ngưỡng phồn thực. Đây là tín ngưỡng gắn với sự sinh sôi, nảy nở của con
người và tự nhiên. Đây là hình thức phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp,
trong đó có Việt Nam.
Ở một số nước trên thế giới, lễ thức phồn thực thường được biểu hiện qua
việc thờ cơ quan sinh dục nam (lin ga). Song ở Việt Nam, với tư duy chất phác,
người xưa cho rằng, nguồn gốc của mọi sự sinh sôi, nảy nở chính là sinh thực
khí. Nên sinh thực khí là biểu tượng của sự phồn thực, lễ thức đó được đồng hóa

vào việc “thờ cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ (sinh thực khí - Lin ga và Yoni,
hoặc thờ một cặp trai gái có tên hẳn hoi như: Ông Đùng bà Đà, ông Khiu bà
Khiu) và thờ bản thân hành vi giao phối” [51; 94 - 95]. Bởi người Việt Nam có
lối tư duy cặp đôi, chú trọng tới mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Bên cạnh việc thờ sinh thực khí (=yếu tố) giống như nhiều dân tộc nông
nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ
còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc
đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.


21
Tôn thờ hành vi giao phối và thực hiện hành vi đó trong các lễ hội cúng
thần linh, người Việt cho rằng hành vi đó được xem như một hành động “có tính
ma thuật”, có tác dụng nhắc nhở trời đất ban cho phúc lành, mùa màng tốt tươi.
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới
mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, biểu tượng quyền lực của người
xưa - đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: Trước
hết, cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được
khắc trên chính các trống đồng và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là
mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là hình mặt
trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là
một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt
trống thường gắn các tượng cóc - con cóc trong ý thức của người Việt là “cậu
ông trời”, mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu
trưng của tín ngưỡng phồn thực. Cuối cùng, tiếng trống đồng rền vang mô phỏng
âm thanh của tiếng sấm - cùng mang ý nghĩa trên.
Thứ ba là tín ngưỡng sùng bái con người. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, thì
tín ngưỡng này bao gồm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thổ công (các vị thần
tại gia), thờ Thành Hoàng và thờ Vua Hùng (thần linh của thôn xã và toàn dân
tộc).

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được nhiều nhà nghiên cứu coi là một trong
những tín ngưỡng đặc thù của vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu dân tộc học, nhân học, sử học, …, tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm. Cũng như người dân Đông Nam Á cổ
xưa, người Việt Nam luôn tin rằng có một thế giới linh hồn, tồn tại song song
với thế giới thực tại của con người. Nguời Việt Nam đối xử với người chết như


22
khi họ còn sống và tin rằng linh hồn họ luôn luôn quanh quẩn cạnh người nhà để
giúp đỡ và che chở cho những người ruột thịt. Tục thờ linh hồn người chết này
có rất sớm và tạo nên bản sắc tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam .
Một lý do nữa khiến cho Người Việt cổ thờ cúng tổ tiên đó là họ rất kính
trọng người già, người Việt đã thể hiện lòng thành kính của mình và nâng lên
thành việc thờ tự.
Có thể nói rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng bản địa của
dân tộc Việt Nam có cùng với cư dân ở khắp nơi, từ miền Nam sông Dương tử
xuống đến các hải đảo xa xôi ở Ðông Nam Á . Khi bị văn hóa Hán, tiêu biểu là
Nho, Lão xâm lấn, bao trùm thì tín ngưỡng này không mất, nhưng lại biến đổi
lớp vỏ ngoài và đã làm cho văn hóa Hán phải thích ứng theo tín ngưỡng cổ
truyền của nước ta.
Theo GS. Trần Ngọc Thêm trong gia đình, ngoài thờ tổ tiên, người Việt
Nam còn có tục thờ Thổ Công. Thổ công, một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông
coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Sống ở đâu
thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.
Thổ Công là một hình tượng bộ ba. Theo truyền thuyết thì xưa có hai vợ
chồng sống không hòa thuận, vợ bỏ nhà ra đi và lấy một người chồng khá giả.
Một hôm có người ăn xin vào nhà, khi mang gạo ra cho, người vợ nhận ra đó là
người chồng cũ của mình. Gần trưa, sợ chồng mới về hiểu lầm, người vợ bảo
người chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Chồng mới về vào bếp lấy tro bón ruộng

không có, bèn ra đốt đống rơm. Thấy chồng cũ chết trong đống rơm, thương xót
quá, người vợ bèn nhảy vào lửa cùng chết. Chồng mới thấy vậy, tuy không hiểu
đầu đuôi, nhưng vì thương vợ nên cũng nhảy vào lửa cùng chết nốt. Trời thấy ba
người sống đầy tình nghĩa bèn phong cho cả ba cùng làm Vua Bếp (= Táo Quân,


23
ông Táo, do vậy mà bếp có ba ông đầu rau), trong đó chồng mới là Thổ Công
trông nom việc trong bếp, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, và vợ là
Thổ Kì trông coi việc chợ búa.
Tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào
làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân
Việt, trở nên hết sức đa dạng.
Do đặc điểm về địa văn hóa, kinh tế - xã hội riêng có của làng Việt đồng
bằng Bắc Bộ, nên với mỗi người dân, Thành hoàng vừa là biểu hiện của lịch sử,
phong tục, đạo đức, pháp luật và hi vọng chung của cả làng, vừa là một thứ
quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình đóng vai trò bảo trợ tâm linh cho cả
làng, giúp cho làng xóm trở thành một tổ chức có kết cấu chặt chẽ. Chính vì vậy,
nguồn gốc của các vị Thành hoàng làng rất phong phú, đa dạng. Thành hoàng có
thể là một vị thiên thần như Phù đổng Thiên vương, một thần núi như Tản Viên
Sơn thần, một vị nhân thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng lại có khi là các yêu thần, tà thần với nhiều
sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lý.
Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba
bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tùy theo sự tích và
công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng
được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này
đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng.
Việc thăng phong các vị Thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công
trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy

định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó
trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.

×