Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập lớn hợp ĐỒNG HĐTM hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.96 KB, 5 trang )

HĐTM VÀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HĐTM

HỨA THỊ THANH HÒA-352544-N01-NHÓM 11

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nhượng quyền thương mại ( NQTM) là phương thức kinh doanh đã được hình thành và
phát triển từ lâu ở các nước Châu Âu. Ở Việt Nam, tuy mới manh nha vào nước ta nhưng
NQTM cũng đã và đang phát huy được vai trò tích cực của nó trong nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu ta có thể nhận thấy có những điểm bất cập trong pháp luật điều
chỉnh HĐNQTM hiện nay. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tôi chọn đề tài: Một số ý kiến
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát chung đề hợp đồng nhượng quyền thương mại.( HĐNQTM)
1.1 Khái niệm:
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về NQTM cụ thể Điều 284 Luật Thương Mại
2005, tuy nhiên một thiếu xót không thể không kể tới đó là, Luật Thương mại và các văn bản
pháp luật có liên quan về NQTM chưa có bất kì một quy định cụ thể định nghĩa thế nào là
HĐNQTM. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và bản chất pháp
lí của HĐNQTM ta có thể định nghĩa như sau: “HĐNQTM là sự thỏa thuận của các bên
trong quan hệ NQTM làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của các bên
trong hoạt động nhượng quyền. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại.... và bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành boạt động kinh doanh.”1
1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thứ nhất, HĐNQTM là hợp đồng được thiết lập giữa các thương nhân. Sở dĩ như vậy vì
hoạt động NQTM là một hoạt động có tính phức tạp cao, đầu tư nhiều vốn, chứa đựng rủi ro
cao đối với cả hai bên chủ thể tham gia vào hợp đồng và hơn cả đòi hỏi chủ thể đó phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện cả đề khả năng kinh doanh lẫn tiềm lực tài chính. Do đó, yêu cầu là
thương nhân hoàn toàn phù hợp vì họ là những chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp.


Thứ hai, đối tượng của HĐNQTM là “quyền thương mại”. được quy định cụ thể tại
Khoản 6, Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006.
Thứ ba, Nội dung của HĐNQTM gắn liền với việc chuyển giao, khai thác, sử dụng và bảo
hộ quyền thương mại.
Thứ tư, HĐNQTM là một loại hợp đồng theo mẫu. Bởi lẽ, thông thường bên nhận quyền
trong hợp đồng thường ở vị trí khá phụ thuộc và bên nhượng quyền vì bên nhượng quyền là
chủ sở hữu của quyền thương mại, do đó bên nhận quyền khi kí kết hợp đồng này thường rất
thụ động trong việc tìm kiếm thông tin, tài liệu cho việc đàm phán, thỏa thuận các điều
khoản trong hợp đồng với bên nhượng quyền, mặt khác để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
trong toàn hệ thống nhượng quyền nên bên nhượng quyền thường áp dụng một mẫu chung
cho tất cả các bên nhận quyền trong hệ thống.
1 Trích: T.S Nguyễn Thị Dung( chủ biên) Kiến thức pháp lí và kĩ năng cơ bản trong đam phán, soạn thảo và kí kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, NXB
chính trị-hành chính, Hà nội 2013, trang 200.

Page 1


HĐTM VÀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HĐTM

HỨA THỊ THANH HÒA-352544-N01-NHÓM 11

Thứ năm, HĐNQTM thượng được thể hiện dưới hình thức văn bản. Điều này là hợp lí bởi
tính phức tạp cũng như tính rủi ro cao của quan hệ NQTM,đồng thời đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra.
II. Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
2.1. Quy định về đối tượng của HĐNQTM ( Quyền thương mại).
Trước hết, pháp luật Viêt nam quy định quyền thương mại theo tính chất liệt kê, được cụ
thể hóa tại khoản 6, Điều 3, Nghị định 35/2006/ NĐ-CP. Theo đó. “ Quyền thương mại được
hiểu là một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau: Quyền được bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh cung cấp hàng hóa

hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định...”.
Như vậy, một điểm bất cập hiện nay trong hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam đó là
các quy định pháp luật thường mang tính chất liệt kê từng trường hợp, và nhược điểm của nó
đó là dễ bỏ xót những trường hợp mà pháp luật không thể dự liệu hết được. Do đó, theo cách
hiểu quyền thương mại quy định như vậy là đang đứng trên góc độ bảo hộ với từng yếu tố
riêng lẻ, trong khi về bản chất của “ quyền thương mại” không chỉ là nhãn hiệu hàng hóa,
nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, bí mật kinh doanh... mà còn là sự kết hợp mang tính chất
nhận biết thương nhân, tạo nên một “gói quyền thương mại”. Trước hết, ta phải xác định
rằng mục đích của hoạt động NQTM là nhân rộng mô hình kinh doanh đã thành công ra thị
trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, đối tượng của HĐNQTM cần phải
đảm bảo được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan tới quy trình kinh doanh như: Chất
lượng hàng hóa, dịch vụ, phương thức phục vụ, hoạt động PR, đồng phục và thái độ phục vụ
của nhân viên... Tạo nên tính đồng nhất trong các mắt xích của hệ thống NQTM.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa bảo hộ đúng bản chất của
NQTM. Chưa bảo hộ toàn bộ “ gói quyền” mà chỉ bảo hộ từng yếu tố riêng lẻ trong nội
dung của gói quyền đó, ví dụ như nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh, bí mật kinh doanh.. được
bảo hộ một cách riêng lẻ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. Thậm trí có nhiều yếu tố cũng
thuộc gói quyền đó nhưng chưa được bảo hộ. Ví dụ như: Các thức trang trí cửa hàng, bố trí
nội thất, không gian kiến trúc theo phong cách riêng của bên nhượng quyền quy định...
Chính “ lỗ hổng” này đã tạo cơ hội cho các thương nhân khác lách luật, xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của các bên trong HĐNQTM. Điển hình phải nói tới đó là vụ tranh chấp thương
hiệu giữa phở 24h và phở 5 sao đặt ra cho các nhà làm luật nước ta câu hỏi. Vậy không gian
kiến trúc có cần được bảo hộ hay không?. Đậy chỉ là một ví dụ điển hình cho những thiếu
sót trong quy định của pháp luật nước ta trong hoạt động NQTM. Do đó, để bảo vệ quyền lợi
của các thương nhân trong trường hợp này. Pháp luật nước ta nên sửa đổi theo hướng:
Thứ nhất, Pháp luật sở hữu trí tuệ cần có những quy định nhằm bảo hộ một cách toàn diện
“ quyền thương mại” của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại, hay
nói cách khác, quyền thương mại với những yếu tố cấu thành của nó phải như tên thương
mại, nhãn hiệu hàng hóa... phải được bảo hộ một cách thống nhất, đồng bộ và có sự liên kết
các yếu tố.

Page 2


HĐTM VÀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HĐTM

HỨA THỊ THANH HÒA-352544-N01-NHÓM 11

Thứ hai, cũng cần có thêm những quy định nhằm bảo hộ sự sáng tạo đặc biệt của bên
nhượng quyền khi nhượng quyền cho bên nhận quyền cần được bảo hộ, như cách thức tổ
chức kinh doanh, thái độ phục vụ, sologan, hay không gian kiến trúc đặc biệt...
Thứ ba, đối với các chủ thể của HĐNQTM để đảm bảo quyền và lợi ích của mình không
bị xâm phạm, trước khi được luật hóa, khi soạn thảo kí kết hợp đồng , bên nhượng quyền
cần xác định rõ đối tượng chuyển giao trong hợp đồng dưới dạng gói quyền thương mại và
bất kì một sự xâm phạm nào dù là yếu tố nhỏ nhất trong đó đều bị coi là hành vi xâm phạm “
quyền thương mại” đã được chuyển giao.
2.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 hiện nay chưa có quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền
thương mại, các quy định chỉ mang tính chất tổng quát, chưa chi tiết. Theo đó:
Thứ nhất, quy định về quyền kiểm tra, giám sát của bên nhượng quyền, chưa có quy định
về quyền kiểm tra, giám sát bao gồm những quyền gì? Và kiểm tra, giám sát tới đâu? Mức
độ như thế nào để tránh cho bên nhượng quyền lợi dụng quyền của mình tham gia sâu và
hoạt động của bên nhận quyền trên danh nghĩa nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống
nhượng quyền. Do đó, để đảm bảo cho hệ thống NQTM được vận hành một cách đồng bộ
mặt khác đảm bảo cho bên nhận quyền không bị bên nhượng quyền can thiệp quá sâu và
hoạt động của mình. Pháp luật cần có quy định cụ thể về những nội dung, hạng mục mà bên
nhượng quyền được quyền giám sát, kiểm tra.
Thứ hai, các quy định về trợ giúp kĩ thuật đã được đề cập trong một số quy định như
khoản 1, điều 287, khoản 1, Điều 288 Luật Thương mại... nhưng những quy định này chỉ
mang tính định hướng chung, chưa được cụ thể hóa một cách chi tiết. Vẫn chưa có bất cứ
một quy định nào chỉ rõ giới hạn cụ thể thể trong trợ giúp kĩ thuật là gì? Việc trợ giúp kĩ

thuật bao gồm những gì? Mục đích chính của việc hỗ trợ kĩ thuật là gì? Vẫn chưa được cụ
thể trong luật. Điều này dẫn tới một thực tế đó là bên nhượng quyền lạm dụng việc cung cấp
kĩ thuật để can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh mà mất quyền tự chủ, độc lập của bên
nhận quyền đồng thời việc hỗ trợ kĩ thuật cũng không phát huy đúng hiệu quả của nó trong
quan hệ NQTM. Mặc dù hiện nay trong bộ luật dân sự cũng có quy định tại khoản 3, Điều
407 về một số điều khoản hợp đồng sẽ bị vô hiệu, và bên nhượng quyền cũng nhận thức rõ
điều đó. Tuy nhiên điều này lại chưa được cụ thể hóa trong Luật thương mại. Văn bản pháp
luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ NQTM lại chưa có quy định chi tiết.
Thứ ba, Luật thương mại quy định nghĩa vụ của bên nhận quyền là đầu tư cơ sở vật chất,
tài chính để tiếp nhận các quyền, bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao.
Tuy nhiên đã phân tích ở trên ta thấy rằng, trong thực tế bên nhận quyền thường là bên “ yếu
thế” hơn so với bên nhượng quyền, việc tìm hiểu về đối tác của mình về các phương diện
như năng lực tài chính.... trong khi bên nhận quyền để gia nhập vào hệ thống nhượng quyền
họ phải trả một khoản phí rất lớn, do vậy họ cần phải tìm hiểu kĩ các thông tin trước khi kí
hợp đồng nhưng việc tìm hiểu này là không hề dễ dàng và nó thuộc vào dạng thông tin mật.
Do đó độ rủi ro đối với bên nhận quyền là rất lớn. Mặt khác, bên nhượng quyền cũng có
Page 3


HĐTM VÀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HĐTM

HỨA THỊ THANH HÒA-352544-N01-NHÓM 11

khả năng gặp rủi ro, bởi lẽ về mặt pháp lí, bên nhận quyền không có cơ sở phải thực hiện
nghĩa vụ mà nếu không hoàn thành nghĩa vụ đó thì quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Do đó,
bên nhượng quyền cũng cần phải tìm hiểu đối tác có khả năng tài chính và năng lực kinh
doanh hay không trước khi kí kết hợp đồng. Nhưng nếu bên nhận quyền cung cấp thông tin
không đúng sự thật, không chính xác thì đôi khi bên nhượng quyền cũng phải chấp nhận
những rủi ro nhất định. Bởi vậy, pháp luật nước ta cần có những quy định cụ thể chi tiết
nghĩa vụ công bố thông tin của bên nhận quyền cũng như những chế tài, trách nhiệm vật

chất áp dụng cho bên nhận quyền nếu cung cấp thông tin sai sự thật. Mặt khác cũng cần có
các quy định bên nhượng quyền cũng cần cung cấp thông tin có tính tham khảo cho bên đối
tác của mình tìm hiểu và nắm rõ tình hình.
Thứ tư, quy định về nghĩa vụ bảo mật trong và sau khi kết thúc HĐNQTM. Để hạn chế
xâm phạm bí mật kinh doanh của bên nhận quyền cũng như bên thứ ba, Khoản 4, Điều 289
Luật Thương mại 2005 đã có quy định về bên nhận quyền có nghĩa vụ “ Giữ bí mật về bí
quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi HĐNQTM kết thúc hoặc chấm dứt.
Tuy nhiên những quy định này chỉ mang tính chất chung chung, để đảm bảo tính cạnh tranh,
bên nhượng quyền cần có những thỏa thuân rõ ràng nhằm hạn chế tối đa bí mật kinh doanh
bị tiết lộ ra bên ngoài, đồng thời, pháp luật cũng cần có những quy định về chế tài ra sao?
Bồi thượng thiệt hại như thế nào khi bên nhận quyền tiết lộ thông tin mật, bí mật kinh doanh
được bên nhượng quyền chuyển giao theo gói quyền thương mại. Có như vậy quyền của bên
nhượng quyền mới được bảo đảm.
2.3. Quy định về thời hạn và chấm dứt HĐNQTM.
Cũng như các loại hợp đồng khác, HĐNQTM cũng có thời hạn và hậu quả pháp lí nhất
định. Tuy nhiên, pháp luật nước ta cần phải hoàn thiện một số trường hợp chấm dứt
HĐNQTM và trách nhiệm ràng buộc của các bên khi hợp đồng chấm dứt. Cụ thể:
Thứ nhất, “trong số các quy định về trường hợp chấm dứt HĐNQTM chưa dự tính tới
trường hợp bên nhượng quyền là cá nhân chết mà không có người thừa kết quyền và nghĩa
vụ, là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật, ở đây nếu rơi vào một trong
các trường hợp như vậy, bên nhượng quyền không còn tồn tại, trong khi bên nhận quyền
trong hợp đồng vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh như bình thường thì lúc này, việc kinh
doanh có buộc phải ngừng lại và chuyển sang một hình thức kinh doanh khác hay không, và
hậu quả pháp lí của nó được giải quyết như thế nào?”2
Thứ hai, đó là khi chấm dứt HĐNQTM, cần có các quy định ràng buộc hay các chế tài
hợp lí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên nhận quyền tiết lộ các bí mật kinh doanh,
thông tin mật trong quá trình HĐNQTM còn hiệu lực nhằm đảm bảo quyền lợi của bên
nhượng quyền khi hợp đồng chấm dứt.
Thứ ba, nên bổ sung các quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên
nhượng quyền khi bên nhận quyền không thanh toán phí nhượng quyền trong một thời hạn

2 Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế: Nguyễn Thị Vân: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà nội, 2011.

Page 4


HĐTM VÀ KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HĐTM

HỨA THỊ THANH HÒA-352544-N01-NHÓM 11

nhất định thì bên nhượng quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng và chế tài đối với hai
bên trong những trường hợp vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia.
2.4. Những thoả thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng
quyền thương mại
Theo Luật Cạnh tranh 2004 về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ta thấy:
“Thứ nhất, thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh bằng cách thống nhất về việc từ chối mua hàng hoặc bán
hàng có các bên thứ ba, dù bên thứ ba có đầy đủ khả năng có cung ứng nguyên nhiên vật liệu
với giá rẻ, chất lượng đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của hệ thống nhượng quyền nhưng vẫn
không thể trở thành người cung cấp hàng hoá cho các bên nhận quyền nếu như nhận thấy
việc mua, bán hàng hoá với bên thứ ba có khả năng gây ra những thiệt hại đối với “quyền
thương mại” mà các bên nhượng quyền đang khai thác dưới vỏ bọc là đảm bảo yêu cầu về
tính đồng bộ của hệ thống NQTM,
Thứ hai, thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng
dịch vụ thông qua việc kí HĐNQTM độc quyền ở trong một phạm vi, khu vực địa lí nhất
định, một thị trường xác định, bên nhượng quyền chỉ được nhượng quyền thương mại của
mình cho một bên nhận quyền duy nhất. Bên nhận quyền có thể tự do khai thác “quyền
thương mại” được nhượng một cách an toàn và ổn định do đã hạn chế được các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng tham gia vào thị trường. Trong khi đó, sự độc lập của mỗi cơ sở, cửa
hàng trong hệ thống lại làm cho các cơ sở này có khả năng phải cạnh tranh với nhau để có

thể giành giật được khách hàng. Tuy nhiên, những điều khoản cấm cạnh tranh trong hệ
thống lại làm cho chủ sở hữu các cơ sở nhượng quyền này sẽ không được phép sáng tạo ra
những lợi thếcạnh tranh cho riêng mình, ví dụ như cung ứng hàng hoá với số lượng nhiều
hơn trên một đơn vị tiền tệ hoặc giảm giá bán của hàng hoá, dịch vụ. Nhưng những hành vi
này cũng không được chấp nhận trong hệ thống.”3.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhượng quyền thương mại mới phát triển ở Việt nam, các quy định của pháp luật về
NQTM còn khá tổng quát, đòi hỏi các nhà làm luật cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng.
Những thiếu sót và chưa thống nhất của pháp luật về HĐNQTM trong mối quan hệ với pháp
luật chuyên ngành gồm pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh cần hoàn thiện hơn
nữa

3 Th.S. Vũ Đặng Hải Yến, mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Tạp chí
luật học, số 2/2008.

Page 5



×