Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Một số kích thước vùng họng theo chiều trước sau trên phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số ở nhóm sinh viên có khớp cắn angle i tại viện đào tạo răng hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 108 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấu trúc họng và cấu trúc của răng – mặt và sọ mặt có mối liên quan
mật thiết với nhau. Những đặc trưng của xương như lù-i của hàm trên và hàm
dưới và sự quá phát của hàm trên theo chiều đứng ở những bệnh nhân góc
mặt mở có thể dẫn đến thu hẹp hơn kích thước trước sau của đường thở. Mặt
khác, các đường thở hầu họng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc
sọ mặt như khi bệnh nhân thở bằng miệng, bệnh nhân sẽ đặt hàm dưới và lưỡi
được ở vị trí xuống dưới và ra sau và đầu nghiêng ra sau. Những thay đổi tư
thế này có khả năng dẫn đến những ảnh hưởng lên tương quan của răng và
hướng phát triển của xương hàm có thể hướng xuống dưới và ra sau hơn.
Gần đây, mối quan tâm đã được tập trung vào kích thước của họng lưỡi
lưỡi gà vì mối quan hệ giữa kích thước và cấu trúc của đường hô hấp trên và
hội chứng ngừng thở khi ngủ. Bệnh nhân tắc nghẽn ngừng thở khi ngủ cho
thấy có kiểu mô mềm và xương khác thường, làm giảm không gian đường hô
hấp phía sau, mặt và nền sọ phía trước có xu hướng được lùi ra sau, góc nền
sọ giảm, hàm dưới ngắn hoặc lùi ra sau (hoặc cả hai) và chiều cao tầng mặt
dưới và góc mặt phẳng hàm dưới - hàm trên tăng. Hơn nữa, xương móng
thường nằm thấp hơn trong mối quan hệ với mặt phẳng hàm dưới, lưỡi và
vòm miệng được mở rộng và không gian sau đường thở bị giảm.
Xương móng và hệ thống cơ của nó chiếm một vai trò quan trọng trong
việc duy trì đường thở vùng họng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những
thay đổi ở vị trí xương móng có xu hướng liên quan đến những thay đổi trong
vị trí hàm dưới. Bệnh nhân có khớp cắn loại II với đường hô hấp trên hẹp có
vị trí xương móng ở sau hơn và nằm về phía trước nhiều hơn trong những
bệnh nhân khớp cắn loại III. Điều này cho thấy có sự ảnh hưởng của sự thay
đổi ở vị trí trước sau của hàm dưới lên vị trí xương móng và không gian


2



đường hô hấp vùng họng. Phẫu thuật kéo dài xương hàm dưới trên bệnh nhân
khớp cắn loại II kém phát triển xương hàm dưới dẫn đến vị trí ra trước của
xương móng và mở rộng của không gian đường thở vùng họng và thất bại
trong phẫu thuật hàm dưới có liên quan với giảm kích thước trước sau của
không gian đường hô hấp hầu họng. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu
trúc lưỡi gà – lưỡi – họng và xương mặt, các tác giả trên thế giới đã đưa ra giả
thiết rằng lệch lạc khớp cắn theo chiều trước sau khác nhau sẽ có sự khác biệt
về kích thước và vị trí của cấu trúc mô mềm và cứng của đường hô hấp trên.
Nghiên cứu này bằng cách sử dụng phim mặt nghiêng được thực hiện để xác
định xem kích thước lưỡi – lưỡi gà – họng của các đối tượng thở mũi bình
thường có khớp cắn theo Angle loại I.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Một số kích thước vùng họng
theo chiều trước sau trên phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số ở nhóm sinh viên
có khớp cắn Angle I tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt” với hai mục tiêu sau:
1.

Xác định một số kích thước vùng họng theo chiều trước sau trên
phim sọ mặt từ xa ở một nhóm sinh viên có khớp cắn Angle I tại
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2014.

2.

Mô tả vị trí xương móng trên phim sọ mặt từ xa kỹ thuật số ở nhóm
nghiên cứu trên.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu vùng họng
1.1.1. Cấu tạo của họng
Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ. Đi từ mỏm nền tới
đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía
trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Giống như
một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp. Thành họng được cấu
trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc.
Họng chia làm ba phần:
- Họng mũi (tỵ hầu): ở cao nhất, lấp sau màn hầu, ở sau dưới của hai lô
mũi sau. Trên nóc có amiđan vòm. Hai thành bên có loa vòi Eustachi thông
lên hòm nhĩ và hố Rosenmuler.
- Họng miệng (khẩu hầu): phía trên thông với họng mũi, phía dưới thông
với họng thanh quản, phía trước thông với khoang miệng và được màn hầu
phân cách. Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi và bao
gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng. Hai thành bên có amiđan
họng hay amiđan khẩu cái nằm trong hốc amiđan.
- Họng thanh quản (thanh hầu): đi từ ngang tầm xương móng xuống đến
miệng thực quản, có hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng,
đáy phễu là miệng thực quản phần họng dưới. Thành sau liên tiếp với thành
sau họng miệng. Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và
hai sụn phễu của thanh quản. Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống
dưới. Nếp phễu-thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên
máng họng-thanh quản hay xoang lê [1].


4

N Samman, H Mohammandi và J Xia đã nghiên cứu phim chụp sọ
nghiêng chuẩn từ xa của 74 đối tượng người Hong Kong khỏe mạnh bao gồm

29 nam (từ 18-35 tuổi) và 45 nữ (từ 16-42 tuổi) có mặt nghiêng bình thường;
không có tiền sử thở ngáy, ngưng thở khi ngủ, các bệnh về đường hô hấp trên,
viêm amydal hoặc VA, béo phì và các dị tật bẩm sinh ở họng. Các nhà nghiên
đã đưa ra được số liệu bình thường của kích thước đường hô hấp trên trong
phim chụp sọ nghiêng chuẩn từ xa của một bộ phận dân số Trung Quốc. Theo
nghiên cứu này, kích thước vùng họng mũi theo chiều trước sau là 25,9 ± 2,6
mm ở nam và 24,1 ± 2,3 mm ở nữ; kích thước vùng họng miệng theo chiều
trước sau là 9,9 ± 2,8 mm ở nam và 9,9 ± 2,4 mm ở nữ; kích thước vùng họng
thanh quản theo chiều trước sau là 18,7 ± 2,6 mm ở nam và 16,5 ± 3,1 mm ở
nữ [2].
Vipin Kumar, Sudha Chhabra, Vikas Kakkar, Vivek Singh Malik đã
nghiên cứu kích thước đương hô hấp trên dựa vào phim chụp sọ nghiêng
chuẩn từ xa của 120 đối tượng người thuộc bang Haryana (Ấn Độ) khỏe mạnh
bình thường bao gồm 60 nam và 60 nữ từ 18-60 tuổi. Nghiên cứu này đã đưa
ra kích thước vùng họng mũi theo chiều trước sau ở độ tuổi 18-30 là 25,73 ±
0,70 mm ở nam và 24,51 ± 0,51 mm ở nữ; kích thước vùng họng miệng theo
chiều trước sau ở độ tuổi 18-39 là 12,68 ± 0,52 mm ở nam và 11,16 ± 0,35
mm ở nữ; kích thước vùng họng thanh quản theo chiều trước sau ở độ tuổi 1830 là 15,24 + 0,64 mm ở nam và 12,87 ± 0,42 mm ở nữ [3].

Hình 1.1 Các phần của họng [Nguồn internet]


5

1.1.2. Vòng Waldeyer
Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng
Waldeyer. Vòng này bao gồm:
- Amiđan khẩu cái: là tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối ở hai thanh
bên họng và được nằm trong hốc amiđan. Hốc này có vỏ bọc phân cách với tổ
chức bên họng, phía trước có trụ trước, phía sau có trụ sau che phủ, chỉ có

mặt phía trong và dưới thấy được trực tiếp, gọi là mặt tự do của của amiđan.
Mặt tự do này có các khe ăn lõm sâu vào tổ chức amiđan và được che phủ bởi
lớp biểu bì. Chính các khe hốc này diễn ra hoạt động miễn dịch của amiđan.
- Amiđan lưỡi: là những tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi,
thường có từ 5 đến 9 đám mô lympho. Amiđan lưỡi liên quan chặt chẽ với
amiđan họng.
- Amiđan vòm (Luschka): là tổ chức lympho nằm ở nóc vòm mũi - họng
ngay cửa mũi sau, không có vỏ bọc như amiđan khẩu cái, mặt tự do thường có
5 khía sùi dọc. Do vị trí của amiđan vòm nên nó thường là nguyên nhân gây
viêm nhiễm tai, mũi, họng.
- Amiđan vòi (Gerlach): là những tổ chức lympho nhỏ nằm ở hố
Rosenmuler quanh lô vòi Eustachi.
Mô học của amiđan: giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.
Chức năng: là sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể [1].
1.1.3. Khoang quanh họng
Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần
kinh, hạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng.
- Khoang bên họng (Sébileau): các cơ trâm - họng, trâm - lưỡi, trâm
-móng và dây chằng trâm - móng, trâm - hàm làm thành một dải hay bó: bó
hoa Rioland chia khoang này thành hai phần:
- Khoang trước trâm hay trước dưới mang tai.


6

- Khoang sau trâm hay sau dưới mang tai.
- Khoang sau họng (Henké): nằm giữa cân bao họng và cơ trước cột
sống. Trong khoang có hạch bạch huyết lớn là hạch Gillette, hạch này chỉ có ở
trẻ nhỏ, nó sẽ teo đi khi trẻ 5 tuổi. Khoang Henké kéo dài từ họng - miệng
xuống đến họng - thanh quản [1].

1.1.4. Mạch máu
Mạch nuôi dưỡng thuộc các nhánh của động mạch cảnh ngoài: động
mạch hầu lên, động mạch giáp trạng trên, động mạch khẩu cái lên [1].
1.1.5. Thần kinh
- Thần kinh cảm giác thuộc dây IX, X. Dây IX chi phối nền lưỡi và 1/3
dưới amiđan. Dây X chi phối thành sau họng và màn hầu.
- Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI [1]
1.2. Xương móng
Xương móng là một xương hình móng ngựa (hình chữ U), gồm một thân,
hai sừng lớn và hai sừng nhỏ. Xương móng nằm ở cổ trên sụn giáp của thanh
quản, nằm ở ngang đốt sống cổ thứ 3. Nó là một cấu trúc duy nhất trong cơ
thể con người, không giống các xương khác ở vùng đầu mặt, xương móng
không khớp với bất kỳ xương nào. Xương móng được neo giữ bởi các cơ trên
móng và dưới móng. Các cơ này nối xương móng với các cấu trúc khác như
lưỡi, nền sọ, sụn giáp, xương hàm dưới… Và những thay đổi của cấu trúc lân
cận có thể ảnh hưởng đến vị trí của xương móng trong không gian.
Bibby và Preston (1981), Micheal và Donnald (1999) đề cập tầm quan
trọng của xương móng nằm ở vị trí giải phẫu đặc biệt của nó. Họ nhận xét sự
thay đổi vị trí của xương móng nhiều thậm chí khi đầu di chuyển nhẹ. Hai
phần này có thể liên quan mật thiết với nhau. Họ sử dụng xương hàm dưới và
đốt sống cổ 3 làm mốc tham chiếu trong nghiên cứu để xác định vị trí xương
móng. Trong nghiên cứu, họ sử dụng các điểm sau: RGN (điểm sau nhất và


7

dưới nhất của xương cằm), điểm xương móng: H (điểm trước nhất và trên
nhất của xương móng), điểm C3 (điểm trước nhất và dưới nhất của đốt sống
cổ 3). Nghiên cứu đã kết luận vị trí ổn định của xương móng trong mối tương
quan với cột sống cổ. Một nghiên cứu khác của Ceylan và Oktay năm 1995

cho thấy khoảng cách từ xương móng đến đốt sống cổ 4 bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi góc ANB, khoảng cách này ngắn lại khi góc ANB tăng.
Kuroda và cộng sự năm 1966 đã nghiên cứu mối tương quan giữa xương
móng, sọ, xương hàm dưới bằng cách chụp phim sọ mặt xa. Kết quả đã chỉ ra
sự khác nhau vị trí của xương móng trong môi tương quan với nền sọ trước.
Xương móng nằm ở vị trí sau hơn trong đối tượng khớp cắn loại II và nằm
trước hơn trong khớp cắn loại III khi so sánh với khớp cắn loại I.
Adamidis and Spyropoulos, 1992 báo cáo sự khác biệt đáng kể vị trí của
xương móng trong khớp cắn sai loại I và loại III. Trong nhóm loại III, xương
móng nằm ở vị trí trước hơn và góc giữa trục của xương móng và mặt phẳng
hàm dưới giảm.
1.3. Phân loại sai khớp cắn răng vĩnh viễn theo chiều trước sau
1.3.1. Sai khớp cắn theo chiều trước sau.
Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một hàm
và/hoặc giữa hai hàm, ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân.
Sai khớp cắn theo chiều trước sau có hai loại:
- Khớp cắn lệch gần: cung răng hàm dưới nằm về phía gần hơn khi hai
hàm răng cắn khít ở tư thế cắn khít trung tâm.
- Khớp cắn lệch xa: cung răng hàm dưới nằm về phía xa hơn khi hai hàm
răng cắn khít ở tư thế cắn khít trung tâm
Phân loại khớp cắn theo Angle được công bố vào năm 1890, là một mốc
quan trọng trong sự phát triển của chình hình răng mặt. Sự ra đời và phát triển
của phân loại Angle là một bước tiến lớn của chỉnh nha vì không những nó


8

chia nhóm được các loại sai khớp cắn mà còn đưa ra được định nghĩa đầu tiên
và rõ ràng nhất về khớp cắn bình thường của hàm răng tự nhiên. Theo Angle,
chìa khóa khớp cắn chính là răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên. Đây là

răng được hình thành sớm nhất và mọc sớm nhất. Nó được hướng dẫn mọc
nhờ hệ răng sữa và không bị chân răng sữa cản trở trong quá trình mọc. Vị trí
của nó tương đối cố định so với nền sọ và là răng to nhất của cung hàm trên.
Angle dựa vào tương quan theo chiều răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên để đưa ra phân loại [4], [5], [6], [7].
1.3.2. Phân loại theo chiều trước – sau theo Angle.
Khớp cắn bình thường là khớp cắn có núm ngoài gần của răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất hàm dưới, và các răng khác trên cung răng được sắp xếp theo
một đường cắn khớp đều đặn.
Dựa vào tương quan giữa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khít trung
tâm, Angle phân ra làm ba loại sai khớp cắn chính:
- Khớp cắn sai loại I khi núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới (quan hệ
răng hàm lớn thứ nhất trung tính), đường cắn khớp không đúng (do các răng
trước khấp khểnh, xoay…)
- Khớp cắn sai loại II khi núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
- Khớp cắn sai loại III khi núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên [4], [5], [6], [7].


9

Hình 1.2. Khớp cắn bình thường [5]

Hình 1.3. Sai khớp cắn hạng I [5]


Hình 1.4. Sai khớp cắn hạng II [5]

Hình 1.5. Sai khớp cắn hạng III [5]

1.3.3. Phân loại khớp cắn theo chiều trước – sau trên xương
Phân loại khớp cắn theo chiều trước sau trên xương sẽ dựa trên phim sọ
nghiêng chuẩn từ xa. Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, phân loại này
thường theo góc ANB.
Sự chênh lệch giữa góc SNA và SNB tạo thành góc ANB. Số đo góc
ANB nói lên mức độ không hài hòa giữa xương hàm trên và xương hàm dưới.
Steiner cho rằng độ lớn của góc ANB có ý nghĩa nhất trên lâm sàng. Số đo
góc theo Steiner là 20 ± 20.
Dựa vào góc ANB theo Steiner, tương quan xương giữa hai hàm được
chia thành 3 loại:
- Xương loại I: góc ANB từ 0-4
- Xương loại II: góc ANB > 4
- Xương loại III: góc ANB < 0
1.4. Đánh giá trên phim X-quang
1.4.1. Phim sọ nghiêng chuẩn từ xa.
Các nhà nhân chủng học và nghiên cứu giải phẫu là những nhà khoa
học đầu tiên quan tâm nghiên cứu đến các yêu tố sọ mặt của con người thông
qua việc ghi chép các kích thước khác nhau về xương sọ người cổ đại. Cách
thức đo sọ khô của người cổ đại dựa vào các điểm mốc trên xương được gọi


10

là phương pháp đo sọ (craniometry). Phương pháp này sau đó được áp dụng
trên người để tiến hành nghiên cứu theo dõi sự tăng trưởng. Kỹ thuật đo đạc trên
người được thực hiện bằng cách sờ hoặc ấn để tìm các điểm mốc xương dưới da

và mô mềm; các nhà khoa học đặt tên cho phương pháp này là phép đo đầu mặt
(cephalometry). Tuy nhiên, độ chính xác không được đảm bảo vì sự che phủ của
da và mô mềm gây ra sai số trong việc xác định điểm mốc xương [8], [9]
Sự kiện Roentgen phát minh ra tia X vào năm 1895 đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong nha khoa. Hình ảnh X-Quang đầu mặt cho phép đo đạc
chính xác các kích thước phục vụ cho nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển
sọ mặt. Phương pháp đo các kích thước từ bóng của xương và phần mềm trên
phim X-Quang được mọi người biết đến như phương pháp đo đầu mặt qua
hình ảnh X-Quang (roentgenographic cephalometry) (Krogman and Sassouni,
1957) [8], [9]
Năm 1922, Pacini giới thiệu kỹ thuật phân tích phim XQ telé trên phim
mặt nghiêng. Kích thước hình ảnh được giảm xuống bằng cách tăng khoảng
lấy nét lên 2 m, nhưng sự biến dạng hình ảnh vẫn xảy ra vì chuyển động của
đầu trong suốt thời gian phơi sáng [8], [9].
Broadbent (1931) tại Mỹ và Hofrath tại Đức đồng thời trình bày kỹ
thuật phim sọ nghiêng chuẩn hóa sử dụng máy X-Quang năng lượng cao và
giá giữ đầu (tấm định vị đầu và thước đo). Theo Broadbent, đầu của bệnh
nhân được đặt ở trung tâm của tấm định vị với hai giá phụ đặt vào bờ trên hai
lô tai. Điểm thấp nhất của đường giới hạn dưới của xương ổ mắt là điểm đánh
dấu ở ổ mắt, phải nằm ngang mức phần trên ống tai. Kẹp mũi được cố định ở
gốc mũi để nâng phần trên của khuôn mặt. Khoảng lấy nét là 152,4 cm. và
khoảng cách phim đến đối tượng được đo để tính độ phóng đại của hình ảnh.
Với hai ống tia X ở đúng các góc của môi người trên cùng mặt phẳng ngang
sẽ tạo ra hai hình ảnh (mặt nghiêng và mặt thẳng).


11

Sau đó, vào năm 1968, Bjork thiết kế một thiết bị nghiên cứu tấm
định vị đầu.

Năm 1988, Solow và Kreiborg giới thiệu thước chuẩn hóa cho phim sọ
nghiêng. Thiết bị này đã cải tiến việc kiểm soát vị trí của đầu và thời gian
phơi sáng cũng như một vài kỹ thuật cải tiến vận hành.
Không giống các loại phim X-Quang khác, phim chụp sọ mặt từ xa có
đặc điểm hết sức riêng biệt. Nếu chỉ nhìn hình ảnh trên phim sẽ không nói lên
được điều gì, muốn phim có ý nghĩa phải tìm được những điểm mốc để đánh
dấu và xác định sự liên quan giữa chúng với nhau. Chúng ta phải xác định các
mốc đánh giá và đo đạc trên phim và sử dụng các thuật toán thống kê thì mới
có những số liệu có ý nghĩa.
Sang thế kỷ XXI, những thành tựu của ngành công nghệ điện tử đã góp
phần nâng cao chất lượng của phim sọ nghiêng chuẩn từ xa. Sự ra đời kỹ thuật
số hóa đã giúp ngành chẩn đoán hình ảnh bước một bước tiến lớn. Máy chụp kỹ
thuật số cho chất lượng hình ảnh phim rõ nét hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà lâm sàng trong quá trình phân tích phim, thu được kết quả chính xác hơn
nhiều. Các số liệu được lưu trữ và trao đổi dễ dàng hơn.
Phim chụp sọ nghiêng chuẩn từ xa là công cụ khám sàng lọc hữu ích khi
đánh giá vùng mũi họng nhưng không nên sử dụng làm công cụ để chẩn đoán.
1.4.2. Chụp phim X-quang theo ba chiều không gian
Năm 1931 khi Broadent mô tả phim sọ mặt thì kết cấu sọ mặt được
nghiên cứu chủ yếu trên phim sọ - mặt. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu về
sọ - mặt và qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các tác giả nhận thấy nếu như sử
dụng các mặt phẳng tham chiếu trong sọ khác nhau thì kết quả cũng khác
nhau. Một trong những khó khăn đó là cố định vị trí của đầu khi chụp phim
để xác định mặt phẳng tham chiếu. Mặc khác, hình ảnh trên phim chuẩn hoá
là hình ảnh hai chiều mà sọ mặt là một hình khối phức tạp nên có nhiều hình
ảnh chồng lên nhau không phân biệt được hoặc có nhiều hình ảnh chúng ta


12


cần phải chồng khít lên nhau như 2 ống tai ngoài thì rất khó làm được. Các
máy cắt lớp vi tính (CT Scanner) có thể khắc phục những nhược điểm này rất
tốt, mang lại chất lượng hình ảnh rõ nét hơn. Ví dụ như: trên phim sọ nghiêng
chuẩn hoá điểm A nằm dưới điểm gai mũi trước, ở lá xương rất mỏng nên rất
dễ bị thay đổi và khó xác định, điểm gai mũi trước và gai mũi sau cũng khó
xác định, đặc biệt là điểm gai mũi sau thường bị nằm lẫn vào các cấu trúc
khác, 2 lô ống tai ngoài rất dễ bị lệch, khó xác định. Tuy nhiên, với các hệ
thống máy phân tích sọ - mặt ba chiều, chúng ta rất dễ dàng xác định chính
xác được những điểm này.
Ngày nay có nhiều hệ thống máy cắt lớp để phân tích sọ - mặt theo không
gian ba chiều, trong đó có 2 hệ thống chính đó là: máy cắt lớp theo tỷ trọng
(CT Scanner) và máy cắt lớp với hệ thống trường quét hình nón. Tuy nhiên,
một điều chúng ta cần phải nhớ đó là không có hình ảnh ba chiều mà chỉ có
thể tái tạo lại hình ảnh ba chiều mà thôi, bởi vì ngay khi ảnh được dán cố định
trên màn hình máy tính, ảnh đó cũng chỉ là ảnh hai chiều.
1.4.2.1. Hệ thống cắt lớp theo tỷ trọng
CT-scanner là chụp cắt lớp với sự hô trợ của máy tính. Đây là phương
pháp tạo ảnh dựa vào tính chất hấp thụ tia X của vật chất. Cùng với các
phương pháp tạo ảnh khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt
lớp vi tính giúp cho ta “nhìn thấy” các cơ quan bên trong của con người mà
không phải thực hiện phẫu thuật. Chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng rất rộng
rãi trong chẩn đoán lâm sàng và được dùng để chẩn đoán các phần cứng của
cơ thể bị tổn thương như: sọ não, cột sống, xương… Trong tất cả các phương
pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay thì chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh về các
phần cứng của cơ thể rõ nhất. Ưu điểm lớn nhất của chụp cắt lớp vi tính là


13

cho phép khảo sát các phần xương có cấu trúc tinh tế. Phương pháp chụp

cộng hưởng từ, kí hiệu MRI (magnetic resonance imaging) không tỏ ra hữu
hiệu trong trường hợp này. Hình ảnh CT cho chất lượng rất tốt. Vì vậy, hiện
nay người ta kết hợp CT với phương pháp PET (dùng để tạo ảnh chức năng)
để tạo ra máy quét CT/PET vừa cho hình ảnh giải phẫu vừa khảo sát được
chức năng của các cơ quan.
Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X có tác hại xấu đối với sức
khoẻ của bệnh nhân. Tia X có khả năng gây ion hoá tế bào, và với lượng lớn
có thể gây ung thư. Ngoài ra, giá cả của môi lần chụp CT là rất đắt.
1.4.2.2. Hệ thống cắt lớp với trường quét khu trú hình nón
Đây là một kỹ thuật đạt bước tiến lớn trong chẩn đoán hình ảnh, mang
lại hình ảnh ba chiều về đối tượng nghiên cứu, một điều mà các kỹ thuật khác
trước không làm được. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong việc chẩn đoán
răng mọc ngầm và cắm ghép implant nha khoa, ngoài ra CT Con beam đã nổi
lên như một sự thay thế tiềm năng MRI và CT scan cho việc thu thập đầy đủ,
nhanh chóng, và chi tiết hình ảnh đường hô hấp trên với chi phí rẻ hơn.
Tuy nhiên, so với phim sọ nghiêng chuẩn hoá, phim chụp cắt lớp có chi
phí cao hơn nhiều, nhiễm nhiều tia hơn. Đồng thời so với phim chuẩn hoá,
phân tích 3D đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn nhiều, khi thực hiện nếu không có
nhiều kinh nghiệm thì hình ảnh ba chiều tái tạo được cũng không hoàn toàn
giống như thật được. Do vậy, phần lớn các phân tích ba chiều này chỉ được áp
dụng trong các lĩnh vực phẫu thuật hàm mặt, cấy ghép Implant, phẫu thuật tạo
hình... Còn phân tích sọ - mặt để chỉnh hình răng mặt phần lớn các nha sĩ vẫn
sử dụng phim sọ nghiêng chuẩn hoá chụp bằng máy X-Quang kỹ thuật số.
1.4.2.3. Chụp cộng hưởng từ


14

Chụp cộng hưởng từ hay MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một
kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ

trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và an toàn cho
bệnh nhân.
Máy chụp cộng hưởng từ là một thiết bị nhạy cảm và đa năng giúp ta
thấy hình ảnh các lớp cắt của các bộ phận cơ thể từ nhiều giác độ trong một
khoảng thời gian ngắn. Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán
hình ảnh hiện đại, hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử
dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có
giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc cột sống. Kể từ khi MRI mang lại
những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương
tổn. Ngày nay, kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) đã trở thành phổ biến
trong y học chẩn đoán hình ảnh trên thế giới cũng như tại các bệnh viện lớn
của Việt nam.
Cộng hưởng từ cho hình ảnh chất lượng cao có độ phân giải và độ tương
phản tốt, giúp bác sỹ đánh giá chi tiết các phần cơ thể và chẩn đóan bệnh lý chính
xác tốt hơn so với các kỹ thuật hình ảnh khác như Siêu âm, X-Quang và CT.
Hệ thống máy cộng hưởng từ gồm một lồng dạng hình ống tạo bên
trong gồm các cuộn dây để tạo ra từ trường, một bàn máy để bệnh nhân vào
lồng máy và bàn điểu khiển được đặt trong phòng kỹ thuật, nơi điều khiển các
hoạt động của của toàn bộ hệ thống.
Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ là ảnh của cấu trúc các mô mềm
trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so
với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác. Chụp cộng hưởng từ giúp cho các
bác sĩ đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ
quan nội tạng trong cơ thể. Sự chi tiết làm cho cộng hưởng từ trở thành công cụ


15

vô giá trong chẩn đoán thời kì đầu và trong việc đánh giá các khối u trong cơ thể,
không phát ra tia bức xạ gây nguy hiểm cho con người. Chụp cộng hưởng từ là

tiêu chuẩn vàng để đo đạc đánh giá vùng mũi họng. Mặc dù vậy, chụp cộng
hưởng từ chỉ đo được ở tư thế nằm, chi phí cao nên chỉ áp dụng trong chẩn đoán
xác định các bệnh về đường mũi họng và hạn chế trong việc khám sàng lọc.
1.5. Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng chuẩn từ xa
1.5.1. Điểm mốc trên xương.
(1) Điểm A: trên đường giữa, là điểm trũng nhất trên đường cong giữa
của xương hàm trên, nằm giữa gai mũi trước và điểm thấp nhất của xương ổ
răng hàm trên (prosthion).
(2) Điểm gai mũi trước (ANS): là điểm nhọn nhô ra trước nhất của rìa
dưới xương hàm dưới, nằm trên mặt phẳng dọc giữa.
(3) Điểm B: Điểm trũng nhất của đường giữa xương hàm dưới, nằm giữa
điểm nhô nhất của xương hàm dưới (Pog) và điểm cao nhất của xương ổ răng
hàm dưới.
(4) Điểm basion (Ba): Điểm trước nhất, dưới nhất của rìa trước hố trai.
(5) Điểm gnathion (Gn): Điểm trước nhất và dưới nhất vùng cằm.
(6) Điểm gonion (Go): Giao điểm của mặt phẳng hàm dưới và mặt
phẳng cành lên xương hàm dưới.
(7) Điểm menton (Me): Điểm thấp nhất của cằm, trên mặt phẳng dọc giữa.
(8) Điểm nasion (Na): Điểm trước nhất của khớp trán – mũi trên mặt
phẳng dọc giữa.
(9) Điểm orbitale (Or): Điểm thấp nhất trên đường viền ổ mắt.
(10) Điểm gai mũi sau (Pns): Điểm sau nhất của khẩu cái cứng trên mặt
phẳng dọc giữa.
(11) Điểm porion (Po): Điểm cao nhất của ống tai ngoài.
(12) Điểm pogonion (Pog): Điểm nhô nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
(13) Retrognathion (RGN): Điểm phía sau nhất của xương cằm đối diện
điểm Gn (điểm trước nhất và dưới nhất của cằm).
(14) Hyoidale (H): Điểm trước nhất của thân xương móng.



16

(15) Điểm C3: Điểm trước nhất và dưới nhất của giới hạn của đốt sống cổ
thứ ba.
(16) Điểm At: Điểm trước nhất của đốt sống cổ thứ nhất [8], [9].
1.5.2. Các điểm mốc trên mô mềm
(17) Điểm đầu lưỡi (Tongue tip TT): Đầu của lưỡi nằm ngay phía sau
răng cửa giữa hàm trên.
(18) Điểm nền của nắp thanh môn (Base of epiglottis - Eb): Điểm trước
nhất và dưới nhất của sụn nắp thanh môn.
(19) Điểm đỉnh của vòm miệng mềm (P): Đỉnh của lưỡi gà.
1.6. Các mặt phẳng và các đường trên phim sọ nghiêng chuẩn từ xa
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 5 mặt phẳng sau:
(1) Mặt phẳng hàm dưới: Mặt phẳng đi qua hai điểm Gnathion và
Menton.
(2) Đường Go-B: Đường nối hai điểm Gonion và điểm B.
(3) Mặt phẳng Frankfort (FH): Mặt phẳng đi qua hai điểm Porion và
Orbital.
(4) Mặt phẳng hàm trên (PP): Mặt phẳng đi qua hai điểm gai mũi trước
và gai mũi sau.
(5) Mặt phẳng cắn (OP): Mặt phẳng đi qua điểm giữa hai răng cửa và mặt
nhai của hai răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở tư thế lồng múi tối đa.
1.7. Các chỉ số trên phim sọ nghiêng chuẩn từ xa
1.7.1. Các góc tương quan xương
1.7.1.1. Góc của xương hàm trên
Đánh giá vị trí xương hàm trên so với nền sọ dựa vào chỉ số góc SNA.
Giá trị trung bình góc SNA là 82°. Nếu lớn hơn 82° hàm trên nhô trước,
ngược lại hàm trên ở vị trí lùi sau.



17

1.7.1.2. Góc của xương hàm dưới
Độ nhô hoặc độ lùi sau của xương hàm dưới so với nền sọ được xác định
dựa vào chỉ số góc SNB.
Giá trị trung bình 80°. Góc lớn hơn 80° hàm dưới lùi sau và ngược lại.

(I)

(II)

Hình 1.6. Tương quan XHT (I ) (A)Bình thường, (B) Nhô trước, (C) Lùi sau
XHD (II) và nền sọ (A)Bình thường, (B)Lùi sau, (C)Nhô trước [8]
1.7.1.3. Góc tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới
Sự chênh lệch giá trị giữa góc SNA và góc SNB (góc ANB) sẽ cung cấp
thông tin về mối tương quan vị trí xương hàm trên với xương hàm dưới. Theo
Steiner, cần quan tâm đến góc ANB nhiều hơn là góc SNA. Giá trị trung bình
góc ANB là 2º.
Nếu góc ANB lớn hơn 2º, có xu hướng xương hạng II. Độ lớn của góc
càng tăng, việc nắn chỉnh càng gặp nhiều khó khăn. Góc ANB nhỏ hơn 2º
hoặc giá trị âm thì có xu hướng xương hạng III.

Hình 1.7. Tương quan hai hàm (Giá trị góc ANB) [8]
1.7.1.4. Góc giữa thân xương móng và mặt phẳng hàm dưới (LAH-MP)


18

Là góc tạo bởi trục dọc thân xương móng và mặt phẳng hàm dưới.
1.7.1.5. Góc giữa thân xương móng và mặt phẳng cắn (LAH-OP)

Là góc tạo bởi trục dọc thân xương móng và mặt phẳng cắn.
1.7.1.6. Góc giữa thân xương móng và mặt phẳng hàm trên (LAH-PP)
Là góc tạo bởi mặt phẳng hàm trên và trục dọc thân xương móng.
1.7.1.7. Góc giữa thân xương móng và đường thẳng nối Basion và Nasion
(LAH-BaN)
Là góc tạo bởi đường thẳng nối hai điểm Basion và Nasion với trục dọc
thân xương móng.
1.7.1.8. Góc giữa thân xương móng và mặt phẳng Frankfort (LAH-FH)
Là góc tạo bởi trục dọc thân xương móng và mặt phẳng Frankfort.
1.7.1.9. Góc giữa thân xương móng và bờ sau cành lên xương hàm dưới
(LAH-PBR)
Là góc tạo bởi trục dọc thân xương móng và bờ sau cành lên xương
hàm dưới.
1.7.2. Các kích thước liên quan vùng họng và vị trí xương móng
Để xác định kích thước vùng họng và vị trí xương móng, chúng tôi sử
dụng các chỉ số sau:
(1) Chiều dài lưỡi (TGL): Khoảng cách giữa hai điểm đầu lưỡi (TT) và
nền của nắp thanh môn (EB).
(2) Chiều cao lưỡi (TGH): Khoảng cách tối đa từ đường lưng lưỡi vuông
góc đến đường nối Eb-TT.
(3)

Chiều dài vòm miệng (PNS-P): Khoảng cách giữa hai điểm gai mũi
sau (PNS) và đỉnh của vòm miệng mềm (P).

(4) Độ dày vòm miệng (MPT): Độ dày tối đa của vòm miệng mềm đo
trên đường thẳng vuông góc với đường nối hai điểm gai mũi sau
(PNS) và đỉnh của vòm miệng mềm (P).



19

(5) Chiều rộng vùng họng mũi (SPAS): Độ rộng của đường thở phía sau
vòm miệng mềm dọc theo đường song song với đường Go-B.
(6) Chiều rộng vùng họng miệng (MAS): Độ rộng của đường dẫn khí
dọc theo đường song song với đường Go-B qua P.
(7) Chiều rộng vùng họng thanh quản (IAS): Độ rộng của đường thở ở
dưới thông qua đường Go-B).
(8) Chiều dài vùng họng theo chiều đứng (VAL): Khoảng cách giữa giữa
hai điểm gai mũi sau (PNS) và nền của nắp thanh môn (Eb).
(9) Khoảng cách từ xương móng đến mặt phẳng hàm dưới (MPH):
khoảng cách vuông góc từ điểm trước nhất của xương móng (H) đến
mặt phẳng hàm dưới.
(10) HH1: Khoảng cách vuông góc từ điểm trước nhất xương móng (H)
đến đường nối C3 và RGN.
(11) H-RGN: Khoảng cách giữa điểm trước nhất xương móng (H) và
RGN
(12) C3-H: Khoảng cách giữa điểm trước nhất xương móng (H) và C3.
(13) C3-RGN: Khoảng cách giữa điểm trước nhất xương đốt sống cổ thứ
3 (C3) và điểm sau nhất của xương ổ rang hàm dưới (RGN)
(14) At-H: Khoảng cách từ điểm trước nhất của xương móng đến đường thẳng
kẻ vuông góc với FH qua điểm trước nhất của đốt sống cổ thứ nhất.
(15) S-H: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường thẳng
kẻ vuông góc từ S đến FH.
(16) Pog-H1: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường
thẳng kẻ vuông góc với FH qua Pog.
(17) Pog-H2: Khoảng cách nối thẳng từ điểm trước nhất xương móng và Pog.
(18) A-H: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường thẳng
kẻ vuông góc từ A đến FH.



20

(19) N-H: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường thẳng
kẻ vuông góc từ Na đến FH.
(20) H-FH: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường thẳng
Frankfort.
(21) H-GoP: Khoảng cách từ điểm trước nhất xương móng và đường
thẳng song song với Frankfort qua điểm Gonion.

Hình 1.8. Các kích thước vùng họng [10].


21

Hình 1.9. Các khoảng cách tương quan

Hình 1.10. Các góc của xương móng

giữa xương móng với mặt phẳng Franfort

với các mặt phẳng tương quan [11].

theo chiều trước sau và chiều đứng [11].

1.8. Các nghiên cứu nước ngoài
Đường hô hấp trên và dưới luôn luôn là lĩnh vực được quan tâm bởi vì
cấu trúc vùng họng miệng và họng mũi đóng một vai trò rất quan trọng trong
sự tăng trưởng và phát triển của phức hợp sọ mặt. Kích thước vùng họng
được quyết định chủ yếu bởi kích thước và sự tăng trưởng tương ứng của mô

mềm xung quanh tổ chức xương vùng sọ mặt. Xương vùng mũi họng có thể
thay đổi từ tuổi trưởng thành đến tuổi già. Nhiều báo cáo chứng minh mối
liên quan giữa các loại lệch lạc khớp cắn và những thay đổi kích thước và
hình dạng khác nhau của vùng họng.
Một số nghiên cứu cho rằng, tư thế đầu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
kích thước vùng họng hơn là các kiểu xương khác nhau [12]. Cũng tương tự
như vậy, một nghiên cứu so sánh kích thước đường thở hàm trên trong các
kiểu xương khác nhau ở những trẻ Trung Quốc không thở ngáy lại chỉ thiên
về các yếu tố gây tắc nghẽn đường thở. Nghiên cứu của Murilo Fernando lại


22

quan tâm đến kích thước của mặt và mũi họng trong các hình thái khác nhau
[13]. Tất cả các nghiên cứu trên đều không so sánh kích thước vùng họng với
các lệch lạc khớp cắn khác nhau [13], [14], [15].
1.8.1. Các nghiên cứu so sánh kích thước vùng họng giữa khớp cắn loại I
bình thường và sai khớp cắn
Martin và Mulles [16] đã nghiên cứu kích thước vùng mũi họng trên
phim sọ nghiêng chuẩn từ xa của bệnh nhân có khớp cắn lý tưởng, một nghiên
cứu mới được đưa ra để đo lường độ rộng đường thở vùng họng.
Kích thước vùng họng dưới rộng hơn so với bình thường của bệnh
nhân sai khớp cắn loại I nhô cả hai hàm được chỉ ra trong nghiên cứu của
Yoshihiko và các cộng sự [17].
Tương tự, Faruk [18] cũng phát hiện ra kích thước đường thở ở vùng
họng cũng có sự khác biệt trong lệch lạc khớp cắn loại I với kiểu phát triển
khác nhau. Những đối tượng có góc mặt đóng có kích thước vùng mũi họng
và đường thở phía trên rộng hơn những đối tượng có góc mặt mở nhưng kích
thước vòm miệng lại hẹp hơn.
1.8.2. Các nghiên cứu so sánh kích thước vùng họng giữa khớp cắn loại I

bình thường và lệch lạc khớp cắn loại II.
Các nghiên cứu đã kết luận những đối tượng có lệch lạc khớp cắn loại
II có kích thước đường thở vùng họng nhỏ hơn so với những đối tượng có
khớp cắn loại I.
Mergen và Jacobs [12] đã thực hiện nghiên cứu để xác định xem có bất
kỳ sự liên quan nào giữa khớp cắn loại I bình thường và lệch lạc khớp cắn
trên răng. Họ thực hiện so sánh giữa khớp cắn loại I bình thường và lệch lạc
khớp cắn loại II trên răng và kết luận rằng kích thước vùng họng ở những đối


23

tượng có khớp cắn loại I bình thường lớn hơn so với những đối tượng có lệch
lạc khớp cắn loại II nhưng thành họng phía sau ở vùng mũi thì lại cong hơn so
với khớp cắn loại I bình thường
De Freitas Mr, Alcazar Nm [18] nói rằng những đối tượng có lệch lạc
khớp cắn loại I và II có kiểu mặt phát triển theo chiều đứng có kích vùng
họng phía trên hẹp hơn so với lệch lạc khớp cắn loại I và loại II có kiểu phát
triển bình thường.
Iffat Batool và cộng sự [19] so sánh không gian đường thở vùng họng
trên đối tượng lệch lạc khớp cắn loại II có góc mặt mở và đóng. Họ cho rằng
những đối tượng lệch lạc khớp cắn loại II có kiểu phát triển theo chiều đứng
có vùng họng trên và dưới hẹp hơn so với những đối tượng có kiểu phát triển
theo chiều ngang.
1.8.3. Các nghiên cứu so sánh kích thước vùng họng giữa khớp cắn bình
thường và lệch lạc khớp cắn loại III
Các nghiên cứu được thực hiện để so sánh kích thước vùng họng trên
đối tượng khớp cắn loại I bình thường và lệch lạc khớp cắn loại III và đưa ra
kết luận là kích thước đường thở vùng họng trên đối tượng lệch lạc khớp cắn
loại III rộng hơn so với khớp cắn loại I.

Vào năm 2009 Tomonori Iwasaki Haruaki Hayasaki [20] sử dụng CT conebeam để đánh giá đường thở vùng họng và họ kết luận rằng lệch lạc khớp cắn loại III
có kích thước vùng họng lớn hơn lệch lạc khớp cắn loại I.
Martin và Mulles [21] đã thực hiện một nghiên cứu so sánh về đặc
điểm của mô mềm vùng mũi họng của những bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn
loại III. Nghiên cứu này đã cho thấy một hướng đi mới về mối tương quan
giữa những bất thường về răng và xương với sự tắc nghẽn đường thở.


24

1.8.4. Các nghiên cứu so sánh kích thước vùng họng giữa lệch lạc khớp
cắn loại I, loại II và loại III
Các kiểu xương khác nhau được so sánh với khớp cắn loại I.
Celyen và Oktay [22] một nghiên cứu trên phim sọ nghiêng chuẩn từ xa
về kích thước vùng họng trên 90 đối tượng từ 13-15 tuổi có góc ANB khác
nhau. Nghiên cứu này đã quan sát thấy rằng vùng họng miệng sẽ trở nên nhỏ
hơn khi góc ANB tăng lên.
Abu Allhaija, Al-Khateeb [23] đã thực hiện nghiên cứu điều tra kích
thước vùng họng – lưỡi – lưỡi gà trên những đối tượng có tương quan hai
hàm theo chiều trước sau khác nhau trên phim sọ nghiêng chuẩn từ xa. Họ kết
luận rằng kích thước họng – lưỡi – lưỡi gà bị ảnh hưởng bởi kiểu xương theo
chiều trước sau.
T.Muto [24] cũng báo cáo rằng kích thước vùng họng theo chiều trước
sau ở những đối tượng có hàm dưới đưa ra trước lớn hơn những đối tượng lùi
hàm dưới.
Yoon-Ji Kim [25] và các cộng sự đã so sánh kích thước đường thở vùng
họng theo 3 chiều không gian ở trẻ em có tương quan theo chiều trước sau
khác nhau. 60 trẻ em khỏe mạnh được chia làm 3 nhóm theo tương quan hai
hàm theo chiều trước sau. Những trẻ em có lệch lạc khớp cắn loại II có khối
lượng vùng họng nhỏ hơn và hướng ra sau hơn so với những trẻ em có lệch

lạc khớp cắn loại I và loại III.
Hakan El, Juan Martin Palomo [26] đã tiến hành một nghiên cứu đánh
giá thể tích họng miệng và mũi của những bệnh nhân có kiểu xương sọ mặt
khác nhau. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận thể tích vùng họng miệng của
những bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại II nhỏ hơn những bệnh nhân lệch lạc
khớp cắn loại I và loại III.
Tất cả các nghiên cứu nêu trên đã cho thấy mối tương quan giữa kích
thước vùng họng bị ảnh hưởng bởi lệch lạc khớp cắn theo chiều trước sau.


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các sinh viên năm thứ nhất tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – trường
Đại học Y Hà Nội từ 18-25 tuổi và có khớp cắn Angle I được chụp phim sọ
nghiêng chuẩn từ xa, sau đó lựa chọn những đối tượng có phim chụp có
xương loại I với góc ANB = 0 - 40.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.1.1. Tiêu chuẩn của đối tượng
- Tình trạng sức khỏe tốt, có đủ 28 răng không kể răng hàm lớn thứ 3.
- Đối tượng có khớp cắn loại I trên răng, xương loại I với góc ANB = 0
-40.
- Đối tượng chưa được can thiệp điều trị chỉnh hình răng mặt.
- Đối tượng không có tiền sử thói quen xấu như thở miệng, mút môi, mút
ngón tay…
2.1.1.2. Tiêu chuẩn của phim chụp
- Chất lượng phim tốt.
- Hình ảnh chụp phim thấy:

 Môi để tự nhiên, hai răng ở vị trí lồng múi tối đa
 Hai lô ống tai trùng nhau
 Bờ nền xương hàm dưới tương đối trùng nhau
 Lấy rõ được cả phần mềm và phần xương


×