Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG các BIẾN CHỨNG DO VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM cấp TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……………..…

VŨ THỊ THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG CÁC BIẾN CHỨNG
DO VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM CẤP TÍNH
Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
Mã số:

60720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quách Thị Cần

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội, em
luôn nhận được sự động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện kịp thời về nhiều
mặt của các thầy, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của người thân.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, Bộ Môn Tai Mũi Họng trường Đại


học Y Hà Nội, Viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tạo mọi điều kiện từ việc
trang bị kiến thức đến thu thập và xử lý số liệu trong 2 năm học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Quách Thị Cần - Người
cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu. Em
gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô đã giảng dạy và trang bị kiến thức
cho em để em hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ Khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá – đơn vị tôi đang công tác, đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng để có được kết quả này, tôi cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp
và những người thân của tôi, đã kịp thời động viên về tinh thần và vật chất tôi
hoàn thành bản Luận văn này./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Thanh Lâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi trực tiếp tham gia.
Các số liệu trong luận văn là có thật, do tôi thu thập một cách khách quan,
khoa học và chính xác.
Kết quả luận văn chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí hay công
trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Thanh Lâm



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AXN

Áp xe não

BCNS

Biến chứng nội sọ

BN

Bệnh nhân

BV TMHTW

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

CLVT

Cắt lớp vi tính

DNT

Dịch não tuỷ

LMNB

Liệt mặt ngoại biên

MSBN


Mã số bệnh nhân

N

Tổng số

OTK

Ống thông khí

VMN

Viêm màng não

VTG

Viêm tai giữa

VTMB

Viêm tĩnh mạch bên

VTXC

Viêm tai xương chũm

VTXCC

Viêm tai xương chũm cấp


TB

Thông bào

TMB

Tĩnh mạch bên

TMH

Tai mũi họng

XN

Xét nghiệm

XQ

Xquang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
61......................................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU....................................................................................................................3

1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG:.......................................................................5

1.2.1. Tai giữa:..........................................................................................5
Hình 1.1. Thiết đồ cắt đứng dọc qua tai giữa [25]...........................................5
Hình 1.2. Thành trong hòm nhĩ [25]................................................................6
Hình 1.3. Thành ngoài của hòm nhĩ [25].........................................................7
Hình 1.4. Vòi nhĩ (Eustachi) [25].....................................................................8
1.2.2. Xương chũm:..................................................................................9
Hình 1.5. Xương chũm hình thể ngoài giải phẫu liên quan [25]....................10
Hình 1.6. Cấu tạo trong xương chũm [25].....................................................11
Hình 1.7. Các nhóm tế bào xương chũm [27]................................................12
Hình 1.8. Các loại thông bào xương chũm [2]...............................................13
1.2.3. Tĩnh mạch bên:.............................................................................14
1.2.4. Dây thần kinh mặt:.......................................................................14
Hình 1.9. Hình chiếu dây thần kinh số VII mặt ngoài xương chũm [1].........15
1.3. BỆNH HỌC BIẾN CHỨNG VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM CẤP...........16
1.3.1. Nguyên nhân.................................................................................16
1.3.2. Giải phẫu bệnh học.......................................................................17
1.3.3. Triệu chứng...................................................................................17
1.3.4. Biến chứng viêm tai xương cấp thường gặp.................................18
Chương 2........................................................................................................28
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................28
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...........................................................................................28


2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................................28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................................29
2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................................................................31
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU...............................................................................................................................31
2.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................................................31

Chương 3........................................................................................................32

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................32
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG..................................................................................32

3.1.1. Đặc điểm chung............................................................................32
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ của các biến chứng (N = 48)...........34
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng của viêm tai xương chũm cấp
xuất ngoại (N = 39).........................................................................................35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.........................................................................................35

Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của xuất ngoại (N = 39)..............................35
Hình 3.1. Hình ảnh lâm sàng biến chứng xuất ngoại sau tai..........................36
[MSBN: 15005409]........................................................................................36
Bảng 3.4. Cận lâm sàng của xuất ngoại (N = 39)...........................................37
Hình 3.2. Hình ảnh CLVT có dịch vùng chũm [MSBN: 6219]......................37
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng viêm tắc tĩnh mạch bên (N = 1)..................37
Bảng 3.6. Cận lâm sàng viêm tắc tĩnh mạch bên (N = 1)...............................38
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng liệt mặt ngoại biên (N = 8).........................38
Hình 3.3. Hình ảnh lâm sàng liệt mặt.............................................................39
[MSBN:14011170].........................................................................................39
Bảng 3.8. Cận lâm sàng liệt mặt ngoại biên (N = 8)......................................39
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA VTXC CẤP.........................40

3.2.1. Phương pháp điều trị....................................................................40
Bảng 3.9. Phương pháp điều trị (N = 48).......................................................40
3.2.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa..................................................40
Bảng 3.10. Phương pháp điều trị ngoại khoa (N = 45)..................................40


Bảng 3.11. Đặc điểm vị trí tổn thương trên phẫu thuật (N = 45)...................41
Hình 3.4. Hình ảnh phẫu thuật bệnh nhân xuất ngoại sau tai.........................41

[MSBN: 4366]................................................................................................41
Bảng 3.12. Bệnh tích tổn thương khi phẫu thuật (N = 45).............................42
Bảng 3.13. Đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với tổn thương trên phẫu
thuật (N = 30)..................................................................................................42
Bảng 3.14. Tai biến trong quá trình phẫu thuật (N = 45)...............................43
3.2.3. Thời gian điều trị và kết quả.....................................................................................................43

Bảng 3.15. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân (N = 48).................43
Bảng 3.16. So sánh kết quả khi ra viện và phương pháp điều trị (N = 48)....43
Bảng 3.17. Kết quả khám bệnh nhân xuất ngoại sau khi ra viện và ra viện 3 –
6 tháng (N = 16)..............................................................................................44
Bảng 3.18. Kết quả khám bệnh nhân Liệt mặt ngoại biên sau khi ra viện và ra
viện trên 3 tháng (N = 5).................................................................................44
Chương 4........................................................................................................46
BÀN LUẬN...................................................................................................46
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CÁC BIẾN CHỨNG DO VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM CẤP
TÍNH......................................................................................................................................................46

4.1.1. Tình hình chung............................................................................46
4.1.1.2. Thời gian nhập viện trong năm:.................................................47
4.1.1.2. Thời gian nhập viện trong năm:........................................................47
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.............................................49
4.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của xuất ngoại:............49
4.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của xuất ngoại:....................49
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG DO VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM
CẤP TÍNH..............................................................................................................................................53

4.2.1. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật:..................................................53
4.2.2. Thời gian điều trị và kết quả:........................................................55
KẾT LUẬN....................................................................................................57



1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các biến chứng do viêm tai xương chũm cấp.........................57
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị các biến chứng do viêm tai xương chũm cấp tính: Nghiên
cứu có 45 trường hợp điều trị ngoại khoa (93,7%) và 03 trường hợp điều trị nội khoa (6,3%).......58

- Phương pháp phẫu thuật:.............................................................................58
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................1
PHỤ LỤC 1......................................................................................................5
BỆNH ÁN MẪU..............................................................................................5
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ của các biến chứngError: Reference
source not found

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo biến chứng của viêm tai xương chũm
cấp xuất ngoại...........................Error: Reference source not found

Bảng 3.3.

Triệu chứng lâm sàng của xuất ngoại Error: Reference source not
found


Bảng 3.4.

Cận lâm sàng của xuất ngoại ...Error: Reference source not found

Bảng 3.5.

Triệu chứng lâm sàng viêm tắc tĩnh mạch bên....Error: Reference
source not found

Bảng 3.6.

Cận lâm sàng viêm tắc tĩnh mạch bên Error: Reference source not
found

Bảng 3.7.

Triệu chứng lâm sàng liệt mặt ngoại biên...................................39

Bảng 3.8.

Cận lâm sàng liệt mặt ngoại biên.......Error: Reference source not
found

Bảng 3.9.

Phương pháp điều trị................Error: Reference source not found

Bảng 3.10. Phương pháp điều trị ngoại khoa.......Error: Reference source not
found
Bảng 3.11. Đặc điểm vị trí tổn thương trên phẫu thuật.........Error: Reference

source not found
Bảng 3.12. Bệnh tích tổn thương khi phẫu thuật..Error: Reference source not
found
Bảng 3.13. Đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với tổn thương trên
phẫu thuật................................ Error: Reference source not found
Bảng 3.14. Tai biến trong quá trình phẫu thuật ...Error: Reference source not
found


Bảng 3.15. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân.......Error: Reference
source not found
Bảng 3.16. So sánh kết quả khi ra viện và phương pháp điều trị ...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.17. Kết quả khám bệnh nhân xuất ngoại sau khi ra viện và
ra viện 3 – 6 tháng....................Error: Reference source not found
Bảng 3.18. Kết quả khám bệnh nhân Liệt mặt ngoại biên sau khi ra viện và
ra viện trên 3 tháng ..................Error: Reference source not found


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (N = 48)...........................................................................32
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới (N = 48)...........................................................................33
Biểu đồ 3.3. Phân bố thời gian nhập viện bệnh nhân theo tháng.....................................................33
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư (N = 48).......................................................................34


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thiết đồ cắt đứng dọc qua tai giữa ........Error: Reference source not
found
Hình 1.2. Thành trong hòm nhĩ ...................Error: Reference source not found

Hình 1.3. Thành ngoài của hòm nhĩ.............Error: Reference source not found
Hình 1.4. Vòi nhĩ (Eustachi).........................Error: Reference source not found
Hình 1.5. Xương chũm hình thể ngoài giải phẫu liên quan ....Error: Reference
source not found
Hình 1.6. Cấu tạo trong xương chũm...........Error: Reference source not found
Hình 1.7. Các nhóm tế bào xương chũm .....Error: Reference source not found
Hình 1.8. Các loại thông bào xương chũm . .Error: Reference source not found
Hình 1.9. Hình chiếu dây thần kinh số VII mặt ngoài xương chũm ........Error:
Reference source not found
Hình 3.1. Hình ảnh lâm sàng biến chứng xuất ngoại sau tai...Error: Reference
source not found
Hình 3.2. Hình ảnh CLVT có dịch vùng chũm .....Error: Reference source not
found
Hình 3.3. Hình ảnh lâm sàng liệt mặt...........Error: Reference source not found
Hình 3.4. Hình ảnh phẫu thuật bệnh nhân xuất ngoại sau tai. .Error: Reference
source not found


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm nhiễm trong tai giữa, bệnh
cảnh của viêm tai giữa cấp thay đổi tùy theo tuổi tác của bệnh nhân, tùy
theo vi trùng gây bệnh, tùy theo thể địa, thời gian kéo dài dưới 3 tháng.
Tình trạng viêm nhiễm này có thể lan đến xương chũm, các tế bào
quanh mê đạo và đỉnh xương chũm [1].
Viêm xương chũm cấp là tình trạng viêm các thông bào xương
chũm trong xương thái dương. Tình trạng này luôn kèm theo một viêm
tai giữa cấp và có thể là một bước tiến triển nặng hơn của một viêm tai
giữa mạn tính.
Nguyên nhân VTXC cấp tính là viêm tai giữa. Viêm tai có thể

tiềm tàng hoặc rõ rệt. Biến chứng VTXC cấp thường là hậu quả của quá
trình nhiễm từ tai lan vào cấu trúc sọ não hoặc xuất ngoại ra ngoài mặt
xương chũm [2].
Viêm xương chũm cấp tính, cũng như viêm tai giữa cấp tính có
thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: xuất ngoại, viêm màng
não, apxe não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh
mặt... nên được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm, đây là một trong
những cấp cứu của chuyên khoa tai mũi họng.
Biến chứng của Viêm tai xương chũm cấp thường hay gặp ở trẻ
em dẫn đến viêm màng não và áp xe não. Những trẻ dễ mắc VTXC như
thể trạng suy yếu như sau các nhiễm khuẩn lây truyền như sởi, sốt xuất
huyết, quai bị, bệnh đái tháo đường và HIV/AIDS.
Sự ra đời của chụp CLVT đã đóng vai trò quan trọng trong việc
chẩn đoán VTXC cấp và các biến chứng. Chụp CLVT cho phép đánh
giá vị trí và mức độ tổn thương từ đó giúp cho người thầy thuốc có thể
tiên lượng, đánh giá mức độ và đưa ra quyết định điều trị hợp lý nhất
cho người bệnh.


2
Hình ảnh lâm sàng của biến chứng VTXC đa dạng và phức tạp
kèm theo phối hợp các biến chứng khác nhau. Đặc biệt trong những
năm gần đây việc sử dụng kháng sinh không hợp lý làm cho các triệu
chứng lâm sàng càng phức tạp, không điển hình, thường xen lẫn hoặc
che lấp, chính vì vậy gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán, điều trị ảnh
hưởng đến việc tiên lượng bệnh.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng các biến chứng do viêm tai xương chũm cấp tính, với 2 mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các biến chứng do

viêm tai xương chũm cấp tính.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị các biến chứng do viêm
tai xương chũm cấp tính.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Các biến chứng của VTXC đã được đề cập ngay từ thời
Hippocrate (460 TCN), đã lưu ý rằng đau tai dữ dội với sốt cao liên tục
rất đáng ngại vì bệnh nhân có thể mê sảng và chết. Tiếp sau đó
Cellus.M (25 năm sau Công nguyên), Avincenna (986-1037), Morgagni
(1682-1771), nhưng các tác giả này chưa chứng minh được điều kiện
cơ chế bệnh sinh chính xác [3].
Về phương diện lâm sàng, 1908 Benzold.F và SieBenmann.F [4]
đã mô tả con đường đầu tiên ngoài sọ của VTXC, con đường hay gặp
nhất là xâm lấn và lan tràn qua mặt ngoài của vỏ xương chũm gây áp xe
ngoài màng xương bởi qua các khe hở xương và dọc các mao mạch
nhỏ. Năm 1939, Moulonguet. A và Rubiazol. JM [5] mổ thành công ca
VMN đầu tiên.
Về cận lâm sàng, năm 1939 Borries [6] qua điều trị và theo dõi
dịch não tuỷ đã nêu ra một quy luật: Nếu nước não tuỷ tốt lên mà thể
trạng xấu đi phải nghĩ đến áp xe não.
Nguyên nhân dẫn tới VTXC thường được nhắc đến là yếu tố cơ
địa và VK. Trước khi có sự phát triển của KS, khoảng 20% BN viêm tai
giữa cấp tại Mỹ phải phẫu thuật mở xương chũm. Ngày nay, nhờ sự
phát triển của thời đại thuốc kháng sinh, tỷ lệ VTXC cấp giảm xuống
dưới 5 ca/100.000 dân ở Mỹ và các nước phát triển [7]. Nên phẫu thuật
xương chũm trong các trường hợp đặc biệt như VTXC cấp có phá hủy

xương hay có biến chứng [1], [8], [9].
Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong VTXC cấp là S.
Pneumoniae. Tỷ lệ nhạy cảm và kháng Pénicilin là tương đương. Các


4
tác nhân vi khuẩn khác bao gồm: S. Aureus. H. Influenza, Streptococus
sinh mủ. VK yếm khí cũng gặp một số ít trường hợp [10]
Trước thời kỳ chưa có kháng sinh, điều trị các biến chứng do
VTXC còn ít hiệu quả, tỷ lệ tử vong còn rất cao. Năm 1927 Stewart
công bố 93% tử vong do các biến chứng nội sọ. Từ khi có kháng sinh
Sulfonamide (1935) và Pénicilin (1942) được dùng điều trị viêm tai thì
tỷ lệ viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại và các biến
chứng nội sọ, ngoại sọ giảm đi một cách rõ rệt.
Năm 1971, sự ra đời chụp cắt lớp vi tính (CT-Scann). Đến năm
1983, sự ra đời MRI - đó là phương tiện cần thiết và quan trọng để chẩn
đoán và theo dõi các biến chứng nội sọ, ngoại sọ tốt nhất hiện nay.
Ở Việt Nam, năm 1960 Trần Hữu Tước [11], Võ Tấn [2] là
những người đầu tiên nêu vấn đề về VTXC xuất ngoại và hướng xử trí
các biến chứng nội sọ và ngoại sọ phổ biến rộng rãi trong ngành tai mũi
họng. Tiếp theo đó Lương Sỹ Cần [12], Ngô Ngọc Liễn [13], Phạm
Khánh Hòa [14], Nguyễn Ngọc Dinh [15], Võ Quang Phúc và cộng sự
[16].... đã công bố nhiều công trình nghiên cứu, viết nhiều tài liệu sách
và các tập san nói về VTXC xuất ngoại và các biến chứng nội sọ và
ngoại sọ do viêm tai.
Ngoài ra còn một số tác giả khác Đặng Hoàng Sơn [17], Bùi
Hồng Sơn [18], Nguyễn Thành Huy[19], Đinh Xuân Hương [20]...
cũng đã thống kê được các biến chứng nội sọ do viêm tai.
Nghiên cứu Quách Thị Cần 2009 – 2011 tại Bệnh viện Tai mũi
họng Trung ương: 100% ca VTXC cấp có điều trị kháng sinh, phẫu

thuật chủ yếu là mở xương chũm có hoặc không kèm đặt OTK, giai
đoạn VTXC cấp chưa có phá hủy xương và biến chứng có thể điều trị
nội khoa có/không kèm đặt OTK [21].


5
Năm 2012 nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt
lớp vi tính của viêm xương chũm cấp trẻ em của

đã cho thấy có xác

định 29/31 phim có hình ảnh đặc trưng cho VXC cấp. 2/31 phim chẩn
đoán được là VXC cấp. Giá trị chẩn đoán của CLVT đạt 93,5% [22].
1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG:
1.2.1. Tai giữa:
Tai giữa gồm hòm nhĩ xương chũm và vòi nhĩ [23], [24].

Hình 1.1. Thiết đồ cắt đứng dọc qua tai giữa [25]
1.2.1.1. Hòm nhĩ:
Hòm nhĩ là một hốc rỗng nằm trong xương đá. Hòm nhĩ giống
như một thấu kính mặt lõm có 6 thành nằm theo mặt phẳng dọc đứng
chếch từ trước ra sau.
Hòm nhĩ được chia làm ba phần: Thượng nhĩ, trung nhĩ và hạ nhĩ.
+ Thành trần: Còn gọi là trần hòm tai, là lớp xương mỏng ngăn
cách tai giữa với não. Trong một số ít trường hợp, lớp xương này bị hở
dọc theo đường khớp đá tai trong và khi đó niêm mạc tai giữa liên hệ
trực tiếp với màng não. Nhiễm trùng của tai giữa có thể lan truyền đến
màng não qua trần hòm tai.



6
+ Thành dưới: (Thành tĩnh mạch cảnh) còn gọi là sàn hòm tai, là
một mảnh xương hẹp, mỏng ngăn cách hòm tai với hố tĩnh mạch cảnh.
Sàn thấp hơn thành dưới ống tai ngoài độ 1-2 mm tạo thành hố lõm gọi
là ngách hạ nhĩ. Dây thần kinh nhĩ (Jacobson) nhánh của dây thần kinh
số IX chui qua thành này vào hòm tai.
+ Thành trong (Thành mê đạo) liên quan trực tiếp cấu trúc của tai
trong, ở thành này có:

Hình 1.2. Thành trong hòm nhĩ [25]
- Ụ nhô: Là một lồi tròn do vòng thứ nhất của ốc tai tạo nên. Trên
mặt ụ nhô có những rãnh nhỏ (rãnh ụ nhô), cho các nhánh của đám rối
nhĩ thuộc thần kinh nhĩ, nhánh của thần kinh lưỡi hầu nằm.
- Cửa sổ ốc tai hay cửa sổ tròn: Ở phía sau ụ nhô được đậy bởi màng
nhĩ phụ.
- Cửa sổ tiền đình hay cửa sổ bầu dục: ở phía sau trên ụ nhô, có
đế xương bàn đạp gắn vào.
Hõm nằm giữa cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục gọi là xoang nhĩ liên
quan đoạn bóng của ống bán khuyên sau.


7
- Lồi thần kinh mặt: Do đoạn 2 của ống thần kinh mặt tạo nên,
chạy từ trước ra sau, ở phía trên cửa sổ tiền đình rồi uốn cong xuống
thành chũm hòm tai, lớp xương bọc thần kinh mặt ở đây rất mỏng nên
khi viêm tai giữa thần kinh mặt có thể bị tổn thương.
- Lồi ống bán khuyên ngoài: Nằm phía trên lồi thần kinh mặt.
- Mỏm hình ốc: Nằm phía trên ụ nhô, có gân cơ căng màng tai
(cơ búa) thoát ra đỉnh mỏm.
+ Thành trước (Thành động mạch cảnh): Rộng phía trên hơn ở

dưới. Thành này có ống cơ căng màng tai (ống cơ búa) ở trên, lỗ hòm
tai của vòi tai ở dưới. Dưới lỗ hòm tai của vòi tai là vách xương mỏng
ngăn cách hòm tai với động mạch cảnh trong, vì vậy khi viêm tai giữa
(VTG) có thể bị đau tai theo nhịp mạch đập.
+ Thành ngoài (Thành màng): Gồm có hai phần:

Hình 1.3. Thành ngoài của hòm nhĩ [25]
- Phần trên xương tường thượng nhĩ.
- Phần dưới là màng tai, bờ của màng tai gắn vào rãnh nhĩ bởi
vòng sụn xơ. Giữa thành màng và thành động mạch cảnh có ống dây
thừng nhĩ để thần kinh nhĩ hòm tai thoát ra.
- Màng nhĩ: Hình bầu dục lõm ở giữa ngả phía trước, phía ngoài
màng nhĩ có ba lớp, lớp ngoài biểu mô, giữa là lớp xơ và trong là lớp


8
niêm mạc. Đường kẻ dọc theo cán búa và đường kẻ vuông góc với
đường trên ở rốn nhĩ chia màng nhĩ thành 4 phần không đều nhau. Góc
sau dưới là nơi chích rạch màng nhĩ tháo mủ khi VTG có mủ (nhất là
VTG cấp mủ).
+ Thành sau: Ở trên có một ống thông với sào bào gọi là sào đạo.
Ở ngay dưới ngách thượng nhĩ là mỏm tháp, có gân cơ bàn đạp chui ra
tới bám vào cổ xương bàn đạp. Ngay sau hòm nhĩ, nằm ở phần xương
chũm có đoạn 2 và 3 cống Fallope hay còn gọi là ống thần kinh mặt.
Giữa đoạn 2 và 3 có khuỷu dây VII có hình vòng cung, đoạn 3 dây VII
chạy xuống dưới và chếch ra ngoài, còn hòm nhĩ lại chếch vào trong
nên dây thần kinh mặt bắt chéo hòm nhĩ.
1.2.1.2. Vòi nhĩ

Hình 1.4. Vòi nhĩ (Eustachi) [25]

Là một ống sụn xương nối liền hòm nhĩ và vòm mũi họng.
Vòi nhĩ có tác dụng làm cân bằng áp lực ở hai phía cả màng nhĩ
đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thống màng nhĩ xương con, đồng thời
nhờ vòi nhĩ mà các chất dịch trong hòm nhĩ được dẫn lưu xuống họng
(hình 1.3).
Điểm khác biệt giữa vòi nhĩ trẻ em và người lớn:
- Độ dài vòi ở trẻ em dưới 1 tuổi bằng 1/2 vòi tai người lớn.


9
- Lỗ vòi trẻ em rộng hơn, nằm ngang hơn và thấp hơn do đó vi
khuẩn và dịch dễ trào ngược vào tai hơn gây ra bệnh tích VTG và
VTXC.
- Vòi nhĩ (vòi tai) là một ống sụn - xương nối thông hòm nhĩ với
thành bên của vòm mũi họng. Vòi tai có hướng đi từ sau ra trước,
chếch vào trong và xuống dưới tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc
45° ở người lớn và 10° ở trẻ em, chiều dài ở trẻ < 9 tháng tuổi khoảng
15 mm, dưới 4 tuổi là 30 mm và ở người trưởng thành dài từ 30 đến
38 mm.
- Vòi tai có hai đoạn: đoạn xương chiếm 1/3 sau và đoạn sụn
chiếm 2/3 trước. Hai đoạn này có hình chóp nón nối với nhau ở giữa
tạo nên một chỗ thắt hẹp gọi là eo vòi (eo này cao 2mm, rộng 1mm). Ở
trẻ em, eo này gần như không có, vì vậy lòng vòi nhĩ rất thông thoáng.
Đoạn sụn vòi tạo với đoạn xương một góc 160 0 mở ra phía trước ở eo
vòi, ở trẻ nhỏ góc này phẳng. Đoạn sụn được cấu tạo bởi sụn, cơ và
màng. Sụn vòi có hình móc câu, nó tạo nên thành trên và thành sau của
vòi. Phần uốn cong của sụn rất giàu elastin, vì thế đoạn này được gọi là
phần bản lề, nó dễ dàng mở rộng góc cong của sụn khi cơ căng màn
hầu kéo tấm sụn bên để mở loa vòi. Mật độ elastin trong sụn vòi của
người lớn cao hơn hẳn trẻ em, vì vậy sụn vòi trẻ em cứng hơn ở người

lớn nên dễ mở ra khi cơ căng màn hầu co lại; trái lại do sụn vòi mềm ở
trẻ em nên khả năng đóng mở loa vòi bị hạn chế [26].
1.2.2. Xương chũm:
Xương chũm là một phần của xương thái dương, có hình tháp cụt,
đỉnh quay xuống dưới, đáy ở trên, xương chũm nằm sau ống tai ngoài,
hòm nhĩ và mê đạo. Xương chũm gồm có 6 mặt:
+ Mặt trước: Xương chũm liên quan với ống tai ngoài và dây
thần kinh số VII (đoạn 3).


10
+ Mặt sau: Xương chũm liên quan với tĩnh mạch bên ngoài
tiểu não.
+ Mặt ngoài: Là mặt phẫu thuật vào xương chũm và được
giới hạn bởi: Phía trên là đường thái dương; Phía dưới là bờ tự do
của xương chũm; Phía trước là ống tai ngoài; Phía sau là đường
nối đá chẩm.
Mốc giải phẫu quan trọng để phẫu thuật vào xương chũm là gai
Henlé, nằm sau trên ống tai xương, phía trước vùng sàng Chipault.
Phần sau dưới của mặt ngoài gồ ghề là chỗ bám của cơ ức đòn
chũm, ở phía sau chỗ bám cơ ức đòn chũm có lỗ ngoài của ống chũm, ống
này chứa tĩnh mạch liên lạc, nối liền tĩnh mạch trong sọ với hệ thống tĩnh
mạch cổ bên ngoài.

Hình 1.5. Xương chũm hình thể ngoài giải phẫu liên quan [25]
+ Mặt trong: Nối tiếp với xương đá.
+ Mặt trên: Nền tháp liên hệ với tầng sọ giữa thuỳ thái dương.
+ Mặt dưới: Nhìn thẳng xuống cổ gồm có hai phần hình tam giác.
- Phần tam giác phía trong: Hướng từ sau ra trước theo bình diện
đứng và được coi là bờ ngoài của rãnh cơ nhị thân.



11
- Tam giác nhị thân Mouret:
Nhìn thẳng xuống cổ, đỉnh của tam giác là lỗ trâm chũm, hai
cạnh là rãnh cơ nhĩ thân ở bên ngoài và rãnh chẩm ở bên trong, đáy của
tam giác là đường nối liền cực sau của rãnh nhị thân với cực sau rãnh
chẩm ở phần sau của tam giác Mouret, có cơ nhị thân bám vào.
Tam giác nhị thân Mouret có liên quan mật thiết với nhóm tế bào
dưới sào bào sâu của xương chũm. Vì vậy bệnh tích của xương chũm
có thể gây xuất ngoại ở vùng này (VTXC xuất ngoại thể Mouret).
* Cấu tạo xương chũm:
Trong khối chũm có nhiều hốc rộng gọi là tế bào (cellule) một
trong những cái hốc rộng đó phát triển to hơn những cái khác và mang
tên là sào bào hay hang chũm (antre).
Ở hài nhi sào bào khu trú ở ngay trên và sau ống tai ngoài khi lớn
lên SB sẽ phát triển về phía dưới và phía sau, sào bào ăn thông với hòm
nhĩ bằng một cái ống tò vò gọi là sào đạo hay ống thông hang (aditus ad
antrum).

Hình 1.6. Cấu tạo trong xương chũm [25]
Xung quanh sào bào có nhiều tế bào nhỏ hơn gọi là xoang chũm.
Những tế bào này đều ăn thông với sào bào. Một đôi khi ở thành ngoài


12
sào bào có một tế bào khá to (tế bào Lenoir) làm cho phẫu thuật viên
mổ xương chũm dễ nhầm với sào bào. Tùy tế bào phát triển nhiều hay
ít, người ta chia xương chũm làm 3 loại:


Hình 1.7. Các nhóm tế bào xương chũm [27]
- Loại không thông bào: Xương bị đặc ngà hoặc đầy tổ chức xốp,
sào bào nhỏ bằng hạt ngô. Trong loại này màng não và tĩnh mạch bên
thường hay bị sa (Procidence).
- Loại thông bào ít: Có vài nhóm tế bào ở chung quanh sào bào.
Tổ chức tủy sọ chiếm đại bộ phận.
- Loại thông bào nhiều: Các nhóm tế bào phát triển đầy đủ, thành
của tế bào mỏng, nội dung xương chũm lỗ chỗ như tổ ong.
Niêm mạc hòm nhĩ liên tiếp che phủ tất cả sào bào, sào đạo và các tế
bào. Do đó khi hòm nhĩ bị viêm, niêm mạc trong xương chũm có phản
ứng và đôi khi xương chũm cũng bị viêm.
Chúng ta cần nắm vững sự phân bố của các nhóm tế bào. Mouret
chia các khối xương chũm ra làm hai phần do một bình diện tiếp tuyến
với mặt trước của tĩnh mạch bên: phần trước dày gọi là phần đá vảy,
phần sau mỏng gọi là phần tiểu não - tĩnh mạch.


13

Hình 1.8. Các loại thông bào xương chũm [2]
1. Thông bào; 2. Xốp; 3. Đặc ngà
- Phần đá vảy: phần này rất dày và được chia làm hai lớp bởi
một bình diện thẳng đứng kéo từ mặt trong của mỏm chũm lên.
Lớp ngoài chứa đựng các nhóm tế bào:
+ Nhóm sào bào nông.
+ Nhóm dưới sào bào nông.
+ Nhóm mỏm chũm.
Lớp trong chứa đựng các nhóm tế bào sau đây:
+ Nhóm sào bào sâu ở sát màng não và các ống bán khuyên.
+ Nhóm dưới sào bào sâu có quan hệ với tam giác nhị thân

Mouret ở mặt dưới xương chũm.
- Phần tiểu não tĩnh mạch:
Phần này mỏng và giống như cái máng ôm lấy mặt ngoài và sau
của tĩnh mạch bên, nó chứa đựng hai nhóm tế bào.
- Nhóm tĩnh mạch: ở dọc theo mặt ngoài của tĩnh mạch bên và
được phân biệt ra làm cụm trên tĩnh mạch, cụm tĩnh mạch và cụm dưới
tĩnh mạch.
- Nhóm tiểu não: nhóm này nằm phía sau tĩnh mạch bên. Tĩnh
mạch liên lạc của xương chũm xuất hiện ra tại vùng này. Vì vậy người
ta gọi là nhóm tĩnh mạch xương chũm hay nhóm sau dưới.


×