Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nhu cầu sử dụng và một số điều kiện đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà của bệnh viện mắt trung ương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.98 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ KIM ĐỨC

NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN
ĐÁP ỨNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ
CỦA BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ KIM ĐỨC

NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN
ĐÁP ỨNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ
CỦA BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2016
Chuyên ngành : Quản lý Bệnh viện
Mã số


: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Như Nguyên
TS. BS. Nguyễn Xuân Hiệp

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý bệnh viện này,
với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Thầy giáo, PGS. TS. Trần Như Nguyên – Bộ môn Sức khỏe nghề
nghiệp, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y
Hà Nội và TS. BS. Nguyễn Xuân Hiệp – Bệnh viện Mắt Trung ương, người
đã giúp tôi phát triển ý tưởng, định hướng nghiên cứu ngay từ những ngày
đầu làm luận văn và tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Các Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Bộ môn Quản
lý bệnh viện, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại
học Y Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho
tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại nhà trường và đã đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Các phòng, ban của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội và các khoa, phòng của Bệnh viện Mắt Trung ương
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người đã giúp đỡ, chia
sẻ cùng tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng như những khó khăn trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin dành trọn tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc tới
bố, mẹ, anh, chị, em, chồng và các con của tôi, những người thân yêu trong
gia đình đã luôn là chỗ dựa tinh thần, luôn bên cạnh cổ vũ, động viên, tạo điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Học viên
Phạm Thị Kim Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Phạm Thị Kim Đức, học viên cao học khoá 24, Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS. Trần Như Nguyên – Trường Đại học Y Hà Nội và TS. BS. Nguyễn
Xuân Hiệp – Bệnh viện Mắt Trung ương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan. Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi
tiến hành nghiên cứu chấp thuận và cho phép lấy số liệu. Đối tượng
nghiên cứu đều tình nguyện tham gia và đồng ý cung cấp thông tin.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Kim Đức


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BSGĐ


Bác sỹ gia đình

BVMTW

Bệnh viện Mắt Trung ương

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSM

Chăm sóc mắt

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

CSYT

Cơ sở y tế


DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

KCB

Khám chữa bệnh

NCSD

Nhu cầu sử dụng

NVYT

Nhân viên y tế

YHGĐ

Y học gia đình



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, hình.
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Khái quát một số khái niệm cơ bản liên quan ..................................... 3
1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ CSSK ........................... 7
1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu CSSK tại nhà trên thế giới và ở Việt
Nam.............................................................................................. 10
1.4. Quá tải bệnh viện và thực trạng cung cấp dịch vụ KCB ngoài giờ, tại
nhà ở Việt Nam ............................................................................. 13
1.5. Thông tin về cơ sở nghiên cứu (BVMTW)....................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 23
2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2. Thời gian nghiên cứu...................................................................... 23
2.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 24
2.5. Biến số, chỉ số và phương pháp thu thập số liệu ............................... 25
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu........................................................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 35
3.1. Đánh giá nhu cầu khám chữa, chăm sóc một số bệnh mắt tại nhà của
NB tại BVMTW năm 2016 ............................................................ 35
3.2. Mô tả một số điều kiện đáp ứng dịch vụ khám chữa, CSM tại nhà của
BVMTW năm 2016 ....................................................................... 44
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 52


KẾT LUẬN ............................................................................................. 71

KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Các biến số, chỉ số sử dụng trong nghiên cứu .......................... 26

Bảng 3.1:

Nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp của NB/NNNB .............. 36

Bảng 3.2:

Thời gian từ nhà đến bệnh viện của NB/NNNB....................... 37

Bảng 3.3:

Thời gian làm việc của NB/NNNB ......................................... 37

Bảng 3.4:

Tỷ lệ có BHYT của NB/NNNB .............................................. 38

Bảng 3.5:

Thu nhập bình quân/tháng của NB/NNNB .............................. 38


Bảng 3.6:

Lý do NB/NNNB lựa chọn bệnh viện ..................................... 39

Bảng 3.7:

Phân bố NVYT theo vị trí công tác, chức danh chuyên môn .... 45

Bảng 3.8:

Tỷ lệ số lượng và thâm niên công tác của nhân lực dự kiến...... 48

Bảng 4.1:

Phân bố NB/NNNB theo tuổi trong các nghiên cứu ................. 52

Bảng 4.2:

Phân bố NB/NNNB theo giới tính trong các nghiên cứu .......... 53

Bảng 4.3:

Phân bố NB/NNNB theo nơi sống trong các nghiên cứu .......... 53

Bảng 4.4:

Phân bố NB/NNNB theo trình độ học vấn trong các nghiên cứu
............................................................................................. 54

Bảng 4.5:


Phân bố NB/NNNB theo nghề nghiệp trong các nghiên cứu .... 55

Bảng 4.6:

Phân bố NB/NNNB theo thời gian từ nhà đến bệnh viện trong
các nghiên cứu....................................................................... 56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Phân bố NB/NNNB theo tuổi............................................ 35

Biểu đồ 3.2:

Phân bố NB/NNNB theo giới............................................ 35

Biểu đồ 3.3:

Tỷ lệ khả năng nghỉ làm đi khám của NB/NNNB .............. 39

Biểu đồ 3.4:

Mức độ triển khai một số dịch vụ khám chữa, CSM tại nhà
dự kiến theo ý kiến NB/NNNB ......................................... 40

Biểu đồ 3.5:

Mức độ nhu cầu sử dụng của NB/NNNB đối với một số dịch

vụ khám chữa, CSM tại nhà dự kiến.................................. 41

Biểu đồ 3.6:

Mức độ lựa chọn sử dụng một số dịch vụ khám chữa, CSM
tại nhà dự kiến ................................................................. 42

Biểu đồ 3.7:

Khả năng chi trả của NB/NNNB đối với một số dịch vụ khám
chữa, CSM tại nhà dự kiến ............................................... 43

Biểu đồ 3.8:

Phân bố NVYT theo tuổi, giới .......................................... 44

Biểu đồ 3.9:

Phân bố NVYT theo trình độ học vấn ............................... 45

Biểu đồ 3.10:

Mức độ triển khai một số dịch vụ khám chữa, CSM tại nhà
dự kiến theo ý kiến của NVYT ......................................... 46

Biểu đồ 3.11:

Mức độ lựa chọn cung cấp một số dịch vụ khám chữa, CSM
tại nhà dự kiến ................................................................. 47


Biểu đồ 3.12:

Tỷ lệ NVYT lựa chọn nguồn nhân lực cho dịch vụ dự kiến 48

Biểu đồ 3.13:

Tỷ lệ trình độ chuyên môn cần có của nhân lực ................. 49

Biểu đồ 3.14:

Tỷ lệ trang thiết bị cần thiết để triển khai dịch vụ dự kiến .. 50

Biểu đồ 3.15:

Mức thu dự kiến đối với một số dịch vụ khám chữa, CSM tại
nhà theo ý kiến của NVYT ............................................... 50


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu ....................................................... 23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu chăm sóc y tế
của nhân dân ngày càng tăng, đòi hỏi ngành y tế phải không ngừng đổi mới và
nâng cao chất lượng KCB nhằm đáp ứng nhu cầu cần được chăm sóc y tế của
người dân. CSSK hiện nay chủ yếu là xây dựng các cơ sở DVYT để người
dân tới sử dụng. Phương thức này có nhược điểm lớn là thụ động, ngồi chờ

người dân tới và thường thì người dân mắc bệnh rồi, đôi khi mắc bệnh đã
nặng mới tới CSYT. Do đó, tính chủ động chưa cao kể cả về phía người cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ nên hiệu quả CSSK chưa cao, thể hiện
ở công tác dự phòng hạn chế, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để
còn nhiều bất cập [1]. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra đối
với nhiều bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương [2].
Báo cáo thống kê của BVMTW năm 2015 có 418.434 lượt khám [3],
năm 2016 có 463.919 lượt khám [4]. Tần suất khám bệnh cao nhất vào các
tháng 6, 7, 8 trong năm và mỗi phòng khám có thể đạt từ 100 – 120 lượt khám
trong ngày [5]. Thời gian khám lâm sàng trung bình của một người bệnh là
135 ± 20 phút [6]. Số người bệnh điều trị nội trú trong năm 2015, 2016 lần
lượt là 25.214, 27.778 người. Công suất sử dụng giường bệnh trung bình năm
2015 là 88,0% và năm 2016 là 90,0%, trong đó có khoa công suất sử dụng
giường lên đến 135,0% [3],[4]. Với tình trạng quá tải này, chất lượng KCB và
sự hài lòng của người bệnh khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Nhiều giải pháp
giảm tải đã được bệnh viện đưa ra như mở rộng thêm cơ sở hạ tầng, tăng số
giờ KCB, tăng thêm số lượng phòng khám, tăng số giường bệnh điều trị nội
trú…tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, người bệnh điều
trị nội trú vẫn phải nằm ghép, người bệnh đi khám vẫn phải xếp hàng, chờ đợi
khám lâu, mất thời gian của người bệnh và của cả người nhà người bệnh, chi
phí đi lại tăng, phải nghỉ làm để đi khám bệnh…Bên cạnh đó, ngày 02/9/2015


2
BVMTW đã ký cam kết với BYT không để người bệnh nằm ghép sau 48 giờ.
Thông tư số 30/TT-BYT của BYT ban hành ngày 23 tháng 12 năm 1987 quy
định tạm thời về tổ chức khám bệnh ngoài giờ có quản lý đã kịp thời đáp ứng
nhu cầu mong mỏi được khám chữa của người dân, giảm bớt số người bệnh
nằm viện, mở rộng việc chữa bệnh ngoại trú, giảm số người bệnh phải chờ
đợi ở phòng khám, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bệnh có khả năng

về tài chính chủ động trong việc CSSK của bản thân và cải thiện một cách
chính đáng, hợp lý về thu nhập cho cán bộ y tế [7],[8].
Với những trường hợp bệnh mạn tính, chăm sóc hậu phẫu thông thường,
người bệnh không cần nằm viện hay sử dụng các dịch vụ khám chữa mắt tổng
quát, lấy mẫu xét nghiệm, kỹ thuật đơn giản có thể thực hiện được tại nhà. Do
vậy, dịch vụ khám chữa, CSM tại nhà là một giải pháp thích hợp cần được
cân nhắc nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ cho người bệnh lựa chọn.
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề cập đến nhu
cầu KCB tại nhà [1],[2],[8],[9],[10],[11],[12],[13],[14]...Tại BVMTW đến
nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề
này. Vậy người bệnh có nhu cầu đối với dịch vụ này không là vấn đề cần
được nghiên cứu, xem xét cụ thể dựa trên những thông tin, bằng chứng có cơ
sở khoa học, có độ tin cậy cao. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nhu cầu sử dụng và một số điều kiện đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại
nhà của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2016” với mục tiêu:
1. Đánh giá nhu cầu khám chữa, chăm sóc một số bệnh mắt tại nhà của
người bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2016.
2. Mô tả một số điều kiện đáp ứng dịch vụ khám chữa, chăm sóc một
số bệnh mắt tại nhà của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1. Khái niệm về nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu CSSK của cộng đồng được xác định qua gánh nặng bệnh tật và
các nguy cơ tới sức khỏe [8].

Gánh nặng bệnh tật được đo lường bằng các chỉ số mắc bệnh
(Morbidity) và tử vong (Mortality) cũng như bằng các chỉ số hỗn hợp như số
năm sống mất đi vì bệnh tật, tàn phế và chết non (Dalys) [8],[15].
Nguy cơ mắc bệnh được đo lường bằng các chỉ số ô nhiễm môi trường;
tỷ lệ được tiếp cận với nước sạch và công trình vệ sinh; tỷ lệ người có các
hành vi xấu ảnh hưởng tới sức khỏe (lối sống không lành mạnh, nghiện hút..).
Như vậy việc đo lường nhu cầu CSSK (KCB khi ốm đau, phòng bệnh
khi chưa bị ốm và truyền thông tư vấn sức khỏe) là rất khó. Thông thường
phải dựa vào rất nhiều nguồn số liệu: Điều tra y tế hộ gia đình, khám sàng lọc,
kiểm tra sức khỏe cộng đồng. Đây là những phương pháp có giá trị khoa học
song lại rất tốn kém và cũng chứa đựng nhiều tồn tại về phương pháp. Nguồn
số liệu từ cơ sở KCB của nhà nước, nhất là ở bệnh viện được thu thập định kỳ
và báo cáo 3 tháng/lần nên tính sẵn có cao. Số liệu từ báo cáo của các bệnh
viện về các bệnh, nhóm bệnh theo phân loại quốc tế ICD10 và thống nhất sử
dụng trong hệ thống báo cáo hàng chục năm, cùng với việc tăng cường năng
lực chẩn đoán của các bệnh viện. Nguồn số liệu từ báo cáo bệnh viện cho
phép phân tích khá chính xác cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng. Thêm vào đó
nguồn số liệu này được lưu trữ khá tốt và không tốn kém cho các điều tra hồi
cứu. Số trường hợp mắc bệnh, tỉ lệ người ốm ở mọi mức độ đến các CSYT,


4
bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú chỉ chiếm khoảng
10,0%. Như vậy chỉ là "phần nổi của tảng băng" [8],[15].
Tuy nhiên, đây chính là nhu cầu KCB của người dân cần được các
CSYT quan tâm, đáp ứng. Dù chưa phản ánh được toàn bộ gánh nặng về bệnh
tật cũng như nhu cầu được KCB của người dân nhưng nguồn số liệu từ báo
cáo y tế của các CSYT hoàn toàn có thể sử dụng làm các chỉ điểm (index),
mấu chốt để xác định về nhu cầu KCB của người dân.
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ khám chữa bệnh

Dịch vụ KCB tại các CSYT là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã
xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa người bệnh và đại diện của các CSYT.
CSYT cũng là một ngành dịch vụ do đó nó cũng mang trong mình đầy đủ
những đặc điểm chung của dịch vụ đó là: tính vô hình (hay phi vật chất), tính
không đồng nhất, tính không thể chia cắt được và tính không lưu giữ được.
Bên cạnh những đặc điểm chung đấy, dịch vụ KCB còn mang những đặc
điểm riêng biệt mà không có dịch vụ nào có đó là: tính không thể đoán trước
được; DVYT là “hàng hóa công cộng” và mang tính ngoại lai; DVYT là loại
hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự
mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào
bên cung cấp (CSYT). Có nhiều loại dịch vụ nên có thể phân loại dịch vụ theo
các tiêu thức chủ yếu như: phân loại theo chủ thể thực hiện dịch vụ, phân loại
theo mục đích, phân loại theo nội dung loại dịch vụ [16],[17].
1.1.3. Khái niệm về y học gia đình trên thế giới và ở Việt Nam
Theo lý thuyết, BSGĐ là bác sỹ thực hành y khoa theo nguyên lý
YHGĐ. Tuy nhiên, trong thực hành có rất nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để
miêu tả chuyên môn này như: family medicine, general practice, general
medicine, hoặc general practitioner, family physician, general internist,…Tại
Việt Nam, thuật ngữ “BSGĐ” dùng để đề cập đến hai nhóm chính: Nhóm thứ


5
nhất liên quan đến dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu, khám bệnh tại nhà; nhóm
thứ hai liên quan đến tư vấn - tham vấn về y khoa, y học thường thức. Điều
này cho thấy có một sự không thống nhất trong quan niệm về hình ảnh người
BSGĐ. Vậy, câu hỏi đặt ra: BSGĐ là gì?; YHGĐ là gì?; dịch vụ KCB tại nhà
là như thế nào? vai trò và nhiệm vụ của họ ra sao? [18].
 Y học gia đình trên thế giới
Sự ra đời của chuyên khoa YHGĐ trong những năm 1960 là một đáp
ứng kịp thời của hệ thống y tế toàn cầu với sự thay đổi của mô hình bệnh tật

và nhu cầu CSSK của người dân. Mô hình YHGĐ đã chứng tỏ hiệu quả trong
việc cung cấp các dịch vụ CSSK có chất lượng cao với mức chi phí hợp lý và
khả năng dễ tiếp cận. Với những lợi thế đó mô hình YHGĐ đã từng bước phát
triển và nhân rộng ra ở nhiều nước tại các khu vực khác nhau trên thế giới
[8],[19]. Năm 1972, Hội BSGĐ toàn cầu (WONCA) được thành lập với sự
tham gia của 18 quốc gia. WONCA có nhiệm vụ nâng cao chất lượng CSSK
của người dân bằng nguyên lý chăm sóc liên tục, toàn diện và phối hợp trong
khung cảnh gia đình và cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các
DVYT [19].
WONCA (1991) định nghĩa: “Thầy thuốc đa khoa thực hành hay BSGĐ
là những thầy thuốc chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc cung cấp dịch vụ CSSK
toàn diện và liên tục cho tất cả các cá nhân tìm kiếm DVYT và hỗ trợ cho họ
tiếp cận với các dịch vụ CSYT khác khi cần. Các BSGĐ đóng vai trò như một
thầy thuốc đa khoa CSSK cho tất cả các cá nhân trong bối cảnh gia đình, và các
hộ gia đình trong bối cảnh cộng đồng không giới hạn về độ tuổi, giới, chủng
tộc, văn hóa cũng như điều kiện bệnh tật” [9],[19]. Đến năm 2011, vai trò và
chức trách của BSGĐ/BS tổng quát lại một lần nữa được mô tả thông qua định
nghĩa của tổ chức WONCA (Hiệp Hội BSGĐ/BS tổng quát) [20].


6
Học viện BSGĐ Hoa Kỳ (AAFP) định nghĩa: “YHGĐ là chuyên ngành
Y khoa cung cấp CSSK liên tục, toàn diện cho các cá nhân và gia đình. Đó là
một chuyên ngành bao quát cả khoa học sinh học, lâm sàng và hành vi.
YHGĐ chăm sóc mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, tất cả các hệ cơ
quan trong cơ thể và mọi loại bệnh tật” [21].
Một số khái niệm trong YHGĐ còn có thể mới mẻ trong đa số bác sỹ
lâm sàng và có thể bị hiểu không đúng. Khái niệm “chăm sóc liên tục” dễ bị
hiểu nhầm với “chữa bệnh thường xuyên cho người bệnh” người BSGĐ
không chỉ biết về bệnh do thường xuyên phải điều trị mà còn phải nắm vững

các hoàn cảnh gia đình, tạo dựng được sự tin cậy với người bệnh và giúp
người bệnh hiểu được tầm quan trọng của sự theo dõi sức khỏe liên tục [22].
 Y học gia đình tại Việt Nam
Có thể nói, lịch sử phát triển chuyên ngành YHGĐ tại Việt Nam được
bắt đầu rất sớm (1995), bằng việc BYT tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu
CSSK ban đầu tại Việt Nam. Tiếp theo đó, BYT đã phát triển dự thảo nhằm
kiện toàn mạng lưới chăm sóc tuyến ban đầu trên cơ sở phát triển chuyên
ngành YHGĐ củng cố cho trạm y tế [23],[24]. Vì thực tế, nước ta vẫn có một
mạng lưới CSSK tự phát, do nhu cầu CSSK của người dân quyết định sự tồn
tại và phát triển của nó. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng chẩn trị y học
cổ truyền, thầy thuốc tư nhân..… đã tạo ra mạng lưới CSSK tại nhà sát với
người dân và cộng đồng nhất tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phát triển và hoạt
động có hiệu quả [8].
Năm 2000 dự án phát triển BSGĐ ở Việt Nam đã được chính phủ phê
duyệt với sự tham gia của ba trường: Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y Dược Thái Nguyên với mục tiêu
chính là đào tạo bác sỹ chuyên khoa I, chuyên ngành YHGĐ và xây dựng các
phòng khám ngoại trú hoạt động theo nguyên lý YHGĐ [25],[26].


7
Tháng 03 năm 2002, chuyên khoa YHGĐ được BYT cho phép đào tạo
bác sỹ chuyên khoa I với mã số chuyên ngành 62729801. Tính đến thời điểm
năm 2013, cả nước đã có 6 trường tham gia đào tạo hệ sau đại học về YHGĐ
(chủ yếu là chuyên khoa cấp I) với đa phần giảng viên được đào tạo tại Mỹ và
Philipine theo dự án tài trợ bởi các đối tác của Mỹ [24].
Việt Nam đã thành lập Hội BSGĐ với quyết định số 43/2005/QĐ-BNV
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành ngày 26 tháng 4 năm 2005 [27]. Những
quy định về chuyên ngành YHGĐ cũng như phạm vi hoạt động của BSGĐ đã
bắt đầu được xây dựng và đưa vào trong những văn bản pháp quy. Theo đó

phòng khám BSGĐ có những chức năng như một phòng khám nội tổng hợp,
ngoài ra được thực hiện CSSK và khám bệnh, chữa bệnh tại nhà người bệnh
[28]. Các dịch vụ CSSK bao gồm: Tư vấn, GDSK, phát hiện bệnh, chăm sóc
điều dưỡng, điều trị bệnh đơn giản,…Có ba loại thăm khám bệnh của thầy
thuốc cho người bệnh tại nhà: Thăm khám để đánh giá, thăm khám để tiếp tục
chăm sóc và thăm khám bệnh cấp tính.
Năm 2010, Trường Đại học Y Hà Nội đã được BYT và Bộ Giáo dục &
Đào tạo phê duyệt mã số cho phép đào tạo thạc sỹ YHGĐ theo hệ tín chỉ 18
tháng. Từ tháng 01 năm 2012 đến nay, chuyên khoa YHGĐ đã được đưa vào
chương trình khung của đối tượng sinh viên y khoa do Bộ Giáo dục & Đào
tạo phê duyệt, cho phép đào tạo.
1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Nhằm quản lý và củng cố hệ thống y tế tại Việt Nam, trong những năm
gần đây ngày càng có nhiều tài liệu pháp lý được ban hành [2].
Thông tư số 30/TT-BYT của BYT ban hành ngày 23 tháng 12 năm 1987
quy định tạm thời về tổ chức khám bệnh ngoài giờ có quản lý đã kịp thời đáp
ứng nhu cầu mong mỏi được KCB của người dân, giảm bớt số người bệnh nằm
viện, mở rộng việc chữa bệnh ngoại trú, giảm số người bệnh phải chờ đợi ở


8
phòng khám, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bệnh có khả năng về tài
chính chủ động trong việc CSSK của bản thân và cải thiện một cách chính
đáng, hợp lý về thu nhập cho CBYT. Nội dung và phạm vi KCB ngoài giờ có
quản lý trong Thông tư số 30/TT-BYT quy định: Khám và chữa tất cả các
chuyên khoa; phẫu thuật thì hạn chế trong mức độ tiểu phẫu thuật; các dịch vụ
kỹ thuật khác (như nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt, đặt vòng, truyền dịch)
hoặc các phẫu thuật khác như nạo V.A, cắt Amidan kể cả các phẫu thuật cao
hơn cũng có thể làm nhưng phải có giấy phép đặc biệt của Sở Y tế và ý kiến
chủ nhiệm khoa bệnh viện thuộc chuyên khoa đó của địa phương đồng ý, mục

đích là để phát triển chữa ngoại trú nhưng phải bảo đảm điều kiện chất lượng
về cán bộ cũng như CSVC; các dịch vụ thuộc chức năng y tá, kỹ thuật viên
được khuyến khích thực hiện tại nhà và ngay cả trong bệnh viện nhưng đều có
quản lý và có quy định theo hợp đồng cụ thể với nhân dân. Ví dụ: tiêm tại nhà,
xoa bóp bấm huyệt tại nhà, thay băng, săn sóc bổ sung tại bệnh viện ngoài giờ,
hướng dẫn tập luyện tại nhà v.v...; các hợp đồng quản lý sức khỏe có thù lao
theo chế độ thầy thuốc riêng, y tá riêng cũng được khuyến khích; không được
phép làm các dịch vụ ngoài 5 điều quy định trên đây [7],[8].
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Luật số 40/2009/QH12) đã được Quốc hội
khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 gồm 9 chương
và 91 điều. Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm,
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh; giảm phiền hà cho người bệnh; xác định nền tảng cho
sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh, và là cơ sở pháp
lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Luật thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay, góp phần tích


9
cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân. Điều 43 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh về điều kiện cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám
chuyên khoa hoặc BSGĐ thì phải đủ các điều kiện sau: Đáp ứng các quy định
của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ
trưởng BYT ban hành; có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn; người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là
36 tháng; Và có chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề [8],[29]. Theo

Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh khuyến khích các cơ sở KCB tổ
chức KCB 24 giờ/ngày [2],[29].
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 01
năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu đã giúp
các CSYT tự chủ trong hoạt động tài chính. Với việc áp dụng Nghị định 10,
quá trình phân quyền đã được thúc đẩy bệnh viện được giao trách nhiệm lớn
hơn trong việc đưa ra quyết định của mình [30].
Trong khi đó, Chính phủ vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi các hoạt động tự
chủ với việc điều chỉnh lại Nghị định 10 bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập [31]. Đây là những văn bản pháp luật cho phép tạo
cơ chế mới, cho chép khai thác nguồn lực của xã hội cho công tác KCB tại các
CSYT công lập. Cùng với việc sửa đổi này, các bệnh viện có quyền tự chủ
nhiều hơn trong vấn đề nhân sự, lập ngân sách (do đó ngân sách cố định được
cấp bởi Chính phủ và ngân sách còn lại được đảm bảo bởi bệnh viện), quyết
định cung cấp loại hình dịch vụ gì và quản lý dịch vụ như thế nào (tăng lương
và thưởng, quy chế thu và chi) [30],[31]. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP hay


10
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đều chủ yếu áp dụng cho các CSYT công giúp
tạo ra nguồn thu ổn định từ việc thu viện phí (người bệnh trả tiền trực tiếp) [2].
1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà trên thế giới
và ở Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu khám của Klimm H. D. (1997) cho thấy phần lớn các
hoạt động bác sỹ đa khoa hiện đại là ở các lĩnh vực sức khỏe gia đình và cộng
đồng. Đa số người bệnh tiếp tục coi bác sỹ đa khoa của họ là BSGĐ, là nơi
CSSK đáng tin cậy và là người tư vấn sức khỏe cho toàn gia đình [32].

Shipman C. & Dale J. (1999) nghiên cứu về sự đánh giá của bác sỹ đối
với nhu cầu KCB ngoài giờ theo các nhu cầu về thể chất, tâm sinh lý
(psychological/emotional) và xã hội ở một vùng của Vương quốc Anh cho
thấy 66,0% các yêu cầu khám bệnh ngoài giờ có liên quan đến các yêu cầu về
thể chất, tâm sinh lý (psychological/emotional) và xã hội, 10,7% các trường
hợp là không xác định được mối liên quan [2],[8],[33].
Salisbury (2002) xem xét các nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ khám bệnh
ngoài giờ của bác sỹ ở nước Anh cho biết, tất cả các dịch vụ khám bệnh ngoài
giờ đều tính chi phí gia tăng. Chi phí này khác nhau giữa các vùng, trình độ
và các bác sỹ khác nhau [2],[34].
Kajal L. & Guibo Xing (2003) tiến hành nghiên cứu phân tích nhu cầu
dịch vụ CSSK ngoại viện của các cựu chiến binh được hỗ trợ bởi Medicare
phát hiện rằng số tiền chênh sau khi được Medicare hỗ trợ và khoảng cách từ
nhà đến bệnh viện làm giảm khả năng lựa chọn dịch vụ chăm sóc ngoại viện.
Một số yếu tố khác như thu nhập, tình trạng bảo hiểm, phương tiện đi lại,
công việc, sức khỏe và tình trạng các chẩn đoán cũng ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn dịch vụ CSSK ngoại viện [35].


11
Glynna L.G, Byrnea M, Newellb J và Murphya A.W (2004) nghiên cứu
về sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với sự hài lòng của người bệnh
khi sử dụng dịch vụ ngoài giờ được BSGĐ cung cấp ở Cộng hòa Ireland cho
thấy người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hơn có mức độ hài lòng cao hơn
với dịch vụ này. Đồng thời họ cũng khuyến nghị đây là một trong các chỉ số
để triển khai dịch vụ ngoài giờ [8],[36].
Eric P và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu về nhu cầu khám, chăm
sóc và điều trị ngoài giờ trong dịch vụ khám bệnh và cấp cứu ở Hà Lan thấy
rằng bác sỹ tiếp nhận 88,0% thăm khám ngoài giờ, trong khi đó bộ phận cấp
cứu chỉ phải tiếp nhận 12,0% các dịch vụ này [2],[8],[37].

Huber C.A và cộng sự (2011) đã khảo sát nhu cầu CSSK ở Thụy Sỹ cho
thấy rằng hầu hết mọi người đều có nhu cầu CSSK tại nhà cao hơn rất nhiều
so với chăm sóc tại bệnh viện và qua điện thoại tư vấn. Tỷ lệ người bệnh sốt
có nhu cầu cao nhất và sự thanh toán không phù hợp cùng với ảnh hưởng tới
công việc hàng ngày của họ là lý do dẫn tới nhu cầu này [11].
Philips H và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 350 người bệnh trong một
thành phố ở Châu Âu cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
dịch vụ ngoài giờ của người bệnh: quan trọng nhất là “sự giải thích của bác
sỹ” và “thời gian chờ đợi” trong khi những yếu tố khác như “sự sẵn có của
thiết bị kỹ thuật”, “truy cập dễ dàng”, “loại tư vấn” và “phương thức thanh
toán” ít quan trọng hơn [12].
1.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Trần Thị Hạnh (2008) nghiên cứu về thực trạng CSSK tại nhà cho người
cao tuổi ở Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ trên đối tượng người cao tuổi từ
60 – 98 tuổi, trong đó hầu hết từ 60 – 79 tuổi có 91,0% người cao tuổi hoàn
toàn tự lực trong sinh hoạt hàng ngày, 51,0% tự CS khi họ bị bệnh, vai trò của
CBYT cơ sở mờ nhạt trong CSSK tại nhà cho người cao tuổi. Điều này cho


12
thấy nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi trong địa phương hết sức
bức thiết [13].
Đặng Thị Lan Phương (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu
CSSK hộ gia đình tại tỉnh KonTum cho thấy phần lớn mọi người đều muốn
có bác sỹ, CBYT khám và CSSK tại nhà, khám, chăm sóc, tư vấn hướng dẫn
người bệnh mãn tính tại nhà đạt tỷ lệ cao có 53,8%, được tư vấn huấn luyện
điều trị là 15,4%, số người không được tư vấn huấn luyện điều trị là 69,2%,
có thể nhận thấy người dân có nhu cầu chăm sóc nhưng sự đáp ứng các
DVYT còn chưa đầy đủ [38].
Nguyễn Văn Sỹ (2009) nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CSSK hộ gia

đình tại tỉnh Yên Bái cho thấy tại đây người dân chỉ đi khám sức khỏe khi có
vấn đề về bệnh tật chiếm 42,7%, khi có ốm đau họ tự chữa ở nhà với tỉ lệ
21,9% sau đó mới đến các CSYT khác của nhà nước vì họ cho rằng đến CSYT
nhất là không phải tuyến y tế cơ sở thì rất phiền hà và tốn kém. Khi chăm sóc
người nhà mắc bệnh mãn tính họ tự tìm hiểu cách chăm sóc cho người nhà
mình vì do thiếu nhân lực CBYT đến tư vấn hỗ trợ chỉ có ở mức 35,7% [39].
Bùi Thùy Dương (2011) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu CSSK
ngoài giờ và tại nhà của NB/NNNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm
2010 cho thấy có 51,1% đến 70,9% khách hàng cho rằng bệnh viện nên triển
khai các dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà. NB/NNNB đều có nhu cầu cao
sử dụng dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà (53,3% - 90,3%), nhất là dịch vụ
khám vào ngày thứ 7 và chủ nhật [2].
Trong nghiên cứu của Trần Thanh Long (2011) khi khảo sát nhu cầu
dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà của người sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội năm 2010 đã cho kết quả, là hầu hết các đối tượng đến
khám bệnh đều có nhu cầu với các dịch vụ khám buổi chiều ngày thường,
khám ngoài giờ ngày thường, khám ngày thứ 7 và chủ nhật và khám tại nhà
với tỉ lệ lần lượt là 55,3%; 62,5%; 64,3% và 64,3%. Ngoài ra khi bệnh viện


13
dự kiến mở thêm dịch vụ đăng ký khám qua internet và đăng ký khám qua
điện thoại thì có tới 37,4% và 49,6% tỷ lệ người bệnh nội trú có nhu cầu đối
với hai dịch vụ này. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, hầu hết người sử
dụng dịch vụ đều có khả năng chi trả các DVYT CSSK ngoài giờ và tại nhà,
đặc biệt là khám ngoài giờ ngày thường. Đối với dịch vụ khám ngoài giờ ngày
thường, tỷ lệ người sử dụng có nhu cầu về dịch vụ này đều đạt trên 70,0% [9].
Hoàng Trung Kiên và cộng sự (2013) với nghiên cứu khảo sát sức khỏe
và nhu cầu CSSK của người cao tuổi tại bốn xã huyện Đông Anh, Hà Nội cho
thấy nguyện vọng chủ yếu của người cao tuổi là được KCB tại nhà với chi phí

phải chăng là 87,8% và cung cấp thông tin phòng bệnh, CSSK là 82,7% [40].
Hoàng Hữu Toản (2014) khi tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu
CSSK ngoài giờ và tại nhà của người đến khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện
Phổi Trung ương năm 2014 cho thấy khi bệnh viện dự định mở thêm dịch vụ
đăng ký khám qua internet và đăng ký khám qua điện thoại thì tỷ lệ người có
nhu cầu, nguyện vọng được sử dụng dịch vụ là rất cao [8].
Phạm Thị Yến (2016) khi nghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động KCB
và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngoài giờ của người bệnh tại khoa phục hồi chức
năng, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015 cho thấy đối với dịch vụ phục hồi
chức năng ngoài giờ, thứ 7 và chủ nhật thì tỷ lệ người đến khám có nhu cầu
khá cao (70,38%), tỷ lệ người có khả năng chi trả đối với mức tăng dự kiến
của dịch vụ trên cũng rất cao (98,86%) [41].
1.4. Quá tải bệnh viện và thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
ngoài giờ, tại nhà ở Việt Nam
1.4.1. Thực trạng quá tải bệnh viện ở Việt Nam
 Thực trạng quá tải bệnh viện
Ở các bệnh viện tuyến trung ương tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, đã ít nhiều ảnh hưởng lớn
tới chất lượng KCB và thái độ phục vụ người bệnh của NVYT [2]. Theo


14
nghiên cứu của Cục Quản lý KCB, BYT (2008 – 2009) cho thấy tỷ lệ sử dụng
giường bệnh thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150%, thậm
chí tới 200% ở một số bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K
và Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng quá đông người bệnh
xuất hiện cả ở khu vực phòng khám lẫn khu vực điều trị nội trú [14].
Tình trạng người bệnh vượt tuyến chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng
83,0% người bệnh ngoại trú và 76,0% người bệnh nội trú đến KCB không có
giấy giới thiệu. Lượng người bệnh đến KCB tại các bệnh viện tuyến trung

ương ngày càng tăng, chủ yếu là ở nhóm người bệnh điều trị ngoại trú và một
tỉ lệ khá cao người bệnh mắc những bệnh có thể chẩn đoán và điều trị ở tuyến
trước (17,0% - 81,0%). Tình trạng quá tải xảy ra không đồng đều ở các
khoa/phòng mà chủ yếu ở khu vực phòng khám và một số khoa/phòng điều trị
đặc thù. Quá tải thường xảy ra nghiêm trọng hơn vào 2 – 3 ngày đầu tuần và
vào buổi sáng. Nhiều giải pháp giảm tải đã được các bệnh viện đưa ra tuy
nhiên tình trạng này vẫn chưa được cải thiện rõ rệt [14],[42].
 Nguyên nhân gây quá tải bệnh viện
Nguyên nhân ngoại viện: Tình trạng KCB vượt tuyến do người bệnh tin
tưởng vào chất lượng KCB của các CSYT tuyến trên, chưa hoặc không tin
tưởng vào chất lượng điều trị của y tế tuyến dưới, trong khi người bệnh được
quyền tự do lựa CSYT cung cấp dịch vụ mà mình tin tưởng xảy ra ngày càng
tăng. Có lẽ do chất lượng y tế của tuyến dưới chưa đáp ứng được nhu cầu KCB
của người dân. Các cơ sở KCB của tuyến dưới chưa đủ khả năng chuyên môn
để đảm bảo được chất lượng KCB như theo quy định phân tuyến kỹ thuật, nên
để xảy ra tình trạng có một tỉ lệ khá lớn người mắc bệnh nhẹ, trung bình đã lên
tuyến trên KCB. Bên cạnh đó, giá viện phí chưa hợp lý giữa các tuyến, trong
đó giá một số dịch vụ ở tuyến trên thấp hơn hay tương đương tuyến tỉnh và
huyện nên người bệnh càng muốn vượt lên tuyến trên để được KCB.


15
Nguyên nhân trong bệnh viện: Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập [31] đã giúp các bệnh viện phải tăng thu, phát triển
kỹ thuật và sự phát triển về chuyên môn, loại hình và chất lượng dịch vụ, gắn
liền với thương hiệu thu hút người bệnh nhiều hơn mặc dù bị quá tải. Giường
bệnh được phân theo kế hoạch như hiện nay cho các bệnh viện vẫn không đủ
đáp ứng nhu cầu mong muốn được điều trị nội trú của người bệnh. Nhân lực

hạn chế, trong khi số lượt người bệnh đến KCB luôn có xu hướng tăng, công
suất sử dụng giường bệnh cao nhưng định mức biên chế trên đầu giường bệnh
vẫn thấp hơn so với quy định, không thay đổi. Thời gian điều trị nội trú còn
kéo dài ở một số bệnh viện và một số khoa, phòng đặc thù. Quy trình đón
tiếp, vận hành và trình độ quản lý bệnh viện còn hạn chế, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý chưa hoàn chỉnh cũng là nguyên nhân góp phần
kéo dài thời gian chờ đợi, gây ùn tắc, quá tải trong bệnh viện.
 Thực trạng quá tải tại BVMTW
Nghiên cứu của Lê Thúy Hạnh, Nguyễn Xuân Hiệp (2011) khi tìm hiểu
một số yếu tố ảnh hưởng đến tần suất KCB tại Khoa KCB theo yêu cầu
BVMTW trong 2 năm (2010 – 2011) cho thấy số lượt khám năm 2010 là
240.907 lượt. Tần suất khám, phẫu thuật tập trung theo từng thời điểm trong
năm, thấp nhất vào tháng 1, 2 (mùa xuân), cao nhất vào tháng 6, 7, 8 (mùa
thu), số lượt khám có thể lên đến 26.000 lượt khám/tháng, ước tính trung bình
mỗi phòng khám có thể khám đến 100 – 120 lượt khám/ngày, trong đó lại tập
trung chủ yếu vào buổi sáng. Do vậy, người bệnh thường phải xếp hàng rất
lâu, chờ đợi tới lượt khám… ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh [5].
Phó Anh Phương và cộng sự (2015) khi khảo sát sự hài lòng của người
bệnh có BHYT đúng tuyến khám tại BVMTW năm 2013 chỉ ra rằng, thời
gian khám lâm sàng trung bình của người bệnh là 135 ± 20 phút, thời gian


×