Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.66 KB, 39 trang )


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra
cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là rất nặng nề. Quá trình hội nhập với nền
kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới là một sức ép lớn, một thử thách lớn đối
với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, thì sức ép càng lớn hơn. Không những doanh
nghiệp phải tự chủ trong mọi hành động, mọi quyết định mà còn phải cạnh tranh với
những doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt
Nam và thế giới. Do vậy đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp là nhiệm vụ rất quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Là sinh viên Chuyên ngành Kế toán trường Đại học Thương Mại, em ý thức
được rằng quá trình thực tập là môi trường tốt cho việc nghiên cứu những điều đã được
học trên ghế nhà trường và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Vì thế, em lựa chọn
Công ty Cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh để thực tập, không chỉ vì danh
tiếng của công ty mà còn vì sự tò mò về con đường thành công của một doanh nghiệp
đã gặt hái được nhiều thành công. Và hơn nữa công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xây dựng nên sẽ giúp cho hành trang của em đầy đủ hơn để vững tin bước vào
nghề kế toán. Em mong muốn rằng, trong bài báo cáo này, sẽ có đầy đủ những thông
tin về công ty, đồng thời, thể hiện được quá trình thực tập của mình tại Công ty. Báo
cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 4 phần :
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng
Ninh.
Phần 2: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại công ty cổ phần
quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh.
Phần 3: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế của công ty
cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh.
Phần 4: Định hướng đề tài khóa luận.



3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
UBND
TNHH
XDCB
TV- ĐTCTGT
HC- LĐTL
CB-CNVC
BHYT
BHXH
BHTN
SXKD
ATGT
ĐBGT
BCTC
TSCĐ
NVL
TGNH

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:

NỘI DUNG
Ủy ban nhân dân
Trách nhiện hữu hạn
Xây dựng cơ bản
Tư vấn- Điều tra công trình giao thông
Hành chính- Lao động tiền lương
Cán bộ- Công nhân viên chức
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Sản xuất kinh doanh
An toàn giao thông
Đảm bảo giao thông
Báo cáo tài chính
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu
Tiền gửi ngân hàng

DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

4

Trang
25
26
28
29


DANH MỤC BẢNG
BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014- 2015
Bảng 2.1: Bảng hệ thống tài khoản công ty sử dụng

5

Trang
27
28


6


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ CẦU ĐƯỜNG BỘ

II QUẢNG NINH

1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần quản lý cầu
đường bộ II Quảng Ninh
* Tên Công ty bằng tiếng Việt
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ CẦU ĐƯỜNG BỘ II QUẢNG NINH.
Tên tiếng Việt viết tắt: Công ty CP QLCĐB II
* Tên tiếng Anh
QUANG NINH ROAR BRIGDE MANAGEMENT JOINT STOCK COMPANY
- Trụ sở đăng ký của Công ty: Địa chỉ: Thôn Xóm Nương, Xã Tiên Lãng,
Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.
- Điện thoại: 0333.876.276 - 0333. 876. 277
- Fax: 0333.740.705.
-

E-mail:
Mã số thuế : 5700479757
Vốn điều lệ: 11.785.260.000 đồng
Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
Tổng số lao động : 162 người
+ Lao động trực tiếp : 128 người
+ Lao động gián tiếp : 34 người
- Họ và tên Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng GĐ điều hành : Lê Văn Đông.
* Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là: xây dựng và bảo trì các công trình giao thông.
- Ngành, nghề kinh doanh:
+ Xây dựng các công trình đường sắt, đường bộ; Xây dựng các loại nhà
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

+ Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
+ Khai thác đá, sỏi, cát, đất sét
+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
+ Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tuyến cho vận tải đường sắt, đường bộ, cứu hộ giao
thông
+ Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, Thiết kế công trình cầu đường
bộ, Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình cầu đường.
7


- Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Xây dựng, quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông cầu, đường bộ đảm
bảo giao thông thông suốt, an toàn cho người và phương tiện trong phạm vi những
tuyến đường do công ty quản lý trên cơ sở kế hoạch của Cục đường bộ Việt Nam,
UBND tỉnh và Sở giao thông vận tải Quảng Ninh giao. Từ đó Tổng giám đốc bố trí
nhân lực, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, và điều khiển mặt bằng kỹ thuật thi công,
rồi tổ chức thi công theo đúng quy trình công nghệ.
* Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, được tái thành lập tháng 10 năm 1991 trên cơ
sở tách ra từ Công ty xây dựng Miền đông Quảng Ninh với tên gọi Đoạn quản lý cầu
đường bộ 2 Quảng Ninh và chuyển đổi sang thành Công ty quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; Đến ngày 02/06/2010
UBND Tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 1628/QĐ-UBND Phê duyệt đề án chuyển
đổi và chuyển Công ty Quản lý Cầu đường bộ II Quảng Ninh thành Công ty TNHH
một thành viên Quản lý Cầu đường bộ II Quảng Ninh, Đến ngày 31/7/2014 UBND
Tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 1617/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá trị doanh
nghiệp cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Quản lý cầu đường bộ II Quảng
Ninh thành Công ty Cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh với nhiệm vụ chính

là: quản lý, xây dựng; bảo trì hệ thống công trình giao thông và đảm bảo giao thông
trên địa bàn Miền đông của tỉnh (gồm: 05 Huyện và Thành phố Móng Cái).
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty cổ phần quản lý
cầu đường bộ II Quảng Ninh
* Các sản phẩm của công ty
- Các công trình giao thông đường bộ
- Bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao
- Cấu kiện bê tông đúc sẵn; Bê tông cốt thép đúc sẵn
- Bê tông nhựa và các vật liệu phục vụ công trình xây dựng và dịch vụ khác về giao
thông; Khai thác đá, sỏi, cát, vật liệu xây dựng
8


* Đặc điểm của sản phẩm
- Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương
pháp chế tạo
- Sản phẩm xây dựng là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ, vốn đầu
tư xây dựng lớn, thời gian sử dụng lâu dài
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn, số lượng chủng loại
vật tư, thiết bị máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác
nhau lại luôn thay đổi theo tiến độ công trình
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan
đến lợi ích cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình
- Công ty có nhiệm vụ sửa chữa vá ổ gà, nạo vét rãnh, phát quang, sửa chữa các công
trình giao thông.... và cuối cùng là nhận thầu thi công các công trình giao thông trên
phạm vi những tuyến đường do công ty quản lý 157 km Đường Trung Ương
(18A,18B,4B) và 5 huyện tỉnh Miền Đông: Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải
Hà, Thành Phố Móng Cái. Sản phẩm tạo ra cuối cùng là những con đường đảm bảo
giao thông thông suốt và an toàn, sản phẩm được cả xã hội tiêu dùng. Chính vì thế mà
sản phẩm xây lắp có những đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác

và có ảnh hưởng tới tổ chức kế toán.
* Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh và tổ chức kinh doanh của công ty
+ Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty
Là một công ty thuộc lĩnh vực xây dựng mà ngành nghề chủ yếu là xây dựng
các công trình đường sắt, đường bộ, quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình giao
thông, cầu, đường bộ vì vậy sản phẩm cuối cùng mà công ty tạo ra chính là những con
đường giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn và được toàn xã hội tin dùng.
Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty gồm 3 giai đoạn chính:

 Đối với các công trình XDCB ( Phụ lục 1- Sơ đồ 1.1)
- Giai đoạn chỉ định thầu hoặc đấu thầu.
- Giai đoạn nhận thầu và thi công.
9


- Giai đoạn bàn giao công trình.
Giai đoạn đấu thầu được bắt đầu bằng thư mời thầu của chủ đầu tư, sau khi nhận
được thư mời thầu phòng quản lý dự án sẽ lập hồ sơ và tham gia đấu thầu. Nếu trúng
thầu công ty sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (Bên A) và được bên A cung cấp vốn.
Sau đó bên A sẽ mời cán bộ Công ty xuống bàn giao thực địa và khảo sát. Công ty sẽ
lập báo cáo và xây dựng mô hình kiến trúc chuyển hồ sơ đến cho cán bộ thiết kế để
thiết kế công trình và lập dự toán thiết kế.
Khi đã có bản thiết kế theo yêu cầu của bên A, Công ty chuyển bản thiết kế này
đến các bộ phận kỹ thuật. Bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành bóc tách bản vẽ, tính toán các
yêu cầu về thời gian hoàn thành, vật liệu, nhân công ... Sau đó xem xét lại, các số liệu
này sẽ được chuyển đến bộ phận tài chính kế toán. Tại đây, cán bộ phòng tài chính kế
toán sẽ tính toán đơn giá các loại để lập ra bản dự toán về giá trị công trình, sau đó
trình lên Tổng giám đốc xem xét. Sau khi được sự đồng ý của Tổng giám đốc, công
trình sẽ được bàn giao cho các đội thi công xây dựng dựa vào năng lực của từng đội và
tính chất công trình thi công.

Định kỳ hàng tháng các đội phải báo cáo tình hình cho các phòng ban liên quan.
Công ty chịu trách nhiệm cấp vật tư, thiết bị cần thiết...cho các đội theo tiến độ thi
công công trình nếu có văn bản đề nghị.
Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng

 Đối với công trình sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ
- Đối với công trình sửa chữa thường xuyên
+ Ký hợp đồng với Sở giao thông vận tải.
+ Lập dự toán cho từng quý và thi công công trình.
+ Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Hàng năm vào quý IV Công ty lên kế hoạch để đầu năm mới ký hợp đồng với
Sở giao thông vận tải. Sau khi Công ty đã ký hợp đồng với Sở giao thông vận tải, Sở
giao thông vận tải lên Tổng cục duyệt đơn giá, sau khi đã được Tổng cục phê duyệt, Sở
giao thông vận tải sẽ phân khai vốn và giao kế hoạch cho Công ty. Công ty lập dự toán
cho từng quý trên cơ sở đơn giá mà Tổng cục đã duyệt. Sau khi lập xong dự toán trình
10


Sở giao thông duyệt và giao kế hoạch cho các đội thi công. Các đơn vị thi công và yêu
cầu nghiệm thu để bàn giao công trình vào giữa tháng và cuối tháng.

- Đối với công trình sửa chữa định kỳ
+ Làm đơn xin nhận thầu,
+ Nhận thầu và lập hồ sơ đề xuất nếu công trình lớn hơn 500 triệu đồng.
+ Lên biện pháp thi công và giao cho các đội, hạt tuỳ theo năng lực.
+ Nghiệm thu công trình và bàn giao công trình...
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính là: Xây dựng, quản lý, duy tu, bảo
dưỡng các công trình giao thông cầu, đường bộ đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn
cho người và phương tiện trong phạm vi những tuyến đường do công ty quản lý trên cơ

sở kế hoạch của Cục đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh và Sở giao thông vận tải Quảng
Ninh giao. Từ đó Tổng giám đốc bố trí nhân lực, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc,
và điều khiển mặt bằng kỹ thuật thi công, rồi tổ chức thi công theo quy trình công nghệ
như sau: (Phụ lục 2- Sơ đồ 1.2)

1.3.

Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần quản lý cầu đường bộ II
Quảng Ninh

* Mô hình tổ chức bộ máy: theo mô hình trực tuyến chức năng
* Sơ đồ bộ máy

Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT kiêm
Ban kiểm soát
Tổng GĐ điều hành

11


Phó Tổng Giám Đốc
SCTX

Phòng
Kế
hoạch

Chi

nhánh
1: Hạt
QL &
SC
cầu
đường
bộ 1
Tiên
Yên

Chi
nhánh
2: Hạt
QL&
SC
cầu
đường
bộ 2
Đầm


Chi
nhánh
3: Hạt
QL&
SC
cầu
đường
bộ 3
Hải



Phó Tổng Giám Đốc
XDCB

Trung
tâm TV
ĐT
CTGT

Chi
nhánh
4: Hạt
QL&
SC cầu
đường
bộ
Móng
Cái

Phòng
kế toántài vụ

Chi
nhánh
5: Hạt
QL&
SC cầu
đường
bộ 5

Bình
Liêu

Chi
nhánh
6: Hạt
QL&
SC cầu
đường
bộ 6 Ba
Chẽ

Phòng tổ
chứcHCLĐTL

Chi
nhánh
7: Hạt
QL&
SC cầu
đường
bộ 7
Móng
Cái

Chi
nhánh
8: Hạt
QL&
SC cầu

đường
bộ 8
Bình
Liêu

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh
Ghi chú:
: Lãnh đạo
: Phối hợp
: LĐ chức năng

* Chức năng nhiệm vụ bộ máy quản lý, điều hành công ty
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty; có
quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án sản
xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty cổ phần; bầu,miễn
nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Quyết định tổ chức lại, giải thể
Công ty cổ phần và có các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ
công ty.
12

Chi
nhánh
9: Đội
xe
máy
-TBVT &
DV



- Hội đồng quản trị: Có 05 thành viên bao gồm: (01) một Chủ tịch Hội đồng quản trị,
(01) một ủy viên thường trực và (03) ủy viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu. Hội đồng
quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và
thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành
và các cán bộ quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công
ty.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp; Điều lệ Công ty và quyết
định của Đại hội đồng cổ đông quy định.
- Ban kiểm soát: Là Tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,
quản trị và điều hành Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ
cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công
tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các
cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Ban giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc phụ trách từng
lĩnh vực. Ban Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng
giám đốc là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, trước pháp luật về thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc do luật
pháp; Điều lệ Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định.
- Các Phòng, ban chức năng: Bao gồm 03 Phòng nghiệp vụ và 01 Trung tâm tư vấn
ĐTCTGT có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban Tổng giám đốc giao. Chức
năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Hội đồng quản trị ban hành theo đề nghị của
Tổng giám đốc. Cán bộ quản lý các phòng ban do Tổng giám đốc quyết định theo phân
cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Các đơn vị trực thuộc: Gồm 08 chi nhánh: Hạt quản lý và sửa chữa đường bộ và 01
chi nhánh sản xuất kinh doanh. Hạch toán kinh tế phụ thuộc và thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh theo các Quy chế quản lý nội bộ của Công ty cổ phần.
13



* Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban và đơn vị quản lý cầu đường bộ II Quảng
Ninh
- Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - HC - LĐTL
Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty.
Quản lý hồ sơ lý lịch CB-CNVC toàn Công ty. Giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi miễn, thôi việc… là thành viên thường trực của Hội
đồng thi đua khen thưởng và Hội đồng kỷ luật của Công ty.
+ Quản lý lao động, thanh quyết toán tiền lương của CB - CNVC.
+ Xây dựng kế hoạch và trang cấp Bảo hộ lao động hàng năm, Quản lý hồ sơ tham gia
BHXH, BHTN, BHYT của người lao động.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động báo cáo Hội
đồng quản trị và Tổng Giám đốc theo định kỳ.
+ Quản lý các trụ sở làm việc, đất đai, quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và
sử dụng các loại con dấu của Công ty. Quản lý và điều động xe công tác phục vụ công
tác chỉ đạo và điều hành sản xuất (có quy chế quản lý xe công tác riêng).
+ Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban;
+ Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan và phối hợp với chính quyền địa phương trong
lĩnh vực an ninh trật tự tại khu vực trụ sở cơ quan…
- Chức năng - Nhiệm vụ Phòng Kế hoạch
+ Công tác Kế hoạch: Chủ trì tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc xây
dựng kế hoạch hoạt động gồm: Hoạt động công ích, hoạt động SXKD, Dịch vụ
+ Quản lý giao thông: Tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong việc
thực hiện Quản lý bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, đột xuất. Đôn đốc và
kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên cầu đường bộ
Phối hợp với Thanh tra giao thông... để giải quyết những công việc về ATGT đường bộ
và bảo vệ công trình giao thông. Chủ trì lập kế hoạch phòng chống bão lũ khắc phục
hậu quả bão lũ trong ngành giao thông. Tổng hợp báo cáo theo quy định. Lập hồ sơ
khắc phục hậu quả bão lũ ĐBGT bước 1, xác nhận khối lượng thiệt hại do bão lũ gây

14


ra. Lưu giữ và bổ sung những thay đổi của công trình giao thông đường bộ.Tổng hợp
các số liệu và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
+ Phương tiện, thiết bị, vật tư: Tham mưu giúp cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám
đốc về công tác quản lý thiết bị, xe máy và vật tư nguyên liệu; Kiểm tra đôn đốc việc
quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư; Xây dựng đơn giá cho thuê
phương tiện, thiết bị… Lập kế hoạch mua sắm vật tư dự phòng ĐBGT, phòng chống lụt
bão; Phối hợp Đội xe máy, các phòng nghiệp vụ xây dựng các quy định quản lý thiết
bị, xe máy, sử dụng nhiên liệu đúng quy trình, định mức…
- Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế toán - Tài vụ
+ Tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động sản xuất - Kinh doanh của Công ty theo
đúng pháp lệnh Thống kê - Kế toán
+ Tổ chức hạch toán kế toán đối với các đơn vị trực thuộc: Theo dõi, kiểm tra, hướng
dẫn các đơn vị trực thuộc công ty về phương án ghi chép sổ sách kế toán; thủ tục thanh
quyết toán; lưu trữ chứng từ. Giúp cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc chỉ đạo
các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ; cấp phát lương; thanh toán
các khoản chi phí theo quy định của Nhà nước và Công ty…

1.4.

Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quản lý

cầu đường bộ II Quảng Ninh qua 2 năm 2014- 2015
* Kết quả kinh doanh trong 2 năm 2014- 2015 của công ty cổ phần quản lý cầu đường
bộ II Quảng Ninh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường và kết quả của hoạt động khác của Công ty sau một thời kỳ nhất định, được
biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Dựa trên các chỉ tiêu của kết quả kinh doanh ta có thể

đánh giá được hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Qua bảng 1.1 ( Phụ lục 3- Bảng 1.1) kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2014- 2015 có thể thấy rằng công ty đã làm ăn có lãi qua các năm, Tuy năm 2015
công ty làm ăn có lãi nhưng đã giảm đáng kể so với năm 2014 điều đó thể hiện qua lợi

15


nhuận kế toán sau thuế năm 2015 giảm 76% so với năm 2014 và tương ứng giảm
567,593,211 đồng. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã thu hẹp kế hoạch kinh doanh.
Cũng qua bảng 1.1 ta có thể thấy rằng năm 2015 doanh thu bán hàng, lợi nhuận
gộp hay lợi nhuận thuần đều giảm một cách đáng kể. Cụ thể doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm 20%, lợi nhuận gộp giảm 59% và lợi nhuận thuần giảm 67% so
với năm 2014. Nhưng mặt khác trong năm 2015 doanh thu tài chính của doanh nghiệp
tăng lên 14% so với năm 2014, tương ứng tăng 1,624,556 đồng. Chi phí tài chính tăng
26% so với năm 2014, tương ứng tăng 99,435,063 đồng.
Năm 2014 được đánh dấu là mốc quan trọng, là bước đầu tiên cho quá trình phát
triển không ngừng của công ty. Tuy nhiên công ty cần vạch ra cho mình các chiến lược
kinh doanh có nhiều điều mới hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, thêm
vào đó là nâng cao nguồn nhân lực để kết quả là có một năm 2015 thật thành công.

PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ CẦU ĐƯỜNG BỘ II QUẢNG NINH

2.1.

Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần quản lý cầu đường bộ II

Quảng Ninh
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ

phần quản lý cầu đường bộ II Quảng Ninh
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, Công ty cổ phần Quản lý Cầu Đường Bộ II Quảng Ninh đang áp
dụng mô hình kế toán tập trung. Theo đó, công ty chỉ mở một bộ sổ sách kế
toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán
trong tất cả phần hành kế toán. Toàn bộ công việc kế toán đều thực hiện ở Phòng
Kế Toán- Tài vụ của công ty bắt đầu từ khâu thu nhập thông tin, chứng từ đến
xử lý thông tin, ghi sổ, lập báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
16


Phòng kế toán- tài vụ của công ty bao gồm: 5 người
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán

Kế toán

Thủ quỹ

Kế toán

TSCĐ và

tiền

vốn bằng


vật tư

lương và

tiền

BHXH
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của
công ty, là người trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán ở công ty, chịu trách nhiệm về
tính chính xác của BCTC cũng như các khoản chi phí phát sinh trong mọi hoạt động tài
chính của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: phụ trách công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, giám
sát công việc kế toán. Đồng thời là người lên bảng cân đối phát sinh, bảng tổng kết tài
sản cuối tháng, quý, năm và lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo thuế.
+ Kế toán tiền lương, BHXH: Mở sổ sách ghi chép phản ánh tổng hợp về lượng
lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ thanh toán các khoản thanh toán bằng
tiền mặt, séc, chuyển khoản và các giao dịch khác với ngân hàng. Ngoài ra, còn theo
dõi và phản ánh kịp thời tình hình biến động của các khoản nợ phải thu khách hàng,
phải trả nhà cung cấp và số thuế VAT đầu vào của công ty.
+ Kế toán vật tư và TSCĐ: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác trung thực
kịp thời số lượng, chất lượng của vật liệu nhập, xuất, tồn kho, phân bổ hợp lí chi phí
17


theo đối tượng sử dụng để tính giá thành, theo dõi toàn bộ phần thanh toán, quyết toán

của công trình và hạng mục công trình XDCB, tình hình tăng giảm TSCĐ, hiện trạng
sử dụng TSCĐ tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí, lập kế
hoạch sửa chửa TSCĐ của công ty.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tiền mặt, ngân quỹ...mở sổ sách theo
dõi phiếu thu, chi do kế toán, chi tiết phải lập cuối ngày phải đối chiếu số tiền tồn quỹ
thực tế với sổ sách.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi người có một nhiệm vụ
riêng nhưng các nhân viên kế toán vẫn có sự phối hợp hài hòa với nhau. Các nhân viên
kế toán của từng phần hành phải luôn là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho kế toán trưởng. Việc
lập chính xác các chứng từ kế toán của các phần hành cụ thể sẽ giúp cho việc lập báo
cáo, soát xét...của kế toán trưởng được dễ dành và xác thực hơn. Bên cạnh đó các nhân
viên kế toán của từng phần hành với nhau cũng có mối quan hệ qua lại khá chặt chẽ.
Có thể nói việc hạch toán chính xác của phần hành này cũng góp một phần không nhỏ
cho phần hạch toán của phần hành khác. Để việc hạch toán có sự trung thực, chính xác
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng khâu là tiền đề cho khâu tiếp theo và đảm bảo an
toàn tránh sai sót cho toàn hệ thống.

2.1.1.2. Chính sách kế toán
* Vận dụng chế độ chính sách kế toán tại Công ty
+ Chế độ kế toán vận dụng tại Công ty theo thông tư 200/2014/TT - BTC ngày
22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp.
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm dương lịch.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
+ Hình thức kế toán công ty áp dụng: Chứng từ ghi sổ
Nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau : theo tỉ lệ giá
của liên ngân hàng ngoại tệ.
*Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
18



- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc.
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang: Chi phí SXKD dở dang được tập
hợp theo chi phí phát sinh thực tế cho từng giai đoạn sản xuất trong dây truyền.
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
* Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
*Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
* Vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại Công ty theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành về hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp.
Các chứng từ vận dụng theo đúng mẫu biểu bắt buộc:
 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:



Phiếu nhập kho

( Mẫu 01- VT)



Phiếu xuất kho


( Mẫu 02- VT)


Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
• Bảng kê mua hàng
• Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, dụng cụ

(Mẫu 04 – VT)
(Mẫu 06 − VT)
(Mẫu 07 – VT)

 Kế toán tập hợp chi phí, lương



Bảng chấm công

( Mẫu 01a- LĐTL)



Bảng thanh toán tiền lương

( Mẫu 02- LĐTL)



Bảng phân bổ tiền lương và BHXH


( Mẫu 11- LĐTL)

 Kế toán vốn bằng tiền:
19




Phiếu thu

( Mẫu 01- TT)



Phiếu chi

( Mẫu 02- TT)

* Quy trình lưu chuyển chứng từ tại công ty
Lưu chuyển chứng từ là sự vận dụng liên tục, kế tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn
khác của chứng từ.
Bước 1: Kiểm tra chứng từ
Kế toán tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ về tính chính xác, trung thực, rõ
ràng, đầy đủ của các thông tin ghi trên chứng từ. Đồng thời kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi trên chứng từ
Bước 2: Hoàn chỉnh chứng từ
Ở bước này kế toán tại công ty sẽ thực hiện ghi bổ sung hoặc sửa chữa những
sai sót trong việc kiểm tra chứng từ
Bước 3: Chuyển giao và sử dụng chứng từ
Các chứng từ kế toán sau khi được các kế toán viên tại công ty kiểm tra và hoàn

chỉnh sẽ được chuyển giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhận và xử lý thông tin.
Bước 4: Bảo quản và lưu trữ
Chứng từ sau khi được ghi sổ sẽ được sắp xếp theo kỳ kế toán năm rồi tới tháng,
trong mỗi tháng lại sắp xếp các chứng từ theo ngày ghi trên chứng từ và được gộp
thành 1 cặp. Mỗi cặp chứng từ đều có bìa ghi mã ( theo mã trên phần mềm quản lý của
công ty) và luôn được liệt kê các chứng từ trên bìa ngoài của từng cặp chứng từ.
Việc lưu trữ hồ sơ và tủ nào, ngăn nào đều được thể hiện trên phần mềm và có 1
người chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý và lưu trữ chứng từ
Khi mượn chứng từ phải ghi chép đầy đủ số cặp chứng từ mượn, sơ lược về nội
dung cặp chứng từ, tên người mượn, lý do mượn và thời gian trả để đảm bảo không
thất thoát chứng từ
Bước 5: Hủy chứng từ
Chứng từ sẽ được hủy khi hết thời gian bảo quản, lưu trữ và chứng từ chỉ được
hủy theo quyết định của Ban giám đốc, kế toán trưởng…
Ví dụ về quy trình lưu chuyển nhập kho nguyên vật liệu
20


Bộ phận có nhu cầu về nguyên vật liệu dựa vào nhu cầu thực tế tiến hành lập phiếu
yêu cầu sử dụng NVL gửi đến bộ phận mua hàng hay phòng cung ứng vật tư để thực
hiện đơn đặt hàng và ký hợp đồng mua hàng. Sau khi hợp đồng được lập, căn cứ vào
thời gian chuyển giao tiền hàng thủ kho kết hợp với người mua hàng tiến hành giao
nhận hàng hóa.
Thủ kho kiểm tra hàng hóa, đánh giá chất lượng, mẫu mã sau đó lập phiếu nhập
kho ( Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan).
Kế toán lập sổ kho, tiến hành thu nhận đầy đủ chứng từ liên quan ( hóa đơn, phiếu
nhập kho…) để làm căn cứ nhập tiến hành ghi sổ và nhập vào phần mềm quản lý.
Sau đó toàn bộ chứng từ sẽ được chuyển đến bộ phận kế toán và các bộ phận có
liên quan để bảo quản và lưu trữ.
Khi hủy chứng từ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và phải thành lập ra

hội đồng hủy chứng từ.

2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại công ty theo thông tư 200/2014/TT - BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành về Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản cấp 1 công ty sử dụng (Phụ lục 4- Bảng 2.1)
Công ty mở tài khoản chi tiết đến cấp 2, một số tài khoản cấp 2 công ty sử dụng:
TK 1111
TK 1112
TK 1121
TK 1122
TK 1561
TK 6421
TK 6423

Tiền mặt Việt Nam
TK 2111
Tiền mặt Ngoại tệ
TK 2112
TGNH Việt Nam
TK 2411
TGNH Ngoại tệ
TK 3331
Hàng hóa nhập kho
TK 3341
Chi phí nhân viên quản lý
TK 3348
Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6428

2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Nhà cửa
Máy móc, thiết bị
Mua sắm TSCĐ
Thuế GTGT phải nộp
Phải trả công nhân viên
Phải trả NLĐ khác
Chi phí bằng tiền khác

Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty sử dụng: Hình thức “ Chứng từ ghi sổ”
Hiện nay công ty không sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng mà hầu hết đều được
thực hiện trên Excel.
21


* Một số sổ sách công ty sử dụng
● Chứng từ ghi sổ
● Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
● Sổ cái
● Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ ( Phụ lục 5Sơ đồ 2.2)
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng phải khóa sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh
Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập

Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được
lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất
cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và tổng số tiền phát sinh trên
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên
Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi
tiết.

2.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
* Kỳ lập báo cáo tài chính của công ty:
Công ty thường lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm và được lập vào cuối mỗi
năm.
22


* Công ty thường gửi báo cáo kế toán cho các cơ quan:
● Sở giao thông vận tải Quảng Ninh
● Chi cục thuế Quảng Ninh
● Chi cục Thống kê Quảng Ninh
* Báo cáo tài chính bao gồm: ( Báo cáo tài chính đính kèm)
● Bảng cân đối kế toán
● Báo cáo kết quả kinh doanh
● Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
● Thuyết minh báo cáo tài chính

2.2.

Tổ chức công tác phân tích kinh tế


2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
- Bộ phận phân tích: Định kỳ phòng kế toán của công ty tiến hành phân tích các chỉ
tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lời
và triển vọng của công ty nhằm đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: Công ty áp dụng phân tích định kỳ vào cuối mỗi
quý, năm.

2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty cổ phần quản lý
cầu đường bộ II Quảng Ninh
* Phân tích khả năng tự chủ tài chính và khả năng vay nợ của công ty
Nợ phải trả
Hệ số nợ

=

Tổng nguồn vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ

=

Tổng nguồn vốn kinh doanh

*Phân tích tình hình công nợ
23


Số vòng thu nợ ngắn

hạn

Nợ phải thu khách hàng giảm trong kỳ
=
Nợ phải thu khách hàng bình quân

*Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả
Nợ đã trả trong kỳ
Hệ số trả nợ

=
Nợ phải trả trong kỳ

*Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh

Khả năng thanh toán
=
Nhu cầu thanh toán

Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát

Tổng số tài sản
=
Tổng số nợ phải trả

Hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn


Tài sản ngắn hạn
=
Tổng số nợ ngắn hạn

2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2014- 2015
CHỈ TIÊU
1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số doanh thu trên vốn
kinh doanh
=

NĂM
2014

NĂM
2015

Tổng doanh
3.478
thu
Tổng vốn kinh doanh bình quân

24

2.798


CHÊNH LỆCH
+/%
-0.68

-19.55


Hệ số lợi nhuận trên vốn
kinh doanh

=

2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hệ số doanh thu trên vốn
lưu động
=
Hệ số lợi nhuận trên vốn
lưu động

=

Hệ số vòng quay vốn lưu
động ( vòng)

=

Số ngày chu chuyển vốn
lưu động ( ngày)
=
3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hệ số doanh thu trên vốn
cố định
=
Hệ số lợi nhuận trên vốn
cố định

=

Tổng lợi nhuận
0.083
Tổng vốn kinh doanh
bình quân0.027
Tổng doanh
4.313
thu

-0.056

-67.47

-1.162

-26.94

-0.144

-82.29

-2.423


-37.02

0.09

58.82

5.378

0.667

14.16

0.053

-0.139

-72.40

1.52

-4.82

-76.03

3.151

Vốn lưu động bình quân
Tổng lợi nhuận trước thuế
0.175
0.031

Vốn lưu động bình quân
Tổng DT ( Giá vốn)
6.545
Vốn lưu động bình quân

4.122

Tổng vốn lưu động bình quân
0.153
0.243
Mức DT bình quân/ ngày (Giá vốn)
Tổng doanh
4.711
thu
Vốn cố định bình quân
Tổng lợi nhuận
0.192
Vốn cố định bình quân

4.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng
Lợi nhuận sau thuế
vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu bình quân
(%)

6.34

Nhận xét:

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình
quân bỏ ra năm 2014 sẽ thu được 3,478 đồng doanh thu và 0,083 đồng lợi nhuận. Năm
2015 bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sẽ thu được 2,798 đồng doanh thu và
0,027 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ cùng bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh bình quân nhưng
năm 2015 thu được ít hơn năm 2014 là 0,68 đồng doanh thu, 0.56 đồng lợi nhuận
tương ứng với tỷ lệ giảm 19,55% và 67,47%.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quân
năm 2014 bỏ ra sẽ thu được 4,313 đồng doanh thu và 0,175 đồng lợi nhuận. Năm 2015
bỏ 1 đồng vốn lưu động bình quân sẽ thu được 3,151 đồng doanh thu và 0,031 đồng lợi
nhuận. Chứng tỏ cùng bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bình quân nhưng năm 2015 thu được
ít hơn năm 2014 là 1,162 đồng doanh thu và 0,144 đồng lợi nhuận, tương ứng với tỷ lệ
25


×