Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hội chứng dễ bị tổn thương (frailty syndrome) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 123 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN XUN THANH

HộI CHứNG Dễ Bị TổN THƯƠNG (FRAILTY syndrome)
Và CáC YếU Tố LIÊN QUAN TRÊN BệNH NHÂN CAO TUổI
ĐIềU TRị TạI BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh

: Ni khoa

Mó s

: 60720140

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. PHM THNG

H NI - 2015


2

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội Trường Đại
Học Y Hà Nội; Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Lão Khoa Trung
Ương đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS.
Phạm Thắng, PGS. TS. Vũ Thị Thanh Huyền, người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy trong hội đồng chấm luận văn, đã
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh
luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên và bệnh nhân khoa
Nội tổng hợp, khoa Nội tiết chuyển hóa, khoa Tâm thần kinh, khoa Tim mạch, khoa
Điều trị yêu cầu Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ vô tư, tận tình của các anh chị đi trước, bạn bè,
đồng nghiệp là những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, xin kính tặng gia đình tôi kết quả đạt được ngày hôm nay, những
người đã luôn giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Nguyễn Xuân Thanh


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Xuân Thanh, Cao học khóa 22, Trường Đại học Y Hà Nội,

chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan.
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Phạm Thắng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Thanh


4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu viết tắt

Chi tiết nội dung
Thang điểm hội chứng dễ bị tổn thương Edmonton

1.

EFS

2.


FI

Chỉ số hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Index)

3.

HCDBTT

HCDBTT Hội chứng dễ bị tổn thương

4.

IL-6

Interleukin-6

5.

N

Số bệnh nhân

6.

PTTH

Phổ thông trung học

7.


REFS

8.

t-PA

(Edmonton Frail Scale)

Thang điểm Báo cáo hội chứng dễ bị tổn thương
Edmonton (Reported Edmonton Frail Scale)
Chất hoạt hóa sinh plasmin mô


5

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 16
1.1. Đại cương .............................................................................................. 16
1.1.1. Định nghĩa....................................................................................... 16
1.1.2. Các mô hình khái niệm về hội chứng dễ bị tổn thương.................. 17
1.2. Các giai đoạn của hội chứng dễ bị tổn thương ..................................... 18
1.2.1. Tiền hội chứng dễ bị tổn thương..................................................... 18
1.2.2. Hội chứng dễ bị tổn thương ............................................................ 18
1.2.3. Biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương ................................... 19
1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng dễ bị tổn thương................................ 20
1.3.1. Cấp độ 1 - Thay đổi ở mức tế bào .................................................. 20
1.3.2. Cấp độ 2- Rối loạn điều hòa hệ thống ............................................ 20
1.3.3. Cấp độ 3 - Suy yếu hệ thống ........................................................... 24
1.4. Biểu hiện lâm sàng và sinh hóa của hội chứng dễ bị tổn thương ......... 28

1.4.1. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng dễ bị tổn thương ...................... 28
1.4.2. Biểu hiện sinh hóa........................................................................... 28
1.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá HCDBTT .................................................. 29
1.5.1. Chỉ số hội chứng dễ bị tổn thương.................................................. 29
1.5.2. Thang điểm HCDBTT Edmonton ................................................. 30
1.5.3. Thang điểm thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .................. 31
1.5.4. Kiểu hình của HCDBTT ................................................................. 32
1.6. Các yếu tố liên quan đến HCDBTT ...................................................... 32
1.6.1. Chủng tộc ........................................................................................ 33
1.6.2. Tình trạng đa bệnh lý ...................................................................... 33
1.6.3. Nếp sống ......................................................................................... 33


6

1.6.4. Tình trạng suy dinh dưỡng .............................................................. 33
1.7. HCDBTT và các bệnh mạn tính ........................................................... 34
1.7.1. Bệnh thiếu máu ............................................................................... 34
1.7.2. Tăng huyết áp.................................................................................. 34
1.7.3. Bệnh tim mạch ................................................................................ 34
1.7.4. Bệnh thận mạn tính ......................................................................... 35
1.7.5. Bệnh đái tháo đường ....................................................................... 35
1.7.6. Loãng xương, gãy xương và tình trạng ngã ở người cao tuổi ........ 36
1.7.7. Bệnh ung thư ................................................................................... 36
1.7.8. Bệnh mắt ......................................................................................... 36
1.7.9. Suy giảm nhận thức ........................................................................ 36
1.7.10. Bệnh Parkinson ............................................................................. 37
1.7.11. Trầm cảm ...................................................................................... 37
1.7.12. Rối loạn giấc ngủ .......................................................................... 37
1.7.13. Tình trạng sử dụng nhiều thuốc .................................................... 38

1.8. Một số biện pháp phòng ngừa HCDBTT.............................................. 38
1.9. Một số nghiên cứu về HCDBTT........................................................... 40
1.9.1. Trên thế giới .................................................................................... 40
1.9.2. Việt Nam ......................................................................................... 40
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................ 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 41
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 41
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 41


7

2.3.3. Quy trình thu thập thông tin............................................................ 41
2.3.4. Biến số, chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá ..................................... 42
2.3.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 49
2.3.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................ 50
Chƣơng 3:

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 51

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................. 51
3.2. Tỷ lệ HCDBTT trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung
ương bằng tiêu chuẩn của Fried và thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton:. 53
3.3. Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo tiêu
chuẩn của Fried và thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ............. 54
3.3.1. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo tiêu chuẩn

của Fried .......................................................................................... 54
3.3.2. Giá trị lực cơ tay tương ứng 20% thấp nhất so với mức cơ bản đã
điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể ...................................... 55
3.3.3. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo thang điểm
báo cáo HCDBTT Edmonton............................................................. 55
3.4. HCDBTT và một số yếu tố liên quan ................................................... 57
3.4.1. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới ......................... 57
3.4.2. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi: .............. 59
3.4.3. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số khối cơ thể: .. 60
3.4.4. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chế độ ăn nghèo nàn ..... 61
3.4.4.2. HCDBTT theo thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ............... 61
3.4.5. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hôn nhân ... 62
3.4.6. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT theo tiêu chuẩn của Fried
và chức năng nhận thức .................................................................. 64
3.4.7. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT theo tiêu chuẩn của Fried
và trầm cảm..................................................................................... 65


8

3.4.8. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT theo tiêu chuẩn của Fried
và tình trạng sử dụng nhiều thuốc .................................................. 66
3.4.9. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hút thuốc lá . 67
3.4.10. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trình độ học vấn ... 69
3.4.11. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT theo tiêu chuẩn của
Fried và số lần nhập viện ................................................................ 70
3.4.12. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số đa bệnh lý Charlson.. 70
3.5. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện HCDBTT trên các
bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện Lão khoa TW ....................... 72
3.5.1. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện HCDBTT theo

tiêu chuẩn của Fried ........................................................................ 72
3.5.2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện HCDBTT theo
thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ........................................... 76
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 78
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 78
4.2. Tỷ lệ HCDBTT trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung
Ương bằng tiêu chuẩn của Fried và thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton... 80
4.3. Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo tiêu
chuẩn của Fried và thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .................. 81
4.3.1. Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo
tiêu chuẩn của Fried ........................................................................ 81
4.3.2. Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo thang
điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .................................................... 81
4.4. HCDBTT và một số yếu tố liên quan ................................................... 82
4.4.1. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới ......................... 82
4.4.2. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tuổi ......................... 82


9

4.4.3. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số khối cơ thể chế độ ăn nghèo nàn ....................................................................... 83
4.4.4. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hôn nhân:84
4.4.5. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng nhận thức ... 85
4.4.6. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trầm cảm ................ 86
4.4.7. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng sử dụng nhiều thuốc. 86
4.4.8. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hút thuốc lá ..... 87
4.4.9. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trình độ học vấn ..... 88
4.4.10. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và số lần nhập viện ... 89
4.4.11. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số đa bệnh lý Charlson . 89
4.5. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện HCDBTT trên các

bệnh nhân cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa Trung Ương .......... 90
ẾT LUẬN .................................................................................................... 91
IẾN NGHỊ ................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM
PHỤ LỤC

HẢO


10

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton..........................................44

Bảng 2.2:

Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới .................46

Bảng 3.1:

Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ...............................................51

Bảng 3.2:

Giá trị lực cơ tay tương ứng ngũ phân vị thấp nhất đã điều chỉnh theo
giới và chỉ số khối cơ thể ....................................................................55

Bảng 3.3:


Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo thang
điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .....................................................55

Bảng 3.4:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi theo tiêu
chuẩn của Fried ...................................................................................59

Bảng 3.5:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và nhóm tuổi theo thang
điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .........................................................59

Bảng 3.6:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số khối cơ thể theo
tiêu chuẩn của Fried ............................................................................60

Bảng 3.7:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số khối cơ thể theo
thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ................................................60

Bảng 3.8:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chế độ ăn nghèo nàn
theo tiêu chuẩn của Fried ....................................................................61

Bảng 3.9:


Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chế độ ăn nghèo nàn
theo thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ........................................61

Bảng 3.10:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng sử dụng nhiều
thuốc theo tiêu chuẩn của Fried...........................................................66

Bảng 3.11:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trình độ học vấn theo
tiêu chuẩn của Fried ............................................................................69

Bảng 3.12:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trình độ học vấn theo
thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton ...........................................69

Bảng 3.13:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số đa bệnh lý
Charlson theo tiêu chuẩn của Fried .....................................................71


11

Bảng 3.14:

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chỉ số đa bệnh lý

Charlson theo thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .........................71

Bảng 3.15:

Các yếu tố dự đoán HCDBTT theo Fried qua phân tích hồi quy đơn biến ........72

Bảng 3.16:

Các yếu tố dự đoán HCDBTT theo Fried qua phân tích hồi quy đa biến .75

Bảng 3.17: Các yếu tố dự đoán HCDBTT theo thang điểm báo cáo HCDBTT
Edmonton qua phân tích hồi quy đơn biến ...........................................76
Bảng 3.18:

Các yếu tố dự đoán HCDBTT theo theo thang điểm báo cáo HCDBTT
Edmonton qua phân tích hồi quy đa biến .............................................77


12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ HCDBTT trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão
Khoa Trung Ương bằng tiêu chuẩn của Fried và thang điểm báo cáo
HCDBTT Edmonton .........................................................................53

Biểu đồ 3.2.

Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong xác định HCDBTT theo tiêu

chuẩn của Fried .................................................................................54

Biểu đồ 3.3.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới theo tiêu chuẩn của Fried ...57

Biểu đồ 3.4.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và giới theo thang điểm
báo cáo HCDBTT Edmonton ............................................................58

Biểu đồ 3.5.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hôn nhân
theo tiêu chuẩn của Fried...................................................................62

Biểu đồ 3.6.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hôn nhân
theo thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .................................63

Biểu đồ 3.7.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và chức năng nhận thức
theo tiêu chuẩn của Fried...................................................................64

Biểu đồ 3.8.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và trầm cảm theo tiêu
chuẩn của Fried .................................................................................65


Biểu đồ 3.9.

Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hút thuốc lá
theo tiêu chuẩn của Fried...................................................................67

Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và tình trạng hút thuốc lá
theo thang điểm báo cáo HCDBTT Edmonton .................................68
Biểu đồ 3.11. Liên quan giữa các mức độ của HCDBTT và số lần nhập viện theo
tiêu chuẩn của Fried ..........................................................................70


13

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.

Sự phát triển của HCDBTT cùng quá trình lão hóa .............................. 19

Hình 1.2.

Mô hình sự phát triển HCDBTT ở người cao tuổi ................................ 27

Hình 1.3.

Chu trình của HCDBTT ........................................................................ 29

Hình 2.1.

Máy áp lực kế cầm tay Jamar 5030J1 ................................................... 43


6,14,16,30,40,41,44,45,49-52,54,55,57
1-5,7-13,15,17-29,31-39,42,43,46-48,53,56,58-109,11115


14

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số là một trong những vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến tất
cả các khía cạnh của xã hội. Hiện nay trên thế giới cứ chín người có một người từ
60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên, cứ năm người sẽ có
một người từ 60 tuổi trở lên. Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đang ở
nhóm cao nhất thế giới và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017
(ngưỡng thể hiện cơ cấu dân số già). Đến năm 2037, tỷ trọng người từ 60 tuổi trở
lên ở nước ta sẽ tiếp tục tăng nhanh, dự báo lớn hơn hoặc bằng 20% tổng dân số [1].
Như vậy vấn đề già hóa dân số đã đặt ra một thách thức lớn đối với ngành y tế trong
việc chăm sóc, phòng ngừa và điều trị cho người cao tuổi.
Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty) là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự
tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu
hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường
[2]. Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi
trên người cao tuổi như ngã, suy giảm nhận thức, khuyết tật, sống phụ thuộc, cũng
như gia tăng tỷ lệ tử vong, sử dụng quá nhiều thuốc, kéo dài thời gian nằm viện
nhưng đồng thời đây cũng là một dấu hiệu tiên lượng quan trọng góp phần ngăn
chặn, trì hoãn tình trạng tiến triển nặng hơn [3]. Do đó phát hiện, sàng lọc và can
thiệp sớm những bệnh nhân cao tuổi có HCDBTT là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm
thiểu gánh nặng bệnh tật và chi phí cho xã hội.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về HCDBTT
trong cộng đồng cũng như trên bệnh nhân lão khoa nằm viện; tỷ lệ này có sự khác
nhau giữa các quốc gia, các chủng tộc và giới tính. Tỷ lệ mắc hội chứng này dao

động từ 4,0% đến 59,1%, tùy thuộc vào cộng đồng dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn
đánh giá HCDBTT [4]. Ngoài ra, HCDBTT cao hơn ở phụ nữ (30% tại Barbados
đến 48,2% ở Chilê) so với nam giới (21,5% ở Barbados đến 35,4% ở Brazil) [5].
HCDBTT trong các nghiên cứu trên bênh nhân lão khoa nhập viện rất cao, từ


15

khoảng 27% đến 47% và các nhóm bệnh nhân có HCDBTT thường có thời gian
nằm viện và tỷ lệ biến chứng, tử vong cao hơn [6-8].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ và các
yếu tố nguy cơ liên quan đến HCDBTT ở người cao tuổi [9]. Tuy nhiên, cho đến
nay HCDBTT còn là một vấn đề khá mới tại Việt Nam; nghiên cứu ghi nhận về hội
chứng này trên người cao tuổi còn khá khiêm tốn mặc dù tính cấp thiết của vấn đề
này trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi rất lớn. Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) và các yếu
tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung
Ương” với hai mục tiêu:

1.

Đánh giá tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi
điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương bằng tiêu chuẩn của
Fried và thang điểm báo cáo hội chứng dễ bị tổn thương Edmonton.

2.

Khảo sát một số yếu tố liên quan và một số yếu tố có khả năng dự
đoán sự xuất hiện hội chứng dễ bị tổn thương trên các bệnh nhân
cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.



16

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương
1.1.1. Định nghĩa
HCDBTT là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo
nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng ngã, khuyết tật, tăng số lần
nhập viện và thậm chí tử vong.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích trong việc phát hiện, sàng lọc và
can thiệp sớm trong hai thập kỷ nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hội chứng
này được công bố. Hầu hết các nhà lão khoa có thể xác định bệnh nhân có
HCDBTT theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận về
định nghĩa [2].
Khái niệm về HCDBTT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong một nghiên
cứu cắt ngang trên các đối tượng cao tuổi trong cộng đồng. Nghiên cứu này đã phác
thảo HCDBTT như một phản ứng quá mức và không tương xứng của người cao tuổi
với những sự kiện bất lợi [10]. Đến cuối năm 1990, Rockwood và cộng sự đã đề
xuất HCDBTT là trạng thái trong đó người cao tuổi cần sống phụ thuộc vào người
khác để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày [3]. Sau đó nhóm nghiên cứu
này đã nghiên cứu và phát triển thành chỉ số HCDBTT (Frailty Index/ FI), có khả
năng dự đoán nguy cơ cao tử vong và phải sống trong các trại dưỡng lão của người
cao tuổi [11].
Hầu hết các định nghĩa mô tả HCDBTT bao gồm các triệu chứng về suy
giảm chức năng, giảm sức khoẻ, giảm dự trữ sinh lý, dễ bị ốm đau và tử vong. Do
đó phần lớn các định nghĩa gồm các triệu chứng lâm sàng về suy giảm tốc độ đi lại,
sức mạnh, sức bền, dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Một số định nghĩa khác còn
có suy giảm về nhận thức và trầm cảm [12].

Vào đầu năm 2000, Fried và các đồng nghiệp đã mô tả HCDBTT với các tiêu
chí khách quan nhằm tách biệt hội chứng này với tình trạng khuyết tật và tình trạng


17

đa bệnh lý. HCDBTT theo tiêu chuẩn của Fried được định nghĩa là một hội chứng
lâm sàng, gồm năm tiêu chí: giảm cân không chủ ý, tình trạng yếu đuối, sức bền và
năng lượng kém, sự chậm chạp, mức hoạt động thể lực thấp. Người cao tuổi có từ ba
tiêu chí trở lên sẽ được chẩn đoán là có HCDBTT [13].
Tóm lại, HCDBTT là một trạng thái lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của quá
trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc trưng bởi trạng
thái dễ bị tổn thương với các yếu tố căng thẳng và dự đoán kết quả bất lợi cho sức
khỏe [2]. Yếu tố căng thẳng được định nghĩa là sự kiện, kích thích, hoặc thay đổi
gây ra đáp ứng; thường được coi là tiêu cực, nhưng những kích thích tích cực cũng
có thể gây ra phản ứng toàn thân.
1.1.2. Các mô hình khái niệm về hội chứng dễ bị tổn thương
Các nhà khoa học đã đề xuất ba giả thuyết nhằm giải thích bản chất cũng như
sự phát triển của HCDBTT:
- Thuyết khoảng tin cậy:
Thuyết khoảng tin cậy cho rằng tất cả sinh vật sống vốn chỉ có một số
lượng hạn chế hệ thống sinh học dự phòng để duy trì cân bằng nội môi. Đến một
độ tuổi nhất định sẽ dần dần tích lũy những thiếu hụt (thay đổi gien, các bệnh kèm
theo và sang chấn tâm lý), dẫn đến cạn kiệt hệ thống dự trữ sinh lý và gia tăng tử
vong [14]. Mitnitski, Mogilner và Rockwood đã áp dụng thuyết khoảng tin cậy
trong nghiên cứu HCDBTT và phát triển thành chỉ số HCDBTT (Frailty Index),
bao gồm các tích lũy thâm hụt liên quan đến lão hóa trên nhiều hệ thống sinh lý
[15]. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận của một số nghiên cứu thuần
tập quy mô lớn khác [16-18].
- Thuyết tải ổn định phân phối (Allostatic Load/ AL)

Lý thuyết tải ổn định phân phối cho rằng một lượng đủ lớn của quá trình hao
mòn tự nhiên trên toàn hệ thống sinh lý ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng sinh học.
Chỉ số tải ổn định phân phối bao gồm dấu ấn sinh học của tim mạch, chuyển hóa,
nội tiết và quá trình viêm có mối liên quan và là những dấu ấn cận lâm sàng của
HCDBTT [19].


18

- Thuyết phức tạp:
Thuyết phức tạp tập trung làm sáng tỏ sự tương tác trên toàn bộ hệ thống
điều khiển chi phối phản ứng của hằng định nội môi với những yếu tố căng thẳng
bên trong và bên ngoài cơ thể. Lý thuyết này tập trung trên cả chất lượng của sự
tương tác trong các hệ thống sinh học và số lượng tích lũy sinh lý bất thường [20].
Theo thuyết này “Sự suy giảm của mạng lưới phức tạp của các tín hiệu tương tác
sinh lý... có thể làm tổn hại đến khả năng gắn kết sinh lý bù trừ thích nghi để đáp
ứng với căng thẳng và dẫn đến tổn thương lâm sàng lớn hơn hay HCDBTT” [21].
Từ đó các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số dấu ấn sinh học như một phép đo đại
diện cho sự suy giảm sinh lý phức tạp.
Tóm lại, HCDBTT có mối liên quan độc lập với suy giảm về số lượng của hệ
thống sinh lý, bất thường về chức năng của nhiều hệ thống, sự gia tăng dễ bị tổn
thương và rối loạn điều hòa trong một mạng lưới tương tác phức tạp.
1.2. Các giai đoạn của hội chứng dễ bị tổn thương
Các tác giả đã phân chia quá trình phát triển của HCDBTT thành ba giai đoạn,
mỗi giai đoạn đều liên quan đến sự suy giảm trong dự trữ cân bằng nội môi.
1.2.1. Tiền hội chứng dễ bị tổn thương (Pre frailty)
Tiền HCDBTT là giai đoạn lâm sàng diễn ra một cách thầm lặng, đây là một
trạng thái dự trữ sinh lý đủ để cho phép cơ thể phản ứng đầy đủ với bất kỳ tác nhân
gây bệnh như bệnh cấp tính, tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng với khả năng
hồi phục hoàn toàn.

1.2.2. Hội chứng dễ bị tổn thương
HCDBTT thể hiện là sự hồi phục chậm và không hoàn toàn sau khi mắc các
bệnh cấp tính mới, các tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng. Như vậy có thể hiểu
rằng các chức năng dự trữ sẵn có không đủ để cho phép cơ thể hồi phục hoàn toàn.
Nhiều tác giả cũng thống nhất HCDBTT là một tập hợp bao gồm nhiều biểu hiện
trên các lĩnh vực khác nhau như suy dinh dưỡng, hoạt động chức năng bị phụ thuộc,
thời gian nằm tại giường kéo dài, loét các điểm tỳ đè, rối loạn dáng đi, suy nhược
tổng thể, sút cân, chán ăn, ngã, mất trí nhớ, gãy xương hông, mê sảng, lú lẫn và tình


19

trạng sử dụng nhiều thuốc. Quan trọng là HCDBTT không phải là tình trạng khuyết
tật, chỉ dưới tác động của các yếu tố sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến
tình trạng khuyết tật.
1.2.3. Biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương
Các biến chứng của HCDBTT có liên quan trực tiếp với những tổn thương
sinh lý do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng với các
yếu tố căng thẳng của cơ thể. Hậu quả là dẫn đến tăng nguy cơ ngã, suy giảm chức
năng dẫn đến khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc, gia tăng nguy cơ nằm
viện, lây nhiễm chéo và tử vong.

HIỆU XUẤT

TIỀN
HCDBTT

HCDBTT

ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNG

THẲNG BÊN NGOÀI

LÂM SÀNG THẦM LẶNG

ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNG
THẲNG BÊN NGOÀI

SUY GIẢM LÂM SÀNG

BIẾN CHỨNG CỦA HCDBTT

KẾT QUẢ BẤT LỢI

TUỔI

Hình 1.1. Sự phát triển của HCDBTT cùng quá trình lão hóa [22, 23]

Cơ chế cân bằng nội môi

QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

KIỂU HÌNH HCDBTT


20

1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng dễ bị tổn thương
1.3.1. Cấp độ 1 - Thay đổi ở mức tế bào
Mặc dù không có nguyên nhân cụ thể gây ra HCDBTT, các nhà khoa học đã
nỗ lực để phác thảo cơ chế phân tử và hệ thống của hội chứng này. Theo Walston, ở

mức độ tế bào, sự tích lũy tổn thương oxy-hóa là một trong những nguyên nhân dẫn
đến HCDBTT [24]. Bên cạnh đó sự thay đổi về nhiễm sắc thể cũng dẫn đến những
biến đổi trong phân chia tế bào và tổng hợp protein có liên quan đến sự suy giảm
sinh lý ở người cao tuổi.
Các tác giả khác cũng cho thấy tỷ lệ tử vong ở những người cao tuổi có
nhiễm sắc thể ngắn hơn gần như gấp đôi so với những người có nhiễm sắc thể dài
hơn [25]. Tuy nhiên, trên một nghiên cứu cắt ngang của Woo và cộng sự lại không
tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ số HCDBTT (một chỉ số để đánh giá HCDBTT) và
chiều dài nhiễm sắc thể [26]. Như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể là một
dấu ấn sinh học của quá trình lão hóa ở mức độ tế bào, tuy nhiên có thể không đại
diện cho HCDBTT. Do vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu để khám phá cơ sở phân
tử của HCDBTT.
1.3.2. Cấp độ 2- Rối loạn điều hòa hệ thống
Trên một cấp độ cao hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra quá trình viêm, rối loạn
điều hòa nội tiết tố, rối loạn miễn dịch, kích hoạt các con đường đông máu và trao
đổi chất bất thường có mối liên quan mật thiết với HCDBTT.
1.3.2.1. Rối loạn điều hòa quá trình viêm
Quá trình viêm đóng một vai trò quan trọng trong HCDBTT. Trong nghiên
cứu cắt ngang thực hiện trên ít nhất ba quần thể khác nhau đã xác định mối quan hệ
mật thiết giữa HCDBTT và sự tăng cao của cytokin interleukin-6, protein C phản
ứng, các tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính [27].
Interleukin-6 là một cytokin gây viêm có mức độ lưu hành gia tăng ở người
cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có HCDBTT. Sự gia tăng mức độ interleukin-6
theo tuổi có liên quan đến một số quá trình sinh lý bệnh học, bao gồm cả vữa xơ
động mạch, loãng xương, teo cơ người già (sarcopenia), suy giảm chức năng,


21

khuyết tật, cũng như tất cả các nguyên nhân tử vong ở người cao tuổi. Ngoài ra, tăng

mức độ interleukin-6 có liên quan đến giảm khối lượng cơ và sức mạnh ngay cả trên
người cao tuổi có hoạt động chức năng tốt. Trong một nghiên cứu tiến cứu dài 3,5
năm, Ferrucci và các đồng nghiệp chứng minh rằng mức độ interleukin-6 tăng cao có
khả năng dự đoán nguy cơ cao phát triển khuyết tật về thể chất, suy giảm sức mạnh
cơ và hiệu suất hoạt động của cơ trong cộng đồng người cao tuổi [28].
Protein phản ứng C (CRP), được phát hiện vào năm 1930 như một chất
phản ứng ở giai đoạn cấp tính, một loại protein do gan sản xuất ra và được phóng
thích vào máu trong vòng một vài giờ sau khi mô bị tổn thương do bị nhiễm khuẩn
hoặc nguyên nhân khác gây ra viêm. Ngoài ra nồng độ protein phản ứng C cao có liên
quan đến bệnh tim mạch. Hai nghiên cứu thuần tập lớn đã chứng minh mối liên quan
trực tiếp của dấu ấn viêm này với HCDBTT. Trong nghiên cứu sức khỏe tim mạch,
Walston và các đồng nghiệp đã chỉ ra mối liên quan đáng kể của nồng độ protein
phản ứng C cao trong HCDBTT sau khi loại trừ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo
đường và điều chỉnh các đặc điểm nhân khẩu học cơ bản. Dữ liệu từ các nghiên cứu
dọc về lão hóa đã tiếp tục khẳng định những phát hiện này [27].
Một số nghiên cứu thuần tập lớn ở người lớn tuổi đã chứng minh tăng cao số
lượng bạch cầu, dù trong giới hạn bình thường, có liên quan đến bệnh tim mạch và
mạch máu não, tử vong do tim mạch và ung thư, cũng như tất cả các nguyên nhân
gây tử vong ở người cao tuổi. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh mối quan hệ trực
tiếp của HCDBTT với sự gia tăng số lượng bạch cầu cũng như tăng cao của số
lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Một sự tương tác hiệp đồng tiềm
năng giữa bạch cầu và interleukin-6 với HCDBTT cũng đã được đề xuất [27].
Mặc dù giá trị trung bình của các dấu ấn viêm không cao như trong các bệnh
viêm nhiễm, nhưng ở mức độ thấp, mạn tính sẽ gây hoạt hóa các cơ chế viêm ở
người lớn tuổi có hội chứng này.


22

1.3.2.2. Rối loạn điều hòa hệ thống nội tiết

Một trong những giả thuyết cơ chế của HCDBTT là sự rối loạn của các hormon
đồng hóa. Nghiên cứu của Cappola và đồng nghiệp đã cho thấy những đối tượng có
thiếu hụt nhiều hơn một hormon đồng hóa có khả năng mắc HCDBTT hơn so với các
đối tượng cùng độ tuổi không có sự thiếu hụt này [29].
Quá trình lão hóa cũng như HCDBTT có liên quan đến sự thay đổi của
hormon sinh dục và hormon tăng trưởng (IGF-1). Đây là hai hormon quan trọng gây
ra những rối loạn điều hòa chuyển hóa của cơ vân, do đó dẫn đến sự suy giảm
nhanh khối lượng cơ bắp và sức mạnh ở người cao tuổi. Sự suy giảm nhanh chóng
của estrogen theo tuổi ở phụ nữ sau mãn kinh và giảm dần của testosteron ở nam
giới lớn tuổi dẫn đến giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp. IGF-1 đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển của các tế bào cơ vân và có thể là một yếu tố quan
trọng trong việc duy trì khối lượng cơ bắp khi lão hóa. Ngoài ra còn có bằng chứng
của sự tương tác giữa IGF-1 và interleukin-6, cho thấy tình trạng viêm có thể đẩy
IGF-1 xuống thấp hoặc dưới mức nhạy cảm sinh học của nó.
Nghiên cứu cắt ngang của Voznesensky và cộng sự đã chứng minh mối tương
quan nghịch giữa nồng độ hormon tuyến thượng thận dehydroepiandrosteron sulfat
(DHEA-s) và HCDBTT [30]. Sự suy giảm của nồng độ DHEA-S và IGF-1 theo tuổi
gây suy ra thiếu hụt lớn trong trong sức mạnh, sức chịu đựng, giảm cân, tốc độ đi bộ
và hoạt động thể chất. Hơn nữa DHEA-S có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm gây
ra do yếu tố hạt nhân kappa B (NFKB). Do đó, nồng độ của DHEA-S giảm có thể
góp phần vào tình trạng viêm mạn tính và cuối cùng gây ra HCDBTT.
1.3.2.3. Rối loạn điều hòa quá trình đông máu
Sự hoạt hóa quá mức của hệ thống đông máu có liên quan đến lão hóa [31],
suy giảm chức năng và tăng tỷ lệ tử vong [32]. Hơn nữa, thay đổi của các dấu ấn
đông máu theo tuổi xảy ra sớm hơn so với các dấu ấn sinh học lão hóa khác [33]
dẫn đến giả thuyết cho rằng dấu ấn sinh học của đông máu (ví dụ D-dimer, yếu tố
VIII và fibrinogen) và hủy fibrin (ví dụ, chất hoạt hóa sinh plasmin mô [t-PA]) là
dấu hiệu quan trọng trong cơ chế sinh lý sự phát triển của HCDBTT.



23

Pieper và đồng nghiệp nghiên cứu trên 1.729 người tham gia từ 70 tuổi trở lên
chứng minh tuổi tác ngày càng tăng có liên quan đến mức D-dimer cao. Hager và
cộng sự tại Đức nghiên cứu trên cộng đồng người cao tuổi khỏe mạnh thấy mức độ
fibrinogen tăng 25 mg/dL mỗi thập kỷ và mức cao 320 mg/dL được tìm thấy trong
hơn 80% số người trong độ tuổi 65 trở lên. Ngoài ra các dấu ấn đông máu khác,
chẳng hạn như chất ức chế hoạt hóa sinh plasmin (PAI-1) và yếu tố VIII đã được
chứng minh tăng cao theo tuổi. Rõ ràng rằng quá trình lão hóa có liên quan với các
dấu hiệu đông máu kích hoạt. Trên thực tế đáng chú ý là tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch
và tắc nghẽn mạch phổi tăng đáng kể trong người cao tuổi [33].
D-dimer và các dấu ấn khác của trình hoạt hóa đông máu có liên quan với sự
hạn chế trong một loạt các lĩnh vực chức năng, bao gồm cả hoạt động độc lập với
cuộc sống hàng ngày, chức năng chi dưới và trên kiểm tra nhận thức [33].
Các nghiên cứu cho thấy interleukin-6 cũng đóng một vai trò quan trọng
trong tổng hợp và giải phóng fibrinogen, yếu tố mô, yếu tố VIII và tiểu cầu từ
nhiều mô. Ngược lại, D-dimer được biết có khả năng kích thích sự tổng hợp và
giải phóng các cytokin tiền viêm, bao gồm interleukin-6 và bạch cầu đơn nhân
máu ngoại vi. Như vậy quá trình viêm và đông máu có khả năng tạo thành một
vòng xoắn tương tác với nhau [33].
1.3.2.4. Rối loạn điều hòa chuyển hóa
Bằng chứng cho thấy sự gia tăng tình trạng kháng insulin xảy ra cùng với
quá trình lão hóa, dẫn đến sự suy giảm hấp thu glucose của cơ xương [34]. Nghiên
cứu của Abbatecola và cộng sự cũng mô tả mối quan hệ giữa kháng insulin cao và
các các chỉ số lâm sàng của HCDBTT, ví dụ suy yếu cơ xương, các vấn đề về di
động chi dưới, khuyết tật thể chất và suy giảm nhận thức [35]. Do đó kháng insulin
được đề xuất như một rối loạn trao đổi chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
HCDBTT. Sự thay thế dần các mô nạc bằng mỡ là một trong những nguyên nhân
gây ra kháng insulin tăng và không dung nạp glucose ở những người lớn tuổi [36].



24

Ngoài ra, tình trạng sản xuất dư thừa cortisol mạn tính để đáp ứng với các
yếu tố căng thẳng có thể dẫn đến ức chế chức năng miễn dịch, tăng tình trạng kháng
insulin, tăng khối lượng mô mỡ và mất khối lượng nạc [37].
Barzilay và các cộng sự sử dụng dữ liệu từ các trạm y tế xã cũng đưa ra kết
quả về mối liên hệ giữa kháng insulin và tăng 1,15 nguy cơ lần mắc HCDBTT [38].
Do đó, các biện pháp can thiệp trong tương lai nhằm điều chỉnh kháng insulin có
một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm các đợt tiến
triển thành HCDBTT.
1.3.2.5. Rối loạn điều hòa hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch tự nhiên là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại chấn
thương và nhiễm khuẩn ở hầu hết các sinh vật sống. Các thành phần tế bào chính
của hệ thống miễn dịch tự nhiên bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân và
đại thực bào cũng như các tế bào tua (dendritic cells) và nhiều loại tế bào khác như
nguyên bào sợi và tế bào gan cũng có khả năng gắn kết một đáp ứng viêm với yếu
tố gây sang chấn tâm lý.
Như đã nêu trong các phần trước, các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tổng
số bạch cầu, số lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân cũng như tăng đáng
kể bạch cầu đơn nhân/đại thực bào qua trung gian viêm kích hoạt miễn dịch trong
HCDBTT đã cung cấp bằng chứng gợi ý hội chứng này liên quan đến rối loạn điều
hòa miễn dịch tự nhiên [27].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa HCDBTT và
miễn dịch thích ứng. Bằng chứng từ một nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tế
bào T và tử vong ở phụ nữ lớn tuổi ở cộng đồng cho thấy phụ nữ cao tuổi có
HCDBTT có số lượng CD8 cao hơn đáng kể so với những phụ nữ không có hội
chứng này [39].
Sự hiểu biết về thay đổi của tế bào lympo B trong HCDBTT đến nay còn
chưa rõ ràng.

1.3.3. Cấp độ 3 - Suy yếu hệ thống
Thay đổi trên hệ cơ - xương - khớp và nhận thức thần kinh là những thành
phần quan trọng của HCDBTT trong các tài liệu nghiên cứu và đại diện cho suy
giảm ở mức độ cao trong chuỗi các sự kiện sinh lý bệnh.


25

1.3.3.1. Suy yếu hệ thống cơ xương
Teo cơ người già (Sarcopenia) xuất hiện cùng với quá trình lão hóa và là một
trong những thành phần chính trong kiểu hình của HCDBTT. Trong nhiều nghiên
cứu [40] teo cơ người già là hậu quả nặng nề cho người cao tuổi vì nó gắn liền với
nguy cơ suy giảm chức năng và tàn tật [41]. Sự mất khối lượng cơ theo tuổi không
diễn ra đơn độc mà được gắn kết chặt chẽ với sự tăng khối lượng mỡ. Sự gia tăng
khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ bắp có thể phối hợp với nhau và dẫn đến teo
cơ béo phì (Sarcopenic obesity). Trong nghiên cứu gồm 923 đối tượng tham gia từ
65 tuổi trở lên cho thấy những đối tượng có HCDBTT có mật độ và khối lượng cơ
bắp thấp hơn, khối lượng chất béo cao hơn những đối tượng không có hội chứng này
[42]. Teo cơ béo phì đặc biệt đáng lo ngại vì nó gắn liền với suy giảm chức năng và
gần như tăng gấp đôi nguy cơ tàn tật trong 2,5 năm theo dõi [43].
Trong nghiên cứu của Koster và cộng sự cho thấy lượng mỡ dư thừa trong cơ
thể là một yếu tố quyết định mạnh mẽ của suy giảm chức năng thể chất ở người lớn
tuổi. Quan trọng hơn, chất béo ở người lớn tuổi là ưu tiên tích lũy phân bố trung
tâm, do đó là một yếu tố nguy cơ lớn đối với rối loạn chuyển hóa [44].
1.3.3.2. Suy yếu hệ thống nhận thức- thần kinh
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào mối quan hệ giữa HCDBTT và chỉ số
nhận thức thần kinh bao gồm một loạt các biện pháp như nhận thức, suy giảm giác
quan (ví dụ giảm thị giác hay giảm khả năng nghe) và các yếu tố tâm lý (trầm cảm)
[40]. Avila-Funes và các cộng sự đã khảo sát 6.030 người tham gia độ tuổi từ 65
đến 95 trong nghiên cứu chứng minh rõ ràng suy giảm nhận thức, được đo bằng

thang đánh giá tâm trí thu gọn MMSE và kiểm tra Isaac có khả năng dự báo kết quả
bất lợi cho sức khỏe đối với những đối tượng có HCDBTT như mất trí nhớ, suy giảm
chức năng và tái nhập viện [45]. Rothman và cộng sự thấy rằng suy giảm nhận thức có
liên quan độc lập và mạnh mẽ với tình trạng khuyết tật mạn tính, điều trị lâu dài trong
các trại dưỡng lão và tử vong trong khoảng thời gian 7,5 năm theo dõi [46].


×