Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh khớp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 113 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH PHNG THO

NGUYÊN NHÂN, ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC LÂM SàNG
BệNH KHớP ở TRẻ EM

LUậN VĂNTốT NGHIệP BáC Sĩ NộI TRú

H NI - 2015


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH PHNG THO

NGUYÊN NHÂN, ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC LÂM SàNG
BệNH KHớP ở TRẻ EM
Chuyờn ngnh : Nhi khoa
Mó s

: NT 62721655


LUậN VĂNBáC Sĩ NộI TRú

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Th Diu Thỳy

H NI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhà trường, thầy cô giáo và bệnh viện.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các thầy cô giáo Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội đã hết lòng dạy
dỗ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và làm việc.
Các cô, các chị bác sỹ, y tá, hộ lý và toàn thể nhân viên khoa Miễn dịch –
Dị ứng - Khớp, bệnh viện nhi Trung ương đã dành nhiều quan tâm và giúp đỡ
quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, chủ
nhiệm bộ môn Nhi, phó trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng- Khớp, cô là người
thầy tôn kính, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận
vănđể tôi có được kết quả ngày hôm nay.
Tôi xin dành tất cả lòng biết ơn tới bố mẹ, gia đình người đã sinh thành
và nuôi nâng tôi, yêu thương và hy sinh rất nhiều cho thành công của tôi ngày
hôm nay.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Phương Thảo, học viên bác sĩ nội trú khóa 37Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ KHỚP TRẺ EM ... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Bệnh lý khớp ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình mắc các bệnh lý khớp ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các căn nguyên bệnh khớp thường gặp ở trẻ emError! Bookmark

not defined.
1.3.MỘT SỐ BỆNH KHỚP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Viêm khớp tự phát thiếu niên .......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Lupus ban đỏ hệ thống ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Ban xuất huyết Schonlein- Henoch Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark n
2.1.Đối tượng nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
2.3.Phương pháp nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu............... Error! Bookmark not defined.
2.4.Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh khớp .... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Viêm khớp tự phát thiếu niên .......... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Lupus ban đỏ hệ thống .................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Ban xuất huyết Schonlein- Henoch . Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Viêm khớp nhiễm khuẩn ................. Error! Bookmark not defined.
2.5.Các bước tiến hành................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Thu thập số liệu ............................... Error! Bookmark not defined.


2.5.2. Xử lý số liệu .................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.Đạo đức nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Lý do vào viện.................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Số khớp tổn thương .......................... Error! Bookmark not defined.

3.1.5. Vị trí khớp tổn thương ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các nguyên nhân bệnh khớp ở trẻ em... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nhóm nguyên nhân gây bệnh khớp thường gặpError!

Bookmark

not defined.
3.2.2. Phân bố các bệnh khớp thường gặp theo nhóm tuổi ................. Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Phân bố về giới theo bệnh lý khớp .. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Ví trí khớp tổn thương ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Số lượng khớp tổn thương ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Các triệu chứng kèm theo kết hợp với các triệu chứng tại khớp
Error! Bookmark not defined.
3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng một số bệnh khớp tự miễn hay gặp
ở trẻ em ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Các biểu hiện cận lâm sàng .............. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Các thể lâm sàng .............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.Đặc điểm nhóm nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
4.2.Các nguyên nhân bệnh khớp ở trẻ em.... Error! Bookmark not defined.


4.3.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các bệnh khớp tự miễn ............. Error!
Bookmark not defined.
4.3.1. Các đặc điểm lâm sàng .................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Các biểu hiện cận lâm sàng ............. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
KIẾN NGHỊ ....................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố bệnh khớp trẻ em tại một số nước trên thế giới ....... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Một số bệnh khớp thường gặp ở trẻ em ....... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 1.3: Các nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của các nhóm bệnh khớp
trẻ em ............................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.4: Ước tính tỷ suất mắc bệnh JIA tại các khu vực trên thế giới .
....................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.5: Phân bố các thể bệnh JIA tại một số nước trên thế giới ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.1: Tính chất dịch khớp trong các bệnh lý ........ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.1: Số khớp tổn thương trung vị trong các nhóm bệnh ............... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Phân bố về tuổi trong các nhóm bệnh khớp tự miễn ............. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Phân bố về giới trong các nhóm bệnh khớp tự miễn ............. Error!
Bookmark not defined.


Bảng 3.4: Tuổi xuất hiện bệnh của các nhóm bệnh khớp tự miễn ......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Các triệu chứng lâm sàng kèm theo ............. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.6: Các marker đánh giá tình trạng viêm trong các nhóm bệnh viêm
khớp tự miễn ................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.7: Tỷ lệ thiếu máu ở các nhóm bệnh khớp tự miễn Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.8: Tỷ lệ các xét nghiệm tự miễn và chẩn đoán hình ảnh ........... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9: Các thể bệnh của nhóm bệnh khớp tự miễn. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.10: Đặc điểm đặc trưng của các bệnh khớp tự miễn Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.11: Thời gian kéo dài đợt bệnh của nhóm bệnh khớp tự miễn .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Đặc điểm về số khớp tổn thương trong các nghiên cứu ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Tỷ lệ JIA so với các nghiên cứu khác trên thế giới ............... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Các bệnh lý khớp trẻ em thường gặp ........... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.4: Phân bố các bệnh khớp tự miễn của một số nước ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.5: So sánh tỷ lệ HSP thể khớp trong các nghiên cứu ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.6: So sánh tuổi mắc bệnh của bệnh nhân HSP. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.7: Các khớp tổn thương trong HSP ... Error! Bookmark not defined.


Bảng 4.8: Tỷ lệ các thể bệnh lâm sàng của HSP .......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.9: Phân bố các thể lâm sàng JIA ....... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi ............. Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo giới ................ Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.3: Lý do vào viện của bệnh nhân mắc các bệnh lý khớp ...... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.4: Số lượng khớp tổn thương trong các bệnh lý khớp trẻ emError!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm vị trí khớp tổn thương ............. Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.6: Các nhóm bệnh lý khớp thường gặp ở trẻ em Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.7: Phân bố theo nhóm tuổi các nhóm bệnh lý khớp .............. Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.8: Phân bố giới tính trong các nhóm bệnh khớp Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.9: Khớp tổn thương trong các nhóm bệnh lý .... Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.10: Các triệu chứng kèm theo ........ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ nhập viện của các bệnh lý khớp tự miễn ................. Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.12: Biểu hiện về khớp của bệnh nhân viêm khớptự miễn khi nhập viện
.................................................. Error! Bookmark not defined.


Biểu đồ 3.13: Số lượng khớp tổn thương trong viêm khớp tự miễn ....... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.14: Loại khớp tổn thương trong các bệnh lý khớp tự miễn .... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.15: Tính chất tổn thương khớp trong các bệnh khớp tự miễn. Error!

Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.16: Kết quả xét nghiệm ASLO trong nhóm bệnh nhân viêm khớp tự
miễn .......................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.17: Các thể bệnh JIA theo phân loại ILAR ... Error! Bookmark not
defined.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo khớp hoạt dịch ......... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2: Biểu đồ nhiệt độ của một bệnh nhân JIA thể khởi pháthệ thống Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.3: Hình ảnh khớp cổ tay và ngón tay của trẻn 2,5 tuổi bị viêm khớp
thiếu niên thể hệ thống ................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.4: Ban điển hình ở trẻ trai 3 tuổi bị viêm khớp thiếu niênthể hệ thống
....................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.5: JIA thể viêm vài khớp ở khớp gối trái và cổ chân phải ..........Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.6: Thoái hóa kết mạc với sự lắng đọng calci ở màng Bowman có thể
thấy như một dải băng chạy ngang qua giác mạc. Error! Bookmark
not defined.
Hình 1.7: Bàn tay biến dạng của trẻ bị JIA thể đa khớp RF (-) ..............Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.8: Bàn tay bị rỗ móng, hở móng ở một trẻ gái 7 tuổi bị JIA thể viêm
khớp vẩy nến và hình ảnh viêm ngón ........... Error! Bookmark not
defined.
Hình 1.9: Hình ảnh viêm khớp cùng chậu và viêm khớp háng ở bệnh nhân
JIA thể vẩy nến 23 tuổi, khởi phát từ 15 tuổi. ..... Error! Bookmark
not defined.
Hình 1.10: Hình ảnh lâm sàng và phim MRI viêm khớp cổ chân ở trẻ trai 12
tuổi JIA thể viêm gân .................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.11: Viêm khớp cổ tay, khớp bàn ngón trên bệnh nhân SLE ........Error!
Bookmark not defined.


Hình 1.12: Hình ảnh tổn thương ban cánh bướm điển hình .. Error! Bookmark
not defined.
Hình 1.13: Ban xuất huyết dạng bốt trong HSP Error! Bookmark not defined.
Hình 1.14: Sưng đau khớp cổ chân ở bệnh nhân nữ 4 tuổi bị HSP ..........Error!
Bookmark not defined.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACR:

American College of Rheumatology
Hội thấp khớp học Hoa Kỳ

ANA:

Anti-nuclear antibody
Kháng thể kháng nhân

Anti DsDNA:

Anti-deoxyribonucleic acid
Kháng thể kháng chuỗi kép DNA

CRP:


C-reactive protein
Protein phản ứng C

DMARDs:

Disease-modifying antirheumatic drugs
Các thuốc chống thấp làm thay đổi hoạt tính bệnh

HLA-B27:

Human leucocyte antigen B27
Kháng nguyên bạch cầu người B27

HSP:

Henoch Schonlein purpura
Ban xuất huyết Henoch Schonlein

IL:

Interleukin

ILAR:

Internatinal League of Associations for Rheumatology
Liên đoàn quốc tế phòng chống thấp khớp

IQR:

Tứ phân vị


JIA:

Juvenile Idiopathic Arthritis
Viêm khớp tự phát thiếu niên

ML:

Máu lắng

NSAIDs:

Nonsteroidal anti-inflammatory drugs
Thuốc chống viêm không steroid

RF:

Rheumatoid factor
Yếu tố dạng thấp


SLE:

Systemic lupus erythematosus
Lupus ban đỏ hệ thống

TNF- α:

Tumor necrosis factor
Yếu tố hoại tử u


VK:

Viêm khớp

VKKPL:

Viêm khớp không phân loại

VKNK:

Viêm khớp nhiễm khuẩn

VKPU:

Viêm khớp phản ứng

WHO :

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lý về khớp là một trong những nhóm bệnh có khả năng để lại
nhiều di chứng, tàn tật và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Báo cáo năm 2003 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy các bệnh lý
khớp đang dần trở thành gánh nặng bệnh tật đối với tất cả các quốc gia trên

thế giới [1]. Theo thống kê năm 2013 của Trung tâm kiểm soát và dự phòng
bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tại Mỹ có khoảng 52,5 triệu người trưởng thành được
chẩn đoán mắc một bệnh khớp nào đó, cứ 5 người lớn thì có một người bị viêm
khớp. Ước tính đến 2030, con số này sẽ tăng lên 67 triệu người [2],[3].
Tần suất mắc bệnh khớp của Việt Nam là 46,7% ở người trên 60 tuổi.
Ở người lớn, trước đây, các bệnh xương khớp thường gặp nhất là viêm cột
sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống,
xơ cứng bì toàn thể), thì ngày nay, loãng xương sau mãn kinh và loãng xương
tuổi già, thoái hoá khớp, các bệnh xương khớp do chuyển hoá (gút, bệnh
xương khớp sau chạy thận nhân tạo, tổn thương xương khớp do sử dụng
corticoids...), ung thư di căn xương đang chiếm một tỷ lệ khá cao [4].
Quan điểm cổ điển cho rằng bệnh lý khớp là bệnh của người trưởng
thành, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu,
thống kê cho thấy bệnh khớp gặp ở trẻ em với tỷ lệ không nhỏ và có thể gây
hậu quả lâu dài đến cuộc sống của trẻ sau này.
Ở trẻ em, các nhóm bệnh khớp thường gặp là viêm khớp tự phát thiếu
niên, viêm khớp phản ứng, viêm khớp virus, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm
khớp trong các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp trong
các bệnh viêm mạch như Schonlein-Henoch…
Đầu những năm 2000, ước tính tại Mỹ có 294.000 trẻ dưới 18 tuổi
bị mắc một dạng viêm khớp hay thấp khớp nào đó, chiếm tỷ lệ khoảng
1/250 trẻ [5].


2

Theo Nguyễn Thu Hiền (2001), trẻ em chiếm gần 3% trong tổng số các
bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ-xương-khớp bệnh viện Bạch Mai trong
vòng 10 năm 1991-2000 [6]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại khoa Nhi bệnh
viện đa khoa tỉnh Gia Lai cũng trong 10 năm 1991-2000 ghi nhận 129 trường

hợp điều trị nội trú vì bệnh lý khớp, tuy không có tử vong nhưng cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ [7].
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn do
triệu chứng lâm sàng không điển hình, các tổn thương khớp thường rất đa
dạng và ít có các xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu [8],[9].
Hiện nay, các nghiên cứu về bệnh lý khớp trong nhi khoa còn chưa
nhiều. Bệnh lý khớp thường không tập trung, bệnh nhân thường nằm ở các
khoa khác nhau như truyền nhiễm, thận, tim mạch, nhi tổng hợp… Do đó, câu
hỏi nghiên cứu của chúng tôi là bệnh lý về khớp nào hay gặp ở trẻ em và đặc
điểm của các bệnh lý này là gì? Từ năm 2010, khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp
bệnh viện nhi Trung ương ra đời và đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân với các
bệnh lý khớp khác nhau. Tuy nhiên, mô hình bệnh khớp ở trẻ em là vấn đề
mới, chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nguyên
nhân, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh khớp ở trẻ em”với các mục tiêu
cụ thểsau:
1. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh khớp ở trẻ em tại khoa
Miễn dịch- Dị ứng- Khớp bệnh viện nhi Trung ương.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh lý khớp tự
miễn thường gặp ở trẻ em (Viêm khớp tự phát thiếu niên, Lupus ban đỏ hệ
thống và Schonlein- Henoch).


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP
Khớp là nơi liên kết giữa hai hay nhiều xương [10]. Phân loại khớp dựa
theo cấu tạo và chức năng của chúng. Dựa vào mức độ hoạt động, các khớp
được chia thành 3 loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp động. Theo

cấu tạo, các khớp được chia thành 3 loại: khớp sụn, khớp sợi và khớp hoạt
dịch. Khớp hoạt dịch là loại khớp chiếm phần lớn của cơ thể, chủ yếu ở chi và
một số khớp ở thân. Tất cả các khớp hoạt dịch đều là khớp động.
Cấu tạo khớp hoạt dịch: tất cả các khớp hoạt dịch đều bao gồm các
thành phần như mặt khớp, bao khớp chứa chất hoạt dịch, các dây chằng và
các thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng khớp.

Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo khớp hoạt dịch
Nhờ có khớp mà hệ thống cơ- xương của cơ thể mới có thể hoạt động
linh hoạt phù hợp với các nhu cầu vận động của cơ thể.
Các cử động của khớp hoạt dịch bao gồm:
- Gấp- duỗi


4

- Giạng- khép
- Quay tròn
- Xoay tròn
- Sấp- ngửa
1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ KHỚP TRẺ EM
1.2.1. Bệnh lý khớp (Arthropathy)
Bệnh khớp là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, Arthron- có nghĩa là
khớp, pathos có nghĩa là chịu, bị (suffer). Arthropathy là thuật ngữchung mô
tả một tình trạng tổn thương của bất cứ thành phần nào của khớp. Bệnh có thể
được gây ra bởi nhiễm trùng, viêm, chấn thương cấphoặcmạn tính, thoái hóa,
và khối u. Hay nói cách khác bệnh khớp là tình trạng ảnh hưởng đến cấu trúc,
chức năng của một hay nhiều khớp bất kỳ[11].
Các bệnh lý khớp thường được phân thành các nhóm sau [4]:
- Bệnh thấpkhớp đặc hiệu (hay bệnh khớp tự miễn): ở trẻ em, gồm

các bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA), Lupus ban đỏ hệ thống (SLE),
viêm đa cơ và viêm da cơ, viêm cột sống dính khớp và nhóm bệnh lý cột
sống huyết thanh âm tính, viêm khớp phản ứng, ban xuất huyết SchonleinHenoch (HSP)….
- Thoái hóa khớp và bệnh xương khớp do chuyển hóa: nhóm bệnh này
thường hiếm gặp ở trẻ em
- Bệnh lý nhiễm trùng: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do virus,
lao xương khớp.
1.2.2. Tình hình mắc các bệnh lý khớp
1.2.2.1. Thế giới
Theo ghi nhận của Tổ chức y tế thế giới năm 2003, các bệnh xương
khớp mặc dù có tỷ lệ tử vong thấp, nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu về số


5

ca mắc bệnh trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc
sống và là một gánh nặngđối với hệ thống y tế[1].
Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ mắc các bệnh thấp đặc hiệu là từ 0,3 đến
1% dân số, nữ gặp nhiều hơn nam và thường gặp ở các nước phát triển, đây là
nguyên nhân chính gây phá hủy khớp, dẫn tới di chứng lâu dài[1].
Tại các nước phát triển như Mỹ hay nhiều nước Châu Âu, chuyên ngành
khớp học nhi khoa đã phát triển từ sớm với nguồn nhân lực được đào tạo và
cơ sở hạ tầng hiện đại. Ngược lại, tại nhiều nước đang phát triển ở Châu Á,
Châu Phi, có rất ít bác sỹ được đào tạo bài bản về chuyên ngành xương khớp
trẻ em, đa phần bệnh nhân được điều trị bởi các bác sỹ đa khoa. Điều này dẫn
đến hậu quả các bệnh nhân mắc các bệnh về khớp được chẩn đoán muộn,
bệnh nhân bị nhiều di chứng, chất lượng cuộc sống suy giảm [12].
1.2.2.2. Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
Cách đây 5 năm, ước tính có khoảng 500.000 trẻ bị bệnh khớp tại khu
vực Đông Nam Á[9]. Tuy nhiên, ngành khớp học nhi khoa là một chuyên

ngành mới với chỉ 4/11 nước trong khu vực thiết lập được, vì vậy, đa phần
bệnh nhi bị các bệnh lý về khớp hiện còn chưa được chẩn đoán, chăm sóc và
điều trị hợp lý [8].


6

Bảng 1.1: Phân bố bệnh khớp trẻ em tại một số nước trên thế giới
[8],[12],[13],[14],[15]
Singapore

Israel

Ấn Độ

Hoa Kỳ

Canada

507

2.984

249

12.939

3.269

Trung tâm


Khảo sát

Trung tâm

Khảo sát

Trung tâm

đơn lẻ

quốc gia

đơn lẻ

quốc gia

đơn lẻ

21

24

18

36

282

JIA (%)


21,1

20,3

41

16

19,1

SLE (%)

8,7

3,6

7

9,1

1,3

1,8

2,0

3

13,8


6,9

7

3,4

3,9

1,0

3,0

4,5

12,2

1,4

12

59,3

8,5

Quốc gia
Số lượng, n
Nguồn dữ liệu
Thời gian thu
thập, tháng


Bệnh mô liên
kết khác (%)
Viêm mạch
(%)
Hội chứng đau
(%)

1,2

Sốt không rõ
nguyên
nhân/nhiễm

3,0

trùng (%)
Cơ năng/chỉnh
hình (%)
Bệnh hỗn hợp
(%)

23,9

7,8

4,5

12,9


26,7

56,4

21

51,7

Tại Thái Lan, đất nước cùng trong khu vực Đông Nam Á với Việt Nam,
trước khi chuyên ngành khớp học nhi khoa ra đời vào năm 2001, trẻ em mắc


7

các bệnh lý về khớp được chẩn đoán và điều trị ở tản mát rất nhiều các
chuyên ngành khác nhau, bệnh nhân viêm khớp thiếu niên được điều trị bởi
các bác sỹ tim mạch, bệnh nhân SLE điều trị tại các khoa thận, huyết học hay
da liễu…[16].
Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á chưa có chuyên ngành
khớp học nhi khoa vàhầu như chưa có nghiên cứu hay thống kê nào về tình
hình mắc bệnh, gánh nặng bệnh tật do bệnh lý khớp trẻ em gây ra.
1.2.3. Các căn nguyên bệnh khớp thường gặp ở trẻ em
Mô hình bệnh khớp trẻ em hiện có rất ít tài liệu y văn mô tả, nguyên
nhân là do các khái niệm bệnh còn chưa thống nhất. Ví như viêm khớp tự
phát thiếu niên JIA, được đề cập trong y văn với rất nhiều phân loại, thuật ngữ
rất khó để so sánh trực tiếp, các bệnh mô liên kết rất khó tách biệt, tiêu chuẩn
chẩn đoán không rõ ràng và vì vậy, thường được nhắc đến chung cả
nhóm….[12].
Trong các nghiên cứu tại một số nước, nguyên nhân thường gặp nhất
gây viêm khớp ở trẻ em là viêm khớp nhiễm khuẩn, sau đó đến các bệnh trong

nhóm bệnh thấp đặc hiệu- mà tiêu biểu là JIA, SLE hay viêm mao mạch dị
ứng (HSP). JIA đại diện cho nhóm bệnh lý viêm khớp mạn tính, SLE là bệnh
tổ chức liên kết thường gặp và có biểu hiện lâm sàng nặng, tổn thương nhiều
cơ quan, HSP là bệnh chiếm phần lớn trong nhóm viêm mạch hệ thống. Ngoài
ra, còn nhiều bệnh lý khớp khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Chiếm một phần đáng
kể còn là những tình trạng viêm khớp không xác định mà các xét nghiệm hiện
tại chưa đưa ra được chẩn đoán cuối cùng.
Nghiên cứu tại Pháp trong 2 năm 2008-2009, tổng số bệnh nhân nhập
viện tại Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân khớp và chỉnh hình nhi là 173 bệnh


8

nhân, trong đó, viêm khớp nhiễm khuẩn chiếm 43,4%, JIA chiếm 8,1% và các
viêm khớp không xác định khác 40,4%. Có thể thấy, các bệnh lý khớp trẻ em
vẫn luôn là một thách thức đối với các nhà lâm sàng nhi khoa nhằm đưa ra
được chẩn đoán xác định và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp[17].
Bảng 1.2: Một số bệnh khớp thường gặp ở trẻ em (Aupiais- 2015)[17]
Số

Nam

lượng Phần
bệnh

trăm

nhân

Tuổi khởi

phát (năm),

n

%

trung vị

Thời gian

Chọc hút

nằm viện

dịch khớp

(ngày),
trung vị

n

%

Tổng

173

100

92


53,2

2,7(1,3-6,1)

7(5-10)

147

85,0

VKNK (1)

75

43,3

39

52

1,5(1,1-3,4)

7(6-8)

74

98,7

JIA (2)


14

8,1

4

28,6

4,7(2,5-10,9)

6,5(3-11)

5

35,7

70

40,4

44

62,9

3,2(1,7-6,5)

7(5-10)

61


87,1

3

1,7

2

66,7

2(0,8-9,2)

8(6-12)

1

33,3

3

1,7

0

0

4,7(3,5-12,5)

1(1-1)


2

66,7

2

1,2

0

0

10,1(6,3-13,9) 51,5(48-55)

1

50,0

6

3,5

3

50

13,4(11,6-14,9) 8,5(6-10)

3


50,0

Viêm khớp
không xác
định
Kawasaki
Tụ máu
khớp
Bệnh ác
tính
Khác

Giá trị p (1 & 2)

0,04

<0,01

0,44

<0,01

Theo số liệu thống kê đa trung tâm từ nguồn dữ liệu số của hệ thống
quản lý y tế Israel, tính từ năm 2001- khi hệ thống này được đưa vào áp dụng


9

cho tới năm 2003, có gần 3000 trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh lý về khớp,

trong đó khoảng 600 trẻ mắc các bệnh viêm khớp mạn tính, gần 100 trẻ mắc
SLE và khoảng 100 trẻ mắc các bệnh tổ chức liên kết khác[13].
Một nghiên cứu đa trung tâm tại Nauy cho thấy, trong 1 năm có 427 bệnh
nhân nghi ngờ viêm khớp, trong đó có 182 bệnh nhân thực sự có tình trạng
viêm khớp, 245 bệnh nhân còn lại có các tình trạng bệnh rất dễ nhầm lẫn với
bệnh khớp gồm các bệnh lý chỉnh hình, đau khớp không viêm, viêm xương,
các bệnh viêm mạch không tổn thương khớp, các bệnh lý ác tính…[18].
Bảng sau là ví dụ cho chúng ta thấy sự đa dạng của bệnh lý khớp trẻ em
tại một bệnh viện tại Pháp trong 2 năm.
Bảng 1.3: Các nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của các nhóm bệnh
khớp trẻ em (Aupiais- 2015) [17]
Số khớp tổn thương
N

%

Vị trí khớp tổn thương

1 khớp

Ít khớp Đa khớp

n

n

%

n


%

n

Tổng

173 100 151 87,3 18 10,4 4

2,3

73 42,2 56 32,4 17

9,8

27 15,6

VKNK

75

43,3

73

97,3

2

2,7


38 50,7 19 25,3

8

10,7 10 13,3

JIA

14

8,1

8

57,1

4

28,6 2 14,3

7

7,1

1

7,1

5


35,8

Không xác
70
định

40,4

62

88,6

8

11,4 0

0

22 31,4 33 47,2

8

11,4

7

10,0

Kawasaki


3

1,1

1

33,3

2

66,7 0

0

1

33,4

1

33,3

0

0

1

33,3


Tụ máu
khớp

3

1,7

3

100

0

0

0

3

100

0

0

0

0

0


0

Bệnh ác
tính

2

1,2

0

0

2

100 0

0

0

0

1

50,0

0


0

1

50,0

Khác

6

3,5

4

66,7

0

0

2

33,4

2

33,3

0


0

2

33,3

0

0

<0,01

0

50,0

1

%

Khác

n

0

n

Cổ chân


%

0

%

háng

n

Giá trị p

%

Gối

%

<0,01

Đặc điểm lâm sàng của các nhóm bệnh khớp rất đa dạng và không đặc
hiệu, về tuổi khởi phát, tính chất, diễn biến, về số khớp tổn thương, vị trí


10

khớp, tính chất tổn thương, triệu chứng toàn thân, di chứng…Vì vậy, chẩn
đoán, điều trị, tiên lượng các bệnh lý khớp trẻ em là hết sức khó khăn, phức
tạp, cần có sự am hiểu về nhiều lĩnh vực giải phẫu, sinh lý học, miễn dịch học,
sinh lý bệnh học…[19].

1.3. MỘT SỐ BỆNH KHỚP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
1.3.1. Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA)
Viêm khớp tự phát thiếu niênlà bệnh khớp phổ biến nhất ở trẻ em và
cũng là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em. JIA là một
nhóm không đồng nhất các rối loạn có chung biểu hiện lâm sàng là viêm khớp
mạn tính, được đặc trưng bởi tình trạng đau và viêm khớp[20].
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của JIA vẫn còn chưa rõ ràngnhưng
nó được cho rằng do đa nhân tố, trong đó yếu tố di truyền và môi trường đóng
vai trò chủ đạo. Các thành phần di truyền phức tạp làm cho việc phân rõ các
nhóm rất khó khăn.
Bảng 1.4: Ước tính tỷ suất mắc bệnh JIA tại các khu vực trên thế giới [21].

Đông Á/ Thái Bình Dương

Dân số dưới
18 tuổi
567.000.000

Nam Á

536.000.000

27.872- 53.600

444.880- 2.144.000

Nước công nghiệp

225.000.000


11.700-22.500

186.750- 900.000

Châu Mỹ Latin

190.000.000

9.880-19.000

157.000-760.000

Đông Âu

138.000.000

7.176- 13.800

114.540- 552.000

Tây/Trung Phi

151.000.000

750- 15.000

125.330- 604.000

Đông/ Nam Phi


147.000.000

7.644- 14.700

122.010- 588.000

Vùng

Toàn bộ

Số ca mới mắc

Số ca hiện mắc

29.484-56.700

487.620- 2.268.000

2.105.000.000 109.456- 210.300 1.747.150- 8.420.000


11

1.3.1.2. Định nghĩa
Viêm khớp được xác định khi tràn dịch khớp đơn độc hoặc có 2 hay
nhiều hơn các triệu chứng sau: hạn chế vận động khớp, cứng hoặc đau khớp
khi vận động, và tăng nhiệt độ một hay nhiều khớp.
Viêm khớp tự phát thiếu niên được công nhận rộng rãi là tình trạng viêm
một hay nhiều khớp xảy ra trong ít nhất 6 tuần ở trẻ dưới 16 tuổi. Vì vậy, JIA
là chẩn đoán loại trừ. Các tình trạng như nhiễm trùng, ung thư, chấn thương,

viêm khớp phản ứng và bệnh mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
cần được loại trừ trước khi chẩn đoán JIA được đặt ra[22].
1.3.1.3. Phân loại
JIA được chia thành 7 thể bệnh riêng biệt theo phân loại của Liên đoàn
quốc tế phòng chốngthấp khớp (ILAR) năm 2001. Các thể bệnh này được
phân ra dựa trên số khớp tổn thương, các chất chỉ điểm đặc hiệu trong huyết
thanh và các biểu hiện toàn thân trong 6 tháng đầu tiên của bệnh. Phân loại
này phản ánh sự tương đồng và khác biệt giữa các thể bệnh khác nhau
[20],[23],[24].
1.3.1.4. Dịch tễ học
Viêm khớp tự phát thiếu niên là bệnh đứng hàng đầu trong số các bệnh
thấp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 20-40% tổng số bệnh nhân. Tùy từng quốc gia, từng
nghiên cứu mà tỷ lệ các thể bệnh của JIA là khác nhau [25],[26]. JIA có xu
hướng gặp nhiều ở trẻ em gốc Châu Âu trong khiít gặp ở trẻ em Nhật Bản và
Philippin. Trong cộng đồng trẻ da trắng gốc Châu Âu, JIA thể viêm ít khớp là
thể phổ biến nhất. Tuy nhiên, ở trẻ em Mỹ gốc Phi, JIA thường gặp ở lứa tuổi
lớn hơn và có tỷ lệ cao mắc viêm đa khớp có yếu tố dạng thấp dương tính và
ít nguy cơ viêm màng bồ đào [22]. Ở Nhật Bản, Thái Lan, JIA thể hệ thống
chiếm đa số, trong khi tại Singapore, Đài Loan, Israel, Hoa Kỳ và một số
nước châu Âu, JIA thể ít khớp là thể bệnh chính[26]. JIA thể đa khớp chiếm


×