Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.1 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI




ðặng Thị Hải Vân


Chuyên ñề tiến sĩ:


ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG
BỆNH KAWASAKI Ở TRẺ EM


Thuộc ñề tài nghiên cứu:

Nghiên cứu biến ñổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em



Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 3.01.43.




Người hướng dẫn: GS.TSKH LÊ NAM TRÀ





HÀ NỘI 2008
MỤC LỤC

Mở ñầu

1. ðặc ñiểm dịch tễ học bệnh Kawasaki ở trẻ em
1.1 Tần suất mắc bệnh
1.2 Nguyên nhân gây bệnh
1.3 Giới
1.4 Tuổi
1.5 Tính chất mùa
1.6 Tính chất gia ñình
1.7 Tỷ lệ tổn thương ñộng mạch vành
1.8 Tỷ lệ tử vong
1.9 Tính chất tái phát

2. Lâm sàng, xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn ñoán bệnh Kawasaki ở
trẻ em
2.1 Các biểu hiện lâm sàng
2.1.1 Các biểu hiện lâm sàng hay gặp
2.1.2 Các biểu hiện lâm sàng khác ít gặp hơn
2.1.3 Các biểu hiện tim mạch

2.2 Một số thay ñổi cận lâm sàng
2.2.1 Xét nghiệm công thức máu
2.2.2 Phản ứng viêm
2.2.3 Xét nghiệm miễn dịch

2.2.4 Sinh hoá máu
2.2.5 Xét nghiệm nước tiểu
2.2.6 Xét nghiệm dịch não tuỷ
2.2.7 Siêu âm bụng
2.2.8 ðiện tâm ñồ
2.2.9 Siêu âm tim

2.3 Chẩn ñoán
2.3.1 Chẩn ñoán xác ñịnh
2.3.2 Chẩn ñoán phân biệt
2.3.3 Vấn ñề chẩn ñoán

Kết luận

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CRP (C reactive protein) Protein C phản ứng
ðMV ðộng mạch vành
HLA (Human leukocyte antigen) Kháng nguyên
bạch cầu người
LDH Lactate dehydrogenase
MAS (Macrophage activation syndrome) Hội chứng hoạt
hoá ñại thưc bào
SIADH (Syndrome of inappropriate antidiuretic
hormone secretion) Hội chứng bài tiết hoóc môn bài
niệu không thích hợp

1


MỞ ðẦU



Kawasaki Tomisaku là người ñầu tiên ñã phát hiện ra bệnh Kawasaki từ năm
1961[39] nhưng mãi ñến năm 1974 ông mới công bố bệnh này bằng tiếng Anh
[40]. ðây là một bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp
ở trẻ em, ñặc biệt là trẻ dưới năm tuổi [10], [11], [20], [54],[64]. Chỉ số mắc
bệnh hằng năm ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 50-100 trên 100.000 trẻ
dưới 5 tuổi [29], [59], [62], [65] và ñỉnh cao là 200 trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi .
Mặc dù bệnh ñược phát hiện từ hơn 40 năm nay và có nhiều công trình nghiên
cứu ñã ñược công bố, nhưng ñến nay nguyên nhân và cơ chế gây bệnh cũng còn
nhiều bí ẩn, do ñó vấn ñề chẩn ñoán và ñiều trị cũng chưa sáng tỏ hoàn toàn. Về
biểu hiện lâm sàng, Kawasaki giống như một bệnh nhiễm khuẩn, nhưng lại
chưa tìm ñược tác nhân gây bệnh [69]. Về cơ chế bệnh sinh, Kawasaki có biểu
hiện giống như bệnh viêm mạch theo cơ chế miễn dịch nhưng không dễ ñiều trị
bằng costicosteroid. Bệnh gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng
tổn thương mạch vành và cơ tim là nguyên nhân có thể dẫn ñến tử vong của trẻ
hoặc bệnh lý tim mạch sau này [10], [20], [64]. Ở những nước phát triển,
Kawasaki ñã trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em
[20], [54].
Ở Việt Nam từ trường hợp gặp ñầu tiên tại Bệnh viện nhi Trung ương vào
năm 1995, số trẻ em nhập viện ngày càng tăng, với tỷ lệ tổn thương mạch vành
là 39,2% [2], [3]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng phong phú ña dạng giống với
nhiều bệnh sốt cấp tính khác, trong khi tiến triển tự thoái lui nên dễ chẩn ñoán
nhầm hoặc bỏ sót, không ñược ñiều trị. Hiểu biết rõ về dịch tễ học và lâm sàng
của bệnh là ñiều cần thiết giúp cho các bác sĩ nhi khoa nâng cao nhận thức về
bệnh ñể góp phần chẩn ñoán và ñiều trị kịp thời, nhằm giảm biến chứng của
bệnh. Trong chuyên ñề này, chúng tôi xin ñề cập hai khía cạnh sau ñây:
1. ðặc ñiểm dịch tễ học bệnh Kawasaki ở trẻ em.

2. Biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn ñoán bệnh
Kawasaki.

2

Sơ lược lịch sử bệnh Kawasaki
Bệnh ñược mang tên một bác sĩ Nhật Bản Kawasaki Tomisaku , người ñã
phát hiện ra bệnh lần ñầu vào năm 1961 [39]. Ở thời ñiểm ñó Kawasaki nhận
thấy nhiều trẻ em nhỏ có biểu hiện sốt cao kéo dài, nổi hạch góc hàm, ban ñỏ ở
người, bong da, phù và ñỏ tím các ñầu chi, có thể viêm long ñường hô hấp. Mặc
dù các triệu chứng rất rõ ràng nhưng không ñặc hiệu và có thể gặp trong nhiều
bệnh khác nhau. Các xét nghiệm ñưa ra ñể tìm nguyên nhân gây bệnh ñều âm
tính [40].
ðến năm 1967 Kawasaki ñã công bố một nghiên cứu của mình trên 50 trẻ bị
sốt, viêm hạch không hoá mủ, có thay ñổi ở da như ban ñỏ, bong da tay và ông
gọi ñây là “ Hội chứng da, niêm mạc, kèm sưng hạch limpho và bong da ñầu
ngón ñặc trưng ở trẻ nhỏ” [39]. Ngay sau ñó nhiều bác sĩ Nhật ñã nhận thấy hội
chứng này rất phổ biến ở trẻ em, do ñó ñã thành lập uỷ ban nghiên cứu về bệnh
này ở Nhật vào năm 1970 [42].
Lúc ñầu người ta cho rằng Kawasaki là một bệnh tự giới hạn và không có
biến chứng, nhưng trong cuộc ñiều tra ñầu tiên vào năm 1970 ở Nhật Bản từ 10
trường hợp tử vong ở trẻ Kawasaki, qua mổ tử thi ñã nhận thấy có mối liên quan
chặt chẽ giữa bệnh Kawasaki và biến chứng phình giãn ðMV. Các tác giả thấy
tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim lúc ñầu là 2 % và khoảng 30 % trẻ có tổn
thương tim mạch, trong ñó biến chứng giãn phình ðMV là 20 % số trường hợp
[54], [64].
Năm 1971, mặc dù không hề biết gì về bệnh này ñã công bố ở Nhật Bản, một
nhóm nghiên cứu thuộc trường ñại học Hawaii ở Mỹ ñã nhận thấy ở trẻ nhỏ hay
mắc 1 bệnh có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm giống hội chứng Reiter [51].
Năm 1974 bệnh ñược công bố bằng tiếng Anh, và từ ñó ñược nhìn nhận rõ

ràng cụ thể hơn [40].
Uỷ ban nghiên cứu bệnh Kawasaki ở Nhật bản ñã ñưa ra tiêu chuẩn chẩn ñoán
bệnh lần ñầu vào năm 1972 bao gồm: sốt ít nhất 5 ngày, viêm kết mạc mắt
không có nhử, biến ñổi ñầu chi, biến ñổi khoang miệng và ban ñỏ ña dạng toàn
thân [34]. ðến năm 1974 triệu chứng viêm hạch góc hàm mới ñược ñưa vào tiêu
chuẩn chẩn ñoán [35]. ðể tránh bỏ sót những trẻ bị Kawasaki thể không ñiển
3

hình, năm 1984, uỷ ban nghiên cứu bệnh Kawasaki ở Nhật bản ñã bổ sung thêm
biến chứng giãn phình ðMV vào tiêu chuẩn chẩn ñoán [42].
Mặc dù Kawasaki ñược coi là một bệnh hoàn toàn mới nhưng biểu hiện lâm
sàng và giải phẫu bệnh gần giống với những trẻ bị viêm quanh ñộng mạch có
cục (periateritis nodosa) ñã ñược biết ñến từ năm 1940 ở Bắc Mỹ [42]. Phình
giãn ðMV và các ñộng mạch ngoại vi ở trẻ em và người lớn ñã ñược ghi nhận
trong y văn qua nhiều thế kỷ ở Châu Âu, nhưng mãi ñến cuối thế kỷ XX, người
ta mới thấy có sự liên quan giữa tổn thương tim mạch này với bệnh Kawasaki.
ðiều này gợi ý rằng ở những thập kỷ trước, bệnh Kawasaki ñã có nhưng bị chẩn
ñoán nhầm với bệnh sởi, sốt tinh hồng nhiệt [54].
Furusho và các cộng sự (1984) là những người ñầu tiên ñã chứng minh ñược
lợi ích của việc truyền Immuno globulin trong bệnh Kawasaki ñể làm giảm biến
chứng mạch vành [26].
Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu, bệnh
Kawasaki là một nguyên nhân hay gặp nhất gây nên bệnh tim mắc phải và viêm
khớp hơn là bệnh thấp tim [59]. Bệnh gặp ở tất cả các nước và trên các trẻ có
chủng tộc khác nhau. Mặc dù cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ
nhưng việc ñiều trị bằng truyền tĩnh mạch Immuno globulin sớm ñã có tác dụng
rất tốt trong việc giảm triệu chứng lâm sàng và nguy cơ tổn thương mạch vành.
Ở Việt Nam năm 1995 Hồ Sỹ Hà, Lê Nam Trà, Chu Văn Tường ñã phát hiện
ra trường hợp bệnh ñầu tiên tại viện nhi Trung Ương. Từ ñó ñến nay số trẻ nhập
viện ñiều trị ngày càng tăng ở cả hai miền Nam- Bắc, tuy nhiên việc phát hiện

và ñiều trị sớm còn bị bỏ sót làm cho tỷ lệ biến chứng mạch vành còn cao [3],
[4].

1. ðặc ñiểm dịch tễ học:
Các số liệu dịch tễ học về bệnh Kawasaki ñược dựa vào những cuộc ñiều tra
quốc gia, ñịa phương và các bệnh viện cũng như những trường hợp ñược báo
cáo trong y văn. Vì bệnh Kawasaki rất ñược chú ý ở mọi nước nên có thể nói
hầu hết các trường hợp bệnh ñều ñược báo cáo [59].

1.1 Tần suất mắc bệnh :
4

Bệnh xảy ra hầu như ở tất cả các nước trên thế giới nhưng vì trường hợp ñầu
tiên ñược phát hiện ở trẻ em Nhật Bản và ở Mỹ, gặp chủ yếu trên trẻ Mỹ gốc
Nhật cho nên Kawasaki ñược coi là một bệnh gặp nhiều nhất ở Nhật. Chỉ số
mắc bệnh hằng năm ở Nhật Bản và Hàn Quốc là 100 / 100.000 trẻ dưới 5 tuổi
[62], [65], [83], [85] và ñỉnh cao là năm 1982 khoảng 200 / 100.000 trẻ dưới 5
tuổi. Uỷ ban nghiên cứu bệnh Kawasaki ở Nhật bản ñã mở các cuộc ñiều tra trên
phạm vi cả nước 2 năm/1 lần từ năm 1970. Số liệu thống kê cho thấy bệnh
không hề thuyên giảm mà giữ nguyên hoặc có xu hướng ngày càng tăng [61],
[85].
Ở ðài Loan trong cuộc ñiều tra bệnh từ năm 1996 ñến 2002. Chang Luan –
Yin và cộng sự nhận thấy chỉ số mắc bệnh hằng năm là 66 / 100.000 trẻ dưới 5
tuổi [15] và con số này ở Hồng Kông là 32 / 100.000 trẻ dưới 5 tuổi [54], [59].
Chỉ số mắc bệnh Kawasaki ở trẻ em Trung quốc vào khoảng 25,4 trên 100
000 trẻ dưới 5 tuổi, riêng ở Bắc kinh là 40,9 – 55,1 trên 100 000 trẻ dưới 5 tuổi.
Các bác sĩ cho rằng 90% bệnh nhân Kawasaki ñược nhập viện ñiều trị. Do ñó
các số liệu bệnh nhân trong bệnh viện có thể ñại diện cho cộng ñồng [18], [33],
[46], [75].
Chỉ số mắc bệnh hằng năm ñã khẳng ñịnh rằng Kawasaki là bệnh gặp nhiều ở

trẻ em Châu Á.
Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 1000-1500 trường hợp mắc bệnh ñược báo cáo.
Ước tính có khoảng 17.3 trên 100 000 trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh mỗi năm [32]. Ở
Anh, trong suốt 9 năm từ 1991 ñến 2000 có tất cả 2215 trẻ vào viện ñiều trị,
ñược chẩn ñoán bệnh Kawasaki với tuổi trung bình là 2 tuổi [27].
Ngay trong một nước, tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Tại Nhật bản khu vực
gần Tokyo có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn các vùng khác. Hay ở Hawaii, một bang
của nước Mỹ, nơi có nhiều người dân gốc Nhật sinh sống thì tỷ lệ mắc bệnh lên
tới 47.7 – 53.1 trên 100 000 trẻ dưới 5 tuổi. ðiều này cho thấy bệnh Kawasaki
liên quan với ñặc ñiểm môi trường kinh tế xã hội và chủng tộc [29], [30], [31].
Theo các tác giả, chỉ số mắc bệnh ở trẻ da trắng theo ñiều tra của nhiều nước
là thấp, vào khoảng từ 5-10 / 100.000 trẻ dưới 4 tuổi [59]. Ở Mỹ, con số này là 5
/ 100.000 trẻ dưới 4 tuổi với những trẻ gốc Châu Á, 1,5 / 100.000 trẻ với trẻ em
da ñen và <1/100.000 trẻ với trẻ da trắng và các nước nói tiếng Tây Ban Nha
5

[32], [59]. Tần suất mắc bệnh ñối với trẻ Mỹ gốc châu Á gấp 3 lần người da ñen
và 6 lần người da trắng.
Ở NewYork, Kawasaki thường gặp ở trẻ em gốc Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc
và Thái Lan. [32], [59].
Tại New Zealand không có sự khác nhau về chỉ số mắc bệnh giữa trẻ da trắng
và trẻ có màu da khác [28].
Dưới ñây là bảng tóm tắt chỉ số mắc bệnh hằng năm ở một số quốc gia
Bảng 1: Chỉ số mắc bệnh Kawasaki ở một số quốc gia.

Tên nước Năm Chỉ số mắc bệnh hằng năm/ 100 000
trẻ dưới 5 tuổi
Nhật bản [62], [85] 1999 - 2004 100 - 200
Hàn quốc [65] 2003 - 2005 50-100
ðài loan [15] 1996 - 2002 66

Thái lan [19] 1998 - 2002 2.14 - 3.43
Trung Quốc [75] 1994 25,4
Mỹ [16], [32] 1988 - 2000 11 - 17.6
Anh [27] 1991 - 2000 4
Úc [71] 1993 - 1995 3.7- 7,7
Phần lan [73] 1985 - 1994 3.7-7.1
New Zealand [28] 2001 - 2002 8.0
ðan mạch [24] 1981- 2004 4.5 - 5.0

6


Tình hình mắc bệnh Kawasaki ở trẻ em trên thế giới ( Theo Burns JC [10]).

1.2. Nguyên nhân gây bệnh
:
Mặc dù ñã có nhiều nghiên cứu ñể tìm nguyên nhân gây bệnh nhưng cho ñến
nay vẫn còn nhiều ñiểm chưa sáng tỏ trong bệnh nguyên của bệnh Kawasaki.
Các tác giả ñã thống nhất ñưa ra những tác nhân sau có thể là nguyên nhân gây
bệnh của bệnh Kawasaki.
* Tác nhân nhiễm trùng:
Hiện nay người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Kawasaki nhưng yếu
tố nhiễm trùng ñược nghĩ tới nhiều hơn cả vì:
- Bệnh hay gặp vào mùa ñông xuân, ñây là thời gian có nhiều vi rút lưu hành
trong năm.
- Có thể xảy ra thành dịch
- Có tính chất tự giới hạn và ít tái phát
- Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ lớn. ðiều
này gợi ý ñến vai trò bảo vệ của kháng thể từ mẹ truyền cho con.
- Và cuối cùng bệnh khởi phát ñột ngột với triệu chứng lâm sàng giống các bệnh

nhiễm trùng khác (như sốt tinh hồng nhiệt, nhiễm adenovirut). Xét nghiệm công
7

thức máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao với công thức bạch cầu chuyển trái.
[9], [10], [20], [43].
Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, leptospires, rickettsia và virut. Dưới
kính hiển ñiện tử, người ta nhận thấy có những cấu trúc giống rickettsia ở da,
thành ñộng mạch, hạch lympho và máu của những bệnh nhân Kawasaki.
Yersinia pseudotuberculosis cũng ñược coi là tác nhân gây bệnh khi người ta
phân lập ñược chúng từ những bệnh nhân bị bệnh giống Kawasaki ở Nhật. Tuy
nhiên những bằng chứng tin cậy cũng chưa ñược ñầy ñủ.
Dưới ñây là danh sách tác nhân nhiễm trùng gây bệnh Kawasaki ñã ñược
Rowley A H. thống kê: [69]
- Vi khuẩn: Propionibacterium acnes

Streptococci
Staphylococci.
- Ricketsia
- Leptospires
- Spirochtes
- Nấm
- Clamydia
- Virus: Retro virus, Epstein- Barr virus, Parvo virus, Parainfluenza 2 hoặc 3,
sởi, CoronavirusNL-63…
Rowley A. H. và cộng sự ñã phát hiện ra kháng nguyên ở biểu mô ñường hô
hấp và các tổ chức viêm trong giai ñoạn cấp của bệnh. Các tác giả nhận thấy
kháng nguyên này có hình cầu, trú ngụ trong bào tương. [69]
Tuy nhiên các phương pháp nuôi cấy vi sinh phân lập tác nhân gây bệnh từ các
dịch khác nhau của trẻ Kawasaki cũng như phương pháp gây bệnh trên ñộng vật
hay gần ñây có sử dụng phương pháp phân tử ñể phát hiện tác nhân là acid

nucleic, cũng chưa ñủ bằng chứng ñể xác ñịnh một tác nhân gây bệnh cụ thể
nào.

* Tác nhân không nhiễm trùng:
Một giả thuyết khác ñưa ra: liệu gây bệnh Kawasaki có phải là một tác nhân
không nhiễm trùng như thuốc, thuốc trừ sâu, hoá chất, kim loại nặng hay phấn
8

hoa, bụi nhà? Năm 1989 Fatica N.S. ñã tiến hành một cuộc ñiều tra ñể tìm mối
liên quan giữa việc dùng nước gội ñầu và bệnh Kawasaki. Tác giả nhận thấy tỷ
lệ trẻ có dùng dầu gội ñầu trước khi bị bệnh từ 1 ñến 4 tuần ở nhóm bệnh nhân
Kawasaki là 24% cao hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa [21]. Nhiều nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa bệnh Kawasaki với sự tiếp xúc chất
tẩy rửa. ðiều này ñược ghi nhận ở một số vụ dịch tại Colorado [68]. Sau khi tiếp
xúc với những chất này khoảng 2-4 tuần thì khởi phát bệnh.

* Tác nhân gây bệnh là siêu kháng nguyên vi khuẩn:
Việc làm sáng tỏ nguyên nhân gây bệnh của bệnh Kawasaki sẽ giúp cho vấn
ñề ñiều trị có hiệu quả. Hiện nay nhiều nghiên cứu tập trung vào tác nhân gây
bệnh là siêu kháng nguyên vi khuẩn [45], [48]. Siêu kháng nguyên là một nhóm
các protein khác biệt với các loại protein thông thường khác. Nó có khả năng
kích thích một lượng lớn tế bào lympho T. Khoảng 30% tế bào lympho T bị
kích thích bởi siêu kháng nguyên, trong khi chỉ có 1/10 000 ñến 1/1 000 000 tế
bào lympho T bị kích thích bởi các kháng nguyên thông thường. Siêu kháng
nguyên là các tác nhân ñược chiết xuất từ vi khuẩn hoặc vi rút. Các siêu kháng
nguyên này ñược coi là có tác dụng giống ñộc tố của liên cầu hoặc tụ cầu trong
hội chứng sốc ñộc tố. Leung và cộng sự ñã phân lập ñược vi khuẩn tụ cầu và liên
cầu (ñây là những vi khuẩn sản xuất ra siêu kháng nguyên TSST-1 – Toxic
shock syndrome toxin) từ 25 trong 45 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Kawasaki
[45]. Tuy nhiên Marchette N. J. và cộng sự lại cho rằng không có bằng chứng

về mối liên quan giữa bệnh Kawasaki và ñộc tố của tụ cầu. Chỉ có một số ít bệnh
nhân Kawasaki có sự phơi nhiễm với ñộc tố này trước khi bị bệnh [48]. Các xét
nghiệm miễn dịch ñã ủng hộ giả thuyết này. Một nghiên cứu cho thấy ñại thực
bào hoặc tế bào ñon nhân trong máu ngoại vi của bệnh nhân Kawasaki giảm
mạnh sau khi truyền Immuno globulin. ðây là những tế bào có chức năng trình
diện kháng nguyên. Ngoài ra sự tăng sinh các dòng lympho T có các thụ thể Vβ
2 và Vβ 8 trên bề mặt cũng như sự tăng ñáng kể của các cytokin cùng với ñáp
ứng viêm kéo dài trong bệnh Kawasaki là những ñặc trưng của ñáp ứng với siêu
kháng nguyên [45], [54], [64].

9

1.3. Giới:
Nhìn chung bệnh Kawasaki gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái. Tỷ lệ mắc bệnh
Kawasaki giữa nam và nữ ở tất cả các nước vào khoảng 1,5:1 [59], [64]. Ở Nhật
Bản là 1,4:1 [62], [83] [85], ở ðài Loan là 1,7:1 [15], ở Việt Nam là 1,85:1 [3].
Ngoài ra các tác giả cũng nhận thấy rằng tỷ lệ biến chứng và tử vong gặp ở nam
nhiều hơn nữ. Tỷ lệ này là 4,5:1 và ñặc biệt cao ở trẻ nhỏ từ 8:1 ñến 9:1 (Theo
ñiều tra của uỷ ban quốc gia Nhật) [84]. Tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ và sự
khác nhau giữa chỉ số mắc giữa các trẻ có chủng tộc khác nhau ñã ñặt ra nhiều
câu hỏi về nguyên nhân gây bệnh.

1.4.Tuổi
Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Ở người lớn, những trường hợp ñược báo
cáo có biểu hiện lâm sàng giống như hội chứng shock, nhồi máu cơ tim cấp hơn
là bệnh Kawasaki [64], [72]. Vì các dấu hiệu không ñặc hiệu nên khi nghĩ ñến
Kawasaki ở người lớn, cần phải ñánh giá kỹ lưỡng ñể loại trừ nguyên nhân
nhiễm trùng, ngộ ñộc và các nguyên nhân khác.
Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, khoảng 50% gặp ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, 88.9% gặp
ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ lớn hơn 12 tuổi và lứa tuổi sơ sinh.

[49], [59], [64], [79]. Mặc dù theo ñiều tra của uỷ ban quốc gia Nhật và Mỹ thì
tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao nhất ở trẻ 18 tháng tuổi nhưng nhiều số liệu cho
thấy ở Nhật bản và Hawaii, nơi bệnh lưu hành nhiều hơn cả thì lại cho rằng bệnh
gặp chủ yếu gặp ở trẻ dưới 1 tuổi (9-11 tháng ñối với nam và 3-8 tháng ñối với
nữ) [30]; [31], [62], [85].
10

Chỉ số mắc bệnh hàng năm theo tuổi và giới ở Nhật bản từ năm 1995-1996
ñược trình bày theo ñồ thị dưới ñây [83]:`


Tỷ lệ tử vong cũng gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Ở Nhật bản, Kawasaki là nguyên nhân
góp phần làm cho tỷ lệ tử vong chung ở trẻ trai gấp 2 lần trẻ gái. [54]
Ở Việt nam theo Hồ Sỹ Hà và Lê Nam Trà, tuổi trung bình mắc bệnh là 14,7
tháng và gặp 57,8% trẻ dưới 12 tháng trong ñó trẻ nhỏ nhất là 1,5 tháng [3]

1.5.Tính chất mùa
Ở Nhật bản Kawasaki xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng nhiều vào mùa
ñông xuân với ñỉnh cao là tháng 1 và thấp nhất là tháng 10 [12], [54], [ 59], [62],
[85]. Ở Mỹ qua 10 năm nghiên cứu (1988-1997) Chang Ruey-Kang R. cũng
nhận thấy tỷ lệ trẻ Kawasaki nhập viện thấp hơn từ tháng 6 ñến tháng 9 [16].
Tính chất mùa của bệnh Kawasaki ñã gợi ý ñến vai trò của yếu tố nhiễm khuẩn
trong nguyên nhân gây bệnh.
Ngược lại ở Việt nam sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều
trong khoảng từ tháng 3 ñến tháng 6 và tháng 9 ñến tháng 10 [3].
Còn ở ðài loan, các tác giả nhận thấy bệnh xảy ra cao nhất vào mùa hè
(36,3%), thấp nhất vào mùa ñông (18,5%), trung bình vào mùa xuân (23%) và
11

mùa thu (22,8%) [15]. ðôi khi bệnh có thể xảy ra thành dịch như ở Denver,

Colorado vào năm 1991 [68].

1.6. Tính chất gia ñình

Các tác nhân gây bệnh Kawasaki có thể gặp ở bất cứ nơi nào nhưng triệu
chứng lâm sàng chỉ biểu hiện trên một số trẻ nhất ñịnh ñặc biệt là trẻ em gốc
châu Á. Năm 1978, Kato Shunichi và cộng sự ñã tiến hành nghiên cứu HLA ở
bệnh nhân Kawasaki. Kết quả chỉ ra rằng HLA-BW22 rất phổ biến ở trẻ
Kawasaki ñặc biệt là HLA- BW22J2. ðiều này gợi ý những trẻ có HLA-
BW22J2 rất nhạy cảm với bệnh Kawasaki [38].
Những trường hợp cùng mắc bệnh Kawasaki giữa anh chị em ruột ñã ñược
ghi nhận. Theo ñiều tra ở Nhật bản, tỷ lệ trẻ trong 1 gia ñình cùng bị bệnh chiếm
khoảng 1% [59]. Trong số ñó, tỷ lệ trẻ sinh ñôi bị nhiều hơn [25], [64], nhưng
không có sự khác biệt giữa sinh ñôi cùng trứng (14,1%) và khác trứng (13,3%)
[64]. Khoảng thời gian xảy ra bệnh giữa các trường hợp trong một gia ñình
thường dưới 10 ngày (54,1%) và thậm chí có thể cùng ngày [25]. ðiều này gợi ý
rằng có thể trẻ cùng phơi nhiễm với một yếu tố gây bệnh chăng?
Năm 2003 Uehera R. ñã nghiên cứu ñể tìm mối liên quan giữa bố mẹ với trẻ
bị Kawasaki. Liệu cha mẹ những trẻ bị bệnh Kawasaki có bị bệnh này lúc còn
nhỏ không? Số liệu thu ñược từ cuộc ñiều tra thứ 16 tại Nhật bản ( 1999-2000).
Trong số 14 163 cặp bố mẹ của bệnh nhân Kawasaki có 33 người ( 25 bà mẹ và
8 ông bố) có tiền sử bị bệnh này lúc còn nhỏ chiếm 16.1%. Bên cạnh ñó tỷ lệ tái
phát cũng như mắc bệnh giữa anh chị em ruột của những trẻ này cao gấp 5-6 lần
so với các trẻ khác. ðiều này có thể chỉ ra rằng yếu tố gen có liên quan ñến sự
xuất hiện bệnh [41], [81].

1.7. Tính chất tái phát
ðược ñánh giá là tái phát khi bệnh nhân có ñầy ñủ tiêu chuẩn chẩn ñoán
bệnh Kawasaki và phải cách ñợt bệnh trước ít nhất là 3 tháng, khi các xét
nghiệm máu lắng và tiểu cầu ñã trở về bình thường [54]; [64]. Bệnh thường tái

phát trong 2 năm ñầu, ñặc biệt là ở trẻ trai và ở trẻ có tuổi khởi phát bệnh dưới 2
tuổi. Thời gian từ khi bị bệnh lần ñầu tới khi tái phát là 3-5 tháng ñối với nam,
12

9-11 tháng ñối với nữ. Ở Mỹ tỉ lệ tái phát là dưới 1% và ở Nhật khoảng 1,9%
[29]; [32]. Chính vì thế sau khi khỏi bệnh, những trẻ Kawasaki cần phải ñược
theo dõi thường qui và ñiều trị kịp thời khi tái phát vì tỉ lệ tổn thương mạch vành
ở lần tái phát cao hơn lần mắc bệnh ñầu tiên. Hirata và cộng sự theo dõi 10679
bệnh nhân Kawasaki trong 3 năm cho thấy tỷ lệ tái phát là 6,89/1000 bệnh
nhân/năm [29].

1.8. Tỷ lệ tử vong:
Những bệnh nhân Kawasaki có tổn thương ðMV trong giai ñoạn cấp luôn có
nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc vỡ phình mạch. Các tác giả cho rằng
biến chứng hay xảy ra từ ngày 15 ñến ngày 45 sau khi bị bệnh. Trong thời gian
này do thành mạch vành còn viêm kết hợp với hiện tượng tăng tiểu cầu, tăng
ñông nên dễ hình thành huyết khối. Ngoài ra ñột tử do nhồi máu cơ tim có thể
xảy ra sau nhiều năm bị bệnh [60], [61], [80]. ðầu những năm 1970 tỷ lệ tử
vong do bệnh vào khoảng 2% tại Nhật bản. Tuy nhiên con số này ñã giảm ñáng
kể xuống 0.1% từ khi ñưa Immuno globulin vào ñiều trị kết hợp với việc nâng
cao chế ñộ chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện. Tỷ lệ tử vong chung
của bệnh Kawasaki là 0.3 – 0.5%. Ở Mỹ con số này là 0.17% [54]; [64].

Tóm lại Kawasaki là bệnh tim mắc phải hay gặp ở trẻ nhỏ và ñã ñược hơn 60
nước trên thế giới báo cáo. Chỉ số mắc bệnh cao nhất là ở Nhật bản, sau ñó
ñến các nước ðông Á và các vùng xung quanh nước Nhật như Hàn quốc,
Trung quốc, Hồng Kông, ðài loan. Ở nhiều nước chỉ số mắc bệnh ngày càng
tăng và không có sự khác nhau về phân bố tuổi, giới giữa các nước.

2. Lâm sàng, xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn ñoán bệnh Kawasaki ở trẻ em

2.1. Các biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Kawasaki rất phong phú và ña dạng tuỳ theo mức
ñộ viêm và vị trí của các mạch máu nhỏ ñến trung bình. Người ta thường chia
thành ba nhóm triệu chứng chính như sau:

2.1.1.Các biểu hiện lâm sàng hay gặp
13

* Sốt kéo dài trên 5 ngày: Bệnh thường khởi phát ñột ngột với triệu chứng sốt
cao nhưng cũng có khi là biểu hiện của viêm long ñường hô hấp trên. Ngày khởi
phát bệnh ñược tính từ ngày có biểu hiện sốt.
Sốt là triệu chứng thường gặp. Sốt cao liên tục 5 ngày hoặc hơn, nhiệt ñộ
thường từ 38
0
C ñến 40
0
C và không ñáp ứng với ñiều trị bằng kháng sinh. Trước
ñây, khi chưa ñưa Immuno globulin vào ñiều trị, bệnh nhân thường sốt kéo dài
trên 11 ngày. Ở một số bệnh nhân sốt có thể giảm ở cuối tuần thứ nhất và ñầu
tuần thứ hai nhưng sau ñó có thể sốt tái lại 1-2 ngày. Trường hợp sốt cao, kéo
dài và sốt tái phát là yếu tố nguy cơ bị tổn thương mạch vành [10]; [11]; [20];
[49].
* Viêm ñỏ kết mạc hai bên, không có nhử: xuất hiện sau khi trẻ sốt vài giờ
ñến 2-3 ngày.
Viêm kết mạc không xuất tiết, không tạo mủ, giác mạc trong suốt. Bệnh nhân
có cảm giác sợ ánh sáng. Triệu chứng này thường tự hết không cần phải ñiều trị
[50]; [54].
* Biến ñổi khoang miệng: xuất hiện sau khi trẻ sốt 1-2 ngày [54]; [64].
+ Môi ñỏ sẫm, rộp lên, nứt nẻ, rỉ máu. Bệnh nhân thường rất ñau và ăn
kém.

+ Lưỡi ñỏ nổi gai, hình quả dâu tây.
+ Khoang miệng ñỏ. Viêm lan toả niêm mạc miệng và hầu họng. Biểu
hiện ñỏ lan toả nhưng không tạo bọng nước, không gây lở loét niêm mạc miệng.
Không có dấu hiệu Koplick như trong bệnh sới.
* Biến ñổi ñầu chi:
+ ðỏ tía lòng bàn tay, bàn chân, các ngón tay có thể sưng hình thoi, trẻ
thường ñau và từ chối dùng tay ñể cầm ñồ vật. Triệu chứng này xuất hiện sau sốt
vài ngày ( trong 2- 5 ngày ñầu). Biểu hiện ñỏ lòng bàn tay, bàn chân , phù cứng,
thường giới hạn rõ từ cổ tay và cổ chân xuống bàn tay, bàn chân.
+ Bong da ñầu ngón tay, ngón chân xuất hiện muộn vào tuần thứ hai

thứ ba của bệnh. Thường bắt ñầu ở vị trí ñầu ngón sau ñó lan ra xung quanh. Bắt
ñầu bong da ñầu ngón tay trước, sau 2-3 ngày sẽ bong da ở ñầu ngón chân. ðôi
khi da bong ở cả lòng bàn tay, bàn chân [10], [50].
14

* Sưng hạch cổ cấp, không tạo mủ: Hạch góc hàm hay dưới cằm sưng kích
thước ≥ 1,5cm, chắc và không hoá mủ. Triệu chứng thường xuất hiện sớm, có
khi ngay cùng với triệu chứng sốt. Hạch cổ có thể ở một bên hoặc hai bên. Hạch
to nhanh, da xung quanh hạch bình thường hoặc ñỏ nhẹ. Bệnh nhân thường
không ñau hoặc ñau ít. Hạch thường mất ñi nhanh ngay trong tuần ñầu. Dễ chẩn
ñoán nhầm với viêm hạch cổ hoặc quai bị [54], [64], [66], [86].
* Ban ñỏ ña dạng toàn thân:
Xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Có thể ban dạng sởi, hoặc dạng tinh
hồng nhiệt. Ban thường có bờ nhưng không bao giờ kèm theo bọng nước.
Những ñốm xuất huyết cũng khó gặp. Ban thường ở mặt, thân và các chi.Ở trẻ
nhỏ còn gặp tình trạng viêm da vùng bẹn và bìu. Ban có thể gây ngứa dễ nhầm
với ban dị ứng. Ban thường không cố ñịnh, có thể hết ở nơi này nhưng lại xuất
hiện ở nơi khác trong vòng vài ngày. Ban thường xuất hiện rõ khi bệnh nhân sốt
cao [11]; [49]; [66].



Các biểu hiện lâm
sàng hay gặp



















15

2.1.2.Các biểu hiện lâm sàng khác ít gặp hơn :
- Triệu chứng về ñường tiêu hoá:
+ Nôn và ỉa chảy: hay gặp trong giai ñoạn sớm của bệnh. Trẻ thường nôn
dịch trong, ỉa phân lỏng màu vàng [54]; [64]; [66].
+ Giãn túi mật: trẻ thường có biểu hiện ñau bụng và tăng cảm giác ñau vùng

hạ sườn phải. Siêu âm bụng thấy hình ảnh túi mật to không rõ nguyên nhân
và thường bé ñi khi ñiều trị bệnh chính, không cần can thiệp ngoại khoa
+ Viêm gan: trẻ có biểu hiện vàng mắt, vàng da và có thể suy tế bào gan.
+ Liệt hồi tràng: Akikus Jonathan D. và cộng sự ñã gặp hội chứng giả tắc
ruột ở một trẻ trai 3,5 tuổi bị bệnh Kawasaki vào viện vì sốt, nôn và ñau bụng.
[6].
- Hệ hô hấp:
Biểu hiện viêm long ñường hô hấp thường xuất hiện sớm như ho, chảy nước
mũi. Ngoài ra viêm phế quản phổi cũng có thể gặp trong giai ñoạn cấp và
thường gây chẩn ñoán nhầm, dễ bỏ sót.
Yavuz Taner và cộng sự ñã ghi nhận tình trạng suy hô hấp do tràn dịch màng
phổi mức ñộ nhiều ở một trẻ trai 11 tháng tuổi bị bệnh Kawasaki. Trong trường
hợp này việc dẫn lưu màng phổi là cần thiết [87].

- Hệ tiết niệu sinh dục:
+ Viêm niệu ñạo: protein niệu, hồng cầu niệu và bạch cầu niệu.
+ Viêm tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, ñau, có thể có tràn dịch màng tinh hoàn
[10]; [11]; [49].
Ở một số bệnh nhân có biểu hiện hội chứng huyết tán urê huyết. Ferriero D. M.
ñã ghi nhận một trẻ gái gần 3 tuổi có biểu hiện bệnh Kawasaki và hội chứng
huyết tán urê huyết có suy thận: giảm lọc cầu thận, protein niệu, giảm tiểu cầu,
ñái máu và thiếu máu tan máu [23]. Ở một số trường hợp bệnh nhân Kawasaki
còn có biểu hiện ñái máu ñại thể trong giai ñoạn cấp và thường khỏi trong vòng
1 tháng kể từ khi bị bệnh [54].
- Hệ thần kinh:
+ Viêm màng não vô khuẩn: biểu hiện là trình trạng tăng bạch cầu trong dịch
não tuỷ, chủ yếu là bạch cầu ñơn nhân.
16

+ Hôn mê.

+ Chứng sợ ánh sáng.
+ Co giật: thường liên quan ñến tình trạng phù não, sốt cao hoặc rối loạn
ñiện giải với tình trạng giảm natri máu. Giảm Natri máu có thể do nôn, tiêu chảy
hoặc do hội chứng SIADH ( Syndrome of inappropriately antidiuretic hormone)
[44]. Mine K và cộng sự [53] ñã gặp hội chứng SIADH ở một trẻ Kawasaki 1
tháng tuổi vào ngày thứ 3-4 của bệnh với biểu hiện lâm sàng:
Hạ Natri máu gây phù tế bào não → co giật và hôn mê.
Giảm áp lực thẩm thấu máu.
Tăng bài tiết Vasopressin ( bình thường 0.3-0.5 pg/ml)
Tăng natri niệu.
+ Aspirin là thuốc ñã ñược chứng minh có tác dụng chống viêm và chống
hình thành huyết khối trong bệnh Kawasaki. Tuy nhiên một tác dụng phụ của
thuốc là có thể gây nên hội chứng Reye trên những trẻ dùng liều cao và kéo dài.
Hội chứng Reye hiếm gặp hơn bệnh Kawasaki nhưng hậu quả ñể lại rất nặng nề
với tỷ lệ tử vong cao. [78]
- Khớp: có biểu hiện ñau khớp hay viêm khớp trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai,
thường gặp ở khớp cổ tay, ñầu gối hiếm khi ở khớp háng hay cột sống cổ. Có
thể tràn dịch khớp mức ñộ nhẹ ñến vừa [37], [64].
- Ngoài ra Muise Aleixo và cộng sự còn nhận thấy trẻ bị bệnh Kawasaki có thể
mắc hội chứng hoạt hoá ñại thực bào (MAS: Macrophage Activation
Syndrome). Biểu hiện bằng sốt kéo dài, suy gan, gan lách to, thường tăng feritin,
LDH, triglycerid và giảm fibrinogen [56].
Feiz Michael W. ñã gặp trường hợp trẻ Kawasaki bị viêm quanh hốc mắt ở
giai ñoạn bán cấp (35 ngày sau khi bị sốt) [22]. Bhowmick S. K và cộng sự ñã
ghi nhận hai trường hợp có biểu hiện ñái ñường phụ thuộc Insulin sau khi bị
bệnh Kawasaki 4 tháng. [8]
Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh Kawasaki ñã ñược
Morens D. M. , Melish M. E. thống kê như sau: [54]




17

Bảng 2: Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh Kawasaki
Triệu chứng chính Thể ñiển hình Trẻ lớn Thể không
ñiển hình
Sốt cao trên 5 ngày 100% 100% 100%
Biến ñổi ñầu chi 100% 90% 48%
Ban ñỏ ña dạng 90% 89% 96%
Xung huyết kết mạc mắt hai
bên
96% 100% 78%
Biến ñổi khoang miệng 98% 96% 85%
Sưng hạch cổ cấp không tạo
mủ
50-75% 61% 13%

Triệu chứng phụ Thể ñiển hình Trẻ lớn
Biểu hiện hệ thần kinh trung
ương
( kích thích, lơ mơ, viêm màng
não vô khuẩn)
90% 21%
Viêm niêu ñạo 60%
Bất thường chức năng tim ( nhịp
nhanh, suy tim xung huyết, tràn
dịch màng ngoài tim)
60%
Rối loạn chức năng gan 40%
Viêm khớp 30% 36%

Rối loạn tiêu hoá 25% 39%
Viêm căng túi mật 10%
Vàng da 10%
2.1.3. Các biểu hiện tim mạch
Lúc ñầu người ta cho rằng Kawasaki là một bệnh tự giới hạn và không có biến
chứng, nhưng trong cuộc ñiều tra ñầu tiên vào năm 1970 tại Nhật Bản từ 10
trường hợp tử vong ở trẻ Kawasaki, qua mổ tử thi ñã nhận thấy có mối liên quan
chặt chẽ giữa bệnh Kawasaki và biến chứng phình giãn ðMV [54]; [64].
18

- Giai ñoạn cấp:
Có thể gặp các tổn thương sau
+ Viêm cơ tim: thường xuất hiện trong giai ñoạn cấp của bệnh và thường ở
mức ñộ nhẹ, ít khi có biểu hiện suy tim. Bệnh nhân thường có nhịp nhanh, có
thể có tiếng ngựa phi và T
1
mờ.[88]
Nặng hơn là tình trạng sốc tim: trẻ lờ ñờ, chân tay lạnh, tím, thời gian phục
hồi mao mạch kéo dài. Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, thiểu niệu ñòi hỏi phải ñiều trị
bằng Catecholamin. Viêm cơ tim hay gặp ở trẻ Kawasaki lớn tuổi khi các biểu
hiện viêm không giảm sau truyền Immuno globulin.
+ Tràn dịch màng ngoài tim: số lượng thường ít và phát hiện ñược qua siêu
âm tim. Hiếm gặp tình trạng ép tim do tràn dịch. Tuy nhiên khi lượng dịch lớn
và kéo dài thường kèm theo tổn thương giãn phình ðMV [11], [49], [64].
+ Rối loạn nhịp tim: do tổn thương ñường dẫn truyền nhĩ thất. Trên lâm sàng
hay gặp nhịp xoang nhanh hoặc ngoại tâm thu. Block nhĩ thất hiếm gặp hơn.
Các biểu hiện bất thường trên ñiện tim thường mất nhanh sau ñiều trị bệnh
chính.
- Giai ñoạn bán cấp: (cuối tuần thứ 2-4 của bệnh)
+ Phình, giãn ñộng mạch vành: phát hiện qua siêu âm tim. Bệnh nhân thường

không có biểu hiện lâm sàng gì [63], [74].
+ Nhồi máu cơ tim do hình thành huyết khối, vỡ phình ñộng mạch vành là
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ Kawasaki.

Các biểu hiện tim mạch này thường xuất hiện trong giai ñoạn bán cấp khi mà
các triệu chứng lâm sàng ñã giảm xuống. Các tác giả nhận thấy tỷ lệ tổn thương
giãn phình ðMV trong giai ñoạn cấp của bệnh lên tới 20 -30% với những trường
hợp không ñược ñiều trị hoặc ñiều trị muộn. ðiều trị Immuno globulin sớm ở trẻ
Kawasaki ñã làm giảm tỷ lệ tổn thương ðMV xuống dưới 10%. Các nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ tổn thương tim mạch ở nam luôn cao hơn ở nữ và ñặc biệt cao ở
nhóm trẻ dưới 12 tháng và trẻ lớn cũng như những trẻ có thể lâm sàng không
ñiển hình [4], [57]. Tỷ lệ phình ðMV khổng lồ vào khoảng 1%
2.2. Một số thay ñổi cận lâm sàng:
2.2.1 Xét nghiệm công thức máu :
19

Các tác giả ñều cho rằng trong giai ñoạn cấp có sự thay ñổi rõ rệt số lượng tế
bào máu: tăng bạch cầu, công thức bạch cầu chuyển trái, số lượng hồng cầu
giảm, số lượng tiểu cầu tăng ( từ tuần thứ 24) [1], [11], [49].
Có khoảng 50% bệnh nhân Kawasaki có số lượng bạch cầu tăng trên 15 000
/mm
3
trong giai ñoạn cấp. Hiện tượng giảm bạch cầu máu rất hiếm gặp.
Thiếu máu có thể gặp ở các mức ñộ khác nhau, thường là thiếu máu vừa. Thiếu
máu tan máu mức ñộ nặng ñòi hỏi phải truyền máu hiếm gặp và thường liên
quan ñến việc truyền Immuno globulin. Các chỉ số về hồng cầu như thể tích
trung bình hồng cầu, huyết sắc tố trung bình hồng cầu trong giới hạn bình
thường [54], [64].
Tăng tiểu cầu thường gặp ở tuần lễ thứ hai, rất hiếm khi gặp ở tuần thứ nhất,
ñỉnh cao ở tuần thứ ba và trở về bình thường sau 4-8 tuần. Tiểu cầu tăng trung

bình vào khoảng 700 000/mm
3
và dao ñộng từ 500 000 ñến 1 000 000/mm
3
.
Giảm tiểu cầu hiếm gặp trong giai ñoạn cấp và thường là dấu hiệu của ñông
máu rải rác trong lòng mạch. Giảm tiểu cầu là yếu tố nguy cơ gây tổn thương
ðMV [49], [50].
2.2.2. Phản ứng viêm :
+ Tốc ñộ máu lắng tăng cao.
+ CRP dương tính (> 6 mg/l).
Sự tăng mạnh của các phản ứng viêm trong giai ñoạn cấp của bệnh Kawasaki
luôn thường gặp. Các xét nghiệm viêm sẽ trở về bình thường sau 6-8 tuần bị
bệnh. Theo một số tác giả, vì sự tăng của CRP và tốc ñộ máu lắng có thể không
ñồng thời ở một số bệnh nhân cho nên cần phải làm cả hai xét nghiệm này ñể
ñánh giá mức ñộ viêm. Hơn nữa tốc ñộ máu lắng tăng còn có nguyên nhân do
truyền Immuno globulin, vì thế tốc ñộ máu lắng không thể dùng làm thước ño
chuẩn ñánh giá mức ñộ viêm ở những bệnh nhân ñã truyền Immuno globulin
[54], [64].
2.2.3.Xét nghiệm miễn dịch :
Trong giai ñoạn cấp nồng ñộ IgG trong máu thấp hơn so với tuổi và có liên
quan ñến ñộ nặng của tổn thương ðMV. Trong giai ñoạn bán cấp nồng ñộ IgG,
IgM, IgA và IgE máu ñều tăng. Phức hợp miễn dịch KN- KT lưu hành trong
máu có tăng lên trong giai ñoạn cấp cũng ñược ghi nhận. Một số nghiên cứu
20

phát hiện IgA trong phức hợp miễn dịch này, một số khác lại phát hiện là IgG.
Nghiên cứu của Rowley A.H. cho thấy có sự lắng ñọng của các tương bào tạo
IgA tại thành mạch trong giai ñoạn cấp và bán cấp ñã gợi ý tác nhân kích thích
hệ miễn dịch từ ñường tiêu hoá hay hô hấp [70].

Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tăng ñáng kế số lượng tế bào CD4
+
,CD8
+

bệnh nhân Kawasaki trong giai ñoạn cấp. Theo các tác giả việc tăng tế bào
CD4
+
, CD8
+
có thể liên quan ñến sự tăng sản xuất IL-4 [54], [64], [67]. Tuy
nhiên một số tác giả lại cho rằng không có hiện tượng tăng tế bào CD4
+
mà chỉ
có tăng tế bào CD8
+
trong giai ñoạn cấp [17].
2.2.4. Sinh hoá máu : có thể gặp
+ Tăng SGOT, SGPT. Men gan tăng gặp dưới 40% số bệnh nhân bị bệnh
Kawasaki và thường tăng ở mức ñộ nhẹ ñến trung bình. Khoảng 10% bệnh
nhân có biểu hiện tăng nhẹ bilirubin [47], [64].
+ Giảm albumin huyết thanh rất thường gặp và liên quan ñến tình trạng nặng
và kéo dài của bệnh.
+ Tăng cholesterol và triglycerit. Giảm HDL (High Density Lipoprotein).
Nồng ñộ cholesterol và triglycerit sẽ trở về bình thường sau vài tuần, tuy nhiên
HDL vẫn thấp kéo dài ñến vài năm sau khi bị bệnh [10], [11], [49].
+ Tăng Troponin I: ðây là một marker ñặc hiệu cho tổn thương cơ tim, ñã
ñược ghi nhận là có tăng trong giai ñoạn cấp của bệnh.
2.2.5. Xét nghiệm nước tiểu
Có thể gặp:

+ Protein niệu (+).
+ Hồng cầu niệu (+).
+ Bạch cầu niệu ( +)
Tuy nhiên không thấy vi khuẩn trong nước tiểu [10], [11], [49].
2.2.6. Dịch não tuỷ: Tăng bạch cầu ñơn nhân, glucoza bình thường và protein
tăng nhẹ biểu hiện của viêm màng não vô khuẩn [54]
2.2.7. Siêu âm bụng có thể gặp hình ảnh túi mật to [49]
2.2.8. ðiện tâm ñồ
21

+ Có thể thấy hình ảnh PQ kéo dài.
+ Có sự thay ñổi của sóng T và ñoạn ST.
+ Giảm biên ñộ QRS.
+ Rối loạn nhịp: ngoại tâm thu, block nhĩ thất hiếm gặp [64]
2.2.9. Siêu âm tim: ñóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các biến
chứng tim mạch ñặc biệt là phình giãn ðMV [64]. Các dấu hiệu thường gặp là:
+ Tràn dịch màng ngoài tim số lượng ít.
+ Giãn buồng tim ñặc biệt là thất trái, giảm chức năng thất trái.
+ Tổn thương các van tim: hở hai lá, hở chủ.
+ Giãn hay phình ðMV trong giai ñoạn cấp.
+ Huyết khối trong ðMV bị tổn thương.
Siêu âm tim là một phương pháp chẩn ñoán hình ảnh không xâm lấn, có ñộ
nhậy và ñộ ñặc hiệu cao trong việc phát hiện những bất thường của ñoạn gần
ðMV phải, thân chung ðMV trái và nhánh liên thất trước. ðể phát hiện tổn
thương giãn phình ðMV, siêu âm tim có ñộ nhậy lên tới 98% và ñộ ñặc hiệu là
95%. Những trường hợp âm tính giả thường là do tổn thương ở ñoạn xa [64].
ðể xác ñịnh những biến chứng tim mạch của bệnh, cần phải làm siêu âm tim
ở nhiều thời ñiểm khác nhau với ñầu dò thích hợp. Siêu âm tim cần phải làm
sớm ngay từ khi nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh Kawasaki, nhưng không vì thế mà
làm chậm việc ñiều trị.

Theo các tác giả tổn thương mạch vành có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng
vị trí hay gặp nhất là ñoạn gần. Hiếm có trường hợp bệnh nhân bị hẹp ở nhánh
xa mà ñoạn gần lại bình thường.
Các phương pháp thăm dò tổn thương ðMV sẽ ñược trình bày trong một
chuyên ñề khác.
Các xét nghiệm cận lâm sàng này không phải là tiêu chuẩn ñể chẩn ñoán
bệnh, nhưng nó cũng giúp ích ñể gợi ý chẩn ñoán, chẩn ñoán phân biệt hoặc
loại trừ bệnh Kawasaki.
22


Hình ảnh giãn phình ðMV phải, ðMV trái và LAD
Bệnh nhân Hà Văn H. ( mã số bệnh án: 373584)
2.3. Chẩn ñoán
Việc chẩn ñoán bệnh Kawasaki là một thách thức ñối với các bác sĩ nhi khoa.
Vì ñây là một bệnh không có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm ñặc hiệu cho
nên việc chẩn ñoán phải ñược dựa vào nhiều triệu chứng [1], [5], [13].
2.3.1. Chẩn ñoán xác ñịnh: Tiêu chuẩn chẩn ñoán (dựa theo uỷ ban quốc gia
về bệnh Kawasaki của Nhật [36] và hiệp hội tim mạch Mỹ [64]): có 5 trong 6
biểu hiện lâm sàng chính, hoặc 4 biểu hiện chính kèm dấu hiệu giãn hay phình
ñộng mạch vành (sốt liên tục 5 ngày trở lên là dấu hiệu bắt buộc)
- Sốt cao liên tục ít nhất 5 ngày.
- Viêm ñỏ kết mạc hai bên không có nhử.
- Biến ñổi ñầu chi: phù nề, ñỏ tím, bong da.
- Biến ñổi khoang miệng: môi ñỏ, lưỡi ñỏ nổi gai
- Ban ñỏ ña dạng toàn thân.
- Hạch góc hàm hay dưới cằm có ñường kính lớn hơn 1.5cm, chắc và
không hoá mủ.

×