Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các phương pháp nghiên cứu khoa học Đề tài dự báo giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.31 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI DỰ BÁO GIẢI PHÁP
1. Tên đề tài
Hạn chế sự phát triển của khu vực phi kết cấu nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng
lao động trẻ em tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2020
2. Lý do chọn đề tài
Lạm dụng lao động trẻ em là vấn đề ngày càng nan giải ở các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Trong nền kinh tế đang chuyển đổi và ở các quốc gia
đang phát triển, trẻ em là đối tượng ảnh hưởng nặng nề bởi việc làm tạm thời, nhất
là công việc trong khu vực phi kết cấu. Đó là các công việc thường có chất lượng
kém và không có sự bảo trợ của xã hội cho người lao động và gia đình họ. Sự gia
tăng việc làm trong khu vực phi kết cấu thường che dấu hình thức thuê lao động và
trách nhiệm cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe được đẩy về phía
người lao động. Điều này trái với các chuẩn mực quốc tế là người sử dụng lao
động phải có trách nhiệm bảo vệ, phòng ngừa, phát hiện các nguy cơ và chi trả bồi
thường cho người lao động khi họ bị tổn thương và mắc bệnh nghề nghiệp. Mặc
dù không ngừng nỗ lực ngăn chặn và từng bước xóa bỏ, nhưng hiện nay, tỷ lệ lao
động trẻ em bị lạm dụng vẫn ở mức cao, nhất là những trường hợp phải lao động
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm
dụng lao động trẻ em, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu giải pháp hạn
chế sự phát triển của các khu vực phi kết cấu. Trong đề tài này, tác giả kế thừa
những kết quả nghiên cứu đã có và đưa ra một hướng tiếp cận mới để ngăn chặn
tình trạng lạm dụng lao động trẻ em tại thành phố Hà Nội.

4. Mục tiêu nghiên cứu


 Dự báo thực trạng tình trạng lạm dụng lao động trẻ em tại thành phố Hà Nội giai
đoạn 2015 – 2020.
 Nhận dạng nguyên nhân của tình trạng này.


 Dự báo giải pháp.

5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu này hướng tới việc dự báo tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020. Từ đó, phân tích các nguyên nhân, dự
báo những yếu tố nào trong tương lai có thể ảnh hưởng đến tình trạng đó và đưa
ra dự báo giải pháp cho vấn đề này.
 Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội
 Phạm vi thời gian:

6. Mẫu khảo sát
 Dung lượng mẫu được xác định là 150 người dành cho đối tượng lao động trẻ em
trong các khu vực phi kết cấu tại thành phố Hà Nội.
 Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên.

7. Câu hỏi nghiên cứu
 Tình trạng lạm dụng lao động trẻ em tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020
sẽ diễn biến như thế nào?
 Những yếu tố nào trong tương lai có thể tác động đến tình trạng lạm dụng lao
động trẻ em tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020?
 Giải pháp nào trong tương lai sẽ có hiệu quả ngăn chặn tình trạng này?

8. Giả thuyết nghiên cứu


 Giai đoạn 2015 – 2020, dự báo tình trạng lạm dụng lao động trẻ em tại thành phố
Hà Nội sẽ vẫn tiếp tục gia tăng.
 Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng tình trạng trạng lạm dụng
lao động trẻ em là sự phát triển của khu vực phi kết cấu.

 Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, trong tương cần hạn chế sự
phát triển của khu vực phi kết cấu.
9. Dự kiến luận cứ
 Luận cứ lý thuyết
 Các khái niệm:
 Khu vực phi kết cấu: Là những đơn vị sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao
động, vốn ít, hoạt động hợp pháp nhưng có thể không đăng ký, đa số là các
doanh nghiệp mang tính gia đình hoặc có thuê một ít lao động bên ngoài, lao
động ít qua đào tạo chính quy.
 Lao động trẻ em: Là trẻ em trực tiếp hoặc gián tiếp làm những công việc nặng
nhọc, độc hại hay nguy hiểm; làm việc quá nhiều giờ (hơn sáu tiếng) ở độ tuổi
quá nhỏ (dưới 12 tuổi), không có thời gian cần thiết để học tập, vui chơi, giải
trí.
 Các phạm trù:
 Xã hội học lao động
 Xã hội học đô thị
 Mối liên hệ:
Hạn chế sự phát triển của các khu vực phi kết cấu sẽ góp phần hạn chế sự phát
triển các công việc có chất lượng kém và không có sự bảo trợ của xã hội, các môi
trường lao động độc hại, nguy hiểm… đối với lao động trẻ em.
 Luận cứ thực tiễn
 Các báo cáo của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) công bố từ năm 2000 – 2013 về
tình trạng sử dụng lao động trẻ em trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng.


 Thu thập và phân tích các số liệu về nguồn nhân lực là lao động trẻ em từ trang
web của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
 Thu thập những số liệu, đánh giá của các lao động trẻ em đang làm việc tại các
khu vực phi kết cấu,… bằng phiếu điều tra, bảng hỏi, phỏng vấn.

10. Phương pháp chứng minh giả thuyết
 Phương pháp luận: Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
 Phương pháp chọn mẫu
 Phương pháp trưng cầu ý kiến
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp phỏng vấn sâu
 Phương pháp thảo luận nhóm
 Phương pháp phân tích tài liệu



×