Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khóa luận tốt nghiệp, hành trình tiếp nhận truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.68 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------

HOÀNG THỊ HỒNG HÒA

HÀNH TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỆN
NGẮN THẠCH LAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
Khóa học : 2013 - 2017

Quảng Bình, 2017


Lời Cảm Ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
của mình tới TS. Mai Thị Liên Giang, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy
cô trong khoa Khoa học - Xã hội trường Đại Học Quảng
Binh và các thầy cô ở Trung tâm học liệu trường đã giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã giúp đỡ và luôn động
viên em trong thời gian học tập và hoàn thành khóa
luận này.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên


cứu của bản thân còn hạn chế, khóa luận này không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh
hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 5 năm
2017
Tác giả
Hoàng Thị Hồng Hòa


MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn...........................................................................................................2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN......................................8
THẠCH LAM TRƯỚC 1945................................................................................8
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN....................................29
THẠCH LAM SAU 1945...................................................................................29
CHƯƠNG 3: TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM TỪ........................40
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP.................................................................................40
KẾT LUẬN.........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................60


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm trở lại đây, thành tựu của lí luận văn học hiện đại đã thể hiện
những bước tiến quan trọng trong việc khám phá bản chất văn bản nghệ thuật. Với
việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học hay nói cách
khác, với việc khẳng định vai trò của văn bản trước vai trò của tác giả, lí luận văn học
hiện đại đã vượt lên tư duy lí luận văn học tiền hiện đại. Trong quá trình phát triển sinh
động, tư duy lí luận văn học hiện đại đã có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản
thể của văn bản nghệ thuật trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận.
Vì vậy mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cá
nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hóa văn bản. Từ đây lịch sử văn học không
đơn thuần là con số cộng tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và
người tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó. Các nhà lí luận từ quan điểm
tiếp nhận cho rằng: Không có văn học nếu không có người đọc và văn học không phải
chỉ là tác phẩm văn học mà văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ
thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận, giữ người tiếp nhận
cùng thời và người tiếp nhận mai sau. Lịch sử văn học chỉ có thể là lịch sử lịch sử của
mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận. Như vậy mọi sự đánh giá và những
khác biệt ý kiến về một tác phẩm đều liên quan đến hành trình tiếp nhận văn học.
Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn trên mọi
phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện
gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển
mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh
hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với
những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học
phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học
đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự Lực
văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong
suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự Lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất
nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện
đại”. Tự Lực văn đoàn ra đời và phát triển trong khoảng 10 năm (1932-1942) tuy thời
gian hoạt động không dài nhưng văn phái này đã có những đóng góp không nhỏ cho

1


văn học dân tộc. Những tác gia văn học là thành viên của Tự Lực văn đoàn đã để lại
một di sản tương đối lớn gồm nhiều tác phẩm với đủ thể loại khác nhau: tiểu thuyết,
truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận phê bình... Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,
bao nhiêu biến đổi của lòng người, có nhiều tác phẩm trong đó không còn giá trị như
xưa mà trở thành lạc hậu với thời cuộc và bị trả về dĩ vãng. Nhưng có những sáng tác
cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó vẫn được độc giả tìm đến với sự trân
trọng ngưỡng mộ. Trong số những sáng tác của Tự Lực văn đoàn vượt qua được sự thử
thách khắc nghiệt của thời gian phải kể đến những sáng tác của Thạch Lam. Theo dòng
chảy của thời gian, cách tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc cũng khác nhau, có người
đồng cảm, ngưỡng mộ, thán phục, cũng có một số khác không ca tụng, đồng cảm.
Chính bởi đó là truyện ngắn Thạch Lam có lối viết và cách xây dựng truyện không
giống như một nhà văn lãng mạn ta vẫn quen thuộc, gây ra nhiều tranh cãi cho giới
nghiên cứu văn học. Một thực tế là các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ
đánh giá, phê bình truyện ngắn của Thạch Lam chứ chưa đặt ra cách đón nhận nó như
thế nào?
Từ những công trình nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam được công bố, từ sự
tiếp nhận của chính bản thân, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hành trình tiếp nhận
truyện ngắn Thạch Lam”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn
Thạch Lam ở từng mốc thời gian cụ thể từ đó phân tích, đánh giá khách quan một nhà
văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng văn học lãng mạn nói riêng cũng như trong
tiến trình văn học Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam, có thể đặt ra vấn đề
phương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam không chỉ giúp cho người đọc có
được một phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam đúng với giá trị vốn có của nó
mà còn giúp cho những người đang sáng tác văn học kế thừa và phát triển phần tốt đẹp
của truyện ngắn Thạch Lam về phong cách, ngôn từ, thi pháp. Truyện ngắn của Thạch
Lam đã được đưa vào học tập và giảng dạy ở cấp THPT. Công trình này không chỉ

giúp ích cho người làm văn, người học văn, dạy văn, người yêu văn mà còn giúp ích
cho những người làm văn hoá, nghệ có cái nhìn đúng về bản chất, giá trị truyện ngắn
Thạch Lam.
Ngoài những lí do trên việc chọn nghiên cứu đề tài này còn xuất phát từ nhu
cầu thực tế của cá nhân là muốn được tìm hiểu, học tập cập nhật những thành tựu
2


của Lí luận văn học, Mỹ học hiện đại của thế giới, từ đó có thể vận dụng trong
công việc giảng dạy và tìm hiểu các tác phẩm văn chương của Thạch Lam. Từ thực
tiễn sáng tác, tiếp nhận, đánh giá truyện ngắn Thạch Lam và những lí do, mong muốn
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Nhóm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài.
Vấn đề tiếp nhận văn học ở trong nước có nhiều chuyển biến. Đầu những năm 60
Nguyễn Văn Trung cũng nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học trong cuốn Lược khảo văn
học tập 2, đến năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh mới nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học,
nhưng ông lại bàn từ góc độ nền văn học này tiếp nhận một nền văn học khác, tức là
nó thuộc về lĩnh vực của văn học so sánh. Tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của
trường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt nam
trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận như thế nào”. Cùng năm 1986 Hoàng Trinh
viết về Giao tiếp văn học (Tạp chí Văn học số 4) nhưng không nhắc gì đến Mĩ học tiếp
nhận. Sang thập niên 90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn học một vấn đề thời
sự (BáoVăn nghệ số 27, ngày 7-7-1990), Nguyễn Thanh Hùng viết Trao đổi thêm về
tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-1990) đều nhấn mạnh đến tính
chất chủ quan năng động của người đọc. Năm 1991 Viện thông tin khoa học xã hội cho
xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, nhưng trong đó chỉ có bài viết của
Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và của Nguyễn Văn Dân (Lý
luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học – nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta
hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược dịch, lược thuật những bài viết của

Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian… Năm 1995 Trương Đăng Dung công bố bài
viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ. Công trình tập trung nghiên
cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa thông qua hành động đọc.
Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn Tiếp nhận văn học (1997) viết cho
trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của Phương Lựu, chuyên luận Từ văn bản đến
tác phẩm văn học (1998) của Trương Đăng Dung và bài Lý thuyết tiếp nhận và phê
bình văn học (số 124 tháng 06-1999).
Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của Mĩ học tiếp nhận được xuất hiện trong hai
chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương(2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác
phẩm văn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung. Đáng ghi nhận nhất là
3


năm 2002 Trương Đăng Dung đã dịch tuyên ngôn của Jauss Lịch sử văn học như là sự
khiêu khích đối với khoa học văn học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của
Mĩ học tiếp nhận được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của
các công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác có các bài viết
của Phạm Quang Trung đăng trên website cá nhân (pqtrung.com) như Lý thuyết tiếp
nhận trong đời sống văn chương hiện nay (2009), Chung quanh khái niệm “tầm đón
nhận” của H. Jauss (2010), ngoài ra có một xu hướng tương đối nổi trội là Vận dụng
một số vấn đề của lí thuyết tiếp nhận vào việc giảng dạy và học môn văn trong nhà
trường(2009). Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng chú ý hơn cả là cuộc tranh
luận nhỏ giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài viết Khi người đọc xuất
hiện của Đỗ Lai Thúy. Trần Đình Sử liền công bố bài Cần có tiêu chí khoa học để
phân biệt người đọc hiện đại và người đọc cổ điển (2010). Cũng năm 2010 Huỳnh
Như Phương cho xuất bản cuốn Lý luận văn học, đã dành chương 6 viết về Người đọc
và tiếp nhận văn học, trong sự trình bày của mình tác giả thể hiện rất rõ dấu ấn của Mĩ
học tiếp nhận khi nghiên cứu tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc qua khái
niệm “chân trời chờ đợi” và số phận lịch sử của tác phẩm văn học qua lăng kính của
sự tiếp nhận. Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp nhận đáng chú ý nhất là những bài viết

của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã công bố bài viết Về sự khác nhau giữa "Lý
thuyết tiếp nhận" và "Mỹ học tiếp nhận" của Hans Robert Jaub và 2012 công bố
bài: Một số điểm chính trong lý thuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser. Bốn bài tranh
luận, hai bài viết, một chương trong giáo trình lí luận văn học và một cuộc hội thảo
cho thấy vấn đề Tiếp nhận văn học trong những năm gần đây trở nên khá sôi động.
Một số công trình lí luận như: Hoàng Trinh (Ký hiệu nghĩa và phê bình văn học,
Nxb. Văn học, 1980); Lê Ngọc Trà (Lý luận văn học, Nxb. Trẻ, 1990); Huỳnh Như
Phương (Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, cùng viết với Nguyễn Văn Hạnh, Nxb.
Giáo dục, 1995); Lý luận văn học (nhập môn), Nxb. ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2010),
Đỗ Đức Hiểu (Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1993), Nguyễn
Thanh Hùng (Văn học - Tầm nhìn - Biến đổi, Nxb. Văn học,1996; Đọc - Hiểu tác
phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb. GD, 2008); Trương Đăng Dung (Tác phẩm
văn học như là một quá trình, Nxb. Khoa học xã hội, 2004; Từ văn bản đến tác phẩm
văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1998); Phương Lựu (Lý luận văn học - chủ biên, Tập
I, Nxb. ĐHSP, 2002; Giáo trình Tiếp nhận văn học, Nxb. Đà Nẵng, 2004); Trần Đình
4


Sử (Giáo trình Lý luận văn học - chủ biên, Tập I, II, Nxb. ĐHSP, 2004-2006; Lý luận
văn học - chủ biên, Tập II, Nxb. ĐHSP, 2008)… Mỗi người ở những góc độ tiếp cận
và sự dẫn giải rộng hẹp, nông sâu khác nhau đã gắn việc đọc, sự đọc của người đọc với
quan niệm mới về văn bản tác phẩm văn học do nhà văn sáng tạo, dưới góc nhìn của
chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học. Xét tác phẩm văn học ở phương diện ký hiệu học
với tư cách là một sáng tạo có tính ký hiệu, một phương tiện giao tiếp thì tác phẩm có
hai mặt: Cái biểu đạt và Cái được biểu đạt, văn bản và ý nghĩa. Nội dung tác phẩm
được mã hóa vào các phương tiện biểu đạt là văn bản ngôn từ và hình tượng văn học,
làm thành ý nghĩa của chúng. Người đọc giải mã văn bản ngôn từ và hình tượng để
nắm bắt ý nghĩa của tác phẩm. Do đó nội dung tác phẩm được thực hiện và mở ra qua
ý nghĩa mà người đọc phát hiện, nội dung tác phẩm chính là tổng hòa mọi ý nghĩa của
tác phẩm do hoạt động đọc mở ra.

2.2 Nhóm các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài.
Thạch Lam được xem là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong văn học Việt
Nam. Vì thế những công trình nghiên cứu, đánh giá về Thạch Lam khá nhiều tuy nhiên
đề tài “Hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam”, cho đến nay chúng tôi nhận
thấy chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ.
Đương thời, ngay từ buổi đầu ra mắt, truyện ngắn của Thạch Lam đã được độc
giả đô thị đón nhận khá nồng nhiệt. Việc đánh giá truyện ngắn của Thạch Lam ngay từ
đầu cũng có những ý kiến không đồng nhất thậm chí đối lập. Tuy nhiên, xu thế khẳng
định giá trị của truyện ngắn Thạch Lam vẫn chiếm ưu thế và được biểu hiện rõ qua
một số công trình nghiên cứu của các cây bút phê bình có uy tín như Vũ Ngọc Phan
với Nhà văn hiện đại (1942). Sau cách mạng tháng Tám (1945 đến trước 1986), một
thời gian khá dài truyện ngắn của Thạch Lam dường như không được ai nói đến. Phải
tới sau 1954, truyện ngắn của Thạch Lam mới được đề cập trở lại nhưng với những
đánh giá khác nhau ở hai miền Nam Bắc. Trong đó, cuốn sách “Thạch Lam- về tác gia
và tác phẩm” của Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú (NXB Giáo dục) đã tuyển chọn, giới
thiệu tổng hợp những bài báo, bài luận về những vấn đề liên quan đến nhà văn Thạch
Lam. Có thể kể đến những cái tên như Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Tuân với bài viết
“Thạch Lam”; Phong Lê với “Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn”; Thế Lữ với “Tính
cách tạo tác của Thạch Lam”; Khải Hưng với “Một quan niệm về văn chương”...
Nhìn chung các bài viết trên đã đánh giá phần nào con người cũng như đặc điểm
5


truyện ngắn, phong cách truyện ngắn của Thạch Lam. Tuy nhiên, nó vẫn chưa khái
quát hết lịch sử tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam từ khi ra đời cho đến nay. Về
phương pháp luận tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam hầu như chưa có công trình nào
đề cập đến một cách tập trung và cụ thể. Chúng tôi xem những ý kiến trên là những
đóng góp quý báu về tư liệu cho quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Với tiêu đề mà khóa luận đã xác định, cùng với việc chỉ ra những tiền đề lịch sử,
khóa luận tập trung vào nghiên cứu các quan điểm, lời đánh giá, bàn bạc, phê bình của
giới nghiên cứu văn học tồn tại dưới dạng văn bản nghị luận, bàn luận, các bài phê
bình tác phẩm, các bài báo hoặc dưới dạng những lời tựa, lời bạt cho các truyện ngắn
của Thạch Lam.
Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu thu thập được và sự kế thừa những kết quả
của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận bao gồm những nhiệm vụ sau:
Khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu hành trình tiếp nhận truyện ngắn Thạch
Lam cùng việc đề xuất hướng tiếp nhận mới đối với nó trong bối cảnh nghiên cứu văn
học hiện nay.
Đưa đến cái nhìn tổng quan về sự vận động của ý thức văn học và quá trình tiếp
nhận văn học của người đọc trong suốt hơn 70 năm qua.
Đánh giá quá trình nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam ở từng thời kì, từ đó
khái quát những phương pháp tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam đã từng tồn tại trong
lịch sử tiếp nhận, góp phần làm phong phú thêm đời sống của tác phẩm văn học ở Việt
Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, người viết tập trung khảo sát những ý kiến
đánh giá, những bài viết, những công trình nghiên cứu cơ bản còn để lại văn bản được
phép xuất bản và được phổ biến rộng rãi trong khoảng thời gian từ những năm 1935
đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu sử dụng những phương
pháp chính sau :
4.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Tìm hiểu, phân tích các giai đoạn tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam, trên cơ
sở đó tổng hợp khẳng định vấn đề chủ thể tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam.
6



4.2 Phương pháp so sánh
So sánh đối chiếu trên hai phương diện đồng đại và lịch đại từ đó xác định đặc
trưng của lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam.
4.3 Phương pháp hệ thống
Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về lịch sử tiếp
nhận truyện ngắn của Thạch Lam. Ngoài ra người viết còn sử dụng thêm một số lí
thuyết liên ngành văn hóa học, thi pháp học… hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
Khẳng định vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc thẩm định và đánh giá các
giá trị văn học.
Khảo sát quá trình tiếp nhận truyện ngắn của Thạch Lam một cách có hệ thống,
đánh giá nghiêm túc các công trình nghiên cứu đã có về Thạch Lam, từ đó khái quát
một số phương pháp tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam khoa học, khách quan, nhằm góp
phần đánh giá đúng truyện ngắn Thạch Lam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung chính
được người viết triển khai 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
TRƯỚC 1945
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM SAU
1945
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM TRƯỚC 1945

1.1. Một số khái niệm liên quan đến tiếp nhận văn học và tiếp nhận văn học Việt
Nam 1930 – 1945 ở Việt Nam.
Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - nhà
văn - tác phẩm - bạn đọc. Đánh giá tác phẩm là công việc không chỉ của giới phê bình
mà là công việc của người đọc nói chung. Sự tồn tại dài lâu hay không của tác phẩm
văn học, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm có được thấu hiểu cảm thông hay không, câu
trả lời là ở chính công chúng bạn đọc. Vai trò của người đọc cùng sự tiếp nhận của họ
là rất quan trọng: “Tác phẩm văn học chỉ tồn tại trong sự tác động qua lại (luôn thay
đổi về mặt lịch sử) giữa tác phẩm và người tiếp nhận” [6, tr 48]. “Tác phẩm văn học
chỉ là bộ xương, bản chất của nó chỉ thể hiện trong quá trình đọc, quá trình cụ thể hóa
cái thể giới sơ lược được mô tả đó mà thôi” [6, tr 52]. Văn bản nghệ thuật có được ý
nghĩa là nhờ khâu tiếp nhận của bạn đọc. Quá trình tiếp nhận văn học diễn ra ở nhiều
cấp độ khác nhau. Trước hết phải hiểu ngôn ngữ, cốt truyện, loại thể để tiếp nhận hình
tượng nghệ thuật, cảm nhận nó trong tính toàn vẹn. Trong các mối liên hệ của các yếu
tố, chi tiết cấu thành hình tượng. Muốn tiếp nhận Truyện Kiều, phải biết tiếng Việt và
tiếng Việt trong truyện Kiều, tiếp đó, nắm diễn biến câu chuyện, rồi thể loại tiểu thuyết
và truyện thơ mà Nguyễn Du sử dụng làm phương tiện tổ chức tác phẩm. Và như vậy,
ta bắt đầu tiếp xúc với hệ thống hình tượng tác phẩm, các nhân vật, các mối liên quan
giữa các nhân vật, các tiết đoạn, các chương, hồi... Nhưng nếu dừng lại ở đây thì
chúng ta mới nắm được câu chuyện, mới biết mà chưa hiểu. Phải tiến lên một cấp độ
thứ hai là thâm nhập sâu vào hệ thống hình tượng để hiểu được ý đồ sáng tác, tư
tưởng, tình cảm của tác giả đã kết tinh trong hình tượng như thế nào. Tư tưởng tình
cảm như là chất tinh túy kết tinh ở trong hình tượïng nghệ thuật, người đọc có nhiệm
vụ chắc lọc lấy tinh chất đó. Người đọc ví như con ong bay đến đóa hoa, không phải
để chiêm ngưỡng màu sắc của cánh hoa mà để hút mật ở trong nhụy hoa. Ðọc Tây Du
Kí, chẳng hạn, ta tiếp xúc với nhân vật Trư Bát Giới thì không phải chỉ để biết đây là
một trong ba đệ tử của Ðường Tăng đến Tây Trúc thỉnh kinh. Mà phải hiểu dụng ý
thâm thúy của tác giả ở nhân vật này là muốn nói đến cái chất heo ở trong mỗi con
người. Cấp độ thứ ba là người đọc thể nghiệm và đồng cảm hình tượng nghệ thuật. Sau
8



khi thâm nhập sâu vào hình tượng, người đọc sẽ không còn dửng dưng nữa mà tỏ thái
độ thiện cảm hay ác cảm, yêu và ghét, vui cười hay khóc thương. Ðây là giai đoạn
không phải người đọc thâm nhập sâu vào hình tượng nữa mà là, giai đoạn hình tượng
thâm nhập sâu vào người đọc. Tư tưởng hình tượng đã trở thành máu thịt của người
đọc. Cấp độ cuối cùng là cấp độ để lên thành quan niệm và hiểu biết vị trí tác phẩm
trong lịch sử văn hóa tư tưởng nghệ thuật và đời sống. Ðây là cấp độ cao của tiếp nhận
văn chương, là giai đoạn định giá một cách nghiêm túc và bắt buộc đối với loại người
đọc - nghiên cứu.
Thực ra, tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách
quan. Chứ không phải là một hoạt động cá nhân chủ quan thuần túy. Tác phẩm sau khi
thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh
thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một
kiểu phản ảnh, nhận thức thế giới, mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và
phương diện khách quan của nó. Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức
tiếp cận được với bản chất và quy luật của đối tượng. Nội dung của tác phẩm trước hết
là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân
tác phẩm. Việc người đọc khác nhau đã cắt nghĩa khác nhau khi cùng đọc một tác
phẩm là thuộc phương diện chủ quan của tiếp nhận. Với thuyết Mác hóa - tượng trưng,
Roland Barthes cố tình bảo vệ quan điểm về tính đa nghĩa đến vô hạn của nghệ thuật
và bảo vệ tính xác đáng của mọi cách đọc, đã chẳng những không lưu ý tới tính khách
quan của tiếp nhận tác phẩm mà còn thổi phồng một cách vô căn cứ phương diện chủ
quan. Cần phải thấy rằng đời sống của tác phẩm trong tiếp nhận: tác phẩm nghệ thuật
là một sự chuyển hóa qua lại giữa đặc thù khách quan và chủ quan, một quan hệ xã
hội, một tương quan với độc giả, một tổng thể gồm nhiều quá trình khác nhau, đa
dạng, nhưng hệ thống. Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng và
phần mềm. Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa,
tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng người
đọc. Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận. Trong phần cứng này, có nhiều

phương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương. Thứ nhất là hiện
thực đời sống được phản ánh. Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng
phản ánh đời sống là trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân. Thứ ba là sự định hướng nội tại
của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên. Nhà văn không giản đơn
chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những phát hiện nghệ
thuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây
9


ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả. Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở
cả nội dung và hình thức. Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo
ra ấn tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc. Phần cứng của tác phẩm tạo ra phần nội
dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc. Rõ ràng là độc giả hay khán
giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn tượng
chung về một nhân vật nào đó. Trong dân gian những nhân vật nghệ thuật sau đây đã
đi vào cuộc sống có ấn tượng tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào Tháo; (Nóng
như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào lừa đảo phụ
nữ được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen một cách cay
độc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư).
Tiếp nhận là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo - giao tiếp của văn chương.
Không có tiếp nhận thì không có đời sống của tác phẩm. Tác phẩm chưa được sử dụng
thì đó chưa phải là sản phẩm đích thực của sản xuất tinh thần. Nhưng tác phẩm - người
sáng tác và người đọc là hai việc khác nhau. Nhà văn và bạn đọc không phải là những
người đồng sáng tạo. Ðại biểu của lí thuyết người đọc là đồng sáng tạo với tác giả.
Potebnya - nhà ngữ văn Nga khẳng định: Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca,
chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó. Ý kiến này không xem người đọc nguời tiếp nhận là khâu hoàn tất của quá trình sáng tạo - giao tiếp mà xem người đọc
cùng tham gia vào quá trình làm ra tác phẩm. Ingarder giải thích rõ thêm và khẳng định
tác phẩm sẽ được cụ thể hóa trong quá trình tiếp nhận của người đọc. Tác phẩm văn
chương tự thân nó, chỉ như là một bộ xương, sẽ được người đọc bổ sung và bù đắp ở
một loại phương diện, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng bị biến đổi hoặc bóp

méo. Chỉ dưới cái diện mạo mới, đầy đủ và cụ thể hơn này (mặc dù giờ đây vẫn chưa
được hoàn toàn cụ thể), tác phẩm cùng với những bổ sung cho nó mới là đối tượng của
tiếp nhận và khoái cảm thẩm mĩ. Tiếp nhận văn chương không phải là đồng sáng tạo,
nhưng cũng không đơn giản là hoạt động thụ động. Hoạt động tiếp nhận văn chương
có tính tích cực chủ động sáng tạo của nó, “Người ta thường nói người đọc là người
đọc sáng tạo với tác giả” [29, tr 162]. Tính tích cực chủ động sáng tạo của người đọc
là ở chỗ bằng vào năng lực cá nhân, kinh nghiệm cá nhân, thị hiếu thẩm mĩ, lập trường
xã hội, người đọc tiếp cận tác phẩm cố gắng làm sống dậy hình tượng, khôi phục
những nét lờ mờ, phần chìm của tảng băng, tầng ngầm của toà lâu đài, của hệ thống
hình tượng… từ đó thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm nhận ra sức nặng của ý nghĩa
khái quát của hình tượng. Lúc đó, hình tượng từ tác phẩm sống dậy trong lòng người
đọc. Ở mỗi người đọc có một hình tượng nghệ thuật riêng, Ðỗ Ðức Hiểu đã nói về tính
10


sáng tạo của người đọc như sau: Ðọc văn chương có nghĩa là tháo gỡ các ký hiệu văn
chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua các cấu trúc của văn
bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại, không gian, thời gian…) đọc là Mác hóa
cách đọc, là tổng hợp các khâu của việc đọc - cảm tưởng, phân tích, đối chiếu, tổng
hợp, đánh giá... là phát hiện và sáng tạo. Đọc trước hết là phát hiện trong văn bản, một
thế giới khác, những con người khác, người đọc sống trong một thế giới tưởng tượng
của mình, thông qua tác phẩm, xây dựng cho mình một thế giới riêng. Đọc là một hoạt
động tích cực, người đọc nhập cuộc hóa thân, với những cảm xúc riêng của mình,
những kỉ niệm, ký ức, khát vọng riêng. đọc có nghĩa là chuyển đổi tác phẩm thành một
vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, tình cảm riêng của mình. Ðiều gì đã cho phép người
đọc có thể và có quyền sáng tạo khi tiếp nhận văn bản văn chương như vậy? Tất cả là
ở chỗ tính đặc thù của nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng.
Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều quan điểm, định nghĩa
khác nhau về tiếp nhận văn học. Năm 1970 Huỳnh Phan Anh trong tập tiểu luận phê
bình. Đi tìm tác phẩm văn chương đã đưa ra quan điểm: “Người đọc chính là lí do tồn

tại của tác phẩm (…). Tác phẩm chỉ thực sự hiện hữu bắt đầu từ tác phẩm đọc của
người đọc (…). Người đọc chính là chủ thể của tác phẩm. Người đọc không chỉ là kẻ
thưởng ngoạn, không chỉ làm công việc ca ngợi. Người đọc còn là kẻ sáng tạo vô danh
(…). Bằng việc đọc hắn viết lại tác phẩm một lần nữa...” [2, tr 15-20]. Với Huỳnh
Phan Anh người đọc có vai trò rất quan trọng đối với tác phẩm văn học. Người đọc
không chỉ quyết định sự tồn tại của tác phẩm: “Độc giả là kẻ, bằng chính tác động
đọc của mình, mang đến cho tác phẩm một ý nghĩa. Tác phẩm cần tới hắn, cầu cứu tới
hắn, nói một cách nào đó, để được “hoàn tất”, để được là “tác phẩm” [2, tr 16] và
sáng tạo lại tác phẩm. Như vậy Huỳnh Phan Anh cũng cho rằng người đọc tham gia
vào quá trình hoàn thành tác phẩm văn học. Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu,
bản thân sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động lao động sản xuất . Người
tiêu dùng là mục tiêu của sản xuất, người đọc là mục tiêu của sáng tác. Chính nhu cầu
của người tiếp nhận, người tiêu dùng, người sử dụng văn chương là yếu tố có ý nghĩa
quyết định đối với quá trình văn chương. Người đọc hiện lên trước nhà văn dưới một
hệ thống câu hỏi: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như thế nào?. Người đọc yêu cầu,
đòi hỏi, chờ đợi và phê bình nhà văn. Nhà văn sáng tác để đáp ứng đòi hỏi bạn đọc.
Người đọc tạo nên mối quan hệ trực tiếp với tác phẩm của sáng tác - tiếp nhận.
Nhưng ai là người đọc, người tiếp nhận văn chương? Loại hình học người đọc
văn chương chia ra nhiều loại người đọc khác nhau. Theo TS Nguyễn Hoa Bằng khi
11


đứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra 4 loại. Thứ nhất là người đọc
tiêu thụ, đây thường là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tình
huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy. Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhàn
rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi. Thứ hai là loại đọc điểm sách, loại người
này có ý thức tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức… để
thông báo cho độc giả của các báo. Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những
người giảng dạy nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu. Thứ tư là những
người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc để tham gia viết

những trang phê bình ngẫu hứng. Ðứng ở góc độ sáng tác người ta chia người đọc ra
làm ba loại. Thứ nhất: người đọc thực tế, tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng
tác tồn tại một cách cụ thể, cá thể. Họ là những người A, người B nào đó trong đời
sống, tiếp nhận văn chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân. Như vậy, trước mắt
người sáng tác có biết bao nhiêu người đọc thực tế. Nhưng nhà văn không viết để đáp
ứng cho từng người cụ thể mà viết cho người đọc nói chung. Thứ hai là người đọc hàm
ẩn, đây là loại độc giả của từng tác giả, loại này tồn tại trong tác giả suốt quá trình
sáng tác từ nảy sinh ý đồ cho đến kết thúc. Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủ
yếu. Thứ ba là người đọc hữu hình hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tại
bên trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng
không phải nhân vật mà là hiện thân của người đọc bên ngoài tác phẩm. Ðứng ở góc
độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm 3 loại. Thứ nhất: người đọc hiện tại, tức
loại người đọc đang sống đồng thời với tác giả, họ thực sự tiếp nhận tác phẩm của tác
giả và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả. Trong số người đọc hiện tại, có thể chia
ra làm nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọc bình thường; người đọc của người
đọc - nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức…
Thứ hai: người đọc quá khứ. Ðây là loại người đọc không thể và không bao giờ tiếp
nhận tác phẩm cả. Nhưng nhiều khi nó quyết định thành bại của tác phẩm, khi Tố Hữu
viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thì đây phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du nào đó đang
sống thực sự ở đâu đó, mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du. Và chính Nguyễn Du lúc
sinh thời cũng đã có loại người đọc như thế, đó là Tiểu Thanh. Thứ ba: người đọc
tương lai. Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế sẽ có thể, hoặc không thực sự đọc
tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả, và có khi là

12


chủ đích hướng tới của nhà văn. Nhà văn muốn gửi thế kỉ mai sau, muốn nói chuyện
với người 300 năm sau như Nguyễn Du đã nói:
Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ. Cách này, chia người đọc ra làm 2
loại. Thứ nhất: người đọc bạn bè, đây là loại người đọc chỉ hướng, cùng quan điểm xã
hội, lập trường tư tưởng. Phần lớn các tác giả có đông đảo bạn đọc loại này. Ðây là
loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: Tôi buộc lòng tôi với mọi người… Để hồn tôi
với bao hồn khổ. Thứ hai: loại người đọc đối thủ, loại người đọc này trái với chí
hướng, lập trường giai cấp xã hội của mình. Chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hỡi cụ
Ngáo của Tố Hữu [16]. Trong cuốn Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ thì GS
Nguyễn Văn Hạnh và PTS Huỳnh Như Phương cho rằng: “Trong các thành phần đa
dạng của công chúng văn học, bao giờ cũng hiện hữu loại người đọc tích cực: đó là
những người đọc bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ nỗi lo âu và niềm khát vọng sáng tạo
của tác giả. Những người đọc này là nguồn động viên, khuyến khích, hơn nữa là
nguồn cảm hứng đối với tác giả.... Bên cạnh đó là loại người đọc tiêu cực có thái độ
thiếu sự cảm thông và trân trọng đối với tài năng nghệ sĩ, thường xem nhẹ giá trị tư
tưởng - thẩm mĩ của văn học khi đánh giá tác phẩm” [10, tr 144]. Tính quyết định của
người đọc đối với quá trình sáng tác văn chương là ở chỗ nếu không có người đọc thì
không có bản thân quá trình sáng tác. Nghệ thuật như là một hình thức giao tiếp. Nó ra
đời để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi giữa người viết văn và người đọc văn, nhưng
trước hết là để thỏa mãn nhu cầu tự bộc lộ mình của người sáng tác. Người đọc lúc này
sẽ là nơi gởi gắm tâm sự của nhà văn. Ở đây người đọc trở thành người phục vụ nhà
văn. Ðến lượt mình, nhà văn lại trở thành người phục vụ bạn đọc, đây là một mục tiêu
quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật phục vụ người đọc ở 2 phương diện.
Một là thỏa nhu cầu nghệ thuật của họ. Hai là đào tạo họ thành những người sính nghệ
thuật. Rồi những người sính nghệ thuật đó lại yêu cầu nghệ sĩ không được tự thỏa mãn
mà phải nâng mình lên. Ðây là một sự phát triển theo đường tròn xoáy ốc. Tác phẩm
nghệ thuật - và mọi sản phẩm khác cũng thế, - đều tạo một thứ công chúng sính nghệ
thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp, như vậy là sản xuất không những chỉ sản
sinh ra một đối tưọng cho chủ thể, mà còn sản sinh ra một chủ thể cho đối tượng (C.
Mác).
13



Ở nước ta nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung là nhà nghiên cứu mỹ học tiếp
nhận một cách có hệ thống. Theo ông chỉ thông qua hành động đọc thì văn bản mới trở
thành tác phẩm, tác phẩm văn học là quá trình từ văn bản đến người đọc rồi mới đến
tác phẩm hành động đọc chính là sự tạo nghĩa cho văn bản. Tiếp thu luận điểm của
trường phái kí hiệu học và chủ nghĩa cấu trúc ngôn ngữ ông đưa ra tính chất “mở” của
tác phẩm văn học. Cùng chung quan điểm với ông, Nguyễn Thanh Hùng và nhiều nhà
lí luận khác khẳng định tầm quan trọng của tiếp nhận văn học đối với sự tồn tại của tác
phẩm văn học. Trên đường đến với lí luận hiện đại, vấn đề tiếp nhận được ngành lí
luận văn học Việt Nam quan tâm là một việc làm rất đáng hoan nghênh. Không chỉ các
giáo trình của các trường Đại học sư phạm quan tâm đến lí luận tiếp nhận mà ở các
trường trung học phổ thông học sinh cũng được cung cấp những kiến thức lí luận cơ
bản về vấn đề lí luận này. Lâu nay có không ít người tin rằng hiểu tác phẩm theo cách
hiểu tác giả đề nghị trong “đề án tiếp nhận” của tác phẩm là đúng nhất mà không thấy
rằng tiếng nói quyết định cuối cùng khi đánh giá chất lượng tiếp nhận và chân lí nghệ
thuật thuộc về cộng đồng lý giải chúng - người tiếp nhận. Lịch sử văn học đã nhiều lần
cho thấy rằng trước cùng một tác phẩm đã xuất hiện nhiều cách tiếp nhận khác nhau.
Nhưng trong vô vàn những cách tiếp nhận và lí giải tác phẩm đó không phải ai cũng có
thể tự xem mình là người độc quyền chân lí, có thể đưa ra kết luận cuối cùng về tác
phẩm, kể cả khi người đánh giá là nhà văn, nhà thơ, là tác giả của tác phẩm văn học
đang được nói đến.
Có rất nhiều định nghĩa về tiếp nhận văn học ở Việt Nam, đáng quan tâm hơn cả
là định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ Việt Nam: “Về thực chất, tiếp nhận văn học là
một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả thông qua tác phẩm. Nó
đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức
và sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa
quên mình, nhập thân, vừa sống và thể nghiệm nội dung của tác phẩm từ bên ngoài,
để thưởng thức tài nghệ hoặn nhận ra điều bất cập hoặc cắt nghĩa khác với tác giả”
[11, tr 221]. Và định nghĩa trong Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ: "Nói đến sáng

tạo và tiếp nhận là nói đến cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc thông qua tác
phẩm, sau đó là cuộc đối thoại giữa người đọc với người đọc về tác phẩm đó" [10, tr
140]. Điểm chung của hai định nghĩa trên là đều xác nhận bản chất của tiếp nhận văn
học là cuộc giao tiếp đối thoại. Cuộc giao tiếp này có nhiều mối quan hệ khác nhau:
giao tiếp giữa người đọc và tác giả thông qua tác phẩm, giữa các thế hệ người đọc
14


khác nhau thuộc các nền văn hóa khác nhau. Do chất liệu của văn học là ngôn ngữ, thế
giới mà nhà văn miêu tả không hiện lên một cách trực tiếp như trong phim ảnh mà
hiện lên gián tiếp qua ngôn từ của tác phẩm nên điều kiện của sự tiếp nhận văn học là
khả năng liên tưởng, tưởng tượng, suy luận của người đọc, người đọc tiếp nhận tác
phẩm văn học một cách gián tiếp thông qua trí tưởng tượng. Khả năng cơ bản của
người đọc lí tưởng là khả năng khái quát hóa từ những vấn đề của tác phẩm đến những
vấn đề rộng hơn của truyền thống văn học hoặc ý nghĩa về con người và xã hội bên
ngoài tác phẩm. Khả năng này dựa trên vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân, dựa trên
sự hiểu biết xã hội, văn hóa của người đọc. Do đó cùng một tác phẩm, mỗi người có
thể có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi cách hiểu cấp cho tác phẩm một ý nghĩa khác
nhau. Sự diễn giải và phân tích của tác giả về tác phẩm của mình chưa phải là đáp số
đúng nhất, nhiều khi ý nghĩa và số phận tác phẩm nằm ngoài chủ ý, nằm ngoài tầm chi
phối của tác giả. Có thể nói ý nghĩa của tác phẩm do ngữ cảnh hạn định. Ngữ cảnh bao
gồm các quy tắc ngôn ngữ của tác phẩm, bối cảnh văn học, xã hội của người đọc
nhưng chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được hết nhiều ngữ cảnh và do đó
không bao giờ có thể biết hết mọi cung bậc ý nghĩa tác phẩm. Ngữ cảnh là cái không
hạn định, nó mở ra trong không gian, thời gian. Ngay tác giả cũng không thể lường hết
ý nghĩa tác phẩm của mình trong mọi ngữ cảnh. Như đã nói, nhiều khi tác giả bằng
ngôn ngữ chính luận viết ra một văn bản khác để giải thích về ý đồ, nội dung, ý nghĩa
của tác phẩm hầu tránh những ngộ nhận trong công chúng, giúp cho công chúng cảm
và hiểu rõ hơn tác phẩm của mình. Nhưng làm sao nhà văn có thể đứng ra giải thích
tường tận cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi. Nhất là khi nhà văn không còn sống

trên cõi đời này nữa mà tác phẩm thì vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình của nó và gây ra
những ý kiến bàn luận, những cuộc tranh cãi và những sự đánh giá mới do ảnh hưởng
của hoàn cảnh lịch sự cũng những của tâm lí tiếp nhận ở các hế thệ độc giả đến sau.
Tác phẩm văn học chỉ đi trọn vòng đời khi nó được người đọc tiếp nhận, khơi mở ra
những lớp ý nghĩa tiềm tàng bên trong. Ý nghĩa của tác phẩm là một quá trình bộc lộ
dần hết nội dung hàm ẩn qua người đọc. Tác phẩm văn học chứa đựng cả một chân
trời ý nghĩa có thể bừng sáng lên khi được đánh thức trong môi trường tiếp nhận thích
hợp.
1.2. Lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Thạch Lam từ trước năm 1945.
1.2.1. Hướng tiếp nhận từ quan điểm đạo đức và xã hội.

15


Sự ra đời của truyện ngắn Thạch Lam nói chung và các cuộc tranh luận về truyện
ngắn Thạch Lam nói riêng là sản phẩm tất yếu của đời sống xã hội và của bản thân văn
học. Muốn xem xét thấu đáo về vấn đề này ta không thể đặt chúng ở bên ngoài ngọn
nguồn phát sinh của chúng một cách siêu hình. Căn nguyên đầu tiên chi phối không
chỉ tới sự biến đổi của đời sống văn học mà tới toàn bộ đời sống xã hội. Là những thay
đổi về xã hội manh nha từ trước năm 1958 và trở nên mạnh mẽ, mãnh liệt hơn sau đó.
Những sự đổi thay này gắn liền một cách trực tiếp với chính sách khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp được thực hiên trên toàn cõi Đông Dương.
Chúng ta đều đã biết một sự kiện trọng đại đánh dấu một bước ngoặt lớn, rất
không thuận chiều cho lịch sử nước ta vì sự xâm lược của thực dân Pháp. Hiện thực
hóa những âm mưu đã có từ trước, ngày 01-09-1858, thực dân Pháp nổ súng vào bán
đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bắt đầu chiến dịch xâm lược toàn cõi Việt Nam. Triều đình
phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược đã thỏa hiệp dần với thực dân Pháp, kí với chúng
các hiệp ước 1862, điều ước, thương ước 1874, hàng ước 1883-1884, dần dần và chính
thức đã công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các cuộc kháng cự của
nhân dân ta, dù diễn ra dưới hình thức này hay hình thức khác đều thất bại dưới sự đàn

áp dã man của chúng. Sau khoảng gần 40 năm xâm lược và “bình định” đất nước ta,
thực dân Pháp đã thực hiện hai cuộc khai phá thuộc địa lớn (1897-1913 và 1918-1929)
nhằm phục vụ cho những lợi ích (chiếm lĩnh thị trường, khai phá, vơ vét nguồn tài
nguyên....). Đời sống kinh tế nước ta thay đổi sâu sắc. Phương thức sản xuất mới theo
khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là ở thành thị ra đời. Qua đây từ một nước
phong kiến phương Đông tồn tại và phát triển hàng ngàn năm trong sự kiềm tỏa chủ
yếu của Nho giáo, nước ta dần dần chuyển sang chế độ nửa phong kiến. Từ những thâp
niên cuối thế kỉ XIX cho tới năm 1932, cũng như ở giai đoạn trước đó, các phong trào
yêu nước chống thực dân, phong kiến của nhân dân ta, trước sau đều bị đàn áp đẫm
máu. Những biến động về đời sống chính trị và kinh tế, dẫu có nhiều bất lợi cho lịch
sử và cách mạng, song về cơ bản đã làm thay đổi một cách toàn bộ diện mạo xã hội
nước ta. Bên cạnh sự phân hóa giai cấp sâu sắc, nhiều giai cấp và tầng lớp mới xuất
hiện. Có thể nói, xã hội Việt Nam buổi “giao thời”, nói như nhà nghiên cứu Trần Đình
Hượu, đã tạo nên một tình thế đối lập mãnh liệt về mọi mặt giữa ta và địch, giữa Á và
Âu, giữa cũ và mới, giữa bảo thủ và cấp tiến, cởi mở. Trong cuộc đổi thay như vậy một cuộc đổi thay mà bất cứ một cuộc bể dâu nào trước đây cũng không thể so sánh 16


xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện khác
trước. Cuộc sống vượt ra ngoài khuôn khổ luân thường và nhân tình thế thái, trở thành
một cuộc sống xã hội cụ thể, đa dạng và sôi nổi. Sự êm ấm của lòng từ hiếu, cung
thuận trong gia đình không giữ được người con dưới gối cha mẹ, tình làng xóm quê
hương với cái rộn ràng của hội hè, đình đám không giữ chân được các chàng trai sau
lũy tre xanh. Bước ra khỏi khuôn khổ chật hẹp, yên lặng, họ hàng, làng mạc, người ta
phải tỉnh táo, tính toán, vật lộn trong tình thế “khôn sống, mống chết” của một quan hệ
lạnh lùng “tiền trao cháo múc”. Người ta phải tự ý thức, phải sống, suy nghĩ, mơ ước
cho riêng mình trong những điều kiện cảu một xã hội phức tạp, rộng lớn. Một tình thế
xã hội như vậy, hiển nhiên kéo theo những biến đổi tương ứng về văn hóa - tư tưởng,
ảnh hưởng đến những sáng tác của lớp nhà văn giai đoạn này và Thạch Lam cũng nằm
trong lớp nhà văn chịu ảnh hưởng xã hội đó. GS. Phạm Thế Ngũ khi đánh giá Thạch
Lam đã có nhận xét như sau: “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội...

Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong
xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ
trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không
bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm
của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội
nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông” [25, tr 490]. Tác phẩm
xuất bản đầu tiên của Thạch Lam là tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937) cho ta hay
Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội như nhận xét ở trên của Phạm Thế
Ngũ. Kể ra thì các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn nói chung đều có khuynh hướng ấy.
Tuy nhiên tư tưởng ấy ở mỗi người lại có sắc thái riêng. Nhất Linh, Hoàng Đạo muốn
một cuộc cách mạng từ thành thị hướng về nông thôn và đặt làm một vấn đề lý luận,
một đối tượng tranh đấu, Khải Hưng tiêu cực hơn, thường chỉ vạch tỏ những nét thông
tục lố bịch hay đọa lạc của một xã hội già nua mà ông mong thấy cách tân. Về cách
trình bày xã hội Việt Nam những năm 30 - 40, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ hai mẫu
hình: mẫu Tự Lực Văn Ðoàn, gồm các ông Tuần, bà Án, tượng trưng cho lớp già trong
chế độ cũ đối chọi với những Loan, Nhung, Mai... lớp trẻ phản kháng chế độ. Và mẫu
hiện thực phê phán xã hội gồm bọn cường hào ác bá đàn áp bóc lột và người dân quê
“thấp cổ bé họng” trong các tiểu thuyết Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô
Hoài... Thạch Lam không chiếu ống kính của mình vào những nhân vật nằm trong hai
17


phạm trù trên đây, dường như với ông, con người phức tạp hơn, không dễ chia cắt
thành hai giới tuyến thiện ác thường xuyên đối chọi nhau kịch liệt như thế. Ngoài ra,
con người còn có trách nhiệm tự thân về những hành động của chính mình, cả trong
những xã hội khép kín nhất. Sớm nhìn đến vấn đề trách nhiệm cá nhân, những người
con gái trong truyện của Thạch Lam trao thân cho người yêu không cần hỏi ý cha mẹ.
Liên trong Một đời người, tuy bị chồng và mẹ chồng hành hạ nhưng vẫn không bỏ
chồng theo người yêu, một phần vì nàng thiếu tự tin và không dứt khoát. Những khổ
đau của Dung trong Hai lần chết đã bắt nguồn từ khi chào đời, bị cha mẹ ghét vì Dung

“yếu đuối, ghẻ lở, bẩn thỉu, khó nuôi” và khi bị gả chồng thì chính sự yếu đuối thể xác
của Dung đã không cho phép nàng thoát ly gia đình. Dung cũng không thuộc lớp
người phản kháng chế độ cũ, bởi ở nàng không phải là sự phản kháng mà là sự đầu
hàng vô điều kiện.
Tác phẩm Thạch Lam mở ra một xã hội Việt Nam dưới những khía cạnh ít thấy
xuất hiện trong truyện ngắn lúc bấy giờ: một xã hội đói và buồn như có gì báo trước
thảm cảnh Ất Dậu. Trước hết là cái đói. Cái đói trong Gió đầu mùa và Sợi tóc phũ
phàng cuốn từ Nhà mẹ Lê sang người phu xe Dư trong Một cơn giận, đến anh Bào
người học trò giỏi và đẹp như con gái trong Người bạn trẻ, lan đến Sinh người thanh
niên bị mất việc trong Ðói, rồi đến Liên và Huệ, hai cô gái điếm trơ trọi trong căn
phòng săm ẩm mốc Tối ba mươi và cuối cùng đến Thành, chỉ xém một ly đã tránh
khỏi việc ăn cắp tiền trong Sợi tóc. Trừ gia đình bác Lê, bác Dư là những người thật
nghèo, còn lại phần đông là cái đói của giai cấp trung lưu, thành thị. Cái đói của một
xã hội phá sản không có việc làm.
Ði đôi với cái đói là sự cô đơn. Cá nhân lạc loài trong xã hội như những bóng ma
đơn côi, không ai giúp ai được. Thạch Lam dự báo cái đói và ý thức cá nhân, mỗi
người có một phản ứng khác nhau trước cái nghèo, cái đói, như Tâm trong truyện Trở
về chọn lối thoát ngắn nhất lấy vợ giàu, đoạn tuyệt với dĩ vãng, dĩ vãng nghèo đói ở
quê với mẹ mà chàng cho là bẩn thỉu, tồi tàn và chàng vội vàng chạy vọt ô tô, bắn vọt
bùn lên quần áo mẹ, để người vợ giàu khỏi thấy di tích cái quá khứ lấm lem của mình.
Hoặc như Minh trong truyện Cái chân què, liên miên bị ám ảnh bởi đồng tiền và khi
chàng được nhiều tiền nhất là lúc chàng bị tai nạn xe hơi, phải cưa chân và được hãng
bảo hiểm đền cho một món kếch sù. Minh yêu đời trở lại, sau một thời gian chơi bời
trác táng, trở về tay trắng, Minh mới cảm thấy rân ran đau "cả vết thương ở ngoài hình
18


thể và trong tâm hồn". Từ hai phố huyện nhỏ, phố huyện Cẩm Giàng ở Hải Dương, nơi
Thạch Lam sống những ngày thơ ấu, và phố huyện bên bến đò Tân Ðệ, nơi cả nhà dọn
lên ở với người anh cả dạy học ở Thái Bình. Thạch Lam tạo ra mảnh xã hội nhỏ bé của

mình: một thế giới nửa quê, nửa tỉnh rồi ông nhẩn nha nghiêng mình xuống từng thân
phận một. Những mẹ Lê, mẹ Hiền, mẹ Ðối... đều là những nhân vật có thật gắn liền
với cuộc đời Thạch Lam bên phố huyện Cẩm Giàng và phố huyện Thái Bình. Cạnh
những cô hàng xén chợ huyện, là những khuôn mặt khác của Huệ, Liên, anh Bào... ở
Hà Nội, tất cả dệt nên hình ảnh một Việt Nam u buồn và đói. Nhưng tại sao hình ảnh
bà mẹ Lê và cô hàng xén lại rõ nét hơn cả, và tại sao cả hai anh em Nhất Linh, Thạch
Lam lại bị cuốn hút bởi hình ảnh hai người đàn bà đó? Tại sao cái phố huyện nhỏ lại
có một sức hút bí mật lạ lùng như thế? Trước hết phải phân biệt hai mẹ Lê: mẹ Lê của
Thạch Lam, trong Gió đầu mùa, xuất hiện năm 1937. Ba năm sau, khoảng 1940, Nhất
Linh viết Xóm cầu mới (lần đầu), mẹ Lê cũng lại xuất hiện. Và nếu chú ý đến cô Mùi
trong Xóm cầu mới, Mùi tuy không gánh hàng xén đi bán như Tâm, nhưng vẫn có
nhiều nét giống Tâm. Qua chân dung của hai bà mẹ Lê và hai cô hàng xén Mùi - Tâm,
anh em Nhất Linh như đã dở lại từng trang ký ức đời sống thanh bần của chính gia
đình mình với hai phong cách khác nhau: Nhất Linh vui và no, Thạch Lam buồn và
đói; Nhất Linh lạc quan và đằm thắm, Thạch Lam đi sâu vào bi kịch, báo hiệu thảm
cảnh Ất Dậu. Thạch Lam sở trường về đoản thiên (truyện ngắn, tùy bút), Nhất Linh sở
trường về truyện dài, họ cùng gặp nhau ở sự tế vi và nhạy cảm. Và chắc chắn là Nhất
Linh đã bị ảnh hưởng của em, hoặc ít ra, cũng nghĩ về em khi dựng lại hai nhân vật
của Thạch Lam bà mẹ Lê và cô hàng xén. Và việc ấy cũng không tránh được, bởi đó là
hai nhân vật tha thiết nói lên cuộc đời thầm lặng của những người đàn bà tần tảo nuôi
chồng, nuôi con, nuôi cha mẹ anh em, mà trong tay không có đến một tấc vốn, hình
ảnh ấy có chung một nguồn: bà cụ Cẩm Giàng, mẹ của Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng
Ðạo chồng chết sớm, tần tảo buôn gạo nuôi bẩy người con ăn học. Bà cụ Cẩm Giàng
chính là xuất xứ những mẹ Lê, những cô Tâm, cô Mùi, linh hồn của xã hội. Gió đầu
mùa, tập truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam, ngoài không khí đói và buồn, nó còn hé
cửa vào những ngõ ngách phố huyện, phố chợ trong buổi giao thời chuyển mình từ đời
sống thuần tuý nông thôn sang thành thị, tạo ra một lớp người nửa quê nửa tỉnh, có
những thân phận thoát được nghịch cảnh, có những thân phận chìm sâu trong dòng
thủy triều cuốn mau, cuốn mạnh. Tính chất tương phản giữa hai lối sống, hai trình độ
19



khác biệt và kỳ thị nhau đó, đã được Thạch Lam nói đến ở ngay những dòng đầu Nhà
mẹ Lê: "Ðoàn thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lỵ nhỏ ở trung
châu. Hai giẫy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái
giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà
gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim, nhà của một người giầu trong làng làm ra
đấy để bán hàng.
Người ở phố chợ là bảy, tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà
người dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: những kẽ ngụ cư. Họ ở những đâu
đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém; làm những nghề lặt vặt: người thì
kéo xe, người thì đánh dậm hay làm thuê, ở mướn cho những người giầu có trong
làng. Người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Ðối, nhà mẹ
Lê" [21, tr 14]. Mẹ Lê thuộc thành phần “những kẻ ngụ cư” mà không phải là nông
dân, gia đình mẹ Lê thuộc diện ngoại vi, sống bên lề xã hội. Nếu đặt vào bối cảnh bây
giờ, nhà mẹ Lê có thể là một trong những gia đình lam lũ sống trong các chung cư ổ
chuột ở ngoại ô các thành phố lớn. Nhà mẹ Lê cứ thầm lặng trôi đi trong cái khổ và cái
đói, bác Lê và mười một đứa con quánh lại với nhau, không ai than thở, vì biết rằng
mọi người đều khổ như thế cả, than cũng bằng thừa: "Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và
mưa gió lầy lội. Ðàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau, rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối
tăm, vì đèn đóm không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở. Nhưng
mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng
hàng xóm, bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau" [21, tr 19]. Sự im lặng
chịu đựng ấy kéo dài và bao trùm lên bi kịch y như giọng nói của Bác Lê, sau khi đi
vay nợ ông Bá bị chó tây cắn, chỉ nhỏ nhẹ giảng giải phàn nàn với các con: “Thật cậu
Phúc ác quá! Ðã không cho thì thôi, lại còn thả chó ra đuổi”. Yếu tố “đối chất” duy
nhất nằm trong câu “cậu Phúc mà lại ác quá” còn tất cả đều hiền lành. Phải chăng
chính bởi lối viết đầy “nhân phong” ấy mà tác phẩm Thạch Lam cứ âm thầm dày vò
chúng ta: “cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã
thấy nó rồi; và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì

cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ được
lĩnh gạo về cho con...” [21, tr 21]. “Cuốn phim đời bác” từ từ quay lại trong mê sảng
của những cơn sốt, người ta chú ý đến câu "giá cứ có người mướn làm thì cũng không
đến nỗi", như thể bác Lê ở bên kia cuộc sống vẫn còn phân trần, giải oan cho hoàn
20


cảnh oan nghiệt của mình và các con. Nhưng Thạch Lam hiền lành trong lời nói bao
nhiêu thì lại mạnh dạn trong hình ảnh bấy nhiêu: "Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ
con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc",
"Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết" [21,
tr 15]. Cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc, thịt chúng nó thâm tím lại như thịt con
trâu. Những hình ảnh mạnh, cực thực, phi lý, gần như ác mộng báo hiệu thảm cảnh Ất
Dậu, cứ chọc thẳng vào tim người đọc. Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất
thơ thành một thể tuyệt vọng mới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là
phận người trước khi trở nên thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn
tuyệt vời đói khát với no đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua
những hình ảnh đẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết
của mười một đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay
của tử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại. Bác Lê
chết rồi, nhưng hình ảnh “một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé,da mặt và chân
tay răn reo như một quả trám khô” như vẫn chiếm trọn ký ức người đọc, cái ký ức ấy
có lúc thấy “Bác Lê đè thằng Hỉ, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một mảnh
chai sắc”, có lúc bác còn “lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại
giống một mẹ con đàn gà” khiến cho bác Ðối phải nhắc: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng
đếm lại con không mất”.
Những truyện ngắn của Thạch Lam trong ba tập Gió đầu mùa, Nắng Trong
vườn, Sợi tóc là một chuỗi tác phẩm viết khá đều tay, mỗi quyển đều có một số truyện
thật hay, xứng đáng xếp vào loại những truyện ngắn giá trị của Việt nam trong thế kỷ
hai mươi. Một tác giả viết đều đều, với phẩm chất cao như thế là nhiều chứ không phải

ít. Nhiều người trách Thạch Lam viết ít, cũng là trách vội, có lẽ Thạch Lam chỉ cho in
những gì ông biết là sẽ trụ được, trong khi khá nhiều tác giả nổi tiếng thường hay tham
lam, lạm dụng tên tuổi của mình, gì cũng in, làm ô nhiễm những tác phẩm giá trị của
chính mình và trong một chừng mức nào đó đánh lừa độc giả. Ngay khi tập truyện đầu
tay Gió đầu mùa ra đời, Khải Hưng đã đánh giá rất cao văn phong của Thạch Lam trên
báo Ngày nay, số 89, ra ngày 12/12/1937 với bài viết "Một quan niệm về văn chương".
Với khả năng cảm nhận tinh tế chính xác, Khải Hưng đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất,
hơn người của Thạch Lam là sự thành thực. “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi
rùng rợn cả tâm hồn vì sự can đảm”, sự thành thực mà Khải Hưng từng ao ước
21


“nhưng không sao có được”. Ông đánh giá sự can đảm ấy tương đương với sự can
đảm của Tolstoi. Khải Hưng là người đầu tiên nhận ra nhà văn Thạch Lam là nhà văn
cảm giác, tư duy nghệ thuật của Thạch Lam là tư duy nghiêng về cảm giác. Nhận xét
về Thạch Lam, Khái Hưng đưa ra một nét rất chính xác: Thạch Lam dám viết hết
những cảm nghĩ trong đầu: “Ở Thạch Lam sự thành thật trở nên sự can đảm, đọc
nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn. Tôi xin thú thật rằng những
điều nhận xét gay go về mình và những người sống chung quanh mình, tôi cũng
thường có song vị tất đã dám viết ra. Tôi vẫn ước ao có cái can đảm ấy nhưng không
sao có được cái can đảm mà tôi thấy ở Tolstoi, mà trong đám văn sĩ mới ở nước ta tôi
thấy ở Thạch Lam. Lòng ta là một thế giới mênh mông, nếu ta để trí suy xét của ta len
vào các ngách các nơi kín tối chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều mới lạ. Tưởng sống tới
trăm tuổi ta cũng không biết thực rõ được lòng ta” [3,tr 277-278]. Ðúng là Thạch Lam
có bạo hơn các anh, bạo hơn những nhà văn cùng thời. Ông dám viết và dám
sống những gì ít ai dám làm, trong thời ấy, Thạch Lam là người duy nhất trong gia
đình lấy vợ vì yêu (theo Thế Uyên). Các anh Nhất Linh, Hoàng Ðạo đều hô hào tự do
hôn nhân nhưng các ông lại lấy vợ theo diện bà mối, thậm chí các ông còn chẳng thèm
đi xem mặt cô dâu, mà nhờ em gái xem hộ (hồi ký Nguyễn Thị Thế). Rùng rợn hay
không, Thạch Lam là người đi trước thời đại, tự do trong một xã hội đầy cấm kỵ và

thành kiến. Thạch Lam không đòi hỏi tự do như những người khác mà ông thể hiện tự
do qua cách sống và yêu một cách hồn nhiên, không gượng ép, không mảy may nề hà
đến nền đạo lý chặt chẽ bao bọc chung quanh. Nếu trong một số truyện ngắn Thạch
Lam cố ý đứng riêng, đứng ngoài, để khách quan viết về các nhân vật của mình, thì
trong truyện Người đầm, như một người viết “sơ hở” tác giả để lộ lòng mình. Cơ sự
xảy ra là do lỗi của một người - Người đầm. Người ấy đi xem mà lại không ngồi lô,
không ngồi hạng nhất, “một người Pháp, mà lại là một người đàn bà, ngồi ở hạng nhì
lẫn với người!” chữ người sau cùng thật ghê, chỉ một mình nó đã nói thay bao chữ lớn
lao về nhân quyền, về chế độ thực dân, về những đàn áp... mình nó bao trùm lên những
thái độ, những chế độ không coi người là người. Người đầm này cùng chung làn sóng
với Thạch Lam, đã dám làm những việc mà người khác không làm: bởi thời ấy, các
người đầm không bao giờ ngồi lẫn với “người” như thế. Thạch Lam tình cờ gặp gỡ
“người đầm”. Người đàn bà Pháp mới đến, lạ lẫm, không giống ai, một mình với đứa
con bơ vơ trên mảnh đất xa lạ đầy cạm bẫy. Lướt qua những ánh mắt “lãnh đạm và ác
22


×