MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của
q trình tồn cầu hố, tự do hố thương mại quốc tế việc phát triển hoạt động giao
nhận vận tải quốc tế ở mỗi nước có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích luỹ
ngoại tệ, làm đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục
pháp lý khác, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hố ở của nước đó trên thị
trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu
với các nước khác trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển
nhịp nhàng, cân đối.
Thời đại tồn cầu hố các nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, mối liên hệ
giữa các quốc gia về mọi phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau; đặc
biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trị hết sức quan trọng. Trong hoạt
động đó các công ty giao nhận hàng với tư cách là người được chủ hàng uỷ nhiệm để
giao hàng lên phương tiện vận tải nếu là xuất khẩu, hoặc nhận hàng từ phương tiện
vận tải nếu là nhập khẩu. Mỗi lĩnh vực đều có tầm quan trọng đặc biệt.
Tuy nhiên việc phát triển giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở mỗi nước ngày
càng trở nên cần thiết gắn liền với sự phát triển kinh tế. Vì vậy các vấn đề liên quan
đến giao nhận vận tải quốc tế là một yêu cầu cấp thiết đối với những người làm công
tác giao nhận và những người kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá cần phải nắm
vững để tránh các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình
Thấy rõ được lợi ích của việc nắm vững các phương thức và quy trình trong
giao nhận vận tải quốc tế đối với nhà nhập khẩu em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình
giao nhận nhập khẩu lơ hàng lưu huỳnh của cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu
Quảng Bình - Hải Phịng” .
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
như: phân tích, thống kê, ,…
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
1.1.
Khái niệm về giao nhận và người giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có
liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt
nam thì Giao nhận hàng hố là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các
thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự
uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Người giao nhận hoạt động theo sự ủy thác của chủ hàng và bảo vệ quyền lợi cho
chủ hàng. Người giao nhận có thể lo liệu các cơng việc về vận tải nhưng không phải
người vận tải; cùng với việc vận tải, người giao nhận có thể đảm nhiệm thêm các công
việc khác theo sự ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi gửi tới nơi nhận một cách
nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba
khác.
1.2.
Chức năng của người giao nhận
Hàng hoá trước khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua khâu lưu thông, nếu
rút ngắn khâu lưu thông cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đếu có lợi. Đối với nhà
sản xuất vốn sẽ được quay vịng nhanh chóng và hoạt động sản xuất kinh doanh được
tiến hành liên tục không bị gián đoạn, trong khi đó người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi
khi sử dụng những sản phẩm mới được sản xuất với mức giá hợp lý. Như vậy rõ ràng
là thay vì phải lo liệu việc vận chuyển cũng như các thủ tục liên quan đến công tác đưa
hàng tới người tiêu thụ, người sản xuất chỉ cần tập trung vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình và để phần việc trên cho những người thông thạo về công tác bốc xếp,
vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ... Những người này được gọi là người giao nhận.
Vậy chức năng của người giao nhận tóm gọn là đưa hàng từ người sản xuất đến
người tiêu dùng, từ người xuất khẩu đến nhà nhập khẩu, từ những người bán buôn
đến những người bán lẻ, ... một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí hợp lý hoặc
tư vấn cho những đối tượng có hàng và đối tượng cần hàng về hoạt động liên quan
đến việc xuất hàng và nhập hàng.
1.3.
Vai trị của người giao nhận
Người giao nhận có thể có thể thay mặt người gửi hàng vận chuyển hàng hoá
qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng hoặc thay mặt người nhận
hàng làm các thủ tục để nhận hàng. Để thực hiện tốt vai trò của mình người giao nhận
có thể làm dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba
khác để thực hiện. Những dịch vụ mà người giao nhận cần tiến hành là:
- Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở,
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá trong phạm vi ga cảng,
- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá,
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hố,
- Kí kết hợp đồng với người vận tải, với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,
- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,
- Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch,
- Mua bảo hiểm hàng hoá,
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng,
- Thanh toán thu đổi ngoại tệ,
- Nhận hàng từ người gửi hàng trao cho người chuyên chở, giao cho ngưịi nhận
hàng.
- Thu xếp chuyển tải hàng hố.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận.
- Gom hàng lựa chọn tuyến đưòng vận tải, phương thức vận tải, và người chun
chở thích hợp.
- Đóng gói bao bì phân loại tái chế hàng hố.
- Lưu kho bảo quản hàng hoá.
- Nhận và kiểm tra chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển.
- Thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi.
- Thơng báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải.
- Thông báo tổn thất nếu có
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại địi bồi thường.
Ngồi ra, người giao nhận cịn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của
chủ hàng tổ chức giao nhận hàng hoá đặc biệt như: hàng siêu trường, hàng siêu
trọng, súc vật sống...
Ngày nay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức người
giao nhận không chỉ làm đại lý hay uỷ thác mà cung cấp cả các dịch vụ vận tải tạo điều
kiện tiện ích nhất cho người gửi hàng. Người giao nhận đã làm chức năng và công
việc của những người sau dây:
-
Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng:
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ:
+ Chọn tuyến đường, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập lịch gửi
nhận hàng và cung cấp cho người ủy thác;
+ Lưu cước với người chuyên chở đã lựa chọn;
+ Nhận hàng và cấp các chứng từ thích hợp như: Giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận;
+ Nghiên cứu những điều khoản trong thư tín dụng và chuẩn bị các chứng từ cần
thiết;
+ Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gửi hàng) chú
ý tới đặc điểm của phương tiện vận chuyển, tính chất của hàng hóa;
+ Thu xếp việc lưu kho (nếu thấy cần thiết);
+ Cân đo và kẻ mã, mác hàng hóa;
+ Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm; nếu được yêu cầu có thể mua
bảo hiểm cho người gửi hàng;
+ Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục hải quan, làm các thủ tục có
liên quan và giao hàng cho người chun chở.
+ Thanh tốn phí và các loại chi phí khác;
+ Chuẩn bị vận đơn và nhận vận đơn đã ký từ người chuyên chở;
+ Thu xếp việc chuyển tải trên chặng đường vận chuyển;
+ Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người chuyên
chở và đại lý của họ tại nơi nhận hàng;
+ Giúp người gửi hàng khiếu nại đối với các bên liên quan.
+ Hành động thay mặt người nhập khẩu
-
Theo sự chỉ dẫn của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ đảm nhận:
+ Giám sát việc vận chuyển hàng hóa;
+ Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển;
+ Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thanh toán cước phí vận chuyển;
+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả thuế cùng các khoản lệ phí;
+ Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần);
+ Giao hàng đã làm xong thủ tục hải quan cho người nhận hàng;
+ Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại người chuyên chở về tổn thất của hàng hóa;
+ Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng (nếu cần)..
-
Các dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
+ Vận chuyển hàng cơng trình, hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
+ Dịch vụ vận chuyển các hàng hóa đặc biệt như súc vật sống, các loại thực phẩm,
quần áo…
+ Giúp người bán quảng cáo, triển lãm ở nước ngoài.
+ Các dịch vụ khác
Thơng báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, tình hình cạnh tranh,
tình hình biến động về chính trị, văn hóa, các chính sách của nhà nước về hoạt động
XNK.
1.4.
Trách nhiệm của người giao nhận.
Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu trách
nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót do mình gây ra.
Trong q trình thực hiện hợp đồng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thơng báo ngay
cho khách hàng.
Sau khi kí kết hợp đồng nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng
thì phải thơng báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý trong trường hợp khơng
thoả thuận thời gian thực hiện cụ thể.
Trong trường hợp người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý, các lỗi lầm
thiếu sót phải chịu trách nhiệm là:
- Giao nhận khơng đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hố mặc dù đã có hướng dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
- Chở hàng giao sai nơi quy định.
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không làm đúng các thủ tục cần thiết
Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về người và tài sản mà anh ta đã gây
ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên người giao nhận khơng chịu
trách nhiềm về hành vi và lỗi của người thứ ba như người chuyên chở hay người giao
nhận khác...nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. Đặc biệt khi là đại lý
thì người chuyên chở phải tuân thủ theo điều kiện kinh doanh chuẩn của mình.
Khi là người chun chở, người giao nhận đóng vai trị là một nhà thầu độc lập,
nhân danh mình cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách
nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận
khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể hành vi của mình. Quyền
và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật của các phương thức vận tải liên
quan quy định. Người chuyên chở thu tiền của khách hàng theo giá cả dịch vụ chứ
không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trị là người chun chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hố bằng các phương tiện vận chuyển của mình mà còn
trong trường hợp anh ta là người thầu chuyên chở. Khi người giao nhận cung cấp các
dịch vụ liên quan đến vận tải như: đóng gói, lưu kho, bốc xếp, phân phối...thì người
giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện
các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận rõ ràng hay ngụ ý
là họ chịu trách nhiệm như người chuyên chở.
Tuy nhiên, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa khơng phải chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:
Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.
Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách
hàng ủy quyền.
Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu khơng phù hợp
Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp, dỡ
hàng hóa.
Do khuyết tật của hàng hóa.
Do có đình cơng
Các trường hợp bất khả kháng
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa khơng chịu trách nhiệm về việc mất
khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao hàng giao sai địa
chỉ mà khơng phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận như sau:
- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp
khơng vượt q giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa khơng được miễn trách nhiệm nếu không
chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của
mình gây ra.
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn và các
khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hóa đơn khơng ghi giá trị hàng hóa thì
tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà hàng
được giao cho khách hàng theo giá thị trường; nếu khơng có giá thị trường thì tính
theo giá thơng thường của hàng cùng loại và cùng chất lượng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa khơng phải chịu trách nhiệm trong các
trường hợp sau đây:
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa khơng nhận được thông báo về khiếu nại
trong thời hạn 14 ngày làm việc (khơng tính ngày chủ nhật, ngày lễ) kể từ ngày giao
hàng.
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không nhận được thông báo bằng văn
bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao
hàng.
1.5.
Nhiệm vụ của các bên tham gia giao nhận hàng hóa XNK.
1.5.1. Nhiệm vụ của cảng
Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hố với chủ hàng
Hợp đồng có hai loại:
+ Hợp đồng uỷ thác giao nhận
+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản
hàng hoá.
Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác
Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác
để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng
xuất nhập khẩu.
Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hố do mình gây nên trong q
trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
Hàng hố lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu
có biên bản hợp lệ và nếu cảng khơng chứng minh được là cảng khơng có lỗi.
Cảng khơng chịu trách nhiệm về hàng hố trong các trường hợp sau:
+ Khơng chịu trách nhiệm về hàng hố khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn
nguyên vẹn.
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ
(dẫn đến nhầm lẫn mất mát).
1.5.2.
Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hố khơng qua cảng hoặc
tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
Cung cấp cho cảng những thơng tin về hàng hố và tàu
Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:
+ Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu
biển làm được cung cấp 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung
cấp 8 giờ trước khi bốc hàng xuống tàu.
Ðối với hàng nhập khẩu:
+ Lược khai hàng hoá
+ Sơ đồ xếp hàng
+ Chi tiết hầm tàu
+ Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng.
Các chứng từ này đều phải cung cấp 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
+ Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
+ Lập các chứng từ cần thiết trong q trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các
bên có liên quan, thanh tốn các chi phí cho cảng.
1.5.3.
Nhiệm vụ của hải quan
Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu.
Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối,
tiền Việt Nam qua cảng biển.
1.6.
Cơ sở pháp lý
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy
phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam…
- Căn cứ vào luật Thương Mại 2005 của nước CHXHCNVN.
- Thông tư 129-Tgg áp dụng phương pháp giao nhận nguyên hầm đối với hàng hóa
vận chuyển bằng tàu thủy và xà lan.
- Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát
hải quan
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC cũng bổ sung thêm những hướng dẫn về thủ tục hải
quan, giám sát hải quan đối với một số trường hợp đặc thù mà các văn bản trước đây
chưa hướng dẫn như: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là phương tiện vận tải XNK,
giám sát hải quan đối với hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu, đang nằm trong khu
vực giám sát hải quan, nhưng phải tái xuất trả lại cho đối tác nước ngoài…
- Nghị định 330-CP năm 1981 Quy định về xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng nhập
khẩu ở các cảng biển nước CHXHCN Việt Nam và vận chuyển hàng nhập khẩu từ các
cảng tới chủ nhận hàng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Nghị quyết số 79/NQ-CP của Chính phủ : Về thực hiện thí điểm biện pháp bình ổn giá
dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu.
- Công ước Hague, hague visby 1968, 1979; hamburge 1978.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/08/1997)
liên quan đến viêc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam
- Nghị quyết số 79/NQ-CP của Chính phủ : Về thực hiện thí điểm biện pháp bình ổn giá
dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH
2.1
2.2
2.3
•
•
2.4
Giới thiệu chung về cơng ty CP XNK Quảng Bình.
Tên công ty: công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình
Tên tiếng anh: Quang Binh Import & Export, JSC
Địa chỉ: Đội 2, Tân Dương, Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng
Văn phòng đại diện: số 23, lô 01, khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Q.Hồng Bàng, Tp.HP
Điện thoại: (031)6263333
Fax: (031) 3533679
Email:
Website: www.quangbinhjsc.com.vn
Loại hình kinh doanh: Cơng ty Cổ Phần
Giấy phép kinh doanh: 0200730878
Mã số thuế: 0200730878
Ngày cấp phép hoạt động: 15/03/2007
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ
Người đại diện: Giám đốc – Nguyễn Thị Thanh Hương
Lĩnh vực kinh doanh
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Dịch vụ đóng gói phân bón NPK
Bán bn phân bón và hóa chất thơng thường
Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai thác
Bán buôn thực phẩm
Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh:
Nông sản
Hóa chất cơng nghiệp
Khống sản – Cơng ty khống sản
Phân bón – Đại lý phân bón
Sản phẩm dịch vụ:
DAP Đình Vũ
Gạo hạt dài
Gạo hạt ngắn
Hóa chất lưu huỳnh
Ngơ vàng
Phân bón MPA
Phân bón SA
Phân bón Ure hạt đục
Phân bón Ure hạt trong
Sắn lát
Than cám
Vơi sống
Sự hình thành và phát tiển của công ty
Cơng ty CP XNK Quảng Bình được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 2007 trên cơ
sở tách ra từ Công ty CP Hảo Mỳ - một công ty đã có truyền thống 30 năm làm thương
mại nội địa và xuất nhập khẩu. Cơng ty CP XNK Quảng Bình có trụ sở đăng ký tại Đội 2,
Xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Với chức năng kinh doanh
xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa, thương mại dịch vụ. Những ngày đầu hoạt động,
công ty chỉ vỏn vẹn hai nhân viên trong văn phòng rộng 20m 2, dưới sự lãnh đạo của
giám đốc trẻ Nguyễn Thị Thanh Hương. Với hai mặt hàng chủ lực là phân bón nhập
khẩu từ Trung Quốc và khăn lạnh của Vietnam Airlines.
Sau ba năm tích cực hoạt động, cơng ty CP XNK Quảng Bình – Hải Phịng đã
khơng ngừng phát triển với 12 mặt hàng chủ chốt như: gạo, ngơ, sắn, DAP Đình Vũ,
đạm Ure, kali, Lưu huỳnh, dầu FO/DO, Amoni, than cám,… Bên cạnh đó, thị trường
phân phối đã được mở rộng ra cả nội địa và Quốc tế.
Tính từ năm 2008 đến năm 2011, sản lượng kim ngạch xuất khẩu của doanh
nghiệp tăng 30 – 40% so với các năm trước. Đặc biệt là với các mặt hàng: gạo, Ure,
DAP của doanh nghiệp đã tạo được uy tín lớn với thị trường Trung Quốc, Châu Âu và
Trung Âu.
Năm 2008, công ty đã xuất khẩu 100.000 tấn Ure cho các Tập đoàn lớn trên thế
giới như Ameropa, Keytrade, Traworld, Toeppel. Năm 2009, xuất khẩu gạo sang các
nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Đan Mạch, Úc. Thế mạnh của công ty là các sản phẩm hoá
chất như: Lưu huỳnh, Amoni, Xăng, Dầu FO, Dầu DO, Than. Công ty đã và đang nhập
khẩu và cung cấp các sản phẩm này cho các đơn vị lớn.
Năm 2011, dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón NPK trên diện tích gần
2ha tại xã Đơng Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được khởi động. Sau khi hồn
thiện, dự án đã góp phần nâng cao vị thế của cơng ty, góp phần giải quyết cơng ăn việc
làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn huyện và thành phố.
Năm 2013, tại khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hịa). Cơng ty cổ phần xuất
nhập khẩu Quảng Bình – Hải Phịng đã chính thức đưa địa điểm tập kết, kiểm tra hàng
hóa xuất nhập khẩu vào hoạt động. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước và quốc tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần đẩy mạnh
phát triển giao thương hàng hóa với nước bạn Trung Quốc và các nước trên thế giới,
đóng góp cho sự phát triển KT – XH của Cao Bằng.
Như vậy chưa đầy mười năm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình dưới
sự điều hành dẫn dắt sáng suốt của lãnh đạo công ty, cùng sự hăng say lao động làm
việc và sáng tạo của toàn thể lực lượng nhân sự, cơng nhân viên, doanh nghiệp đã có
được vị thế nhất định trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động
giao thương trong nước với bạn bè quốc tế ngày một phát triển.
2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty XNK Quảng Bình.
2.5.1 Cơ cấu các phịng ban.
Giám đốc
Phịng kinh doanh
Phịng marketing
Trưởng phịng
Kế tốn trưởng
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phịng giao nhận
Phịng lễ tân
Nhân viên
Nhân viên
2.5.2
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc : Nguyễn Thị Thanh Hương là người có chức vụ cao nhất của cơng ty,
trực tiếp điều hành quản lí tất cả các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao
nhất, và có quyền quyết định cao nhất trong toàn bộ tổ chức.
Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc:
+ Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng khen thưởng kỷ luật đối với người lao
động theo quy chế phù hợp với Bộ luật lao động.
+ Được quyết định các biện pháp giải quyết trong những trường hợp khẩn cấp
như thiên tai, dịch họa, hoả hoạn, sự cố ... và chịu trách nhiệm về quyết định này.
+ Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Cơng ty.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
+ Chức năng và nhiệm vụ:
Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tiếp thị tìm kiếm các nguồn hàng.
Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
+ Cấp báo cáo: Giám đốc cơng ty.
Uỷ quyền khi vắng mặt: Các trưởng phịng ban, bộ phận liên quan.
Phó giám đốc phụ trách tài chính:
+ Chức năng và nhiệm vụ:
Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định .
Tham mưu cho Giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn. Quản lý điều
hành mọi hoạt động về lĩnh vực Tài chính của Cơng ty, cấp báo cáo: Giám đốc cơng ty.
Uỷ quyền khi vắng mặt: Các trưởng phịng ban, bộ phận liên quan.
+ Chịu sự kiểm tra của Ban kiểm sốt và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối
với việc thực hiện điều hành của Cơng ty.
Phịng kinh doanh:
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về điều hành hoạt động kinh doanh của tồn
cơng ty, từ q trình tìm hiểu nguồn hàng, thu mua hàng hóa, phục vụ các hoạt động
xuất nhập khẩu, tìm hiểu và cung cấp thơng tin về nhóm hàng hóa có thể kinh doanh
trên thị trường trong nước và nước ngồi, từ đó đưa ra các chiến lược. Hoạt động
kinh doanh mà phòng kinh doanh thực hiện đều phải được giám đốc thông qua.
Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở
rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc
trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu. Đây là chức năng, nhiệm vụ
chủ yếu của Phòng Kinh doanh:
Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh
của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký
kết.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu
của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các
khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường,...
và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người mua, giải quyết
tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của
Công ty. Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng ngoại thương, điều kiện và hình
thức thanh tốn. Phối kết hợp với các Phịng, Ban, đơn vị có liên quan giúp Giám đốc
các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu
của Ban Giám đốc Công ty, xây dựng các kênh thông tin về thương mại, đồng thời
quản lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
thông qua các hệ thống thơng tin.
Phối hợp với Phịng Tài chính - Kế tốn Cơng ty trong các nghiệp vụ thu tiền bán
hàng hóa, thanh tốn tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh
doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trực thuộc quản lý
theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng
đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám
đốc Công ty phê duyệt. Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến độ và
quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban Giám đốc Công
ty.
Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến cơng tác kinh doanh của
Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Phòng kinh doanh còn trực tiếp liên hệ đến các ngân hàng, tiến hành các thủ tục
cần thiết như: yêu cầu mở thư tín dụng; ký hậu vận đơn; thanh toán;… được các bên
đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng thương mại mà điều kiện thanh tốn theo
hình thức tín dụng chứng từ, nhờ thu hay hình thức khác để cơng việc giao nhận hàng
hóa diễn ra nhanh chóng.
Đặc điểm tổ chức bộ máy của phịng kinh doanh: Bộ máy của phòng kinh doanh
được tổ chức theo hình thức nửa phân tán nửa kinh doanh. Cơng việc của phịng kinh
doanh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn hàng, tài liệu kĩ thuật xuất khẩu, lập kế hoạch cho
từng tháng, từng quý, từng năm. Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa, kế hoạch dự
trữ, xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình thưc hiện, lập báo cáo kết quả kinh
doanh theo tháng, quý, năm. Bộ máy hoạt động của phòng kinh doanh được tổ chức
theo kiểu trực tuyến tham mưu, nghĩa là mọi nhân viên trong phòng được điều hành
trực tiếp từ một người lãnh đạo là trưởng phòng.
Phòng giao nhận:
+ Sơ đồ phòng giao nhận:
Phịng giao nhận
Trưởng Phịng
Phó Phịng
Nhân viên
+ Chức năng phịng giao nhận:
Tham mưu, giúp Ban giám đốc công ty thực hiện quản lý về công tác chuyên môn,
nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của giám đốc công ty và theo quy định của
pháp luật.
+ Nhiệm vụ:
Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng
hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đàm phán tiến tới ký
kết các hợp đồng kinh tế.
Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà
nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.
Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi
tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng
thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của công ty.
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được uỷ quyền được
phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này.
Thực hiện các thủ tục hợp đồng thông quan đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu
sản phẩm của công ty.
Và các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc công ty phân công.
+ Nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng giao nhận:
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Thực – 35 tuổi
. Quản lý phòng kinh doanh.
. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc.
. Lên kế hoạch nhận hàng cho nhân viên.
Phó phịng: Phan Đăng Thiết – 37 tuổi.
. Hỗ trợ với trưởng phòng lên kế hoạch nhận hàng cho nhân viên
. Chỉ đạo giải quyết các cơng việc phát sinh trong q trình giao nhận hàng hóa,
đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
. Theo dõi, quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ hồ sơ Hải
quan các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hồn thành tốt cơng việc
được giao; theo dõi, quản lý đơn đặt hàng.
Nhân viên :
. Nguyễn thị Nga (30 tuổi): Chăm sóc khách hàng. Nhận bộ chứng từ từ khách
hàng. Kiểm tra bộ chứng từ và khai báo Hải quan điện tử, đồng thời thường xuyên
theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo các thông
tin cần thiết về lô hàng.
. Nguyễn Văn Dũng (27 tuổi): Kiểm tra bộ chứng từ, lấy lệnh giao hàng, làm thủ
tục Hải quan. Giám sát q trình giao nhận hàng, thu thập thơng tin về quá trình giao
nhận hàng và báo cáo Hải Quan.
. Nguyễn Văn Thành (27 tuổi): Giám sát việc thực hiện kiểm đếm hàng hóa, đóng
hàng vào bao, kiện, đóng container, liên hệ thuê phương tiện vận chuyển, làm hàng.
Phòng marketing :
Có nhiệm vụ thực hiện các cơng việc từ nghiên cứu thị trường , nghiên cứu sản
phẩm để lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể, xúc tiến xuất khẩu
hàng hóa ra thị trường.hoạt động của phịng kinh doanh có hiệu quả thì hoạt động
kinh doanh của cơng ty được thực hiện có chiến lược hơn, khơng mang tính thương vụ
và ít phụ thuộc vào trung gian nước ngồi do đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
cao hơn.
Trong thời đại ngày nay, trước sức ép về cạnh tranh trên thị trường vai trò của
bộ phận marketing trong các công ty càng trở nên quan trọng hơn. Cơng ty Cổ phần
xuất nhập khảu Quản Bình cũng chú trọng đầu tư cho phòng marketing cả về nhân lực
và vật lực : đầu tư mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ
marketing.
Phịng lễ tân:
+Trách nhiệm:
- Ln ln trực tại sảnh của cơng ty. Chào đón và hỗ trợ cho khách hàng và đối
tác đến giao dịch và làm việc.
- Là đầu mối kiểm tra và phân bổ báo chí, tạp phẩm cho các phịng ban.
- Có trách nhiệm giám sát vệ sinh khu vực chung
- Hỗ trợ thực hiện các công việc kê đặt bàn ghế, cung cấp các thiết bị trình chiếu,
laptop,
bút viết, bảng, phấn, giẻ lau… Phục vụ nước tại phòng họp.
- Kiểm tra và báo cáo các thiết bị hỏng hóc cần thay thế tại các tầng làm việc.
- Kiểm tra và thay thế nước uống cho các phịng, ban trong cơng ty.
- Thực hiện các cơng việc lễ tân khánh tiết chung cho công ty.
- Hỗ trợ các cơng việc khác khi lãnh đạo phịng u cầu.
Phịng kế tốn – tài chính :
Theo dõi tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty.
+ Chức năng:
- Tham mưu với Giám đốc công ty trong quản lý và điều hành quá trình sử dụng .
- Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình sử dụng vốn cơng ty.
- Cung cấp kịp thời, chính xác mọi thơng tin về tình hình hoạt động SXKD, tham
mưu với BGĐ sử lý kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất.
+ Nhiệm vụ:
- Ghi chép phản ánh trung thực kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu chi trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của Cơng ty theo
đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước, hướng dẫn của tổng
cục thuế quy định cho các doanh nghiệp.
- Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ và chế độ phân phối lợi nhuận của nhà
nước. Dựa vào các chỉ tiêu đó, Ban giám đốc phân tích tính hiệu quả của sản xuất kinh
doanh và đưa ra các biện pháp thích hợp để phát huy những điểm tốt trong quá trình
hoạt động, đông thời khắc phục những điểm yếu kém, dựa trên sự phân tích có hệ
thống cả về chất và lượng.
- Đề xuất với Giám đốc công ty quy chế tính lương, thưởng, trợ cấp ... của cán bộ
cơng nhân viên. Theo dõi, tính lương và thanh tốn lương cho cán bộ công nhân viên
theo quy chế của công ty đã phê duyệt.
- Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạchsản xuất kinh doanh của
công ty.
- Các nhiệm vụ bất thường khác do Ban giám đốc giao.
Phịng kế tốn- tài chính thực hiện các nghiệp vụ kế tốn về tài chính của tổ chức
nhằm quản lý có hiệu quả nhất về tình hình thu chi tránh thất thốt nguồn vốn gây
lãng phí.
Cũng dựa trên các chỉ tiêu cụ thể mà phòng kế tốn - tài chính đưa ra giúp cơng
ty làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, với các tổ chức xã hội khác như :
nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên.
Công ty cổ phần XNK Quảng Bình là một cơng ty nhỏ, mới thành lập do đó bộ máy
tổ chức tương đối đơn giản, hiện nay tỉ lệ cán bộ gián tiếp của công ty là khá cao,
nhưng phù hợp quy mô,nhiệm vụ và tính chất của cơng ty. Các phịng chức năng đã
được tinh giảm đa số nhân viên được đánh giá là có trình độ khá đáp ứng được u
cầu của công việc. Mặt khác, mỗi nhân viên thuộc bộ máy quản lí đều được giao những
cơng việc cụ thể trên cơ sở để định biên. Do đó hiệu suất của công việc khá cao, đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Về phương pháp quản lí : thực hiện phương pháp quản lí tổng hợp, phương pháp
quản lí hành chính, phương pháp kế tốn, và phương pháp giáo dục quản trị cụ thể là :
giao nhiệm vụ cho từng phịng ban, phân xưởng bằng văn bản quản lí, các phân xưởng
phòng ban giao nhiệm vụ cho từng ca, từng tổ, từng người.
Tóm lại trong điều kiện kinh doanh doanh mới, cơng ty đã có những biện pháp
hữu hiệu nhằm cải tổ hệ thơng tổ chức quản lí, đem lại những hiệu quả đáng khích lệ
trong những năm qua.
2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty XNK Quảng Bình
Trong xu thế tồn cầu hố, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
Công ty CP XNK Quảng Bình đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường
nội địa cũng như trên trường quốc tế.
Với chức năng thương mại xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần XNK Quảng Bình đã
và đang góp phần kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các nước trên thế giới,
rút ngắn khoảng cách, đưa Việt Nam và các nước lại gần nhau hơn vì một mục đích
tồn cầu hố. Sản phẩm, dịch vụ của công ty được nhiều bạn hàng trong nước và trên
thế giới biết đến với uy tín và chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Sau gần 7 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng được
hình ảnh và uy tín tốt trên thị trường Việt Nam và Quốc Tế. Công ty đã thiết lập được
mối quan hệ thân thiết và truyền thống với nhiều khách hàng lớn như Ameropa,
Keytrade, Traworld, Toeppel. Sản phẩm DAP, Amoni, Gạo của công ty đã được xuất
nhập khẩu trên thị trường lớn như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Sudan.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, cơng
ty cổ phần XNK Quảng Bình đã và đang quan hệ rất tốt với nhiều nhà cung cấp phân
bón lớn trong nước và quốc tế. Hiện tại, Công ty đã ký kết hợp đồng đầu vào với nhiều
nhà cung cấp trong nước và nước ngoài như:
+ Ameropa AG – Thụy Sĩ
+ Tập đoàn Mitsui – Nhật
+ Sam Sung – Hàn Quốc
+ PNR Parich – Thái Lan
+ Greeb Havest – Thái Lan
+ Valency – Singapor
+ Công ty TNHH mậu dịch Hằng Hồng – Trung Quốc
+ Công ty TNHH công nghệ phẩm Phịng Thanh – Trung Quốc
+ Cơng ty kinh doanh than Hải Phịng
+ Cơng ty TNHH MTV DAP – VINACHEM
+ Công ty TNHH Quốc Đạt
+ Công ty TNHH TM & XNK Thuận Đạt
+ Công Ty TNHH Minh Tiến
+ Công ty CP TM & XNK Hưng Thịnh
+ Công ty TNHH Anh Cường
+ Cơng ty TNHH Biên Hịa
Bên cạnh đó cơng ty cũng đang là nhà cung cấp các sản phẩm phân bón cho rất
nhiều đại lý trên thị trường cả nước và một số khách hàng nước ngoài.
Từ đầu năm 2011 đến nay Công ty đã ký kết nhiều hợp đồng kinh tế cung cấp các
sản phẩm phân bón cho nhiều khách hàng như: Sam Sung, Mitsu, Hearty chem., Nitora,
Sinopec, Marubeni,…, Cơng ty Tnhh MTV DAP VINACHEM, Cơng ty phân bón Việt Mỹ,
Cơng ty Baconco.
Hiện nay mặt hàng phân bón Ure hạt trong chủ yếu phục vụ xuất khẩu (các thị
trường chính như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Srilanka, Nhật Bản,..) và đáp ứng một phần nhu cầu phân bón thị trường nội địa (xuất
bán tại kho hoặc giao hàng tận nơi đối với một số tỉnh thành miền Bắc, miền Trung
như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,…) và các tỉnh phía Nam (thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp,…), cơng ty có thể đáp ứng đơn đạt hàng
từ 100T – 20.000T bao gồm hàng bao đóng trong container, hàng đóng xuống tàu,
hàng xá (hàng rời) trong container, hàng xá xuống tàu hoặc theo yêu cầu khác của
khách hàng.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN NHẬP KHẨU LÔ HÀNG LƯU HUỲNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH.
3.1. Giới thiệu khái qt về lơ hàng lưu huỳnh.
Mặt hàng lưu huỳnh của công ty CP XNK Quảng Bình nhập về có các đặc điểm
sau:
-
Lưu huỳnh có tên thương mại là Solid sulfur.
Hàm lượng lưu huỳnh (quy khô): 99,90% tối thiểu.
Độ tro (ash): 0,1% tối đa.
Cacbon (carbon): 0,06% tối đa.
Độ axit (Free acidity): 0,06% tối đa.
Độ ẩm cho phép (moisture): 0,5% tối đa.
Lưu huỳnh có màu vàng sáng.
Có dạng hạt (granular).
Xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Lơ hàng lưu huỳnh là lô hàng nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Quảng Bình - Hải Phịng về kinh doanh trong nước từ công ty Kimtar Kimya Gubre
Tar.San.Tic.LTD.STI ở Thổ Nhĩ Kỳ theo hợp đồng thương mại số EXP/12-02/CH, được
ký kết vào ngày 19/12/2013.
Lô hàng này được nhập khẩu về Tân cảng Hải Phòng theo điều kiện CFR 142$
MT bằng đường biển trên tàu Biển Đông Navigator từ cảng IZMIT ở Thỗ Nhĩ Kỳ.
Lơ hàng này có khối lượng tịnh là 941,068 tấn, khối lượng cả bì là 941,400 tấn,
được đóng trong bao jumbo, tổng số bao là 740 bao, đóng trong 37 container 20’.
Đây là hàng thuộc diện phải khai báo hóa chất nhập khẩu ở Cục hóa chất theo
quy định của Bộ cơng thương.
Lô hàng lưu huỳnh của công ty CP XNK Quảng Bình thuộc diện ưu đãi khơng phải
đóng thuế nhập khẩu, chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng.
3.2. Quy trình giao nhận nhập khẩu lơ hàng lưu huỳnh
3.2.1. Sơ đồ quy trình
Liên hệ với khách hàng để nhận bộ chứng từ
Liên hệ ngân hàng để ký hậu B/L
Liên hệ với hãng tàu để nhận D/O
Đăng ký tờ khai hải quan
Giao D/O cho hãng tàu để lấy hàng
Chở hàng về nhập kho cơng ty
3.2.2. Giải thích các bước trong quy trình
Đối với lơ hàng lưu huỳnh của cơng ty CP XNK Quảng Bình – Hải Phịng nhập về
kinh doanh theo hợp đồng thương mại số EXP/12-02/CH không cần đăng ký hợp đồng
với Hải quan. Do vậy thực tế bước đầu tiên cơng ty thực hiện quy trình nhập khẩu lô
hàng này là liên hệ với khách hàng để nhận bộ chứng từ. Tuy nhiên bộ chứng từ của lơ
hàng lưu huỳnh này khơng lấy trực tiếp từ phía khách hàng – KIMTAR KIMYA GUBRE
TAR.SAN.TIC.LTD.STI mà công ty nhận bộ chứng từ gián tiếp từ Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam trên cơ sở hồn thành thủ tục thanh toán
L/C với ngân hàng.
3.2.2.1. Liên hệ với khách hàng để nhận bộ chứng từ
Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì ngay khi
nhận được bộ chứng từ, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ lưỡng tính chính xác,
đồng nhất và hợp lệ của mỗi chứng từ, nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục
thơng quan cho lơ hàng.
•
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương