Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tốc độ tăng trưởng ấu trùng artemia tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam – chi nhánh trại giống quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ

LÊ THỊ HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ,
ĐỘ MẶN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ẤU TRÙNG
ARTEMIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT
NAM – CHI NHÁNH TRẠI GIỐNG QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA 2013 – 2017

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ,
ĐỘ MẶN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ẤU TRÙNG
ARTEMIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT
NAM – CHI NHÁNH TRẠI GIỐNG QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


KHÓA 2013 – 2017

GVHD: ThS. PHAN THỊ MỸ HẠNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ HOA
MÃ SỐ SINH VIÊN: DQB05130098

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khóa
này tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà
trường và công ty nơi tôi thực tập. Tôi xin chân thành
cám ơn Trường ĐH Quảng Bình, thầy cô giáo khoa
Nông Lâm-Ngư, giảng viên hướng dẫn: Th.S Phan Thị
Mỹ Hạnh, đồng thời thể hiện lòng biết ơn đến ban
giám đốc công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Trại giống Quảng Bình, cùng toàn thể công
nhân viên của công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt kỳ thực tập vừa qua. Ngoài ra tôi cũng xin
cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp tôi hoàn
thành đợt thực tập này. Một lần nữa tôi xin chân
thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Thị Hoa

i



MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu..................................................................................................................................ii
Danh mục bảng...........................................................................................................................................iv
Danh mục hình, biểu đồ..............................................................................................................................v
Hình 7. Đổ Javen vào thùng Hình 8. Rửa sạch artemia bằng nước ngọt.................................................29

Danh mục các ký hiệu
NT: Nghiệm thức
NTTS: nuôi trồng thủy sản
TLN: Tỷ lệ nở

ii


iii


Danh mục bảng
MỤC LỤC......................................................................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu..................................................................................................................................ii
Danh mục bảng...........................................................................................................................................iv
Danh mục hình, biểu đồ..............................................................................................................................v
Hình 7. Đổ Javen vào thùng Hình 8. Rửa sạch artemia bằng nước ngọt.................................................29

iv


Danh mục hình, biểu đồ
MỤC LỤC......................................................................................................................................................ii

Danh mục các ký hiệu..................................................................................................................................ii
Danh mục bảng...........................................................................................................................................iv
Danh mục hình, biểu đồ..............................................................................................................................v
Hình 7. Đổ Javen vào thùng Hình 8. Rửa sạch artemia bằng nước ngọt.................................................29

v


MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài việc khai thác giống tự nhiên, việc sản xuất
giống nhân tạo là vấn đề cấp thiết để cung cấp con giống chất lượng cho ngành
NTTS. Trong quá trình sản xuất giống nhân tạo hiện nay việc giải quyết thức ăn
tươi sống là khâu then chốt quyết định đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng. Từ vai trò quan trọng đó nhiều loại thức ăn tươi sống được quan tâm
nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt phải kể đến Artemia [6].
Artemia là thức ăn rất quan trọng và không thể thiếu trong nghề nuôi trồng
thủy sản, nhất là trong khâu sản xuất giống [6]. Artemia được biết đến là nguồn
thức ăn tốt nhất cho ương nuôi ấu trùng tôm cá với nhu cầu ngày càng gia tăng
vì vậy việc nghiên cứu khả năng thích nghi của Artemia với các vùng địa lý mới
luôn là vấn đề được quan tâm nhiều để mở rộng các vùng nuôi [3]. Qua các kết
quả nghiên cứu cho thấy sử dụng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá đem
lại kết quả khả quan về tỷ lệ sống và chất lượng con giống [4]. Artemia có hàm
lượng dinh dưỡng rất cao 40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều acid amin cần
thiết [4]. Mặt khác trứng bào xác Artemia có thể lưu trữ được lâu và luôn có sẵn
trên thị trường. Hiện nay nhu cầu sử dụng trứng bào xác Artemia trong nước và
trên thế giới hằng năm rất cao mà nguồn cung cấp không ổn định [1], do vậy
những năm gần đây người ta hướng tới phát triển sản xuất giống Artemia. Tuy
nhiên khả năng sản xuất Artemia phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường
không kiểm soát được như nhiệt độ, độ măn, khả năng thích nghi của Arrtemia.

Để ấu trùng Artemia thích ứng với điều kiện nuôi tốt cần phải xác định được
ngưỡng phù hợp của các yếu tốt môi trường như nhiệt độ, độ mặn… và ảnh
hưởng của các yếu tố đó trong quá trình ấp nở ấu trùng Artemia, vì vậy tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tốc độ tăng
trưởng ấu trùng Artemia tại công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – chi
nhánh trại giống Quảng Bình”.


Mục tiêu của đề tài:

- Xác định được ngưỡng nhiệt độ, độ mặn phù hợp với ấp nở trứng thành
ấu trùng Artemia trong bể composite.
- Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tốc độ tăng trưởng của ấu
trùng Artemia trong quá trình ấp nở trứng artemia thành ấu trùng.
Ý nghĩa của đề tài:
- Giúp chúng ta nắm được ngưỡng yếu tố môi trường nuôi thích hợp nhất
(nhiệt độ, độ mặn,...) để Artemia đạt được tỷ lệ nở cao trong quá trình ấp nở
trứng Artemia.
- Việc sản xuất thức ăn tươi sống Artemia tốt tạo tiền đề tốt cho khâu sản
xuất giống tôm, cá.


1


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên – vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên khí hậu khu vực nghiên cứu
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – chi nhánh trại giống Quảng
Bình thuộc địa phận xã Ngư Thủy Bắc – huyện Lệ Thủy nên chịu ảnh hưởng của

khí hậu Quảng Bình.
Khí hậu Quảng bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của nắng, khí hậu chuyển tiếp 2 miền khí hậu Nam Bắc, với đặc trưng có một
mùa hè nắng nóng do ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) và một đông lạnh
do gió Đông Bắc. Ngư Thủy Bắc cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
trong vùng.
Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình hằng năm khoảng 24-25 0C, các
tháng 12-1-2 thường có nhiệt độ tháng trung bình khoảng 18-20 oC, có khi xuống
đến 8-120C. Các tháng từ 3-11 có nhiệt độ trung bình từ 21-22oC, có khi lên tới
24-31oC. Trong đó tháng 6-7 là những tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung
bình từ 29-35oC. Những ngày nóng nhiệt độ không khí có khi lên tới 39-41oC.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình hằng năm 2300-2500mm. Mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 8-11, chiếm 80% lượng mưa trong năm. Tháng 10 có
lượng mưa lớn nhất, đây cũng là tháng thường xảy ra lũ lớn.
Gió mùa: gió Tây Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 4- tháng 8
trùng với mùa nắng gay gắt, do đó lượng nước bốc hơi làm ao hồ khô cạn, độ
mặn tăng cao. Gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc thường xuất hiện cuối tháng 9
tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau.
Ngư Thủy Bắc là vùng đất cát nằm ở miền nam tỉnh Quảng Bình, cách xa
sông Nhật Lệ khoảng 40 Km về phía nam nên không chịu ảnh hưởng của con
sông nào, chủ yếu là nguồn nước ngọt ngầm ở các đồi cát chảy ra biển theo một
số dòng chảy tự nhiên, lưu lượng thấp về mùa mưa, mùa nắng hầu như không bị
tác động. Về mùa lũ lụt hầu như không chịu tác động của các con sông lớn, nồng
độ muối thay đổi không đáng kể.
Chế độ thủy triều:
Chế độ thủy triều là bán nhật triều không đều, độ cao thủy triều giảm dần
từ Bắc xuống Nam.
1.1.2. Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – chi nhánh trại giống Quảng
Bình thuộc địa phận thôn Bắc Hòa - xã Ngư Thủy Bắc – huyện Lệ Thủy.


2


Hình 1. Trại giống C.P Quảng Bình
1.2. Tìm hiểu chung về cơ sở thực tập
* Sơ đồ công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – chi nhánh Quảng
Bình.

Hình 2. Sơ đồ công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam – chi nhánh trại
giống Quảng Bình
3


- Công ty có tổng diện tích 3ha
•Hệ thống cơ sở vật chất ở công ty
- Hệ thống nhà quản lý:
Bộ phận văn phòng
Bộ phận thí nghiệm
Bộ phận thức ăn tươi gồm Artemia và Lab
Bộ phận tôm con ( trong đó có gồm bộ phận nước): gồm 8 nhà tôm giống,
mỗi nhà gồm 10 bể 35 khối
Bộ phận tôm bố mẹ
Bộ phận sữa chữa và bảo trì.
Bộ phận môi trường
Nhà canteen ăn cơm
•Nguồn nước
Nguồn nước mặn được lấy từ biển qua hệ thống xử lý nước do bộ phận
nước trong công ty đảm nhận. Có độ mặn ổn định từ 30 -35‰, được đưa vào ao
bằng hệ thống máy bơm công suất lớn.

Nước ngọt được bơm ngầm từ dưới đất lên củng qua hệ thống xử lý do bộ
phận nước đảm nhận. Nhằm cung cấp điều chỉnh độ mặn và cung cấp nước sinh
hoạt cho con người
•Quy mô công nhân
Hiện nay, số lượng công nhân viên của công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P
Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình có 91 người.
1.3. Đặc điểm sinh học của Artemia
Artemia goldent dophin.

Hình 3. Artemia goldent dophin
4


1.3.1. Hệ thống phân loại
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007, Artemia thuộc nhóm giáp xác với hệ
thống phân loại sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp:

Crustacea

Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống:
Artemia
Trên thế giới tồn tại nhiều giống Artemia thuộc các quần thể lưỡng tính,
trong đó có sáu loài được mô tả:
Artemia salina : Lymington (Anh quốc, đã tuyệt giống)
Artemia tunisiana : Châu Âu

Artemia franciscana : Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ)
Artemia perrsimilis : Achentina
Artemia urmiana : Iran
Artemia monica : Mono Lake, CA-USA
Ngoài ra còn phát hiện quần thể Artemia trinh sản (quần thể không có con
đực và không có sự thụ tinh trong quá trình sinh sản). Vì thế tên Artemia được
dùng chung cho tất cả loài.
1.3.2. Đặc điểm phân bố
Hiện nay Artemia có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng khi xét về
nguồn gốc và thời gian xuất hiện thì Artemia được chia làm hai nhóm:
Những loài thuộc về cựu thế giới (Old World) là những loài bản địa tồn tại
rất lâu trong các hồ vịnh tự nhiên.
Những loài thuộc về tân thế giới (New World) gồm những loài mới xuất
hiện ở những vùng trước đây không có sự hiện diện của Artemia. Sự có mặt của
chúng do con người, chim, gió phát tán. Ví dụ loài Artemia franciscana [1].
1.3.3. Đặc điểm môi trường sống
Artemia là loài rộng muối, chúng có thể sống ở độ mặn từ vài phần ngàn
đến trên 200‰. Nhưng trên thực tế chỉ phát hiện Artemia ở những hồ, vịnh có
độ mặn trên 70‰ có khi lên tới 250‰ nơi mà không có sinh vật nào có thể cạnh
tranh thức ăn cũng như không có kẻ thù của chúng sống. Đây là kết quả của sự
thích nghi của loài Artemia bởi chúng có cấu tạo nhỏ mềm, màu sắc sặc sỡ, bơi
lội lại chậm nên khó có thể tồn tại ở các thủy vực có độ măn dưới 70‰ [3]. Sự
thích nghi này có được là do:
Hệ thống điều hòa thẩm thấu rất tốt.
Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với tình trạng
oxy thấp nơi có độ mặn cao.
Khả năng sản xuất trứng bào xác khi điều kiện môi trường bất lợi.
5



Ngoài ra do sự phân bố rộng khắp nơi trong nhiều vùng địa lí khác nhau
nên mỗi loài Artemia có sự thích nghi với ngưỡng nhiệt độ khác nhau,
nhìn chung chúng có thể sống ở ngưỡng từ 6oC – 35oC. Ngoài ra thành phần các
ion (NaCl, sulphate, carbonate,…) trong thủy vực cũng ảnh hưởng đến sự xuất
hiện của các loài trong các thủy vực [3].
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy Artemia sống và sinh trưởng tốt ở điều
kiện [4]:
Độ mặn: 80- 120‰
Nhiệt độ: 22- 35oC
Oxy hòa tan: không thấp hơn 2 mg/l
PH từ trung tính đến kiềm (7,0- 9,0)
1.3.4. Hình thái và vòng đời
Tuổi thọ trung bình của Artemia khoảng 40-60 ngày tùy vào điều kiện môi
trường nuôi, nhưng nếu môi trường ổn định và không có địch hại thì quần
thể Artemia luôn được duy trì do có sự nối tiếp các thế hệ.
Gặp điều kiện thuận lợi, trứng bào xác sẽ trương nước phồng lên. Khoảng
12-14 giờ vỏ trứng sẽ nức vỡ để lộ phôi ra ngoài. Phôi tiếp tục phát triển trong
vỏ phôi treo lơ lửng dính với vỏ (bung dù) khoảng 6-8 giờ sau ấu trùng phá vỡ
vỏ phôi thoát ra ngoài. Thời gian nở khoảng 18-24 giờ tùy thuộc vào loài và
nhiệt độ.
* Artemia có hình thái thay đổi theo các giai đoạn phát triển:
Ở giai đoạn ấu trùng mới nở (Instar I) có màu vàng cam với chiều dài
thân 400-500 µm, có một mắt Nauplli ở đỉnh đầu và ba đôi phụ bộ (anten I có
chức năng cảm giác, anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận
hàm).
Vài giờ sau ấu trùng lột xác trở thành ấu trùng Instar II bắt đầu ăn lọc tất
cả các vật chất trong nước vừa cỡ miệng (nhỏ hơn 50 µm). Ấu trùng tiếp tục
phát triển và biến thái qua 15 lần lột xác để trưởng thành.
Giai đoạn tiền trưởng thành các đôi phụ bộ biến mất thay vào đó là 11 đôi
chân ngực, mắt hình thành hai bên và bắt đầu có sự thay đổi hình thái chuyên

biệtgiới tính. Con đực anten phát triển thành càng bám, trong khi đó anten của
con cái thái hóa thành râu cảm giác.
Giai đoạn trưởng thành, cơ thể dài 10-12mm có ống tiêu hóa thẳng, cơ
quan sinh sản phát triển hoàn chỉnh. Con đực có đôi gai giao cấu nằm phía sau
đôi chân ngực 11, còn ở con cái với sự xuất hiện của túi ấp hay tử cung ngay sau
đôi chân ngực 11 là dấu hiệu rõ nhất đánh dấu sự trưởng thành. Ở giai
đoạn này thường diễn ra hiện tượng bắt cặp giao phối và sinh sản [3].

6


1.3.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản
Là loài ăn lọc không chọn lựa nên Artemia (từ giai đoạn Instar II) ăn bất
cứ thứ gì có trong nước nếu lọt vào miệng chúng như tảo, vi sinh vật, protozoa,
vụn hữu cơ… có kích thước nhỏ hơn 50 µm. Tuy nhiên do sống ở môi trường có
nồng độ muối cao nên sự phong phú về thức ăn cũng bị hạn chế. Qua nhiều
kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm nuôi Artemia trong ruộng muối người ta thấy
rằng tảo khuê (Chaetoceros, Skeletonema, Navicula,…) là thức ăn tốt nhất
cho Artemia ngoài ra còn có một số tảo lục cũng được xem là thức ăn ưa thích
cho Artemia như: Dunaliella, Tetraselmis,… Bón phân gà gây màu nước (nuôi
tảo) được xem là việc làm thường xuyên của các bà con nuôi Artemia ở Vĩnh
Châu vì ngoài việc cung cấp thức ăn trực tiếp thì phân gà cũng là nguồn dinh
dữơng cho tảo phát triển qua đó gián tiếp làm thức ăn cho Artemia. Cám gạo,
bột đậu nành,… cũng được dùng làm thức ăn bổ sung cho Artemia.
Bước vào giai đoạn sinh sản, thường thấy Artemia có hiện tượng bắt cặp,
con đực dùng đôi càng ôm phần bụng của con cái, để thụ tinh cho con cái quá
trình này diễn ra trong suốt vòng đời của chúng. Trong tư thế bắt cặp con đực
uốn mình dùng gai sinh dục của mình chuyển sản phẩm sinh dục vào buồng ấp
trứng của cái. Buồng trứng của con cái có dạng ống nằm dọc bên trong kéo dài
xuống phía đuôi, khi trứng chín sẽ được dẫn lên trên qua hai ống dẫn trứng

để vào tử cung hay buồng ấp trứng sẽ được thụ tinh (nếu có quá trình giao cấu
của con đực trước đó) sau đó phôi sẽ được giữ và phát triển tại đây thành ấu
trùng sau đó được con cái đẻ ra môi trường đây là phương thức đẻ con
“ovoviparous”. Còn nếu điều kiện môi trường trở nên bất lợi phôi sẽ không phát
triển tiếp mà được tuyến vỏ tiết ra bao bọc lấy rồi được con cái đẻ ra đây là
phương thức đẻ trứng “tiềm sinh”(cysts). Nếu môi trường nuôi thuận lợi,
Artemia trưởng thành sau 2 hoặc 3 tuần nuôi sẽ tham gia sinh sản với sức sinh
sản tối đa 300 ấu trùng hoặc trứng bào xác trong vòng 3 hoặc 4 ngày. Một con
cái có thể tham gia cả hai phương thức sinh sản. và trung bình đẻ khoảng 15002500 phôi trong vòng đời của mình [1,3].
1.4. Lịch sử nghiên cứu và sự phát triển của nghề nuôi Artemia trên thế giới
và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Mahmudul (1974) đã nghiên cứu sự sống sót của Artemia trong điều kiện
kiểm soát về nhiệt độ ở các mức 5oC, 20oC, 30oC và 36oC cùng với các mức độ
mặn 5‰, 25‰, 50‰ và 80‰ [3].
Browne (1986) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nhiệt độ:
15 C, 24oC, 30oC và 32,5oC đến tuổi thọ và các đặc điểm sinh sản của 3 quần thể
Artemia trinh sản và 3 quần thể Artemia có giao phối [3].
o

Browne và G.Wanigasekera (1999) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ
mặn và nhiệt độ ở các mức: 15oC. 24oC, 30oC và 60‰, 120‰ và 180‰ đến tỷ lệ
sống và sức sinh sản của 5 dòng Artemia [3].
7


Artemia được biết đến vào đầu những năm 30 khi nó được khám phá ra
là một loại thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi các
giống loài thủy sản như tôm cá, nhuyễn thể (Sorgeloos et al., 1980; Léger et al.,
1986; Bengtsonet et al.,1991) [3].

Từ năm 1940, trứng của Artemia ở vịnh San Francisco và hồ Great Salt
(Mỹ) bắt đầu phân phối ra thị trường. Ở những nước không có Artemia sống
tự nhiên đã nghiên cứu và sản xuất trứng bào xác theo quy mô công nghiệp.
Năm 1977, Artemia được nuôi thành công ở hệ thống ao hồ.
Năm 1978, Philippines hàng năm thu hơn 50 tấn trứng bào xác.
Macau (Brazil) tháng 4/1977 cấy 250g trứng bào xác đã cho nở thành
Nauplii vào 10 ha. Đến 12/1977 thu 6 tấn trứng bào xác, tháng 11/1978 thu 25
tấn, năm 1979 thu hơn 10 tấn.
Ở California năng suất trứng bào xác bình quân 20kg/ha/mùa (Persoone
và Sorgeloos, 1980).
Ở Thái Lan, năng suất trứng bào xác bình quân 10kg/ha/tháng (Sorgeloos,
1983).
Phần lớn lượng trứng bào xác thu hoạch trên thế giới đều có nguồn gốc từ
Great Salt Lake (GSL, Mỹ), Urmia (Iran), Bohai Bay (Trung Quốc)... Năm 2000
sản lượng thu hoạch trứng bào xác Artemia tại GSL vượt 8200 tấn và tiếp tục
duy trì ở mức 8312 tấn trong năm 2001 (Marden, 2002). Trong đó sản lượng thu
hoạch tại hồ Urmia xấp xỉ 100 tấn và ở vịnh Bohai từ 800 đến 1000 tấn. Tuy
nhiên, theo đánh giá các chuyên gia thì sản lượng trứng bào xác tại các hồ nước
mặn biến động theo điều kiện thời tiết. Do vậy, sản lượng trứng bào xác Artemia
khai thác từ tự nhiên không ổn định.
1.4.2. Việt Nam
Khoa thủy sản trường đại học Cần Thơ cũng có những nghiên cứu thành
công trên đối tượng Artemia:
Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng độ mặn và nhiệt độ đến sinh trưởng và các
chỉ tiêu sinh sản của dòng Artemia franciscana SFB1 và dòng thích nghi Vĩnh
Châu của Phạm Quốc Huy (2012) với 2 độ mặn khác nhau 80‰, 120‰ và 2
nhiệt độ khác nhau 28oC, 32oC. Kết quả cho thấy ở cùng độ mặn dòng Vĩnh
Châu có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao hơn dòng SFB1, dòng SFB1-VC
có tốc độ tăng trưởng chậm ở nhiệt độ 32oC, độ mặn 120‰.
Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và các đặc

điểm sinh sản của hai dòng Artemia SFB-VC và GSL của Nguyễn Thị Hồng
Vân và ctv., (2010) với các độ mặn khác nhau: 50‰, 80‰ và 120‰. Kết quả
cho thấy ở cùng độ mặn dòng GSL có tốc độ tăng trưởng cao hơn dòng SFBVC, dòng SFB-VC có tốc độ tăng trưởng chậm ở độ mặn 120‰. Bên cạnh đó,
kết quả thấy dòng SFB-VC có sức sinh sản và tuổi thọ cao hơn dòng GSL, đặc
biệt là dòng SFB-VC sống ở độ mặn 120‰ có tỷ lệ đẻ cao nhất.
8


Theo Hồ Thanh Hồng, 1986 khả năng chịu đựng biến động nhiệt của
Artemia Vĩnh Châu là 25-38,5oC, có khi lên đến 39oC khi đem thí nghiệm nuôi
dòng SFB-VC tại các ruộng muối tại Ấn độ, Srilanka… kết quả này cho thấy sự
thích nghi với nhiệt cao hơn rất nhiều so với dòng gốc SFB.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2000) cho thấy rằng ở nhiệt độ
cao trên 30oC thì tỉ lệ đẻ con nhiều hơn đẻ trứng.
Nhiệt độ quá thấp <20oC Artemia sẽ sinh trưởng chập hoặc chết rải rác
tương tự nhiệt độ cao >36oC Artemia cũng chết và giảm sinh sản ( Ngô Thị Thu
Thảo, 1992; Nguyễn Thị Ngọc Anh, 1997; Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn
Văn Hòa, 2004)
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa (2000) cũng cho thấy ở độ mặn 120‰
thì sức sinh sản và năng suất trứng Artemia thấp hơn so với độ mặn 80‰.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên khác về thức ăn, mật độ nuôi hoặc thực
nghiệm nuôi Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu.
Việt Nam nghề nuôi Artemia mang tính đặc thù của vùng duyên hải gắn
liền với nhu cầu phát triển của nghề nuôi tôm, đặc biệt trong đầu thập niên 1980,
Artemia bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm nuôi ở các vùng biển thuộc tỉnh
Cam Ranh, Khánh Hòa, Nha Trang, Bạc Liêu, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng)…
Năm 1984, thông qua chương trình hợp tác quốc tế, Khoa Thủy Sản,
trường Đaị Học Cần Thơ đã nhập nội và nghiên cứu sản suất dòng Artemia San
Francisco Bay (SFB, Mỹ). Đến năm 1989, qui trình nuôi Artemia thu trứng bào
xác dần ổn định và từng bước chuyển giao công nghệ cho người dân ở huyện

Vĩnh Châu và Bạc Liêu. Từ năm 1996 đến nay, hoạt động nghiên cứu Artemia
được sự tài trợ của tổ chức VLIR (Bỉ) để tiếp tục quy trình nuôi, tăng năng suất.
Hiện nay, cũng với chương trình hợp tác với tổ chức VLIR (Bỉ), Khoa Thủy Sản
đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Artemia kích thước nhỏ trên
ruộng muối huyện Vĩnh Châu.
Cùng với nhu cầu phát triển của cả nước, nghề nuôi Artemia trên
ruộng muối đang được mở rộng ra các tỉnh vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Việc áp dụng kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối không những góp
phần cho đồng bào vùng ven biển xóa đói giảm nghèo mà còn nâng cao được
mức sống của người dân, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn vùng ven biển.
Đến nay, Artemia đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến thu trứng bào xác của
người dân ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu. Lợi nhuận từ mô hình nuôi Artemia
trên ruộng muối cao gấp 5 lần so với sản xuất muối [1]. Vì thế nông dân đã
mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, việc áp dụng kỹ thuật nuôi Artemia
vào ruộng muối đã làm cho lượng muối giảm mạnh (từ 42-47‰). Tuy lượng
muối có giảm nhưng mô hình này vẫn đang được người dân áp dụng nhiều vì nó
mang lại thu nhập cao và ngày càng mở rộng quy mô trên diện tích rộng.

9


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam – chi nhánh trại giống
Quảng Bình.
2.1.2. Thời gian: từ tháng 2 – tháng 5/2017
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Artemia goldent dophin dạng trứng bào xác

(cysts).
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tốc độ tăng trưởng ấu
trùng Artemia tại công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam – chi nhánh trại
giống Quảng Bình.
 Xác định thời gian nở của Artemia
Xác định tỷ lệ nở của Artemia
Xác định được tốc độ tăng trưởng của ấu trùng Artemia

10


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ
mặn lên tốc độ tăng trưởng ấu trùng
Artemia
TN1: Nhiệt độ

Nghiệm thức I

Nghiệm thức II

Nghiệm thức III

Tìm ra ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất

-Xác định
thời gian
nở
-Xác định
tỷ lệ nở

-Xác định
tốc độ tăng
trưởng

TN2: Độ mặn

Nghiệm thức I

Nghiệm thức II

Nghiệm thức III

Tìm ra ngưỡng độ mặn thích hợp nhất
Kết luận

Hình 4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Tiến hành bố trí thí nghiệm với các chỉ tiêu sau:
+ Sử dụng trứng Artemia goldent dophin, công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P
Việt Nam nhập từ Mỹ về.
+ Bể composite 750 lit.

11


Hình 5:Thùng ấp Artemia
+ pH: 7,5 – 8,5
+ Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon và đèn cao áp. Đảm bảo lượng ánh
sáng từ 1500 lux trở lên.
+ Mật độ ấp 2 - 3 g/lít

+ Sục khí mạnh liên tục từ đáy bể.
 Thí nghiệm 1 gồm có 3 nghiệm thức tương ứng với 3 ngưỡng nhiệt độ,
mỗi nghiệm thức được thực hiên 3 đợt.
o
 NT I: Nghiệm thức bố trí nhiệt độ ở ngưỡng 1 (19 – 21 C)
 NT II: Nghiệm thức bố trí nhiệt độ ở ngưỡng 2 (24 – 26oC)
 NT III: Nghiệm thức bố trí nhiệt độ ở ngưỡng 3 (28 – 30oC)
 Chọn ngưỡng nhiệt độ thích hợp để kết hợp bố trí vào thí nghiệm 2
 Thí nghiệm 2 gồm có 3 nghiệm thức tương ứng với 3 ngưỡng độ mặn
kết hợp với ngưỡng nhiệt độ phù hợp tìm ra ở thí nghiệm 1, mỗi nghiệm thức
được thực hiên 3 đợt.
 NT I: Nghiệm thức bố trí độ mặn ở ngưỡng 1 ( 21 – 23 o/oo).
 NT II: Nghiệm thức bố trí độ mặn ở ngưỡng 2 ( 25 – 27o/oo).
 NT III: Nghiệm thức bố trí độ mặn ở ngưỡng 3 ( 29 – 31o/oo).
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trực tiếp bố trí thí nghiệm để lấy số liệu.
Quan sát, xem xét và thu thập các số liệu thông tin trực tiếp tại hiện
trường, trao đổi và làm việc cùng với các cán bộ sản xuất và công nhân trong
công ty, qua đó nắm bắt được những nội dung cần thiết. Ngoài ra, số liệu còn
được thu thập qua cân, đo, đong, đếm trực tiếp tại hiện trường, đặc biệt các số
liệu về môi trường.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo, sử dụng các tài liệu liên quan và được hội đồng khoa học
công nhận.
12


Tra cứu, tìm hiểu và sử dụng những thông tin liên quan về Artemia trên
các trang Wed, Internet để phục vụ bổ sung cho quá trình thực tập.

Tham khảo những luận án, đồ án tốt nghiệp của các khóa trước…
Tham khảo những bài giảng, giáo trình về Artemia.
2.5. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1. Một số yếu tố cơ bản trong quá trình ấp Artemia
Thông số
Yếu tố

Dụng cụ đo

Thời gian đo
7-8h sáng và

Nhiệt độ (oC)

Nhiệt kế

DO (mg/L)

Máy đo oxy

pH

Máy đo/ test pH

13-14h chiều
7-8h sáng và
13-14h chiều
7-8h sáng và
13-14h chiều


Số lần đo
2 lần/ngày
2 lần/ngày
2 lần/ngày

7-8h sáng và
Độ mặn (o/oo)

Máy đo độ mặn

13-14h chiều

2 lần/ngày

2.6. Phương pháp xác định thời gian nở
- Dùng đồng hồ thời gian, đơn vị tính là giờ
- Thời gian tính từ khi bắt đầu ấp trứng Artemia ( trứng Artemia đã được
tẩy) cho đến lúc nở thu Artemia cho tôm con ăn
Công thức tính: Tbt = T1 + T2
Trong đó: - Tbt : thời gian biến thái của ấu trùng (h)
- T1: thời điểm trứng nở 50% giai đoạn trước (h)
- T2: thời điểm trứng nở 50% giai đoạn sau (h)
2.7. Phương pháp xác định tỷ lệ nở
- Hút một giọt gồm nước chứa Artemia cho vào tiêu bản đếm xem trong
giọt mẫu đó bao nhiêu con mới nở, bao nhiêu con trưởng thành, bao nhiêu con
bung dù và bao nhiêu trứng chưa nở. Mỗi đợt thực hiện đếm 3 lần kiểm tra tỷ lệ
nở.
TLN (%) =

I + II + U

I + II + U + FC

Trong đó: I là con Artemia mới nở.
13

x 100


II là con trưởng thành
U là Artemia bung dù
FC là số trứng chưa nở
2.8. Phương pháp xác định kích thước của artemia
- Xác định bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên tầm 30 con, sau đó tiến hành đo
dưới kính hiển vi chuyên dùng cho việc đo kích thước. Mỗi nghiệm thức lấy 3
lần mẫu để đo.

Hình 6. Cách đo kích thước Artemia
TĐTTCD =

Ld2 + Ld1
∆t

(µm/giờ)

Trong đó: TĐTTCD là tốc độ tăng trưởng chiều dài (µm/giờ)
Ld2 là chiều dài trung bình của Artemia tại thời điểm t2 (µm)
Ld1 là chiều dài trung bình của Artemia tại thời điểm t1 (µm)
∆t là tổng thời gian trung bình của các nghiệm thức (giờ)
TĐTTCR =


Lr2 + Lr1
∆t

(µm/giờ)

Trong đó: TĐTTCR là tốc độ tăng trưởng chiều rộng (µm/giờ)
Lr2 là chiều rộng trung bình của Artemia tại thời điểm t2 (µm)
Lr1 là chiều rộng trung bình của Artemia tại thời điểm t1 (µm)
∆t là tổng thời gian trung bình của các nghiệm thức (giờ)
14


2.9. Phương pháp xử lý số liệu
Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý trên chương trình
Microsoft Excel 2007.
So sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa
p<0,05 bằng chương trình MiniTab

15


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy trình ấp Artemia golden dolphin
3.1.1. Ngâm Artemia trong nước ngọt
Artemia được nhận từ kho ở dạng đóng lon đã được bảo quản cẩn thận
(một lon trứng Artemia golden dolphin nặng 425g), sau đó mở lon. Tiến hành
ngâm lượng trứng cần ấp trong nước ngọt (đựng trong thùng tẩy 500L). Khối
lượng nước để ngâm Artemia khoảng 100L. Thời gian ngâm nước ngọt khoảng 1
giờ để trứng hút nước (Phụ lục hình 3, 4).
3.1.2. Tẩy vỏ trứng Artemia

Tẩy vỏ trứng Artemia bằng công thức JAVEL + NaOH + Na2S2O3.
Cho thêm 100L nước ngọt vào thùng tẩy, dùng Sôda (NaOH) đã được cân
theo số lượng Artemia cần ấp (cứ 0,8 – 1,2g NaOH/ 1kg Artemia khô). Hòa tan
Sôda rồi cho vào thùng ngâm Artemia trước đó nhằm làm trương vỏ (Phụ lục
hình 5, 6).
Cho JAVEL đậm đặc nồng độ 200ppm từ 20 – 30lit vào thùng ngâm
Artemia.( Cứ 1 lon Artemia đong khoảng 1,2 – 1,5L JAVEL). Chất này có tác
dụng tẩy sạch vỏ trứng artemia (Phụ lục hình 7).
Trong quá trình tẩy vỏ trứng Artemia cần chú ý nhiệt độ trong thùng tẩy
luôn luôn dưới 400C. Quan sát sự đổi màu của trứng (trứng vàng nâu sang màu
xanh rêu) thấy đạt khoảng 90 – 95% thì cho dung dịch Thiosuphat 0.05% đã
hòa tan trước đó và lượng nước ngọt vào để hãm, tránh lượng JAVEL nhiều dẫn
đến sự cố cháy Artemia. Quá trình tẩy này chỉ từ 5 – 10 phút là tốt nhất.
Xả trứng Artemia ra vợt 77T có mắt lưới 125micromet. Rửa sạch nhiều
lần bằng nước ngọt. Dùng dung dịch Thiosuphat 0,05% đã hòa tan để rửa sạch
Chlorine. Kết hợp với nước sạch rửa lại nhiều lần cho sạch. Lượng Thiosuphat
được cân tương đương với mỗi kg Artemia là 0,3g (Phụ lục hình 8).
Trứng Artemia sau khi tẩy sạch vỏ cho vào hộp có nắp đậy đem bảo quản
ở ngăn làm mát tủ lạnh. Chia theo từng cử để ấp cho đúng số lượng. Điều chỉnh
nhiệt độ bảo quản hợp lý (Phụ lục hình 9).
3.1.3. Ấp trứng artemia đã tẩy sạch vỏ
Ấp Artemia trong thùng 750L đã lấy sẵn nước biển đã qua lọc và xử lý có
độ mặn từ 25 - 35‰ . Thùng ấp có đáy hình chóp, dốc. Trong quá trình ấp cần:
 Sục khí mạnh liên tục từ đáy bể.
 Giữ nhiệt độ từ 25 – 34oC.
 Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon và đèn cao áp. Đảm bảo lượng ánh
sáng từ 1500 lux trở lên.
 Mật độ ấp 2 - 3 g/lít
 Thời gian ấp trứng từ 24 – 36 giờ.
16



 Các yếu tố môi trường trong thùng ấp luôn có pH từ 7,5- 8,5; nồng độ
kiềm từ 150 – 200ppm. Nếu trong quá trình ấp trứng cho nở các yếu tố môi
trường giảm thì cần có biện pháp nâng pH và kiềm (Phụ lục hình 10).
- Xử lý nước bằng lọc UF:
Nước biển =>Máy lọc UF =>Bể stock =>Thùng ấp (Phụ lục hình 11, 13,
13).
3.1.4. Thu hoạch và xử lý artemia đã nở cung cấp cho ấu trùng tôm
Khi ấu trùng Artemia đã nở hoàn toàn (sau khi ấp 24 – 36 giờ). Ngưng
sục khí, xả phần trứng ung, thối (trứng hoại tử). Sau đó mở nhỏ van ở thùng ấp
cho nước và ấu trùng chảy từ từ vào vợt 77T (mắt lưới 125 μm ). Đóng van lại
trước khi nước cạn để giữ số trứng Artemia chưa nở và xả ra bên ngoài (Phụ lục
hình 14, 15)
Cho ấu trùng Artemia vừa thu được ở vợt vào xô 40L để tẩy vỏ trứng
bằng Oxy già. Lượng Oxy già để tẩy sạch vỏ còn sót lại từ 200 – 300ml/xô 40L.
Sau đó rửa lại bằng nước ngọt sạch (Phụ lục hình 16).
Thùng ấp Artemia sau khi thu xong phải chùi rửa sạch sẽ bằng acid hoặc
dùng iophor, tỷ lệ iophor : nước rửa chén : nước ngọt là 1 : 1 : 20 (Phụ lục hình
17).
Luộc nóng và ngâm lạnh artemia nhằm diệt vi khuẩn : Nước ngọt đã qua
xử lý Jave 20ppm, sục khí 24/24 cho nồng độ Clo bay hết, sau đó mới dùng.
Luộc nóng ở nhiệt độ từ 60 – 75oC, sau đó ngâm lạnh bằng đá ở nhiệt độ 5 oC (vì
giai đoạn tôm con cần luộc Artemia cho tôm con dễ bắt mồi, việc ngâm lại nước
lạnh nhằm mục đích tránh làm nát Artemia). Sau đó cấp trực tiếp cho tôm ăn
(Phụ lục hình 18, 19, 20).
Mỗi ngày thu Artemia 4 lần theo giờ ăn của tôm: 2h, 8h, 14h, 20h.
Mọi dụng cụ sau khi sử dụng xong đều phải ngâm chlorin or iophor (Phụ
lục hình 21).
3.1.5. Kết quả thực hiện quy trình ấp Artemia golden dolphin

Bảng 3.1. Kết quả quy trình ấp Artemia golden dolphin
TT

Tiêu chí

Kết quả

1

Tổng thời gian ấp

29,12 giờ

2

Tỷ lệ nở trung bình

3

Sản lượng trứng nở ra

4

Năng suất trứng

5

Chất lượng trứng Artemia

Tốt


6

Chất lượng ấu trùng Artemia

Tốt

82,83%
10,93 – 13,67kg Artemia /thùng
ấp
2 - 3g/L

17


Thông thường tỷ lệ nở của công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam từ
80 – 90%. Kết quả thực hiện của tôi so với kết quả của công ty như vậy là đạt.
Với quy trình ấp trứng Artemia golden dolphin vậy cho năng suất và sản lượng
đạt được, cùng với chất lượng ấu trùng Artemia tốt thì kết quả trên có thế đáp
ứng nhu cầu cung cấp cho tôm con cả về số lượng và chất lượng.
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng ấu trùng Artemia
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng
Artemia
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nở và tỷ lệ nở của
trứng Artemia
Chỉ tiêu

Thời gian nở (giờ)

Tỷ lệ nở (%)


( X ± δ)

( X ± δ)

NT I (19 – 21oC)

34,11a ± 0,19

79,31a ± 0,42

NT II (24 – 26oC)

28,96b ± 0,39

81,75b ± 0,31

NT III (28 – 30oC)

24,59c ± 0,36

87,4c ± 0,92

Nghiệm
thức (nhiệt độ)

Ghi chú: Giá trị ở cùng cột không cùng ký hiệu mũ là có sự sai khác về
thống kê (P<0,05).

Hình 7. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nở của

trứng Artemia
18


×