Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC: HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ BẬC ĐẠI HỌC Ở MỸ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.86 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
----------  ---------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ BẬC
ĐẠI HỌC Ở MỸ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

NHÓM
LỚP - XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, tháng
1


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ........................................................................ 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 5
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ................................................... 6
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 7
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................... 10
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 10
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 10
8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................ 13
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .................................................. 13


1.1. Các khái niệm công cụ ..................................................................... 13
1.2. Các lý thuyết vận dụng..................................................................... 16
1.3. Lịch sử hình thành hệ thống tín chỉ bậc đại học ở Mỹ .................... 18
Chƣơng 2: Đặc điểm của học chế tín chỉ ở Mỹ ............................................. 20
2.1. Về đơn vị đo lường và cách thiết kế học phần ................................. 20
2.2. Về thông tin cho sinh viên ................................................................ 23
2.3. Về điều kiện, phương pháp dạy và học và phương pháp kiểm tra đánh
giá............................................................................................................ 24
2.4. Về tổ chức đăng ký học phần ........................................................... 29
2.5. Về hệ thống cố vấn học tập .............................................................. 30
Chƣơng 3: Đặc điểm của hình thức đào tạo tín chỉ bậc đại học ở Việt Nam
và bài học kinh nghiệm từ Mỹ ....................................................................... 32
3.1. Đặc điểm của hình thức đào tạo tín chỉ bậc đại học ở Việt Nam .... 32
2


3.1.1. Về đơn vị đo lường ................................................................. 32
3.1.2. Về cách thiết kế học phần ...................................................... 32
3.1.3. Về nội dung môn học ............................................................. 34
3.1.4.Phương pháp dạy và học ........................................................ 35
3.1.5. Về cố vấn học tập ................................................................... 37
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng hình thức đào
tạo tín chỉ bậc Đại học của Mỹ ............................................................... 37
3.2.1. Chương trình môn học .......................................................... 37
3.2.2. Phương pháp dạy và học....................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 45

3



DANH SÁCH THÀNH VIÊN, NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ
STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

ĐÁNH
GIÁ

Phần mở đầu
Doãn Thị Thu Trang
1

Kết luận

Tốt

Tổng hợp và thuyết trình
Các khái niệm công cụ
2

Hồ Thị Bích Ngọc

Lý thuyết vận dụng

Tốt

Bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam
Đoàn Thị Thu Hiền
3

4

Nguyễn Thị Mai Phương
Nguyễn Việt Anh

Đặc điểm của hình thức đào
tạo tín chỉ bậc đại học ở Mỹ

Tốt

Đặc điểm của hình thức đào
tạo tín chỉ bậc đại học ở Việt
Nam

Tốt

4


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết hội nghị TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
nhấn mạnh: “Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền giáo
dục nước ta phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa
học công nghệ, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và
phát huy hiệu quả”. Tuy nhiên trên thực tế, giáo dục nước ta còn nhiều yếu kém,

bất công về cả quy mô và chất lượng, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn
và ngày càng cao về nhân lực. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục, đào tạo, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho sinh viên đại học. Giáo dục đại học Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Trong bối
cảnh chung của giáo dục đại học thế giới, giáo dục đại học Việt Nam đứng trước
những vận hội mới nhưng cũng đối mặt với những thách thức mới trong đó
thách thức nổi bật nhất là chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nghị quyết
14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Thủ tướng chính phủ về “Đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đã đặt ra một
nhiệm vụ quan trọng cho các trường đại học và cao đẳng là phải: “Xây dựng và
thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện
thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông,
chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài.”
Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ là phương pháp dạy và học mới,
tiến bộ mà nhiều nước trên thế giới ngày nay áp dụng bởi những đặc tính ưu việt
của nó, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mỹ, nổi tiếng có một nền giáo dục hiện
đại và tiên tiến, chính là cái nôi của hình thức đào tạo này. Những thành công
mà Mỹ đạt được như là nước có nền kinh tế số 1 thế giới hay là nước đi đầu về
khoa học công nghệ đã phần nào cho thấy hình thức đào tạo theo tín chỉ bậc đại
5


học của Mỹ có hiệu quả cao trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng,
góp phần vào sự giàu mạnh của đất nước. Đó cũng chính là một trong những lí
do mà hình thức đào tạo này trở nên phổ biến và trở thành hình thức đào tạo
chính thức của nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ bên cạnh những hiệu quả tích cực cũng có
những ảnh hưởng tiêu cực nhất định, mà ngay cả Mỹ cũng không tránh khỏi.

Hơn nữa, việc vận dụng kinh nghiệm của một nước nào đó phải gắn liền với
thực tiễn xã hội của nước mình, không thể áp dụng một cách máy móc, sao chép
y nguyên mà không tính đến những thách thức phía trước.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là cách đào tạo mới ở Việt Nam cho phép
sinh viên chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình, vì thế sinh viên
phải tự lập kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của
bản thân. Phương thức đào tạo này đòi hỏi cả người dạy và người học phải thay
đổi cách tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học từ bị động sang chủ động một
cách nghiêm túc. Đó chính là những yếu tố mà chúng ta có thể nghiên cứu từ
những thành công mà Mỹ đạt được trong việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ
bậc đại học. Đặc biệt đối với sinh viên Việt Nam mới đầu chưa quen hình thức
đào tạo này, việc học tập kinh nghiệm của Mỹ trong cách tư duy, phương pháp
dạy và học của họ là điều hết sức cần thiết nếu muốn học tập có hiệu quả.
Từ những lí do trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hình
thức đào tạo tín chỉ bậc đại học ở Mỹ: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
nhằm đánh giá khái quát về hình thức đào tạo tín chỉ bậc đại học của Mỹ, từ đó
xem xét và đưa ra những yếu tố có thể cho là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam
cần phải học hỏi và áp dụng

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN
 Ý nghĩa khoa học

6


Bài viết áp dụng những kiến thức xã hội học nói chung và xã hội học giáo
dục nói riêng vào mô tả và phân tích kinh nghiệm của Mỹ trong việc đào tạo tín
chỉ ở bậc đại học và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Ý nghĩa thực tiễn
Bài viết hướng tới việc mô tả và phân tích những kinh nghiệm của Mỹ

trong việc đào tạo tín chỉ ở bậc đại học. Qua đó, chỉ ra một số hướng nghiên cứu
xã hội học xoay quanh vấn đề này.

3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục
đại học Việt Nam (Eli Mazur & Phạm Thị Ly). Bài viết đưa ra bình luận chung
về buổi đầu vận dụng hệ thống tín chỉ ở Việt Nam, đồng thời xem xét tính khả
thi của những bước đi tiếp theo trong việc thực hiện hệ thống tín chỉ Mỹ trong
các trường đại học Việt Nam
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Kim Dung - Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm
TPHCM. Bài viết trình bày một số kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng
và phát triển hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Các mô hình chuyển đổi tín chỉ cũng
được giới thiệu kèm theo các chức năng và ưu điểm của chúng. Sau đó, các kinh
nghiệm của Việt Nam trong việc áp dụng hệ thống chuyển đổi tín chỉ trong đào
tạo và các ưu khuyết điểm của các hệ thống này sẽ được tổng kết và phân tích.
Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ - Kinh nghiệm của Trung Quốc.
TS.Phạm Thị Ly - Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc
tế- Viện NCGD. Sự phát triển mạnh mẽ của các đại học Trung Quốc và những
kết quả mà họ đạt được, cũng như những khó khăn mà họ đang trải qua rất đáng
để cho những nước châu Á vốn có điều kiện kinh tế, xã hội, và văn hóa gần gũi
với Trung Quốc phải chú ý. Một trong những lĩnh vực mà chúng ta có thể rút ra
7


được nhiều bài học kinh nghiệm, là việc chuyển đổi sang hệ thống đào tạo theo
tín chỉ.
Về học chế tín chỉ và áp dụng ở Việt Nam – GS Lâm Quang Thiệp, Tạp
chí hoạt động khoa học số 3/2007. Theo bài viết, việc chuyển đổi sang học chế
tín chỉ là bước đi đúng đắn trong thời đại toàn cầu hóa, nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó đưa đất nước hội nhập
sâu rộng hơn vào thế giới. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi đạt kết quả tốt, cần chú
trọng đổi mới đồng bộ, từ chương trình đào tạo đến cách thức quản lí.
Nghiên cứu của PGS.TS Cary J. Treseler - Trường đại học California
(Mỹ) – Davis – Mỹ về “Hệ thống tín chỉ tại các trường Đại học Mỹ: Lịch sử
phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động”. Trong nghiên cứu này tác giả đã
chỉ rõ lịch sử phát triển của mô hình đào tạo tín chỉ Đại học Mỹ cũng như cơ chế
hoạt động của nó. Ngoài ra tác giả còn chỉ rõ các lợi ích mà mô hình này đem lại
cho nền giáo dục bậc Đại học của Mỹ. Đó là tính chất linh hoạt trong việc đáp
ứng nhu cầu của thị trường và việc làm của sinh viên cũng như cho phép thực
hiện những cải tiến trong việc đào tạo, cả hai điều này là dấu hiệu ưu tú của hệ
thống giáo dục Mỹ. Và cũng nhờ vào mô hình đào tạo tín chỉ mà hệ thống giáo
dục của Mỹ liên tục cao hơn các quốc gia khác. Không một hệ thống giáo dục
nào cho phép khả năng linh hoạt và chuyển đổi lại có thể hoàn hảo, tập trung
vào tiêu điểm chính của hệ thống tín chỉ: tạo ra một nền giáo dục đẳng cấp quốc
tế, đào tạo một lực lượng lao động dựa trên những điểm mạnh, mối quan tâm và
nguyện vọng của sinh viên.
Trong tạp chí Giáo dục số 238 năm 2010 TS. Phan Thanh Long đã công
bố nghiên cứu: “Bài học kinh nghiệm trong đánh giá chất lượng giáo dục đại
học Mỹ”. Bài viết đã chỉ ra rằng đánh giá chất lượng là một quá trình quyết định
giá của một hoạt động, một chương trình, một người hay một sản phẩm và quá
trình này được tiến hành với mục đích là cung cấp thông tin về sự biến đổi và
tiến bộ của sinh viên, tạo nên trách nhiệm giải trình đối với cơ quan bên ngoài,
8


đánh giá chương trình, phân tích tính hiệu quả trong chỉ tiêu và đặt ra mục tiêu
giáo dục.
Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào? - GS.TS Trần
Văn Hiển, Giảng viên ĐH Houston: Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hiển, Giảng viên

ĐH Houston đã có những phân tích khá sâu sắc về việc giáo dục việt Nam nên
học nền giáo dục nước Mỹ ở điểm nào. GS.TS Trần Văn Hiển đặc biệt nhấn
mạnh việc đào tạo con người với hai nhóm khả năng quan trọng gồm khả năng
tạo tổ chức và khả năng hội nhập thế giới. Với việc so sánh nền giáo dục hai
nước Việt Nam và Mỹ, GS.TS Hiển cho rằng nền giáo dục Việt Nam không nên
cứng nhắc mà cần phải biết học hỏi kinh nghiệm từ những nước có nền giáo dục
tiên tiến như Mỹ, Singapore. Đồng thời đưa ra nhóm giải pháp và những điều
nên học nền giáo dục nước Mỹ bao gồm: Đào tạo khả năng tạo tổ chức ở cấp
phổ thông, Đào tạo khả năng tạo tổ chức ở cấp Đại học, Đào tạo khả năng tạo tổ
chức trong xã hội và Khả năng hội nhập thế giới.
Nền giáo dục Mỹ và một số vấn đề gợi mở cho giáo dục Việt Nam - Lê
Hoàng Việt Lâm: đưa ra một số cách đổi mới nền giáo dục của Việt Nam và một
số giải pháp khắc phục những khó khăn hiện tại cùng định hướng lối đi mới cho
nền giáo dục Việt Nam. Tác giả còn chỉ ra những thiếu sót, những cách áp dụng
máy móc, rập khuôn trong việc áp dụng những thành tựu của các nền giáo dục
phát triển vào nền giáo dục Việt Nam.
Tóm lại, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào việc phân tích học chế
tín chỉ của Mỹ và những hiệu quả mà nó mang lại cũng như đã khái quát lên
được bài học kinh nghiệm đối với các nước trên thế giới về việc áp dụng hình
thức đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được
những ưu điểm và hạn chế của học chế tín chỉ ở Mỹ, để từ đó rút ra được những
thất bại (để tránh) và những thành công (để học hỏi và áp dụng), nhất là trong
bối cảnh của Việt Nam. Vì vậy đề tài xác định triển khai hướng nghiên cứu đó
để tiếp tục hoàn thiện những nghiên cứu về học chế tín chỉ của Mỹ cũng như
9


đưa ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng kinh nghiệm
của Mỹ về đào tạo tín chỉ bậc đại học.


4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Từ hệ thống đào tạo tín chỉ của Mỹ rút ra được những bài học kinh
nghiệm trong việc đào tạo tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm hiểu lịch sử, đặc điểm của hình thức đào tạo tín chỉ ở Mỹ
– Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của hình thức đào tạo tín chỉ ở Mỹ
– Chỉ ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng hình thức đào tạo
tín chỉ của Mỹ

5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hình thức đào tạo tín chỉ bậc đại học của Mỹ
 Khách thể nghiên cứu: Giáo dục đại học Mỹ, giáo dục đại học Việt Nam,
du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ

6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Học chế tín chỉ ở Mỹ được thực hiện như thế nào ?
2. Học chế tín chỉ ở Việt Nam được thực hiện như thế nào ?
3. Việt Nam có thể học hỏi được gì từ bài học kinh nghiệm của Mỹ trong
việc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ ?

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

10


 Quá trình thực hiện học chế tín chỉ ở Mỹ với những đặc trưng nhất định
phù hợp với mục tiêu chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang tín chỉ
mà các nhà giáo dục đặt ra.
 Học chế tín chỉ ở Việt Nam từ việc tổ chức triển khai đến việc áp dụng

vào thực tế về cơ bản đều có điểm tương đồng với hình thức đào tạo tín
chỉ của Mỹ.
 Việt Nam có thể học hỏi những thành công mà Mỹ đạt được khi triển khai
mô hình đào tạo tín chỉ mọt cách chọn lọc, phù hợp với nhu cầu và điều
kiện thực tế của đất nước.

8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Mục đích sử dụng của phương pháp này là thu thập những thông tin có
chiều sâu từ phía khách thể nghiên cứu. Câu hỏi sử dụng trong phỏng vấn sâu
chủ yếu là những câu hỏi mở có tính chất gợi mở vấn đề cho người trả lời chia
sẻ không chỉ những thông tin cần thiết mà cả những đánh giá, thái độ của họ về
những vấn đề cần nghiên cứu. Thông tin này được sử dụng trong phần nội dung
chính và có vai trò làm rõ hơn, sâu hơn những nội dung phân tích. Số lượng
phỏng vấn sâu đã thực hiện là 8 phỏng vấn sâu dành cho đối tượng du học sinh
Việt Nam đang học tập tại các trường Đại học ở Mỹ.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với 8 trường hợp, trong đó có 7 sinh
viên đang theo học tại các trường Đại học Mỹ và 1 sinh viên đã học tập xong.
Do khoảng cách địa lý không thể gặp mặt trực tiếp nên chúng tôi tiến hành chọn
mẫu ngẫu nhiên, tiêu biểu bằng cách lên các trang group cộng đồng du học sinh
tại Mỹ, sinh viên Việt Nam du học Tại Mỹ,… ở các trang mạng xã hội facebook,
webtretho,… để tiến hành phỏng vấn qua chat facebook hoặc xin địa chỉ skype 1 công cụ tiện ích của Internet (có webcam để theo dõi hình ảnh các đối tượng
được phỏng vấn). Thời gian tiến hành phỏng vấn từ 25 đến 35 phút.
11


Cơ cấu phỏng vấn sâu:
Cơ cấu giới tính

6 nữ


2 nam

Cơ cấu cấp học

Đại học

Đại học

8.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Trong phạm vi bài viết, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
tài liệu. Phân tích nhằm tìm ra, mô tả những nội dung, tư tưởng cơ bản của tài
liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem
những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết. Phân
tích một số văn bản pháp qui làm căn cứ ban hành chính sách nhằm chỉ ra nền
tảng, các điều kiện tiền đề của chính sách. Phân tích những số liệu điều tra, khảo
sát của Tổng cục thống kê và Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm so sánh, chỉ ra .
Ngoài ra, để làm rõ mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu còn phân tích những
tài liệu bao gồm các bài báo, bài viết trên các diễn đàn, tạp chí khoa học.

12


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.1.1. Tín chỉ
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc

thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn
hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực
hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ
chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với
từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương
trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5
đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50
phút.
1.1.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ (Hay còn gọi là “Mô hình đào tạo
tín chỉ”)
Đào tạo theo tín chỉ không theo tổ chức theo năm học mà theo học kỳ.
Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo
của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến
thức của sinh viên, sinh viên tích ũy đủ số tín chỉ quy định cho mọt ngành học
thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học được ra trường. Trong đào tạo theo tín chỉ,
sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học.
Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà
trường như quyển niêm giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo,
các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo
dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên ngành,… để có thể có đăng ký
lịch học cho từng học kỳ phù hợp (Phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của
13


nhà trường và phù hợp với quy định của nhà trường và phù hợp với sức học của
sinh viên). Sinh viên đã phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Ưu
điểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn, sinh viên không
những được lựa chọn các môn chính khóa của ngàn học đào tạo mà còn có thể
đăng ký học thêm một số học phần tự chọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triển
ngành nghề sau này. Trong thời gian học chính khoa có thể học thêm ngoại ngữ

hay tin học (học văn bằng 2). Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học
là vấn đề qua trong nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc
thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu
quả sinh viên phải tự học tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài
liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực
tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại,
ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay.
Hình thức tổ chức đào tạo tín chỉ với hai yêu cầu: giảng dạy theo phương pháp
tích cực (lấy người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, phải
lấy tự học làm cốt.
1.1.3. Sinh viên
Theo Điều 59, Chương IX, Luật Giáo dục Đại học (năm 2012) thì:
“Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại
học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại
học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình
đào tạo tiến sĩ.” [Hoàng Anh, 49]
Cách hiểu chung nhất về sinh viên là “Công dân Việt Nam đang theo học
tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước” và họ có một số đặc điểm
sau:
Là những người đã tốt nghiệp THPT, bổ túc trung học, trung học chuyên
nghiệp đang trong quá trình học tập, chuận bị nghề nghiệp tại các trường Đại
học và Cao đẳng.
14


Là một nhóm xã hội đặc biệt (Thường có độ tuổi từ 18 - 24) và được xuất
thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.
Đối với xã hội nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng, sinh viên là
một nhóm xã hội được ngưỡng mộ và nhận được sự quan tâm chung của xã hội.
Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, sinh viên có những đặc điểm cơ bản

sau:
Trong nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên là một bộ phận thanh niên mà
đất nước đặt niềm tin vào họ, hy vọng họ trở thành lực lượng khoa học kỹ thuật
quản lý kinh tế, xã hội và các mặt khác nhau của đời sống. Họ là đối tượng đang
trong quá trình xã hội hóa, được trang bị kiến thức toàn diện, cơ bản, được đào
tạo về chuyên môn nghề nghiệp, được sống trong môi trường nhiều thông tin,
được giao tiếp ở những trung tâm văn hóa lớn. Họ là những người nhạy cảm với
các vấn đề xã hội.
Sinh viên là đối tượng có sự đặc thù trong phân tầng xã hội, đó là khái
niệm di động xã hội. Do tính chất của hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, họ
là những người có nhiều cơ hội thuận lợi chiếm lĩnh những vị trí cao trong xã
hội.
Sinh viên là nhóm xã hội có đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hóa so
với nhóm thiếu niên nhi đồng và nhóm trung niên cao tuổi. Đây là độ tuổi đang
liên tục phát triển về chất, hăng hái, dũng cảm, muốn đi sâu vào đời sống xã hội,
xác định việc làm, trau dồi kinh nghiệm sống. Mối quan tâm lớn nhất đối với họ
là nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc, các biến đổi giá trị xã hội.
1.1.4. Đại học
Là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung học dành cho những
học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên. Trường đại học cung
cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng khoa học trong nhiều lĩnh vực

15


ngành nghề. Các trường đại học có thể cung cấp các chương trình bậc đại học và
sau đại học.
1.1.5. Kinh nghiệm
Theo nghĩa thông thường, kinh nghiệm là sự hiểu biết không thông qua lí
luận, sách vở, mà thông qua thực tiễn, do thực hành đem lại. Theo nghĩa triết

học, kinh nghiệm là tri thức có được do sự tác động trực tiếp của khách thể vào
chủ thể, hay là tri thức phát sinh từ mối quan hệ trực tiếp của chủ thể với khách
thể, mà khách thể thì được quan niệm là một sự tồn tại độc lập. Kinh nghiệm
thuộc về phạm trù nhận thức cảm tính và làm cơ sở cho sự khái quát của các lí
luận khoa học.
Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà
có. Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được
chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh
nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong
thực tế, không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ.

1.2. CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
Đề tài vận dụng lí thuyết lựa chọn duy lí
Thuyết lựa chọn duy lí có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học
thế kỉ 18-19 khi mà một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất của con
người là vị kỉ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và tránh nỗi khổ đau; còn
các nhà kinh tế học thì nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế,
động cơ lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh mẽ qua thời gian với các quan
điểm của nhiều tác giả như Marx, Homans, Jone Elster…
Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh trong kinh tế học hiện đại, lý
thuyết “cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích. Có suy nghĩ
16


để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu”. [Lê Ngọc Hùng, 362] Áp dụng vào trong đề tài nghiên
cứu ta thấy rằng: Mỹ luôn tư duy, nghiên cứu các cách thức, các phương thức
quản lý, học tập để sử dụng tối đa nguồn lực nhân tài, tạo sự phát triển về bền
vững cho chất lượng giáo dục. Điều đó thể hiện sáng rõ ở việc họ đã sáng tạo ra

mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học và mô hình này đã mang lại kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu cho nền Đại học Mỹ.
Một trong những nhà Xã hội học đi theo trường phái của Thuyết lựa chọn
duy lý là Homans, ông đã đưa ra mô hình lựa chọn duy lí gồm các định đề cơ
bản về hành vi người:
– Định đề phần thưởng
– Định đề kích thích
– Định đề giá trị
– Định đề duy lí
– Định đề giá trị suy giảm
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi đã áp dụng được các định đề
này vào trong giải thích hành động, các kinh nghiệm mà Mỹ rút ra theo mô hình
đào tạo tín chỉ tại các trường Đại học của Mỹ

Mô hình lý tƣởng- ideal type của Max Weber:
Mô hình lý tưởng hay còn gọi là loại hình ý tưởng là công cụ khái niệm
không chỉ để mô tả mà còn để phân tích và nhấn mạnh những thuộc tính, những
đặc trưng chung cơ bản quan trọng nhất của hiện tượng hay sự kiện lịch sử xã
hội. Mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học của Mỹ ban đầu cũng là một mô hình lý
tưởng, chỉ là những ý tưởng, khái niệm trừu tượng của quỹ Canergie nhưng sau
đó nó được mở rộng, áp dụng, triển khai và phát triển bở các trường Đại học và
dần dần nó trở thành mô hình ưu nhất trong đào tạo bậc Đại học hiện nay. Mô
hình hình này còn được mở rộng, ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới.
17


Và họ xem mô hình đạo tạo theo tín chỉ bậc đại học của Mỹ là mô hình mẫu, mô
hình lý tưởng để họ học hỏi và phát triển nầng cao phương thức đào tạo của
nước mình trong đó có Việt Nam.


1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TÍN CHỈ BẬC ĐẠI HỌC Ở
MỸ
“Hệ thống giáo dục đại học Mỹ là tốt nhất trên thế giới, bởi vì nó chẳng
hề có hệ thống”. Có thể nói nền giáo dục của Mỹ có rất nhiều hiện tượng đặc
biệt mà nhiều nước nên học hỏi như:
– Tổng chi phí cho giáo dục phổ thông vào loại nhất thế giới:
314.000.000.000 USD
– Hệ thống đại học lớn nhất thế giới: 3.681 trường đại học và tổng số tiền
đầu tư cho giáo dục đại học cũng không có quốc gia nào sánh được.
– Hệ thống trường phổ thông và đại học hết sức đa dạng và mềm dẻo.
– Số năm đi học trung bình của người dân Mỹ cao nhất trên thế giới: 14
năm
– Các trường đại học liên thông với nhau, tức là nhà trường công nhận điểm
số và các môn mà sinh viên đã học khi họ chuyển từ trường khác tới.
Trường đại học mang tính đại chúng bởi chính sách đầu tư cho giáo dục
đại học đã bao hàm ý nghĩa để lực lượng lao động tham gia giáo dục đại học dễ
dàng, do đó nhanh chóng đạt trình độ nghiệp vụ cao hơn. Nước Mỹ chủ trương
mở rộng cửa đại học cho công chúng bởi nhà nước và giới doanh nghiệp hiểu
rằng, đại học hóa lực lượng lao động là chìa khóa để tiềm lực kinh tế tăng cao,
sức cạnh tranh được nâng lên. Trong lĩnh vực lao động, ở nước Mỹ đã có gần
30% số người có bằng đại học, trên 25% có bằng cao đẳng nghề. [Phạm Tất
Dong, 115]

18


Về lịch sử, hệ thống tín chỉ học tập Mỹ đã được hình thành xuất phát từ
các mô hình Châu Âu, đặc biệt là mô hình Anh và Đức. Mô hình Anh được du
nhập sang Mỹ và thống trị trong việc tổ chức, trong các tiêu chuẩn và các
chương trình giảng dạy của giáo dục đại học Mỹ cho đến thế kỉ XIX. Trong nửa

sau thế kỉ XIX, giáo dục đại học Mỹ bị ảnh hưởng bởi hệ thống Đức khi việc
nghiên cứu đã được đưa vào các trường đại học, viện đại học như là một chức
năng chính và giáo dục sau đại học đã phát triển.
Một trong những đặc trưng chính của hệ thống giáo dục đại học Mỹ ngày
nay là hệ thống này sủ dụng việc tích lũy tín chỉ học tập để đạt được một văn
bằng. Đến những năm 80 của thế kỉ XX, các trường đại học ở Mỹ được tổ chức
theo kiểu chương trình học tập cổ điển. Trong một số chương trình giảng dạy,
sinh viên có rất ít hoặc hầu như không có quyền lựa chọn môn học. Vào những
năm 70 của thế kỉ XIX, hệ thống đã trải qua một sự thay đổi mau chóng. Đòi hỏi
về việc phải làm cho các môn học có nội dung thực tiễn, có mối quan hệ rõ rệt
với thế giới hiện thực cũng ngày càng tăng lên. Cac trường đại học và viện đại
học đã bắt đầu gặp những khó khăn về tuyển dụng, có sự giảm sút của các thị
trường có kích thích đối với các sáng chế phát minh.
Vào năm 1872, viện trưởng Eliot đã có sáng kiến đưa ra một hệ thống lựa
chọn ở Viện đại học Havard. Ông ta thay đổi hệ thống chương trình đào tạo
cứng nhắc cổ điển bằng một sự lựa chọn ngày càng rộng rãi các môn học đối với
sinh viên. Bắt đầu bằng sự lựa chọn chỉ dành cho các sinh viên năm cuối, đến
năm 1884, Viện đại học cho phép hầu như hoàn tự do lựa chọn cho mọi sinh
viên. Đến năm 1890, việc đánh giá tốt nghiệp dựa trên cơ sở tích lũy các môn
học riêng lẻ đã được tiến hàn. Các trường đại học và Viện đại học khác nhanh
chóng làm theo viện đại học Havard.
Hệ thống tín chỉ xuất hiện như là một kết quả của sự lựa chọn. Vào cuối
thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, ngày càng nhiều trường đại học và viện đại học
công bố trong niên lịch giảng dạy của họ theo bảng liệt kê số lượng các tín chỉ
19


được cung cấp cho mỗi môn học, con số đó được xác định bởi các giờ lên lớp và
thực hành thí nghiệm dành cho một môn học trong một tuần. Những yêu cầu để
đạt văn bằng cũng được công bố bằng số lương các tín chỉ đòi hỏi cũng như

bằng sự phân phối môn học. Cũng vào những năm đầu thế kỉ XX, hệ thống tín
chỉ đã mở rông ra ngoài phạm vi chương trình giảng dạy cấp đại học bao trùm cả
các chương trình sau đại học.
Yếu tố chính đã thôi thúc sự thay thế các chương trình giảng dạy theo
kiểu nhất loạt cổ điển là đòi hỏi làm cho hệ thống mềm dẻo hơn và thích hợp
hơn với nhu cầu hiện tại.

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ BẬC ĐẠI HỌC Ở
MỸ
2.1. Về đơn vị đo lƣờng và cách thiết kế học phần
Theo James Quann (Đại học Quốc gia Washington): Tín chỉ học tập là
một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để
học một môn học cụ thể bao gồm thời gian lên lớp, thời gian ở trong phòng thí
nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu và
thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị
bài...
Tại các trường đại học Mỹ, các học phần kiến thức trong tín chỉ được thiết
kế theo trình độ năm học của sinh viên, mỗi học phần bao gồm 3 hoặc 4 tín chỉ.
Thường một chương trình cử nhân gồm 120-130 tín chỉ, trong đó:
50 - 70 tín chỉ dành cho loại môn đại cương (nhằm đào tạo theo diện rộng,
cung cấp những kiến thức và kỹ năng chung cần thiết đáp ứng tính linh hoạt của

20


học đại học. Sinh viên có khả năng học 2 bằng cử nhân cùng lúc, có thể chuyển
đổi hoặc học thêm ngành mới sau này mà không phải đào tạo lại).
30-40 tín chỉ dành cho loại môn chính. Phần còn lại dành cho loại môn
phụ.
Mỗi chuyên ngành bên cạnh những yêu cầu về số các môn học bắt buộc

thuộc về chuyên ngành còn có hệ thống môn học tự chọn (electives). Hệ thống
này được bắt đầu ở Đại học Harvard vào những năm 1880 nhằm kích thích sự tò
mò, ham học của sinh viên. Đó là cơ hội để sinh viên phân biệt bản thân mình
với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, xây dựng tương
lai nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình.
Mỗi học kì sinh viên được lấy tối thiểu 7 tín chỉ (unit) cho học sinh bán
thời gian (part-time student), 12 tín chỉ cho học sinh toàn thời gian (full-time
student) và được lấy tối đa 18 tín chỉ, nếu lấy thêm cần có sự đồng ý của cố vấn
học tập.
“Lượng tín chỉ yêu cầu ra trường cho mỗi cử nhân được dựa vào quy
định riêng của mỗi ngành học và khoa của mỗi trường. Chẳng hạn như ở cao
đẳng, nếu em học ngành kế toán, em cần 60 units để lấy bằng nghề hoặc chuyển
lên đại học. Lên đại học ví dụ học thêm 40 units là đủ tiêu chuẩn lấy cứ nhân.
Như chị học Cinema, phải học đủ 60 units là chuyển lên chuyên ngành. Lên đó
họ lại đòi chị học thêm 45 units để ra trường lấy bằng cứ nhân. Nhưng nếu em
học ngành khó hơn. Nó sẽ đòi em học đủ số units cần thiết như biochemistry
(Công nghệ sinh hóa), phải thêm 90 units em mới được ra khỏi trường” (Nữ, 22
tuổi, Evergreen Valley University, California).
Mỗi môn học sẽ được thiết kế riêng tùy thuộc vào mức độ khó dễ hoặc
phạm trù, đồng thời dựa vào trình độ tiếng Anh của mỗi sinh viên khi nhập học.

21


Thông thường 1 lớp học tương đương với 3 tín chỉ. Có lớp 4 hoặc 5 tín chỉ cũng
xuất hiện trong thời khóa biểu, tùy thuộc vào môn.
“Chẳng hạn như đối với tiếng anh ở các lớp từ thấp tới trung bình được
chia làm 2 loại: english và esl. Esl (english as second language) chương trình
học sẽ dễ hơn English. Tuy nhiên tùy vào sức học và kết quả kiểm tra đầu vào,
học sinh chỉ cần phải lấy lớp vừa với mình mà không cần học lại từ đầu. 1 tín

chỉ là physical education, ngắn gọn là thể dục. 3 tín chỉ là cho hầu hết các môn
từ xã hội tới khoa học tới tự nhiên. 5 tín chỉ cũng thường là mấy môn cần thời
gian nghiên cứu nhiều. 0.5 là hoạt động lab (phòng thí nghiệm). Viết văn cũng
có lab. Các môn Khoa học tự nhiên thì càng phải cần” (Nữ, 22 tuổi, Evergreen
Valley University, California).
Đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ
chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các
môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1
giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần.
Như vậy, tổng số khối lượng công việc của một tín chỉ là 3 - 4 giờ (kết hợp cả
giờ lên lớp và giờ làm việc ngoài lớp học). Nhìn chung, một sinh viên đăng kí
15 tín chỉ cho một kì học sẽ có 15 giờ lên lớp là khoảng 30 - 45 giờ làm việc
ngoài lớp.
Ưu điểm
Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp sinh viên
không bị mất đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như việc học
của họ bị gián đoạn.
Giúp sinh viên có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác
trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống;

22


Học sinh có thể điều chỉnh thời khóa biểu và số lượng môn học từng kì
của bản thân tùy theo điều kiện riêng của từng người. Với một số sinh viên chưa
có điều kiện theo học toàn thời gian, họ có thể vừa học vừa làm mà không lo
mình không tích lũy đủ số học phần. Việc phân chia số tín chỉ cho từng chuyên
ngành sẽ phù hợp với các đặc thù riêng của từng ngành.
Nhược điểm
Cách thiết kế học phần không phù hợp sẽ làm cho các môn học có số

lượng tín chỉ không phù hợp, dẫn đến nội dung và tầm quan trọng của môn học
đó trong khung chương trình đào tạo không được xác định chính xác.
Phần lớn các học phần trong học chế tín chỉ được quy định tương đối nhỏ,
(3 hoặc 4 tín chỉ). Do vậy, sẽ không đủ thời gian để trình bày kiến thức thực sự
có đầu, đuôi theo một trình tự diễn biến liên tục. Từ đó, gây cảm giác kiến thức
bị cắt vụn.

2.2. Về thông tin cho sinh viên
Học sinh sẽ được cập nhật thông tin về trường của mình thôi qua 1 buổi
riêng mà nhà trường tổ chức cho tân sinh viên sau khi được nhận vào trường và
được cung cấp sách hướng dẫn (Catalog, Bulletin, Calendar)
Nội dung của sách hướng dẫn gồm các phần như:
Giới thiệu lịch sử thành lập và phát triển của trường, - sứ mệnh của trường,
Cơ cấu tổ chức của trường, các đơn vị trong trường…
Thông báo những yêu cầu mà người học phải thực hiện để được tốt nghiệp
ngành đào tạo: tổng số tín chỉ phải tích luỹ để được tốt nghiệp, tổng số tín chỉ tối
thiểu phải tích luỹ từng năm đối với người học toàn thời gian (full - time) và bán
thời gian (part - time), số tín chỉ tối thiểu, tối đa được đăng ký học trong từng
23


học kỳ; thời gian và địa điểm có thể gặp cố vấn để được hỏi ý kiến trong việc
xây dựng kế hoạch học tập cho mình; cách thức đăng ký học môn học hoặc rút
việc đăng ký học môn học, cách kiểm tra…
Đánh giá, cách xếp hạng kết quả môn học và cách tính điểm trung bình chung.
Ngoài ra, các trường Đại học ở Mỹ hàng năm đều có các niên giám
chương trình học cử nhân và cao học (undergraduate catalog and graduate
catalog). Các niên giám này đều được in ra phát cho sinh viên và được để trên
website của trường. Trong các niên giám này, tất cả các môn học trong trường
được liệt kê đầy đủ, kèm theo các mã (code) của các môn học này, các mô tả

ngắn gọn về nội dung, các yêu cầu tiên quyết (prerequisite).
Ưu điểm
Sinh viên sẽ được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng các thông tin cơ bản về
trường học, quá trình học tập… giúp sinh viên thích nghi nhanh hơn với môi
trường đại học.
Nhược điểm
Nhiều sách hướng dẫn sử dụng những thuật ngữ của giáo dục đại học mà
không có sự giải thích rõ ràng khiến các sinh viên mới nhập học không hiểu hết
hoặc hiểu sai nội dung của sách.

2.3. Về điều kiện, phƣơng pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra, đánh giá
2.3.1. Đề cương môn học
Để hướng dẫn việc học, mỗi môn học đều có một đề cương (syllabus) do
giáo viên xây dựng. Buổi học đầu tiên của môn học được xem là ngày truyền
thống để nói về đề cương. Nội dung của đề cương môn học bao gồm:
Thông tin về môn học: tên môn học, mã môn học, số tín chỉ, địa điểm phòng học,
các ngày và giờ học trên lớp, ở phòng thí nghiệm, ở thực địa
24


Thông tin về giảng viên: họ tên, chức danh, địa điểm phòng làm việc, giờ làm
việc, số điện thoại phòng làm việc (có thể cả số điện thoại nhà riêng), tên người
làm trợ lý giảng dạy (teaching assistant - nếu có), địa điểm làm việc và số điện
thoại.
Giáo trình (tên giáo trình, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, ở đâu có), tài liệu
bổ sung (tài liệu ấy bắt buộc hoặc khuyến khích đọc) và các tài liệu khác như
thiết bị thí nghiệm, các tác phẩm nghệ thuật, máy tính loại đặc biệt hoặc thậm
chí computer…
Mục tiêu và nội dung tóm tắt môn học.
Lịch học và chủ đề của các buổi học, ngày thi, ngày kiểm tra, thời hạn nộp các

bài tập nghiên cứu, các buổi nghe diễn giả nói chuyện, đi thực địa.
Quy định hành chính đối với môn học (course policies), yêu cầu về chuyên cần
(việc sinh viên có mặt trên lớp); quy định việc xử phạt đi học muộn; đánh giá
thái độ học tập trên lớp; xử lý các trường hợp vắng mặt trong kỳ thi hoặc không
nộp bài tập nghiên cứu; quy định liên quan đến vấn đề an toàn và sức khoẻ khi
làm việc trong phòng thí nghiệm; xử lý những hành vi quay cóp, sử dụng trái
phép tài liệu nghiên cứu của người khác.
Tại các trường State University of New York at Stony Brook, University
Massachusetts, University of California, Berkeley thì Đề cương môn học đều có
7 phần:
Thứ nhất, định nghĩa và tổng quan về môn học.
Thứ hai, thông tin và địa chỉ liên lạc với giáo viên.
Thứ ba, tóm tắt nội dung cụ thể của môn học.
Thứ tư, tiêu chuẩn đánh giá.
Thứ năm, các tiêu chí cho điểm.
Thứ sáu, hạn chóp nộp các bài làm.
25


×