Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

quản trị địa phương nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.46 KB, 21 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
----------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG CỦA NHẬT
BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Lê Thị Hương

Sinh viên

: Phùng Công Tráng

Lớp

: KH14 – Quản lý công 1

Hà Nội, tháng 12 năm 2016


Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG......................................................................................................................2
1. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản...................................................................................................2
2. Khái quát mô hình nhà nước.........................................................................................................3
II. BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG....................................................................................3


1. Phân cấp chính quyền địa phương.................................................................................................3
2. Tổ chức chính quyền địa phương..................................................................................................7
3. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương...........................................................8
III. QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG Ở NHẬT BẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA...................................9
1. Nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương................................................................................9
2. Tài chính của chính quyền địa phương.......................................................................................10
3. Tự quản địa phương – các vấn đề đặt ra......................................................................................11
4. Một số nội dung về cải cách chính quyền địa phương hiện nay ở Nhật Bản..............................12
IV. Nhận xét về quản trị địa phương Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam.................................15
1. Nhận xét......................................................................................................................................15
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................18


A. LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị địa phương xét ở phương diện lãnh thổ, quản trị địa phương là quản trị công
việc của các cấp lãnh thổ khác nhau. Nó là một trong 3 cấp độ của quản trị, đó là quản
trị toàn cầu, quản trị quốc gia, quản trị địa phương.
Theo nghĩa rộng, quản trị địa phương là việc quản trị ở cấp địa phương không chỉ
thuộc về bộ máy chính quyền mà còn thuộc về cả cộng đồng nói chung, và những
tương tác giữa cộng đồng với các cơ quan công quyền địa phương. Quản trị địa
phương dân chủ là quản trị địa phương một cách có trách nhiệm, có sự tham gia, trách
nhiệm giải trình và hiệu lực ngày càng cao
Ở Việt Nam, thuật ngữ quản trị địa phương chưa được sử dụng nhiều tuy nhiên đối
với các nước phát triển thì thuật ngữ này cùng với “tự trị địa phương” là khá phổ biến.
Bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu về vấn đề quản trị địa phương tại Nhật Bản và những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam .
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tìm kiếm, chọn
lọc tài liệu nhưng không thể trách khỏi những sai sót mong được sự góp ý và chỉ bảo
của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

1


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với hơn ba nghìn hòn đảo trải dọc biển Thái Bình
Dương của Châu Á có diện tích là 377.873km2, trong đó khoảng 70%-80% là đồi núi,
loại hình địa lí không phù hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú.Mật độ dân số
cao 339 người/ km2, đứng thứ ba trên thế giới. Vị trí nằm trên vành đai lửa Thái Bình
Dương thường xuyên phải chịu các dư chấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của
núi lửa. Nhiệt độ ở Nhật Bản cao trung bình ở 30oC, có lúc lên tới 40oC .
Dân số Nhật Bản hơn 128 triệu người (năm 2011) đứng thứ 10 trên thế giới, dân
số Nhật Bản đang có xu hướng lão hóa. Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội,
đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng kinh phí cho phúc lợi xã
hội. Nhiều người trẻ ở Nhật Bản có xu hướng không lập gia đình khi trưởng thành.
Dân số nước Nhật dự tính sẽ giảm xuống còn 64 triệu người vào năm 2100. Đây cũng
là vấn đề quan trọng làm giới chức trách Nhật Bản phải suy nghĩ.
Một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên trong khi dân số thì quá đông,
phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến
tranh, nhưng các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi, phất
triển tốc độ cao đứng hàng đầu thế giới.GDP của Nhật năm 2011 là 5472 tỷ USD,
trong đó: đóng góp của khu vực dịch vụ là 73,3%, đóng góp của khu vực công nghiệp
là 25,5%, đóng góp của khu vực nông nghiệp là 1,5%.
Chỉ số phát triển con người(HDI) luôn ở mức cao, đạt 0,953(đứng thứ 8 trên thế
giới) năm 2009.
Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật đứng hàng cao nhất thế giới 86,44/năm,
tuổi thọ trung bình của nam giới là 79,59/năm.

2


Những số liệu thống kê trên cho thấy Nhật Bản là một quốc gia phát triển, năng
lực tổ chức hành chính nhà nước và ổn định kinh tế, trật tự an toàn xã hội, phạm vi
hoạt động của quyền lực nhà nước tạo nên một diện mạo đặc thù của đất nước mặt
trời mọc.
2. Khái quát mô hình nhà nước
Hình thức cấu trúc: là nhà nước đơn nhất.
Hình thức chính thể: nhật bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập
hiến, đứng đầu là nhà vua (Hoàng đế) nhưng thủ tướng là người là người nắm quyền
cao nhất về các phương diện quản lí quốc gia và chịu sự giám sát của hai
viện(Thượng viện và Hạ viện) cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các
quyết định vi hiến của chính phủ.

II. BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Phân cấp chính quyền địa phương
Từ năm 1947, Hiến pháp của Nhật Bản dành hẳn một chương (Chương 8: Tự trị
địa phương) về chính quyền địa phương. Cũng năm đó, Luật tự trị địa phương được
ban hành và theo quy định chính quyền địa phương ở Nhật Bản được chia thành hai
loại: loại thông thường và loại đặc biệt. Chính quyền thông thường bao gồm hai cấp:
cấp Tỉnh và cấp Hạt. Chính quyền đặc biệt bao gồm: chính quyền các đặc khu, chính
quyền hợp tác giữa các hạt, chính quyền khu quản lý tài sản và chính quyền hiệp hội
phát triển địa phương.
Về chính quyền thông thường, ở cấp Tỉnh hiện nay có 47 đơn vị, trong đó Tokyo
được gọi là Đô (Tokyo-to), Hokkaido được gọi là Đạo (Hokkai-do), Kyoto và Osaka
được gọi là Phủ (Kyoto-fu, Osaka-fu), 43 đơn vị cấp tỉnh còn lại được gọi là Huyện
(ken). Tuy nhiên, giữa các Đô, Đạo, Phủ và Huyện này không có phân biệt gì về mặt
3



quyền hạn hành chính. Ở cấp Hạt hay còn gọi là đơn vị hành chính địa phương cấp cơ
sở, tính đến 1/4/2008, Nhật Bản có 1.788 hạt. Các đơn vị hành chính cấp hạt gồm ba
loại: thành phố (shi), thị trấn (cho, machi) và làng (mura, son). Sự khác biệt chủ yếu
giữa ba loại này là số lượng của các thành viên hội đồng, chỉ định bắt buộc một thủ
quỹ và thành lập các cơ quan phúc lợi xã hội.
Chính quyền cấp Tỉnh và cấp Hạt là những thực thể độc lập với nhau và không
có mối quan hệ thứ bậc trong hệ thống hành chính. Về chức năng của chính quyền
mỗi cấp này cũng có sự khác biệt. Trong khi chính quyền cấp Tỉnh là chính quyền địa
phương khu vực rộng chứa đựng cả các Hạt, thì chính quyền cấp Hạt là chính quyền
địa phương cơ sở liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Chính
quyền cấp Tỉnh cũng là cấp trung gian duy nhất giữa chính quyền trung ương và
chính quyền cơ sở cấp Hạt, chịu trách nhiệm chuyển tải các chính sách của trung
ương về địa phương, thực hiện trách nhiệm chi đối với các kế hoạch phát triển tầm
toàn vùng và cung ứng các hàng hoá công cộng quan trọng mà qui mô tác động của
chúng vượt ra khỏi phạm vi một hạt như đường giao thông, bảo vệ môi trường… cũng
như thực hiện một số chức năng cấp phép nhất định.
Về chính quyền đặc biệt, trong số 4 hình thức đề cập ở trên, đáng chú ý nhất là
các đặc khu. Đây là 23 khu đặc biệt nằm trong Tokyo-to còn được gọi là Ku. Tuy
cùng cấp Hạt, nhưng chính quyền của các đặc khu được trao nhiều quyền hạn hành
chính hơn so với các thị trấn và làng. Tuy nhiên, nếu so với các thành phố, thì các đặc
khu không nhiều quyền hạn bằng.
Chính quyền hợp tác giữa các hạt: là chính quyền được hình thành bởi sự liên kết
hợp tác của hai chính quyền hạt trở lên để thực hiện các chức năng một cách hữu hiệu
hơn so với việc chỉ một chính quyền hạt thực hiện. Có 4 hình thức chính quyền hợp
tác giữa các hạt:
(1) Hợp tác một phần: được thiết lập để giải quyết một số vấn đề đặc biệt như xử
lý rác thải, phòng cháy chữa cháy…
4



(2) Hợp tác diện rộng: được thiết lập để phát triển các kết hoạch đối với các vấn
đề diện rộng và giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả và hệ thống
(3) Hợp tác hành chính: được thiết lập để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ
hành chính của hai hay nhiều thị trấn hoặc làng
(4) Hợp tác toàn diện: được thiết lập để cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề
của hai hay nhiều thị trấn hoặc làng
Chính quyền khu sở hữu tài sản: là chính quyền đặc biệt do một khu vực có sở
hữu tài sản thuộc một hạt thành lập ra để quản lý tài sản. Dạng chính quyền này hầu
như không có ở các khu vực thành thị mà phần lớn tồn tại ở các vùng làm nông
nghiệp hoặc vùng núi. Các tài sản phổ biến là núi, rừng cùng với những thứ như kênh
tưới tiêu, đầm lầy, nghĩa địa, đất ở, đất nông nghiệp và suối nước nóng.
Chính quyền hiệp hội phát triển địa phương: là chính quyền được thành lập bởi
hai hay nhiều chính quyền địa phương thông thường để thực hiện một cách toàn diện
và hệ thống trên cơ sở kế hoạch phát triển bao quát việc lấy và chuẩn bị các địa điểm
phục vụ xây dựng các thiết bị công cộng.

5


Sơ đồ phân cấp chính quyền địa phương ở Nhật Bản

Loại thông
thường
Chính quyền
địa phương

Loại đặc biệt

Chính quyền

cấp Tỉnh

Đô, đạo, Phủ,
Huyện

Chính quyền
cấp Hạt

Thành phố , Thị
trấn, Làng

Chính quyền
các đặc khu

Chính quyền hợp
tác giữa các hạt

Chính quyền khu
quản lý tài sản

Chính quyền hiệp
hội phát triển địa
phương

6


2. Tổ chức chính quyền địa phương
Hội đồng lập pháp:
-


Chức năng: cơ quan lập pháp ở địa phương, đại diện cho quyền lợi của người

dân ở khu vực đó. Đứng đầu: Chủ tịch, Phó chủ tịch
-

Quyền hạn:
+ Cơ quan quyền lực tối cao ở địa phương
+ Có quyền tổ chức Hội đồng (bầu chủ tịch Hội đồng, giải tan hội đồng…)
+ Soạn thảo và thông qua văn bản Luật và dưới Luật liên quan đến địa phương
+ Kiểm tra giám sát hoạt động của các Hội đồng hành pháp (tuy nhiên không

có quyền bãi nhiệm hội đồng hành pháp)
- Cơ chế hoạt động: chỉ có 1 viện duy nhất, thông qua hình thức dân chủ trực tiếp
(trưng cầu dân ý) để chấp nhận hay bải bỏ một số đạo luật của Quốc hội.
- Cơ chế bầu cử: thông qua bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm.
Hội đồng hành pháp
- Chức năng: là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tồn tại như 1 cơ quan
địa phương nhưng cũng là 1 cơ quan Nhà nước, nghĩa là vừa hoàn thiện chức năng
của 1 cơ quan địa phương, vừa hoàn thành các chức năng của nhà nước
- Quyền hạn: có quyền giải tán, tiến hành bầu cử lại Hội đồng lập pháp
- Cơ chế hoạt động: tổ chức và thực hiện công việc liên quan đến địa phương.
Đứng đầu Chính quyền hành pháp thành phố là Thị trưởng, khu vực khác là Thống
đốc. Giúp việc có phó thị trưởng và một số Ủy ban: Ủy ban Giáo dục, ủy ban Thuế…
chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng lập pháp, do Toà án xét xử. Chịu trách nhiệm
7


tổ chức thực hiện các công việc của địa phương, vừa hoàn thiện các công việc ở
Trung ương đưa xuống.

- Cơ chế bầu cử: thông qua phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm,
những người từ 25 tuổi trở lên mới được vào Hội đồng hành pháp cấp I, 30 tuổi trở
lên mới được bầu vào Hội đồng hành pháp cấp II.
Ủy ban tư pháp
Thực hiện việc điều tra, xem xét các vấn đề tài chính và quản lý các hoạt động
của các cơ quan địa phương và trung ương. Do cơ quan hành pháp điều hành, người
đứng đầu cơ quan hành pháp có quyền tạo ra, bên cạnh sự đồng ý của hội đồng lập
pháp , nhiệm kỳ 4 năm. Hoạt động 1 cách độc lập, có quyền phán xử theo luật định.
Ủy ban bầu cử
Có ở các cấp Chính quyền địa phương, người đứng đầu do Chủ tịch Hội đồng hành
pháp lập ra. Thực hiện 2 chức năng: hoàn thiện công việc bầu cử ở địa phương và tổ
chức việc bầu cử ở Trung ương.
3. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương
Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính phủ trung ương được đặc trưng
bởi sự kiểm soát mạnh mẽ về tài chính và hành chính bởi chính phủ trung ương. Các
cơ quan trung ương nắm toàn bộ quyền ban hành pháp luật và các chính sách chủ yếu.
Địa phương là cơ quan chấp hành, thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh từ cấp trên đưa
xuống.
Bộ Nội vụ đống một vai trò chủ yếu trong việc ủng hộ sự phát triển của chính
quyền địa phương bằng việc ban hành các báo cáo nhanh và những tư vấn miệng liên
quan đến các vấn đề đó như chấp nhận các quyết định và dự án liên quan. Có một số
thẩm quyền hành chính mà chính phủ trung ương giữ lại như quyền đạt ra “các biên
pháp sửa sai” đối với sự thực hiện không đầy đủ hay vi phạm luật và các quy định của
8


nhà nước, các quyết định của nội các và mối quan hệ tài chính của chính quyền trung
ương va chính quyền địa phương là đan xen chặt chẽ với nhau. 60% chi tiêu tài chính
của chính quyền địa phương là nhận từ nhiều nguồn của các quỹ chính phủ trung
ương.Việc chi trả được tạo ra thông qua các bộ của chính quyền trung ương hoặc là

cho các chương trình được ủy quyền cho chính quyền địa phương hay là sự cho
những trợ cấp đặc biệt cho các mục đích công cộng khác. Hằng năm chính phủ trung
ương phân bổ một khoản thuế được giữ lại tại địa phương theo tỉ lệ. Khoản thuế này
bao gồm một phần xác định được quy định tại luật( khoảng 32%) từ nguồn thu từ các
khoản thuế chủ yếu của nhà nước: thuế thu nhập các nhân, thuế kinh doanh, thuế
rượu. Khoản thu này được ban hành năm 1954 như một công cụ để bảo đảm và ổn
định sự vận hành của các quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cơ bản của chính quyền
địa phương.
Các địa phương cấp hạt được khuyến khích sáp nhập với nhau để đáp ứng thực tế
là phạm vi sinh hoạt của nhân dân địa phương ngày càng rộng lớn và để phát huy tính
kinh tế nhờ quy mô trong cung ứng hàng hóa công cộng địa phương.
III. QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG Ở NHẬT BẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương
Theo Hiến pháp Nhật Bản, chính quyền địa phương được tổ chức theo những
nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, chính quyền địa phương được tổ chức dựa trên nguyên tắc quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Chính quyền địa phương là hình thức tự quản của các
cộng đồng dân cư địa phương.
Thứ hai, chính quyền địa phương được tổ chức theo nguyên tắc tự trị địa
phương, bao gồm hai hình thức:
- Tự quản của tổ chức và tự quản của dân cư. Tự quản của tổ chức là tự quản của
các hội đồng và các cơ quan khác ở địa phương mang tính độc lập với Chính phủ
9


trung ương, quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tự quản không phải là quan hệ cấp
trên với cấp dưới, quan hệ giám sát mà là quan hệ bình đẳng, hợp tác và độc lập.
Điều 94 của Hiến pháp nước này quy định các tổ chức công quyền địa phương
được trao quyền hạn rộng rãi trong các vấn đề quản lý, tài chính "có quyền quản lý tài
sản, công việc của mình và ban hành các quy định riêng trong khuôn khổ pháp luật

quy định"
- Tự quản của cư dân là khái niệm để chỉ sự quyết định của chính cư dân địa
phương đối với các vấn đề chung của vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ ba, chính quyền địa phương có quyền quản lí tài sản, công việc của địa
phương và ban hành các quy định riêng trong khuôn khổ pháp luật quy định.
2. Tài chính của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương Nhật Bản được trao quyền quản lý các vấn đề tài chính của
địa phương và có nhiều phương cách để bảo toàn nguồn thu. Các nguồn thu chủ yếu
của chính quyền địa phương bao gồm thuế địa phương, phân bổ thuế để lại cho địa
phương, nguồn hỗ trợ của chính phủ và khoản vay (phát hành trái phiếu).
Luật về phân bổ thuế cho địa phương quy định: chính quyền địa phương lập dự trù
thu, chi; sau đó Nội các quyết định và trình lên Quốc hội phê duyệt. Quy trình này
cho phép làm rõ và bảo đảm rằng nguồn thu của chính quyền địa phương sẽ đủ trang
trải cho việc cung cấp các dịch vụ theo chất lượng quy định cũng như đáp ứng được
các nghĩa vụ của địa phương theo quy định. Trong trường hợp nguồn thu không đủ,
Chính phủ có thể xem xét, điều chỉnh hệ thống thuế địa phương, tăng phân bổ thuế để
lại cho địa phương hoặc áp dụng một số biện pháp khác.Chương trình tài chính địa
phương giúp cho chính quyền địa phương xác định được các chính sách kinh tế và tài
chính của địa phương phù hợp với chính sách của chính quyền trung ương và hướng
dẫn về quản lý tài chính.
10


Chính quyền địa phương được quyền quyết định mức thuế và thu thuế. Với quy định
này, địa phương có quyền thu cao hơn nhưng không vượt quá mức cho phép. Tuy
nhiên có một số loại thuế phải áp dụng theo quy định. Địa phương cũng có quyền thu
một số loại thuế ngoài luật định song phải có sự thỏa thuận của Bộ Tư pháp : thuế địa
phương chiếm khoảng 40,3% tổng thu thuế của quốc gia. Thuế của tỉnh chiếm khoảng
32,1% tổng thu và thuế của các đơn vị hành chính cấp cơ sở chiếm khoảng 34,3%
tổng thu.

Thuế phân bổ lại cho địa phương cho phép Chính phủ cân đối được nguồn thu của
chính quyền địa phương và bảo đảm chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn. Bằng cách
này, nguồn thu thuế từ địa phương kinh tế mạnh như các thành phố lớn được điều
chuyển cho các vùng ít dân, khó khăn. Thuế phân bổ lại cho địa phương cũng được
coi là nguồn thu của địa phương và họ được toàn quyền sử dụng.
3. Tự quản địa phương – các vấn đề đặt ra
Khi đánh giá về thực trạng chính quyền địa phương Nhật Bản hiện nay, các nhà
phân tích đã tổng kết một số các vấn đề tồn tại chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc tự quản địa phương trên thực tế bị vi phạm đặc biệt trong
lĩnh vực thuế. Minh chứng sống động là cơ chế phân cấp thực hiện (Kikan-Inin-Jimu),
quy định người đứng đầu một cơ quan chính quyền cơ sở được ủy quyền quản lý các
hoạt động của Nhà nước tại địa phương. Vị trí đứng đầu này giống như một "bộ máy
nhà nước thu nhỏ" có nghĩa vụ phục tùng sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của Nhà
nước .Như vậy, trên thực tế, mối quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan tự quản địa
phương vẫn là quan hệ trên, dưới, quyền lực phục tùng. Các chính quyền địa phương
(đặc biệt ở cấp shi và ku, thành phố thuộc tỉnh và quận), trên thực tế thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước chứ không chỉ thực hiện hoạt động tự quản địa phương.
Thứ hai, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lí tranh chấp của chính quyền
địa phương vẫn chưa bảo đảm phương thức thực hiện dân chủ của cư dân một cách
11


hiệu quả. Người dân vẫn e ngại với cách giải quyết của cơ quan công quyền địa
phương, với tâm lí mặc cảm và sợ sệt đối với quyền lực hành chính. Đây có thể xem
là vấn đề thuộc tâm lí Á Đông, có thể chia sẻ những điểm tương đồng với Việt Nam,
chẳng hạn như tâm lí ngại va chạm với công quyền, tâm lí cho và nhận hơn là thái độ
sẵn sàng được phục vụ từ phía cán bộ, công chức vốn được xem là công bộc của nhân
dân.
Thứ ba, quyền tự quản của cư dân với tư cách là phương thức thực hiện dân chủ
trực tiếp không liên quan đến Nhà nước trên thực tế vẫn luôn bị vi phạm và chỉ là khái

niệm mang tính hình thức. Hoạt động của một số cơ quan chính quyền địa phương đôi
khi chưa phản ánh đúng nguyện vọng của cư dân.
Thứ tư, xu hướng tập quyền (hệ thống tập quyền theo Hiến pháp Minh Trị năm
1890) đang dần xuất hiện trở lại, xuất phát từ chỗ Nhà nước vẫn duy trì những quyền
hạn rộng lớn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.
4. Một số nội dung về cải cách chính quyền địa phương hiện nay ở Nhật Bản
Uỷ ban lâm thời về cải cách hành chính lần thứ 2 được thành lập từ những năm
80 của thế kỉ trước đã đưa ra những đề xuất cụ thể dựa trên hai nội dung chủ yếu là
tăng cường chức năng phối hợp giữa các cơ quan công quyền (giữa Chính phủ trung
ương và chính quyền địa phương, giữa các cơ quan công quyền địa phương với nhau)
và đơn giản hoá bộ máy chính quyền.
Cuộc cải cách theo hướng phi tập trung hoá đã bắt đầu diễn ra từ những năm 80
với sự tư nhân hoá ba công ti nhà nước, trong đó có Công ti đường sắt Nhật Bản. Đây
được xem là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của chính sách tư nhân hoá và phi
tập trung hoá. Luật phi tập trung hoá Chính phủ đã được ban hành năm 1995, cùng
năm đó Uỷ ban về phi tập trung hoá của Chính phủ cũng đã được thành lập. Luật về
phi tập trung hoá toàn diện đã được thông qua và có hiệu lực vào năm 2000. Vấn đề
cải cách chính quyền địa phương ở Nhật Bản hiện nay vẫn được xem là vấn đề thu hút
12


rất nhiều sự quan tâm của các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Nhật
Bản.
Nội dung về cải cách chính quyền địa phương của Nhật Bản cũng rất đa dạng và
có thể xem xét dưới nhiều góc độ. Một vài nội dung cơ bản về cải cách chính quyền
địa phương ở Nhật Bản hiện nay như sau:
Một là các nhà cải cách chú trọng việc thúc đẩy quá trình phân công chức năng,
nhiệm vụ giữa chính quyền trung ương và địa phương với hai khẩu hiệu: “từ trung
ương về địa phương” và “ từ quan chức về người dân”. Vai trò của Nhà nước chỉ giới
hạn trong các công việc liên quan đến sự tồn vong của quốc gia hay cộng đồng; các

công việc liên quan đến những hoạt động khác nhau của người dân theo chuẩn mực
quốc gia, thực hiện các chính sách quản lí doanh nghiệp có quy mô quốc gia.
Hai là cơ chế chính quyền địa phương thực hiện các chức năng quản lí vĩ mô của
Nhà nước được thay thế bằng cơ chế mới trong đó đảm bảo chính quyền địa phương
thực sự là các tổ chức công quyền mang tính tự quản ở địa phương. Các hoạt động
của cơ quan công quyền địa phương chia làm hai nhóm: các vấn đề địa phương và các
vấn đề được uỷ quyền lập pháp.
Ba là những quy định mới được ban hành liên quan đến mối quan hệ giữa các cơ
quan chính quyền địa phương và Nhà nước. Quyền của chính quyền địa phương trong
việc ban hành quy phạm pháp luật và giải thích pháp luật đã được mở rộng.
Bốn là song song với việc ban hành và thực hiện Luật phi tập trung hoá toàn
diện, chính sách hợp nhất các chính quyền thành phố và sắp xếp lại các tỉnh đã được
Chính phủ thông qua và ban hành “Hướng dẫn về việc đẩy mạnh hợp nhất” vào năm
1999. Mục tiêu Chính phủ đề ra là sáp nhập 3.200 chính quyền thành phố hiện có
thành 2.000 chính quyền thành phố trong vòng 5 năm.
Ngày 27/11/2006, Uỷ ban phi tập trung hoá đã trình lên Thủ tướng Nhật Bản báo
cáo “Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền địa phương từ nay về sau”.
13


Tháng 3/2007, Uỷ ban phi tập trung hoá đã thảo luận về các giai đoạn cải cách chính
quyền địa phương tiếp theo, trong đó đưa một số đề xuất như sau:
Thứ nhất, sắp xếp lại các tỉnh thành những cơ quan tự quản trên cơ sở rộng rãi.
Bãi bỏ một số tỉnh và thành lập các vùng, các tiểu bang. Đề xuất đưa ra là nên hợp
nhất các tỉnh hiện có thành 7 đến 9 tiểu bang.
Thứ hai, làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Chính phủ trung ương và chính quyền
địa phương, đặc biệt là vấn đề uỷ quyền lập pháp đối với chính quyền địa phương,
việc ngừng chuyển giao các hoạt động kinh doanh cho các tỉnh, việc tách biệt giữa
chuyển giao các hoạt động kinh doanh của địa phương với an ninh tài chính quốc gia.
Thứ ba, cuộc cải cách đã mở rộng quyền tự quản của tổ chức nhưng vẫn chưa

chú trọng đến quyền tự quản của người dân, do đó cần cải cách quyền tự quản này đi
vào thực chất chứ không chỉ là hình thức.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện dân chủ hoá nền chính trị quốc gia, mối quan hệ giữa
lãnh đạo dân chủ và tập quyền của một số cơ quan hành chính nhà nước cần được
xem xét và xử lí thoả đáng.
Thứ năm, đổi mới các cơ quan tự quản. Nhà nước chủ trương khuyến khích thị
trường hoá và tư nhân hoá các chức năng quản lí nhà nước của cơ quan tự quản với
khẩu hiệu: “Hãy để khu vực tư nhân làm những gì họ có thể làm”.
Thứ sáu, thành lập các tổ chức công cộng độc lập trong mỗi tỉnh và liên tỉnh
nhằm xử lí các công việc chung một cách hiệu quả và đơn giản hoá. Chuyển đội ngũ
cán bộ quản lí từ quy chế công chức sang quy chế người lao động trong khu vực tư
nhân.
Thứ bảy, cải cách chính quyền địa phương đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu của
Hiến pháp trong đó chính quyền địa phương phải thực sự là các tổ chức bảo vệ và
thực thi có hiệu quả các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người dân. Nhà
nước có nghĩa vụ đảm bảo cuộc sống hưng thịnh cho người dân, bảo đảm tối thiểu sự
14


tồn vong của người dân để giải quyết những hạn chế của vấn đề kinh tế, sự phát triển
không đồng đều giữa các địa phương và sự tách biệt giữa các vùng lãnh thổ.
IV. Nhận xét về quản trị địa phương Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt
Nam
1. Nhận xét
- Cơ quan địa phương Nhật Bản là cơ quan dân chủ trực tiếp ( thông qua bỏ
phiếu trực tiếp). Điều này là khác so với tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam
vì ở nước ta Ủy ban nhân dân là do Hội đồng nhân dân bầu ra, điều nay đôi khi gây ra
tình trạng “ vừa đá bóng vừa thổi còi ”.
- Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của các cơ quan địa phương mang tính
tự trị cao. Giữa hai cấp chính quyền địa phương là những thực thể độc lập với nhau và

không có mối quan hệ thứ bậc trong hệ thống hành chính.
- Chính quyền địa phương và chính quyền trung ương quan hệ trên nguyên tắc
ủng hộ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống chính quyền địa phương gọn nhẹ, tự
chủ, độc lập, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả thông qua việc thiết lập mô hình chính
quyền hai cấp, mở rộng địa bàn quản lý của chính quyền cấp cơ sở cùng với việc giảm
số lượng đơn vị hành chính cấp cơ sở, tăng quyền tự chủ trong sử dụng ngân sách địa
phương. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức ở địa phương
thông qua việc sửa đổi các quy định về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội ngũ công
chức được Nhật Bản xác định là một trong những điều kiện tiên quyết để chính quyền
địa phương có thể đáp ứng đươc yêu cầu quản lý trong một phạm vi rộng hơn, với số
lượng dân cư lớn hơn.

15


2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu so sánh với mô hình tổ chức chính quyền địa phương, các vấn
đề về quản trị địa phương cũng như các kinh nghiệm cải cách và thực hiện phân cấp
của Nhật Bản, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam theo
em nên :
Một là, nên áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp chức danh Chủ tịch UBND cấp
huyện và cấp tỉnh, bởi vì chế độ bầu cử trực tiếp là một chế độ phản ánh giá trị dân
chủ cao cũng như phát huy được tinh thần trách nhiệm của những nhà quản lý trước
nhân dân. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, chế độ làm việc của UBND là theo chế
độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách nên không phát huy được hết vai trò chủ động
cũng như nâng cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo. Hơn nữa, mô hình bầu cử trực
tiếp này còn hạn chế sự chồng chéo, phụ thuộc của UBND trong mối quan hệ với
HĐND cùng cấp.
Thứ hai, nên xóa bỏ quy định Chủ tịch UBND đồng thời là thành viên của

HĐND cùng cấp cũng như các chức danh và quy định tỉ lệ đại biểu chuyên trách để
nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, tránh tình trạng đại biểu HĐND đồng thời là
người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hoạt động giám sát của
HĐND chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi được tách rời với hoạt động hành pháp
của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ ba, pháp luật cần quy định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà
nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương, để ngăn chặn tình trạng
can thiệp vào hoạt động của địa phương cũng như việc đùn đẩy trách nhiệm giữa
trung ương và địa phương, qua đó nâng cao tính tự quản , sự chủ động sáng tạo cho
địa phương.

16


Thứ tư, cần nghiên cứu tổ chức thực hiện hoạt động phân cấp quản lý nhà nước,
đặc biệt là trong lĩnh vực ngân sách để đảm bảo nâng cao tính tự chủ trong quản lý
của địa phương.
Thứ năm, tăng cường sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội vào công
việc của chính quyền địa phương. Thông qua việc hoàn thiện cơ chế pháp luật để thu
hút các chủ thể trong xã hội tham gia vào công việc của địa phương cũng là nhằm
tăng cường tính dân chủ nhân dân.

17


KẾT LUẬN
Quản trị địa phương là vấn đề không chỉ riêng ở một quốc gia mà việc tổ chức
nền quản trị địa phương dựa trên nguyên tắc tự quản địa phương đã mang tính xu thế
toàn cầu. Việt Nam đang tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương các cấp trong đó có mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững

mạnh, phát huy quyền làm chủ thực sự của Nhân dân, thì việc nghiên cứu xu thế
chung này là rất cần thiết. Và mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản là
một trong những mô hình đáng để Việt Nam học hỏi và tiếp thu.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hành Chính So Sánh - Học Viện Hành Chính.
2. Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới.
(NXB. Chính Trị Quốc Gia Hà Nội)
3. Bài viết : Tìm hiểu về xây dựng chính quyền đô thị ở Nhật Bản ( link:
/>4. Bài viết : Kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền ở nhật bản ( link:
/>5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
6. Bài viết : Chính quyền địa phương – Phan Văn Điềm
7. Một số tài liệu khác trên internet.

19



×