PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một loại phương tiện giao tiếp giúp con người
khắp nơi trên thế giới này có thể hiểu nhau hơn.
“Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với
nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như
vậy. Ngành khoa học nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới khác nhau giữa 6000 và 7000. Tuy nhiên,
bất cứ ước lượng chính xác nào phụ thuộc vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ
chính và ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ
ngôn ngữ nào cũng có thể được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các
giác quan thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích, ví dụ: Bằng văn bản, đồ họa,
chữ nổi, hoặc huýt sáo. Điều này là do ngôn ngữ của con người là độc lập với phương
thức biểu đạt. Khi được sử dụng như là một khái niệm chung, “ngôn ngữ” có thể nói đến
các khả năng nhận thức để học hỏi và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp, hoặc
để mô tả các bộ quy tắc tạo nên các hệ thống này, hoặc tập hợp các lời phát biểu có thể
được tạo thành từ những quy tắc”.1
Khi một dân tộc của một quốc gia này, sử dụng một ngôn ngữ của một dân tộc ở
một quốc gia khác, tức là không phải tiếng mẹ đẻ của mình, thì đó gọi là ngoại ngữ.
Nhưng chúng ta đang nói đến ở đây là các ngoại ngữ được dùng phổ biến để giao tiếp
chung cho khu vực và toàn thế giới. Theo nghiên cứu thì 10 ngôn ngữ được sử dụng phổ
biến nhất thế giới là: Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga,
tiếng Bengali, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Mã Lai và cuối cùng là tiếng Pháp.2
Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì ngoại ngữ đóng
một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt
đến vấn đề dạy và học ngoại ngữ cho người dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
____________________________________________________________________________________________
1
Khái niệm về Ngôn ngữ từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ( />
2
Theo iONE, 10:07 PM/ 07/12/2013, 10 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, VNEXPRESS,
( .
1
Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề
án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại
ngữ 2020). Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến
năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên...”. Đặc biệt, mục tiêu cụ thể có nêu rõ:
“Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ
tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ...” (khung châu Âu chung). Thể hiện
quyết tâm thực thi Đề án Ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ký Quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Qua đó ta thấy rằng
Nhà nước đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho thế hệ
tương lai của quốc gia.3
Tuy nhiên, đối với Việt Nam và các quốc gia lân cận thì các ngoại ngữ được người Việt
Nam chúng ta theo học phổ biến như: Anh, Pháp, Trung, Nhật, Thái, Hàn, Đức... .
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, thành
phố có 207 cơ sở dạy ngoại ngữ, tăng 41 cơ sở (24,70%) so với năm 2008 và chiếm
41,24% tổng số các cơ sở dạy văn hóa ngoài giờ của thành phố. Năm 2010, số các cơ sở
dạy ngoại ngữ đã tăng lên 217 và số chi nhánh, loại hình dạy ngoại ngữ cũng tăng đáng
kể. Số học viên học ngoại ngữ năm 2010 là 721.824 lượt người, tăng 62.624 lượt người
(8,68%) so với năm 2009, chiếm 63% lượt người tham gia học các loại hình văn hóa
ngoài giờ (Vũ Chiến, 2010).4
Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập quốc tế. Biết ngoại ngữ để học tập,
nghiên cứu, tìm việc làm, kinh doanh, du lịch... hay vì một số mục đích nào khác thì
cũng là một nhu cầu hết sức chính đáng và cấp thiết trong thời đại ngày nay. Sinh
viên Việt Nam nói chung và sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang có nhu
cầu và xu thế học ngoại ngữ rất cao. Vì là một thành phố lớn, một đầu tàu kinh tế, một
trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước, nên sinh viên thành phố Hồ Chí Minh càng
____________________________________________________________________________________________
Theo Cổng thông tin điện tử Trường ĐHSP TP. HCM (không ngày tháng), Tầm quan trọng của môn ngoại ngữ,
( />3
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
4
2
phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc trau dồi học hỏi ngoại ngữ, nâng cao
trình độ, kiến thức chuyên môn, gương mẫu đi đầu. Biết ngoại ngữ để có thể dễ dàng
giao tiếp với bạn bè quốc tế. Biết ngoại ngữ để thuận tiện trong mọi lĩnh vực hợp tác đối
ngoại như: Nghiên cứu- học tập, kinh doanh, du lịch, du học, đi định cư, giao lưu và giới
thiệu văn hóa- phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước mình cho bạn bè quốc tế... . Nên
nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh phải là một mục tiêu cơ
bản, đặt lên vị trí hàng đầu để có thể mở cánh cửa hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu đề này nhằm nâng cao ý
thức học hỏi, trau dồi kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang ngồi trên ghế nhà trường,
trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, cả về chiều sâu lẫn
chiều rộng. Đồng thời, đề tài cũng muốn là cơ sở nghiên cứu cho các trường, trung tâm
dạy ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Để từ đó, các
trường, trung tâm dạy ngoại ngữ rút ra được những hạn chế và yếu kém nếu có, và đặt ra
được cho mình một mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tại của đất
nước. Đó là những lý do chính mà chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:“Nhu cầu học
ngoại ngữ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
(Qua khảo sát một số trường Đại học)“.
2. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
2.1.
Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng là cơ sở chính nhằm đem lại một số lợi ích
cho các đối tượng sau đây:
-
Nâng cao nhận thức của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về nhu cầu học và sử
dụng ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu– rộng.
-
Các trường, các trung tâm dạy ngoại ngữ thật sự đặt chất lượng lên hàng đầu, nhằm
thu hút và đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
-
Các giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các trường, các trung tâm
ngoại ngữ không ngừng nâng cao tay nghề, tìm hiểu tình hình thực tế để có giáo
trình, giáo án,... phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động và chất lượng tốt hơn.
3
2.2.
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có một số ý nghĩa khoa học như sau:
-
Giúp các cơ quan chức năng, các nhà quản lý có được tầm nhìn tổng quát về nhu
cầu học ngoại ngữ của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước. Để
từ đó làm cơ sở xây dựng các đường lối, chính sách sao cho phù hợp trong việc mở
các trường, các trung tâm dạy ngoại ngữ, nhằm đáp ứng đầy đủ và chất lượng đào
tạo tốt nhất cho nhu cầu học ngoại ngữ của học viên và cho toàn xã hội.
-
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở nền tảng, tài liệu tham khảo giúp gợi mở cho các
công trình nghiên cứu chuyên sâu sau này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài đánh giá của các
chuyên gia, nhà nghiên cứu về việc sử dụng cũng như nhu cầu học ngoại ngữ trong thời
đại toàn cầu hóa. Trong số đó, phải kể đến các tác giả, nhóm tác giả như sau:
3.1.
Lịch sử nghiên cứu trong nước
Th.S Phạm Thạch Hoàng :“Quan niệm học ngoại ngữ trong thời đại toàn cầu hóa”.
Trường
Đại
học
Lâm
Nghiệp,
đăng
ngày
15/03/2010
tại
trang
web
Trong bài viết, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề quan
trọng như: Ngoại ngữ là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người, để “toàn cầu
hóa” chính mỗi người. Ngoại ngữ không là công cụ thuần túy, là chữ vô hồn, ngoại ngữ
là bản thân văn hóa. Học ngoại ngữ tốt nhất là lúc còn trẻ và căn bản là tự học, đặc biệt
là lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Nghiên cứu của hai tác giả TS. Vũ Thị Phương Anh và ThS. Nguyễn Bích Hạnh:
”Năng lực tiếng Anh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức: Thực trạng và những giải pháp”, Trung
tâm Khảo thí và Ðánh giá chất lượng đào tạo Ðại học Quốc gia- TP. HCM và Trường
Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Ðại học Quốc gia- TP. HCM. Nghiên cứu này
đã đánh giá rất rõ ràng về năng lực tiếng Anh của một số sinh viên tại các trường Đại
học trên địa bàn TP. HCM (gồm: 3 trường thành viên của Ðại học Quốc gia TP.HCM là
Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, Trường Ðại học Bách Khoa, Trường Ðại học Khoa
4
học Xã hội và Nhân văn và 2 trường ngoài Ðại học Quốc gia –TP. HCM là Trường Ðại
học Kinh tế và Trường Ðại học Sư phạm) qua điều tra khảo sát thực tế bằng bảng hỏi và
kiểm tra trình độ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng điểm trung bình chung của tất cả
các sinh viên chỉ đạt ở mức trung bình. Khi quy đổi mức trình độ tiếng Anh của sinh
viên Việt Nam sang hệ thống kiểm tra quốc tế, ta thấy mặt bằng trình độ sinh viên trong
mẫu điều tra (tính trung bình là sinh viên bắt đầu năm thứ 3) chỉ mới đạt trong khoảng
360-370 điểm TOEFL, hoặc 3.5 điểm IELTS. Tác giả cho rằng:“Ðây là mức trình độ rất
thấp so với thế giới, vì theo định nghĩa của ALTE (Hiệp hội các nhà trắc nghiệm ngôn
ngữ châu Âu), thì trình độ này sinh viên chưa thể tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến
dù ở mức thấp nhất, mà chỉ mới tiếp nhận những thông tin đơn giản trong những bối
cảnh quen thuộc”.
Tác giả Trần Toàn Trương có bài:”Học ngoại ngữ- Nhu cầu hay trào lưu ?“. Học
viện
Hành
chính
Quốc
Gia,
đăng
ngày
19/08/2015
tại
trang
web
Tác giả đã giải
quyết hai vấn đề:“Xuất phát từ lợi thế cạnh tranh” và “Liệu ai cũng có thể có lợi thế?”
Tác giả cũng nhắn nhủ thêm:”Thời thế luôn thay đổi. Trước hết, hãy học ngoại ngữ vì
niềm đam mê. Nếu chưa tìm thấy một ngôn ngữ yêu thích, bạn nên trau dồi những kiến
thức, kĩ năng khác trước. Thêm vào đó, học ngoại ngữ hiếm cũng không phải là lựa chọn
tồi”.
Tập thể tác giả Ban Quốc tế Thanh niên Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ninh có bài viết:
“Giải pháp nâng cao việc học tập ngoại ngữ trong thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh”.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh, tại trang web
/>-phap-nang-cao-vic-hc-tp-ngoi-ng-trong-thanh-thiu-nhi-tnh-qung-ninh&catid=489:h-inh-p-qu-c-t&Itemid=553. Tập thể tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau:”Một là:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh niên. Hai
là: Xây dựng các mô hình, loại hình học tập, sử dụng ngoại ngữ phù hợp với các đối
tượng đoàn viên, thanh thiếu nhi. Ba là: Tăng cường tham mưu, phối hợp, tạo môi
trường thuận lợi để thanh thiếu nhi học tập ngoại ngữ” nhằm nâng cao việc học tập
ngoại ngữ trong thanh thiếu nhi của tỉnh nhà.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Hòa về:”Đo lường sự hài lòng của học
viên tại các trung tâm ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị
5
Kinh doanh tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2011. Đề tài nghiên cứu của
tác giả đã khảo sát, đo lường sự hài lòng của học viên tại các trung tâm ngoại ngữ trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để từ kết quả đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp
nhằm giúp cho các trung tâm ngoại ngữ nâng cao chất lượng đào tạo, cũng đồng thời
nâng cao sự hài lòng của học viên.
Bài viết trên báo VTC News:”Không biết ngoại ngữ giống như ra trận mà không có
súng”. Bài viết trên báo VTC News online, đăng vào thứ tư, 30/07/2014 tại trang web
Bài viết cho biết tại lễ tổng kết năm học 2013 - 2014, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã dành nhiều thời gian để nói về tầm quan trọng của việc học và thi
ngoại ngữ hiện nay. Phó Thủ tướng nhấn mạnh:“Thi ngoại ngữ bắt buộc là thông điệp
cho toàn xã hội, rằng từ nay, ngoại ngữ quan trọng không kém Toán, Văn. Chúng ta
không được quên là bây giờ Việt Nam thực chất là một bộ phận của nền kinh tế thế giới
rồi. Chúng ta đảm bảo đào tạo con em chúng ta tới đây phải là công dân toàn cầu. Có
những người ví von là bây giờ mà không biết ngoại ngữ giống như ra trận mà không có
súng”.
Như vậy, lịch sử nghiên cứu trong nước đã cho thấy được tầm quan trọng của ngoại
ngữ trong bối cảnh ngày nay, và việc tìm hiểu các yếu tố có tính ảnh hưởng đến nhu cầu,
chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, thanh niên, gọi chung là học viên là rất cần
thiết và thật sự cấp thiết.
3.2.
Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Trang web />
5367.html có bài:“The Advantages of Learning Foreign Languages” (Tạm dịch “ Những
thuận lợi của việc học ngoại ngữ”) của tác giả Trudie Longren. Trong bài viết này, tác
giả Trudie Longren đã đưa ra bốn điểm thuận lợi của một người biết ngoại ngữ như:1).
Brain Fitness (Não tập thể dục): Bộ não của người biết ngoại ngữ hoạt động khỏe mạnh
hơn so với người chỉ biết tiếng mẹ đẻ; 2). Job Preservation (Bảo quản việc làm): Giúp
cho ta có cơ hội giữ vững vị trí làm việc và mở rộng địa bàn làm việc; 3). Family Ties
and Networks (Liên kết gia đình và mạng): Biết ngoại ngữ giúp ta giữ được liên lạc với
những người thân đang sinh sống ở nước ngoài và với mọi người trên thế giới thông qua
6
Internet; 4). Additional Compensation (Bổ sung Bồi thường): Biết ngoại ngữ giúp chúng
ta tăng thêm thu nhập.
Ngoài ra, chúng tôi chưa thấy có tác giả ngoài nước nào khác có đề tài nghiên cứu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu này. Đó cũng là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình như một vấn đề gợi mở, tiên phong.
Từ những tài liệu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy kết quả của các công trình
nghiên cứu trên là những tài liệu vô cùng quý giá, để chúng tôi có thể kế thừa và phát
triển đề tài nghiên cứu của mình. Chúng tôi muốn thực hiện một đề tài nghiên cứu kỹ
hơn về nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh là như thế nào
trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước nhà. Để từ đó, hiểu rõ hơn về xu hướng học
tập của sinh viên và tình hình đất nước trong tiến trình mở cửa hội nhập vào thế giới. Và
có thể có những phương hướng, giải pháp đáp ứng cho các nhu cầu chính đáng của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên cả nước nói chung, trong việc học
tập để thỏa mãn cho nhu cầu của thời đại.
4. Đối tượng, phạm vi không gian và giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đối tượng là nhu cầu học ngoại
ngữ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế (Qua
khảo sát một số trường Đại học).
4.2.
Phạm vi không gian nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu nhu cầu học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế của
các sinh viên Việt Nam đang học từ năm thứ nhất đến năm cuối (tức là khoảng từ 18
tuổi đến 22 tuổi) tại 04 Trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh là: Đại học Quốc
tế Hồng Bàng, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất
Thành, Đại học Sân khấu, Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Vì đây là 04 trường
Đại học nằm trong danh sách những trường Đại học tiêu biểu của thành phố Hồ Chí
Minh, có ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú và có liên quan đến cả lĩnh vực kinh
tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật...cũng như sư phạm. Trong đó có: 02
trường công lập (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sân khấu,
Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) và 02 trường ngoài công lập (Đại học Quốc tế
Hồng Bàng, Đại học Nguyễn Tất Thành).
7
4.3.
Giới hạn thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài Luận văn của mình từ năm 2010
đến năm 2016.
5. Mục tiêu nghiên cứu
5.1.
Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm vào mục đích tìm hiểu về nhu cầu học ngoại ngữ của
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ cơ sở đó, đề ra
một số phương hướng và giải pháp giúp cho các trường Đại học, các trung tâm dạy
ngoại ngữ và các nhà quản lý, đúc kết kinh nghiệm trong việc mở ra đầy đủ các lớp đào
tạo ngoại ngữ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của học viên trong tình hình hiện tại
của đất nước và thế giới.
5.2.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên đã nêu, nghiên cứu cần tập trung vào việc
giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
-
Xác định rõ nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nhằm
mục đích gì.
-
Tìm hiểu rõ các yếu tố gây tác động đến việc học ngoại ngữ của sinh viên thành phố
Hồ Chí Minh.
-
Khảo sát thực tế, sau đó lập bảng thống kê loại ngoại ngữ mà sinh viên thành phố
Hồ Chí Minh có nhu cầu học trong bối cảnh hiện tại là những thứ tiếng gì, tỉ lệ bao
nhiêu phần trăm, hình thức và thời gian học, các yếu tố tác động, các yêu cầu liên
quan trong nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên.
-
Đề ra một số phương hướng và giải pháp giúp cho các trường Đại học, các trung
tâm đào tạo ngoại ngữ và các nhà quản lý trong việc mở ra đầy đủ các lớp đào tạo
ngoại ngữ có chất lượng tốt, đáp ứng cho nhu cầu của học viên trong tình hình hiện
tại của xã hội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các yếu tố gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu học ngoại ngữ của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh, ngoài chương trình đào tạo của nhà trường bắt buộc còn có
8
rất nhiều. Trong đó, gồm các yếu tố chính như sau: Học ngoại ngữ vì thấy bạn bè ai
cũng học (đua đòi), học ngoại ngữ vì ngôi sao thần tượng của mình là người nước ngoài,
học ngoại ngữ vì muốn đi du học- xuất khẩu lao động, học ngoại ngữ vì muốn định cư ở
nước ngoài, học ngoại ngữ vì muốn được làm trong các công ty nước ngoài, học ngoại
ngữ vì muốn đi du lịch- khám phá thế giới, học ngoại ngữ vì muốn tìm hiểu bạn bè quốc
tế, học ngoại ngữ vì muốn giới thiệu- quảng bá các giá trị văn hóa của nước nhà, học
ngoại ngữ vì muốn theo kịp tiến độ phát triển của xã hội ....
Học ngoại ngữ vì thấy bạn bè ai cũng đi học. Đây là cách thức học theo tâm lý
-
thích đua đòi. Như vậy, nếu bạn bè xung quanh người đó, ai cũng đi học ngoại ngữ
thì những sinh viên này có thể cũng sẽ đi học cho “ bằng chị, bằng em”. Giả thuyết
được đặt ra là: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên thích đua đòi học
ngoại ngữ theo bạn bè quanh mình với nhu cầu học ngoại ngữ (H1).
Học ngoại ngữ vì ngôi sao thần tượng của mình là người nước ngoài. Đây là cách
-
thức học theo tâm lý không ổn định. Thích thần tượng người nước nào thì học
ngoại ngữ đó, có thể thay đổi theo sở thích, không ổn định và lâu dài. Giả thuyết
được đặt ra là: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên có các ngôi sao
thần tượng là người nước ngoài với nhu cầu học ngoại ngữ (H2).
-
Học ngoại ngữ vì muốn đi du học- xuất khẩu lao động. Đây cũng là yếu tố gây tác
động đến nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên. Giả thuyết được đặt ra là: Có mối
quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên muốn đi du học- xuất khẩu lao động với
nhu cầu học ngoại ngữ (H3).
-
Học ngoại ngữ vì muốn định cư ở nước ngoài. Các sinh viên có ý định đi định cư
ở nước ngoài cũng có nhu cầu học ngoại ngữ. Giả thuyết được đặt ra là: Có mối
quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên muốn định cư ở nước ngoài với nhu cầu
học ngoại ngữ (H4).
-
Học ngoại ngữ vì muốn làm trong các công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp ra
trường. Yếu tố này là một trong những yếu tố có tính tác động tích cực. Giả thuyết
được đặt ra là: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên muốn có việc làm
trong các công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp với nhu cầu học ngoại ngữ
(H5).
9
-
Học ngoại ngữ vì muốn đi du lịch- khám phá thế giới. Yếu tố này cũng không ổn
định lắm. Vì đôi khi nhu cầu học ngoại ngữ chỉ để đáp ứng nhu cầu tại một thời
điểm nào đó. Giả thuyết được đặt ra là: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các sinh
viên muốn đi du lịch- khám phá thế giới với nhu cầu học ngoại ngữ (H6).
-
Học ngoại ngữ vì muốn tìm hiểu bạn bè quốc tế nhiều hơn. Đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng và có tính thời sự. Vì đất nước ta đang trong giai đoạn
hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc hơn. Giả thuyết được đặt ra là: Có mối quan
hệ cùng chiều giữa các sinh viên muốn tìm hiểu bạn bè quốc tế với nhu cầu học
ngoại ngữ (H7).
-
Học ngoại ngữ vì muốn giới thiệu- quảng bá nước nhà. Yếu tố này vô cùng quan
trọng. Biết ngoại ngữ để giới thiệu những cái hay, cái đẹp của quốc gia mình cho
bạn bè khắp nơi trên thế giới. Giả thuyết được đặt ra là: Có mối quan hệ cùng
chiều giữa các sinh viên muốn giới thiệu- quảng bá nước nhà với nhu cầu học
ngoại ngữ (H8).
-
Học ngoại ngữ vì muốn theo kịp tiến độ phát triển của xã hội. Yếu tố này tác động
đến ý thức và lòng ham mê học hỏi, tiến bộ của sinh viên. Giả thuyết được đặt ra
là: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các sinh viên muốn theo kịp tiến độ phát
triển của xã hội với nhu cầu học ngoại ngữ (H9).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích lý thuyết.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp phân tích Xã hội học thực nghiệm.
- Phương pháp đối chiếu và so sánh các thông tin, dữ liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu bằng thống kê Toán học.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.
- Phương pháp Giáo dục học.
- Phương pháp Tâm lý học.
- Phương pháp SWOT.
10
7.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Cơ sở lý luận đề tài bao gồm các từ khóa: Sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh, nhu
cầu học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế, dạy và học ngoại ngữ, trường Đại học, trung
tâm ngoại ngữ. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích và hệ thống các
nội dung liên quan đến nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế từ:
- Các sách chuyên ngành, các giáo trình, các Luận văn Thạc sĩ, các Luận án Tiến
sĩ, các bài báo khoa học trong và ngoài nước (tiếng Anh) có liên quan đến nhu
cầu học ngoại ngữ của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Cách thức và quy định về việc mở các lớp ngoại ngữ tại các trường Đại học, các
trung tâm dạy ngoại ngữ.
- Các quy định, yêu cầu về giáo viên, học phí, thời gian học, cơ sở vật chất, kỹ
thuật... liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ.
Nội dung đề tài liên quan trực tiếp đến việc tìm hiểu về nhu cầu học ngoại ngữ, tình
hình dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (04 trường nghiên
cứu). Từ đó, đề tài sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu và thông tin liên quan từ:
-
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Các trường Đại học, các trung tâm dạy ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh (tại 04 trường nghiên cứu).
Điều tra khảo sát thực tế: Do kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát một số sinh
viên tại một số trường Đại học (tại 04 trường nghiên cứu) các quận Tân Bình, quận
5, quận 4 và quận 1.
Phỏng vấn sâu:
-
Các chuyên gia nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực ngoại ngữ, hội nhập quốc
tế, công tác sinh viên.
-
Lãnh đạo các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực ngoại ngữ,
hội nhập quốc tế, công tác sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên làm việc trong lĩnh vực dạy và
học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Học viên – sinh viên.
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi (Questionnaire): Phát 140 PHIẾU KHẢO SÁT về
nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập
11
quốc tế. Khảo sát ngẫu nhiên, thuận tiện với bất cứ sinh viên Việt Nam đang học từ
năm thứ nhất đến năm cuối tại 04 trường đã định trước. Sau đó tiến hành xử lý 120
phiếu.
8. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của Luận văn
gồm 03 chương như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU
HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong chương này, chúng tôi trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài
nghiên cứu, khung lý thuyết tiếp cận nghiên cứu, tổng quan về đề tài nghiên cứu: Tổng
quan về TP. HCM (tên gọi, lịch sử hình thành, tình hình thực tế...). Tổng quan về sinh
viên, các trường đại học, các trung tâm dạy ngoại ngữ, vị trí, vai trò của sinh viên, của
TP. HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế...
Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ CỦA
SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu trong việc phân tích, tìm hiểu về các yếu tố
gây ảnh hưởng đến nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên TP. HCM. Đồng thời, chúng tôi
cũng phân tích sâu về tình hình TP. HCM, sinh viên TP. HCM trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu và rộng, phân tích rõ những khó khăn, thử thách, thuận lợi, bất
lợi, được, mất...trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ .
Các kết quả phân tích, chứng minh, bình luận ấy nhằm góp phần nâng cao nhận
thức, ý thức cá nhân của các sinh viên TP. HCM về tình hình nước nhà, và trong việc
học tập kiến thức nói chung, khả năng sử dụng ngoại ngữ nói riêng trong thời đại ngày
nay.
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ CỦA
SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá và đề xuất một số giải pháp
thông qua kết quả của cuộc khảo sát và thống kê, nhằm góp phần thúc đẩy, chấn chỉnh
trong công tác hoạch định chính sách, quản lý, đào tạo...; nâng cao chất lượng đào tạo
ngoại ngữ tại các trường, các trung tâm dạy ngoại ngữ ở TP. HCM, thỏa mãn được nhu
cầu học ngoại ngữ của sinh viên TP. HCM nói riêng và học viên cả nước nói chung
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa của đất nước.
12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỌC
NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Cơ sở lý luận về nhu cầu và nhu cầu học
Nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên
cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm thấy
trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William
Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện tượng phức
tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào,
ngay cả ở bất kỳ xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân
biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. 5
Như chúng ta đã biết, cho tới nay chưa có bất kỳ một định nghĩa chung nhất nào cho
khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa dù là chuyên ngành hay các công trình nghiên
cứu khoa học cũng thường chỉ có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Ta có thể hiểu
nhu cầu là tính chất của một cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt một điều gì đó
của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống bên ngoài. Nhu cầu tối
thiểu, hay còn được gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được hình thành qua quá trình rất lâu dài
của sự tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu được hiểu như là một sự cần thiết về một điều gì đó. Nhưng “điều gì đó” chỉ
là sự biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu
cầu mà có thể tạm gọi là “nhu yếu”. Nhu yếu có thể được xem là hình thức biểu hiện của
một nhu yếu khác căn bản hơn. Như thế khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương
đối với nhau. Điều đó đã cho chúng ta thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống
phức tạp, đa tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi có tính mắc xích của hình thức biểu hiện
và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Hình thức biểu
hiện nhất định cũng được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối
tượng của nhu cầu đó chính là cái mà nhu cầu hướng tới và có thể làm thỏa mãn cái
_____________________________________________________________________
Khái niệm về Nhu cầu từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
( />5
13
nhu cầu đó. Một đối tượng có thể được làm để thỏa mãn một số nhu cầu và một nhu cầu
cũng có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác
nhau.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự bất tận của nhu cầu. Alfred Marshall viết rằng:
“Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế vấn đề nhu cầu con người- hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới
hạn.
Và theo đó, ta cũng có thể hiểu được tính khái quát chung của nhu cầu là một hiện
tượng tâm lý của con người; là một đòi hỏi, một mong muốn, một nguyện vọng của con
người về vật chất và cả tinh thần để tồn tại và phát triển. Và tùy theo trình độ nhận thức,
môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người mà có những nhu cầu khác
nhau. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận ra được. Nhu
cầu là yếu tố làm thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi
phối của con người càng cao hơn. Về mặt quản lý, nếu kiểm soát được nhu cầu đồng
nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi
phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu không
chính đáng).
Nhu cầu của một cá nhân rất đa dạng, phong phú và bất tận. Việc thoả mãn nhu cầu
nào đó của một cá nhân là đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà
quản lý, vì thế người quản lý có thể điều khiển được các cá nhân nếu đáp ứng được nhu
cầu cho họ. Nhu cầu đôi lúc chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý và cả hành vi của
con người. Nhu cầu đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở
các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của xã hội.
Nhu cầu học
Nhu cầu học tập là một nhu cầu rất cần thiết đối với mỗi con người trong chúng ta
nhằm từng bước tự hoàn thiện bản thân mình, và trang bị cho mình những kiến thức
chuyên môn, các kỹ năng sống. Nhu cầu học tập có mối liên quan mật thiết, khăng khít
với các nhu cầu khác trong xã hội như công nghiệp hóa- đô thị hóa; phát triển tài nguyên
trí tuệ và làm tăng chất lượng của cuộc sống.
Nhu cầu học tập của con người nhằm nâng cao trình độ, tìm những cái mới, sáng
tạo ra những vật chất để phục vụ cuộc sống …Và đối với mỗi quốc gia, việc đầu tư cho
14
giáo dục là con đường làm tăng tài nguyên trí tuệ, nó cũng là xu hướng phổ cập nghề
cho thanh niên và nhân dân lao động. Các hình thức đáp ứng nhu cầu học tập của con
người: Loại hình: Hiện có 2 loại hình giáo dục: Giáo dục đại chúng nhằm nâng cao trình
độ dân trí. Giáo dục chọn lọc nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và cũng là
đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài cho đất nước. Hệ thống thư viện được nối mạng … vì
thư viện không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho người học mà còn xây dựng phong
cách học tập cần thiết ở đại học là tự học và tự đọc. Tăng GDP hoặc những biện pháp
khác như du học, mời thầy nước ngoài về 6….
Nói về việc học tập, có một danh nhân đã cho rằng:“Học không phải để làm giàu.
Học là để hoàn thiện bản thân mình”(Khuyết danh). Ngạn ngữ Nga có câu:“Rễ của sự
học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt”. “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm
đẹp con người”. Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ, ca dao và danh ngôn nói
về chủ đề học tập như :
- Tục ngữ:“Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi”,“Học Thầy không tày học
bạn”,”Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi”,”Dao có mài mới sắc, người có học mới
nên”,”Học khôn đến chết, học nết đến già”...
- Ca dao:”Học trò học hiếu học trung, học cho đến mực anh hùng mới thôi”,”Ngọc kia
chẳng giũa, chẳng mài. Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”,”Học là học biết giữ
giàng. Biết điều nhân nghĩa, biết đàng hiếu trung”...
- Danh ngôn:“Học, học nữa, học mãi” (V.I. Lê-nin);“Chơi cùng đứa dại nên bầy dại.
Kết mấy thằng khôn học nết khôn”(Nguyễn Trãi);“Giáo dục là làm cho con người tìm
thấy chính mình”(Socrates);“Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc
sống nữa”(N.Crup-Xcai-A);”Yếu tố của nghệ thuật học tập là ý chí, trật tự và thời
gian”. (M. Prevost);“Giáo dục là một nghệ thuật làm cho con người trở thành những
người có đạo đức”. (G.W.Hege)...Thậm chí ngay cả một tỉ phú cũng đã thốt lên
rằng:”Điều khiến tôi thấy khá hối hận đó là tôi không biết bất cứ ngoại ngữ nào”(Bill
Gates). Từ đó cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ.
______________________________________________________________________
Lê Thị Thanh Mai, (không ngày tháng), Các nhu cầu khác của con người, ( />6
15
Đối với dân tộc Việt Nam ta nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, chúng ta có rất
nhiều tấm gương tự học. Một trong những tấm gương vô cùng vĩ đại và rất đáng noi theo
ấy, chính là tấm gương học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:”Đường đời là một chiếc thang không có
nấc chót. Học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Bác đã làm gương cho
tất cả chúng ta bằng việc học tập suốt đời, ngay cả khi trên giường bệnh. Chỉ với khả
năng tự học mà Bác Hồ có thể sử dụng thành thạo đến 29 ngoại ngữ. Bằng chứng là
trong các cuộc tiếp đón khách nước ngoài, Bác không cần đến phiên dịch, có chăng chỉ
là do nguyên tắc ngoại giao.
1.1.2. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ và ngoại ngữ
Ngôn ngữ
Theo khái niệm về ngôn ngữ từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì ngôn ngữ là
một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, “ngôn ngữ” có hai nghĩa chính: Một khái
niệm trừu tượng, và một hệ thống ngôn ngữ cụ thể, ví dụ:“tiếng Việt”. Nhà ngôn ngữ
học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure, người định nghĩa phương pháp nghiên cứu hiện đại
của ngôn ngữ học, trước tiên khẳng định một cách rõ ràng sự khác biệt bằng cách sử
dụng language (từ tiếng Pháp) cho ngôn ngữ khi là một khái niệm; langue như là một ví
dụ cụ thể của một hệ thống ngôn ngữ, và parole cho việc sử dụng cụ thể của lời nói
trong một ngôn ngữ cụ thể.7
Khi nói về ngôn ngữ như là một khái niệm chung, định nghĩa có thể được sử dụng để
nhấn mạnh khía cạnh khác nhau của hiện tượng này. Những định nghĩa này cũng đòi hỏi
cách tiếp cận khác nhau và sự hiểu biết về ngôn ngữ, liên quan đến các trường phái
nghiên cứu khác nhau và thường không tương thích với nhau, của lý thuyết ngôn ngữ
học. Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với
nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như
vậy. Ngành khoa học nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới khác nhau giữa 6000 và 7000. Tuy nhiên,
bất cứ ước lượng chính xác nào phụ thuộc vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ
______________________________________________________________________
Khái niệm về Ngôn ngữ từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ( />
7
16
chính và ngôn ngữ địa phương.
Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể
được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác quan thính giác, thị giác,
xúc giác hoặc kích thích- ví dụ: bằng văn bản, đồ họa, chữ nổi, hoặc huýt sáo. Điều này
là do ngôn ngữ của con người là độc lập với phương thức biểu đạt. Khi được sử dụng
như là một khái niệm chung, “ngôn ngữ” có thể nói đến các khả năng nhận thức để học
hỏi và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp, hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nên
các hệ thống này, hoặc tập hợp các lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.
Ngôn ngữ có 3 chức năng chính: Để chỉ nghĩa, để thông báo và để khái quát hóa
(có quan hệ với tư duy).
Chức năng chỉ nghĩa: Để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng, để gắn với một biểu
tượng nào đó của sự vật hiện tượng và có chức năng làm phương tiện cho sự tồn tại,
truyền đạt và nắm vững các kinh nghiệm xã hội, lịch sử loài người.
Chức năng thông báo: Dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm qua đó
thúc đẩy điều chỉnh hành động con người.
Chức năng khái quát hóa. Ví dụ: -Từ: là một khái niệm chỉ chung cho nhiều sự vật hiện
tượng.-Hoạt động trí tuệ phải dùng ngôn ngữ làm công cụ.
Theo thống kê của trang web Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngày 02/10/2016 thì
các ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới là:1).Tiếng Quan Thoại
(Trung Quốc): 874 triệu;2).Tiếng Hindi: 366 triệu;3).Tiếng Anh: 341 triệu;4).Tiếng Tây
Ban Nha: 322-358 triệu;5).Tiếng Bengal: 207 triệu;6).Tiếng Bồ Đào Nha: 176 triệu;
7).Tiếng Nga: 167 triệu;8).Tiếng Pháp: 130 triệu;9).Tiếng Nhật: 125 triệu;10).Tiếng
Đức: 120 triệu. Còn lại 40 % dân số thế giới nói các ngôn ngữ khác.
Và theo định nghĩa về loại hình ngôn ngữ từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì loại
hình ngôn ngữ là một khái niệm của ngôn ngữ học dùng để chỉ tập hợp các ngôn ngữ có
chung một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định. Loại hình học là bộ môn khoa học
nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ với hai khuynh hướng sau: Loại hình học chỉnh thể
nghiên cứu, phân loại ngôn ngữ loài người dựa trên tập hợp nhiều tiêu chí. Khái niệm
loại hình được hiểu là một tập hợp, hệ thống các đặc điểm hình thái, ngữ pháp, ngữ âm.
Loại hình học đặc trưng là khuynh hướng nghiên cứu mới, phân loại ngôn ngữ theo từng
17
đặc điểm cụ thể. Khái niệm loại hình được hiểu là một đặc trưng (hình thái, ngữ âm, ngữ
pháp). 8
Ngoại ngữ
Khi một dân tộc của một quốc gia này, sử dụng một ngôn ngữ của một dân tộc ở
một quốc gia khác, tức là không phải tiếng mẹ đẻ của mình, thì đó gọi là ngoại ngữ. Hay
gọi đơn giản ngoại ngữ là tiếng nước ngoài. Nhưng chúng ta đang nói đến ở đây là các
ngoại ngữ được dùng phổ biến để giao tiếp chung cho khu vực và toàn thế giới. Theo
nghiên cứu thì 10 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới là: Tiếng Trung, tiếng
Anh, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Bengali, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng
Mã Lai và cuối cùng là tiếng Pháp.
Ở Việt Nam, thường không có khái niệm ngôn ngữ thứ hai như ở một số quốc gia
phương Tây. Các ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha....
Những người giỏi về ngoại ngữ hiện nay chủ yếu phần lớn là các giảng viên dạy ngoại
ngữ, những người đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, Tu nghiệp sinh nước ngoài về nước.
Và một người có thể sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ trong thời đại ngày nay là một
hiện tượng không hề hiếm thấy. Học ngoại ngữ cũng đem lại một số lợi ích như: Có cơ
hội làm việc tốt, quan hệ rộng rãi, du lịch dễ dàng, học tập tốt, đa dạng trong phong
cách sống và thêm phần tự tin.
1.1.3. Cơ sở lý luận về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm vô cùng tổng quát và có tính trừu tượng. Hiểu theo dân
gian, văn hóa là một cái gì đó đẹp đẽ và tốt lành. Về mặt đánh giá con người, theo quan
niệm dân gian, một người có văn hóa là một người có cách “đối nhân xử thế” tốt đẹp và
chuẩn mực. Ví dụ: Hành động biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em,
người khuyến tật...trên tàu, xe..là một hành động có văn hóa; không xả rác, khạc nhổ,
phóng uế bừa bãi... tại các nơi công cộng là việc làm có văn hóa; biết đùm bọc, chia sẻ,
giúp đỡ...với những người nghèo khổ, bệnh tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn,
______________________________________________________________________
Định nghĩa về Loại hình ngôn ngữ từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
( />8
18
biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, biết yêu thương, bảo vệ, chăm sóc
những người nhỏ, yếu thế hơn mình...thì đó cũng là một cách thể hiện của một con người
có văn hóa. Như chúng ta đã biết, một người có trình độ, học vấn hay bằng cấp cao chưa
hẳn là một con người có văn hóa. Thực tế cuộc sống đã chứng minh rất rõ ràng về cách
nhìn nhận và đánh giá một con người có văn hóa hay không, chỉ qua vẻ bề ngoài, trình
độ, bằng cấp, địa vị xã hội...là một cách đánh giá hoàn toàn chưa chính xác. Bởi thế ông
cha ta có câu tục ngữ rằng:“Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”.
(Vẽ hổ chỉ vẽ da chứ khó vẽ xương, biết người biết mặt nhưng không biết lòng). Một
người không được học hành qua trường lớp chính quy thì cũng chưa hẳn là một con
người không có văn hóa. Và khi chúng ta nhắc đến hai từ văn hóa là dường như chúng ta
đang nói đến những gì tốt đẹp nhất liên quan đến con người, phục vụ cho con người.
GS.TS. Hoàng Chí Bảo trong Hội nghị tập huấn chuyên đề “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, nói đi đôi với làm” năm 2016, có nói:”Văn hóa là đạo đức. Đạo đức là văn hóa”.
Điều đó dường như là một khái niệm tương đồng giữa văn hóa và đạo đức. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng từng nói tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức tháng 11/1946:”Văn hóa
soi đường cho quốc dân đi”. Ấy là tầm quan trọng của văn hóa cho một dân tộc, một
quốc gia.
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.Theo khái niệm về văn
hóa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:“Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm
của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất
của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần
áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroebervà Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác
nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu
Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học...và trong mỗi lĩnh vực
nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Vào năm 2002, UNESCO định
nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những
19
đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thốngvà đức tin. Văn hóa là tất cả những giá trị vật
thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên”.9 Thuật ngữ văn hóa bắt
nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo từ: “Cultus
Agri” là “gieo trồng ruộng đất” hay “Cultus Animi” là “gieo trồng tinh thần”.10
Tóm lại, văn hóa là một sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội. Chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo
nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển
của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống
và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
1.1.4. Cơ sở lý luận về sinh viên
Khái niệm về sinh viên của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì:“Sinh viên là
người học tập tại các trường Đại học,Cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài
bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công
nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo
phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học”.
Và sự khác biệt giữa sinh viên và học sinh phổ thông là:
-
Tự do và không bị sự kìm kẹp của phụ huynh;
-
Tự chọn chuyên ngành, hướng đi cho bản thân;
-
Phải biết tích lũy kiến thức;
-
Nhiều môn học mới;
-
Tự lập kế hoạch học tập cho bản thân;
-
Tự học và tự nghiên cứu;
-
Dễ trốn học;
_____________________________________________________________________
Khái niệm về Văn hóa từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
( />9
10
Trần Quốc Vượng (chủ biên)(1998), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục.
20
-
Lớp học có thể rất đông;
-
Bản thân mình không là “trung tâm của vũ trụ”;
-
Không ai nói cho bản thân mình biết là phải làm gì.
Kamila, một sinh viên Cộng hòa Séc đã nói rằng:”Sinh viên là người đến trường để
học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: Họ đến trường vì họ phải đến, họ đến trường
vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường vì thực sự muốn học
được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không học”.11
Theo bài viết ghi nhận của tác giả Hồng Hạnh trên báo Dân Trí online vào Thứ Ba,
31/05/2016 - 07:41 thì có 225.000 Cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp: Hệ quả của mở trường
Đại học ồ ạt.12 Bài viết cho biết, hiện nay cả nước có 412 trường Đại học,Cao đẳng tính
bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng; cả nước có
khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát
triển. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số lượng Cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp
ngày càng tăng.
Bài viết cũng đưa ra một số nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cho vấn đề này như:
Quản lý yếu kém
Theo nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
những năm qua, đào tạo Đại học tăng khá mạnh về quy mô, số lượng dẫn đến chất lượng
còn nhiều bất cập, dư luận xã hội phê phán nhiều.
Theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo- Chuyên viên cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học
phát biểu trong Hội nghị cán bộ của một số trường Đại học thì “Giáo dục Việt Nam đang
suy thoái nghiêm trọng, như mở ồ ạt các trường Đại học, Cao đẳng. Tình trạng thương
mại hóa giáo dục; quá tải trong học sinh các cấp học, tình trạng dạy thêm học thêm tràn
lan. Đào tạo dàn trải, thừa thầy thiếu thợ, không đáp ứng nhu cầu công việc trong thực
tiễn sản xuất...”
___________________________________________________________________
11
Khái niệm về sinh viên từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ( />
Hồng Hạnh, Thứ Ba, 31/05/2016 - 07:41, 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Hệ quả của mở trường đại học ồ
ạt, Báo Dân Trí online, ( />12
21
Coi nhẹ chất lượng, chạy theo số lượng
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tình trạng sa
sút của giáo dục đại học có một phần trách nhiệm rất lớn của Đảng ủy, Ban Giám hiệu
các trường Đại học, đặc biệt các trường công lập. Các trường chạy theo số lượng đào tạo
mà coi nhẹ chất lượng. Trong cơ chế tự chủ tài chính nửa vời như hiện nay đã dẫn tới đa
số các trường Đại học chạy theo số lượng quy mô đào tạo để có nguồn tài chính bù đắp
các khoản chi thường xuyên. Hệ quả là một số trường công đua nhau tuyển giảng viên
để tăng số lượng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà coi nhẹ chất lượng giảng
dạy, để từ đó có điều kiện tuyển số lượng sinh viên mà không quan tâm tới nhu cầu của
xã hội và chất lượng đào tạo, dẫn đến lượng sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp ngày
càng cao.
1.1.5. Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế được định nghĩa theo nghĩa dễ hiểu đó là tham gia vào các tổ
chức, hiệp hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Và lẽ dĩ nhiên là sự tham gia, hợp tác
ấy phải mang đến lợi ích cho cả đôi bên.
Theo bài viết của Tiến sĩ Phạm Quốc Trụ về Hội nhập quốc tế thì ông đã định nghĩa,
phân tích, giải thích rất chi tiết về thuật ngữ Hội nhập quốc tế. Ông cho rằng:”Hội nhập
quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ
giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng
đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu
thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của
từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc
gia để phát triển. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, an ninh- quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có
thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi
(gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu
vực, toàn cầu) rất khác nhau” .13
Hội nhập quốc tế là đồng ý gia nhập một số lĩnh vực như: Kinh tế; chính trị; an ninhquốc phòng và cả văn hóa- xã hội. Và vì thế sẽ gặp những khó khăn và bất lợi nếu không
biết “ứng biến” sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước.
22
Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Trụ “Hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối
với các nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả
các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng
tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước không giống nhau về điều kiện,
hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất
lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng
lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ
chức thực hiện. Thực tế, nhiều nước đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội
nhập để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm
liên tục, nhanh chóng vươn lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế
quốc tế đáng nể, đồng thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình
hội nhập, đó là trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,
Malaixia, Mêhicô, Braxin…
Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt
trái của quá trình này, nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới
trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin, Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha… Mặc dù vậy, suy cho cùng lợi ích mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ
quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ phải trả cho những tác động tiêu cực xét
trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này giải thích tại sao hội nhập
quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay”.14
1.1.6. Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Người Việt Nam ta có câu ca dao:”Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn
nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Từ “khôn” ở đây cũng có thể được hiểu là có văn hóa, biết
cách ăn nói.
Trong đời sống thường ngày, ngôn ngữ cũng có thể được chia ra thành hai hình thức
thể hiện hay còn gọi là phong cách thể hiện, đó là: Ngôn ngữ nói (Khẩu ngôn) và Ngôn
ngữ viết hay ta cũng có thể gọi là Văn nói và Văn viết.
______________________________________________________________________
TS. Phạm Quốc Trụ, Thứ tư, 31 Tháng 8 2011 09:13 , Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Học viện Ngoại giao, ( />13,14
23
- Ngôn ngữ nói: Có thể hiểu đơn giản là sử dụng miệng để truyền đạt đến người nghe.
Mục đích của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ này là làm cho người nghe dễ tiếp thu,
dễ hiểu. Do đó, hình thức này không yêu cầu quá khắc khe như Ngôn ngữ viết. Nếu đảm
bảo hình thức này vẫn giữ được mục đích chính là làm cho người nghe hiểu được ý của
người nói, không gây khó chịu hay hiểu nhầm thì có thể chấp nhận được. Và muốn sử
dụng hình thức diễn đạt này đúng cách, đòi hỏi người nói và người nghe phải tương đối
giống nhau và hiểu nhau trong cách sử dụng hình thức Ngôn ngữ nói này. Ví dụ như ở
Việt Nam ta có ba miền Bắc- Trung- Nam và cách sử dụng ngôn ngữ ở ba miền cũng đôi
chút khác nhau. Ví dụ: Heo (miền Nam), lợn (miền Bắc), lợn- heo (miền Trung).
Trong cách sử dụng Ngôn ngữ nói của tiếng nước ngoài, đơn cử như tiếng Anh, đơn
giản như âm “t” trong từ “water” hay “city”: - water: Phát âm theo giọng Anh sẽ là “tə”,
theo giọng Mỹ sẽ là “ðə”; - City: Phát âm theo giọng Anh sẽ là “ti”, theo giọng Mỹ sẽ là
“ði”.
- Ngôn ngữ viết: Cách sử dụng hình thức ngôn ngữ này có phần khắc khe hơn. Và ta
cũng có thể chia ra làm 06 phong cách sử dụng ngôn ngữ văn bản như sau: Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Phong cách ngôn ngữ báo chí;
Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ hành chính; Phong cách ngôn
ngữ Khoa học.15
Bàn về cách sử dụng ngôn ngữ, trong những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam lại nổi
lên một hiện tượng sử dụng “ngôn ngữ teen”, “ngôn ngữ chat” hay “ngôn ngữ @”.“Đó
là dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng
Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Ngôn
ngữ này thường được sử dụng trên mạng Internet, cụ thể là trên các diễn đàn, mạng xã
hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt là trong tin nhắn điện thoại. Không
ít người phê phán cho rằng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là “xa lạ với tiếng phổ thông”
và “cần có giải pháp khắc phục”. Song, bên cạnh đó, cũng có những bình luận tích cực,
coi đó như là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giới trẻ trong xã hội hiện đại”.16
_______________________________________________________________________
Nguyễn Phước Bảo Khôi (Chủ biên)- Nguyễn Thành Ngọc Bảo- Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2016), Thần tốc Ngữ
Văn luyện đề chuẩn bị kì thi THPT quốc gia, NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
15
Đặng Thị Diệu Trang, Tạp chí VHNT số 376, tháng 10-2015, Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ hiện
nay, Văn hóa-Nghệ thuật đăng Thứ Năm, 17/12/2015 | 11:11 GMT+7, ( />16
24
Còn theo tác giả Hữu Đạt trong bài viết “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và
biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt” được đăng trên trang web
www.vanhoahoc.vn vào lúc 08:31 thứ Sáu, 18/04/2014 thì mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa gồm có hai biểu hiện như sau: Biểu hiện bên trong của ngôn ngữ và văn hoá:
Từ phương diện này, chúng ta nhận thấy, xét về bản chất, ngôn ngữ bao giờ cũng tham
gia vào cả hai loại văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể tuy cách biểu hiện của nó rất
khác nhau. Nhìn về mặt hình thức, ở các di sản văn hoá vật thể người ta khó nhận thấy
dấu ấn của ngôn ngữ. Nói một cách khác, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá không nổi
lên trên bề mặt mà ẩn sâu ở quan hệ bên trong giữa chúng. Biểu hiện bên ngoài của mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá: Nói tới mặt biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ
giữa văn hoá và ngôn ngữ là nói tới khả năng quan sát được những sự liên quan giữa văn
hoá và ngôn ngữ trên cơ sở những dấu hiệu, ký hiệu cụ thể. Trên cơ sở học thuyết tiến
hoá của Đác Uyn và học thuyết của Pac Lốp về ký hiệu, có thể kết luận rằng, chỉ có con
người mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được hình thành từ những
phản xạ không có điều kiện. Thực chất nó là ký hiệu của ký hiệu và là hệ thống tín hiệu
thứ hai, chỉ con người mới có được. Hệ thống ký hiệu này chính là các phương tiện tạo
nên các sản phẩm văn hoá mang giá trị tinh thần, gọi là văn hoá phi vật thể. 17
Như thế, dù ở bất cứ nơi đâu thì ngôn ngữ và văn hoá cũng vẫn có một mối quan
hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời nhau ra.
1.1.7. Mối liên hệ giữa sinh viên và các nhu cầu học tập văn hóa
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến vai trò và nhiệm vụ của
giới trẻ, đặc biệt là học sinh- sinh viên, nói chung là thanh niên.
Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam ta (9-1945),
Bác đã căn dặn rằng:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em”.
_______________________________________________________________________
Hữu Đạt, Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó trong giao tiếp tiếng Việt, Người post bài:
Nguyễn Thị Tuyết Ngân, Hữu Đạt, Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và biểu hiện của nó, Friday, 18 April
2014 08:31, ( />17
25