Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non ngoài công lập quận hải an thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ HẢI

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI
CỘNG ĐỒNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM
NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN HẢI AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ HẢI

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI
CỘNG ĐỒNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM
NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN HẢI AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. VŨ THỊ LAN ANH


HÀ NỘI - 2016


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách của nhà nước
ra đời làm thay đổi diện mạo của Giáo dục MN. Quy mô mạng lưới giáo dục
MN không ngừng phát triển, tỷ lệ trẻ được huy động đến trường tăng lên theo
từng năm học, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một nâng cao. Với trên 4,8
triệu trẻ em từ 03 tháng đến 06 tuổi được huy động đến trường lớp MN – đây là
lứa tuổi phát triển nhanh, mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý, ở giai
đoạn này trẻ vô cùng hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh
trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn
thương tích có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, chăm sóc giáo dục trẻ
không đúng phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lý đối với trẻ, ảnh
hưởng tới trẻ suốt cuộc đời. Xác định ĐBAT cho trẻ MN là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, các cấp quản
lý giáo dục và các cơ sở giáo dục MN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc
ĐBAT tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ MN.
Trong Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957 Bác Hồ
đã chỉ ra“ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục
ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được
tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong
gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn tốt. ”. Trong việc tổ
chức phối hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng
quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động phối hợp. Gia đình là nơi trẻ được
sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia
đình đến với trẻ là sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là
việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân
của những người làm cha mẹ. Vì vậy, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường

trong chăm sóc và giáo dục trẻ MN nói chung và trong ĐBAT trẻ nói riêng rất
cần thiết. Ngay từ lứa tuổi MN, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm


đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện
các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục
lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.
1.2. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ĐBAT cho
trẻ MN của các cơ sở giáo dục MN cùng sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý
giáo dục đã được nhắc đến qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở
GDMN. Trẻ em trong các cơ sở giáo dục MN về cơ bản được hoạt động trong môi
trường giáo dục an toàn thân thiện. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác
ĐBAT cho trẻ trong các cơ sở giáo dục MN vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế. Bên
cạnh đó, một số cơ sở GDMN điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng đồ chơi
chưa đảm bảo đúng quy định, một số địa phương phương công tác quản lý, cấp
phép thành lập nhóm, lớp MN tư thục còn lỏng lẻo. Trong công tác quản lý, ứng xử
của GV với phụ huynh một số nơi còn nhiều bất cập.
Mặc khác, thực tế hiện nay phối hợp giữa cộng đồng với nhà trường trong
chăm sóc và giáo dục trẻ MN nói chung và trong ĐBAT trẻ nói riêng còn nhiều vấn
đề băn khoăn. Trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát
triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm
chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc
điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen
xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối
hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường với cộng
đồng thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu
quả sẽ rất tai hại.
1.3. Quận Hải An là một quận mới thành lập cuả thành phố Hải Phòng với
nhiều lợi thế về tiềm lực kinh tế kéo theo theo sự gia tăng dân số cơ học nhanh

chóng. Đồng tốc với phát triển kinh tế, giáo dục Hải An đã có những bước tiến dài,
đặc biệt là ngành giáo dục MN nói chung và giáo dục MN ngoài công lập nói riêng.
Hiện quận Hải An thành phố Hải Phòng có 18 trường MN ngoài công lập và nhiều


nhóm lớp MN tư thục độc lập thu hút trên 54% trẻ em trong độ tuổi MN đến
trường. Với đặc thù của loại hình giáo dục này, để kết quả giáo dục thật sự hiệu
quả thì việc chú trọng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập cần được đặc biệt quan
tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Biện pháp phối hợp giữa nhà trường
với cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An, thành phố Hải
phòng”đã được lựa chọn.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về ĐBAT cho trẻ
MN ngoài công lập trên địa bàn Quận Hải An – Hải Phòng, đề xuất các biện
pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN, góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các trường mầm non
ngoài công lập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN
ngoài công lập
3.2.Khách thể nghiên cứu
Công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong chăm sóc và giáo
dục trẻ MN ngoài công lập
4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
- Tìm hiểu thực trạng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập trên bốn phương
diện: an toàn thương tích, an toàn tâm lý tinh thần, an toàn thực phẩm, an toàn

chăm sóc sức khỏe.
- Tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho
trẻ MN ngoài công lập


- Đề xuất biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho
trẻ MN ngoài công lập; tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất.
4.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
+ CBQL: 23 CBQL
+ GV MN: 125 GVMN
+ Phụ huynh học sinh: 115PHHS
+ 33 Đại diện chính quyền địa phương và các đoàn thể trong cộng đồng
ba phường: Đằng Hải, Cát Bi, Nam Hải trên địa bàn quận Hải An:
- Địa bàn nghiên cứu: Quận Hải An, thành phố Hải phòng
5. Giả thuyết khoa học
Công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN
ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng đã được triển khai nhưng chưa hiệu
quả. Nếu có những biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng phù hợp
thì công tác ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng sẽ có
hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ MN nói chung
và trẻ MN ngoài công lập nói riêng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về ĐBAT cho trẻ MN, sự phối hợp
giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN
6.2. Nghiên cứu thực trạng về ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập, thực
trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập,
Quận Hải An – Hải Phòng
6.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng

đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên quan,
trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp lí luận, phương pháp mô hình hóa.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu những thông tin về thực
trạng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập, thực trạng phối hợp giữa nhà trường và
cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng.
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của
CBQL, GV, phụ huynh học sinh, đại diện chính quyền địa phương và các đoàn
thể trong cộng đồng tại địa bàn quận Hải An – Hải Phòng về thực trạng ĐBAT
cho trẻ MN ngoài công lập, thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập Quận Hải An –
Hải Phòng, hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN
ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng nhằm bổ sung, làm rõ kết quả nghiên
cứu qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của GV, CBQL và các chuyên
gia về thực trạng và biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT
cho trẻ MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng.
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhằm xử lý những số liệu thu
được từ thực trạng ĐBAT và phối hợp nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho trẻ


MN ngoài công lập quận Hải An – Hải Phòng, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận
xét, đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả của hoạt động này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử
dụng toán thống kê, phương pháp sử dụng phần mềm xử lí số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về phối hợp nhà trường và cộng đồng
ĐBAT cho trẻ MN
Chương 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng phối hợp nhà trường và công
đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập Quận Hải An – Hải Phòng
Chương 3.Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho
trẻ MN ngoài công lập Quận Hải An – Hải Phòng
Kết luận – kiến nghị


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VÀ
CỘNG ĐỒNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM NON
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
Giáo dục MN trên thế giới được chú trọng, có nhiều đề tài nghiên cứu về
trẻ MN, có thể nhắc đến các đề tài “Preschool Experience vs.No Preschool
Experience:


Long Term Effects on Academic and Social Readiness of

Children” của tác giả Dionne C. Estes; “Assessment in Early Childhood
Education” ( Đánh giá giáo dục MN) của tác giả Gwen R. Marra... Ở các nước
phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... giáo dục MN
được hết sức chú trọng. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả: Pamela
Morris Cybele Raver Chrishana M. Lloyd Megan Millenky với “Vai trò của GV
MN đối với chất lượng CS-GD trẻ”
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.
Qua tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều đề tài liên quan
đến ĐBAT cho học sinh các bậc học từ giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông như: ĐBAT giao thông, phòng chống đuối nước, phòng chống
bạo lực học đường….các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng
trong ĐBAT cho học sinh đa số cũng dừng lại ở các bậc học có học sinh lớn.
Đối với giáo dục MN, việc ĐBAT cho trẻ thật sự cần thiết, được nhà trường,
cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm, song trên thực tiễn dư luận mới chỉ tập
trung vào phê phán những biểu hiện tiêu cực đối với trẻ em như nạn bạo hành,
ngược đãi, xâm hại trẻ em. Có rất nhiều bài báo, những kết quả điều tra xã hội
nhằm cảnh báo những nguy cơ mất an toàn cho trẻ, phanh phui những vụ án đau
lòng về bạo hành, ngược đãi trẻ em. Thời gian gần đây dư luận nổi cộm với
những vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp bạo hành trẻ em của các bảo
mẫu trong các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập. Vấn đề bạo hành trẻ đã
nhanh chóng trở thành hiện tượng xã hội kéo theo những hiệu ứng tiêu cực của


cộng đồng về vấn đề ĐBAT cho trẻ trong các cơ sở giáo dục MN nói chung và
MN ngoài công lập nói riêng. Với việc tích cực tìm kiếm, người nghiên cứu đã
tìm hiểu các hình thức khác nhau, từ khóa luận, luận văn, sáng kiến kinh nghiệm
của các GV MN trực tiếp giảng dạy. Có thể kể đến các đề tài: “Một số biện pháp
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN có tổ chức ăn bán trú” tác

giả Lê Thị Kim Hương; “Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mẫu giáo ở một số trường MN Thành phố Vĩnh
Yên”, tác giả Vũ Thị Thu Hằng; “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ tại trường MN Trung
Mầu”, “Đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh MN tại thành phố Hồ Chí
Minh đối với chất lượng giáo dục MN” của Vũ Nhân Vương …Tuy nhiên vẫn
chưa có đề tài nào cụ thể hóa về sự phối hợp nhà trường và cộng đồng ĐBAT
cho trẻ MN. Như vậy có thể khẳng định rằng lịch sử của đề tài chưa có một
nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về biện pháp phối
hợp giữa nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN ngoài công lập.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO
TRẺ MẦM NON
1.2.1. An toàn
1.2.1.1. Khái niệm an toàn
Theo Từ điển Tiếng Việt: An có nghĩa là yên; Toàn có nghĩa là trọn vẹn.
An toàn là yên ổn, không còn sợ tai họa1
An toàn còn có nghĩa là yên ổn, loại trừ nguy hiểm hoặc tránh được sự cố.
Theo đó, ta có thể hiểu an toàn trong giáo dục MN gắn liền với an toàn
cho trẻ. Có nghĩa là tạo sự yên ổn cả mặt thể chất và tinh thần, là tình trạng
không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ

1

Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt (2000); Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà

Nội - Đà Nẵng.


1.2.1.2.Vai trò của an toàn đối với đời sống con người

Con người là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Con người muốn tồn
tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở… Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu này,
con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội càng
nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ
thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời,
không phải khi nào con người cũng có thể lao động tạo ra được thu nhập. Trái
lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người
bị giảm, mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn, bị bất ngờ
ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong…Vì vậy, an toàn đối
với đời sống con người có vai trò quan trọng:
(1) Đảm bảo con người có đời sống vật chất và tinh thần ổn định.
(2) Bảo vệ con người tránh khỏi những xâm lược từ bên ngoài và các mối
đe dọa về: ô nhiễm môi trường, các dịch bệnh, tình trạng thiếu thốn kinh tế
1.2.2. ĐBAT
1.2.2.1. Khái niệm ĐBAT
Theo từ điển Tiếng Việt thì đảm bảo có nghĩa là tạo điều kiện để chắc
chắn giữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có được những gì cần thiết , cam
đoan chịu trách nhiệm , nhận chịu trách nhiệm làm tốt
Cùng với cách hiểuan toàn như mục 1.2.1 ĐBAT là điều kiện chắc chắn
giữ gìn được, thực hiện được hoặc có được sự yên ổn cả về thể chất lẫn tinh
thần, không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
1.2.2.2 Chức năng của ĐBAT trong đời sống xã hội.
Mỗi con người đều cần đến sự an tàn trong cuộc sống. ĐBAT trong đời
sống xã hội gồm các chức năng:
(1) Bảo vệ con người không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài
(2) Xây dựng lòng tin cho con người, ổn định về mặt tinh thần
(3) Con người an tâm tham gia sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống



1.2.3. ĐBAT cho trẻ MN
1.2.3.1. Khái niệm ĐBAT cho trẻ MN
Là tránh được sự cố, tác động bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể
và tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần cho trẻ. Việc ĐBAT cho trẻ trong các
cơ sở GDMN là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ nhất là khi hiện nay quy mô mạng lưới trường mần non
trên cả nước ngày càng tăng cao. Sự phát triển này đòi hỏi chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ cần được chú trọng và ngày một nâng cao để đáp ứng được nhu cầu
của xã hội.
1.2.3.2. Nội dung ĐBAT cho trẻ MN
Hàng năm Bộ GD&ĐT có văn bản chỉ đạo công tác ĐBAT cho trẻ em tại
các cơ sở GDMN, yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp
với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở GDMN kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về ĐBAT cho trẻ. Năm
học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo dục MN thực hiện các giải
pháp ĐBAT tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở giáo dục MN. Xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện, ĐBAT tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,
kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho
trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp MN. Đồng thời nâng cao chất
lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Cơ sở giáo dục MN phải quản
lý chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, huy động các nguồn lực để
nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa
dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định. Từ đó, có
thể xác định nội dung ĐBAT cho trẻ MN như sau:
Thứ nhất là ĐBAT thương tích. Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành liên quan đã
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Thông tư số 13/2010/TTBGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN. Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích



tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo
vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ bất cứ
lúc nào. Để bảo đảm an toàn cho trẻ khi đến trường MN, môi trường giáo dục
cần được thiết kế rõ theo hai hướng:
(1) Môi trường trong lớp học:
Môi trường trong lớp bao gồm đồ dùng, đồ chơi, học liệu, trang thiết bị
có tính an toàn cao. Tủ, giá kệ có kích thứơc không quá 90cm x 30cm x60cm. Vị
trí các đồ dùng trong lớp không che khuất tầm quan sát trẻ hoạt động của GV,
đồ dùng đồ chơi có kết cấu chắc chắn, chất liệu thân thiện môi trường độ bền
cao, khuyến cáo nên dùng chất liệu gỗ nhẹ đã qua xử lý đảm bảo không mối mọt
gãy sập. Đồ chơi học liệu cần có kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ, không
sắc nhọn, chất liệu an toàn không hóa chất. Đồ dùng ngủ, bàn ghế có kích thước
phù hợp với độ tuổi của trẻ, đảm bảo dễ dàng vệ sinh, sử dụng linh hoạt theo
hoạt động hàng ngày của trẻ, đáp ứng được việc trẻ tập lao động tự phục vụ một
cách an toàn. Để ĐBAT thương tích cho trẻ, đường giao thông trong lớp cũng
đường tính đến, việc kê xếp đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần tuyệt đối tuân
thủ quy tắc đảm bảo đường giao thông trong lớp cho trẻ được thuận lợi ngay cả
khi lưu lượng trẻ di chuyển cùng một giờ nhiều như giờ vệ sinh ăn ngủ, giờ hoạt
động vui chơi. Hệ thống thiết bị điện được lắp đặt với tính an toàn nghiêm ngặt
nhằm phòng chống tai nạn điện giật ở trẻ nhỏ. Hệ thống điện chiếu sáng, quạt
mát cần được kiểm tra định kỳ và thường xuyên phòng chống cháy nổ, đứt gãy
trong quá trình dụng. Hệ thống nước nóng phục vụ sinh hoạt mùa đông cũng cần
được kiểm soát nhiệt chặt chẽ tránh trường hợp trẻ bị bỏng khi sử dụng không
đúng cách.
(2) Môi trường ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học của trẻ bao gồm toàn bộ diện tích khuôn viên
trường học, các công trình phụ trợ có trong khuôn viên: tường bao, nhà bảo vệ,
khu bếp ăn, vườn rau, cây bóng mát, sân vui chơi ngoài trời, thiết bị đồ chơi
ngoài trời...Để ĐBAT thương tích cho trẻ, trước tiên hệ thống tường ( rào) bao



quanh trường phải ĐBAT cao như đủ chiều cao, chất liệu thân thiện không dễ
dàng gây thương tích cho trẻ, bên cạnh đó cần có tính thẩm mỹ, tạo không gian
thân thiện với trẻ. Khu sân chơi phát triển vận động cho trẻ với các đồ chơi rèn
luyện khả năng vượt khó, nhận biết tín hiệu nguy hiểm được kiểm soát hàng
ngày. Khu nhà bảo vệ ở vị trí gần cổng ra vào đáp ứng tầm nhìn bao quát trong
khuôn viên, diện tích không quá rộng, được vệ sinh sắp đặt gọn gàng. Khu bếp
ăn được bố trí độc lập với khu học tập và vui chơi của trẻ. Tuân thủ quy tắc
phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Cây bóng mát được cắt tỉa
cành già, cành cao thường xuyên. Chiều cao của cây bóng mát trong sân trường
không quá cao, không có quá nhiều cành lá cản trở tầm nhìn, có nguy cơ gãy đổ
khi thời tiết mưa gió. Hệ thống đồ chơi ngoài trời được kiểm tra an toàn hàng
ngày cuối mỗi ngày học, tránh trường hợp long tuột ốc vít hoặc bong trượt mối
hàn gây nguy hiểm cho trẻ trong giờ chơi ngoài trời. Không để chậu hoa cây
cảnh trên bậc bệ có độ cao hơn từ ngang người trẻ trở lên. Đường giao thông
trong sân trường cần được làm phẳng, không trơn trượt, hệ thống thoát nước
ngầm đảm bảo không ứ đọng không gây mùi hôi trong không gian hoạt động của
trẻ. Bên cạnh đó, kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong môi trường trong
và ngoài lớp của GV cũng cần được tuân thủ theo kỷ luật bắt buộc tạo thói quen
tự đảm ảo an toàn cho trẻ. GV tích cực hướng dẫn trẻ nhận biết các dấu hiệu mất
an toàn trong khi tham gia hoạt động trong môi trường trong lớp hoặc ngoài lớp.
Khi trẻ muốn làm việc nào đó, GV quan sát những việc mà trẻ tỏ ra rất thích
thú, quan tâm. Sau đó hướng dẫn trẻ cách thực hành theo quy trình và bảo đảm
an toàn nhất. Cuối cùng, cho trẻ thử một vài lần để dẫn đến thành thạo.Trẻ còn ở
mẫu giáo thì chỉ nên tập cho trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân như: tự mặc
quần áo, tự đi giày, tự xúc cơm… những việc đơn giản đó trẻ hoàn toàn có thể
làm được. Không nên cho trẻ làm những việc liên quan đến ổ cắm điện, bếp
gas... Vì lúc này trẻ chưa đủ hiểu biết và nhanh nhẹn để biết cách phòng tránh và
đối phó với những trường hợp nguy hiểm.



(3) Một yếu tố khác dễ dẫn đến trẻ gặp thương tích về thể chất đó là hành
vi cử xử của GV trên trẻ. Đối với những GV không kiểm soát được hành vi khi
nóng giận rất dễ dẫn đến gây thương tích cho trẻ như: bầm tím, trầy xước cơ thể
trẻ dưới mọi hình thức.
Như vậy đối với nội dung ĐBAT thương tích cho trẻ trong trường MN,
cần đặc biệt quan tâm cả ba yếu tố nêu trên thì công tác ĐBAT thương tích cho
trẻ mới thu được kết quả mong đợi.
Thứ hai là ĐBAT tâm lý tinh thần. Đây là nội dung trẻ dễ mất an toàn
song trên thực tế lại rất khó nhận diện. Đơn giản như khi GV sợ trẻ trong khi
tham gia hoạt động chơi hay sinh hoạt hàng ngày có thể xảy ra tai nạn thì không
cho trẻ tự làm bất kỳ việc gì. Điều đó dẫn đến tổn thương về mặt tinh thần của
trẻ, vô hình chung làm cho trẻ hình thành tính ỷ lại, ích kỷ, thiếu tự tin và thiếu
khả năng quyết đoán. Việc so sánh, chê trách trẻ trước tập thể cũng khiến trẻ tổn
thương , mất an toàn về tâm lý. Vì vậy, để tạo ra một môi trường an toàn về mặt
tinh thần cho trẻ trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ GV nên:
(1) Khi trẻ quan tâm và muốn được tham gia vào một công việc nào đó
GV cần dành thời gian quan sát thật kỹ hành vi, nhu cầu của trẻ, từ đó hướng
dẫn một các tỷ mỉ, kỹ năng thực hiện hoạt động đó trên cơ sở tôn trọng nhu cầu
của trẻ. GV cần kiên nhẫn để hỗ trợ trẻ thực hiện được điều trẻ yêu thích, tuyệt
đối không chê trách phủ nhận khả năng của trẻ hoặc so sánh trẻ này với trẻ khác.
(2) Luôn tạo môi trường đúng với nhu cầu của trẻ, khích lệ trẻ tham gia
vào các công việc ưa thích sẽ góp phần củng cố sự tự tin, phát triển năng lực,
sức sáng tạo của trẻ.
(3) Khi hướng dẫn trẻ, phải có thái độ tôn trọng những ý kiến, thắc mắc
của trẻ. Đặc biệt phải kiên nhẫn, từ tốn, yêu thương.
(4) Trẻ ở tuổi mầm thường rất hay tò mò, thích khám phá nhưng dễ nản
lòng, dễ tổn thương nếu bị bạn chê trách quá nhiều. Nếu điều này lặp lại nhiều
lần dễ hình thành định kiến không tốt về bản thân trong đầu trẻ. GV cần thiết lập
giới hạn gần với khả năng của trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện những hoạt động



trong giới hạn đó một cách kiên nhẫn. Khích lệ trẻ khi cần thiết, không tung hô
khen ngợi trẻ thái quá. Mục tiêu là trẻ được tôn trọng, yêu thương.

`

(5) GV hãy tập cho trẻ thói quen làm việc, yêu lao động từ nhỏ. Tuyệt đối
không làm hộ trẻ, thay trẻ, như vậy làm mất khả năng tự học, tự bảo vệ an toàn
cho bản thân của trẻ qua lao động.
Thứ ba là ĐBAT thực phẩm. Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLTBGD&ĐT về việc hướng dẫn VSATTP trong các cơ sở GDMN. Đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Theo Phạm Thị
Mai Chi, Lê Minh Hà; Trung tâm nghiên cứu giáo dục MN – Vụ giáo dục MN: “
Vệ sinh an toàn thực phẩm là mọi biện pháp, mọi cố gắng không để thực phẩm
bị ô nhiễm, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người sử dụng”2 . Chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc cùa toàn
dân. Các cơ sở giáo dục MN là nơi tập trung đông trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động,
ý thức được về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc
thực phẩm trong các cơ sở giáo dục MN thì hậu quả sẽ rất lớn. Để làm tốt công
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN có rất nhiều nội dung
cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:
(1) Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan.
(2) Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: Vệ sinh cá nhân;
Vệ sinh môi trường; Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với
thực phẩm sống và chín); Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa
sạch.
(3) Kiểm soát quá trình chế biến.
(4) Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng,
(5) Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha

mẹ học sinh, GV và các cháu học sinh trong trường MN.
2

Phạm Thị Mai Chi, Lê Minh Hà; Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục MN;

NXB Giáo dục


(6) Không sử dụng thực phẩm, quà bánh bán rong ngoài cổng trường.
(7) Kiểm soát, quản lý chặt chẽ thực phẩm, đồ uống, sữa do phụ huynh
học sinh gửi từ ngoài vào trường.
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu
là đủ năng lượng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Kiểm soát chặt chẽ
nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở giáo dục MN.
Thứ tư là ĐBAT về sức khỏe. Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLTBGD&ĐT về việc hướng dẫn VSATTP trong các cơ sở GDMN; quyết định số
58/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/10/2008 quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở
GDMN; Thông tư số 22/2013/TTLT-BGD&ĐT-BYT ngày 18/6/2013 về quy định,
đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục MN cụ thể là:
(1) Công tác vệ sinh trong trường MN ( đối với trẻ, đối với GV, vệ sinh
trường lớp, vệ sinh môi trường).
(2) Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự
phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.
(3) Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng
thể thấp còi đều dưới 10% và giảm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa
cân béo phì.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM
NON
1.3.1. Khái niệm phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng ĐBAT cho

trẻ MN
Theo từ điển Tiếng Việt “Phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ
trợ lẫn nhau”
Sự phối hợp nhà trường và cộng đồng hay sự phối hợp nhà trường, gia
đình, xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và ĐBAT cho trẻ nói riêng
là nhà trường, gia đình, xã hội cùng nhau hoạt động, hỗ trợ lẫn nhau trong chăm


sóc, giáo dục trẻ nói chung và ĐBAT cho trẻ nói riêng; là sự kết hợp chặt chẽ
quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
của gia đình, và chăm sóc giáo dục trẻ của xã hội thành một quá trình thống
nhất, liên tục, khai thác được thế mạnh của mỗi lực lượng vào việc đảm bảo cho
trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Như vậy, sự phối hợp nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN là sự
kết hợp chặt chẽ về việc ĐBAT cho trẻ trong cho trẻ trong nhà trường, ở gia
đình và ngoài xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục,khai thác được thế
mạnh của mỗi lực lượng vào việc ĐBAT một cách tốt nhất cho trẻ.
1.3.2 Tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với cộng
đồng đảmbảo an toàn cho trẻ MN.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng
không chỉ riêng của bậc học MN. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương
pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo
hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng MN
mới…dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu
như chỉ có nhà trường và GV nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với
gia đình, các bậc phụ huynh, về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả chăm
sóc giáo dục trẻ sẽ không cao. Sự phối hợp nhằm tạo nên sự thống nhất về mục
đích, kế hoạch chăm sóc, nội dung giáo dục trẻ của nhà trường với phụ huynh
học sinh. Hỗ trợ nhau về phương pháp giáo dục về những điều kiện và phương
tiện cần phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. sự phối hợp chặt

chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con em là điều kiện cơ bản
để làm tốt giáo dục của nhà trường cũng như giáo dục của gia đình. Bên cạnh
đó, việc phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ MN được quy định cụ thể trong các văn
bản quy phạm pháp luật: Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định "Nhà
trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện
mục tiêu, nguyên lí giáo dục", Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20112020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm


2012 của Thủ tướng Chính phủ) có nêu 8 giải pháp để đạt được mục tiêu của
Chiến lược, trong đó có "Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính
trị xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các
hoạt động giáo dục...".
ĐBAT cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục
MN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc ĐBAT tuyệt đối thể chất, an toàn
tinh thần, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe cho trẻ trong các cơ sở giáo dục
MN. Trên thực tế hiện nay, đa số trẻ MN được đến trường, đến các cơ sở giáo
dục MN để chăm sóc và giáo dục. Ngoài thời gian ở trường các cháu được chăm
sóc giáo dục và vui chơi ở gia đình và ngoài xã hội. Những hiểu biết và tác
động của người lớn trong gia đình và ngoài xã hội cũng có tác động rất lớn đến
việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và ĐBAT cho trẻ nói riêng. Sự tác động
này có thể là đúng đắn, hợp lý và thống nhất với nhà trường, nhưng cũng có thể
ngược lại, chưa đúng đắn, chưa hợp lý thiếu sự thống nhất với nhau. Sự thiếu
đòng bộ như vậy có hể sẽ cản trở việc phát triển cũng như đảm bải an toàn tuyệt
đối về thể chất, an toàn tâm lý, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe.
Như vậy, để ĐBAT tuyệt đối cho tre về thể chất, tinh thần, thực pẩm, sức
khỏe cho trẻ em nó chung và trẻ MN nói riêng, cần thiết phải có sự phối hợp
hành động thông nhất của nhiều ực lượng trong nhà trường ở gia đình và ngoài
xã hội
1.3.3. Mục đích và nội dung của việc phối hợp giữa nhà trường với

cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN
1.3.3.1. Mục đích và nội dung của việc phối hợp giữa nhà trường với
cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN.
Việc phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ
nói chung và ĐBAT tuyệt đối cho trẻ nói riêng là một nguyên tắc cơ bản của sự
thành công. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường chăm sóc giáo dục nói trên,
trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động cùng


một hướng,một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh giúp
chăm sóc và ĐBAT cho trẻ một cách tốt nhất, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài
xích lẫn nhau gây ra tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa
chọn chăm sóc giáo dục và ĐBAT cho trẻ. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia
đình và xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất
cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra
những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục và ĐBAT cho trẻ một cách tốt
nhất.
1.3.3.2. Nội dung phối hợp nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN.
Sự phối hợp nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN có thể được
triển khai trên nhiều nội dung. Có thể đề cập đến một số nội dung phối hợp cơ
bản trong ĐBAT cho trẻ MN là:
- Phối hợp nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV nhà trường, cha mẹ học
sinh và các tổ chức xã hội trong cộng đồng về ĐBAT cho trẻ
- Phối hợp xây dựng các quy định, quy chế về ĐBAT cho trẻ
- Phối hợp tổ chức các hoạt động ĐBAT cho trẻ
- Phối hợp theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc ĐBAT cho trẻ
- Trao đổi thông tin hai chiều về ĐBAT cho trẻ
- Phối hợp huy động nguồn lực hỗ trợ ĐBAT cho trẻ
Cụ thể:
a. Phối hợp nhà trường với gia đình:

Trong mối quan hệ thống nhất giữa gia đình – nhà trường – xã hội thì mối
quan hệ giữa gia đình – nhà trường là trước tiên, trực tiếp, thường xuyên và gắn
bó nhất. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo nên sự thống nhất về
mục đích, kế hoạch và nội dung ĐBAT cho trẻ MN của tập thể sư phạm nhà
trường với phụ huynh học sinh; hỗ trợ vềphương pháp, điều kiện và phương tiện
cần thiết phục vụ cho việc ĐBAT cho trẻ MN.
Nội dung cơ bản của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình ĐBAT
cho trẻ MN là:


Phối hợp giữa trưòng MN với gia đình ĐBAT thương tích cho trẻ MN.
( 1) Nhà trường hướng dẫn gia đình trẻ tạo không gian hoạt động riêng có
đồ dùng phù hợp với kích thước của trẻ tại gia đình giúp trẻ tự lao động phục vụ
không phụ thuộc vào sự trợ giúp của người lớn mà vẫn ĐBAT.
(2) Phối hợp với gia đình không giáo dục trẻ bằng kỷ luật bạo lực dưới bất
kỳ hình thức nào.
(3) Nhà trường và gia đình cùng quan tâm đến việc cho trẻ chơi đồ chơi,
tuyệt đối tránh đồ chơi nguy hiểm có tính nhiễm độc hoặc sát thương.
(4) Hướng dẫn gia đình phương pháp kiểm soát, hỗ trợ trẻ trong các hoạt
động tại gia đình, có sự hướng dẫn tỉ mỉ của người lớn.
(5) Nhà trường khuyến cáo cha mẹ của trẻ, người thân trong gia đình dành
thời gian chơi cùng trẻ, hiểu tâm lý và nhu cầu nội tại của trẻ trao đổi cùng GV
để đồng nhất phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình ĐBAT tâm lý tinh thần cho trẻ
MN.
( 1) Gia đình và nhà trường cùng quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần
cho trẻ, không quát nạt, dọa dẫm, chê bai hoặc so sánh trẻ này với trẻ khác.
(2) Phụ huynh cùng tham gia các chương trình giã ngoại, sinh hoạt tập
thể cùng trẻ.
( 3) Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục

trẻ. GV cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc
giáo dục theo từng chủ điểm, sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có
liên quan đến chủ điểm đang học. Biết được các thành viên trong gia đình. Mối
quan hệ tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau.
Tôn trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ, yêu quí em bé . Biết công việc hàng ngày
của ông bà bố mẹ. Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình. Nhận biết những đồ
dùng trong gia đình, tên gọi, công dụng…


(4) Ngoài ra phối kết hợp với ban phụ hunh của lớp và phối kết hợp cùng
với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở
trường MN
(5) Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chựơng trình chăm sóc
bảo vệ sức khoẻ cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khoẻ của
trẻ theo định kỳ.
Phối hợp với gia đình ĐBAT thực phẩm cho trẻ MN.
(1) Phối hợp cùng nhà trường tổ chức bữa ăn cho trẻ đủ lượng, đủ chất,
cân đối thành phần dưỡng chất, tuyệt đối ĐBAT thực phẩm.
(2) Đại diện chi hội phụ huynh trực tiếp tham gia khâu giao nhận thực
phẩm tay ba của nhà trường và nhà cung cấp nhằm đảm bảo tính khách quan và
tăng cường yêu tố giám sát chất lượng thực phẩm .
(3) Tuân thủ quy trình gửi thực phẩm, đồ uống, sữa từ bên ngoài vào
trường theo quy định của nhà trường.
(4) Phối hợp cùng nhà trường tạo vùng canh tác rau an toàn, chăn nuôi tự
cung tự cấp theo đặc thù địa phương.
(5) Thực hiện đóng góp mức phí phù hợp để chất lượng bữa ăn của trẻ tại
trường đảm bảo về lượng, chất, cân đối và an toàn.
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để ĐBAT sức khỏe cho trẻ MN.
(1) Phối hợpvới phụ huynh khám sức khỏe định kỳ cho trẻ tại trường MN.
(2) Thực hiện nghiêm túc việc giữ về sinh cá nhân cho trẻ tại nhà. Giáo

dục trẻ nề nếp, hành vi văn minh nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác
đúng nơi quy định.
(3) Tích cực phòng chống dịch bệnh cho trẻ theo mùa, các dịch bệnh mới
do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
b. Phối hợp nhà trường với các tổ chức xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội theo định hướng XHCN, các tiềm lượng
giáo dục của các lực lượng giáo dục xã hội ngày càng to lớn. Những lực lượng
này nếu được nhà trường phối hợp hoạt động chặt chẽ sẽ có hiệu quả rất lớn


trong việc chăm sóc trẻ nói chung và ĐBAT cho trẻ nói riêng. Lực lượng xã hội
có thể có những đóng góp to lớn vào việc cải thiện các điều kiện vật chất và tinh
thần, phối hợp vận động, tuyên truyền…trong việc ĐBAT cho trẻ MN.
Các tổ chức xã hội có thể tham gia phối hợp cùng nhà trường trong việc
ĐBAT cho trẻ MN có thể là chính quyền địa phương, hội phụ nữ, hội khuyến
học, đoàn thanh niên…
Một là hội phụ nữ:
Hội phụ nữ cũng là tổ chức xã hội tham gia phối hợp với nhà trường trong
việc chăm sóc nói chung và ĐBAT nói riêng cho trẻ MN. Các nội dung mà hội
phụ nữ có thể phối hợp với nhà trường trong việc ĐBAT cho trẻ MN là :Tuyên
truyền trong cộng đồng chống bạo hành trẻ. Phát hiện tố giác những hành vi
ngược đãi, xâm hại trẻ tại nơi cư trú. Vận động hội viên cùng đội ngũ GV MN
tuyên truyền về luật trẻ em, thực hiện công tác phổ biến kiến thức và kỹ năng
nuôi dạy trẻ nói chung và ĐBAT cho trẻ nói riêng từ 0 tuổi đến dưới 6 tuổi cho
các bậc cha mẹ và cộng đồng (ví dụ, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cách chế
biến các bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ từ thực phẩm sẵn có của gia đình, địa
phương; đưa trẻ đi tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; theo dõi biểu
đồ tăng trưởng để phát hiện trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì; ĐBAT
về thể chất và tâm lý cho trẻ; biết cách phòng tránh các bệnh thông thường như:
Tiêu chảy, viêm đường hô hấp...),...Vận động các ban ngành, các tổ chức kinh

tế, ... đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho GDMN nhằm chăm sóc trẻ nói chung và
ĐBAT cho trẻ nói riêng một cách tốt nhất.
Hai là hội khuyến học là tổ chức tự nguyện của những người tâm huyết
với sự nghiệp "trồng người" tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn
đấu cho phong trào "toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục" nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hội khuyến
học cũng là tổ chức xã hội tham gia phối hợp với nhà trường trong việc chăm
sóc nói chung và ĐBAT nói riêng cho trẻ MN. Các nội dung mà hội khuyến học
có thể phối hợp với nhà trường trong việc ĐBAT cho trẻ MN là: tuyên truyền,


phổ biến kiến thức và kỹ năng nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi cho các bậc cha mẹ và
cộng đồng; vận động hội viên tham gia trong việc huy động trẻ đến trường lớp
mẫu giáo, hỗ trợ công tác tổ chức hoạt động của các nhóm trẻ gia đình, nhóm
lớp MN tư thục; vận động kinh phí xây dựng cơ sở vật chất an toàn nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc trẻ tại địa phương; cùng với nhà trường nâng cao chất
lượng chăm sóc tinh thần tâm lý cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
Ba là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Đoàn thanh niên cũng là tổ chức xã hội tham gia phối hợp với nhà trường
trong việc chăm sóc nói chung và ĐBAT nói riêng cho trẻ MN. Các nội dung
mà Đoàn thanh niên có thể phối hợp với nhà trường trong việc ĐBAT cho trẻ
MN là: phát động phong trào đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật
chất an toàn cho các cơ sở GDMN; đoàn viên làm đồ chơi, đồ dùng học tập an
toàn cho trẻ MN; tuyên truyền phổ biến kiến thức CS-GD và ĐBAT cho trẻ cho
các bậc cha mẹ và cộng đồng; hỗ trợ tổ chức các buổi tuyên truyền; động viên
các thành viên của mình tham dự các buổi phổ biến kiến thức; tổ chức các câu
lạc bộ để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục và ĐBAT cho con cái....
Bốn là các tổ chức y tế
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công
tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh đạc biệt là phòng chống dịch

bệnh trái mùa khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Phối
hợp chặt chẽ với ngành tế kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại
bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường.
Đa số các cơ sở GDMN thực hiện hợp đồng thực phẩm với những đơn vị cung
ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được
bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu
thức ăn theo đúng quy định.


1.3.4. Hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong việc
chăm sóc và giáo dục, ĐBAT cho trẻ MN.
Sự phối hợp nhà trường và cộng đồng ĐBAT cho trẻ MN có thể được
thực hiện dưới nhiều hình thức. Có thể đề cập đến một số hình thức phối hợp cơ
bản trong ĐBAT cho trẻ MN là:
- Phối hợp thông qua các cuộc họp, hội nghị tại địa phương
- Phối hợp thông qua góc tuyên truyền ở trường MN
- Phối hợp thông qua các buổi họp phụ huynh của trường MN
- Phối hợp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng : đài phát
thanh, pano, ap phich tại địa phương
- Phối hợp thông qua các văn bản của chính quyền địa phương, của đoàn
thể, các cấp hội
Cụ thể:
1.3.4.1 Hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình
(1) Qua bảng thông báo, góc “Tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường
hoặc tại mỗi nhóm lớp : thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức CS –
GD trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động ; các yêu cầu của nhà trường đối
với gia đình ; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong
việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
(2) Trao đổi thưởng xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
(3) Tổ chức họp phụ huynh định kì (3 lần/ 1 năm) : Thông báo cho phụ

huynh về chương trình giáo dục công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp
giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) kết hợp phổ biến kiến thức CS – GD
trẻ cho cha mẹ.
(4) Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục
trẻ theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có dịch bệnh. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cần
chú trọng các chuyên đề, các nội dung về chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, phòng
chống béo phì và suy dinh dưỡng.
(5) Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ.


×