Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đặc điểm nhân cách và Rối loạn trầm cảm của học sinh THPT Cầu Giấy Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN

I M NH N
H V R I LO N TR M
M
H
SINH TRUNG H
PH TH NG
U GI Y – H N I N M H
2016-2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. LÊ THỊ VŨ HUYỀN

HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn:
Trường

ại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo ại học, Viện


ào tạo Y Học

Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, Bộ môn Y đức và xã hội học đã tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thạc sỹ Lê Thị Vũ Huyền, người cô đã hướng dẫn em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, học sinh trường THPT Cầu
Giấy- Hà Nội và các bạn lớp Y6H- trường ại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình lấy số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tớ bố mẹ, gia đình,
bạn bè đã động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Bài luận văn dù đã được chỉnh sửa nhưng không tránh khỏi thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để bài luận văn
được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn của mình được tốt nhất.
Hà Nội, Ngày 2 tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
Phòng đào tạo đại học trường ại học Y Hà Nội
Phòng đào tạo đại học Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tên em là Lê Thị Huyền- sinh viên khóa 2011-2017- hệ bác sỹ Y học dự

phòng – trường ại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung
thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào.

Hà Nội, Ngày 2 tháng 6 năm 2017
Sinh viên:

Lê Thị Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDI

Beck Depression Inventory

BDI - II

Beck Depression Inventory – II edition

BDI-21

Beck Depression Inventory- 21 questiones

CES- D

The Centre for Epidemiological Studies- Depression Scale

DSM-IV
TV


Diagnostic and Statistical Manual of Mental DisordersFourth Edition
iều tra viên

EPI

Eysenck Personality Inventory

EPQ

Eysenck Personality Questionnaire

ICD-10

International Classification of Diseases 10th Edition

PHQ-9

Patient Health Questionnaire- 9 Questions

RADS

Reynolds Adolescent Depression Scale

RLTC

Rối loạn trầm cảm

TCI


The Temperament and Character Inventory

TCYTTG Tổ chức y tế Thế giới
THPT

Trung học phổ thông

VTN

Vị thành niên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Một số vấn đề về nhân cách ................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm chung về nhân cách............................................ 3
1.1.2. Các kiểu nhân cách ....................................................................... 5
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân cách trên thế giới và Việt Nam .......... 6
1.1.4. Một số trắc nghiệm đánh giá nhân cách ......................................... 8
1.2. Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm ........................................ 10
1.2.1. Khái niệm trầm cảm ...................................................................... 10
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm ...................................... 10
1.2.3. Một số thang đo trầm cảm hiện nay.............................................. 12
1.2.4. Một số nghiên cứu về thực trạng RLTC trên thế giới và Việt Nam 13
1.3. Mối liên quan giữa nhân cách và rối loạn trầm cảm ở học sinh THPT... 16
1.3.1. Khái niệm tuổi vị thành niên ........................................................ 16
1.3.2. Những biến đổi về thể chất và tâm lý ở tuổi vị thành niên........... 16
1.3.3. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa nhân cách và RLTC ... 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19

2.1.

ịa điểm nghiên cứu........................................................................... 19

2.2.

ối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19

2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 19
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 19
2.5. Các biến số nghiên cứu....................................................................... 21
2.6. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 23


2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................... 23
2.7. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................... 24
2.7.1. Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 . .............................................. 24
2.7.2. Bảng nghiệm kê nhân cách EPI .................................................. 25
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 27
2.9. Sai số và biện pháp khống chế ........................................................... 27
2.9.1. Sai số ............................................................................................. 27
2.9.2. Cách khắc phục ............................................................................. 27
2.10.

ạo đức nghiên cứu ............................................................................ 28

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1.


ặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 29

3.2.

ặc điểm nhân cách và RLTC ở học sinh THPT Cầu Giấy .............. 31

3.3. Mối liên quan giữa nhân cách và RLTC ở học sinh ........................... 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 42
4.1.

ặc điểm đối tượng nghiên cứu ......................................................... 42

4.2.

ặc điểm nhân cách và thực trạng RLTC ở học sinh......................... 43

4.2.1.

ặc điểm nhân cách ...................................................................... 43

4.2.2. Thực trạng RLTC của học sinh..................................................... 46
4.2.3. Mô tả đặc điểm của nhân cách kết hợp với RLTC ....................... 48
4.3. Mối liên quan giữa RLTC và nhân cách của học sinh ......................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số học thuyết về nhân cách ....................................................... 4
Bảng 1.2: Một số trắc nghiệm dùng để đánh giá nhân cách ............................. 8
Bảng 1.3: Một số thang đo trầm cảm tự điện hiện nay . ................................ 12
Bảng 2.1: Bảng các biến số nghiên cứu .......................................................... 21
Bảng 3.1: Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................... 29
Bảng 3.2: ặc điểm chung về bố mẹ đối tượng nghiên cứu ........................... 29
Bảng 3.3: ặc điểm trình độ văn hóa và nghề nghiệp của bố, mẹ đối tượng
nghiên cứu ......................................................................................... 30
Bảng 3.4: ặc điểm nhân cách theo yếu tố hướng ngoại- nội của bảng nghiệm
kê nhân cách EPI ............................................................................... 31
Bảng 3.5: ặc điểm nhân cách theo yếu tố thần kinh của học sinh của bảng
nghiệm kê nhân cách EPI .................................................................. 31
Bảng 3.6: ặc điểm các loại nhân cách khi kết hợp 2 yếu tố hướng ngoại- nội
và yếu tố thần kinh ............................................................................ 32
Bảng 3. 7: Tỷ lệ RLTC của 4 loại nhân cách .................................................. 35
Bảng 3. 8: iểm nhân cách trung bình ở nhóm học sinh RLTC và không
RLTC ................................................................................................ 35
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nhân cách theo yếu tố hướng ngoại- nội với
RLTC của học sinh ........................................................................... 38
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhân cách theo yếu tố ổn định- không ổn định
với RLTC của học sinh ..................................................................... 38
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa 4 các loại nhân cách với RLTC ................... 39


MỤC LỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Phân loại các kiểu nhân cách . ...................................................... 26
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ RLTC ở học sinh theo trắc nghiệm PHQ-9 ...................... 32
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các mức độ trầm cảm ở học sinh THPT Cầu Giấy ........... 33
Biểu đồ 3. 3:Thực trạng RLTC của học sinh phân theo khối ......................... 34

Biểu đồ 3.4: Thực trạng RLTC của học sinh phân theo giới .......................... 34
Biểu đồ 3. 5: iểm trung bình các triệu chứng RLTC của thang PHQ-9 ở 2
nhóm nhân cách hướng nội- hướng ngoại .................................. 36
Biểu đồ 3. 6: iểm trung bình các triệu chứng RLTC theo thang PHQ-9 ở 2
nhóm nhân cách ổn định- không ổn định ................................... 37
Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa RLTC và nhân cách theo yếu tố hướng ngoạinội ............................................................................................... 40
Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa RLTC và nhân cách theo yếu tố thần kinh

41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, rối loạn trầm cảm thường gặp ở mọi
lứa tuổi từ thiếu niên cho đến người già. Ước tính đến năm 2020 trầm cảm sẽ
là nguyên nhân chính gây khuyết tật trên toàn thế giới [1]. Bệnh trầm cảm
cướp đi trung bình 850000 người mỗi năm. Theo viện Y tế tâm thần quốc gia
Hoa Kỳ, có khoảng 14,8 triệu người lớn bị trầm cảm. ối với người từ 10 đến
24 tuổi, tự sát là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong [2].
Ngày nay tỷ lệ học sinh có những biểu hiện về suy nghĩ và có cảm xúc –
hành vi theo xu hướng tiêu cực như thiếu hứng thú trong học tập, bỏ nhà, trốn
học, nghiện các trò chơi điện tử, chat và hàng loạt các học sinh trầm cảm, tự
tử hoặc hành vi bạo lực với bạn bè, thầy cô ngày càng gia tăng [3]. Khoảng
hơn một nửa các rối loạn tâm thần bắt đầu trước tuổi 14, các rối loạn về tâm
thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế
giới ở những người trẻ tuổi [1].
Trẻ vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng
thành, là lứa tuổi đang có nhiều biến đổi, với một loạt những thay đổi về thể
chất, tâm lý và xã hội để đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ của lứa tuổi [4]. Vì

vậy trước những tác động không thuận lợi của môi trường mà trẻ chưa thích
nghi được, dễ dẫn đến có những suy nghĩ, cảm xúc – hành vi theo xu hướng
tiêu cực gây nên các rối loạn trâm thần mà nổi bật là rối loạn trầm cảm.
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập,
giao tiếp, sự hình thành phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển hoàn
thiện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ.

ối với những trẻ bị rối loạn

trầm cảm, nếu có những biện pháp phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, can thiệp
kịp thời sẽ tránh được những hậu quả xấu để lại trong quá trình phát triển của
các em, giúp các em tránh được những vấp váp ở tuổi mới lớn [2].


2

Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có nhiều giả thuyết khác
nhau về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, hình thái bệnh học, tiến triển bệnh,
điều trị…. Tuy nhiên chưa có một giả thuyết nào hoàn toàn thỏa mãn được
các nhà nghiên cứu về nguyên nhân trực tiếp gây nên RLTC. Nghiên cứu của
Spittlehouse năm 2010 cho thấy mức độ trầm cảm có mối liên quan với nhân
cách [5], đồng thời Richard E.Zinhbarg cũng đã chỉ ra vai trò của nhân cách
trong liệu pháp điều trị tâm lý đối với chứng lo âu và trầm cảm [6]. Những trẻ
có nét tính cách khép kín, thụ động, khó thích nghi dễ mắc trầm cảm hơn [7].
Như vậy, nếu xác định được sự ảnh hưởng của từng kiểu nhân cách đến nguy
cơ mắc RLTC, chúng ta có thể đưa ra biện pháp tác động phù hợp, góp phần
rèn luyện nhân cách, hạn chế tình trạng rối loạn trầm cảm, từ đó giúp các em
có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về RLTC:
nguyên nhân, cơ chế, cách ứng phó với rối loạn trầm cảm… Tuy nhiên chưa

có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về mối liên quan của RLTC và nhân
cách ở lứa tuổi học sinh THPT, đặc biệt là ở học sinh trường THPT ầu Giấy.
Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề trên là một trong những yêu cầu
cấp thiết hiện nay.
Chính vì những lý do đã nêu, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm nhân cách và
trầm cảm của học sinh THPT Cầu Giấy - Hà Nội năm học 2016-2017” để
nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm nhân cách và xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm của học
sinh tại trường THPT Cầu Giấy- Hà Nội năm học 2016- 2017.

2.

Xác định mối liên quan giữa nhân cách và rối loạn trầm cảm của học
sinh tại trường THPT Cầu Giấy- Hà Nội năm học 2016-2017.


3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về nhân cách
1.1.1. Một số khái niệm chung về nhân cách
1.1.1.1. Một số định nghĩa nhân cách
- Theo K.K.Platonov: Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với khái niệm
con người. K.K.Platonov cho rằng nhân cách là con người có ý thức, nhân
cách là con người có lý trí, có ngôn ngữ, lao động. Quan điểm này nói về cái
chung mà không chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách [8], [9].
- Theo A.G.Kovalev: Nhân cách được hiểu như là con người với tư cách
là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức. Hiện nay quan điểm này

được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận [9], [10].
- Theo A.N.Leonchiev, K.Obuchowxki: Nhân cách được hiểu như là cấu
trúc hệ thống tâm lý của cá nhân trong hàng chục năm trở lại đây, nhiều nhà
tâm lý học đều có xu hướng hiểu nhân cách như thế này [8], [9].
- Theo A.G.Côvaliôv: Nhân cách một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí
nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định [8], [9].
- Theo E.V.Sôrôkhôva : Nhân cách với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc
tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa
xã hội [10].
- Theo Saudre K. Ciccarelli: nhân cách là cách duy nhất và tương đối ổn
định trong đó con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động [11]
Khái niệm nhân cách được sử dụng phổ biến tại các trường đại học trong cả
nước hiện nay: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý
của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của người ấy [12], [13]


4

1.1.1.2. Một số học thuyết khác nhau về nhân cách [11]
Bảng 1 1: Một số học thuyết về nhân cách
Học thuyết
Thuyết phân tích tâm
lý (phân tâm hay tâm
lý động)
(The psychodynamic
perspective) – đại diện
là S.Freud
Thuyết nhận thức xã
hội ( the behaviorist
and social cognitive

view) - đại diện
Albert. Bandura và
Julian Rotter
Thuyết nhân văn (the
humanistic
perspective) – đại diện
là Abraham Maslow
và Carl Rogers
Thuyết về các nét
nhân cách (the trait
perspective) – đại diện
là G.Allport

Lý thuyết nghiên cứu
các yếu tố sinh học về
nhân
cách
(The
Biology of Personality)

Nội dung
Nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm thời thơ
ấu, những ý nghĩ bị dồn nén mà chúng ta không thể
tự nguyện nói ra và những xung đột giữa cái có ý
thức và cái vô thức thường chi phối tư duy và hành
vi của chúng ta.
Freud cho rằng nhân cách gồm: cái ấy (Id), cái tôi
(Ego) và cái siêu tôi (super ego)
Nhân cách là phản ứng, thói quen được học hay đạt
được thông qua những điều kiện cổ điển trong nhận thức

xã hội, cả học tập (cá nhân hoặc qua mô hình) và các quá
trình (dự đoán, phán đoán, trí nhớ là rất quan trọng)
Nhân cách được phát triển do ảnh hưởng của 3 nhân tố
là môi trường xã hội, nhận thức cá nhân và hành vi
Là thuyết tâm lý học nhấn mạnh khả năng con
người, với tư cách là một cá nhân, có thể trưởng
thành, phát triển tiềm năng và tự do lựa chọn vận
mệnh của mình.
ác tác giả đưa ra khái niệm tự hiện thực hóa bản thân
Theo Allport, đơn vị đầu tiên của nhân cách là nét nhân
cách: Việc liệt kê các nét nhân cách sẽ cho chúng ta sự
mô tả về nhân cách của một con người cụ thể.
ùng với G. llport là các tác giả khác cũng theo
quan điểm này: Raymond. attell với 16 nhân tố
trong nhân cách, Eysenck đưa ra lý thuyết về 2
nhân tố trong nhân cách, một nhóm các tác giả
đưa ra mô hình 5 nhân tố (five factor model)
Tìm hiểu căn cứ di truyền cho các đặc điểm nhân
cách.

Ở nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu nhân cách theo học thuyết của
tác giả Hans Eysenck.


5

1.1.2. Các kiểu nhân cách [9], [13]
Theo Hans Eysenck từ hai yếu tố của nhân cách: yếu tố hướng ngoạinội và yếu tố thần kinh kết hợp với nhau, ta sẽ có 4 kiểu nhân cách:
• Hướng ngoại + ổn định


Hoạt bát

• Hướng nội + không ổn định

Ưu tư

• Hướng ngoại + không ổn định
• Hướng nội + ổn định


Nóng nảy

Bình thản

Đặc điểm từng kiểu nhân cách [12]:

a. Hoạt bát:
- Nhận thức nhanh, tình cảm dễ xuất hiện, lạc quan, vui tính, ưu dí dỏm,
cởi mở, nhiệt tình, dễ và nhanh chóng thích nghi với môi trường.
- Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, ý chí thiếu kiên định, hay hấp tấp
vội vã.
- Phê bình: một cách thẳng thắn.
b. Bình thản
- Nhiệt tình khi đã tham gia, tâm lý bền vững, sâu sắc, bình tĩnh, kiên trì,
không vội vàng hấp tấp, tự kiềm chế tốt.
- Tính ỳ và tính không linh hoạt là nhược điểm. Thích nghi môi trường
chậm, do dự nên dễ mất thời cơ.
c. Nóng nảy
- Năng lực nhận thức nhanh, xúc cảm và tình cảm khi bộc lộ thì rất mạnh
liệt, có tính quả quyết, dũng cảm, hoạt bát, sôi nổi, thật thà, hay nói thẳng.

- Nhận thức ít sâu sắc, dễ cáu gắt phát khùng, dễ vui dễ buồn, hay mệnh
lệnh ít thuyết phục, hay liều lĩnh, mạo hiểm, vội vàng.
d. Ƣu tƣ
- Suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào phong phú,
thấy được trước khó khăn, lường được hậu quả, dịu hiền, tình cảm sâu sắc và
bền vững, dễ thông cảm với người khác.


6

- Hay run sợ, e ngại, hay tự ti, hoài nghi, bi quan, phản ứng chậm với các
kích thích, thích nghi kém.
Mỗi kiểu nhân cách trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế ở con
người có những loại nhân cách trung gian bao gồm nhiều đặc tính của bốn
kiểu nhân cách trên: nhân cách của cá nhân có cơ sở sinh lý thần kinh nhưng
nhân cách mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội,
biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân cách trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Một số công trình nghiên cứu nhân cách trên thế giới
Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard, trên 500 trẻ em sơ
sinh (4 tháng tuổi) được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến
hiện tại. Nghiên cứu này khẳng định việc nhạy cảm với các kích thích bên
ngoài chính là bản chất phân biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại [14].
Một nghiên cứu của tác giả Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh
trung học ở Tehran-Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality
Questionnaire ) cho kết quả 44,7% học sinh có nhân cách hướng nội, 55,3%
học sinh có nhân cách hướng ngoại [15] .
Nghiên cứu năm 2017 của Pia Zeinoun và cộng sự về cấu trúc nhân cách
rập – Levantine trên 806 đối tượng xác định được nhân cách gồm 6 yếu tố:
1- đạo đức, 2- sự chu đáo, 3- sự thống trị, 4- sự đồng nhất, 5- tích cực, 6- độ

ổn định về cảm xúc [16].
Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ em về mối liên quan
giữa tính cách và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI
cho thấy tương quan không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và long
tự trọng của trẻ ( r=-0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa yếu tố hướng ngoại- nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54;
p<0,001) [17].


7

Nghiên cứu của Gibert Jessup và cộng sự về việc đào tạo thí điểm 205
học viên phi công sử dụng kết hợp bảng nghiệm kê nhân cách EPI để đánh
giá. Kết quả cho thấy rằng việc đào tạo thí điểm thất bại có tỷ lệ cao nhất ở
những người có nhân cách thần không ổn định và thấp nhất ở những người có
nhân cách ổn định [18].
Nghiên cứu của D. Bartram và cộng sự về việc lựa chọn ứng cử viên cho
việc huấn luyện phi công trong quân đội điểm EPI đã được phân tích liên
quan đến thành công trong việc đào tạo. Những người có nhân cách ổn định
và hướng ngoại có khả năng thành công trong đào tạo hơn [19].
1.1.3.2. Một số công trình nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề nhân cách đã dần được quan
tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành với các khía cạnh
khác nhau:
Năm 2002 nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Châu trên sinh viên trường đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nữ sinh viên có kiểu nhân cách
hướng ngoại thích giao tiếp hơn, hiền lành, thiếu kiên định kém ý chí hơn
nam sinh viên và dễ bị tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu hướng nội,
đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng giận, nghiêm khắc. Sinh viên khối xã hội là
người hướng ngoại, trong đó sinh viên khối tự nhiên ưa quyền lực hơn, chịu

được sự căng thẳng cao hơn [20].
Năm 2008, nghiên cứu của Trần Châu Anh về tác động của một số đặc
điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên cho thấy đặc điểm nhân
cách ít ảnh hưởng đến khía cạnh thể hiện động cơ thành đạt [21].
Nghiên cứu của Lê Quang Sơn về mô hình cấu trúc nhân cách trong tâm
lý năm 2009 đã đề xuất mô hình cấu trúc nhân cách mới, trong đó yếu tố
trọng tâm là giá trị cá nhân và theo thứ tự mở rộng từ trung tâm lần lượt các


8

yếu tố cấu thành là: tự ý thức, năng lực, cảm xúc, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
ngoài cùng là cảm giác [22].
Năm 2010 nghiên cứu: “Những vấn đề của tâm lý học nhân cách” của Lê
Quang Sơn cho rằng nhân cách là lĩnh vực trung tâm của các nghiên cứu tâm
lý học, đồng thời nhân cách có 6 vấn đề sau: 1- Bản chất và cấu trúc của nhân
cách, 2-động cơ hệ, 3- sự phát triển nhân cách, 4- tâm bệnh lý, 5- sức khỏe
tâm lý, 6- thay đổi nhân cách dưới tác động của liệu pháp tâm lý [23].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân
cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng
bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình
thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt
cao hơn nhiều lần [24].
1.1.4. Một số trắc nghiệm đánh giá nhân cách
Bảng 1 2: Một số trắc nghiệm d ng để đánh giá nhân cách
Tên trắc nghiệm
Trắc nghiệm vết
mực đen của
Rorschach [25]
[26]


Trắc nghiệm tổng
giác chủ đề TAT
(Thematic
Aperception Test)
[26]

Số câu hỏi

Cách làm trăc
nghiệm

Ý nghĩa

Gồm 10 bức
tranh có vết
mực đối xứng,
5 bức màu đen,
5 bức nhiều
màu

Xem từng hình theo Phản ánh nội tâm,
thứ tự theo chiều
rối nhiễu và những
thống nhất chung và quan niệm về nhân
nhiệm vụ là trả lời sinh quan, giá trị cảu
xem cái gì đó? Nó
một con người
giống cái gì.


Gồm 30 hình
và 1 tấm hình
không (màu
trắng)

Miêu tả chi tiết, tạo
Dùng các câu
dựng một câu
chuyện do đối tượng
chuyện thật chi tiết, sáng tác về các tranh
tỉ mỉ và sinh động
ảnh mơ hồ để suy
càng tốt về các bức đoán nhân cách hay
tranh
cá tính của họ


9

Bảng liệt kê nhân

240 câu gồm 5 Trắc nghiệm tự điền

ánh giá đặc trưng

cách NEO (NEO-

đặc tính/ yếu

nhân cách ở người


PI; NEO-

tố, mỗi đặc

trưởng thành bình

Personality) [25]

tính có 6 mặt,

thường

mỗi mặt có 8
câu
Minnesota

550 câu hỏi

Trắc nghiệm tự điền Chẩn đoán những cá

Multiphasic

đồng ý, không

nhân theo một bộ

Peronality

đồng ý và


các tên gọi tâm thần

Inventory- MMPI

không trả lời

học, phân biệt

[26]

được

những người bị các
dạng rối loạn tâm lý
với người bình
thường.

Clifornia – CPI

20 thang đo

(California

khác nhau

Trắc nghiệm tự điền

o lường những
khác biệt cá nhân về


Psychokigical

mặt nhân cách trong

Inventory) [27]

những tỏ ra thích
nghi tốt

Bảng nghiệm kê

57 câu hỏi trả Trắc nghiệm tự điền

ánh giá dựa vào 2

nhân cách Eysenck

lời có hoặc

yếu tố:yếu tố hướng

(EPI) [26], [28]

không

ngoại- hướng nội và
yếu tố thần kinh.

Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI.

Bảng nghiệm kê nhân cách EPI đã được chính thức có tên mã số trong dịch vụ
khám chữa bệnh được dùng phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả


10

nước [29]. Cùng với sự tiện lợi hơn so với các trắc nghiệm nhân cách trên về
hình thức làm trắc nghiệm đơn giản, số câu hỏi (57 câu) thời gian làm trắc
nghiệm không quá dài rất phù hợp để tiến hành ở cộng đồng.
1.2. Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm
1.2.1. Khái niệm trầm cảm
Theo định nghĩa của TCYTTG, trầm cảm là một rối loạn tâm thần
thường gặp, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất đi hứng thú và niềm vui, cảm thấy
tội lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, mất ngủ hoặc cảm giác ngon miệng, cảm
thấy mệt mỏi hoặc thiếu tập trung [30].
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm
1.2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10 [31]
 Ba triệu chứng đặc trưng (chủ yếu):
- Khí sắc trầm
- Mất mọi quan tâm và thích thú
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động
 Bảy triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sút sự tập trung và chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- ó ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Bi quan về tương lai
- ó ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- n ít ngon miệng
Tiêu chuẩn xác định các mức độ trầm cảm

 F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ:
- ó ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- ó ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác


11

- Không có triệu chứng nào ở mức độ nặng
- Thời gian rối loạn trầm cảm kéo dài tối thiểu 2 tuần.
- ó hoặc không có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm (rối loạn giấc
ngủ, táo bón, mất ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, giao động khí sắc
trong ngày).
- Bệnh nhân khó tiếp tục các công việc hàng ngày và các hoạt động xã
hội nhưng có khả năng không dừng hoạt động hoàn toàn.
 F32.1 Giai đoạn trầm cảm vừa:
- ó ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- ó ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác
- ó thể có một số triệu chứng ở mức độ nặng
- Thời gian rối loạn trầm cảm kéo dài tối thiểu 2 tuần
- ó hoặc không có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm
- Khó khăn trong các hoạt động xã hội, học tập
 F32.3 Giai đoạn trầm cảm nặng:
- ó cả 3 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- Có nhiều hơn 4 triệu chứng phổ biến khác.
- Phần lớn các triệu chứng ở mức độ nặng
- Thời gian rối loạn trầm cảm kéo dài tối thiểu 2 tuần
- ác triệu chứng cơ thể của trầm cảm hầu như luôn có mặt.
- Ít khả năng tiếp tục các công việc như học tập, sinh hoạt xã hội.
1.2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM-IV (1994) [32]
 Có ít nhất 5 triệu chứng cùng tồn tại trong thời gian tối thiểu là 2 tuần và

có thay đổi chức năng so với trước đây trong đó phải có ít nhất triệu chứng là
khí sắc trầm và mất quan tâm hứng thú bao gồm:
- Khí sắc trầm biểu hiện cả ngày và kéo dài.
- Giảm hoặc mất quan tâm hứng thú với mọi hoạt động trước đây vốn có.


12

- Giảm trọng lượng cơ thể trên 5%/1 tháng.
- Mất ngủ vào cuối giấc (ngủ dậy sớm ít nhất là 2 giờ so với bình thường).
- Ức chế tâm thần vận động hoặc kích động trong phạm vị hẹp (kích
động trong phạm vi xung quanh giường ngủ của mình).
- Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng kéo dài.
- Có cảm giác vô dụng hoặc có cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác không
thích hợp khác.
- Giảm năng lượng suy nghĩ, giảm tập trung chú ý, giảm khả năng đưa ra
các quyết định.
- Có hành vi tự sát.


ăn cứ vào số lượng các triệu chứng, mức độ nặng của các triệu chứng và

mức độ mất chức năng mà người ta chia làm 3 mức độ:
- ác giai đoạn nhẹ:

ặc trưng bởi 5 hoặc 6 triệu chứng trầm cảm và

giảm khả năng (học tập, lao động) nhẹ, hoặc chức năng vẫn bình thường
nhưng cần có sự tập trung cao độ.
- ác giai đoạn vừa: là mức độ nhẹ và nặng, có 7-8 các triệu chứng

- ác giai đoạn nặng: được đặc trưng cả 9 triệu chứng trầm cảm, mất khả
năng rõ rệt.
1.2.3. Một số thang đo trầm cảm hiện nay
Bảng 1 3: Một số thang đo trầm cảm tự điện hiện nay [33].
Thang đo
Beck Depression Inventory
(BDI)

Tuổi

Số
câu
hỏi

Thời gian tự điền
(phút)

Từ 14

21

5-10

12-18

20

5-10

Center for Epidemiological

Studies- Depression Scale
(CES-D)


13

Reynolds Adolescent
Depression Scale- RADS

10-20

30

8-10

7-17

27

10-15

Mọi lứa tuổi

9

5

10 -20
Thang trầm cảm trẻ em
CID (Children’s

Depression Inventory)
Thang trầm cảm PHQ-9

Hiện nay trên thế giới có nhiều công cụ sàng lọc RLT

như: PHQ-9,

Beck, CES-D, RASD... Mỗi bộ công cụ đều chứng minh được giá trị của
mình. Tuy nhiên kết quả từ nghiên cứu so sánh giá trị của các bộ công cụ gợi
ý rằng PHQ-9 ưu thế hơn các thang ngắn tự trả lời đánh giá trầm cảm khác [34].
Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang PHQ-9, gồm 9 câu hỏi ngắn gọn và dễ
sử dụng. ược sử dụng như một công cụ vừa phát hiện, đánh giá điều trị RLTC
vừa phản ảnh mức độ nặng của RLTC trong cộng đồng, PHQ-9 đã được chuẩn
hóa và đưa vào danh mục tên dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế nước ta
[29], [35]. ộ nhạy 88%, độ đặc hiệu 88%, hệ số Cronbach- α là 0,86-0,89 với
bản tiếng Anh, bản tiếng Việt cũng có hệ số gần tương đương bản tiếng Anh
Cronbach- α= 0,82-0,87 [35]. Những đặc tính trên cùng với sự ngắn ngọn PHQ9 trở thành một công cụ nghiên cứu hữu ích [36].
1.2.4. Một số nghiên cứu về thực trạng RLTC trên thế giới và Việt Nam
1.2.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tỷ lệ các bệnh tâm thần tăng dần từ sau đại chiến thế giới
lần thứ 2 [37]. Một cuộc khảo sát khác tại Mỹ với những người nhập cư của 6
quốc gia châu Á tỷ lệ mắc trầm cảm chung có 30,9% mắc trầm cảm nhẹ, trầm
cảm vừa và trầm cảm nặng chiếm 9,6%; trong đó người Việt Nam sống tại
Mỹ có tỷ lệ trầm cảm nhẹ lên tới 60% gấp đôi trung bình của cả 6 nước, trầm


14

cảm vừa và nặng là 4% thấp hơn so với nhiều nước và điểm trung bình của 6
nước [38].

Nghiên cứu của M.F. Ehrenberg và cộng sự trên 366 học sinh trung học
Canada bằng thang đo trầm cảm Beck cho kết quả 31,4% tỷ lệ học sinh mắc
rối loạn trầm cảm, đồng thời nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh sự khác biệt
quan trọng về giới tính trong rối loạn trầm cảm [39].
Một nghiên cứu của Anita Thapar và cộng sự chỉ ra rằng rối loạn trầm
cảm đơn cực ở trẻ vị thành niên phổ biến trên toàn thế giới nhưng thường
không được công nhận. Tỷ lệ mắc, đặc biệt là ở các bé gái, tăng mạnh sau tuổi
dậy thì và vào cuối tuổi vị thành niên, tỷ lệ 1 năm vượt quá 4%. Gánh nặng
cao nhất trong các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trầm
cảm có liên quan với tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai, và làm tăng nguy cơ tự
tử [40].
Nghiên cứu của C.K.Ronald năm 2001 về dịch tễ học RLT

cho thấy

RLT nặng ít gặp ở trẻ em nhưng khá phổ biến ở trẻ VTN với tỷ lệ lên đến
25% [41].
Một nghiên cứu tại Thái Lan năm 2003 trên 871 trẻ VTN có độ tuổi từ
12-22 cho thấy tỷ lệ RLT là 34,9%. ó mối liên quan với độ tuổi (nhóm 1822 có tỷ lệ cao nhất) và nữ có tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn nam [42].
Một nghiên cứu sử dụng thang đo trầm cảm ES-D trên 6 trường Y ở
Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm là 22,1% [43].
Nghiên cứu của

li Daryanavard và cộng sự đăng trên tạp chí khoa học

ứng dụng Hoa Kỳ sử dụng thang BDI-21 cho thấy có 31,3% học sinh (trong
đó có 23,1% nam giới, 39,9% nữ giới) mắc rối loạn trầm cảm [44].
Một nghiên cứu khác của tác giả Babaee và cộng sự về mối liên hệ giữa
trên 2150 trẻ em 5 và 6 tuổi ở phía đông của tỉnh Mazandran sử dụng bảng
nghiệm kê EPI để tìm hiểu về nhân cách của những người mẹ của trẻ cho kết



15

luận rằng các khía cạnh nhân cách ( hướng ngoại- nội và thần kinh) có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ RLT ở trẻ em với p<0,001 [45].
1.2.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hơn một thập kỷ gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần nói
chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Bá ạt trên 566 học sinh trung học phổ thông 4
trường nội thành Hà Nội năm 2002 sử dụng thang RADS và BDI –II cho kết
quả có 8,8% học sinh có dấu hiệu trầm cảm trong đó 6,7% có dấu hiệu trầm
cảm nhẹ, 1,6% học sinh có dấu hiệu trầm cảm vừa, 0,5% học sinh có dấu hiệu
trầm cảm nặng [46].
Nghiên cứu của Phan

ăng Thân năm 2010 trên 455 học sinh trung học

phổ thông Trần Quang Khải- Hưng Yên sử dụng thang đo

ES-D với điểm

cắt 22 phát hiện được 31,7% học sinh có nguy cơ mắc RLT . Nguy cơ RLT
có liên quan với kết quả học tập, hạnh kiểm, kỷ luật, hút thuốc lá, bỏ học, thói
quen tập thể dục, tình trạng sức khỏe và vẻ bề ngoài [47].
Theo Nguyễn Văn Siêm nghiên cứu tại Hà Tây (Hà Nội 2) cho thấy tỷ lệ
mắc RLT

ở nhóm từ 15 tuổi trở lên là 8,35% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân


nữ/nam là 5/1.

ại đa số bệnh nhân (94,2%) mắc trên 1 năm. Tính chất tiến

triển mạn tính rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). ác yếu tố ảnh hưởng
đến trầm cảm: sống độc thân, ly thân, góa, stress cường độ mạnh, đông con,
bệnh cơ thể [48].
Nghiên cứu tại Thành Phố Hồ
năm thứ nhất sử dụng thang đo

hí Minh năm 2008 trên 404 sinh viên

ES-D với điểm cắt là 22, tỷ lệ RLT



39,6% [49]. Tỷ lệ trầm cảm của học sinh dân tộc thiểu số tuổi 14-19 là 23,3%
(sử dụng thang đo BID) [50].


16

Nghiên cứu năm 2014 của tác giả Trần Quỳnh
Y học Dự Phòng trường

nh trên 450 sinh viên hệ

ại học Y Hà Nội bằng thang ES-D điểm cắt là 16


cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y học dự phòng là 38,9% [51].
1.3. Mối liên quan giữa nhân cách và rối loạn trầm cảm ở học sinh
THPT
1.3.1. Khái niệm tuổi vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) lứa tuổi từ 10-19 là độ tuổi vị thành
niên. Tuổi VTN được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu: 10-13 tuổi, giai
đoạn giữa: 14- 16 tuổi, giai đoạn cuối: 17-19 tuổi. Là giai đoạn chuyển tiếp từ
trẻ con sang người trưởng thành. Một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai
đoạn này được đánh dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ
giản đơn sang phức tạp bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều
chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành
cả về thể chất và tâm lý xã hội [4].
1.3.2. Những biến đổi về thể chất và tâm lý ở tuổi vị thành niên
1.3.2.1. Những thay đổi cơ thể ở tuổi vị thành niên [4]
Ở em gái trong giai này: cơ thể bắt đầu phát triển nhanh hơn. ác em cao
rất nhanh, các phần của cơ thể như thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối
hơn. Bắt đầu có sự tiết mỡ ngực, chậu hông, đằng sau vai, mọc lông ở bộ
phận sinh dục và có thể xuất hiện trứng cá.Giai đoạn dậy thì chình thức đánh
dấu bằng hành kinh lần đầu.
Ở em trai có sự đột biến về chiều cao và hình dáng có thể là do sự phát
triển nhanh của các xương dài ở chân tay. Cùng với sự phát triển chiều cao là
sự xuất hiện lông mu, ria mép và trứng cá.

ồng thời dương vật và tinh hoàn

cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Ở giai đoạn này em trai thường có hiện
tượng mộng tinh.


17


1.3.2.2. Những biến đổi về tâm lý và xã hội [4]
Những biến đổi về thể chất, sinh lý đôi khi có tác động đến tâm lý ở lứa
tuổi này. ác em hay để ý, băn khoăn về những thay đổi của cơ thể. Bắt đầu
quan tâm đến hình tượng cơ thể mình, coi người bạn, nhóm bạn quan trọng
hơn và có ảnh hưởng lớn hơn cha mẹ.
Do mong muốn trở thành người lớn, các em muốn được động lập trong
suy nghĩ và hành động để thoát khỏi sự rang buộc của bố mẹ và gia đình.
Ở tuổi này con người đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới,
có xu hướng tư tưởng hóa, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các
kỹ năng giao tiếp, tác phong đĩnh đạc để đối diện với một môi trường xã hội
ngày một mở rộng.
1.3.3. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa nhân cách và RLTC
1.3.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu tại đại học Texas- Hoa Kỳ, Hirschfeld và cộng sự nghiên
cứu mối liên quan giữa nhân cách và RLTC cho thấy chứng RLTC và rối loạn
nhân cách có liên quan đến nhau theo 3 cách khác nhau: 1- rối loạn nhân cách
có thể dẫn đến sự trầm cảm và khiến cho một cá nhân dễ bị trầm cảm, 2- trầm
cảm có thể đứng trước rối loạn nhân cách và thúc đẩy sự phát triển của rối
loạn nhân cách, 3- có thể có một chứng bệnh giữa chứng rối loạn nhân cách
và trầm cảm, được xem là rối loạn nhân cách trầm cảm [52].
Nghiên cứu của tác giả J.K.Speechhouse và cộng sự trên 372 bệnh nhân
ngoại trú trầm cảm sử dụng thang đo nhân cách T I cho thấy mức độ trầm
cảm có tương quan với nhân cách, những thay đổi trong nhân cách có liên
quan đến sự cải thiện tình trạng trầm cảm [5].
Nghiên cứu của Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở
Tehran- Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality Questionnaire ) cho
kết luận rằng có mối tương quan nghịch giữa nhân cách theo yếu tố hướng



×