Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
A.
TÌNH HUỐNG
Tháng 10 năm 2014, Công ty A muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu SANAN
dùng cho sản phẩm thức ăn cho động vật. Qua tra cứu, công ty này đã được biết
Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu SANAN dùng cho sản
phẩm hạt giống, phân bón cho cây, thức ăn cho động vật cho công ty B tại tỉnh
Phú Thọ ngày 15/6/2006. Công ty B đã tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động
từ tháng 11/2008.
- Theo anh (chị), công ty A có khả năng đăng ký nhãn hiệu SANAN không?
- Hãy đưa ra các phương án mà công ty A có thể vận dụng để có thể đăng ký
nhãn hiệu SANAN ở tình huống trên?
Dựa trên quy định của Luật sở hữu trí tuệ, em xin được đưa ra cách giải quyết
của mình.
1
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
B.
I.
NỘI DUNG
CỞ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm, điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Điều 16 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại điều 72 Luật SHTT:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng cấc điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái , từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hộp cả ba yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay
nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo đó, nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng
được hai tiêu chí:
Thứ nhất, nhãn hiệu đó có thể nhìn thấy được. Hình thức thể hiện của nhãn
hiệu có thể bằng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc kết
hợp của các yếu tố chữ cái, từ, ngữ và các dấu hiệu hình, được thể hiện bằng
một hay nhiều màu sắc. Trong đó, yếu tố màu sắc là không thể thiếu đối với
hàng hóa bởi ưu điểm gấy ấn tượng thị giác với con người.
Thứ hai, tại điều 74 Luật SHTT cũng có quy định về khả năng nhận biết
của nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo
thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố
kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”. Nhãn hiệu dễ nhận biết là
nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng
có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức con người. Tùy thuộc vào từng
quốc gia, vùng lãnh thổ mà nhãn hiệu có thể coi là có dễ nhận biết hay không.
2.
Phân loại nhãn hiệu
2
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Căn cứ vào quy định của Luật SHTT thì có thể chia nhãn hiệu ra thành các
loại nhãn hiệu khác nhau như:
Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Khoản 14, điều 4,
Luật SHTT). Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể đều có quyền
cùng sử dụng nó nhưng cũng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu
nhân danh tập thể thì nhãn hiệu này không được coi là nhãn hiệu tập thể mà sẽ
chỉ là nhãn hiệu bình thường vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể sử dụng.
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất
hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18, điều 4, Luật
SHTT).
Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
hoặc có liên quan với nhau (khoản 19, điều 4, Luật SHTT). Nhãn hiệu liên kết
tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới
bởi họ biết nguồn gốc hay mỗi liên kết với công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ
mà họ đã từng dùng trước đây.
Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20, điều 4, Luật SHTT). Quy định nhẫn hiệu
nổi tiếng được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước thẩm
quyền chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các nhãn
hiệu thông thường khác.
3.
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
3
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Theo quy định tại điều 87 Luật SHTT thì:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình
sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng
ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác
sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản
phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
Với quy định trên, chỉ những chủ thể được ghi nhận ở đây mới có quyền
đăng ký nhãn hiệu của mình, nếu không thuộc những trường hợp nêu trên văn
bằng bảo hộ có sẽ bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 96:
“Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển
nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,
nhãn hiệu”
II.
CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Công ty A có khả năng đăng đăng ký nhãn hiệu SANAN không?
Trả lời: công ty A hoàn toàn có khả năng được đăng ký nhãn hiệu SANAN
cho sản phẩm thức ăn cho động vật dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
Thứ nhất: căn cứ vào khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về
Quyền đăng ký nhãn hiệu : “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu
dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Theo
tinh thần của điều luật thì đăng ký nhãn hiệu là quyền của cá nhân, tổ chức. Như
vậy, theo tình huống mà đề bài đưa ra, công ty A là pháp nhân tiến hành hoạt
động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu SANAN cho sản phẩm thức ăn cho động vật do công ty A sản
xuất.
Thứ hai: để nhãn hiệu SANAN của công ty A được bảo hộ thì cần phải
đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 72 LSHTT:
4
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo đó: Nhãn hiệu SANAN là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ
cái, từ ngữ được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Nhãn hiệu SANAN phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ
sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu SANAN
của công ty A sẽ không bị coi là trùng lặp hay gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
SANAN của công ty B vì:
Điểm b Khoản 2 Điều 74 quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu có
chỉ ra những dấu hiệu: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng
hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 5
năm .” Công ty B đã đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu SANAN
tại tỉnh Phú Thọ ngày 15/4/2006. Tuy nhiên công ty B đã tuyên bố phá sản và
chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008. Căn cứ để xác định việc chấm dứt hiệu
lực văn bằng bảo hộ được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT
năm 2005 là: “Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế
thừa hợp pháp.” Căn cứ vào khoản 2 Điều 136 LSHTT thì: “Chủ sở hữu nhãn
hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu
không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó
bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này”. Công ty B đã
tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008. Điều này có nghĩa là
5
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
từ tháng 11/2008, chủ văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm hạt giống, phân bón,
thức ăn động vật công ty B không còn tồn tại và tính từ đó đến thời điểm tháng
10/2014 thì công ty B đã không sử dụng nhãn hiệu SANAN 5 năm 11 tháng nên
văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm hạt giống, phân bón cho cây, thức ăn động
vật của công ty B đã chấm dứt hiệu lực. Do đó, đến thời điểm công ty A muốn
nộp đơn đăng ký thì nhãn hiệu SANAN không còn được bảo hộ nữa. Trong
trường hợp này, nhãn hiệu SANAN của công ty A không bị coi là nhãn hiệu
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
được sử dụng.
Do vậy, công ty A hoàn toàn khả năng đăng ký nhãn hiệu SANAN cho sản
phẩm thức ăn cho động vật do mình sản xuất tại thời điểm tháng 10/2014
2.
Các phương án mà công ty A có thể vận dụng để có thể đăng ký
nhãn hiệu SANAN ở tình huống trên?
Trả lời: như đã phân tích ở trên công ty A có khả năng đăng ký được nhãn
hiệu SANAN. Do vậy, những phương pháp để công ty A có thể đăng ký nhãn
hiệu SANAN cho riêng mình gồm:
Phương án thứ nhất: Công ty A phải nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ
chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu SANAN của công ty B.
Căn cứ vào khoản 4 điều 95 LSHTT 2005 thì : “Tổ chức, cá nhân có quyền
yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu
lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g
khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí”. Công ty A phải nộp
đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn
hiệu SANAN của công ty B với lý do công ty B không còn sử dụng nhãn hiệu
này nữa và đã chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008. Để chứng minh công ty B
chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu SANAN không còn hoạt động nữa thì
công ty A phải đưa ra những tài liệu, chứng cứ cho Cục Sở hữu trí tuệ để chứng
6
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
minh về việc công ty B đã tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động từ 11/2008 và
yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
SANAN của công ty B. Theo đó, công ty A phải nộp phí và lệ phí đầy đủ theo
quy định của pháp luật cho yêu cầu trên.
Phương án thứ 2: công ty A chứng minh rằng công ty B không có quyền
đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo
hộ của công ty B.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 87 LSHTT thì : “Tổ chức, cá nhân tiến hành
hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà
mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản
xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký
đó”. Như vậy, trong trường hợp này công ty A phải đưa ra những tài liệu, giấy
tờ chứng minh rằng công ty B chỉ là Đại lý hoặc nhà phân phối sản phẩm cho
công ty A (Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng phân phối). Khi
đó, nếu công ty B chỉ đưa sản phẩm của công ty B ra thị trường thì không có
quyền đăng ký nhãn hiệu SANAN nếu như công ty A đã sử dụng nhãn hiệu cho
sản phẩm đó và phải đối việc đăn ký của công ty B.
Theo đó, công ty A yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng
bảo hộ của công ty B căn cứ vào khoản 3 và điểm a khoản 1 Điều 96
LSHTT : Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về
quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong trường hợp
người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có quyền đăng ký với điều kiện công ty
A phải nộp phí và lệ phí.
Phương án thứ 3 : Công ty A chứng minh rằng nhãn hiệu của mình đã
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho sản phẩm thức ăn cho động vật trước
ngày công ty B nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.
7
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Công ty A phải chứng minh nhãn hiệu của công ty B không đáp ứng được
điều kiện bảo hộ (không có khả năng phân biệt) theo quy định tại điểm g khoản
2 Điều 74 LSHTT: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng
hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên
trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên”. Như vậy, công ty A phải đưa
ra những tài liệu, chứng cứ như : thời gian sử dụng, doanh số bán hàng, thị hiếu
của người tiêu dùng và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đối với hàng hóa của
mình trước ngày công ty B nộp đơn để chứng minh nhãn hiệu của mình đã được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Tiếp theo, công ty A phải yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ của công ty B do nhãn hiệu của công ty B không đáp ứng các điều
kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ (căn cứ vào điểm b, khoản 1 và
khoản 3 Điều 96 LSHTT) và công ty A phải nộp phí và lệ phí.
Phương án thứ 4 : công ty A đưa ra căn cứ rằng nhãn hiệu của mình
không trùng với nhãn hiệu của công ty B do văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của
công ty B đã chấm dứt hiệu lực hơn 5 năm kể từ khi công ty A nộp đơn yêu cầu
bảo hộ.
Căn cứ vào điểm h khoản 2 Điều 74 LSHTT thì : “Dấu hiệu trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho
hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt
hiệu lực chưa quá năm năm…”. Như vậy, Công ty B đã phá sản và chấm dứt
hoạt động từ tháng 11/2008, kéo theo đó, văn bằng bảo hộ của công ty B cũng
sẽ bị chấm dứt hiệu lực theo căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 95 LSHTT. Mà từ
tháng 11/2008 đến tháng 10/2014 là 5 năm 11 tháng, do vậy nhãn hiệu của công
ty A không bị coi là không có khả năng phân biệt.
8
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Như vậy, Công ty A có thể lựa chọn một trong các phương án trên và nộp
hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại
diện của Cục SHTT tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
gồm các giấy tờ quy định tại Thông tư 01/2007/TT- BKHCN Hướng dẫn thi
hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp bao gồm: Tờ khai đăng ký;
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng
ký (đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu); Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ
chối tiếp nhận đơn.
C.
KẾT LUẬN
Như vậy, công ty A hoàn toàn có khả năng đăng lý nhãn hiệ SANAN. Đề
đang ký nhãn hiệu này công ty A có thể lụa chọn một trong những phương pháp
giải quyết nêu trên. Trên đây là quan điểm cá nhân của em, bài làm còn nhiều
thiếu sót, hi vọng được sự chỉ dạy từ phía thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
9
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
D.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà
xuất bản Công an nhân dân
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nguyễn Hoài
Thương, Khóa luận tốt nghiêp 2010, Đại học Luật Hà Nội
3. Luật Sở hữu trí tuệ (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
4. Nghị định 103/2006/ NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006
5. Nghị định 122/2010/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2010
6. các trang wep:
vietnamplus.vn
noip.gov.vn
sohuutritue.org.vn
npklaw.com
10
Bài tập lớn học kỳ. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
11