Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CÁC đặc điểm về MÁNG NHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.86 KB, 13 trang )

CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MÁNG NHAI: TẠI SAO, NHƯ THẾ
NÀO, KHI NÀO?
Jean-Philippe RE*, Cyrille CHOSSEGROS**, Amine El ZOGHBY***, JeanFrançois CARLIER, Christophe PEREZ*, Jean-Daniel ORTHLIEB*
* Khoa khớp cắn học, Trƣờng phẫu thuật nha khoa Marseille
** Khoa Hàm mặt và phẫu thuật hàm mặt- Bệnh viện Timone- Marseille
*** Khoa Nha Đại học Saint-Joseph- Liban

TÓM TẮT
Thường được sử dụng vào cuối pha điều trị, các loại máng nhai có ưu điểm là cho
phép biến đổi tương quan hai hàm một cách có hồi phục. Các tài liệu về đề tài này
khá phong phú và khác biệt nhau, tuy nhiên trong bài báo này các tác giả tập
trung về các kiến thức thông thường về chỉ định các loại máng nhai: Máng nhai
chặn phía trước (BOA), Máng nhai tái lập cơ (GRM) và Máng nhai tái thiết lập
phía trước (GAP).
GIỚI THIỆU
oạn năng bộ máy nhai là một lĩnh vực khá mơ hồ do cơ chế bệnh học phức
tạp, nhiều yếu tố tác động, chẩn đoán mờ nhạt và khả năng thành công
chƣa đƣợc ghi nhận rõ (placebo, hồi phục tự nhiên…). Sự mơ hồ này dẫn
tới các điều trị quá mức hoặc không hợp lý cũng nhƣ các điều trị không đầy đủ.
Các loại máng nhai là một trong những giải pháp điều trị loạn năng bộ máy nhai có
ƣu điểm là ít hoặc không xâm lấn. Các máng nhai thuộc khí cụ miệng, cùng với các
khí cụ bảo vệ răng, các khí cụ chống ngừng thở buổi đêm, các khí cụ chỉnh hình
trong miệng và khí cụ điều chỉnh lƣỡi (Orthlieb và cs, 2004). Phƣơng pháp này chỉ
trở nên phổ biến vào những năm 60, khi Ramfjord và Ash (1995) phát minh ra
máng nhai “Michigan”.

L

Các máng nhai ngày nay đƣợc sử dụng rộng rãi trong các thực hành lâm sàng
thông thƣờng cũng nhƣ xuất hiện trong các nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, chúng
có nhiều dạng và thể thức khác nhau (Gray à Davies, 2001) mà các bác sĩ cần phải


cập nhật liên tục và thƣờng xuyên.

/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 1


MÁNG NHAI DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
Máng nhai có thể sử dụng nhƣ một phụ trợ điều trị (Unger 2002; Dylina 2001,
Okeson 1996) trƣớc một thay đổi thật sự quan trọng của phục hình (Rozencweig
1994) ví dụ nhƣ biến đổi kích thƣớc dọc (Yip và cs, 2003) hay tái thiết lập vị trí
phía trƣớc hàm dƣới (Mantout và cs, 2004). Nhƣng nó đƣợc sử dụng thƣờng xuyên
nhƣ là một phƣơng tiện điều trị trực tiếp.
Với một số tác giả (Greene và Laskin, 1972; Rozencweig 1994; Turp và cs, 2004),
máng nhai trong điều trị tăng tác dụng xử lý và đặc biệt đóng vai trò nhƣ một
placebo. Tuy nhiên, Ekberg (Ekberg và cs, 2003), trong một nghiên cứu lâm sàng
ngẫu nhiên và kiểm soát trên 60 bệnh nhân vào năm 2003 đã chứng minh rằng
máng nhai cũng có tác dụng với chứng co cứng cơ. Mặc dù nhìn chung máng nhai
không sử dụng để điều trị Loạn năng bộ máy nhai (DAM) ngay lập tức, nhƣng
chúng có các chỉ định thực sự trong điều trị.
Tuy nhiên, một máng nhai sẽ nhƣ thế nào? Cứng hay mềm? Toàn bộ hay bán
phần? Trơn láng hay lồi lõm? Hàm trên hay hàm dƣới? Khi nào chúng ta sẽ chỉ
định máng nhai? Đó là những câu hỏi quan trọng mà bác sĩ cần trả lời đề tƣ vấn
cho bệnh nhân có vấn đề DAM.
CÁC MÁNG NHAI NÊN CỨNG HAY MỀM?
Trƣớc đây, vào năm 1942, Mathews (Canal và cs, 1987) khuyến cáo sử dụng các
máng nhai bằng nhựa acrylic mềm hoặc cao su- những vật liệu đƣợc sử dụng phổ
biến ngày nay (Wright 1999). Pettengill (1998) đề xuất răng các máng nhai cứng
hay mềm đều có thể sử dụng để giảm các cơn đau cơ, một cách ngắn hạn.

Song các máng nhai mềm bị phá huỷ khá nhanh và có vẻ chúng làm tăng chứng
nghiến răng. Rozencweigh (1994) đã đề cập tới các vết cắn và Ramfjord (Ramfjord
và Ash, 1995) cho rằng nhựa dẻo có thể làm nặng hơn tình trạng ở những bệnh
nhân nghiến răng. Okesson 1998, ngƣời cho rằng các máng nhai mềm chỉ là một
khí cụ bảo vệ răng, đã chứng minh vào năm 1987 rằng hoạt động điện cơ vào buổi
đêm của cơ chế nhai tăng ở 5/10 bệnh nhân đeo máng mềm trong khi đó, với các
máng nhai cứng, 8/10 bệnh nhân có sự giảm hoạt động nhai. Cuối cùng, có thể nói
rằng việc cân bằng đúng đắn các máng nhai mềm đề điều chỉnh tƣơng quan hai
hàm không hợp lý là gần nhƣ không thể.
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 2


Ƣu điểm duy nhất của loại máng nhai này là thực hiện đơn giản, điều này không có
ý nghĩa gì với các bác sĩ. Chúng tôi chỉ thực hiện các máng nhai mềm để bảo vệ
răng (ví dụ trong các điều trị sốc điện). Máng nhai cứng có hiệu quả hơn trong việc
chống lại sự nghiến răng so với các máng mềm (Littener và cs, 2004; Turp và cs,
2004).
MÁNG NHAI NÊN TOÀN BỘ HAY BÁN PHẦN?
Việc đeo một máng nhai bán phần khá hạn chế hiện nay (kể cả chỉ đeo ban đêm)
do có nguy cơ lớn làm di chuyển răng không hồi phục (trồi răng sau, lún răng
trƣớc, nghiêng các răng trƣớc) do thiếu sự ổn địnnh trong tổng thể cung răng. Do
các máng nhai toàn bộ không gây ra các nguy cơ này nên chúng đƣợc sử dụng
nhiều hơn.
Các máng nhai bán phần phía sau, thực hiện ở tƣơng quan trung tâm hay trong các
vị trí hàm dƣới khác nhau, chỉ cho thấy các nhƣợc điểm. Ngoài các nguy cơ lớn về
di chuyển răng, các máng nhai loại này gây ra sự mất ổn định hàm dƣới. Chúng chỉ
nên đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, dƣới dạng một chặn hàm

phía sau trong điều trị cấp cứu một viêm bao khớp cấp của khớp thái dƣơng hàm.
Các máng nhai bán phần phía trƣớc đƣợc gọi là các chặn khớp phía trƣớc (BOA).
Thuật ngữ này bao gồm các dạng khác nhau (jig Lucia, hàm Hawley, hàm sau răng
cửa, hàm Sved).
BOA có ít chỉ định, nhƣng nó đƣợc sử dụng cho các điều trị khẩn cấp hoặc trong
thời gian ngắn trong các triệu chứng bệnh lý cơ-khớp nối dạng cấp (BOA điều trị)
hoặc làm giãn cơ thần kinh cần thiết trong lấy dấu lâm sàng (BOA thƣ giãn).
CHẶN KHỚP PHÍA TRƯỚC (BOA) (Hình 1 và 2)
Quy tắc
Dùng để thiết lập lại tình trạng lý tƣởng thần- kinh cơ nhằm giải phóng các co
cứng cơ bằng cách khôi phục vị trí nghỉ.
Thực hiện
BOA có thể đƣợc thực hiện nhanh chóng ở phòng khám hoặc ở xƣởng phục hình
từ dấu hàm trên với nhựa acrylic trong suốt và/hoặc máng nhai biến nhiệt. Không
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 3


cần phải sử dụng càng nhai và sự cân bằng các tiếp xúc phía trƣớc trên lâm sàng
đƣợc thực hiện trên miệng khá đơn giản.
Đeo hàm
Chỉ dẫn của việc đeo BOA điều trị đó là: Đeo liên tục, chỉ tháo ra khi ăn (ăn mềm)
cho tới lần hẹn tiếp theo (tối đa 3-4 ngày). Việc đeo hơn 2 tuần khá nguy hiểm và
có thể gây ra các rối loạn trong bao khớp của khớp thái dƣơng hàm do áp lực nén
(Dos Santos và De Rijk, 1993); đặc biệt là với các bệnh nhân không đƣợc hƣớng
dẫn tập luyện cho chứng nghiến răng. VỚi BOA thƣ giãn, chỉ cần vài phút đeo để
thiết lập hàm dƣới ở vị trí tƣơng quan trung tâm.


Hình 1. Chặn khớp phía trƣớc (BOA) cho thấy các tiếp xúc khớp cắn đối xứng ở
các răng trƣớc

Hình 2. Cân bằng khớp cắn trên lâm sàng đƣợc thực hiện đơn giản để đạt đƣợc các
tiếp xúc đối xứng.
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 4


MÁNG NHAI NÊN PHẲNG HAY LỒI LÕM?
Các máng nhai đều có thể đƣợc phân loại theo hai nhóm lớn (Dylina 2002; Unger
và Brocard, 1996) với nhiều điểm khác nhau. Máng nhai phẳng bao gồm BOA và
máng nhai thƣ giãn cơ (GRM). Máng nhai lồi lõm bao gồm máng tái lập vị trí phía
trƣớc (GAP).
MÁNG NHAI PHẲNG THƢ GIÃN CƠ (GRM) (Hình 3 tới 7)
GRM đƣợc chỉ định trong tất cả các trƣờng hợp loạn năng bộ máy nhai (DAM)
mãn tính (DAM khớp, DAM không do khớp), mặc dù nó cũng là chỉ định ƣu tiên
trong các tình trạng đau cơ- khớp cấp, sai lệch khớp cắn nặng và/hoặc các cận chức
năng đặc biệt (Orthilieb và cs, 2004).
Quy tắc
GRM đƣợc sử dụng chủ yếu để tăng việc xử lý cá nhân của bệnh nhân cũng nhƣ có
tác động placebo, tác động thƣ giãn cơ cũng đƣợc ghi nhận.
Thực hiện
Máng nhai đƣợc chế tạo trên càng nhai, nó đƣợc làm từ nhựa cứng với bề mặt trơn
láng và là hàm toàn bộ. Nó cần có các tiếp xúc nhai chủ yếu, ở tƣơng quan tâm trên
các răng đối và cần có có chỉ dẫn răng trƣớc để có thể gây hở khớp, có nghía là
không có các cản trở cắn phía sau (Nassif và AlGhamdi, 1999).
Đeo hàm

Việc đeo hàm không liên tục, chủ yếu vào buổi đêm vì các thói quen cận chức
năng có thể đƣợc kiểm soát trong ngày bởi chính bệnh nhân (Brocard và Laluque,
1997). Việc đeo không đƣợc vƣợt quá vài tháng (Widmalm 1999); bệnh nhân khi
quen với máng nhai sẽ tái phát các thói quen cận chức năng và phụ thuộc vào máng
nhai. Cần hạn chế đeo từ từ và sau đó là không đeo hoàn toàn.
Với các bệnh nhân ý thức đƣợc sự liên quan giữa tình trạng DAM và stress của họ,
máng nhai này cũng hoạt động nhƣ các bài kiểm tra hay thi đấu thể thao, chỉ đeo
vào buổi tối theo từng khoảng thời gian có vấn đề (Lamendin 2004).
Tuy nhiên, Bác sĩ cũng nên hƣớng dẫn cho bệnh nhân cách tự điều chỉnh các cận
chức năng của họ để họ có thể tăng khả năng điều chỉnh các triệu chứng của mình
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 5


bằng cách giải thích cơ chế và đƣa ra lời khuyên (Greene 2001). Tình trạng stress
có thể dẫn tới các cận chức năng nhƣ co khít hàm, sự tập luyện lại có thể sửa chữa
các thói quen có hại này, bằng cách thực hiện các hoạt động tốt lặp lại thƣờng
xuyên (tƣ thế nghỉ, môi khép chạm nhau và không có tiếp xúc răng, nuốt sinh lý
không co cơ…). Đây là một công việc chủ động thật sự để tái thiết lập lại tình
trạng thần kinh- cơ mà không có một máng nhai nào có thể thực hiện đƣợc.
Holmgren( Holmgren và cs, 1993) dựa trên các công trình của Gentz (1972) và
Kyd (Kyd và Daly, 1985) đã chứng minh rằng máng nhai không ngăn đƣợc việc
nghiến răng nhƣng có thể giảm bớt lực mà bộ máy nhai phải chịu đựng , nhƣ khẳng
định của Nagels (Nagels và cs, 2001) rằng máng nhai không cải thiện giấc ngủ của
các bệnh nhân nghiến răng. Điều trị tích cực nhất chính là tập luyện lại thói quen.
MÁNG ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ TRƢỚC (GAP) (Hình 8 và 9)
GAP cũng đƣợc chỉ định trong mọi trƣờng hợp DAM mãn tính hoặc trực tiếp trong
các trƣờng hợp lồi cầu lùi ra sau cộng với các cơn đau khớp thái dƣơng hàm nặng

hoạc trong các trƣờng hợp loại II thiếu chặn khớp phía sau. Theo quy tắc của Gelb,
nó là một máng nhai bán phần phía sau. Tuy nhiên các vị trí phía trƣớc vẫn đƣợc
đảm bảo với các tiếp xúc phía trƣớc, các điểm tiếp xúc nhai trải đều trên toàn bộ
cung răng, nhƣ một máng nhai toàn phần. GAP chống chỉ định với các bệnh nhân
mà ta khó có thể đạt đƣợc các tiếp xúc phía trƣớc với máng phủ bình thƣờng (nhất
là với các bệnh nhân thiếu độ cắn chìa hoặc cắn trùm, cắn hở phía trƣớc hoặc độ

Hình 3. Máng giãn cơ (GRM), thƣờng ở
hàm dƣới

Hình 4. Máng giãn cơ (GRM) có
các tiếp xúc cắn quán trọng trên tất
cả các răng đối và có một hƣớng dẫn
phía trƣớc cho phép nhả khớp

/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 6


Hình 5. Máng giãn cơ (GRM): chuyển động
sang bên phải chỉ đƣợc hƣớng dẫn bằng răng
nanh hàm trên bên phải

Hình 6. Máng giãn cơ (GRM):
Chuyển động sang bên sang bên trái
đƣợc hƣớng dẫn bở răng nanh hàm
trên bên trái


Hình 7. Máng giãn cơ(GRM):
Chuyển động đƣa hàm ra trƣớc đƣợc
thực hiện chỉ bởi các răng cửa hàm
trên

cắn chìa quá lớn), cũng nhƣ với các bệnh nhân kém hợp tác hoặc các bệnh nhân
đang đeo hàm giả tháo lắp.
Quy tắc
Loại máng nhai đƣợc sử dụng khá dài lâu với mục đích điều chỉnh lại đĩa khớp trên
lồi cầu. Hiện nay, mục đích của loại khí cụ này là giảm nén ở vùng sau đĩa khớp,
nhằm giúp cho việc trƣợt lên nhau của các thành phần khớp, với hoạt động của các
sợi collagen,dễ dàng hơn và trơn tru hơn. Điều chỉnh vị trí phía trƣớc hàm dƣới có
thể gây ra sự đƣa hàm ra trƣớc và giảm mức lồi cầu, điều này sẽ ngăn chèn ép vùng
sau lồi cầu, nguồn cơn của hiện tƣợng viêm.
Hiện tƣợng chỉnh hình hàm dƣới này theo chiều hƣớng sinh lý của khớp thái
dƣơng hàm (Orthlieb và Mantout, 1997) và chƣa bao giờ đƣợc coi là hiện tƣợng
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 7


bệnh lý (Laurent và cs, 2000). Vị trí mới này giúp trở lại tình trạng không triệu
chứng trên lâm sàng (Simmons và Gibbs, 2005). Điều trị phục hình hay chỉnh nha
để điều chỉnh thêm việc tái lập vị trí phía trƣớc này chỉ đƣợc chỉ định trong trƣờng
hợp các hội chứng tái phát sau khi gỡ máng nhai.

Hình 8. Quan sát trên lâm sàng trƣớc
khi đặt máng điều chỉnh vị trí phía trƣớc
(GAP) ở một bệnh nhân có viêm nhiễm

cấp một trong hai khớp thái dƣơng hàm

Hình 9. Máng điều chỉnh vị trí phía
trƣớc (GAP) là một máng bán phần phía
sau nhƣng vị trí phía trƣớc hàm dƣới cho
phép có đƣợc các tiếp xúc cắn phía
trƣớc nhƣ tự nhiên.

Đeo hàm
Đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện điều trị, máng nhai đƣợc đeo liên tục (24/24)
trong vòng 3 tháng, ngay cả khi ăn; điều này sẽ tạo ra sự thích nghi với cuộc sống
bình thƣờng (thẩm mỹ, phát âm…). Sau đó ta sẽ tiến hành giảm đeo từ từ, ví dụ
trong vòng một tuần, bệnh nhân chỉ đeo vào ban đêm, sau đó 3 đêm một tuần cho
tới khi ngƣng đeo hoàn toàn. Khi là một hỗ trợ điều trị, nhằm tạo vị trí phía trƣớc
để phục vụ cho chỉnh nha hoặc phục hình, việc đeo máng nhai khá ngắn (vài ngày);
đáp ứng của bệnh nhân gần nhƣ là ngay lập tức.
Thực hiện
Máng nhai phải có bề mặt lồi lõm, có khoá ở răng hàm nhỏ hoặc hƣớng dẫn chống
đƣa hàm ra sau (để tránh vị trí lùi sau), và các tiếp xúc phía trƣớc trên răng thật
phải đƣợc đảm bảo (Gola và cs, 1995; Gelb và Gelb, 1991) để bảo tồn sự kiểm soát
nhạy cảm bản thể. Việc ghi lại khớp cắn mới ở vị trí phía trƣớc hàm dƣới điều
chỉnh có thể đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp. Trực tiếp bằng cách tìm kiếm
/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

Page 8


và ghi lại trong miệng bằng các miếng sáp cắn ở vị trí điều chỉnh phía trƣớc hoặc
gián tiếp trên càng nhai (điều chỉnh dốc lồi cầu, góc Bennett cá nhân đƣợc chỉnh về

0 để đảm bảo sự đƣa hàm ra trƣớc hoàn toàn theo chiều trƣớc sau), bằng cách sử
dụng các miếng chặn (hoặc vít) đƣa hàm ra trƣớc ở mỗi bên giá điều chỉnh.
Mantout (Mantout và cs, 2004) chỉ rõ 3mm đƣa hàm ra trƣớc từ tƣơng quan tâm
chính là giới hạn tiếp cận ghi nhớ đƣợc về khớp cắn của bệnh nhân.
MÁNG NHAI NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở HÀM TRÊN HAY HÀM
DƯỚI?
Ta luôn ƣu tiên cung răng mất răng nhiều hơn để tăng nhạy cảm bản thể cho bệnh
nhân bằng cách tạo ra các điểm tiếp xúc phụ trợ. Ngoài ra, Rozencweig (1994)
nhấn mạnh sự hiển nhiên của việc thực hiện máng nhai tuỳ thuộc vào mức độ sai
lệch nền xƣơng. Ở các bệnh nhân có loại I, II-2 và III xƣơng, ta nên làm máng nhai
ở hàm dƣới. Ngƣợc lại, ở các trƣờng hợp loại II-1 điển hình, máng nhai đƣợc dùng
cho hàm trên để bù cho các bất thƣờng vê độ cắn chìa. Với một số ngƣời, thực hiện
máng nhai hàm trên cho phép điều chỉnh mặt cắn phẳng và hƣớng dẫn răng trƣớc
dễ dàng hơn, nhằm tổ chứa việc nhả khớp ngay lập tức. Trong trƣờng hợp này,
vòm miệng sẽ đƣợc giải phóng hoàn toàn, máng nhai hàm trên có dạng chữ U và
không nằm lên các vùng tựa sau của lƣỡi (vùng sau răng cửa).
Máng nhai hàm dƣới có ƣu điểm quan trọng là tạo ra một vị trí nghỉ cho lƣỡi tốt,
lƣỡi sẽ chạm vòm miệng một cách tự nhiên.
KHI NÀO CHỈ ĐỊNH MÁNG NHAI?
Từ vài năm này, theo xu hƣớng thế giới, việc chỉ định máng nhai ngay lập tức cho
điều trị DAM giảm rõ rệt. Điều trị đầu tiên (pha 1) chính là đƣa ra các lời khuyên,
giải thích, tập luyện lại các thói quen tốt bao gồm tập thể thao, điều trị sinh lý cơkhớp. Sau 4-8 tuần áp dụng các biện pháp không xâm lấn này, bác sĩ sẽ chỉ định
máng GRM cho hầu hết các trƣờng hợp DAM mãn tính không nguyên do (pha 2).

Chỉ định

TỔNG HỢP
BOA
GRM
Triệu chứng cơ-khơp Tát cả các trƣờng hợp

dạng cấp
DAM kéo dài
Hoặc có các cơn đau
cơ-khớp cấp, sai lệch
khớp cắn nặng hoặc

/>Biên dịch:Phƣơng thảo
Ngƣời chia sẽ :Nguyễn Hùng Phong

GAP
Trong trƣờng hợp trở
nặng nhanh hoặc
không có kết quả sau
khi dùng máng nhai
phẳng
Page 9


cắc cận chức năng đặc
biệt

Quy tắc

Tai thiết lập sự cân
bằng thần kinh- cơ
khẩn cấp (thiết lập lại
vị trí nghỉ)

Tăng sự xử lý của
bệnh nhân và thiết lập

lại cơ

Thực hiện

Trên miệng

Trên càng nhai: bê
mặt phẳng có các tiếp
xúc cắn chính, ở
tƣơng quan tâm, trên
toàn bộ các răng đối
nhau và hƣớng dẫn
phía trƣớc

Đeo hàm

Gần nhƣ liên tục (trừ
khi ăn) trong vài ngày

Không liên tục (chỉ
đeo ban đêm) trong 2
tháng

Hoặc trong trƣờng
hợp lùi lồi cầu ra sau
cộng với các cơn đau
khớp thái dƣơng hàm
và trong trƣờng hợp
loại II thiếu chặn
khớp phía sau

Đƣa lồi cầu ra trƣớc
và hạ thấp lồi cầu
ngăn cản sự chèn ép
vùng đĩa khớp phía
sau gây viêm
Trên càng nhai: bề
mặt máng lồi lõm,
hƣớng dân răng hàm
nhỏ (nhằm giúp hàm
dƣới dễ điều chỉnh vị
trí phía trƣớc hơn) và
hƣớng dẫn phía trƣớc
sử dụng các răng tự
nhiên.
Đeo liên tục 3 tháng
(trong trƣờng hợp hỗ
trợ điều trị: vài ngày)

Tuy nhiên, kết quả nặng hơn hay không có kết quả trong vòng 2-3 tháng bắt buộc
bác sĩ phải đánh giá lại chẩn đoán, dạng bệnh lý và cách xử lý (Orthlieb và cs,
2004). Việc chỉ định GAP sẽ đƣợc sử dụng ở pha thứ ba (Mantout và cs, 2004).

KẾT LUẬN
Trong việc điều trị DAM, thực hiện máng nhai ngày nay là một thao tác ở pha thứ
hai sau pha đầu tiên dạng giáo dục chức năng. Bác sĩ bắt buộc phải hƣớng dẫn, giải
thích cho bệnh nhân vì máng nhai chỉ hiệu quả khi bệnh nhân hiểu rõ quy tắc và
phạm vi điều trị. Máng nhai chủ yếu can thiệp giúp gia tăng sự tự xử lý của cá
nhân bệnh nhân (Orthlieb và cs, 2004); nó giúp cho bệnh nhân tự điều trị (Dylina,
2002). Khí cụ đòi hỏi phải thẩm mỹ, kín đáo, ổn định và có chức năng tốt:
- Thẩm mỹ: Máng nhai đƣợc thực hiện bằng nhựa trong suốt

Biên dịch: Phƣơng Thảo

Page 10


- Kín đáo: Nó ít cản trở hoạt động của lƣỡi (nhờ thể tích và bề mặt) và giúp
lƣỡi có vị trí nghỉ và nuốt đúng.
- Ổn định: Phủ hoàn toàn, việc đặt máng nhai trên cung răng là dạng
“Mở/Đóng”
- Chức năng: Nó có các tiếp xúc cắn đồng đều (cân bằng ở tƣơng quan tâm
với các máng nhai phẳng) cũng nhƣ có hƣớng dẫn răng trƣớc phẳng cho
phép việc nhả khớp các răng sau ngay lập tức trong hoạt động đƣa hàm sang
bên).
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân 2, 4, 8 và 12 tuần để đảm bảo sự tập luyện lại các
thói quen và đánh giá hiệu quả điều trị. Các triệu chứng nặng hơn cần đƣợc
đánh giá ngay lập tức để thực hiện các giải thích, sửa chữa và điều chỉnh cần
thiết. Máng nhai là một yếu tố trong điều trị toàn phần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BROCARD D., LALUQUE J.F.
Bruxisme et prothèse conjointe : quelles attitudes avoir?
Cah proth 1997;100:93-105.
CANAL P., CURIEL J.P., MONSENEGO P.
Les dysfonctions temporo-mandibulaires : approche
thérapeutique. Rev Orthop Dento fac 1987;21:403-432.
DOS SANTOS J., DE RIJK W.G.
Occlusal contacts : Vectorial analysis of forces transmitted
to TMJ and teeth.
J craniomandibular pract 1993;11(2):118-125.
DYLINA T.J.
A common-sense approach to splint therapy.

J prosth Dent 2001;86(5):539-545.
DYLINA T.J.
The basics of occlusal splint therapy.
Dent Today 2002;21(7):82-87.
EKBERG E., VALLON D., NILNER M.
The efficacy of appliance therapy in patients
with temporomandibular disorders of mainly myogenous
origin. A ramdomized, controlled, short-term trial.
J Orofac Pain 2003;17:133-139.
GELB M.L., GELB H.,
Gelb appliance: mandibular orthopedic repositioning
therapy. Cranio Clin Int 1991;1(2):81-98.
GENTZ R.
Apparatus for recording of bruxism during sleep.
Sven Tandlak Tidskr 1972;65:327-342.
GOLA R., CHOSSEGROS C., ORTHLIEB J.D.
Syndrome algo-dysfonctionnel de l'appareil manducateur.
Ed: Masson Paris, 1995.
GRAY R.J., DAVIES S.J.
Occlusal splints and tempromandibular disorders :
why, when, how ?
Dent Update 2001;28(4):194-199.
GREENE C.S.
The etiology of Temporomandibular disorders : implication
for treatment.
J Orofac Pain 2001;15:93-105.
OKESSON J.P.
The effects of hard and soft occlusal splint
on nocturnal bruxism.


Biên dịch: Phƣơng Thảo

GREENE C.S, LASKIN D.M.
Splint therapy for the myofascial pain-dysfunction
syndrome: a comparative.
J Amer dent Ass 1972 ;84(3):624-628.
HOLMGREN K., SHEIKHOLESTAM A., RIISE C.
Effect of a full-arch maxillary occlusal splint
on parafunctional activity during sleep in patients
with nocturnal bruxism and signs and symptoms
of craniomandibular disorders.
J Prosth Dent 1993;69:293-297.
KYDD W.L., DALY C.
Duration of nocturnal tooth contacts during bruxism.
J Prosth Dent 1985;53:717-721.
LAMENDIN H.
Odontologie et kinésithérapie. Clinic 2004;25(10):639-641.
LAURENT M., ORTHLIEB J.D., BEZZINA S.
Traitement prothétique en antéposition mandibulaire.
Cah Proth 2000;111:9-18.
LITTNER D., PERLM AN-EMODI A., VINOCUOR E.
Efficacy of treatment with hard and soft occlusal
appliance in TMD.
Refuat Hapeh Vehashinayim 2004;21(3):52-58.
LOBBEZZO F., BROUWERS J.E., CUNE M.S.,
NAEIJE M.
Dental implants in patients with bruxing habits.
J Oral Rehabil 2006;33(2):152-159.
MANTOUT B., PEREZ C., ORTHLIEB J.D.
Gouttières mandibulaires d'antéposition.

Strat Proth 2004;4(3):193-201.
NAGELS G., OKKERSE W., BRAEM M.,
VAN BOGAERT P.P., DE DEYN B., POIRRIER R.,
DE DEYN P.P.
Decreased amount of slow wave sleep in nocturnal
bruxism is not improved by dental splint therapy,
Acta Neurol Belg 2001;101(3):152-159.
NASSIF N.J., AL-GHAMDI K.S.
Managing bruxism and temporomandibular disorders
using a centric relation occlusal device.
Compend Contin Educ Dent 1999;20(11):1071-1086.
TOMONAGA A., IKEDA M., KATO H., OHATA N.
Influence of sleep bruxism on dislodgement

Page 11


Biên dịch: Phƣơng Thảo

Page 12


J Amer dent Ass 1987;114:788-791.
OKESSON J.P.
Orofacial Pain. Guidelines for assessment, diagnosis
and management.
Ed: Quintessence Chicago, 1996.
OKESSON J.P.
Management of temporomandibular disorders and occlusion.
Ed: Mosby St Louis, 1998.

ORTHLIEB J.D., MANTOUT B.
Cinématique mandibulaire. In : Encycl Méd Chir.
Ed: Elsevier Paris, 1997.
ORTHLIEB J.D., CHOSSEGROS C., CHEYNET F.,
GIRAUDEAU A., MANTOUT B., PEREZ C., RÉ J.P.
Cadre thérapeutique des Dysfonctionnements
de l'Appareil Manducateur (DAM).
Inform dent (Paris) 2004;39:2626-2632.
PETTENGILL C.A., GROWNEY M.R.J., SCHOFF R.,
KENWORTHY C.R.
A pilot study comparing the efficacy of hard and soft
stabilizing appliances in treating patients with
temporomandibular
disorders.
J prosth Dent 1998;79(2):165-168.
RAMFJORD S.P, ASH M.M.
Occlusion. Ed: WB Saunders Co. Philadelphie, 1995.
ROZENCWEIG D.
Algies et Dysfonctionnements de l'Appareil Manducateur.
Ed: CdP Paris, 1994.
SIMMONS H.CR., GIBBS S.J.
Anterior repositioning appliance therapy for TMJ
disorders : specific symptoms relieved and relationships
to disk status on MRI.
Cranio 2005;23(2):89-99.

Biên dịch: Phƣơng Thảo

of dental restaurations.
Nippon Hotetsu Shika Gakkai Zasshi 2005;49(2):221-230.

TURP J.C., KOMINE F., HUGGER A.
Efficacy of stabilization splints for the management
of patients with masticatory muscle pain : a qualitative
systematic rewiew.
Clin Oral Investig 2004;8(4):179-195.
UNGER F.
Rôle des gouttières occlusales dans la prise en charge
des désordres temporo-mandibulaires.
Inform dent (Paris) 2002;84(16):1051-1058.
UNGER F., BROCARD D.
Rôle des gouttières occlusales dans le traitement
des désordres temporo-mandibulaires.
Réal Clin 1996;7(2):219-228.
WIDMALM S.E.
Use and abuse of bite splints.
Compend Contin Educ Dent 1999;20(3):249-260.
WRIGHT E.F.
Using soft splints in your dental practice.
Gen Dent 1999;47(5):506-510.
YIP K.H., CHOW T.W., CHU F.C.,
Rehabilitating a patient with bruxism-associated tooth
tissue loss : a literature review and case report.
Gen Dent 2003;51(1):70-74.

Page 13



×