Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cẩm nang thực hành răng hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.24 KB, 20 trang )

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP
BS Hùynh Anh Lan
Mục tiêu :
Chương này nhằm gíup các bạn đồng nghiệp có thể :
Ghi toa thuốc một cách hiệu quả, an toàn và hợp lý đối với các thuốc
kháng sinh, kháng nấm , kháng virus, giảm đau, kháng viêm, chống âu và
chống dò ứng thông dụng trong RHM.
Ghi phác đồ điều trò cho các bệnh niêm mạc miệng thường gặp : viêm môi,
nhiễm candida, đau rát miệng, rối loạn vò giác, khô miệng, áp tờ tái phát,
liken phẳng, pemphigus và pemphigoid, nhiễm herpes simplex và nhiễm
zona.
Điều chỉnh các phác đồ điều trò trên cho phù hợp với trẻ em và người cao
tuổi.
Các thuốc thường được ghi toa để điều trò bệnh răng miệng không nhiều so với vô
số các thuốc có mặt trên thò trường. Chương này chỉ liệt kê những thuốc thông dụng
nhất, chỉ đònh, liều lượng và thận trọng cần thiết khi ghi toa.
Các thuốc được đề cập dưới tên generic và được tác giả đề nghò với tính chất tham
khảo khi ghi toa thuốc trong thực hành tại Phòng khám RHM.
I/ GHI TOA CÁC THUỐC THÔNG DỤNG TRONG THỰC HÀNH RHM
ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU:
Đau vừa:
• Acetaminophen 325 mg
Uống 2 viên mỗi 4 giờ , không uống quá 12 viên trong ngày.
• Ibuprofen 400mg
Uống 1 viên mỗi 4 giờ , uống bụng no
• Mefenamic acid 250 mg
Uống 1 viên mỗi 4 giờ, uống bụng no
• Acetaminophen và Ibuprofen
Uống 1 viên mỗi 4 giờ, uống bụng no
Ghi chú: hiện nay các kháng viêm không steroid (Ibuprofen, acid mefenamic) được
chỉ đònh rộng rãi trong RHM để điều trò giảm đau có liên quan đến viêm ( đau sau


nhổ răng, đau do viêm tủy răng, viêm khớp răng… )
Thận trọng sử dụng: suyễn, bệnh dạ dày-ruột, gan, thận, thai nghén

1


Đau nhiều:
• Acetaminophen 300 mg và codein 30 mg
Uống 2 viên mỗi 4 giờ, có thể gây ngầy ngật
• Acetaminopen 325 mg và Dextropropoxyphen 50 mg
Uống 2 viên mỗi 4 giờ , có thể gây ngầy ngật
Đau dữ dội:
• Hydrocodone bitartrate 7,5 mg và Acetaminophen 500mg
Uống 1 viên mỗi 6 giờ , có thể gây ngầy ngật
• Oxycodone HCl 5mg và Acetaminophen 500mg
Uống 1 viên mỗi 6 giờ , có thể gây ngầy ngật
• Meperidine HCl 50mg và Promethazine HCl 25mg
Uống 1 viên mỗi 4 hay 6 giờ , có thể gây ngầy ngật .
Thận trọng sử dụng đối với các thuốc giảm đau dạng morphin ( coddein,
dextroproxyphen, hydrocodone, oxycodone): bệnh gan, thận thai nghén, suy hô hấp.
Đau mãn tính, tâm sinh
Điều trò bằng thuốc chống trầm cảm với liều nhẹ :
• Amitriptyline hydrochloride 50 mg
Uống 1 viên mỗi ngày vào buổi chiều trong 5 ngày,
Tăng lên 2 viên mỗi ngày trong 5 ngày và sau đó 3 viên trước khi đi ngũ.
Thận trọng sử dụng: nhồi máu cơ tim, loạn nhòp tim, bệnh gan
ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH
ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA
Được áp dụng để phòng ngừa bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bò
phong thấp nhiệt, bệnh van tim bẩm sinh hay thụ đắc, trước một can thiệp xâm lấn.



Amoxicillin 500 ng
Uống 4 viên, một giờ trước can thiệp

Nếu Bệnh nhân dò ứng với họ Penicillin:
• Clindamycin 300 mg
Uống 2 viên, một giờ trước can thiệp
• Erythromycin 500 mg
Uống 2 viên, một giờ trước can thiệp
Nều bệnh nhân có nguy cơ cao bò viêm nội tâm mạc, cho uống thêm liều thứ nhì
bằng một nữa liều đầu, 6 giờ sau liều đầu.

2


ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO RĂNG
• Amoxicillin 500 mg,
Uống ngày 3 lần , mỗi lần 1 viên
• Cephalexin, 250 mg
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên
• Spiramycin, 500 mg
Uống ngày 3 lần, mối lần 1 viên
• Roxithromycin 200mg
Uống ngày 2 lần,, mỗi lần 1 viên
• Azithromycin 500 mg
Uống mỗi ngày 1 viên
• Spiramycin, 250 mg và Metronidazole, 125 mg
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên
• Metronidazole, 250 mg

Uống ngày 3 lần, mối lần 2 viên
Kháng sinh chọn lọc để điều trò viêm nướu lở loét hoại tử.
Thận trọng sử dụng: thai nghén, cho con bú, thiếu máu, rối loạn về máu
• Doxycycline, 100 mg
Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
Kháng sinh chọn lọc để å điều trò Nha chu viêm cấp tính thiếu niên
Thời gian điều trò trung bình là 2 tuần
Thận trọng sử dụng: thai nghén, dò ứng
Ghi chú:
Thời gian điều trò trung bình của một đợt kháng sinh là 5 ngày, nếu sau đó vẫn còn
triệu chứng nhiễm trùng thì kéo dài điều trò cho đến 1 ngày sau khi các triệu chứng
đã chấm dứt
ĐIỀU TRỊ KHÁNG NẤM
Điều trò toàn thân:






Nystatin, 200.000 UI
Ngậm cho tan dần trong miệng, mỗi ngày 4 viên
Clotrimazole 10 mg
Ngậm cho tan dần trong miệng, mỗi ngày 5 viên
Amphotericin B : dung treo
Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ml ( tương đương 1muỗng cà phê ),
ngậm trong miệng 1 phút rồi nuốt luôn.
Ketoconazole 200 mg
Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên
3



Thận trọng sử dụng: thai nghén, thiếu acid chlorhydric, bệnh gan
Ghi chú: Thời gian trung bình điều trò thuốc kháng nấm là 14 ngày.
Lưu ý làm sạch môi trường miệng trước khi điều trò để tránh tái nhiễm.
Điều trò tại chỗ :





Nystatin bột 100.000 UI
Nystatin ointment 100.000 UI
Betamethasone dipropionate 0.05% và Clotrimazole 1%
Nystatin 100.000 UI và Triamcinolone acetonide 0,1%
Ghi chú:
Thoa tại chỗ trên niêm mạc hay trong lòng hàm giả tháo lắp mỗi ngày 4, 5
lần. Hàm giả cần được làm sạch hoặc thay mới nếu cần.

ĐIỀU TRỊ KHÁNG VIRUS
Điều trò kháng virus trong thực hành RHM chủ yếu là đối với nhiễm virus
herpes simplex tái phát * và nhiễm herpes zoster dây V2 và V3. ( zona )**



Điều trò toàn thân:
*Acyclovir 200 mg
Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên
Bắt đầu điều trò càng sớm càng tốt và điều trò kéo dài ít nhất 4 ngày
** Acyclovir 800 mg

Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên
Bắt đầu điều trò càng sớm càng tốt và điều trò kéo dài ít nhất 10 ngày



Thận trọng sử dụng: dò ứng, thai nghén, cho con bú, bệnh thận.



Điều trò tại chỗ:
Acyclovir ointment 5%
Dùng que quấn gòn, thoa tại chỗ
Mỗi ngày 4, 5 lần

4


ĐIỀU TRỊ KHÁNG VIÊM
Chọn lựa thuốc kháng viêm không steroid hay steroid tùy thuộc vào nguyên
nhân gây viêm. Trong thực hành RHM, các kháng viêm không steroids được
dùng để vừa giảm đau và giảm viêm, các kháng viêm steroids được dùng để
giảm viêm liên quan đến đáp ứng miễn dòch.
KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID





Ibuprofen 400 mg
Uống mỗi ngày 4 lần , mỗi lần 1 viên, uống bụng no

Ketoprofen 50 mg
Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, uống bụng no
Indomethacin 50 mg
Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống bụng no.
Diclofenac 50 mg
Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống bụng no.

Thận trọng sử dụng đối với các thuốc giảm đau là kháng viêm không steroid:
suyễn, bệnh dạ dày-ruột, gan, thận, thai nghén, dò ứng.
KHÁNG VIÊM STEROID
Điều trò toàn thân:
• Prednisone 5 mg
Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên
Hoặc uống tổng liều vào buổi sáng.
Thời gian điều trò kháng viêm trung bình 5 ngày . Nếu cần uống quá 5 ngày,
phải ngưng thuốc bằng cách giảm liều dần hoặc áp dụng cách thức ngày
uống ngày nghỉ, uống một lần vào buổi sáng.Uống thuốc bụng no.
Điều trò tại chỗ :
Corticoids tác dụng nhẹ
• Hydrocortisone acetate ointment 0,5%
Thoa trên tổn thương ngày 4,5 lần
Corticoids tác dụng vừa
• Triamcinolone acetonide ointment 0,1%
• Betamethasone valerate ointment 0,1%
Thoa trên tổn thương ngày 4,5 lần

5


Corticoids tác dụng mạnh

• Fluocinonide gel 0,05%
• Halcinonide ointment 0,1%
Thoa trên tổn thương ngày 4,5 lần.
Nếu không có dạng gel để thoa trong miệng có thể dùng:
• Dexamethasone elixir 0, 5%
Súc miệng một muỗng cà phê thuốc trong 1 phút
Mỗi ngày 4,5 lần
Lưu ý : không sử dụng loại corticosteroids cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá
tràng, tiểu đường, ung thư máu, viêm gan, phụ nữ có thai và cho con bú.

ĐIỀU TRỊ GIẢM MIỄN NHIỄM
Prednisone 10mg
Uống mỗi ngày 4 viên, trong 10 ngày
Giảm xuống 3 viên, rồi 2 viên và 1 viên trong 3 ngày .
Thận trọng sử dụng: cao huyết áp, tiểu đường
• Isoprinosine 500 mg
Uống 8 viên trong 6 tuần
6 viên trong 6 tuần kế tiếp, mỗi tuần uống trong 2 ngày đầu tuần
• Azathioprine 50 mg
Uống mỗi ngày 1 viên ( 2-2,5 mg/kg cân nặng )
Lưu ý: có thể gây suy tủy xương và tăng nguy cơ tân sinh.
Có thể kết hợp với prednisone.
Thận trọng sử dụng: thai nghén



ĐIỀU TRỊ KHÁNG HISTAMIN
Điều trò toàn thân :
• Diphenhydramin HCl 25 mg
Uống 1 viên mối 6 giờ

• Loratadine 10 mg
Uống 1 viên mỗi 4 giờ
Thận trọng sử dụng: glaucoma, loét dạ dày, cho con bú, phì đại tiền liệt tuyến
Điều trò tại chỗ:
• Diphenhydramin HCl elixir
6




Dùng 2 muỗng cà phê súc miệng và nhổ ra
Promethazin xi rô
Dùng 2 muỗng cà phê súc miệng và nhổ ra

ĐIỀU TRỊ CHỐNG ÂU
• Diazepam 5 mg
Uống 1 viên 2 hay 3 lần mỗi ngày và 1 giờ trước khi hẹn chữa răng
• Alprazolam 0,25 mg
Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên
• Buspirone 5 mg
Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên
Thận trọng sử dụng: glaucoma, cao tuổi
ĐIỀU TRỊ GIÃN CƠ
• Baclofen 10 mg
Uống ½ viên 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày, rồi 1 viên và 1½ viên trong 3
ngày.

II/ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH MIỆNG THƯỜNG GẶP.
Các bệnh niêm mạc miệng rất đa dạng và liên quan đến nhiều yếu tố gây bệnh do
đó để điều trò thành công, cần chẩn đoán bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tìm hiểu

thể trạng người bệnh trước khi ghi toa thuốc.
Một số bệnh vùng miệng có thể điều trò khỏi, đối với một số khác chỉ có thể làm cho
dòu bớt triệu chứng và/ hoặc trì hoãn tái phát. Nếu tổn thương không cải thiện sau
một thời gian điều trò, nên làm sinh thiết để loại trừ khả năng loạn sản hay ung thư.
Phần này trình bày vắng tắt những yếu tố nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và
phác đồ điều trò thông dụng nhất đối với những bệnh niêm mạc miệng thường gặp.
MÔI NỨT NẺ
Nguyên nhân
Do viêm hoặc do nhiễm trùng thứ phát làm khô môi .
Lâm sàng
Bề mặt môi đỏ gồ ghề, dễ bong, có thể loét và đóng vẩy, mất những nếp dọc.
Hướng xử trí
Chất kháng viêm và thuốc mỡ để bảo vệ môi đối với yếu tố kích thích và giúp
lành thương.

7




Điều trò
Betamethasone valerate 0.1% dạng thuốc mỡ, tuýp 15 gam.
Thoa lên môi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ hoặc là thoa 3 lần/ 1

ngày.
Lưu ý: Sử dụng corticoid lâu dài có thể gây teo niêm mạc.
Điều trò duy trì bằng các sản phẩm chăm sóc môi như sáp môi, Vaseline… tốt nhât
la øloại không chứa hương liệu.
VIÊM MÔI
1. Chốc mép

Nguyên nhân
Tổn thương dạng vết nứt ở khoé miệng có thể do nhiễm trùng kết hợp của nấm
candida albicans và các staphylococci, streptococci.
Yếu tố thuận lợi:
Tthói quen tại chỗ, đọng nước bọt, giảm kích thước dọc, bệnh thiếu hồng cầu, ức
chế miễn dòch, sự lây lan của nhiễm trùng vùng miệng.
Lâm sàng
Vùng khoé mép xuất hiện những nếp gấp, đỏ, những vết nứt, đóng vẩy.
Hướng xử trí
Phát hiện và phòng ngừa những yếu tố thuận lợi, loại bỏ viêm nhiễm thứ phát,
khuyến khích bệnh nhân liếm môi thường xuyên để giữ ẩm.
Điều trò
• Nystatin-triamcinolone acetonide dạng thuốc mỡ, tuýp 15 gam.
Thoa tại chổ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
• Ketoconazole dạng kem 2%, tuýp 15 gam.
Thoa một lớp mỏng tại chỗ trước khi đi ngủ.
2. Viêm môi do tia nắng mặt trời
Nguyên nhân
Sự tiếp xúc lâu dài với ánh nắng sẽ gây thoái hoá không hồi phục của bờ môi đỏ,
đặc biệt là môi dưới.

Lâm sàng
Bờ môi đỏ bình thường với những nếp dọc bò thay thế bằng những mãng trắng
trên đó có thể xuất hiện những vết loét theo chu kỳ.
Hướng xử trí
Nếu vẫn tiếp xúc với tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời thì những biến đổi thoái
hoá sẽ trở nên ác tính.

8



Điều trò
Sử dụng thường xuyên kem chống nắng có chỉ số SPF cao > 15 (SPF: yếu tố bảo
vệ da).
NHIỄM NẤM CANDIDA
Nguyên nhân
Candida albicans là một loại nấm men, có khuynh hướng tăng sinh sau khi sử dụng
kháng sinh phổ rộng, corticoid, thuốc làm giảm tiết nước bọt, chất độc tế bào.
Nhiễm candida có thể đi kèm với chứng khô miệng, tiểu đường, vệ sinh răng
miệng kém, mang hàm giả, ức chế miển dòch như nhiễm HIV hoặc là tác dụng
phụ của một số thuốc.
Lâm sàng
Bệnh đặc trưng bởi những mãng trắng, mềm có thể chùi đi để lại nền ban đỏ
(dạng màng giả), hoặc những vùng ban đỏ (dạng teo,dạng ban đỏ), có thể kết hợp
với những vùng trắng dày lên không chùi đi được (dạng tăng sinh mạn tính). Khi
chẩn đoán nghi ngờ thì nên cấy tìm nấm C.albicans và cùng lúc bắt đầu điều trò.
Hướng xử trí
Thiết lập lại sự cân bằng vi khuẩn trong miệng và cải thiện tình trạng vệ sinh răng
miệng. Ngâm hàm giả trong dung dòch kháng nấm, bôi một lớp bột hoặc kem
kháng nấm lên bề mặt nền hàm tiếp xúc niêm mạc để loại bỏ nấm tái nhiễm vào
nền hàm.
Điều trò
Điều trò tại chỗ
• Nystatin dạng dung treo, 100.000 đv/ml x 240 ml.
2-5ml x 4 lần / ngày. Súc miệng trong 2 phút sau đó nuốt.
Thích hợp cho trẻ em. Dạng này có chứa thành phần đường cao nên cần tăng cường
vệ sinh răng miệng.
• Nystatin dạng thuốc mỡ , tuýp 15 gam.
Thoa một lớp mỏng lên mặt trong nền hàm và vùng tổn thương sau mỗi
bữa ăn.

• Ketoconazole dạng kem 2%, túyp 15gam.
Thoa một lớp mỏng lên vùng tổn thương mỗi ngày trước khi đi ngủ.
• Nystatin dạng viên có mùi thơm, hàm lượng 200.000 đv x 70 viên.
Ngậm 1 viên trong miệng x 5 lần / ngày, không nhai.
• Clotrimazole dạng viên ngậm, hàm lượng 10mg x 70 viên.
Điều trò toàn thân.
Thuốc kháng nấm được dùng bằng đường toàn thân cho bệnh nhân suy chức năng
gan, có tiền sử nghiện rượu, viêm gan.
• Ketoconazole viên 200mg x 14 viên.
Uống mỗi ngày một viên trong bữa ăn hoặc uống với nước cam.
9







Không uống với thuốc có tính đệm hoặc hạn chế acid dạ dày.
Fluconazole viên 100mg x 15 viên.
Bắt đầu điều trò uống 2 viên một ngày, sau đó còn 1 viên mỗi ngày.
Itraconazole viên 100mg x 28 viên.
Uống 1 viên x 2 lần / ngày ,hay 2 viên mỗi ngày trong bữa ăn hay với
nước cam.
Amphotericin dạng dung treo , 100mg/ml x 48 ml.
1ml x 4 lần / ngày. Ngậm trong miệng 3-4 phút, sau đó nuốt luôn.

Thời gian điều trò kháng nấm vùng miệng trung bình là 10 đến 15 ngày,
RÁT MIỆNG DO HÀM GIẢ
Nguyên nhân

Cảm giác khó chòu bên dưới nền hàm giả có thể do nhiễm Candida, vệ sinh răng
miệng kém…
Lâm sàng
Mô bên dưới nền hàm, đặc biệt hàm làm bằng nhựa acrylic, màu đỏ, phẳng hay
nổi các u hạt. Có thể không có triệu chứng hoặc kết hợp với chứng đau rát miệng.
Hướng xử trí
Điều trò kháng nấm, cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng, vệ sinh hàm giả, làm
hàm mới hoặc vẫn giữ hàm cũ nhưng không mang trong một thời gian.
Ngâm hàm giả trong dung dòch làm sạch, Na hypochlorite 1% trong 15 phút, sau
đó rữa dưới vòi nước chảy ít nhất 2 phút, hoặc ngâm trong dung dòch nystatin.
Loại bỏ bệnh toàn thân như tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Nên thoa nước bọt nhân tạo hoặc gel làm trơn miệng để làm giảm sự cọ sát giữa
nền hàm và niêm mạc bên dưới.
Nếu tất cả biện pháp đều thất bại thì nên thử điều trò corticoid tai chỗ trong thời
gian ngắn để loại trừ khả năng viêm do tiếp xúc.
HỘI CHỨNG ĐAU RÁT MIỆNG
Nguyên nhân
Khô miệng, nhiễm Candida, bệnh thiếu hồng cầu, đau cơ lưỡi, nhiễm trùng mạn
tính, trào ngược dòch vò, bệnh tế bào máu, dò ứng, rối loạn phản ứng viêm, yếu tố
tâm lý hoặc tự phát. Hai nguyên nhân sau là phổ biến nhất.
Điều trò
• Diphenhydramine dạng xi rô trong cồn có vò ngọt 12.5mg/ml.
Súc miệng 1 muỗng trong 2 phút, rồi nuốt luôn, sau mỗi bữa ăn.
Điều trò tiếp theo nhầm làm giảm cảm nhận đau ở tận cùng thần kinh.
• Capsaicin dạng kem 0.025%.
Thoa một lớp mỏng lên vùng tổn thương 3-4 lần / ngày.
10


Nên lưu ý bệnh nhân là có thể nhạy cảm với nóng, ấm lúc đầu và có thể phải chờ

2 tuần điều trò mới giảm đau.
Khi hội chứng này do nguyên nhân tâm lý hay tự phát, thuốc chống suy nhược tam
vòng hoặc benzodiazepin liều thấp có tác dụng giảm đau sau vài tuần hay vài
tháng điều trò. Liều lượng nên được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của bệnh nhân và
dấu chứng lâm sàng.
Nên cho bệnh nhân và bác só của họ biết về thuốc đang dùng điều trò ,những thuốc
này có khả năng gây nghiện và lệ thuộc thuốc, đặc biệt là benzodiazepin.
• Amitriptyline, viên 10 đến 25 mg x 90 viên.
Uống 1 viên trước khi đi ngủ trong 1 tuần, 2 viên trong tuần thứ 2 ,3 viên
sau 3 tuần và duy trì liều như vậy nếu cần.
Ở vài bệnh nhân dùng viên 10mg thì thích hợp để giảm triệu chứng mà không gây
ngầy ngật vào sáng hôm sau.
• Nortriptyline viên 10 đến 25mg x 90 viên.
Uống 1 viên trước khi đi ngủ trong 1 tuần, 2 viên trong tuần thứ 2 ,3 viên
sau 3 tuần và duy trì liều như vậy.
Liều lượng nên được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, hiệu quả không mong
muốn là khô miệng và ngầy ngật vào sáng hôm sau.
• Diazepam , viên 2mg x 90 viên.
Uống 1-2 viên x 3 lần / ngày.
RỐI LOẠN VỊ GIÁC
Nguyên nhân
Suy giảm vò giác có thể ảnh hưởng bởi những thay đổi sinh lý, thần kinh và thuốc.
Nên loại trừ thiểu năng thần kinh, khứu giác và các ảnh hưởng hệ thống như suy
dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá, thuốc, chấn thương hoá , lý, tia xạ. Cần có xét
nghiệm máu để phát hiện sự thiếu các thành phần vết có thể dẫn đến rối loạn vò
giác.
Hướng xử trí
Giảm nước bọt có thể làm cô đặc các chất điện phân trong nước bọt gây ra vò mặn
hay vò kim loại. Thiếu kẽm là nguyên nhân có thể gây mất vò giác.
• Orazinc viên 220mg x 100 viên.

Uống 1 viên với sữa x 3 lần / ngày ít nhất 1 tháng.
• Multivitamin.
CHỨNG KHÔ MIỆNG
Nguyên nhân
Chứng khô miệng hay giảm lượng nước bọt có thể do thuốc, trầm cảm , mất nước,
stress, nhiễm trùng tuyến nước bọt, tiểu đường, bệnh thiếu hồng cầu, bệnh thuộc
mô liên kết, hội chứng Sjogren, xạ trò,nhiễm virus và những yếu tố di truyền.
11


Lâm sàng
Niêm mạc bò khô, nhợt nhạt hoặc đỏ, teo. Lưỡi mất gai, nứt nẻ, viêm đỏ. Tổn
thương đa sâu răng đặc biệt ở vùng viền nướu và bề mặt chân răng bò lộ.
Hướng xử trí
Kích thích tiết nước bọt hoặc dùng chất thay thế nước bọt giúp làm cho miệng ẩm,
ngừa sâu răng và nhiễm nấm Candida.
Nếu Bệnh nhân có hàm giả tháo lắp, thoa nước bọt nhân tạo, gel làm ẩm lên nền
hàm để tránh cọ sát với mô mềm bên dưới.
Thay thế nước bọt
Dung dòch Na carboxymethyl cellullose 0.5% , súc miệng thường xuyên theo nhu
cầu.
Duy trì tác dụng giảm khô miệng
- Hớp nước thường xuyên trong ngày.
- Ngậm nước đá tan trong miệng.
- Hạn chế cà phê và nước có ga.
- Không súc miệng với dung dòch có cồn.
- Làm ẩm nơi sinh hoạt .
- Bôi Vaselin lên môi.
Kích thích tiiết nước bọt
Sử dụng kẹo cao su không đường, kẹo bạc hà không đường là biện pháp duy trì

sự kích thích tiết nước bọt tạm thời đối với bệnh nhân bò khô miệng do thuốc hay
loạn năng tuyến nước bọt. Đối với bệnh nhân mang hàm tháo lắp nên chú ý đến
vấn đề cọ sát của nền hàm với mô bên dưới và khả năng dính kẹo cao su với
hàm giả.
• Pilocarpine HCl viên 5mg x 21 viên.
Uống 1 viên x 3 lần / ngày.
• Dung dòch Pilocarpine HCl 1mg/ml x 100ml.
Uống 1 muỗng x 3 lần / ngày.
• Bethanechol viên 25mg x 35 viên
Uống 1 viên x 5 lần / ngày.
Liều pilocarpine nên điều chỉnh để giảm thiểu các tác dụng khác (tiết mồ hôi,khó
chòu dạ dày,…).
Ngừa sâu răng
• Gel fluor stannous 0.4%
Nhỏ 1 giọt lên mỗi một răng trong khay làm sẵn, mang khay trong 5 phút, không
ăn, súc miệng lại trong vòng 30 phút, không nuốt gel.
Có thể sử dụng các dạng gel SnF2 hay Natri fluor trung tính 1%.
NƯỚU PHÌ ĐẠI
Nguyên nhân

12


Phenytoin Sodium (Dilantin), thuốc ức chế kênh Canci (Nifedipine,và các loại
khác), Cyclosporine A và một số thuốc khác có thể ảnh hưởng làm nướu phì đại.
Dựa vào bệnh sử và các xét nghiệm để loại trừ bệnh về máu, u sợi do di truyền.
Lâm sàng
Mô nướu, đặc biệt nướu vùng răng trước, dày lên, đàn hồi, nhạy cảm, phì đại, màu
nùu bình thường.
Hướng xử trí

Mãng bám và vôi răng góp phần làm viêm nướu và tăng sản nướu, càng làm cản
trở việc kiểm soát mãng bám. Những thuốc đặc biệt có khuynh hướng làm giảm
lượng acid folic huyết tương làm cho nưới dễ bò tổn thương
Điều trò
1. Kiểm soát mãûng bám kỹ.
2. Phẩu thuật nướu khi cần.
3. Cung cấp acid folic nếu lượng folate huyết tương giảm.
4. Dung dòch Chlorexhidine gluconate 0.12%.
Súc miệng với 18 ml dung dòch trong 30 giây, nhổ ra, 2 lần / ngày, tránh ăn hay
súc miệng lại trong 30 phút. ( Súc miệng sau buổi điểm tâm, trước khi đi ngủ).
Ở bệnh nhân khô miệng, nên sử dụng chlorexhidine cùng với nước bọt nhân tạo
VIÊM MIỆNG ÁP TƠ TÁI PHÁT
Bệnh căn
Rối loạn yếu tố miễn dòch tại chỗ là yếu tố dẫn đến bệnh. Những bệnh nhân bò tái
phát thường xuyên nên dược xét nghiệm để loại trừ những bệnh như: thiếu máu,
tiểu đường, bệnh viêm ruột, suy giảm miễn dòch.
Yếu tố bệnh căn
Stress, chấn thương, dò ứng, rối loạn nội tiết , thức ăn và trái cây có tính axít.
Các dạng lâm sàng:
Áp tơ đơn giản:
Vết loét nông, có kích thước nhỏ hơn 5 mm được phủ bởi màng màu xám và có
quầng viêm đỏ xung quanh, thường gặp ở niêm mạc không sừng hóa .
Áp tơ khổng lồ:
Vết loét có kích thước lớn hơn 5mm, gây đau. Dạng lâm sàng nặng nặng hơn có
thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng. Có thể giống với sang thương u hạt và sang
thương ác tính. p thường xảy ra ở niệm mạc miệng gần hầu.
Áp tơ dạng Herpes
Những vết loét nhỏ, nông, tạo thành từng chùm, gây đau. Xảy ra ở bất cứ vò trí
nào ở niêm mạc miệng (thường ở niêm mạc không sừng hóa) và có biểu hiện lâm
sàng giống như nhiễm Herpes cấp tính, nhưng không biết rõ bệnh căn và nuôi cấy

và sinh thiết không phát hiện virus.
Điều trò cơ bản
13


Điều trò chủ yếu là dùng corticosteroid tại chỗ và/hoặc toàn thân và thuốc ức chế
miễn dòch hay cả hai
Điều trò thuốc Steroids tại chỗ:
Chọn một loại thuốc thoa tại chỗ sau đây:
• Triamcinolone acetonide (Kenalog) Orabase 0.1%
• Flucinonide (Lidex) dạng gel 0.05%
• Flucinonide (Lidex) dạng thuốc mỡ 0.05%
• Clobetasol propionate (Temovate) dạng gel 0.05%
• Clobetasol propionate (Temovate) dạng mỡ 0.05%
Thoa lên sang thương một lớp mỏng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ. Một khi đã
lành thương thì thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Pha chế dạng ointment/gel với lượng bằng nhau của Orabase tăng sự dính vào niêm
mạc và có thể cải thiện tác dụng.
• Dexamethasone dạng cồn có vò ngọt chứa 0,5mg/5ml
Súc miệng với một muỗng cà phê trong 3-4 phút,và nhổ ra, súc 4 lần một ngày.
Không tiếp tục sử dụng khi sang thương không còn triệu chứng đau.
Điều trò Steroid toàn thân và thuốc ức chế miễn dòch:
Đối với những ca nặng có thể dùng :
• Dexamethasone (Decadron) dạng cồn có vò ngọt chứa 0.5mg/5ml
3 ngày đầu ngậm 1 muỗng canh (15ml) và nuốt, 4 lần 1 ngày.
3 ngày tiếp theo ngậm 1 muỗng cà phê (5ml) và nuốt, 4 lần 1 ngày
3 ngày tiếp theo ngậm 1 muỗng cà phê (5ml) 4 lần 1 ngày và nuốt
Sau đó, ngậm 1 muỗng cà phê (5ml) 4 lần 1 ngày và nhỗ ra, có thể chuyển
sang chế độ ngày nghỉ ngày điều trò rồi ngưng luôn
Không dùng tiếp khi lành thương.

Nên ngậm thuốc sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
• Predisone viên 10mg
Uống 5 viên vào buổi sáng cho đến khi lành thương.
Kết quả điều trò được quan sát ở ngày thứ 5-7.
Bệnh nhân có thể được tiếp tục điều trò corticoid tại chỗ theo cách điều trò nêu trên.
Có thể ghi toa azathioprine cùng với prednisone và súc miệng steroid tại chỗ để
kiểm soát những bệnh áp tơ đơn giản và áp tơ khổng lồ nặng. Điều này cho hiệu
quả điều trò giống như dùng prednisone liều cao mà không gây hiệu ứng phụ.
Azathioprine không đïc chỉ đònh ở bệnh nhân có thai.
Những xét nghiệm về công thức máu, chức năng gan, thận được yêu cầu trước khi
cho bệnh nhân uống Azathioprine.Nên quan tâm đến việc điều trò nhiễm nấm trong
khi dùng thuốc. Do những hiệu ứng phụï của thuốc, nên kết hợp với các bác siõ y
khoa để theo dõi bệnh nhân khi ghi toa những thuốc trên .

14


LIKEN PHẲNG DẠNG CHT
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa hiểu rõ, có thể do cơ chế tự miễn. Những yếu tố liên quan
khác: stress, suy nhược, nhạy cảm thuốc, nhiễm vi khuẩn hay vi rút.
Lâm sàng:
Tổn thương dạng chợt có kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm, đau và có
đường vân màu trắng ở chu vi tổn thương. Thường ở niêm mạc má, nướu và lưỡi.
Ít khi xảy ra ở môi và lưỡi. Liken phẳng có khuynh nhướng tái phát và có thể ảnh
hưởng đến bộ phận sinh dục và da.
Điều trò cơ bản:
Sử dụng thuốc kháng viêm tại chỗ hay toàn thân và thuốc ức chế miễn dòch. Điều
trò hoặc phòng ngừa nhiễm nấm thứ phát bằng thuốc kháng nấm toàn thân.
Thuốc Steroids tại chỗ:

Chọn một loại thuốc thoa tại chỗ sau đây:
Hướng dẫn sử dụng: Thoa lên sang thương một lớp mỏng sau mỗi bữa ăn và trước
khi ngủ. Sau khi đã lành thương thì thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc thoa tại chỗ được liệt kê sau đây theo tác dụng tăng dần:
• Triamcinolone acetonide in Orabase 0.1%
• Flucinonide dạng gel 0.05%
• Clobetasol propionate (Temovate) dạng gel 0.05%
• Dexamethasone dạng cồn ngọt chứa 0,5mg/5ml
Súc miệng với một muỗng cà phê trong 3-4 phút và nhổ ra, súc 4 lần một ngày.
Không tiếp tục sử dụng khi sang thương không có triệu chứng

PEMPHIGUS VULGARIS
MUCOUS MEMBRANE PEMPHIGOID
Nguyên nhân
Cả hai đều là bệnh tự miễn có sự xuất hiện kháng thể tự thân ở những vò trí khác
nhau của biểu mô. Trong pemphigus kháng thể tự miễn ở trong lớp biểu mô, trong
pemphigoid kháng thể khu trú ở màng đáy ở các cầu liên bào.
Lâm sàng
Trong pemphigus, tổn thương bóng nước nhỏ khu trú ở một vò trí niêm mạc miệng.
Bóng nước có thể vỡ và tạo thành vết loét.
Trong pemphigoid, bóng nước lớn hơn nhưng có thể lâu mới vỡ. Khi vỡ để lại
vùng trũng chảy máu và lâu lành.
Điều trò
Do cả hai bệnh pemphigoid và pemphigus là bệnh tự miễn, điều trò đầu tiên là ghi
toa thuốc steroid tại chỗ và toàn thân. Bệnh có thể giống với những bệnh có bóng
nùc khác vì vậy sinh thiết là cần cho chẩn đoán xác đònh. Vì tính nghiêm trọng
của bệnh nên phối hợp đieiu trò với các chuyên khoa khác .
15



HERPEX SIMPLEX
Nhiễm virus Herpex simplex thường biểu hiện dưới hai hình thức: Nhiễm HSV
nguyên phát và nhiễm HSV thứ phát
Viêm miệng herpes cấp tính
Nguyên nhân
Do nhiễm virus herpes simplex típ I, hay típ II nhưng ít hơn.
Lâm sàng
Mụn nước nhỏ ánh vàng ở trong hay ngoài miệng. Những mụn nước này vỡ sau
vài giờ và có sự hình thành vết loét nông và đau, nướu viêm đỏ, sưng và đau.
Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân như nổi hạch vùng, sốt và khó chòu. Bệnh
thường tự giới hạn và lành sau 5-7 ngày.
Điều trò cơ bản
Điều trò thuốc tê tại chỗ và thuốc bảo vệ niêm mạc
• Diphenhydramine: xi rô dạng cồn ngọt 12,5mg/ml 4oz
Ngậm một muỗng cà phê trong 2 phút trùc mỗi bữa ăn và sau đó nhổ ra
Điều trò thuốc kháng vi rút toàn thân
• Acyclovir 200mg, 50-60 viên
Uống 1 lần 1 viên, ngày uống 5 lần trong 10 ngày
Hay 2 viên một lần, ngày uống 3 lần.
(Hiện nay khuyến cáo của FDA là acyclovir chỉ nên đïc chỉ đònh cho bệnh như
bò suy giảm miễn dòch)
Bổ sung dinh dưỡng
Thức ăn bổ sung protein, vitamin và chất khoáng.
Điều trò thuốc giảm đau
• Viên Acetaminophen 325mg.
Uống 2 đến 3 viên mỗi 4 giờ để điều trò đau và sốt.
Liều tối đa không quá 4g một ngày.
• Đối với đau nhiều và trung bình có thể uống viên acetaminophẹn 325 mg
kết hợp với Codein 30mg. Uống 1-2 viên mỗi 4 giờ.


HERPES TÁI PHÁT
Bệnh căn.
Do những virus tiềm ẩn ở hạch giao cảm của dây thần kinh sinh ba tái hoạt động.
Yếu tố thuận lợi: sốt, stress, nhiễm nắng, chấn thương và rối loạn hormon.
Lâm sàng
Chùm mụn nước nhỏ mau vỡ và hình thành vết loét. Tổn thương thường xảy ra ở
mô sừng hóa như khẩu cái cứng và nướu.

16


Ở môi: chùm mụn nước ở môi vỡ sau vài giờ và đóng vẩy.
Điều trò
Bắt đầu điều trò càng sớm càng tốt để giảm thời gian kéo dài và triệu chứng của
sang thương.
Thoa Acyclovir để phòng ngừa và điều trò tại những vùng hay bò herpes tái phát.
(Hiện nay khuyến cáo của FDA là acyclovir chỉ nên đïc chỉ đònh điều trò ở bệnh
nhân bò suy giảm miễn dòch).
Phòng ngừa tái phát
• Kem chống nắng
Thoa lên vùng nhạy cảm trước khi ra nắng một giờ và sau một giờ.
• Acyclovir 5% dạng thuốc mỡ.
Thoa mỗi 2 giờ trong giai đoạn trước khi xuất hiện tổn thương.
• Chất làm dòu:
Bơ ca cao, son môi có lanolin hay Vaseline để làm dòu
Tay phải rữa sạch trước khi thoa thuốc.
ZONA
Nguyên nhân
Do tái hoạt động của virus herpes zoster tiềm ẩn sau bênh thủy đậu.
Yếu tố thuận lợi: nhiệt, viêm, tia X, chấn thương cơ học.

Lâm sàng
Mụn nước nhỏ gây đau sau đó vỡ ra hình thành vết loét, lan theo nhánh các dây
thần kinh sinh ba. Thường xảy ra ở người già, hiếm khi thấy ở người trẻ. Hình
ảnh đặc trưng là tổn thương chỉ xảy ra ở một bên và theo nhánh các day thần kinh
Điều trò:
• Acyclovir viên 800mg
Uống 1 viên một lần, ngày uống 4, 5 lần trong 10 ngày.
• Prednisone viên 10mg
Uống 6 viên vào buổi sáng, sau đó giảm liểu ở mỗi ngày tiếp theo.

III/ ĐIỀU CHỈNH TOA THUỐC CHO NGƯỜI CAO TUỔI VÀ TRẺ EM
GHI TOA THUỐC CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Khi ghi toa thuốc để điều trò răng miệng cho người cao tuổi ( trên 65 tuổi ),
cần lưu ý:
17


1. Người cao tuổi thường uống nhiếu thứ thuốc để điều trò các bệnh toàn thân:
cao huyết áp, tiểu đường, mất ngũ, động kinh, trầm cảm, …Do đó nguy cơ
tương tác giữa các thuốc tăng lên rất nhiều.
• Các tương tác thuốc thường gặp và cần lưu ý :
. Tương tác hổ tương làm suy giảm hệ thần kinh trung ương
. Tương tác ức chế giữa kháng viêm kkhông steroid và thuốc hạ huyết áp,
acetaminophen
. Tương tác giữa ethanol với aspirin, metronidazole
• Các biểu hiện miệng thường gặp do phản ứng thuốc:
. nhiễm sắc niêm mạc miệng do: minocyycline, bismuth, phenothiazines,
muối vàng, thuốc chống ung thư.
. rối loân niêm mạc miệng do: sulfonamides, chống động kinh,
barbiturates, NSAIDS, thuốc tiểu đường,…

. rối loạn tiết nước bọt: thuốc chống cao huyết áp, kháng histamin, chống
trầm cảm, chống Parkinson, …
2. Chức năng gan, thận, tuần hoàn máu bò suy giảm do tích tuối và các bệnh toàn
thân ở người cao tuối làm thay đổi dược lực học và dược động học của thuốc .
. Giảm thể tích nước trong cơ thể làm giảm sự phân bố của các thuốc tan
trong nước đến các mô và tăng nồng độ thuốc trong máu ( beta-lactams,
NSAIDS, lithium, alcool, cimetidine ). Ngược lại lượng mỡ trong cơ thể
tăng làm tăng sự phân bố thuốc tan trong mỡ và sự thải thuốc
( benzodiazepines ) .
. Chức năng gan và nhất là chức năng lộc của thận giảm thiểu làm tăng
bán thời gian phân giải của các thùc được thải trừ bằng hai đường này và
do đó tăng nguy cơ thuốc tích lũy thuốc và nhiễm độc do thuốc.
3. Giao tiếp khó khăn, hay lú lẫn, quên uống thuốc, nhằm lẫn giữa các loại thuốc
là những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi
Lưu ý: khi ghi toa thuốc cho người cao tuổi, cần hỏi cặn kẽ về tiền sử bệnh toàn
thân, các thuốc đang dùng và dặn dò kỹ lưỡng về cách thức uống thuốc cho người
bệnh và ngườ thân đi theo.
GHI TOA THUỐC CHO TRẺ EM
Đối với trẻ em, có thể tính liều lượng thuốc tùy theo tuổi, trọng lượng quy thành
diện tích toàn thân ( m2 ). Có nhiều công thức để tính toán liều lượng thuốc ghi
toa cho trẻ em, chúng tôi xin đề nghò công thức đơn giản nhất của Gaubius :

18


Tuổi
Dưới 1 tuổi
Dưới 2 tuổi
Dưới 3 tuổi
Dưới 4 tuổi

Dưới 7 tuổi
Dưới 14 tuổi
Dưới 20 tuổi

Liều lượng so với liều người lớn
1/12
1/8
1/6
1/4
1/3
1/2
2/3

Thận trọng sử dụng ở trẻ em: kháng viêm không steroid, kháng viêm steroid, giảm
đau opioid, kháng virus, thuốc điều hoà miễn dòch…Nói chung cần chọn lưa các
thuốc an toàn nhất để ghi toa cho trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Dental Association: ADA Guide to Dental Therapeutics. ADA
Publishing Co, Inc. Chicago, Illinois, 1998.
2. Eversole L.R. : Oral Medicine, A pocket guide. W.B. Saunders Company,
Philadelphia, 1996
3. Langlais R.P., Miller C.S. : Color Atlas of Common Oral Diseases.
Lippincot Williams & Wilkins. Philadelphia, 1998
4. Rosenberg S.W., Arm R.N. : Clinician’s Guide to Treatment of Common
Oral Conditions. The American Academy of Oral Medicine, 1997
5. Scully C., Cawson R.A.: Oral Diseases, Colour Guide. Churchill
Livingstone, Edinburg, 1999
6. Ship J.A., Mohammad A.R.: Clinician’s Guide to Oral Health in Geristric
Patients. The American Academy of Oral Medicine, 1999

7. Hùynh Anh Lan : Bài giảng “Điều trò nội khoa các bệnh vùng miệng”: Bộ
môn bệnh học miệng Khoa RHM, ĐH Y Dược TP hCM, 1998
8. Trần Thuý Nga, Phan thò Thanh yên, Phan i Hùng và c.s : Nha khoa trẻ
em. Nhà xuất bản y học, 2002

19


20



×