Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý ( 2 TIẾT )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.96 KB, 23 trang )


LỚP 12A9 TRÂN TRỌNG CHÀO
MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ
TIẾT HỌC .

Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”,
em hãy nêu cảm nhận của mình về cuộc đời của
người đàn bà làng chài ? Theo em, nguyên nhân
chính gây ra nỗi khổ đau của gia đình này là gì ?
-Em có đồng ý với anh Đẩu trong cách giải quyết
bi kịch gia đình vợ chồng người đàn bà làng chài
không ?

Câu 2: Nêu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong
lời anh Đẩu nói với người đàn bà làng chài khi anh
gọi chị đến toà án huyện lần thứ hai :
-Ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng.Cả
nước không có một người chồng nào như hắn.Tôi
chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với
chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu
ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ?
(Chiếc thuyền ngoài xa-trang 74)

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
TIẾNG VIỆT 12

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
1.Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng
cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo
lập hàm ý,tác dụng của hàm ý trong giao tiếp


ngôn ngữ .
2.Về kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm
ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp
hằng ngày). Biết dùng câu có hàm ý trong
những ngữ cảnh cần thiết.
3.Về thái độ: Có ý thức sử dụng hàm ý trong lời
nói hằng ngày và viết văn.

Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 1:
a.(1)Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với
yêu cầu của câu hỏi?
(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu của
câu hỏi?
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự
khôn khéo như thế nào?
Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn
hổ.
Công nhận mình có lỗi nhưng lại lồng vào đó ý
định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ
giá trị hơn nhiều so với bò bị mất.

b/Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã
học ở THCS :

Thế nào là hàm ý ?

Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học
ở THCS, ở đoạn trích trên ,ta thấy A Phủ đã chủ ý
vi phạm phương châm về lượng(lượng tin ) khi

giao tiếp như thế nào ?

Hàm ý  những nội dung, ý nghĩa mà người nói
muốn truyền đến người nghe, nhưng không nói trực
tiếp qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra
gián tiếp từ nghĩa tường minh.
A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin
trong giao tiếp: nói vừa thiếu vừa thừa lượng tin
một chiến lược giao tiếp nhằm đạt mục đích giao
tiếp.
Để tạo ra hàm ý, người nói phải cố ý vi phạm một
trong những phương châm hội thoại: phương châm
về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin).

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Bài tập 2:
a/. Câu hỏi của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý
gì? Cách nói ấy có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói
rõ ràng, mạch lạc) không?
b/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng
câu hỏi. Những câu hỏi đó thực hiện hành động nói gì? Chúng
có hàm ý như thế nào?
c/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều
không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa
(được nói rõ ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của
Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương
châm cách thức như thế nào?

×