Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

PHỤC HÌNH cố ĐỊNH và NHA CHU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754 KB, 21 trang )

CHƢƠNG 51: PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH VÀ NHA CHU
1.

1. Triệu chứng lâm sàng của chấn thƣơng khớp cắn

Tiêu xƣơng theo chiều dọc
Trƣớc đây, ngƣời ta cho rằng tiêu xƣơng theo chiều dọc và lung lay
răng là triệu chứng lâm sàng quan trọng của chấn thƣơng khớp cắn
(Glickman, 1965, 1967). Tuy nhiên, vấn đề này đã đƣợc xem xét lại
và ngƣời ta phát hiện ra rằng tiêu xƣơng theo chiều dọc cũng xảy ra
trong trƣờng hợp khớp cắn bình thƣờng (Waerhaug, 1979). Điều này
có nghĩa rằng, tiêu xƣơng theo chiều dọc không phải là dấu hiệu riêng
biệt của chấn thƣơng khớp cắn.
Răng lung lay
Răng lung lay, về phƣơng diện lâm sàng là thuật từ chỉ sự di chuyển
quá mức bình thƣờng của răng. Thực tế, răng lung lay có thể gặp
trong trƣờng hợp chấn thƣơng khớp cắn. Tuy nhiên, nó cũng có thể là
hậu quả của tình trạng giảm chiều cao xƣơng ổ răng do bệnh nha chu
liên quan mảng bám, mà không hề có tiêu xƣơng chiều dọc đi
kèm. Răng lung lay do cản trở cắn khớp có thể là chỉ báo cho tình
trạng thích nghi của mô nha chu với yêu cầu chức năng, nghĩa là
trƣớc đó có tình trạng lung lay tăng dần (progressive tooth mobility)
do chấn thƣơng khớp cắn và cuối cùng là dây chằng nha chu giãn
rộng, nhƣng các thành phần cấu trúc mô nha chu vẫn bình thƣờng.
Tình trạng răng lung lay tăng dần
Trong chƣơng 14, ngƣời ta kết luận rằng chẩn đoán chấn thƣơng khớp
cắn chỉ có thể dựa trên tình trạng lung lay tăng dần của răng. Để xác
định tình trạng lung lay tăng dần này, ngƣời ta cần phải thực hiện các
nghiệm pháp đo đạc lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian từ vài
ngày cho đến vài tuần.


/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


2.

2. Di chuyển thân răng và chân răng

Di chuyển răng nguyên phát và thứ phát
Răng với mô nha chu bình thƣờng có thể di chuyển theo chiều dọc,
ngang và giới hạn hơn với chiều xoay. Trên lâm sàng, đánh giá độ di
chuyển răng thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách tác động một lực lên
răng và đánh giá khoảng cách di chuyển theo chiều ngoài trong của
thân răng, tức di chuyển theo chiều ngang. Sự di chuyển theo chiều
ngang này phụ thuộc vào chiều cao xƣơng ổ răng, độ rộng dây chằng
nha chu, hình dạng và số lƣợng chân răng.
Muhlemann (1954,1960) là ngƣời đƣa ra phƣơng pháp chuẩn trong đo
đạc mức độ di chuyển răng. Phƣơng pháp này có thể đo đạc đƣợc
những di chuyển ở mức rất nhỏ. Ông dùng 1 lực kế nha chu
(Periodontometer) với lực khoảng 45kg (100Pound) áp lên răng. Răng
bắt đầu nghiêng cùng với hƣớng lực tác động. Kháng lực từ cấu trúc
nâng đỡ với di chuyển răng trong pha khởi đầu tác động lực rất thấp
và răng có thể di chuyển đƣợc 0.05 – 0,1mm. Muhlemann gọi hình
thái dịch chuyển răng này là di chuyển răng nguyên phát, tức dịch
chuyển của chân răng bên trong xƣơng ổ răng. Chiều rộng dây chằng
nha chu giảm 10% ở vùng chịu lực ép và tăng 10% tƣơng ứng ở vùng
chịu lực căng. Muhlemann và Zander phát biểu rằng “ Có lý do chính
đáng khi cho rằng di chuyển nguyên phát của chân răng tƣơng ứng
với sự tái định hƣớng của dây chằng nha chu ở vị trí chịu lực chức

năng về hƣớng lực căng”. Di chuyển răng nguyên phát thay đổi tùy
theo từng cá nhân, từng răng và phụ thuộc vào cấu trúc và tổ chức dây
chằng nha chu. Di chuyển răng nguyên phát ở răng cứng khớp có giá
trị bằng 0. Khi tác động 1 lực lớn hơn 225kg (500 pound) bó dây
chằng nha chu bên chịu lực căng không đủ sức giữ không cho chân
răng dịch chuyển xa hơn. Sự dịch chuyển này gọi là di chuyển răng
thứ phát. Sự dịch chuyển tiếp tục trong di chuyển răng thứ phát này là
do dây chằng nha chu phía chịu lực ép bị nén và biến dạng. Mức độ
di chuyển răng thứ phát cũng tùy theo từng cá nhân, từng răng và giới
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


tính….Theo Muhlemann, di chuyển răng thứ phát ở răng cửa khoảng
0,1 – 0,12mm, răng nanh 0,05 – 0,09mm, răng cối nhỏ 0,08 – 0,1mm,
răng cối lớn 0,04 – 0,08mm khi tác động lực 500 pound. Di chuyển
răng thứ phát ở trẻ em cao hơn ngƣời trƣởng thành, nữ cao hơn nam,
đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, dịch chuyển răng còn
thay đổi theo thời gian trong ngày, cao nhất vào buổi sáng và thấp
nhất vào buổi tối.

Hình 1: Đo độ dịch chuyển răng với lực kế nha chu. d: đồng hồ đo, p
= đầu áp (pointer), L: Độ dịch chuyển thân răng về phía môi, P: Độ
dịch chuyển thân răng về phía khẩu cái, T = L+P: Biên độ dich
chuyển thân răng.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong



Hình 2: Biểu đồ di chuyển răng nguyên phát và thứ phát
Shuttles và cộng sự (1992) đề nghị một phƣơng pháp mới để đánh giá
tình trạng lung lay răng khi Periotest ra đời. Periotest là một thiết bị
đo phản ứng nha chu với lực va đập xác định qua bộ phận gõ (tapping
instrument). Bộ phận gõ bằng trụ kim loại đƣợc gia tốc đến tốc độ
0,2m/s và duy trì ổn định ở tốc độ này. Cho Periotest tiếp xúc với răng
cho đến khi giảm tốc. Thời gian tiếp xúc giữa búa gõ với răng sẽ nằm
trong khoảng 0,3 – 2ms. Răng càng cứng chắc thì thời gian này càng
ngắn và ngƣợc lại. Thang độ Periotest từ - 8 đến +50, cụ thể trên tình
trạng răng nhƣ sau:
-8 – +9: Răng vững chắc trên lâm sàng
10 – 19: Răng có dấu hiệu lung lay, có thể phát hiện đƣợc
20 – 29: Răng lung lay, nhƣng còn trong giới hạn 1mm so với vị trí
bình thƣờng
30 – 50: Răng lung lay rõ trên lâm sàng
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Periotest rất có giá trị trong đánh giá (1) tình trạng lung lay răng và
(2) mức độ bệnh nha chu với tình trạng tiêu xƣơng. Chắc rằng,
periotest sẽ đƣợc sử dụng không chỉ trong nghiên cứu mà còn cả trên
lâm sàng trong tƣơng lai.
Đánh giá lâm sàng răng lung lay (lung lay sinh lý và lung lay bệnh lý)
Nếu nhƣ trƣớc kia, trong các đo lƣờng kinh điển độ lung lay của răng,
ngƣời sử dụng một lực tƣơng đối lớn lên tác động lên thân răng có mô
nha chu bình thƣờng và răng sẽ nghiêng bên trong xƣơng ổ cho đến

khi chân răng tiếp xúc gần sát với thành xƣơng ổ ở mào xƣơng hay
chóp. Mức độ nghiêng răng này đƣợc đánh giá thông thƣờng bằng
cách sử dụng đỉnh múi răng làm điểm tham chiếu, và gọi là lung lay
răng sinh lý. Có lung lay sinh lý thì phải có lung lay bệnh lý, và nhƣ
vậy, lung lay bệnh lý là gì?
Nếu đặt 1 lực tƣơng tự lên răng có dây chằng nha chu giãn rộng, thì
độ di chuyển ngang của thân răng sẽ tăng. Kết quả là đo đạc lâm sàng
cho thấy độ lung lay tăng lên. Vậy tình trạng răng tăng lung lay này
có đƣợc xem là bệnh lí không?
Việc tăng độ lung lay răng cũng có thể tìm thấy trong trƣờng hợp
chiều cao xƣơng ổ giảm nhƣng dây chằng nha chu bình thƣờng. Ở
những vị trí tiêu xƣơng lan rộng, răng lung lay sẽ càng rõ. Vậy lung
lay răng này có đƣợc xem là bệnh lý không?
Hình 3a minh họa một răng với chiều cao xƣơng ổ răng giảm và dây
chằng nha chu bình thƣờng. Lực tác động lên răng theo chiều ngang
sẽ dẫn đến di chuyển thân răng nhiều hơn so với khi tác động lực
tƣơng tự lên răng có chiều cao xƣơng ổ bình thƣờng. Thực sự, vẫn có
lý do để gọi tình trạng lung lay răng này là sinh lý. Điều này có thể dễ
dàng chứng minh nếu đánh giá sự di chuyển của chân răng tại vị trí
mào xƣơng ổ thay vì ở thân răng. Nếu tác động lực theo chiều ngang
lên răng nhƣ trong hình 3, điểm tham chiếu trên bề mặt chân răng sẽ
di chuyển nhƣ nhau trong cả hai trƣờng hợp. Rõ ràng rằng, trên quan
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


điểm sinh học, sự di chuyển của chân răng còn trong dây chằng nha
chu mới thực sự quan trọng, chứ không phải sự di chuyển của thân
răng.

Trong bệnh nha chu liên quan mảng bám, tiêu xƣơng là dấu hiệu nổi
bật. Một dấu hiệu kinh điển của nha chu viêm là răng lung lay. Tuy
nhiên, điều quan trọng là phải nhận chân đƣợc rằng trong nhiều
trƣờng hợp, ngay cả có tiêu xƣơng theo chiều ngang, tình trạng lung
lay răng có thể xem là lung lay sinh lý (đánh giá theo nhƣ đã bàn luận
trên); chân răng di chuyển trong xƣơng ổ răng với dây chằng nha chu
còn “bình thƣờng” sẽ là bình thƣờng.
3. Răng lung lay có thể gặp trên lâm sàng khi có lực ngang tác
động vào răng gặp trong trƣờng hợp có tiêu xƣơng theo chiều dọc và
dây chằng nha chu giãn rộng.Nếu hiện tƣợng lung lay này không tăng
dần trong những lần quan sát kế nhau, chân răng nằm trong dây chằng
nha chu giãn rộng, nhƣng cấu trúc bình thƣờng, thì cũng đƣợc xem là
lung lay sinh lý. Bởi vì sự di chuyển này là một chức năng của chiều
cao xƣơng ổ và chiều rộng của dây chằng nha chu.
4. Chỉ khi có hiện tƣợng lung lay tăng dần, mà điều này có thể xảy
ra do sự kết hợp với chấn thƣơng khớp cắn và đặc trƣng bởi tiêu
xƣơng đang diễn tiến và có hiện tƣợng viêm trong dây chằng nha chu
mới đƣợc xem là lung lay bệnh lý.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 3 (a) Lung lay “sinh lý” bình thƣờng của răng với chiều cao
xƣơng ổ bình thƣờng và dây chằng nha chu bình thƣờng. (b) Lung lay
răng với chiều cao xƣơng ổ giảm. Di chuyển theo chiều ngang của các
điểm tham chiếu (*) trên chân răng là giống nhau trong cả hai trƣờng
hợp.
3. Điều trị R lung lay

Trƣờng hợp 1: R lung lay có dây chằng nha chu giãn rộng, chiều cao
xƣơng ổ bình thƣờng
Nếu một răng (chẳng hạn nhƣ răng cối nhỏ hàm trên) đƣợc điều trị
phục hồi bởi miếng trám hay bọc mão sai, cản trở cắn khớp sẽ hình
thành và gây phản ứng viêm ở dây chằng nha chu, tức là chấn thƣơng
khớp cắn. Nếu phục hồi đƣợc thiết kế dẫn đến chịu lực quá tải theo
hƣớng ra mặt ngoài, hiện tƣợng tiêu xƣơng sẽ xảy ra ở mào xƣơng ổ
mặt ngoài và vùng chịu lực ép phía chóp mặt trong, hậu quả làm giãn
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


dây chằng nha chu những vùng này. Răng trở nên lung lay hơn hoặc
có thể dịch chuyển ra khỏi vị trí chấn thƣơng. Do lực chấn thƣơng ở
răng có mô nha chu bình thƣờng hoặc viêm nƣớu không thể tạo thành
túi hoặc mất mô liên kết bám dính, lung lay răng nên đƣợc xem là sự
thích nghi sinh lí của mô nha chu với yêu cầu thay đổi chức năng.
Việc điều chỉnh khớp cắn sẽ bình thƣờng hóa tƣơng quan cắn khớp
với răng đối diện và vì vậy, loại bỏ lực quá tải. Kết quả là sự tạo
xƣơng xảy ra ở vùng tiêu xƣơng trƣớc đó, dây chằng nha chu trở lại
bình thƣờng và răng sẽ trở lại vững chắc. Nói cách khác, tiêu xƣơng ổ
do chấn thƣơng là quá trình hoàn nguyên và có thể điều trị bằng cách
loại bỏ cản trở cắn khớp.
Khả năng tái sinh xƣơng sau tiêu xƣơng do chấn thƣơng khớp cắn đã
đƣợc ghi nhận trong y văn trên thực nghiệm (Waerhaug & RandersHansen 1966; Polson et al. 1976a; Karring et al. 1982; Nyman et al.
1982). Trên những nghiên cứu thực nghiệm này, tiêu xƣơng không
chỉ xảy ra trong xƣơng ổ mà còn cả ở mào xƣơng. Khi loại bỏ chấn
thƣơng, xƣơng sẽ tái lập không chỉ ở thành xƣơng mà còn xảy ra ở
mào xƣơng, giúp duy trì chiều cao xƣơng ổ. (Fig. 51-6) (Polson et al.

1976a). Tuy nhiên, hiện nay, nếu sang thƣơng mô mềm liên quan
mảng bám nếu không đƣợc điều trị, hiện tƣợng tái sinh xƣơng không
phải lúc nào cũng xảy ra. (Fig. 51-7) (Polson et al. 1976b).

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 4(a) Tƣơng quan tiếp xúc nhai giữa RCN HT và HD. Phục hồi
sai trên RCN HT dẫn đến lực quá tải theo hƣớng ngang (mũi tên) dẫn
đến ứng lực không mong muốn (vùng “nâu”) trong màng nha chu.
Tiêu xƣơng ổ xảy ra ở các vùng này. Hiện tƣợng mở rộng dây chằng
nha chu và lung lay răng có thể phát hiện đƣợc. (b) Sau khi điều chỉnh
khớp cắn, loại bỏ lực quá tải ngang. Kết quả là xƣơng tăng sinh
(“vùng đỏ”) và răng trở lại bình thƣờng.
Trƣờng hợp 2: R lung lay có chiều cao xƣơng ổ giảm, dây chằng nha
chu giãn rộng
Khi hàm răng có bệnh nha chu mức độ vừa hoặc nặng đã đƣợc điều trị
ổn định, nƣớu răng hoàn toàn bình thƣờng, nhƣng chiều cao xƣơng ổ
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


giảm. Nếu một răng với chiều cao xƣơng ổ giảm chịu một lực ngang
quá tải (chấn thƣơng khớp cắn), phản ứng viêm sẽ xảy ra ở vùng chịu
lực ép đi kèm hiện tƣợng tiêu xƣơng. Những biến đổi này tƣơng tự
nhƣ ở răng có chiều cao xƣơng ổ bình thƣờng: tiêu xƣơng ổ, dây
chằng nha chu giãn rộng và lung lay răng. Nếu loại bỏ lực quá tải,

xƣơng sẽ tái sinh ở mức trƣớc khi chấn thƣơng, dây chằng nha chu sẽ
trở lại bình thƣờng và răng sẽ ổn định.

Hình 5: Nếu một răng với chiều cao xƣơng ổ giảm tiếp xúc lực quá tải
theo chiều ngang (a) màng nhau chu sẽ rộng ra (vùng nâu) và dẫn đến
lung lay răng (mũi tên) (b) Sauk hi loại bỏ lực quá tải, xƣơng sẽ tái
sinh và răng sẽ ổn định.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Kết luận cho trƣờng hợp 1 và 2:
Đìều chỉnh khớp cắn là giải pháp hiệu quả khi răng lung lay do dây
chằng nha chu giãn rộng.
Trƣờng hợp 3: R lung lay do giảm chiều cao xƣơng ổ và dây chằng
nha chu bình thƣờng
Răng lung lay do giảm chiều cao xƣơng ổ và không có sự giãn rộng
dây chằng nha chu thì không thể điều trị bằng điều chỉnh khớp cắn. Ở
răng với dây chằng nha chu bình thƣờng thì không có hiện tƣợng đắp
xƣơng vách xƣơng ổ.
Nếu lung lay răng không ảnh hƣởng đến chức năng nhai hoặc bệnh
nhân không cảm thấy khó chịu thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu
răng lung lay làm bệnh nhân khó chịu thì chỉ có thể giải quyết bằng
cách nẹp các răng lung lay đó với nhau và với các răng khác bằng một
nẹp cố định.
Ví dụ: Trƣờng hợp A, bệnh nhân nam 64 tuổi
Tình trạng nha chu của bệnh nhân bao gồm độ sâu túi, sang thƣơng
vùng chẽ và mức độ lung lay răng đƣợc mô tả ở sơ đồ nha chu và

phim X quang lần khám đầu tiên (hình 6). Bệnh nhân chu của bệnh
nhân nặng đến mức chỉ còn xƣơng 1/3 chóp các răng. Phần bàn luận
sau đề cập đến điều trị hàm răng trên của bệnh nhân. Trong kế hoạch
điều trị ca này, đầu tiên là chỉ định nhổ răng 14 và 24 do sang thƣơng
nha chu nặng quá và sang thƣơng vùng chẽ độ III. R17, 27 cũng có
chỉ định nhổ với lý do tƣơng tự. Răng 16, 26 cũng ở tình trạng nặng
với mất xƣơng tiến triển và sang thƣơng vùng chẽ sâu. Kế hoạch hợp
lý nhất bao gồm điều trị nha chu và điều trị bổ trợ các răng sau: 15,
25, 13, 12,11, 21, 22, 23. Răng 14 và 24 cần thay thế vì lý do chức
năng và thẩm mỹ. Vấn đề là sẽ thực hiện 2 cầu răng riêng rẽ hai bên
(cầu 13 – 15 và 23 – 25) hay phải làm cầu nẹp tất cả cac răng từ răng
15 đến 25 lại với nhau.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 6: Sơ đồ nha chu và phim X quang
Nếu chỉ là 2 cầu riêng rẽ, tình trạng lung lay của các răng theo hƣớng
ngoài trong sẽ không cải thiện do cầu răng 3 đơn vị ở mỗi bên không
có khả năng ổn định răng trụ với các hƣớng lực này.
Trên phim X quang, có thể thấy nguyên nhân lung lay răng hàm trên
ở bệnh nhân này là do giảm chiều cao xƣơng ổ, không liên quan đến
chiều rộng dây chằng nha chu. Điều này có nghĩa là lung lay răng này

nên đƣợc xem là lung lay sinh lý, và nhƣ vậy nhu cầu điều trị chỉ đặt
ra nếu cản trở chức năng nhai hay dịch chuyển vị trí các răng trƣớc.
Bệnh nhân này không có bất kỳ vấn đề chức năng nào do các răng
lung lay gây ra. Do đó, không có lý do để làm phục hình liên kết tất cả
các răng lại với nhau để giảm lung lay răng.
Kế hoạch điều trị cho trƣờng hợp này là điều trị nha chu và thực hiện
hai cầu tạm riêng rẽ (13 – 15 và 23 – 25, 26). Cầu tạm đƣợc sử dụng
trong 6 tháng. Trong 6 tháng này, kiểm soát khớp cắn cẩn thận ở cầu
tạm và các răng trƣớc. Sau 6 tháng, không thấy gia tăng độ lung lay,
răng cửa bên và răng cửa giữa vẫn giữ nguyên vị trí không thay đổi,
tiến hành làm cầu răng vĩnh viễn hai bên.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 7: Kết quả sau 10 năm
Hình 7 là kết quả sau 10 năm điều trị. Vị trí các răng cửa và cầu răng
vẫn không thay đổi, và không có mất mô nâng đỡ trong suốt 10 năm
theo dõi, kể cả răng trụ cầu răng.
Kết luận trƣờng hợp III
Răng lung lay (hay cầu răng lung lay) do giảm chiều cao xƣơng ổ có
thể chấp nhận và không cần nẹp răng, nếu nhƣ khớp cắn ổn định
(không có hiện tƣợng dịch chuyển răng hay tăng độ lung lay) và tình
trạng răng lung lay không ảnh hƣởng chức năng nhai và không gây
khó chịu. Nhƣ vậy, nẹp răng chỉ chỉ định khi các răng lung lay ảnh
hƣởng chức năng nhai và không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Trƣờng hợp 4: Răng lung lay tiến triển do dây chằng nha chu ngày

càng giãn rộng
Thông thƣờng trong những trƣờng hợp bệnh nha chu nặng, khả năng
nhổ một hay một số răng là khó tránh khỏi. Trong trƣờng hợp nhƣ
vậy, những răng còn cố cứu vãn có thể gia tăng độ lung lay sau điều
trị và nguy cơ rõ ràng rằng lực nhai có thể gây tổn hại và phá vỡ cấu
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


trúc dây chằng nha chu và cuối cùng là rụng răng. Phƣơng pháp duy
nhất trong trƣờng hợp này là tiến hành nẹp các răng lại với nhau. Nẹp
răng nhằm hai mục đích: Cố định các răng quá lung lay và thay thế
răng mất.
Ví dụ: Trƣờng hợp B, bệnh nhân nam 26 tuổi
Hình 8 là hình ảnh X quang trƣớc điều trị và 9 là hình ảnh X quang
sau điều trị nha chu và mài cùi các răng còn lại để làm phục hình nẹp
răng. Tất cả các răng, ngoại trừ răng 13, 12 và 33 đã mất, đều có tình
trạng mất xƣơng khoảng 75% và giãn rộng dây chằng nha chu.

Hình 8: Hình ảnh trƣớc điều trị

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 9: Sau mài cùi
Bốn răng trụ cho hai nẹp là các răng cối đã bổ dôi chân, các răng còn
lại bao gồm: chân trong răng 17, chân ngoài gần răng 26, chân gần

răng 36 và 47. Răng 24 cũng đã bổ đôi và chỉ còn rất ít xƣơng xung
quanh.
Ngay trƣớc khi đặt nẹp, các răng đều lung lay từ độ 1 đến độ 3. Trên
phim X quang (hình 9) có thể thấy nguy cơ phải nhổ răng 24, 26, 47,
45, 44, 43 và 36 nếu không nẹp các răng này lại với nhau.
Mặc dù các răng lung lay rất nhiều, nhƣng sua khi nẹp, đã rất ổn định
và duy trì đƣợc hơn 12 năm. Hình 10 mô tả tình trạng lâm sàng và
hình 11 cho thấy hình ảnh X quang sau 10 năm điều trị. So với hình
ảnh trƣớc điều trị (hình 9), cho thấy trong giai đoạn duy trì không có
hiện tƣợng tiêu xƣơng thêm hay giãn rộng dây chằng nha chu.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 10: Kết quả lâm sàng sau 10 năm

Hình 11: Kết quả X quang sau 10 năm
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Kết luận trƣờng hợp IV
Nẹp răng đƣợc chỉ định khi xƣơng ổ tiêu quá nhiều, mức độ lung lay
tăng dần và các răng có nguy cơ rụng trong quá trình ăn nhai.
Trƣờng hợp 5: Cầu răng lung lay dù đã nẹp
Ở những bệnh nhân nha chu nặng, vấn đề thƣờng gặp là tình trạng
phá hủy mô nhau chu khác nhau trên mỗi răng. Điều trị nha chu toàn

diện đòi hỏi có thể phải nhổ nhiều răng. Những răng còn lại có thể
mất xƣơng nghiêm trọng cùng với sự lung lay ngày càng tăng. Các
răng còn lại sắp xếp trên cung hàm theo những vị trí gây khó khăn
hoặc không thể nẹp hiệu quả, cho dù là làm phục hình liên lục địa.
Cầu răng liên lục địa này có thể lung lay cả theo chiều trƣớc sau và
chiều ngang. Nhƣ đã đề cập trong trƣờng hợp 3, nếu tình trạng lung
lay của răng hay cầu răng không ảnh hƣởng tới chức năng nhai hoặc
sự thỏai mái của bệnh nhân thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên, cầu răng
và răng không gia tăng lung lay sẽ là tốt hơn. Trong những trƣờng
hợp những bệnh nha chu trầm trọng, nẹp liên lục địa dù lung lay
vẫn xem nhƣ kết quả chấp nhận đƣợc trong phục hồi chức năng. Tuy
nhiên để giữ nguyên trạng cầu răng và ngăn ngừa cầu bị nghiêng, cần
đặc biệt chú ý đến khâu phác họa khớp cắn thích hợp. Sau đây là một
ca minh họa lý thú cho trƣờng hợp này.
Ví dụ trƣờng hợp C, bệnh nhân nữ 52 tuổi
Hình 12 là hình ảnh X quang ở lần khám đầu tiên: Cầu răng 12 đơn vị
đã làm khoảng 10 - 15 năm trƣớc đó, với các răng trụ 18, 15, 14, 13,
12, 11, 21, 22, 23 và 24. Sau khi khám lâm sàng chi tiết, cho thấy các
răng 15, 14, 22, và 24 không thể giữ đƣợc do triệu chứng sâu răng và
nha chu trầm trọng. Các răng còn lại sẽ đƣợc điều trị nha chu và làm
lại cầu răng mới từ 18 đến 26, tức cầu liên lục địa vói 3 nhịp 24, 25 và
26. Tình trạng lung lay các răng trụ trƣớc khi gắn cầu nhƣ sau: độ 1
(18), độ 2 (12 và 11), độ 3 (21) và độ 2 (23). Hình 13 là kết quả điều
trị sau 5 năm. Cầu răng lung lay độ 1 khi gắn và không thay đổi sau 5
/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


năm, và không có hiện tƣợng dây chằng nha chu giãn rộng trên các

răng.

Hình 12

Hình 13: Kết quả điều trị sau 5 năm

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


Hình 14: Nhịp vói 24, 25 và 26
Khi phát hiện cầu liên lục địa tăng độ lung lay, cần phải phát hiện trục
quay ngay. Để phòng tránh tình trạng gia tăng độ lung lay, điều quan
trọng là phải thiết kế khớp cắn sao cho khi chạm khớp phải thăng
bằng lực quanh trục quay. Nếu đạt đƣợc điều này, cầu răng sẽ luôn ở
trạng thái thăng bằng. Khớp cắn thăng bằng không chỉ ở cắn khít
trung tâm và tƣơng quan tâm mà còn ở trong tƣ thế vận động hàm ra
trƣớc và sang bên.
Khớp cắn thăng bằng ở đây thực hiện giống trƣờng hợp phục hình
toàn hàm, chứ không giống trên bộ răng tự nhiên. Tức là trong vận
động ra trƣớc, nếu có hiện tƣợng lung lay cầu răng thì phải thiết kế
khớp cắn cho chạm khớp phía sau, và khi vận động sang bên làm cầu
răng lung lay thì phải thiết kế cho bên thăng bằng chạm khớp. Trƣờng
hợp mất răng phía xa, có thể làm nhịp vói. Điều quan trọng cần lƣu ý
là khớp cắn thăng bằng chỉ thực hiện khi có hiện tƣợng lung lay cầu
răng trong vận động sang bên. Nẹp hàm trên ở bệnh nhân này có tình
trạng lung lay cầu răng trong vận động ra trƣớc, do đó, nhịp vói 24,
25 và 26 đƣợc thiết kế nhằm mục đích cân bằng lực, giúp bảo vệ các
răng trƣớc trong vận động ra trƣớc. (hình 14). Ngoài ra, nhịp vói còn

giúp cung cấp tiếp xúc nhai ở cắn khít trung tâm, tức giúp ổn định cầu
răng cả hai bên. Tuy nhiên cần lƣu ý rắng, các nhịp vói sẽ làm gia

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong


tăng nguy cơ thất bại cầu răng về phƣơng diện sinh cơ học (gãy
khung, gãy răng trụ, mất lƣu giữ…).
Trong những trƣờng hợp nha chu trầm trọng và không thể biết đƣợc
nẹp răng có thành công hay không, thông thƣờng nên làm nẹp tạm
bằng nhựa và theo dõi trong thời gian 4 - 6 tháng. Trong thời gian
này cần điều chỉnh khớp cắn liên tục và đánh giá mức độ thăng bằng,
ổn định của cầu răng. Nếu nhƣ đạt đƣợc sự ổn định, sử dụng thiết kế
khớp cắn của phục hình tạm chuyển qua phục hình vĩnh viễn. Ngƣợc
lại, nếu không thể đạt đƣợc sự ổn định, nên chọn giải pháp khác nhƣ
phục hình toàn hàm hoặc phục hình trên implant.
Kết luận trƣờng hợp 5: Một nẹp hay cầu răng liên lục địa lung lay có
thể chấp nhận đƣợc nếu không ảnh hƣởng tới chức năng nhai hoặc sự
thoải mái của bệnh nhân và cầu răng không lung lay thêm.

/>Clinical Periodontology and Implant Dentistry

Người chia sẽ: Nguyễn Hùng Phong



×