Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gián án Giáo viên chủ nhiệm lớp - Chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường; giữa giáo viên và học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.84 KB, 3 trang )

Báo cáo kinh nghiệm giảng dạy: GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP–CHIẾC CẦU NỐI
GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG, GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Đàm Thị Kim Hoa
(Giáo viên Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh - Phú Yên)
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính
vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự
nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và chúng ta - Đội ngũ
những Thầy, Cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự
nghiệp cao cả này, được xã hội giao phó một sứ mệnh lịch sử là: “Trồng người”. Bên cạnh
việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “Tâm” của người làm Thầy, ngoài
mong muốn thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri
thức trong tương lai. Các Thầy, Cô giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những
đức tính tốt, những “Điều hay; Lẽ phải, Cách sống trong cái Đạo làm người” mà tổ tiên, ông
cha ta trải qua bao đời đã khuyên dạy để trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải
có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp. Chiếc nôi đầu tiên cũng
chính là môi trường để các em học sinh tu dưỡng, rèn luyện; đó là gia đình và nhà trường.
Bước vào năm học 2008–2009, nhằm tổ chức thực hiện theo Chỉ thị số: 47/2008/CT-
BGD-ĐT ngày 13/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục–Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục phổ thông và Công văn số: 1224/GD-ĐT ngày 03/09/2008 của Sở Giáo dục–Đào tạo
tỉnh Phú Yên về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học. Với chủ đề năm học 2008–
2009 là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và
triển khai phong trào xây dựng: Trường học thân thiện, Học sinh tích cực.”
Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy, tạo nên sự
đồng bộ và tác động tích cực đến việc xây dựng mục tiêu “Trường học thân thiện, Học sinh
tích cực”, tôi xin được tham gia trình bày nội dung chủ đề “Giáo viên chủ nhiệm lớp - Chiếc
cầu nối giữa gia đình và nhà trường; giữa giáo viên và học sinh”.
Khi phân tích nhóm từ “Trường học thân thiện”, chúng ta có thể hình dung rằng: Phải
làm thế nào để Nhà trường không chỉ là nơi cho các em học sinh đến và thực hiện một nhiệm
vụ duy nhất là học tập, tiếp thu kiến thức từ các Thầy, Cô giáo truyền đạt mà Nhà trường còn là


môi trường để các em có thể phát triển tư duy, năng lực sở trường, đồng thời cũng là nơi bắt
nguồn để hình thành nên các mối quan hệ thật sự chân tình giữa “Thầy và Trò”; giữa “Trò và
Trò”; giữa các khối lớp hiện đang học tập trong nhà trường và kể cả các thế hệ học sinh đã rời
khỏi ghế nhà trường,... Khi các em học sinh dần dần trưởng thành trong môi trường có sự gắn
bó và hòa đồng như vậy, cùng với những kiến thức đã tích lũy được sẽ tạo điều kiện cho các
em có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh dạn trao đổi trước bạn bè, trước
các Thầy, Cô giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát trước tập thể, trước đám đông. Điều
này tác động rất lớn đến tâm lý của các em và là tiền đề để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ
trong mỗi học sinh. Nhà trường và các Thầy, Cô giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn
bẩy cho các em học sinh được thể hiện “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng môn học
và ngay cả từng bậc học.
Nói đến việc giáo dục học sinh, một vấn đề hết sức căn bản có ý nghĩa quyết định đến
chất lượng công tác “Dạy và học”; đó là sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên
và học sinh. Trong đó, Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là chiếc cầu nối, là mắc xích của sự
kết hợp được thể hiện qua các mối quan hệ cụ thể:
- Một là giữa Nhà trường với gia đình: Lớp học là đơn vị tổ chức giáo dục cơ bản
của trường học. Mỗi lớp học có Giáo viên chủ nhiệm lớp và hầu hết các bậc phụ huynh học
sinh đều thống nhất rằng “Người có tác dụng tốt nhất đối với con em mình, chính là Giáo viên
chủ nhiệm”. Nhà trường, giáo viên, gia đình và các đoàn thể... là các lực lượng giáo dục thông
qua đầu mối liên kết là Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa Nhà trường và
gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của Nhà trường đến với
gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo cáo lại lãnh đạo Nhà
trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa Nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học
sinh. Mời phụ huynh học sinh tham gia Hội phụ huynh học sinh Nhà trường nhằm phát huy
tính tích cực của các bậc phụ huynh trong việc tham gia cùng Nhà trường để giáo dục con em
mình. Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ theo qui định của Nhà trường, trong những
trường hợp đặc biệt chủ động xin ý kiến Ban Giám hiệu Nhà trường để tổ chức họp đột xuất
hoặc gặp riêng và trao đổi với từng phụ huynh học sinh để bàn bạc, trao đổi thông tin, nhằm đề
ra những biện pháp khắc phục, uốn nắn kịp thời. Qua đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sát của

Nhà trường, đồng thời tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh đối với Nhà trường khi
con em mình được học tập ở tại trường.
-Hai là giữa giáo viên bộ môn và học sinh của lớp: Trong quá trình giảng dạy, bên
cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của Giáo viên chủ nhiệm còn có tập thể các Thầy, Cô
giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn. Qua trao đổi, tiếp nhận thông tin từ
các giáo viên giảng dạy bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ
học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực... của từng học sinh trong lớp. Từ đó, tạo điều kiện cho
Giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng
học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù hợp đối với từng
học sinh. Trong các buổi sinh hoạt lớp phải thật sự cởi mở và thể hiện sự quan tâm tận tình để
các em có điều kiện đề đạt ý kiến, nguyện vọng về công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn.
Qua đó, Giáo viên chủ nhiệm đúc kết có chọn lọc và chuyển tiếp nguyện vọng của học sinh đến
với các giáo viên bộ môn để tập thể sư phạm giảng dạy tại lớp có tinh thần cộng đồng trách
nhiệm trong việc giáo dục học sinh.
- Ba là giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp: Đối với sự nghiệp “Trồng
người”, hình ảnh Người Thầy giáo mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh; Do
vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi Giáo viên chủ
nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh và
được các em tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết phục, có bản
lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và
nghiêm minh trong nhận xét đánh giá đối với học sinh; là người chịu trách nhiệm về sự phát
triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách. Hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm về bản
chất là một trong những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy; là người xây dựng
kế hoạch giáo dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình; biết tìm hiểu, nghiên cứu đối
tượng để xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh, tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong
lớp, taọ điều kiện để phát huy ý thức tự quản của học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có
năng lực để điều hành hoạt động của lớp; chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều
kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi giúp cho các em có hoàn cảnh gia đình khó
khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó, vươn lên. Điều đó vừa là
trách nhiệm, vừa thể hiện được tình người trong mối quan hệ “Thầy - Trò”, tạo được ấn tượng

tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những Thầy, Cô giáo trong ký ức của các em
học sinh.
Chủ đề “Giáo viên chủ nhiệm lớp - Chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường; giữa
giáo viên và học sinh” được Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm Nhà trường phân tích, đánh
giá cao và đã cho phổ biến, tổ chức thực hiện tại cơ sở. Qua đó đã tích cực góp phần nâng cao
chất lượng “Dạy và Học” của Nhà trường, đồng thời nhiều phong trào lớn cũng đã được phát
động và duy trì có hiệu quả như: Giúp nhau cùng học tốt; Tương thân tương ái; xây dựng Quỹ
học bổng tài năng; .v.v ; cùng với việc ra đời và đi vào hoạt động của tổ chức “Hội Thầy và
Trò Trường Lương Văn Chánh” là một biểu hiện hết sức sinh động; hình ảnh “Thầy cũ,
Trường xưa” vẫn luôn in sâu trong ký ức của lớp lớp các thế hệ Thầy và Trò Trường Lương
Văn Chánh, cùng ra sức phấn đấu xây dựng thành công mục tiêu “Trường học thân thiện,
Học sinh tích cực” của Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh hiện nay./.

×