Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI TÓM TẮT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.38 KB, 4 trang )

BÀI TÓM TẮT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
HOA KỲ
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 – Lớp NH Đêm 6 – CH K19
-

Hoàng Ngọc Thùy Liên

-

Lã Thị Hương Loan

-

Nguyễn Thị Thanh Thảo

-

Đỗ Nguyễn Xuân Thảo

-

Nguyễn Diệu Thư

1. Sử dụng đòn bẩy
Đòn bẩy là tỷ số giữa nợ L(t) với giá trị ròng X(t), hay còn gọi là tỷ lệ nợ, và được ký hiệu
f(t) = L(t)/X(t). Mặc dù đòn bẩy là một công cụ tài chính có giá trị, nhưng việc tận dụng
"quá mức" đặt ra một nguy cơ đáng kể cho các hệ thống tài chính. Đối với một tổ chức mà
sử dụng đòn bẩy cao, những thay đổi trong giá trị tài sản sẽ dẫn đến những thay đổi trong
giá trị ròng. Để duy trì tỷ lệ nợ tương tự khi giá trị tài sản giảm thì tổ chức phải tăng vốn
hoặc phải thanh lý tài sản.
Các mối quan hệ được thấy thông qua phương trình (i) – (iii).


(i)

X(t) = A(t) – L(t)

(ii)

L(t)/X(t) = f(t) = 1/[(A(t)/(L(t)) - 1]

(iii)

A(t)/X(t) = 1 + f(t)

(iv)

dX(t)/X(t) = (1 + f(t)) dA(t)/A(t)

Tổ chức GJ nắm giữ các tài sản này sẽ thấy rằng giá trị của danh mục đầu tư của họ đã
bị giảm, giá trị thực cũng giảm tương ứng. Trong một số trường hợp, sẽ gây nên hiệu ứng dây
chuyền. Khi giá trị của một quỹ GJ giảm xuống dưới một mức nhất định ("phá vỡ buck") các
quỹ phải giải chấp và bán tài sản của mình. Đây có thể bao gồm các tài sản xếp hạng AAA.
Lần lượt bán tài sản AAA ảnh hưởng đến nhóm G k. Các nhà đầu tư trong nhóm này đã từng
nghĩ rằng họ đang nắm giữ tài sản rất an toàn, nhưng họ vẫn bị lỗ vốn. Kết luận là trong một
hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ, "việc sử dụng đòn bẩy cao" có thể rất nguy hiểm.

2. Tỷ lệ đòn bẩy tối ưu và hậu quả khi đòn bẩy tài chính khác tỷ lệ nợ tối ưu
a. Tỷ lệ đòn bẩy tối ưu (f*(t))
-

Là tỷ lệ nợ/giá trị tài sản ròng (L(t)/X(t)) mà tại đó tối đa hóa giá trị tăng trưởng kỳ
vọng giá trị ròng (W(f*(t)) của tài sản.


-

Các công thức liên quan:

(1) Sự tăng trưởng kỳ vọng của giá trị ròng:
Trang 1


W(f (t)) = E[d ln(X(t)]
= [(1+f(t))(ρ + (1/2)σ2 - αy(t)] + (β(t) - i(t)) f(t) - (1/2)(1 + f(t))2 σ2
(2) Khống chế lãi suất thực:
r(t) = i(t) - ρ> 0
(3) Rủi ro:
var d[ln X(t)] = (1 + f(t))2σ2dt
(4) Đòn bẩy tài chính tối ưu f(t) = L(t) / X(t)
f*(t) = {[β(t) - (i(t) - ρ) - (1/2)σ2] - αy(t)}/σ2
= {[β(t) - r(t)] - (1/2)σ2] - αy(t)}/σ2
Với ρ: xu hướng thay đổi trong giá nhà (tỷ lệ tăng giá trị hoặc là đồng vốn tăng thêm).
y(t): độ lệch từ xu hướng. Độ lệch từ xu hướng hội tụ theo phân phối xác suât với giá
trị trung bình là 0 và phương sai là σ2 /2α (lim y(t) ~ N(0, σ2 /2α)).
β(t): hiệu suất sử dụng vốn.
i(t) : lãi suất cho vay.
b. Hậu quả

(1) Nếu để giảm thiểu rủi ro nên đặt tỷ lệ đòn bầy f2nhiên, tăng trưởng kỳ vọng sẽ giảm xuống W1vẫn giống như lúc trước nhưng rủi ro bây giờ là thấp hơn.
(2) Nếu đòn bẩy f1 được chọn, mất mát của sự tăng trưởng của giá trị ròng là W*-W1. Nợ
quá mức Ψ(t) = f1 - f* là sự khác biệt giữa các khoản nợ thực tế f(t)=f1 và các khoản nợ

Trang 2


tối ưu f*(t). Tỷ lệ nợ quá mức [f1 – f*(t)]>0 làm giảm tăng trưởng kỳ vọng từ W* xuống
W1 và làm tăng rủi ro. Nếu có 1 khoản nợ quá mức thì khả năng mất mát của giá trị ròng
gia tăng.
(3) Xác suất của 1 cuộc khủng hoảng nợ liên quan mật thiết đến nợ quá mức Ψ(t), bằng chênh
lệch giữa tỷ lệ nợ thực tế và tỷ lệ nợ tối ưu. Một tín hiệu cảnh báo sớm EWS của 1 cuộc
khủng hoảng nợ là đòn bẩy f(t)=L(t)/X(t) vượt quá f-max, khi đó sự tăng trưởng kỳ vọng
của giá trị ròng là số âm và rủi ro ở mức cao.

3. Cách dự báo cuộc khủng hoảng trong tương lai
-

Một tín hiệu cảnh báo sớm của 1 cuộc khủng hoảng nợ là 1 loạt các khoản nợ quá mức
Ψ(t) = f(t) – f*(t) > 0 (tỷ lệ nợ thực tế lớn hơn tỷ lệ nợ tối ưu).

-

Tỷ lệ nợ thực tế sử dụng gánh nặng nợ i(t)*L(t)/Y(t) và được chuẩn hóa. Giá trị tiêu
chuẩn hóa của dịch vụ nợ N(f) hoặc gánh nặng nợ (f) được gọi là DEBTSERVICE.
N(f) = DEBTSERVICE = [i(t)L(t)/Y(t) – giá trị trung bình] /độ lệch chuẩn.

-

Tỷ lệ nợ tối ưu dựa vào thu nhập từ việc cho thuê nhà và được chuẩn hóa. Giá trị tiêu
chuẩn hóa của N(f*) được gọi là RENTRATIO.
N(f*(t)) = RENTRATIO = [β(t) - β] / σ(β)> [[(β(t) - β)] - αy(t)] / σ(β)
= (thu nhập cho thuê / thu nhập cá nhân khả dụng – giá trị trung bình) / độ lệch
chuẩn


-

Nợ vượt mức
Nợ vượt mức = Ψ(t) ~ N[f(t)] - N[f*(t)] = DEBTSERVICE - RENTRATIO

Trang 3


Khi nợ vượt mức gia tăng, tăng trưởng kỳ vọng giảm và rủi ro gia tăng thông qua phương
trình sau : Pr (d ln X (t) <0) = H (Ψ (t)), H '> 0, H (0) = W *

Trang 4



×