Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phát triển NN bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.01 KB, 5 trang )

TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Mai Anh_Học viện Tài chính_CQ51
Thế nào là phát triển nông nghiệp bền vững?
Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XII (họp từ ngày 20/01/2016 đến
ngày 28/01/2016, tại Thủ đô Hà Nội) phát triển nông nghiệp bền vững là sự kết
hợp hài hòa giữa các nội dung sau:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, phù
hợp với từng vùng, địa phương. Theo đó, về cơ cấu chung cần giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp để khai thác tốt hơn
các lợi thế về đất đai trung du và miền núi cũng như diện tích ao hồ, sông, biển.
Gắn kết chặt chẽ nông- lâm- ngư nghiệp để cùng phát triển và bảo vệ môi
trường.
Hai là, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp để từ đó
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều giá trị tăng
thêm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giúp sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.
Ba là, phát triển nông nghiệp phải gắn với yếu tố xã hội, tích cực hỗ trợ
giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần giảm
chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
Bốn là, ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học- công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học và công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý nông
nghiệp.
Năm là, đi đôi với phát triển nông nghiệp là bảo vệ môi trường bền vững,
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sản xuất: sử dụng nguồn
tài nguyên một cách hợp lý, cải tạo đất bạc màu, hạn chế chất thải ra môi
trường,..

1



Vai trò của vốn FDI với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp
1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư và sản xuất. Để đẩy nhanh công nghiệp
hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần một lượng vốn lớn nhằm khai
thác được tối đa tiềm năng sẵn có của nông nghiệp Việt Nam, đáp ứng mục tiêu
phát triển bền vững theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh
NSNN còn hạn hẹp cùng với việc nguồn viện trợ ODA đang có xu hướng giảm
dần thì vốn FDI là một nguồn bổ sung quan trọng cho chiến lược này. Vốn FDI
vào nông nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng lạc
hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung.
2. Vốn FDI đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng bền vững nhờ việc tập trung thu hút FDI để phát triển
các chuyên ngành lâm nghiệp và thủy sản, đưa chúng trở thành ngành sản xuất
chính trong nông nghiệp.
3. FDI mở ra cơ hội hiện đại hóa ngành nông nghiệp từ những tiến bộ
khoa học trên thế giới nhờ có sự chuyển giao máy móc, công nghệ từ phía nhà
đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra giá trị gia
tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp,... mà trước đây do những hạn chế về điều
kiện vật chất, nhân lực trong nước nên chưa có cơ hội phát triển.
4. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, FDI còn giúp đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang nhiều thị trường mới của các
đối tác có quan hệ kinh doanh với DN FDI, từ đó góp phần tăng thu ngoại tệ
cho quốc gia, cải thiện cán cân thương mại, gia tăng tích lũy cho nền kinh tế;
đồng thời cũng tác động tích cực tới các ngành nghề, lĩnh vực khác như bảo
hiểm, vận tải,...
5. Hơn 70% dân số Việt Nam là nông dân, lao động làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp, bởi vậy việc tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
FDI trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ tạo thêm việc làm cho người lao
động mà còn giúp cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo an
sinh xã hội.


2


Những thách thức đặt ra khi thu hút FDI cho phát triển nông nghiệp
bền vững
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thiên nhiên như hạn
hán, sâu bệnh, lũ lụt,... mà khi xảy ra sẽ để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, trong
khi đó lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển để có thể
đảm bảo rủi ro cho người sản xuất. Mặt khác sản phẩm nông nghiệp đa phần chỉ
mang tính thời vụ, giá trị gia tăng không nhiều, khiến cho nhà đầu tư không mấy
mặn mà khi bỏ vốn vào lĩnh vực này và việc thu hút vốn FDI càng trở nên khó
khăn hơn.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún theo phương pháp truyền thống cùng kỹ thuật giản đơn,
những tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho một chu trình sản xuất như GPA còn rất
xa lạ với người dân, chính vì vậy phương pháp này không hấp dẫn với các nhà
đầu tư FDI.
Thứ ba, để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền nông nghiệp theo
hướng bền vững đòi hỏi việc thu hút FDI phải đi đôi với sự chuyển giao công
nghệ hiện đại và nguồn vốn FDI từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu là một
yếu tố quan trọng. Tuy nhiên cho đến hiện nay nhà đầu tư FDI trong nông
nghiệp của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á, cụ thể là Đài Loan (Trung
Quốc), hàm lượng công nghệ cao trong các dự án rất thấp. Đây cũng là một
thách thức lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững.
Thứ tư, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI sau khi thu hút. Các dự án FDI
được coi là có hiệu quả khi khi thác được đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh
của từng vùng, chú trọng áp dụng khoa học, công nghệ cao để tạo ra những sản
phẩm chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Song trong thực tế, các
doanh nghiệp, dự án FDI hiện nay chưa tạo ra được chuỗi giá trị nông nghiệp

bền vững, hoạt động sản xuất mới chỉ dừng lại ở khâu khai thác nguyên liệu thô,

3


chế biến sản phẩm nhưng giá trị gia tăng không nhiều, cùng với đó là yếu tố môi
trường chưa được chú trọng,...
Giải pháp đề xuất
-

Xem xét một cách kỹ lưỡng về lợi thế riêng có và nhu cầu vốn đầu tư

của mỗi địa phương để từ đó xây dựng một chiến lược thu hút FDI cụ thể với
danh mục dự án, sản phẩm ưu tiên thu hút, vận động vốn FDI, mục tiêu và đối
tác, trong đó cần chú trọng thu hút vốn từ các quốc gia có tiềm năng, thế mạnh
về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Úc,...
- Áp dụng các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp: Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế , chính sách ưu tiên
đặc biệt cho các dự án FDI trong nông nghiệp để lĩnh vực này trở nên thu hút
hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể là cần xem xét để loại bỏ dần các thủ tục hành chính rườm rà,
không cần thiết; tiếp tục duy trì và mở rộng các ưu đãi về thuế như thuế đất,
thuế thu nhập cho các dự án chú trọng đầu tư, áp dụng công nghệ cao trong sản
xuất,...
Cam kết và tăng cường hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp trong trường
hợp xảy ra tổn thất do yếu tố thiên tai hoặc giá nông sản biến động mạnh. Đồng
thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các chuyên ngành như lâm sản, thủy
sản, chế biến thức ăn gia súc,... nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam, khai thác được đầy đủ và tối đa tiềm năng về đất rừng và
biển, sông, suối,...

- Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn
theo hướng hiện đại, bền vững để tạo điều kiện sản xuất tốt nhất cho người nông
dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: kỹ thuật sản xuất, kiến thức thị
trường, kiến thức kinh tế,... cùng với đó là việc hỗ trợ cho công tác nghiên cứu

4


khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến để người nông dân có cơ hội được
học hỏi, nâng cao trình độ.
- Nhà nước cũng cần chú trọng phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp,
có như vậy mới nâng cao được khả năng xử lý rủi ro, hạn chế tổn thất, giúp nhà
đầu tư mạnh dạn hơn khi thực hiện đầu tư vào lĩnh vực này.
- Gắn kết chặt chẽ phát triển nông nghiệp bền vững với các ngành nghề
khác trong nền kinh tế để khai tác tốt hơn lợi thế trong phạm vi toàn bộ nền kinh
tế, chẳng hạn kết hợp trồng trọt cây ăn quả, cây rừng với du lịch sẽ giúp hoạt
động du lịch trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời cũng quảng bá được rộng rãi sản
phẩm nông nghiệp tới người tiêu dùng, từ đó giúp phát triển đồng đều các
ngành kinh tế và quan trọng hơn là tạo ra điều kiện vật chất và sức hút với nhà
đầu tư FDI.
Kết luận: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là một trong những
mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn tới, trong đó
thu hút FDI cho sự phát triển ngành nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết. Tuy
nhiên, nếu chỉ thu hút vốn FDI một cách ồ ạt không có chọn lọc thì không
những không tạo ra sự phát triển bền vững mà còn gây ảnh hưởng xấu cho nền
kinh tế. Chính vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp và hiệu quả để tăng
cường thu hút FDI vào nông nghiệp theo mục tiêu phát triển bền vững./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. />
5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×