I. GIỚI THIỆU CHUNG
Chè là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về
sản lượng chè trên thế giới. Chè phân bố trên 34 tỉnh nhưng tập trung ở 12 tỉnh trọng điểm (chiếm
94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng một thập niên gần đây, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt
Nam có bước tăng trưởng khá cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Trong 5 năm từ 2005-2009,
diện tích chè Việt Nam từ 122,5 nghìn ha đã tăng lên 128,1 nghìn ha, sản xuất tăng từ 570 nghìn tấn
lên 788,7 nghìn tấn chè búp tươi, xuất khẩu từ 87 nghìn tấn lến 133 nghìn tấn, cho thấy sự tiến bộ
vượt bậc.Tuy nhiên sản xuất chè của Việt Nam còn nhiều hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu
bền vững. Vấn đề phát triển bền vững và an toàn thực phẩm trong ngành chè là những vấn đề bức
thiết và cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và đóng góp từ tất cả các Cơ quan quản lý Nhà nước và
các bên liên quan.
Với tầm quan trọng và nhu cầu hỗ trợ như vậy, Ngành đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của
Nhà nước cũng như của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp đặc biệt tích
cực của khối tư nhân vì sự phát triển bền vững và an toàn. Đã có nhiều hoạt động và mô hình trồng
và kinh doanh chè an toàn và bền vững được triển khai thông qua các dự án và hoạt động chứng
nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ phát triển này vẫn được các đơn vị tổ chức quốc tế hay khối tư
nhân thực hiện mang tính đơn lẻ chưa có sự điều phối vĩ mô tạo điều kiện hợp tác và chia sẻ tốt
hơn giữa các chương trình dự án. Yêu cầu cần có sự điều phối và tạo điều kiện hợp tác giữa các
hoạt động, chương trình dự án là bức thiết cả về phía quản lý nhà nước và cả về phía các đơn vi
thực hiện hỗ trợ, triển khai hoạt động sản xuất an toàn và bền vững.
Dựa trên thực tế đó, Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chè
Việt Nam với sự hỗ trợ của tổ chức Solidaridad quyết định tổ chức Diễn đàn Điều phối Quốc gia về
Phát triển chè bền vững ở Việt Nam. Diễn đàn nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo
hướng an toàn và bền vững, thông qua tăng cường vai trò điều phối, hợp tác sâu rộng và thực hiện
các hoạt động hỗ trợ của các đối tác liên quan trong khuôn khổ Diễn đàn
II. GIỚI THIỆU VỀ DIỄN ĐÀN
Ban thư ký diễn đàn đã đề xuất qui ước hoạt động của diễn đàn nêu rõ mục tiêu, tổ chức,
nguyên tắc hoạt động, các hoạt động, thành viên và đăng ký tham gia. Quy ước này đã được thông
qua tại Hội thảo đầu tiên ngày 25/03/2010.
1. Mục tiêu của Diễn đàn:
Xây dựng một cơ chế thúc đẩy các các hoạt động điều phối, hợp tác sâu rộng và thực hiện các
hoạt động hỗ trợ ngành Chè của các đối tác thành viên trong diễn đàn cũng như các tổ chức khác
nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo hướng an toàn và bền vững.
2. Các hoạt động chính của Diễn đàn trong năm 2010
2.1. Hội thảo lần 1 ngày 25.3.2010
- Thảo luận về các vấn đề phát triển ngành Chè theo hướng bền vững và an toàn.
- Nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về phát triển Ngành theo hướng bền vững.
- Trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
- Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững và an toàn hiện có của các tổ chức
quốc tế, các dự án, chương trình quốc gia và của các đơn vị thương mại.
- Hình thành Diễn đàn Điều phối quốc gia, tập hợp các nỗ lực hỗ trợ phát triển Ngành
theo hướng bền vững trong khuôn khổ Diễn đàn này. Thống nhất qui ước hoạt động, kế
hoạch hoạt động của Diễn đàn.
- Đăng ký tham gia, thành lập Ban thư ký.
2.2. Hội thảo lần 2 ngày 25.8.2010
Hội thảo lần 2 chú trọng thảo luận về các vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản
xuất và chế biến chè. Các thành viên tham dự đã nêu lên thực trạng sản xuất chè an toàn của Việt
Nam đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng và an toàn trong sản
xuất chè Việt Nam. Kết luận của hội thảo lần 2 với chủ đề: “Giải pháp và Kế hoạch hành động
nâng cao chất lượng và an toàn trong sản xuất chè tại Việt Nam” như sau:
- Hỗ trợ rà soát quy hoạch các vùng có đủ điều kiện sản xuất chè an toàn (Quyết định
107/2008/QĐ-TTg);
- Rà soát, bổ sung, hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định pháp lý về sản xuất, chế biến chè an
toàn (VietGAP cho chè và các bộ quy tắc của các tổ chức chứng nhận khác);
- Trình Bộ ban hành Danh mục thuốc BVTV dành riêng cho chè và được phổ biến rộng rãi;
- Tiếp tục tổng kiểm tra các cơ sở chế biến chè đối chiếu với Quy chuẩn kỹ thuật, phân loại và
đưa ra biện pháp xử lý đối với các đơn vị không đủ điều kiện;
- Hỗ trợ nâng cao nhận thức cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị, trong đó hỗ trợ hình
thành các liên kết và phân chia lợi ích giữa các bên;
- Doanh nghiệp chế biến chè cung cấp thuốc BVTV, hướng dẫn sử dụng trong sản xuất và tiêu
thụ nguyên liệu chè của nông dân (theo mô hình Công ty Chè Phú Bền);
- Khuyến khích các tổ chức chứng nhận tham gia hoạt động cho chè (Utz Certified, Rainforest,
VietGap, CheViet) (nguồn kinh phí theo Quyết định 107/2008/QĐ-TTg, dự án ADB pha 2
cho chè và các nguồn khác;
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu chè VietGAP, chè an toàn để hình thành thị trường
chè an toàn.
- Chọn tổ chức làm điểm theo hướng gắn sản xuất với chế biến, giám sát, chứng nhận, xây
dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm có chứng nhận chè an toàn.
- Các tổ chức chứng nhận, các tổ chức hỗ trợ phát triển triển khai các kế hoạch như đã trình
bày trong hội thảo.
- Thành lập Nhóm công tác về phát triển chè an toàn và bền vững.
2.3. Hội thảo lần 3 ngày 26.12.2010
Hội thảo lần 3 là hoạt động nằm trong kế hoạch của diễn đàn, nhằm tổng kết các hoạt động
năm 2010 và kết hợp với các hoạt động trong khuôn khổ Festival Chè được tổ chức Tại Lâm
Đồng. Cùng với Festival Chè, Hội thảo tiếp tục xúc tiến các hoạt động hỗ trợ sản xuất bền vững
và an toàn tại Lâm đồng. Hội thảo cũng sẽ là dịp các thành viên diễn đàn trao đổi về phương
hướng và kế hoạch hoạt động trong năm 2011 và tiếp tục kêu gọi sự đồng tình và tham gia hưởng
ứng vào Diễn đàn vì sự nghiệp chung của ngành: Sự nghiệp phát triển bền vững.
3. Các hoạt động của các thành viên Diễn đàn trong năm 2010.
3.1. Các hoạt động của Cơ quan quản lý trung ương:
- Cục BVTV đã kết hợp với Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) ban hành danh mục thuốc BVTV
dành riêng cho chè.
- Cục chế biến TM NLTS và nghề muối đã phối hợp với các Chi cục quản lý chất lượng NLS
và thủy sản tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng VSATTP của
các cơ sở chế biến chè tỉnh Yên Bái, Phú Thọ.
- Cục Trồng trọt tiếp tục điều phối và tham vấn vào các hoạt động phát triển chè an toàn của
Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
3.2. Các hoạt động của địa phương:
o QSEAP Yên Bái đã và đang phối hợp cùng chi cục BVTV và các doanh nghiệp sản xuất
chế biến chè Yên Bái xây dựng bộ danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè tại
Yên Bái
o QSEAP Yên Bái đã lập đề cương, dự toán chi tiết và hồ sơ đấu thầu gói thầu “quy hoạch
vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020” và đang triển khai đấu thầu
lựa chọn tư vấn rộng rãi trong nước.
o QSEAP Yên Bái đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp trồng thay thế 210 ha chè già cỗi
bằng giống chè lai LPD1, LPD2 theo qui trình sản xuất chè an toàn và áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất.
o QSEAP Phú Thọ và Thái Nguyên đang nghiên cứu các mô hình thí nghiệm và sẽ đưa vào
triển khai các hoạt động trong năm 2011
3.3. Các hoạt động của các tổ chức hỗ trợ phát triển
- Vitas đã làm việc với các tỉnh sau:
o Thái Nguyên: cùng thực hiện các hoạt động:
Hỗ trợ công tác tuyên truyền sản xuất chế biến chè an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật.
Đẩy mạnh tiêu dùng chè nội địa.
Quy hoạch chung về chè của Tỉnh và quy hoạch của các doanh nghiệp.
Quản lý và quảng bá nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên.
o Tuyên Quang: đạt được sự đồng thuận về các vấn đề:
Tăng sản lượng và chất lượng trong toàn Tỉnh, thay đổi giống mới, kiểm soát việc bán
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất chè đúng quy
trình VSATTP, thận trọng cấp phép xây dựng nhà máy mới trên địa bàn Tỉnh. Xem xét
việc xóa các lò quay, bom quay của các hộ dân không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực
phẩm để bảo vệ uy tín của thương hiệu chè Tuyên Quang.
Thí điểm cơ chế góp vốn vào nhà máy của nông dân. Phối hợp với Hiệp hội Chè và các
doanh nghiệp tăng cường sử dụng các giống chè mới, tích cực ủng hộ các dự án do
Hiệp hội giới thiệu cho các doanh nghiệp
- SNV đã kết hợp cùng Vitas cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp cho người dân trồng chè
tỉnh Lai Châu.
- SNV đã có buổi làm việc với Sở NN và PTNT tỉnh Hà Giang để triển khai các hoạt động
cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ Tỉnh và các doanh nghiệp đăng ký
bảo hộ nguồn gốc địa lý và xây dựng thương hiệu chè Hà Giang.
- Spin đã tiến hành đánh giá tình trạng sử dụng nhiệt và điện năng trong quá trình sản xuất của
5 công ty và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, cải tiến công nghệ để giảm chi phí trong quá trình
sản xuất, đồng thời xác định các nội dung/hoạt động/công nghệ cần được cải tiến để nâng cao
chất lượng và quảng bá sản phẩm( phối hợp với QSEAP Yên Bái)
- Solidaridad đã phối hợp với QSEAP Yên Bái và Thái Nguyên thực hiện lớp tập huấn cho các
giảng viên của Tỉnh về sản xuất chè bền vững có chứng nhận UTZ và VietGap.
- Solidaridad đã và đang hỗ trợ thực hiện ngiên cứu điều kiện triển khai VietGAP, CheViet và
rà soát lại các tiêu chuẩn quốc gia. Đề xuất các sửa đổi, cải thiện để nâng cao điều kiện tiếp
cận vào thưc tế của các tiêu chuẩn quốc gia.
- Hiệp hội Chè Việt Nam(Vitas), Solidaridad cùng QSEAP Yên Bái đã và đang hỗ trợ và tư vấn
3 công ty chè Liên Sơn, Văn Hưng, Nghĩa Lộ thực hiện tổ chức nông dân và nhà máy chế
biến thực hiện sản xuất chè an toàn và bền vững được chứng nhận UTZ CERTIFIED.
- Rainforest Alliance đã tổ chức các cuộc họp và làm việc nhằm giới thiệu về Rainforest
Alliance và các hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở đề nghị của các tổ chức kinh doanh và tổ
chức sản xuất chè tại Việt Nam.
- Rainforest Alliance cũng đã cung cấp các tài liệu đã dịch sang tiếng Việt liên quan đến công
tác cấp chứng nhận của Rainforest Alliance cho các cơ quan tổ chức quan tâm đến Bộ tiêu
chuẩn.
3.4. Các hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học, khuyến nông
- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực ngành Chè đã kết hợp với QSEAP Yên
Bái nhằm tổ chức một số khóa đào tạo về quản lý và kỹ thuật cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ
của các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái.
- SNV đang kết hợp với NOMAFSI và các tổ chức khuyến nông hỗ trợ doanh nghiệp Hà Giang
thực hiện tiêu chuẩn VietGAP.
- NOMAFSI tham gia vào nhiều chương trình đào tạo và hội thảo tại các tỉnh trông chè, cung
cấp các thông tin bổ ích cho người trồng chè và các cơ quan hữu quan.
3.5. Các hoạt động của các doanh nghiệp
- Công ty TNHH MTV Phú Bền đã tổ chức và cung cấp một đội chuyên phun thuốc trừ sâu,
cung cấp thuốc trừ sâu được phê duyệt miễn phí, sử dụng chủ yếu thuốc trừ sâu sinh học (do
các nước không phải là Trung Quốc sản xuất)
- Công ty TNHH MTV Phú Bền cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn bao gồm cả lý thuyết và thực
hành cho hơn 400 người dân trồng chè ở các vùng lân cận công ty.
- Tháng 6/2010, Công ty TNHH MTV Phú Bền đã áp dụng và đạt chứng nhận Rainforest.
Tháng 10/2010, Rainforest Alliance đã thực hiện kiểm toán chứng nhận đối với Phú Bền.
- Ba công ty chè lớn tại Yên Bái là Liên Sơn, Nghĩa Lộ, Văn Hưng đã bước đầu tham gia vào
các hoạt động phát triển bền vững bằng việc cam kết thực hiện các quy trình này.
4. Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới
Ngoài những hoạt động đã được đề xuất trong phiên họp lần thứ 2, các thành viên Diễn đàn
sẽ tiếp tục xúc tiến các hoạt động cụ thể sau:
- Đối với các cơ quan quản lý:
o Hiệp hội chè(Vitas) sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, bổ sung và
ban hành các văn bản quản lý về sản xuất, chế biến chè an toàn, tổ chức tuyên truyền phổ
biến và kiểm tra thực hiện tại các tỉnh thí điểm như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm
Đồng, Sơn La.
o Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức kiểm tra các cơ sở chế
biến chè và có biện pháp xử lý khi không đủ điều kiện chế biến tại 3 tỉnh: Thái Nguyên,
Lâm Đồng, Hà Giang.
o Đưa các kết quả kiểm tra của các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ ra rút kinh nghiệm và có biện
pháp quyết liệt đối với các đơn vị chưa đạt yêu cầu cũng như có biện pháp tuyên truyền
chính thức.
- Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học, khuyến nông - gắn liền với các nguồn tài chính
o Đề nghị Xây dựng tài liệu kỹ thuật về sản xuất chè an toàn đồng bộ và ban hành trong cả
nước, tránh tình trạng mỗi đơn vị một loại và mỗi N.G.O lại làm một khác.
o Tổ chức tập huấn; kết hợp với các N.G.O làm tại các tỉnh trọng điểm nêu trên.
o Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với người nông
dân và doanh nghiệp chế biến về sản xuất chè an toàn.
- Đối với các Địa phương
o Tiếp tục làm việc với các lãnh đạo các tỉnh (Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Nghệ An…) về
quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn. Chọn tổ chức làm điểm tại các Doanh nghiệp hội
viên lớn theo hướng gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến, giám sát, chứng nhận quy
trình sản xuất an toàn, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm có chứng nhận chè an
toàn.
- Đối với các doanh nghiệp chế biến
o Tuyên truyền doang nghiệp chủ động tự cải thiện điều kiện chế biến theo Quy chuẩn kỹ
thuật đã được Nhà nước ban hành;
o Hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp sản xuất chè an toàn thích hợp với khả
năng đơn vị như VietGAP, UTZ, RFA.
a. QSEAP Yên Bái:
- Triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Yên Bái
- Tiếp tục hỗ trợ 3 doanh nghiệp thực hiện chức nhận chứng chỉ UTZ và 3-5 nhóm hộ được
chứng nhận VietGAP.
- Triển khai các hoạt động để xây dựng mô hình mẫu về sản xuất chè an toàn, chất lượng bao
gồm cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kiểm nghiệm, đóng gói, quảng bá sản phẩm trên thị
trường quốc tế và trong nước.
- Hỗ trợ trồng thay thế giống cho 350-400 ha chè già cỗi bằng giống chè mới.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và đổi mới hệ thống quản lý nội bộ.
- Phối hợp cùng Solidaridad, Spin, Vitas trong hỗ trợ doanh nghiệp các hoạt động về đào tạo,
nâng cao năng lực, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, từ đó hình thành sự liên kết giữa sản
xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm và phát triển thị trường.