Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bài giảng quyền thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.64 KB, 78 trang )

Bài 7
QUYỀN THỪA KẾ


QUYỀN THỪA KẾ
I.

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ

II.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT THỪA KẾ
CỦA VIỆT NAM

III.

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA QUYỀN THỪA
KẾ

IV.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

V.

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

VI.

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


VII.

THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ

1.

Khái niệm thừa kế

2.

Khái niệm quyền thừa kế

3.

Bản chất của quyền thừa kế


1. Khái niệm thừa kế
“Thừa” và “kế” đều có nghĩa là tiếp nối, tiếp tục. Khi nói
đến thừa kế, tức là nói đến việc chuyển tài sản của
người chết sang cho người còn sống để tiếp tục phát
triển khối tài sản này.
Thừa kế là việc là sự chuyển dịch tài sản của người chết
cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp
luật.



1. Khái niệm thừa kế (tt.)
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện
đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài người. Quan hệ thừa kế và
quan hệ sở hữu có mối quan hệ qua lại với nhau. Quan
hệ sở hữu chính là tiền đề làm xuất hiện quan hệ thừa
kế. Ngược lại, quan hệ thừa kế chính là điều kiện duy trì
quan hệ sở hữu.


2. Khái niệm quyền thừa kế
Theo nghĩa khách quan: quyền thừa kế là pháp luật về
thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định
trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những
người còn sống.
Theo nghĩa chủ quan: là quyền của người để lại di sản
và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này
phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung
và pháp luật thừa kế nói riêng.


3. Bản chất của quyền thừa kế
Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu,
hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội.
Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người
sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất.


II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT THỪA
KẾ CỦA VIỆT NAM


Sinh viên tự đọc giáo trình


III. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA QUYỀN
THỪA KẾ
1.

Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân

2.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế

3.

Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài
sản, người hưởng di sản

4.

Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong
gia đình


1. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá
nhân
Quyền thừa kế của công dân là một quyền hiến định,
BLDS 2005 cụ thể hóa các quyền này của công dân tại
phần thứ tư.

Tại Đ 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) được
pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người
chết để lại.


2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa một phần các nguyên
tắc cơ bản của Hiến pháp 1992 tại Đ 52 và Đ 5 BLDS
2005.
Tại Đ 632 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng
về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và
quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.


3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của
người có tài sản, người hưởng di sản
Nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thi việc thừa
kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của
người có tài sản mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý
nguyện của mình trong việc phân chia di sản thuộc
quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, việc định đoạt
của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp quy
định tại Đ 669 BLDS.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường
hợp việc từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ
về tài sản với người khác quy định tại khoản 1, Đ 642

BLDS. Khi nhận di sản, người thừa kế phải thực hiện
nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi di sản đã
nhận.


4. Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết
trong gia đình
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định diện và hàng thừa kế theo pháp luật trên cơ sở
huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo
vệ người đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao
động.


IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
1.

Người để lại di sản thừa kế

2.

Người thừa kế

3.

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

4.

Di sản thừa kế


5.

Người quản lý di sản

6.

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của
nhau mà chết cùng một thời điểm

7.

Những người không được hưởng di sản

8.

Thời hiệu khởi kiện về thừa kế


1. Người để lại di sản thừa kế
Là cá nhân sau khi chết có tài sản để lại cho người khác
thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không
thể là các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, đối với người để lại di sản theo di chúc phải
thỏa mãn các điều kiện nhất định của một di chúc có
hiệu lực pháp luật.
Người để lại thừa kế là cá nhân chết hoặc bị tòa án
tuyên bố là đã chết.



2. Người thừa kế
Là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ
có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc chủ
thể khác của quan hệ pháp luật dân sự.


2. Người thừa kế (tt.)
• Tại Đ 635 BLDS quy định: “Người thừa kế là cá nhân
phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong
trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ
chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế”.


2. Người thừa kế (tt.)
Điều kiện để được hưởng thừa kế:
Người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời
điểm mở thừa kế.
Người thừa kế được sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết.
Người thừa kế phải là cá nhân không rơi vào các
trường hợp không được hưởng di sản thừa kế tại
khoản 1, Đ 643 BLDS.



2. Người thừa kế (tt.)
Nghĩa vụ của người thừa kế (Đ 637):
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người
chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ
tài sản do người chết để lại được người quản lý di
sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa
kế.
Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để
lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản
mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức
hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa
kế là cá nhân.


2. Người thừa kế (tt.)
Quyền của người thừa kế (Đ 642):
Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo
di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ
trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực
hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn

bản; người từ chối phải báo cho những người thừa
kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản,
cơ quan Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc
từ chối nhận di sản.
Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày
mở thừa kế. Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu
không từ chối nhận di sản thi được coi là đồng ý nhận
thừa kế.


3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

a.

Thời điểm mở thừa kế

b.

Địa điểm mở thừa kế


a. Thời điểm mở thừa kế

Tại khoản 1, Đ 633 BLDS quy định: “Thời điểm mở thừa
kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp
Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở
thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2, Đ 81 của Bộ
luật này”.



b. Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2, Đ 633 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi
cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế
là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”.


4. Di sản thừa kế

Tại Đ 634 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác”.


5. Người quản lý di sản
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di
chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra
(khoản 1, Đ 638).
Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý
di sản và những người thừa kế chưa cử được người
quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản
lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và
di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quản lý.



×