Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.56 KB, 75 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
------
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay đất nước chúng ta đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Tổ
chức thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO là minh chứng hùng hồn cho sự
vươn lên của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước ta đang tiến đến một vị
thế mới, hòa cùng nhịp độ phát triển của các nước bạn. Tất nhiên, khi Việt Nam
tham gia vào thương trường thế giới bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp nhiều khó
khăn và thách thức. Là một huyện của tỉnh An Giang, Phú Tân đã và đang náo nức
bước vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế hội nhập.
Góp phần to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế, đồng thời là cầu nối giúp
cho nền kinh tế vận hành liên tục, không gián đoạn đó chính là nhờ vào hoạt động
của các tổ chức tín dụng trung gian, hay nói cách khác đó là sự góp mặt của các
ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hoạt động rộng khắp trên tất cả các tỉnh -
thành phố trong cả nước. Hoạt động của các ngân hàng này hướng vào mục tiêu
lợi nhuận và hoạt động theo sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước. Hiện nay hệ
thống ngân hàng thương mại rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau
như: ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
liên doanh, ngân hàng nước ngoài…Sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại
và luật đầu tư nước ngoài thông thoáng đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng và phát
triển của các ngân hàng thương mại. Trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển và
hội nhập, các ngân hàng thương mại càng cố gắng phát huy thế cạnh tranh bằng
nhiều hình thức dịch vụ với nhiều sản phẩm mới đa dạng phong phú để đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng. Điều kiện tiên quyết ở mỗi ngân hàng là làm sao để sử
dụng nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân cũng đứng
trước bối cảnh nền kinh tế đổi mới với nhiều thử thách. Tuy chỉ là ngân hàng
huyện nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngân hàng trong sự phát triển


nền kinh tế tỉnh nhà. Ngân hàng chứa đầy tiềm năng và hứa hẹn cho sự phồn thịnh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
và phát triển về kinh tế. Để cạnh tranh và tồn tại thì nguồn vốn ngân hàng thực sự
có vai trò quan trọng. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là việc quản lý nguồn vốn,
sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả tối đa.
Hơn bao giờ hết việc sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Phú Tân chiếm một vai trò quan trọng thiết thực đến họat động
của chính ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHNo &
PTNT huyện Phú Tân đã mang lại hiệu quả thiết thực vào sự phát triển kinh tế của
đại phương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhiều hạn chế cần tiếp tục
nghiên cứu để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. Đây chính
là nguyên nhân tôi chọn đề tài:“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân” để làm luận văn tốt
nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Căn cứ khoa học khi nghiên cứu đề tài này chính là mục tiêu phát triển, hoạt
động sử dụng vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NHNo &
PTNT huyện Phú Tân.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phú Tân có ảnh
hưởng đến toàn hệ thống. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để ra quyết
định cho kỳ kinh doanh tiếp theo, là công cụ quản lý ngân hàng. Thêm vào đó,
hiệu quả họat động kinh doanh phản ánh phản ánh sự tương xứng giữa mục tiêu và
tình hình thực hiện kinh doanh, là thước đo sự phát triển của chi nhánh và toàn hệ
thống ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân hoạt động
theo định huớng phát triển kinh tế của huyện. Ngân hàng đã có những đóng góp to
lớn, thiết thực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì vậy tôi đã nghiên

cứu hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân trong ba năm
qua ( 2004 – 2006).
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân đã và đang
nỗ lực phấn đấu để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên
cạnh những thành quả đạt được vẫn tồn tại nhiều nhiều hạn chế cần tiếp tục nghiên
cứu để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, mục tiêu
chung khi nghiên cứu đề tài này là thấy được hiệu quả sử dụng vốn của NHNo &
PTNT huyện Phú Tân và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong môi trường
kinh tế hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài, tôi đã đi đến cụ thể từng mục tiêu
như sau:
− Phân tích sơ lược tình hình nguồn vốn và tài sản của ngân
hàng: Như chúng ta dã biết tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố rất quan trọng phản
ánh quy mô hoạt động của một ngân hàng. Sự cân đối tài sản và nguồn vốn là một
nhân tố thiết yếu. Sự cân đối này không mang tính chất tuyệt đối mà nó là một sự
tương đối. Với một cơ cấu tài sản như thế nào xem là thích hợp? Và việc sử dụng
tài sản như thế nào để mang lại một nguồn lợi nhuận thích đáng nhưng vẫn an
toàn? Tất cả đòi hỏi nhà quản trị phải có một cách nhìn thật toàn diện dựa trên sự
tương xứng tài sản và nguồn vốn để hoạt động của ngân hàng hiệu quả, an toàn và
năng động.
− Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: tín dụng là hoạt động chủ yếu
của bất kỳ NHTM nào. Trong chiến lược phát triển của NNNo & PTNT huyện Phú
Tân thì hai mục tiêu chính là huy động vốn và chất lượng tín dụng. “Chất lượng tín
dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một ngân hàng”. Hiệu
quả hoạt động tín dụng là kết quả của một quá trình hoạt động, là kết tinh của sự

năng nỗ, hiểu biết của nhân viên tín dụng cùng với khả năng dự đoán của nhà quản
trị. Thêm vào đó, huyện Phú Tân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Vì vậy sự phát
triển của nền kinh tế nông nghiệp rất được Nhà nước quan tâm. Vai trò chính của
hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT huyện Phú
Tân nói riêng là tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông
dân với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng cần thấy được ưu thế của mình trong quá trình
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
phát triển và hội nhập để vận dụng phát huy một cách tối đa. Phát triển đúng định
hướng và mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho ngân hàng là điều mà toàn thể
NHNo & PTNT Phú Tân đã và đang thực hiện. Bên cạnh những điểm mạnh là
những điểm yếu mà ngân hàng cần phải phát hiện và khắc phục để thật sự vững
vàng trước những đối thủ cạnh tranh.
− Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng và những cơ
hội, đe dọa từ môi trường kinh doanh.
− Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại ngân hàng: Từ thực tế bản thân của ngân hàng, cũng như những yếu tố của
môi trường cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao chất lượng tín dụng để
mang lại lợi nhuận. “Agribank mang phồn vinh đến mọi nhà” đó là mục tiêu của
NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Phú Tân nói riêng. Để đạt
được điều đó đòi hỏi phải có một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của ngân
hàng. Trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển bền vững
ngân hàng cần có những phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu
quả. Làm thế nào để Agribank đồng hành cùng sự ấm no mọi nhà, làm thế nào để
Agribank hội nhập và phát triển. Đó là những trăn trở, thổn thức và nó cần cả một
nghệ thuật kinh doanh quản lý của các nhà quản trị để đạt được điều đó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, các thông tin chủ yếu thu thập từ phòng
Tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân. Bên cạnh đó các thông tin từ môi

trường kinh tế của địa phương chủ yếu là qua sách báo và các văn bản. Đây là giới
hạn về không gian nghiên cứu của bài viết.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Các thông tin sử dụng trong bài viết là những số liệu phản ánh quá trình
hoạt động của NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004 – 2006). Tuy
nhiên nguồn số liệu chưa thật đầy đủ nên những kết luận về vấn đề nghiên cứu sẽ
có nhiều hạn chế.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tại NHNo
& PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004 – 2006) qua một số chỉ tiêu chủ yếu.
Đồng thời đánh giá sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của
NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004- 2006).
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có sự tham khảo một vài đề tài tốt
nghiệp. Tôi đã tiếp thu được những giá trị thiết thực từ những đề tài này, góp phần
cho đề tài tôi thực hiện được hoàn thiện hơn.
− Đề tài tốt nghiệp “Nâng cao vai trò tín dụng NHNo & PTNT
huyện Phú Tân nhằm góp phần hạn chế cho vay nặng lãi nông thôn” của Huỳnh
Đức Pháp: Bài viết nghiên cứu và làm rõ thực trạng của tín dụng chính thức và tín
dụng không chính thức ở huyện. Với đề tài này tôi đã có thêm những thông tin về
hoạt động tín dụng của ngân hàng (2003-2005) cũng như sự tồn tại và phát triển
của hoạt động cho vay nặng lãi tại địa phương. Trên cơ sở đó tôi sẽ có cái nhìn
chính xác hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng và vai trò thiết thực của ngân
hàng trong việc hạn chế tình hình cho vay nặng lãi tại địa phương. Đây thật sự là
một nguồn thông tin bổ ích mà tôi đã tiếp thu.
− Đề tài tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cung ứng vốn hộ sản
xuất tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân” của Thái Thị Thu Cúc: Phú Tân – một
huyện thuần nông vì vậy vốn tín dụng thực sự là đòn bẩy khai thác các tiềm năng

kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và
tạo điều kiện hình thành thị trường hàng hóa ở nông thôn. NHNN Việt Nam đã
ban hành các cơ chế, nhiệm vụ tương đối hoàn chỉnh triển khai đến các tỉnh,
huyện, thị xã nhằm mục đích là chuyển hướng đầu tư nông thôn và cho vay trực
tiếp đến hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đề tài này tôi nắm bắt được thực trạng huy
động vốn và cho vay (2002-2004) của ngân hàng trước những biến động về sản
xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất.
− Các văn bản, tài liệu của ngân hàng như: sổ tay tín dụng, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2004, 2005 và 2006.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
------
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1.Nguồn vốn của ngân hàng
2.1.1.1.Khái niệm nguồn vốn ngân hàng
Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng hoạt động kinh doanh mà còn góp
phần trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói
riêng cũng như sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung.
Từ đó ta có khái niệm nguồn vốn ngân hàng như sau: “Nguồn vốn của ngân
hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu
tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng”.
2.1.1.2. Các loại nguồn vốn của ngân hàng
− Tiền gửi của kho bạc nhà nước: khi kho bạc thu về ngân sách,
chưa có nhu cầu sử dụng thì Kho bạc có thể gửi tại các ngân hàng thương mại. Khi
đó nguồn tiền gửi này hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
− Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao
gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của

ngân hàng (theo qui định của ngân hàng trung ương. Vốn này được tạo ra trong
quá trình kinh doanh tiền tệ hoặc do các cổ đông đóng góp (ngân hàng cổ phần)
hay do ngân sách cấp (ngân hàng quốc doanh). Vốn điều lệ là điều kiện pháp lí cơ
bản và đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo đối với
các khoản nợ khách hàng.Vì thế, quy mô của vốn điều lệ hay vốn tự có của ngân
hàng thương mại là yếu tố quyết định quy mô và khả năng hoạt động kinh doanh
của một ngân hàng.
− Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng
thương mại để hoạt động. Ngân hàng thương mại bằng nhiều hình thức có thể huy
động từ tiền nhàn rỗi nhằm trong dân chúng và các doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền nhàn rỗi phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
vốn tiền nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa
có nhu cầu sử dụng hoặc dùng cho những mục tiêu định sẵn trong tương lai.
+ Tiền gửi dân cư: gồm có:
Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Được chia
làm hai loại: tiền gửi tài khoản có kỳ hạn và tài khoản không có kỳ hạn.
Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, mục đích chính là
khách hàng hưởng những tiện ích của dịch vụ ngân hàng.
Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác…
− Tiền vay từ ngân hàng nhà nước: Các ngân hàng thương mại có
thể vay tiền của ngân hàng nhà nước để giải quyết kịp thời những khó khăn về tài
chính. Ngân hàng nhà nước với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng thương
mại sẽ cho các ngân hàng thương mại vay bằng cách chiết khấu hoặc tái chiết
khấu, hay bằng cách cầm cố các chứng từ có giá.

− Tiền vay tại các ngân hàng thương mại khác: trong lúc khó
khăn do thiếu vốn hoạt động cho vay hay đầu tư thì các ngân hàng thương mại có
thể vay vốn lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc có thể vay trực
tiếp từ ngân hàng khác.
− Các quỹ của ngân hàng: Một ngân hàng có thể trích lập nhiều
loại quỹ theo qui định của pháp luật như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự
phòng bù đắp rủi ro, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…để hình thành nguồn vốn
cho ngân hàng.
2.1.2. Khái niệm tài sản
Tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Các tài
sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Phân loại tài sản
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại khi được sử dụng sẽ thể hiện thành tài
sản trong ngân hàng. Các loại tài sản của ngân hàng bao gồm:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
− Tiền mặt: Là khoản tiền mà ngân hàng thương mại để tại kho
quỹ của mình nhằm để đáp ứng nhu cầu vay vốn và rút tiền đột xuất của khách
hàng.
− Kim loại quí: Là khoản giá trị của kim loại quí được dự trữ tại
ngân hàng.
− Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước gồm: Tiền dự trữ bắt buộc và
tiền dự trữ để thanh toán.
+ Dự trữ bắt buộc là số tiền ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng
thương mại phải thường xuyên duy trì theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền
huy động được. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân
hàng nhà nước trong từng thời kì nhất định. Khoản dự trữ này ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán cũng như chi phí của ngân hàng thương mại.
+ Dự trữ thanh toán để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán trong quan hệ giao
dịch giữa các ngân hàng. Số tiền gửi thanh toán này, gửi tại ngân hàng nhà nước

nhằm để thực hiện các khoản thanh toán bù trừ giữ các ngân hàng thươngmại với
nhau trong quá trình tổ chức thanh toán cho khách hàng của họ.
− Trái phiếu kho bạc: Các ngân hàng thương mại dùng nguồn vốn
của mình để đầu tư vào trái phiếu kho bạc. Mặc dù khả năng sinh lời của trái phiếu
này không cao nhưng đây là khoản đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất.
− Tiền gửi và tiền cho vay các ngân hàng khác: Khi ngân hàng
huy động được nhiều vốn nhưng chưa tìm được nhiều khách hàng có độ tín nhiệm
cao thì có thể tìm cách gửi hoặc cho vay lại các ngân hàng thương mại khác để thu
lại phần tiền lãi mà nó có thể bù đắp được chi phí chi trả lãi tiền gửi. Ngoài ra,
trong quan hệ giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng với nhau buộc các ngân
hàng thương mại phải mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng khác.
− Cho vay khách hàng: Đây là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng
thương mại. Nguồn vốn hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu
tư của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nghiệp
vụ này vẫn còn là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy
nhiên thì nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là
nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
− Đầu tư góp vốn, liên doanh, mua cổ phần: Ngân hàng thương
mại cũng có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư góp vốn liên doanh, hay
mua cổ phần của các tổ chức tín dụng hay các công ty. Đây cũng là một trong
những hoạt động tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thương mạicũng cần
đa dạng các hình thức đầu tư của mình nhằm để gia tăng lợi nhuận cũng như nhằm
phân tán mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
− Tài sản cố định và các tài sản khác: Ngân hàng thương mại
cũng giống như các doanh nghiệp khác cần phải có đất đai nhà cửa, trụ sở để hoạt
động. Ngân hàng thương mại dùng phần vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của mình để
đầu tư vào tài sản cố định và các máy móc thiết bị để đảm bảo hoạt động của
mình.

2.1.2.2.Ý nghiã của việc sử dụng vốn ngân hàng
Sử dụng vốn là một tiêu chí tổng hợp để đánh giá hoạt động, kết quả kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng có thể hữu
hình như tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng,
phần trăm thị phần chiếm được.
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu
với những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn nhu cầu về
lợi nhuận, mặt khác họ phải đối phó với những qui định, chính sách của Ngân
hàng Nhà nước về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế
nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro có thể chấp nhận
được mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các qui định của ngân hàng nhà nước và
thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, nguồn vốn trong ngân
hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng và hiệu quả sử dụng vốn là thước đo chuẩn
xác để các nhà quản trị ngân hàng có thể xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng
trưởng, xem xét các khoản tiên gửi và tiền vay để cân đối hợp lý. Đồng thời cũng
giúp các nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả
đạt được, về cơ cấu tăng trưởng và về các nhân tố tác động đến hoạt động của
ngân hàng.
2.1.3. Nguyên tắc cho vay
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Nguyên tắc cho vay nhằm đảm bảo cho họat động của ngân hàng thực hiện
một cách đều đặn, không bị gián đoạn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể
xảy ra cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng cần phải theo các nguyên tắc sau:
− Vốn vay phải có đảm bảo. Mục đích đảm bảo tín dụng là để tổ
chức cho vay thu hồi nợ.
− Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong
giấy vay vốn.
− Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.

2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
Vốn huy động/ tổng nguồn vốn: Cho biết khả năng huy động của ngân
hàng. Đối với ngân hàng thương mại thì khả năng huy động nhỏ hoặc bằng 20 lần
vốn tự có là an toàn.
Hệ số thu nợ: (%)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì kinh doanh nào đó từ một đồng
doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ
càng lớn được đánh giá càng tốt.
Vòng quay tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợ
nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Vòng quay tín dụng =
Dư nợ bình quân
Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Tổng dư nợ cho từng loại cho vay
Dư nợ quá hạn cho từng loại cho vay
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đối
với ngân hàng thương mại càng nhỏ thì càng tốt. Ngân hàng kinh doanh có hiệu
quả.
Dư nợ/ vốn huy động
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân
hàng. Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho

vay của ngân hàng không.
Tỷ số này <1: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay,
ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác.
Tỷ số này > 1: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung
bằng nguồn vốn khác.
Tỷ số này = 1: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay.
Dư nợ/ tổng tài sản:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trung của ngân hàng đối với từng khoản
cho vay. Đây cũng là tỷ số dùng để đánh giá hiệu quả của một đồng tài sản. Tỷ số
này càng lớn càng tốt đối với ngân hàng thương mại.
Lợi nhuận/ tài sản có
Hệ số ROA cho biết từ 1 đồng tài sản được sử dụng sẽ đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn thì càng tốt vì ngân hàng sử dụng vốn có hiệu
quả. Ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lí.
Tổng chi phí trên Tổng thu nhập:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 11
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Tổng chi phí
Tổng chi phí/Tổng thu nhập =
Tổng thu nhập
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập, đo

lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này nhỏ hơn 1,
nếu chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có
nguy cơ phá sản trong tương lai.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thu thập số liệu
2.2.1.1. Xác định nội dung thông tin
Nội dung thông tin được xác định căn cứ vào mục đích nghiên cứu và phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
− Thích đáng: Số liệu thu thập phải phù hợp và đáp ứng dược
mục tiêu nghiên cứu.
− Chính xác: Đúng sự thật
− Kịp thời: Thông tin phải phục vụ đúng thời gian qui định
2.2.1.2. Nguồn số liệu:
Là số liệu thứ cấp: Là các thông tin đã có sẵn, có thể được thu thập từ các
nguồn sau:
+ Số liệu nội bộ: Được ghi chép cập nhật thường xuyên như số liệu từ báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động của phòng Tín dụng, phòng
Kế toán - Ngân quỹ, tình hình tài chính của đơn vị, bảng Cân đối kế toán
+ Số liệu từ các ấn phẩm của Nhà nước: Là các thông tin về kết quả sản xuất
nền kinh tế do cơ quan thống kê Nhà nước phát hành.
+ Số liệu từ các ấn phẩm khác: Thông tin từ báo, tạp chí chuyên ngành.
2.2.2. Các phương pháp thu thập thông tin
− Phương pháp tổng hợp: Những số liệu thu thập được từ quá
trình điều tra rất rời rạc nên khó quan sát để rút ra kết luận. Do đó sau khi điều tra
thống kê chúng ta tiến hành tổng hợp những tài liệu thu thập được trong điều tra
và trình bày dưới những hình thức phù hợp và có hệ thống. Nhiệm vụ cơ bản của
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
tổng hợp thống kê là làm cho các đặc trưng riêng biệt trên từng đơn vị bước đầu
chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể.

− Phương pháp phân tích: qua quá trình phân tích các số liệu điều
tra và tổng hợp được sẽ phản ánh những nội dung còn tiềm ẩn trong những con số
cụ thể. Các phương pháp phân tích chuyên môn như:
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là nguồn tài liệu đầu tiên để
tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, là cơ sở để tính các chỉ tiêu quan hệ khác
được biểu hiện bằng số tương đố, số bình quân. Đây cũng là căn cứ quan trọng để
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Số tuyệt đối là loại chỉ
tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu và gắn liền với điều
kiện về thời gian, không gian cụ thể.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh
giữa các mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của
các hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, biểu hiện sự biến
động của từng hiện tượng xét về mặt tỷ lệ. Biến động của dãy số thời gian được
xem như là kết quả hợp thành của 4 yếu tố xu hướng, thời vụ, chu kỳ và ngẫu
nhiên.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ TÂN
------
3.1.TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHÚ TÂN
Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, nằm giữa và chạy
dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
− Phía Bắc giáp với huyện Tân Châu.
− Phía Nam giáp với huyện Châu Thành ngăn cách bởi sông Vàm
Nao.
− Phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền.
− Phía Tây giáp với huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu.

Huyện Phú Tân là một trong những huyện trọng điểm về phát triển nông
nghiệp của tỉnh, sản phẩm chủ yếu là lúa, thủy sản và chăn nuôi gia súc.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 80,13% diện tích đất tự nhiên,
nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Thêm vào đó nguồn thủy sản khá phong phú như cá tra, cá basa…Nguồn lao động
nông nghiệp trẻ dồi dào, nhạy bén tiếp thu kỹ thuật mới trong sản xuất. Tất cả
những ưu thế trên tạo ra tiền đề cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp của huyện.
3.2.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ TÂN
3.2.1.Lịch sử hình thành
- Tên gọi trong giao dịch :Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam (chi nhánh huyện Phú Tân).
- Tên gọi trong quan hệ quốc tế : AGRIBANK
- Tên viết tắt: VBARD (VietNam Bank for Agriculture and Rural
Development)
Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập trong phạm vi
cả nước gồm: ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung ương, 38 chi nhánh Tỉnh và
Thành phố, 475 chi nhành huyện với tổng biên chế 36.000 người. Ngày
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
14/11/1990, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 400/CP đổi tên thành Ngân
hàng nông nghiệp Viiệt Nam. Đến ngày 15/10/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký quyết định 280/QĐ –
NH5 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam .
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang được thành
lập theo quyết định số 53/NH-TCCB ngày 14/07/1988, gồm 8 huyện thị trong đó
có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo & PTNT) huyện Phú
Tân.
NHNo & PTNT huyện Phú Tân thực hiện hoạt động tín dụng cho vay, huy

động vốn chủ yếu phục vụ cho các đối tượng trong toàn huyện bao gồm 17 xã và
02 thị trấn. Cũng giống như các NHNo khác, NHNo & PTNT huyện Phú Tân hoạt
động chủ yếu là thực hiện tín dụng nông thôn, cho vay các công ty TNHH, Doanh
nghiệp tư nhân, HTX vừa và nhỏ. Ngoài hoạt động tín dụng cho vay, NHNo &
PTNT huyện Phú Tân còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn thông qua các
hình thức: Nhận tiền gửi tiếp kiệm có kỳ hạn , không kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu.
Mặt khác, Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ như: mở tài khoản thanh toán,
chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối TRANS SAIGON, VINA USA, WESTERN
UNION, thanh toán ngoại tệ bằng USD…đi các nơi trong nước và ngoài nước.
3.2.2.Vai trò và chức năng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân:
3.2.2.1.Vai trò
Đối với nước ta, nền kinh tế nông nghiệp là trọng điểm. Vì vậy, sự phát triển
của nền kinh tế nông nghiệp rất được Nhà Nước quan tâm. Một trong những chính
sách rót vốn cho nông nghiệp được Nhà Nước giao là một vai trò hoạt động của hệ
thống NHNo & PTNT Việt Nam. Thế là hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam ra đời
để thực hiện vai trò Nhà Nước giao đó là tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của hộ nông dân với lãi suất ưu đãi .
NHNo & PTNT huyện Phú Tân , tỉnh An Giang ra đời và hoạt động có vai
trò đã được xác định chung như trên. Qua những năm hoạt động , NHNo & PTNT
huyện Phú Tân đã thực hiện rất tốt vai trò của mình. Ngân hàng đã cung cấp cho
các hộ sản xuất, hộ nông dân những khoản chi phí quan trọng cho việc mua phân
bón, giống, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản …để mở rộng sản xuất nông
nghiệp, thâm canh tăng vụ và hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Cho đến nay số
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
lượng các hộ sản xuất vay vốn của ngân hàng ngày càng tăng, uy tín đối với bà con
ngày càng lớn, điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng ổn định và sẽ
phát triển cao.
Hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã góp
phần vào việc đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó, NHNo & PTNT

huyện Phú Tân đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và cần thiết của bà
con nông dân sản xuất nông nghiệp ở huyện nhà. Điều này đã khẳng định sự cần
thiết của NHNo & PTNT huyện Phú Tân nói riêng và hệ thống NHNo & PTNT
Việt Nam nói chung.
3.2.2.2.Chức năng:
NHNo & PTNT huyện Phú Tân là doanh nghiệp Nhà Nước có chức năng
kinh doanh tiền tệ tổng hợp và hoạt động ngân hàng đối với các doanh nghiệp, mọi
thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông
nghiệp và nông thôn. Ngân hàng nổ lực huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư, vốn ưu đãi trong nước. Đầu tư phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cho
vay tất hộ sản xuất có nhu cầu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống kinh tế
giữa thành thị và nông thôn.
3.2.3.Cơ cấu tổ chức:
Tính đến ngày 31/12/2006 NHNo & PTNT huyện Phú Tân có 03 điểm giao
dịch gồm 01 chi nhánh ngân hàng, 01 Chi Nhánh cấp III và 01 Phòng Giao Dịch.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có đến 31/12/2006 là 39 cán bộ công nhân
viên chức, giảm 03 so với năm 2005. Trong đó biên chế chính thức là 35 và 04 hợp
đồng khoán gọn.

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Phú Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 16
Phòng
Gioa
dịch
Chi
nhánh
Chợ
Vàm
Tổ
Kiểm

tra
Phòng
Hành
Chánh
nhân
sự
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Kế
toán –
Ngân
quỹ
BAN
GIÁM ĐỐC
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Ban Giám đốc: giám đốc của NHNo Phú Tân do Giám Đốc NHNo tỉnh An
Giang bổ nhiệm, có nhiệm vụ:
+ Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
+ Phó giám đốc phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của
phòng Tín dụng.
+ Phó giám đốc phụ trách Kế toán - Ngân quỹ chịu trách nhiệm điều hành
hoạt động của phòng Kế toán - Ngân quỹ.
Phòng hành chính nhân sự:
- Theo dõi chế độ tiền lương, theo dõi xem xét đề nghị hội đồng khen thưởng
nâng lương hoặc kỷ luật khi nhân viên vi phạm.
- Quản lý hồ sơ cán bộ - công nhân viên và lập quyết định điều động nhân
viên trong ngân hàng khi giám đốc yêu cầu .
- Quản lý tài sản trong ngân hàng, chấp hành chế độ báo cáo và thống kê.

Phòng tín dụng: bao gồm một trưởng phòng, hai phó phòng và các cán bộ
tín dụng. Phòng tín dụng có nhiệm vụ:
- Nông nghiệp các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn dự
án tối ưu để đầu tư, đề nghị các dự án khả thi vượt quyền phán quyết lên cấp trên
xem xét.
- Tìm kiếm thị trường tín dụng trung và dài hạn cho ngân hàng. Thực hiện
các hoạt động tín dụng cho ngân hàng, tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro
về tín dụng và các biện pháp xử lí rủi ro tín dụng xảy ra sao cho có hiệu quả và ít
tốn kém nhất theo chế độ quy định.
- Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng, phân loại khách
hàng, thực hiện báo cáo thống kê quy định.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Bao gồm 01 phó phòng và các kế toán viên,
phòng kế toán trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ:
- Kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Lập kế hoạch tài chính, quyết toán
thu chi tài chánh, quyết toán tiền lương. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu
chi cho hoạt động tín dụng của phòng tín dụng, nghiệp vụ gửi tiền, các dịch vụ
chuyển tiền .
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
- Ngân quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về
nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi. Trực tiếp thực hiện dịch vụ
thu chi tiền mặt, nhận tiền gửi, các chứng thư, giấy tờ có giá.
Phòng giao dịch: Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là thực hiện việc mở rộng
mạng lưới cho vay cũng như huy động vốn từ nhiều nơi.
Tổ kiểm tra: có chúc năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật,
việc giải quyết khiếu nại tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
viên chức.
Với cách tổ chức đơn giản đã giúp các phòng ban có sự gắn kết, nhất trí

trong công việc vì mục tiêu chung là hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thêm vào
đó hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao khi các hoạt động luôn có sự chỉ đạo kịp
thời của ban giám đốc.
3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm (2004 –
2006)
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và
biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi
nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào
để đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện
được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT
HUYỆN PHÚ TÂN (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2004 2005 2006
SO SÁNH
05/04
SO SÁNH
06/05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh thu
25.418 30.001 37.645
4.583 18,03 7.644 25,48
Chi phí

18.295 20.724 25.190 2.429 13,28 4.466 21,55
Lợi nhuận trước thuế
7.123 9.277 12.455 2.154 30,24 3.178 34,26
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2004 – 2006)
Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã đạt được
những thành công nhất định trong ba năm qua. Điều đó được minh chứng bằng
những số liệu cụ thể về các khoản mục:
Về doanh thu: khoản mục này tăng qua các năm. So sánh năm 2005 so với
năm 2004 ta thấy doanh thu tăng 18,03% và đến năm 2006 tăng 25,48% so với
năm 2005. Nguyên nhân là do ngân hàng hoạt động có hiệu quả mang lại doanh
thu cao cho đơn vị, cụ thể như tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng: thu
tiền tại chỗ, tư vấn miễn phí,…Ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng
mới, tăng thị phần, thực hiện đúng nguyên tắc để công tác cho vay an toàn và hiệu
quả. Ngoài ra ngân hàng còn có nhiều hình thức tuyên truyền hấp dẫn, khuyến mãi,
tiết kiệm dự thưởng kịp thời đúng vào thời điểm thuận lợi,… Tất cả những hoạt
động này giúp cho doanh thu của ngân hàng tăng lên, thị phần cũng được mở rộng
tạo tiền đề cho ngân hàng vươn lên..
Về chi phí: cũng có xu hướng tăng qua ba năm nhưng tốc độ tăng chi phí
thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Năm 2005 chi phí tăng 13,28% so với năm
2004 và tiếp tục tăng 21,55% so với năm 2005. Sự tăng thêm chi phí là ngân hàng
mở rộng thị trường, gia tăng các dịch vụ nên đã chi thêm nhiều hơn cho việc
quảng cáo cho hoạt động của đơn vị, đặc biệt là tăng tiền đầu tư cho các thiết bị
hiện đại phục vụ cho hoạt động,…Tuy nhiên, vốn huy động có lãi suất rẻ chiếm tỷ
trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn, điều này ảnh hưởng lớn đến lãi suất đầu vào
làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Đây là mặt hạn chế của ngân hàng.
Về lợi nhuận: lợi nhuận là mục tiêu quan trọng cần đạt được của NHNo &
PTNT huyện Phú Tân nói chung và của tất cả các ngân hàng thương mại nói riêng.
Trong ba năm qua lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên, đây là một
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết

thành công của ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế năm 2004 đạt 7.123 triệu đồng,
năm 2004 tăng lên với tốc độ 30,24% và năm 2006 tăng 34,26% so với năm 2005.
Đây là kết quả của doanh thu lớn hơn chi phí. Kết quả trên là minh chứng cho sự
chuyển mình bước vào nền kinh tế sôi động hiện nay.
3.3.TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
3.3.1.Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn đối với mỗi ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, sự
tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Căn
cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn
như vậy là hợp lý hay không, và từ đó cũng có thể tìm ra một kết cấu tốt hơn cho
nguồn vốn của ngân hàng.


Qua biểu đồ ta thấy cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Phú Tân
qua ba năm đều có tỷ trọng vốn huy động thấp trong tổng nguồn vốn. Năm 2004
vốn huy động chiếm tỷ trọng 15,47%, còn năm 2005 là 26,93% và 2006 thì tỷ
trọng này đạt 27,27%. Vào năm 2005, vốn huy động tăng vượt bật so với năm
2004 nhưng đến năm 2005 tốc độ tăng này giảm lại. Tỷ trọng vốn huy động thấp
trong tổng nguồn vốn là một điều đáng lo ngại cho ngân hàng. Trong thời gian qua
ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho
khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng còn phụ thuộc rất cao vào NHNo & PTNT
Tỉnh và ngân hàng cấp trên vì tỷ trọng vốn điều hòa rất cao. Trong thời gian qua
công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phải điều chỉnh mức lãi
suất theo quy định của Thống đốc NHNN. Chính vì vậy mà ngân hàng phải tăng
cường vốn vay từ NHNo Tỉnh và các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 20
2006
27,27%
3,93%
68,80%

Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn (2004 – 2006)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
khách hàng. Sự khan hiếm vốn huy động báo hiệu cho những lo ngại mà ngân
hàng đã và đang gặp phải. Điều đó đòi hỏi ngân hàng cần cân đối giữa vốn vay
NHNo Tỉnh và vốn huy động sao cho hài hòa để cơ cấu nguồn vốn tốt hơn, ngân
hàng chủ động hơn trong công tác quản lí nguồn vốn.
Tóm lại, cơ cấu vốn ngân hàng dần có sự thay đổi, vốn huy động dần tăng tỷ
trọng, ngược lại vốn điều hòa giảm dần tỷ trọng. Vấn đề huy động vốn gây ra cho
ngân hàng một sức ép không nhỏ trước nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng
tăng. Vì vậy ngân hàng phải tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng
nhu cầu vốn cho khách hàng. Trong những năm qua, vốn điều hòa luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là một hạn chế rất lớn của ngân hàng
chứng tỏ ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng cấp trên. Chính điều đó
khiến ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được điều đó,
mặc dù công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua còn rất nhiều
khó khăn, nhất là sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn nhưng ngân
hàng đã phấn đấu không ngừng trong việc huy động vốn. Ngân hàng chú trọng
khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dưới nhiều hình thức như như khuyến
mãi, tiết kiệm dự thưởng… để thu hút khách hàng. Kết quả đã dần nâng cao tỷ
trọng vốn huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên.
Sự thay đổi này chỉ là thành công bước đầu, trong thời gian tới ngân hàng
cần nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn để thực sự tự chủ trong hoạt động
kinh doanh.
* Sự biến động nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2004 – 2006:


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN ( 2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng Kế toán – Ngân quỹ)
Trong ba năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn không ngừng tăng lên
và cao nhất vào năm 2006. So sánh năm 2005 với năm 2004 nguồn vốn huy động
tăng 31.055 triệu đồng tương ứng 100,24%. Đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ
lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn. Đến năm
2006 vốn huy động tuy có tăng nhưng so với năm 2005 chỉ vượt 16.166 triệu đồng
tương ứng 26,06%. Như vậy việc huy động vốn của ngân hàng chưa mang lại hiệu
quả cao, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều
đáng quan tâm là sự tăng lên của nguồn vốn điều hòa và luôn chiếm tỷ lệ cao so
với vốn huy động. Năm 2005 vốn điều hòa tăng 9.163 triệu so với năm 2004.
Nhưng đến năm 2006 thì tăng 38.253 triệu tương ứng 24,05% so với năm 2005.
Như vây tốc độ tăng của vốn huy động tuy nhanh hơn vốn điều hòa nhưng ngược
lại vốn điều hòa luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Kết quả trên cho
thấy ngân hàng cần chú ý hơn công tác huy động vốn trong tương lai.
Là một chi nhánh, sự hỗ trợ về vốn của tỉnh và Trung ương là không thể
thiếu. Tuy nhiên có thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng bằng nguồn vốn huy
động sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng.Như vậy sẽ tạo cho ngân hàng
thế chủ động trong kinh doanh có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh
chóng vốn cho khách hàng nhất là khi có nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt của các cá
nhân, doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Đồng thời nâng cao nguồn vốn
huy động, giảm thiểu vốn vay sao cho hợp lý đảm bảo chi phí để có được nguồn
vốn là thấp và lợi nhuận mang về cho đơn vị ở mức hiệu quả nhất, giúp cho ngân
hàng tạo được nền tảng vững chắc trên thương trường với nhiều sự cạnh tranh của
các đối thủ.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 22
CHỈ TIÊU
2004 2005 2006 SO SÁNH 05/04 SO SÁNH 06/05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động
30.980 62.035 78.201

31.055 100,24 16.166 26,06
Vốn và các quỹ
19.346 9.277 11.283
(10.069) (52,05) 2.006 21,62
Vốn điều hòa
149.914 159.077 197.330
9.163 6,11 38.253 24,05
Tổng nguồn vốn
200.240 230.389 286.814
30.149 15,06 56.426 24,49
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Để thấy rõ hơn vấn đề này chúng ta nghiên cứu thêm về vốn huy động và
vốn vay của NHNo & PTNT huyện Phú Tân.
3.3.2.Nguồn vốn huy động
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn huy
động như các ngân hàng thương mại khác. Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của
nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, hộ sản
xuất ngày càng cao và trở nên bức thiết thì việc ngân hàng phát huy tốt công tác
huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền
kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa
việc sử dụng vốn từ cấp trên.
Bảng 3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2004 2005 2006
SO SÁNH
05/04 SO SÁNH 06/05
Số
tiền
Số

tiền
Số
tiền Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi của các
TCTD trong nước
1.095 1.052 1.789 (43) (4) 737 70,06
2.Tiền gửi của TCKT
3.584 3.011 1.759 (573) (16) (1.252) (41,58)
- Không kỳ hạn
3.584 3.011 1.759 (573) (16) (1.252)
(41,58)
3.Tiền gửi của dân cư
24.859 55.610 71.308 30.751 124 15.698 28,23
- TG không kỳ hạn
12.605 11.125 11.066 (1.480) (12) (59) (0,53)
- TG có kỳ hạn dưới
12 tháng
1.835 8.562 14.619 6.727 367 6.057 70,74
- TG có kỳ hạn trên 12
tháng
10.419 35.922 45.103 25.503 245 9.181 25,56
4. Phát hành GTCG
1.442 2.362 3.345 920 64 983 41,62
Tổng vốn huy động
30.980 62.035 78.201 31.055 100,24 16.166 26,06
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Phòng Tín dụng)
Có thể nói năm 2005 là năm huy động vốn khá thành công của ngân hàng.
Tình hình huy động năm 2005 so với năm 2004 đã có sự thay đổi lớn. Hầu hết các
khoản huy động của ngân hàng là từ tiền gửi của dân cư. Tiền gửi của dân cư năm
2005 so với năm 2004 tăng 30.751 triệu đồng tương đương tăng 123,70%. Trong

đó tiền gửi có kì hạn tăng mạnh, tỷ lệ tăng so với năm 2004 là 366,59% đối với
tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và 244,77% đối với tiền gửi có kì hạn trên 12
tháng. Nguyên nhân là do lãi suất của ngân hàng hấp dẫn hơn so với các ngân hàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
cổ phần khác trên cùng địa bàn. Thêm vào đó uy tín của ngân hàng trong những
năm qua không ngừng tăng đã góp phần không nhỏ trong việc cạnh tranh với các
ngân hàng khác. Tuy nhiên, năm 2005 giá cả trên thị trường biến động nhanh, tâm
lí người dân không thích gửi tiền ngân hàng mà muốn giữ tiền mặt hoặc mua vàng
dự trữ đã làm cho tiền gửi không kỳ hạn giảm nhẹ.
Bên cạnh đó vốn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm, đặc biệt là tiền gửi
không kỳ hạn, đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận, tiền
gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế năm 2005 giảm 43 triệu tương ứng giảm
3,93% so với năm 2004. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có những dịch vụ ngân
hàng khá tiện ích để thu hút các tổ chức kinh tế sử dụng. Tóm lại, năm 2005 so với
năm 2004 ngân hàng huy động đạt hiệu quả cao hiệu quả, tổng vốn huy động tăng
31.055 triệu tức là tăng 100,24%.
Nếu như năm 2005 là huy động hiệu quả thì năm 2006 là năm huy động
tương đối. Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tăng 24,49%. Trong đó vốn huy
động của tổ chức kinh tế giảm mạnh 41,58% nhưng vốn huy động có kỳ hạn từ
dân cư vẫn tiếp tục tăng (70,74% đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 112 tháng và
25,56% đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng). Như vậy năm 2006 tiền gửi của
dân cư tăng cao cho thấy ngân hàng đã rất nổ lực trong việc tạo lập niềm tin với
khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng.
Năm 2005 là năm có nhiều biến động về giá cả, tình hình lạm phát tăng cao,
năm 2006 dịch bệnh không ngừng gia tăng…tất cả đã ảnh hưởng đến hoạt động
của các tổ chức kinh tế do đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm đáng kể vào
năm 2006. Thế nhưng tiền gửi của dân cư không ngừng tăng lên đã gây ra sự thay
đổi lớn về vốn huy động của ngân hàng. Bên cạnh tiền gửi của các TCKT và dân
cư là nguồn huy động chính, thì ngân hàng cũng tìm cách tăng vốn huy động bằng

cách phát hành giấy tờ có giá. Nhìn chung qua ba năm, giấy tờ có giá tăng liên tục.
Năm 2005 so với năm 2004 tăng 63,80 và năm 2006 tăng 41,62% so với năm
2005. Việc phát hành giấy tờ có giá với lãi suất thấp đã góp phần nâng cao lợi
nhuận cho ngân hàng.
Nhận xét tình hình huy động vốn qua ba năm (2004 – 2006):
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Tuyết
Nhìn chung ba năm qua mặc dù vốn huy động không ngừng tăng lên nhưng
nguồn vốn huy động còn rất thấp so với nhu cầu sử dụng vốn. Năm 2004 vốn huy
động là 30.980 triệu đồng trong khi nguồn vốn cho vay cần có là 253.381 triệu
đồng, chỉ đáp ứng được 1/8 nhu cầu sử dụng vốn trong năm. Đến năm 2005 và
năm 2006 thì vốn huy động đã đáp ứng được 1/5 nhu cầu sử dụng vốn trong năm.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Khách quan: là do tác động của một số nhân tố tự nhiên trong các năm
như bảo, lũ lụt, dịch bệnh…làm cho nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư có chiều
hướng giảm.
- Chủ quan như: ngân hàng chưa làm tốt khâu marketing để thu hút vốn tiền
gửi của dân chúng, chưa có phương pháp thích hợp trong huy động như thủ tục
còn phức tạp.
Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng phải quan tâm đến:
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh, để tăng nguồn huy động trong dân chúng.
- Nâng cao uy tín của ngân hàng như tổ chức các sự kiện, quảng bá hình
ảnh của ngân hàng…
- Có lãi suất huy động thích hợp, khuyến khích khách hàng gửi tiền dưới
nhiều hình thức, có nhiều chương trình tặng thưởng.
- Tăng thêm dịch vụ phục vụ khác hàng thu hút càng nhiều khách hàng
mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
- Phải có chương trình quảng cáo những sản phẩm mới của ngân hàng đến
với khách hàng.
3.4.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN

Như chúng ta đều biết tại mỗi ngân hàng thương mại nói chung thì phần tài
sản chính là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Cơ cấu tài sản phản ánh
tình hình sử dụng vốn của ngân hàng như thế là hợp lí hay chưa. Việc phân tích cơ
cấu tài sản còn giúp nhà quản trị ngân hàng có cách nhìn tổng quan về các khoản
mục mà ngân hàng đã đầu tư, từ đó có thể củng cố hoặc chuyển dịch cơ cấu đầu tư
sao cho hiệu quả nhất.
Bảng 4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 25

×