Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÂU hỏi ôn KIỂM TRA một TIẾT SINH THẾ GIỚI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.89 KB, 7 trang )

-

Đề cương ôn kiểm tra 1 tiết
Câu 1:vì sao nói nhóm da gai chiếm vị trí trung gian chuyển tiếp giưa động vật không xương
sống và động vật có xương sống?
Vì: +vừa có đặc điểm của nhóm đvcxs :có miệng thứ sinh
+ vừa có đặc điểm của nhóm đvkxs: có bộ xương ngoài bằng chitin,hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Câu 2: vì sao nấm không đc xếp vào giới tv?
Vì:

nấm không có sắc tố quang hợp nên không có khả năng tự dưỡng.

thành tế bào chủ yếu không phải xenlulozo.

nấm chỉ sinh trưởng ở ngọn, vách ngăn giữa các tế bào có lỗ thông.

chất dự trữ trong tế bào không phải là tinh bột.

sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
Câu 3:loài sinh vật nào đc xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vật ?vì sao?
Là euglena sp(trùng roi xanh)
+nhà thực vật học xếp chúng vào thực vật nguyên sinh :tảo mắt
+nhà động vật học xếp chúng vào động vật nguyên sinh:trùng roi
Vì trùng roi xanh:
+có lục lạp, nên khi môi trường có ánh sáng thì sẽ quang hợp tạo ra chất hữu cơ
+khi thiếu ánh sáng kéo dài,lục lạp thoái hóa,chúng sẽ di chuyển bắt mồi=>có kiểu dinh dưỡng dị
dưỡng như động vật:
Câu 4: qua cơ chế của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Hãy nêu mối quan hệ giữa cấp phân
tử và cấp tế bào.
-bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm xảy ra khi một người thừa hưởng cả hai bản mẫu dna thất thường
của gen quy định hemoglobin, 1 từ bố và một từ mẹ.


Từ đó ta thấy rằng cấp phân tử và cấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:cấu trúc của cấp phân
tử sẽ quyết định 1 tế bào sẽ thực hiện chức năng gì ,có ở trang thái tốt hay không => một khi có vấn
đề xảy ra ở cấp phân tử thì sẽ kéo theo vấn đề ở cấp tế bào
Câu 5:hãy nêu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống và giải thích?
Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
+tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của cấp tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc
tính nổi trội mà cấp tổ chức thấp hơn không có
+hệ thống mở tự điều chỉnh
Sv ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sv
không những chịu tác động của môi trường mà còn biến đổi môi trường
Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao của thế giới sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì vào
điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển
+thế giới sống lien tục tiến hóa


-

Thế giới sv luôn sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được tiếp tục nhờ sự truyền tong
tin trên dna từ tế bào này sang tế bào khác , từ thế hệ này sang thế hệ khác.
nhờ sự kế thừa thong tin di truyền từ tổ tiên nên các sv trên trái đất đều có những đặc điểm chung
Cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi của môi trường sống luôn chọn lọc giữ lại các
dạng sống thích thích nghi đc vs các môi trường sống khác nhau.
Vì vậy dù có chung 1 nguồn gốc nhưng các sv luôn tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa
dạng và phong phú
Câu 6: việc đặt tên khoa học cho các loài sinh vật đc dưa theo nguyên tác nà?dựa vào nguyên
tắc đó hãy xác định quan hệ họ hàng giữa hai loài cà chua solanum lycopersicum và loài khoai
tây solanum tuberrosum
Dựa theo nguyên tắc tên kép
-2 sv này có cùng chi solanum (cà ) nhưng khác loài

Câu 7:
A.thế nào là đa dạng sinh học?đa dạng sinh học thể hiện ở những cấp độ nào?tại sao phải bảo vệ
đa dạng sinh học
-đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen,về giống,loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
-đa dạng sinh học thể hiện ở các cấp độ: đa dạng loài,đa dạng quần xã, đa dạng hệ sinh thái
- ta cần phải bảo tồn đa dạng sinh học vì bảo tồn sự đa dạng sinh học chính góp phần:
+bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.
+bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền. Điều này có rất nhiều lợi ích cho
nông nghiệp, y học ...
+tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
+ giữ gìn lợi ích đa dạng sinh học tác động lên đời sống con người.
+ giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
B.tại sao đa dạng sinh học ở việt nam bị giảm sút và ô nhiễm môi trường gia tăng?
-đa dạng sinh học ở việt nam bi giảm sút vì:
+các sv mất đi nơi ở do các hoạt động của con người như: phá rừng…các yếu tố thiên nhiên: thiên tai
+sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật
+ô nhiễm môi trường
+ô nhiễm sinh vật( sự nhập khẩu những loài ngoại lai không kiểm soát được gây ảnh hưởng trực tiếp
qua sự cạnh tranh của các sinh vật hay gián tiếp qua kí sinh trùng)
- ô nhiễm môi trường gia tang vì:
+khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức


+các loại rác thải: y tế,sinh hoạt,công nghiệp…không được sử lí đúng cách trước khi thải ra môi
trường
+hiệu ứng nhà kính
+ý thức của người dân chưa cao
Câu 8:
A.căn cứ vào tiêu chí nào mà phân chia hệ thống 5 giới và 3 lãnh giới?theo em sử dụng hệ thống
phân loại nào ưu thế hơn?vì sao?

- hệ thống 5 giới(khởi sinh,nguyên sinh,nám,thực vật,động vật) được căn cứ vào
+loại tế bào cấu tạo nên cơ thể:nhân sơ hay nhân thực
+tổ chức cơ thể :đơn bào hay đa bào
+đặc điểm dinh dưỡng ; tự dưỡng hay dị dưỡng
-hệ thống 3 lãnh giới(vi khuẩn,vi sinh vật cổ,sinh vật nhân thực) căn cứ vào đặc điểm hệ gen và cấu
trúc thành tế bào
=>sử dụng hệ thống phân loại 5 giới ưu thế hơn vì các sinh vật nhân thực sẽ được phân chia thành
niều giới với những đặc điểm khác nhau rõ rệt thuận tiện cho việc tìm kiếm hơn thay vì gộp chung
thành một giới như hệ thống 3 giới
B.trong hệ thống phân loại 5 giới thì giới nào đạt mức độ tiến hóa cao nhất? Nêu đặc
điểm,nguồn gốc và xu hướng tiến hóa chính của giới đó.
-trong hệ thống phân loại 5 giới,giới động vật đạt mức độ tiến hóa cao nhất .
-đặc điểm:
+là sinh vật nhân thực, đa bào phức tạp,cơ thể phân hóa thành nhiều mô,cơ quan và hệ cơ quan khác
nhau
+tế bào không có thành xenlulozo,không có lục lạp,sống di chuyển,có hệ thần khinh và các giác quan
=> phản ứng nhanh vs các kích thích từ môi trường
+ dị dưỡng
- nguồn gốc: từ động vật đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy
-các xu hướng tiến hóa chính (không biết)
C.vì sao tảo không được xếp vào giới thực vật theo hệ thống phân loại 5 giới?
-vì:
+tảo là thực vật nguyên sinh.
+cấu tạo đơn bào hoặc đa bào đơn giản(thực vật phải có cấu tạo đa bào phức tạp,cơ thể phân hóa
thành nhiều mô, cơ quan, hệ cơ quan khác nhau)
+tảo là tổ tiên của thực vật
D.vi sinh vật bao gồm những sinh vật thuộc giới nào? Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật.
Bao gồm các sinh vật thuộc giới: khởi sinh(vi khuẩn),giới nguyên sinh(vi tảo ,vi nấm, động vật
nguyên sinh ,nấm nhầy) và vi sinh vật chưa có cấu trúc tế bào(virut)
Đặc điểm chung :

+kích thước nhỏ bé :trung bình từ 1-> 10 micromet
+ hấp thu, chuyển hóa nhanh


-

+sinh trưởng sinh sản nhanh
+năng lưc thích ứng mạnh,dễ phát sinh biến dị
+phân bố rộng, đa dạng chủng loại
E.vì sao nấm nhầy không được xếp vào giới nấm trong hệ thống phân loại 5 lãnh giới ?
Vì nấm nhầy không có mối quan hệ gần gũi với nấm thật
+cấu tạo đơn bào hoặc cộng bào,không có thành kitin,không có vách tế tào trong quá trình sinh dưỡng
nhưng lại hình thành thành xenlulozotrong quá trình sinh sản
F.do những đặc điểm khác nhau nào mà trong hệ thống phân loại 5 lãnh giới người ta không
xếp động vật nguyên sinh vào giới động vật.
- động vật nguyên sinh không xếp vào giới động vật vì:
+ động vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào hoặc sống thành tập đoàn nhưng còn đơn giản, động vật là
cơ thể đa bào phức tạp có phân hóa thành mô.
+ động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng dị dưỡng chủ yếu là trao đổi qua màng tế bào, còn động
vật có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng: có sự phân hóa thành cơ quan chuyên trách chức năng tiêu hóa,
tuần hoàn, bài tiết.
Câu 9: người ta xếp địa y vào giới nấm. Theo em có hợp lí không?tại sao không xếp địa y vào
giới thực vật hoặc giới nguyên sinh?
Không hợp lí vì địa y là dạng cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc nấm và vi khuẩn lam
Ta không xếp địa y vào giới thực vật và nguyên sinh vì trong địa y có nấm
+nấm có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào,tb có thành kitin,không có lục lạp
+nấm sống dị dưỡng hoại sinh,cộng sinh hoặc kí sinh.
+sinh sản bằng cách nẩy chồi (nấm men) hoặc bằng bào tử (nấm sợi)
Câu 10:nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhóm động vật có xương sống và nhóm động vật
không xương sống

Đvksx
Đvcsx
Đặc điểm bộ xương
Không có bộ xương trong Bộ xương trong bằng sụng
,bộ xương ngoài (nếu có) hoặc xương vs dây sống
bằng kitin
hoặc cột sống làm trụ
Hô hấp
Qua da hoặc hệ thống ống Qua da,phổi và mang
khí
Hệ thần kinh
Dạng lưới ,chuỗi hạch ở mặt Dạng ống nằm ở mặt lưng
bụng
Câu 11:trình bày xu hướng tiến hóa của động vật về cấu tạo cơ thể cấu tạo phôi,môi trường
sống(không biết)
Câu 12.vì sao nói ở giới khởi sinh, các sinh vật có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất.
Vì các sinh vật thuộc giới khởi sinh có các hình thức dinh dưỡng sau: hóa tự dưỡng,quang tự
dưỡng,hóa dị dưỡng ,quang dị dưỡng
Câu 13: trong những nhận định sau nhận định nào đúng nhận địh nào sai giải thích
A.nấm là thực vật bậc thấp: sai cì nấm không thuộc giới thực vật mà thuộc giới nấm


B.tất cả các vi sinh vật là vi khuẩn: sai vi sinh vật là tên chung chỉ các nhóm sinh vật có kích thước
nhỏ bé. Ngoài vi khuẩn còn có virut, vi nấm, vi tảo cũng thuộc vi sinh
C.các axit tecoic là thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn gram âm: sai vì axit tecoic là thành
phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn gram dương
D.tảo thuộc loài sinh vật tự dưỡng cacbon: đúng đúng. Trong tế bào của tảo có chứa diệp lục a, b,
c1, c2 và các loại caroten (a, b) nên có khả năng quang hợp như cây xanh.
câu 14:tại sao ở thế kỉ xix nấm được xếp vào giới thực vật,đến thế kỉ xx whittaker và margulis
lại xếp nấm vào một giới riêng?

- ở thế kỉ xix nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có dặc điểm giống với thực vật: là sv nhân
thực,đa bào, sống cố định,có thành tế bào
- đến thế kỉ xx whittaker và margulis lại xếp nấm vào một giới riêng vì nấm có những đặc điểm cơ bản
khác với thực vật: : dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, chất dự trữ của nấm là glycogen, thành tế bào cấu
tạo từ kitin và không có chứa lục lạp và sắc tố quang hợp.
+ đồng thời, nấm lại có những đặc điẻm khác với động vật: có thành tế bào bằng kitin, sống cố định,
không có cơ quan vận động, sinh sản bằng bào tử.
Câu 15: địa y là dạng sống như thế nào?vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới
nấm cũng không hoàn toàn chính xác?
-địa y là dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có
khả năng quang hợp. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà địa y thường sống trên những môi trường khó
khăn, nghèo dinh dưỡng.
-địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu
trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao.
Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo các tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay
vi khuẩn làm có chứa chất diệp lục
Câu 16:động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào?
Động vật
Khác nhau
*tế bào có thành xenlulozo
*tế bào không có thành xenlulozo
*có lục lạp,sống cố định,không
*không
có hệ
có lục lạp,sống di chuyển,có hệ
thần kinh => phản ứng chậm
thành
với kinh
các => phản ứng nhanh với các
kich tích từ môi trường

kích thích từ môi trường
*quang tự dưỡng
*dị dưỡng
*không có trung thể
*có trung thể
*chất dự trữ là tinh bột
*chất dự trũ là glycogen

Câu 17:cho biết nhận định sau đây đúng hay sai ?giải thích
“nếu bạn cho vào ống nghiệm hỗn hợp gồm chlorophyll và các phân tử khác tìm thấy trong lục
lạp thì sự quang hợp không thể diễn ra”
Nhận định trên nói về đặc điểm nào vủa các cấp tổ chức sống ? Trình bày nội dung đặc điểm đó


- nhận định trên là đúng.
- quang hợp chỉ có thể diễn ra khi các phân tử được sắp xếp theo một cách đặc biệt trong lục lạp hoàn
chỉnh.
- đây là đặc tính nổi trội: tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc diểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những
đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được.
Câu 18:vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan,mô,cơ quan, hệ cơ quan chưa được coi là
cấp tổ chức chính của thế giới sống?cấp tổ chức nào được xem là đơn vị cơ bản vì sao?
* các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính
của sinh giới vì:
+ các tổ chức này ở trạng thái riêng biệt không thực hiện được chức năng của chúng.
+ các đại phân tử axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới thực hiện chức năng của chúng.
+ các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của chúng khi ở trong cơ thể.
+ những cấp tổ chức này chưa có đầy đủ các đặc tính của thế giới sống: trao đổi chất, sinh trưởng phát
triển, sinh sản, cảm ứng…
* tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống vì:

+ tế bào là cấp tổ chứa nhỏ nhất có đầy đủ đặc tính của thế giới sống: trao đổi chất, sinh trưởng phát
triển, sinh sản, cảm ứng…
+ tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống: mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế
bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào trước đó.
Một cơ thể có thể được cấu tạo từ 1 tế bào (cơ thể đơn bào), từ 2 hay nhiều tế bào (cơ thể đa bào).
+ tế bào là đơn vị chức năng vì các chức năng của cơ thể sống đều được thể hiện qua các đặc trưng cơ
bản của sự sống ở tế bào: trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng…
+ mọi hình thức sinh sản của sinh vật đều dựa trên cơ sở là hoạt động phân bào trực phân, nguyên
phân hay gián phân.
+ hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể đều dựa trên cơ sở là hoạt động tăng trưởng kích
thước, khối lượng cũng như số lượng tế bào.
+ hoạt động cảm ứng của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào cảm giác và
hệ thần kinh giúp thu nhận, truyền đạt và xử lí thông tin.

-

Câu 19:cơ thể sống có những đặc điểm riêng biệt nào mà giới vô sinh không có?
Sinh trưởng phát triển
Trao đổi vật chất và năng lượng
Thích nghi, tiến hóa
Sinh sản
Khả năng cảm ứng với môi trường
Khả năng tự điều chỉnh
Tổ chức theo cấu trúc thứ bậc


Câu 20. Nêu đặc điểm và sự tiến hóa của các ngành trong giới thực vật. Tại sao thực vật hạt kín
rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi trên trái đất?

Chưa có hệ mạch


Có hệ mạch
Có hệ mạch
Có hệ mạch
Có rễ thật
Có rễ thật
Có rễ thật
Tinh trùng có roi
Tinh trùng có roi
Tinh trùng không roi Tinh trùng không roi
Thụ tinh nhờ nước
Thụ tinh nhờ nước
Thụ tinh nhờ gió
Thụ tinh nhờ nước, gió, côn trùng
Chu trình sống có sự xen
Chukẽtrình
thế sống có sự xen
Chukẽtrình
thế sống có sự xen
Chukẽtrình
thế sống có sự xen kẽ thế
hệ đơn bội và lưỡng bội:hệthể
đơngiao
bội và lưỡng bội:
hệ thể
đơnbào
bội và lưỡng bội:
hệ thể
đơnbào
bội và lưỡng bội: thể bào

tử (n) chiếm ưu thế.
tử (2n) chiếm ưu thế. tử (2n) chiếm ưu thế. tử (2n) chiếm ưu thế.
Không có hiện tượng thụKhông
tinh kép
có hiện tượng thụKhông
tinh kép
có hiện tượng thụCó
tinh
hiện
képtượng thụ tinh kép
Chưa có hạt
Chưa có hạt
Hạt không được bảo vệ Hạt được bảo vệ trong quả
-



×