Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Luận văn IPTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
_____________

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
NIÊN KHÓA: 2012 - 2017

Đề tài:

KHẢO SÁT MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ IPTV

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

TP.HCM – 2016

BÙI HOÀNG MINH
3112500014
DDT 1121
T.S HỒ VĂN CỪU


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
_____________

BÁO CÁO


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
NIÊN KHÓA: 2012 - 2017

Đề tài:

KHẢO SÁT MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ IPTV

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

TP.HCM – 2016

BÙI HOÀNG MINH
3112500014
DDT 1121
T.S HỒ VĂN CỪU


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô khoa Điện tử - Viễn thông đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm học
vừa qua.
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy Hồ Văn Cừu, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình để em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Với tấm lòng chân thành, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viễn Thông Lâm Đồng,
Trung tâm Viễn Thông Đà Lạt, Trung tâm OMC – Viễn Thông Lâm Đồng đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực

tập.
Đà Lạt, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện
Bùi Hoàng Minh


Nhận xét của đơn vị thực tập :
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................

Đà Lạt, ngày . . . . .. . .tháng. . . . . . . .năm. . . . . . . . . . .

Người nhận xét





Nhận xét của giáo viên hướng dẫn :
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
. . . . . . . . . . . . . . .ngày. . . . .. . .tháng. . . . . . . .năm. . . . . . . . . . .

Giáo viên hướng dẫn

HỒ VĂN CỪU



MỤC LỤC

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG.......................................................................................... 4
VNPT LÂM ĐỒNG........................................................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về mạng MAN-E..........................................................................................................................4
i. Giới thiệu chung..................................................................................................................................... 4
Hình 2.1: Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E........................................................................................................4
Hình 2.3:Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng MAN N2000..................................................................6
Hình 2.4: Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng DSLAM – AWS5523......................................................8
Hình 2.5: Cấu hình mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng.....................................................................................11
Hình 2.6: Cấu hình một vòng ring điển hình tại VNPT Lâm Đồng....................................................................12
Hình 2.7: Mô hình S-VLAN................................................................................................................................13
Hình 2.8: Sơ đồ cung cấp địa chỉ động DHCP cho STB.....................................................................................14
Hình 2.9: Lưu lượng Multicast..........................................................................................................................15
Bảng 2.1: Tốc độ dịch vụ MegaVNN.................................................................................................................16
Bảng 2.2: Tốc độ dịch vụ FiberVNN..................................................................................................................17
Hình 3.1: Tổng quan hệ thống IPTV..................................................................................................................19
Hình 3.2: Mô hình tổng quát hệ thống IPTV tại VNPT Lâm Đồng....................................................................23
25
Hình 3.3: Mô hình IPTV sử dụng cáp đồng.......................................................................................................25
27
Hình 3.4: Mô hình IPTV sử dụng cáp quang.....................................................................................................27
Hình 4.1: Mô hình kết nối dịch vụ IPTV.............................................................................................................28
Bảng 4.1: Trạng thái giao thức PIM.................................................................................................................29
Hình 4.2:Giao diện khai báo Modem ADSL......................................................................................................33
Hình 4.3: Giao diện khai báo tài khoản trên STB ZTE.......................................................................................33
Hình 4.4: Giao diện MyTV.................................................................................................................................33


MỤC LỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG.......................................................................................... 4
VNPT LÂM ĐỒNG........................................................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về mạng MAN-E..........................................................................................................................4
i. Giới thiệu chung..................................................................................................................................... 4
Hình 2.1: Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E........................................................................................................4
Hình 2.3:Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng MAN N2000..................................................................6
Hình 2.4: Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng DSLAM – AWS5523......................................................8
Hình 2.5: Cấu hình mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng.....................................................................................11
Hình 2.6: Cấu hình một vòng ring điển hình tại VNPT Lâm Đồng....................................................................12
Hình 2.7: Mô hình S-VLAN................................................................................................................................13
Hình 2.8: Sơ đồ cung cấp địa chỉ động DHCP cho STB.....................................................................................14
Hình 2.9: Lưu lượng Multicast..........................................................................................................................15
Bảng 2.1: Tốc độ dịch vụ MegaVNN.................................................................................................................16
Bảng 2.2: Tốc độ dịch vụ FiberVNN..................................................................................................................17
Hình 3.1: Tổng quan hệ thống IPTV..................................................................................................................19
Hình 3.2: Mô hình tổng quát hệ thống IPTV tại VNPT Lâm Đồng....................................................................23
25
Hình 3.3: Mô hình IPTV sử dụng cáp đồng.......................................................................................................25
27
Hình 3.4: Mô hình IPTV sử dụng cáp quang.....................................................................................................27
Hình 4.1: Mô hình kết nối dịch vụ IPTV.............................................................................................................28
Bảng 4.1: Trạng thái giao thức PIM.................................................................................................................29
Hình 4.2:Giao diện khai báo Modem ADSL......................................................................................................33
Hình 4.3: Giao diện khai báo tài khoản trên STB ZTE.......................................................................................33
Hình 4.4: Giao diện MyTV.................................................................................................................................33


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG.......................................................................................... 4
VNPT LÂM ĐỒNG........................................................................................................................................... 4

2.1. Tổng quan về mạng MAN-E..........................................................................................................................4
i. Giới thiệu chung..................................................................................................................................... 4
Hình 2.1: Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E........................................................................................................4
Hình 2.3:Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng MAN N2000..................................................................6
Hình 2.4: Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng DSLAM – AWS5523......................................................8
Hình 2.5: Cấu hình mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng.....................................................................................11
Hình 2.6: Cấu hình một vòng ring điển hình tại VNPT Lâm Đồng....................................................................12
Hình 2.7: Mô hình S-VLAN................................................................................................................................13
Hình 2.8: Sơ đồ cung cấp địa chỉ động DHCP cho STB.....................................................................................14
Hình 2.9: Lưu lượng Multicast..........................................................................................................................15
Bảng 2.1: Tốc độ dịch vụ MegaVNN.................................................................................................................16
Bảng 2.2: Tốc độ dịch vụ FiberVNN..................................................................................................................17
Hình 3.1: Tổng quan hệ thống IPTV..................................................................................................................19
Hình 3.2: Mô hình tổng quát hệ thống IPTV tại VNPT Lâm Đồng....................................................................23
25
Hình 3.3: Mô hình IPTV sử dụng cáp đồng.......................................................................................................25
27
Hình 3.4: Mô hình IPTV sử dụng cáp quang.....................................................................................................27
Hình 4.1: Mô hình kết nối dịch vụ IPTV.............................................................................................................28
Bảng 4.1: Trạng thái giao thức PIM.................................................................................................................29
Hình 4.2:Giao diện khai báo Modem ADSL......................................................................................................33
Hình 4.3: Giao diện khai báo tài khoản trên STB ZTE.......................................................................................33
Hình 4.4: Giao diện MyTV.................................................................................................................................33


Chương I: Giới thiệu về đơn vị thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của mạng Internet toàn cầu nói riêng và công nghệ thông tin nói
chung đã đem lại tiến bộ và phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Internet băng

rộng không những đã rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian mà còn mang lại
cho những lợi ích to lớn.
Với sự phát triển nhanh chóng, mạng Internet băng rộng còn làm thay đổi cả về nội
dung và kỹ thuật trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay truyền hình có nhiều dạng khác
nhau: truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, và
IPTV.
Với những ưu điểm vượt trội: tính năng tương tác giữa hệ thống với người xem,
cho phép người xem chủ động về thời gian và khả năng triển khai nhiều dịch vụ giá trị
gia tăng tiện ích trên hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, IPTV thật sự
xứng đáng là công nghệ truyền hình dẫn đầu. IPTV không chỉ đơn thuần là một dịch
vụ giá trị gia tăng trên nền mạng IP, nó là một bước phát triển, tiến lên hội tụ mạng
viễn thông – xu hướng chung của truyền thông toàn cầu.
Việc nghiên cứu, khảo sát mạng cung cấp dịch vụ IPTV tại Viễn Thông Lâm Đồng
là mục tiêu của tài liệu báo cáo này. Báo cáo bao gồm 3 nội dung chính:
• Chương I: Giới thiệu về đơn vị thực tập.
• Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông tại VNPT Lâm Đồng.
• Chương III: Khảo sát mạng cung cấp dịch vụ IPTV tại Viễn Thông Lâm Đồng .
• Chương IV: Thiết lập cấu hình cho kết nối IPTV

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 1


Chương I: Giới thiệu về đơn vị thực tập

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.

Tên, địa chỉ của trung tâm điều hành thông tin VNPT Lâm Đồng


Tên đơn vị: Trung tâm điều hành thông tin
Địa chỉ: 08 Trần Phú – Phường 3 – Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 063 3800126
Website: www.lamdong.vnpt.vn
1.2.

Mô hình tổ chức và chức năng hoạt động

1.2.1. Mô hình tổ chức

Ban giám đốc trung
tâm điều hành
thông tin
Tổ hỗ trợ
khai thác

KHỐI QUẢN LÝ
KHỐI SẢN XUẤT

Đài
điều
hành
OMC

Trung
tâm
viễn
thông
1


Tổ
kỹ
thuật

1.2.2. Chức năng hoạt động của trung tâm
• Giám sát điều hành phương án phòng chống cháy nổ tại các trạm viễn thông và
BTS.
• Giám sát, điều hành trực tiếp lưu lượng các dịch vụ viễn thông nội vùng, liên
mạng có liên quan, được quyền can thiệp trực tiếp vào các tổng đài Host, các hệ thống
băng rộng, các hệ thống truyền dẫn, các hệ thống máy tính chủ trung tâm thuộc viễn
thông Lâm Đồng quản lý để khai báo các dịch vụ mới, định tuyến lại lưu lượng, tăng
giảm luồng trung kế, nạp phần mềm mới để lưu thoát lưu lượng và nâng cao chất
lượng dịch vụ

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 2


Chương I: Giới thiệu về đơn vị thực tập
• Giám sát 24/7 tình trạng cảnh báo của các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn,
băng rộng; các hệ thống máy tính chủ trung tâm qua hệ thống phần mềm hỗ trợ giám
sát cảnh báo tập trung để điều hành các đơn vị trực thuộc phối hợp xử lý sự cố, nhanh
chóng khôi phục thông tin, lưu thoát lưu lượng.
• Tiếp nhận yêu cầu, điều hành việc: Đo thử, hòa mạng, đầu nối tăng giảm trung
kế, xử lý sự cố và phối hợp khai thác dịch vụ với các nhà khai thác viễn thông khác
theo kế hoạch của Viễn thông Lâm Đồng và tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam.
• Quản lý, giám sát và duy trì các tiêu chí chất lượng mạng lưới và dịch vụ viễn
thông công nghệ thông tin thông qua hệ thống xử lý 119 tập trung và hệ thống điều

hành phát triển thuê bao tập trung.
• Hỗ trợ tối ưu cấu hình mạng, cấu hình đấu nối thiết bị trước khi đưa vào sử
dụng.
• Kiểm tra thử nghiệm, đánh giá thiết bị mới trước khi đưa vào mạng sử dụng.
• Hố trợ tổ chức đào tạo, tập huấn các nhân viên kỹ thuật.

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 3


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG
VNPT LÂM ĐỒNG
2.1.
i.

Tổng quan về mạng MAN-E
Giới thiệu chung

Mạng Metro Ethernet là mạng metro được xây dựng dựa trên công nghệ Ethernet
được viết tắt là MAN-E. Mạng MAN-E thực hiện chức năng gom lưu lượng của các
thiết bị truy nhập (IP-DSLAM, MSAN), lưu lượng của khách hàng kết nối trực tiếp
vào mạng MAN-E để chuyển tải lưu lượng đi nội tỉnh, đồng thời kết nối lên mạng trục
IP/MPLS NGN của VNPT để chuyển lưu lượng đi liên tỉnh, quốc tế. Công nghệ
Ethernet ban đầu được sử dụng cho mạng LAN, nhưng với sự phát triển của công
nghệ, Ethernet đang được nhiều nhà cung cấp dịch vụ quan tâm và đưa vào triển khai
áp dụng trong mạng cung cấp dịch vụ. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung
cấp dịch vụ lẫn khách hàng vì giá thành các bộ chuyển mạch Ethernet đã trở nên thấp;

ưu điểm của Ethernet là băng thông cho phép có thể mở rộng. Ethernet sẽ mang lại
một giải pháp mạng có độ tin cậy, khả năng mở rộng và hiệu quả cao về chi phí đầu tư.
2.1.2. Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E

Hình 2.1: Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E.
Mạng MAN-E được chia thành 5 lớp:
- Lớp mạng biên khách hàng (Subscriber Edge Layer): đóng vai trò biên mạng
phía khách hàng, cung cấp kết nối tới lớp truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và cung
cấp dịch vụ cho những người sử dụng bên trong mạng.

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 4


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
- Lớp mạng truy nhập (Access Layer):cung cấp kết nối dịch vụ tới khách hàng
(các dịch vụ Cable, xDSL, PON hay ETTx…) thông qua các thiết bị truy nhập như IPDSLAM, Ethernet Switch, ETTx, UMTS.
- Lớp tập trung lưu lượng (Aggregation Layer): đảm bảo tập trung lưu lượng từ
các mạng truy nhập (IP-DSLAM, ETTx, UMTS…) để đưa vào mạng core. Có nhiều
công nghệ có thể triển khai trong lớp này. Ba loại công nghệ transport chính là:
Ethernet over Sonet/SDH, Ethernet Transport, Resilisent Packet Ring (RSR).
- Lớp mạng biên (Edge Layer): đây là lớp biên của lớp core, các thiết bị ở lớp
này là các thiết bị thông minh, có khả năng xử lý lớn, nóxử lý thông tin trước khi đưa
vào mạng core MPLS, thực hiện bóc, tách nhãn, gán nhãn, thiết lập QoS MPLS, traffic
engineering….
- Lớp mạng trục (IP/MPLS - Core): hình thành một lõi chuyển mạch gói chung
dựa trên công nghệ MPLS, kết nối tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Lớp này chịu
trách nhiệm chuyển gói tin đi với lưu lượng lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lớp này phải có khả năng chịu lỗi, dự phòng cao bởi vì đây là kết nối quan trọng nhất

trong toàn bộ mạng.
2.1.

Mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng

2.2.1. Nhu cầu xây dựng mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của các công nghệ truy
nhập (xDSL, FTTx,…) và các dịch vụ (IPTV, VoIP, VoD,…), đặc biệt là xu hướng tiến
lên NGN của các nhà khai thác Viễn thông:
- Yêu cầu về băng thông kết nối tới các thiết bị truy nhập (IP-DSLAM, MSAN)
ngày càng cao.
- Yêu cầu cơ sở hạ tầng truyền tải phải đáp ứng các công nghệ mới của IP để sẵn
sàng cho các dịch vụ mới ngày càng tăng: multicast, end-to-end QoS, bandwidth-ondemand….
-

Yêu cầu băng thông cung cấp trực tiếp cho khách hàng (FE, GE).

2.2.2. Hệ thống quản lý

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 5


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng

Hình 2.2: Hệ thống quản lý mạng băng rộng tại VNPT Lâm Đồng.
2.2.2.1. Giới thiệu
Các thiết bị MAN, DSLAM tại Lâm Đồng được kết nối đến máy chủ quản lý đặt
tại VTN1 (Hà Nội) bằng kênh VPN thông qua mạng VN2.

Tại VTN1 các máy chủ quản lý mạng MAN của hãng Huawei là DMS N2000, còn
máy chủ quản lý mạng DSLAM Alcatel là AWS5523.
Các máy con khai thác (Client) đặt tại VNPT tỉnh kết nối bằng VPN tới máy chủ
tương ứng tại VTN1
Mỗi VNPT tỉnh thành được cấp quyền truy nhập vào máy chủ quản lý với chỉ phần
mạng của tỉnh thành tương ứng.
2.2.2.2. Hệ thống quản lý mạng MAN
Mạng MAN của VNPT Lâm Đồng là thiết bị của hãng Huawei do vậy máy chủ
quản lý là DMS N2000.

Hình 2.3:Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng MAN N2000.
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 6


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
Các chức năng chính của DMS N2000 như sau:
• Quản lý sơ đồ mạng
Chức năng này của hệ thống cho phép xây dựng và quản lý topo mạng.
Người dùng có thể xem được quan hệ giữa các thiết bị trên mạng và có một giao
diện trực quan để cấu hình thiết bị.
Hệ thống có khả năng thống kê số lượng và thông tin trạng thái kết nối bằng màu
sắc hiển thị trên sơ đồ.
Hệ thống có thể tự động phát hiện thiết bị mới được thêm vào một node mạng.
• Quản lý tài nguyên
Chức năng này có mục đích thu thập thông tin về thiết bị trên toàn bộ mạng do hệ
thống quản lý quản lý, giúp người dùng có thể biết thông tin và các thay đổi về tài
nguyên mạng: thông tin về số lượng frame, slot, board, sudcard, port… trên thiết bị.
Hệ thống có khả năng sắp xếp thiết bị theo hình cây (resource tree).

Người dùng có thể tìm theo tên, kiểu, nhóm, địa chỉ IP, trạng thái.
• Quản lý lỗi
Chức năng này giúp giám sát mạng theo thời gian thực. Các thiết bị gửi thông tin
cảnh báo lên hệ thống bằng giao thức SNMP v1, v2, v3.
Hệ thống có khả năng phân tích nguyên nhân gây ra cảnh báo, chỉ ra mức độ
nghiêm trọng của cảnh báo (bằng màu sắc).
• Quản lý hiệu năng
Chức năng này quản lý sự vận hành tài nguyên trên mạng (cho biết thông số
%CPU, bộ nhớ,…, số lượng truy nhập, số phiên PPPoE,…).
Cho phép đặt các thông số vận hành giới hạn.Hệ thống sẽ gửi cảnh báo khi thông
số vận hành vượt quá giới hạn.
Ngoài ra, hệ thống còn giám sát được lưu lượng mạng và thông số SLA: trễ, mất
gói tin ICMP, TCP, UDP, SNMP, mất gói tin dữ liệu giữa các node mạng, trễ kết nối,
….
• Quản lý bảo mật
Chức năng này giúp hệ thống quản lý người dùng, quản lý mật khẩu, nhận thực,
cấp quyền cho người dùng.
Có thể ghi lại quá trình làm việc của người dùng.
Cho phép người quản trị buộc người dùng khác phải đăng xuất khỏi hệ thống khi
nhận thấy hệ thống bị nguy hiểm.Hệ thống có khả năng khóa client không còn được
quyền truy nhập vào hệ thống.
• Quản lý cấu hình
Chức năng này giúp quản lý số liệu frame, board, port,… trên thiết bị.
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 7


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
Các interface được hệ thống quản lý bao gồm: Ethernet, POS, interface ảo: subinterface, trunk interface, lookback interface,….

Quản lý VLAN, QinQ, ACL, QoS, HqoS,….
Cấu hình dịch vụ qua giao diện đồ họa (provisiong)
Hệ thống hỗ trợ việc cấu hình dịch vụ VPN qua giao diện đồ họa: VLL, VPLS.
2.2.2.3. Hệ thống quản lý mạng DSLAM
Hệ thống DSLAM của Lâm Đồng là thiết bị của hãng Alcatel nên máy chủ quản lý
là AWS5523, đây là máy chủ chạy hệ diều hành SUN.

Hình 2.4: Giao diện chính của hệ thống quản lý mạng DSLAM – AWS5523
Các chức năng chính của AWS5523:
• Quản lý hệ thống
Chức năng quản lý hệ thống chỉ có người quản trị (admin) mới truy nhập được, bao
gồm những chức năng sau:
-

Khởi tạo hoặc dừng hệ thống.

-

Thêm hoặc xóa máy con (client).

-

Hiển thị các tiến trình của AWS.

-

Lưu trữ hoặc phục hồi dữ liệu.

• Quản lý bảo mật
AWS5523 hỗ trợ các hình thức sau:

-

Định nghĩa tài khoản truy nhập hệ thống.

-

Gán quyền truy nhập cho từng tài khoản.

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 8


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
-

Phân chia vùng quản lý thiết bị ứng với mỗi tài khoản.

• Quản lý mô hình mạng
Sử dụng giao diện đồ họa quản lý mô hình mạng với những chức năng như:
-

Khai báo mô hình mạng.

-

Thêm hoặc xóa thiết bị (NE) khỏi mô hình mạng.

-


Xem tài nguyên mạng.

• Quản lý thiết bị (NE)
Quản lý thiết bị.
Thay đổi card, khung.
Khai báo cơ chế bảo vệ.
Cho phép hoặc chặn các cảnh báo của thiết bị.
Định nghĩa profile cảnh báo.
Quản lý, khai báo các kết nối chéo.
• Quản lý phần mềm
Xem, xóa, nâng cấp phần mềm cho mỗi thiết bị bằng cách chuyển phần mềm từ
máy chủ AWS xuống DSLAM.
• Quản lý cảnh báo
Nhận và xử lý cảnh báo.
Thiết lập các điều kiện lọc cảnh báo.
Lưu lịch sử cảnh báo.
• Giám sát hiệu năng
Cấu hình ngưỡng cảnh báo.
Giám sát và cảnh báo hiệu năng.
2.2.3. Cấu hình mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng
Mạng MAN-E của VNPT Lâm Đồng bao gồm các thiết bị: BRAS (kết cuối dịch vụ
Internet), PE-AGG (thiết bị MAN-E Core), UPE (thiết bị MAN-E Access). Thiết bị
mạng truy nhập (IP-DSLAM, MSAN, Switch lớp 2, thiết bị mạng truy nhập quang) sẽ
đấu nối vào UPE của mạng MAN-E theo sơ đồ vòng (ring).
Mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng được tổ chức như sau:
• Lớp trục (lớp Core)
Lớp core được tổ chức thành cấu trúc vòng ring sử dụng 03 PE-AGG cổng kết nối
10GE bằng cáp quang trực tiếp. Để đảm bảo tính ổn định từ MAN-E đến IP/MPLS
Backbone nên đã sử dụng 02 PE-AGG tại Đà Lạt và Đức Trọng để dự phòng và phân
chia lưu lượng, kết nối đến BRAS với 02 đường 5GE để cung cấp dịch vụ Internet tốc

độ cao và đến PE với 02 đường 1GE để cung cấp dịch vụ như IPTV, VoD, thoại, ….
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 9


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
• Lớp truy nhập (lớp Access)
Bao gồm các UPE đặt tại các trạm Viễn Thông, dựa vào vị trí địa lý phù hợp với
cấu hình mạng mà đã chọn các UPE này nối với nhau và nối đến ring core bằng đôi
cáp quang trực tiếp.
• Các thiết bị truy nhập
Các thiết bị truy nhập IP-DSLAM dùng giao diện Ethernet (FE/GE) được kết nối
đến các thiết bị UPE ở lớp Access để chuyển tải lưu lượng nội tỉnh và chuyển lưu
lượng lên lớp trên.

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 10


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng

Hình 2.5: Cấu hình mạng MAN-E tại VNPT Lâm Đồng.
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 11


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng


Hình 2.6: Cấu hình một vòng ring điển hình tại VNPT Lâm Đồng.
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 12


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
2.2.4. Mô hình hoạt động
2.2.4.1. Mạng khách hàng (Home Network)
Mạng khách hàng sử dụng mô hình ánh xạ dịch vụ multi-VC.
Dịch vụ IPTV được cung cấp trên các kết nối ADSL2+. Mỗi kết nối ADSL2+ đến
thuê bao gồm có 2 PVC khác nhau nhằm cung cấp 2 loại dịch vụ:
-

PVC 1: cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc dộ cao (HSI).

-

PVC 2: cung cấp dịch vụ video (bao gồm VoD,LiveTV,…).

Khách hàng sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau cho từng loại dịch vụ:
-

Video: sử dụng bộ giải mã STB (Set-Top-Box).

-

Internet: sử dụng máy tính để truy nhập.


Kết nối ADSL2+ được kết cuối bởi modem. Các thiết bị này chuyển lưu lượng trên
các PVC đến các giao diện đầu ra tương ứng kết nối với các thiết bị đầu cuối.
2.2.4.2. Mạng truy nhập (Access Network)
Mạng truy nhập tại các tỉnh thành triển khai theo mô hình S-VLAN (Vlan per
service).
Mô hình S-VLAN bao gồm:
+ HSI Vlan: Vlan dành cho internet.
+ VoD Vlan: Vlan dành cho dịch vụ VoD – chạy unicast.
+ LiveTV Vlan: Vlan dành cho dịch vụ LiveTV – chạy multicast.

Hình 2.7: Mô hình S-VLAN.
Nguyên tắc thực hiện mô hình này như sau:
- Mạng truy nhập bao gồm các thiết bị mạng, các kết nối mạng từ các DSLAM
đến BRAS,PE.
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 13


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
- Trong mạng truy nhập cấu hình các VLAN khác nhau cho từng loại dịch vụ sẽ
được cung cấp.
- Tại biên của mạng truy nhập, các lưu lượng trước khi đi vào mạng được phân
loại để ánh xạ vào các VLAN dịch vụ.
Cụ thể đối với hệ thống mạng hiện tại, mô hình S-VLAN hoạt động như sau:
- Tại các IP-DSLAM, mỗi cổng ADSL2+ gồm 3 PVC, mỗi PVC dành cho một
dịch vụ (Internet, VoIP, video).
- Tại các giao diện uplink, các PVC được ánh xạ vào các S-VLAN tương ứng với
từng loại dịch vụ sử dụng phương thức đóng gói 802.1q.
- Tại các switch lớp 2, access switch, cấu hình các giao diện trunk mang lưu

lượng của các S-VLAN.
- BRAS/PE có nhiệm vụ kết cuối các S-VLAN và thực hiện định tuyến các gói
tin đến đích mong muốn.
2.2.4.3. Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP
Đối với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), thuê bao thực hiện quay số
PPPoE đến BRAS, BRAS cấp địa chỉ IP cho từng kết nối PPPoE, thực hiện NAT (nếu
cần) và chuyển tiếp các lưu lượng ra Internet.
Đối với các dịch vụ IPTV, địa chỉ IP được cấp phát động bằng DHCP. Tại BRAS
hoặc PE cấu hình DHCP Relay chuyển tiếp các gói tin DHCP đến DHCP Server và
thực hiện định tuyến các gói tin của các dịch vụ này đến đích mong muốn.

Hình 2.8: Sơ đồ cung cấp địa chỉ động DHCP cho STB.
2.2.4.4. Quy hoạch lưu lượng Multicast
Để tiết kiệm tài nguyên mạng, một số dịch vụ của hệ thống IPTV như LiveTV,
NVOD sử dụng phương thức truyền tải lưu lượng multicast. Để các lưu lượng
multicast có thể truyền tải trong hệ thống mạng một cách hiệu quả, các tính năng
SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 14


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
multicast cần được hỗ trợ tại các thiết bị mạng. Các giao thức thực hiện tại các thiết bị
mạng như hình dưới đây:

Hình 2.9: Lưu lượng Multicast.
2.3. Tổng quan một số dịch vụ băng rộng hiện đang được cung cấp tại VNPT
Lâm Đồng
2.3.1 MyTV
Dịch vụ truyền hình tương tác MyTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet

của Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam cung cấp tới khách hàng dựa trên công nghệ IPTV, ,
• Các tiện ích của dịch vụ MyTV
Người sử dụng có thể khai thác tối đa đường truyền ADSL hiện có mà không cần
phải lắp đặt mới đường truyền hay nâng cấp băng thông đường truyền. Bộ giải mã tín
hiệu STB giúp màn hình TV của người dùng có thể đáp ứng nhu cầu của cả gia đình,
với nhiều thế hệ và nhu cầu xem truyền hình khác nhau.
MyTVmang đến hình thức giải trí đặc biệt: truyền hình theo yêu cầu. Khi sử dụng
dịch vụ MyTV, người dùng có thể xem bất kỳ chương trình nào vào bất kỳ thời điểm
nào và sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau qua màn hình tivi như: xem phim theo yêu
cầu, hát karaoke, chơi game, nghe nhạc….

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 15


Chương II: Tổng quan về mạng viễn thông VNPT Lâm Đồng
Dịch vụ cung cấp những kênh truyền hình đặc sắc trong nước và quốc tế. Ngoài
các kênh truyền hình theo chuẩn SD MyTV còn cung cấp các kênh truyền hình có chất
lượng âm thanh và hình ảnh theo chuẩn HD.
Sự khác biệt giữa dịch vụ truyền hình của MyTV so với các dịch vụ truyền hình
truyền thống trước đây là người sử dụng có thể dùng các tính năng sau:
-

Khóa các chương trình có nội dung không phù hợp với trẻ em (Parental Lock).

- Hướng dẫn chương trình điện tử (EPG): giúp tiềm kiếm chương trình truyền
hình, lấy thông tin chi tiết về chương trình theo từng thể loại, lịch phát sóng.
2.3.2 Mega VNN

MegaVNN là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNN do Tập Đoàn
Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, dịch vụ này cho phép khách hàng
truy nhập Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối
xứng ADSL.
• Các tiện ích của dịch vụ Mega VNN
Truy cập Internet bằng công nghệ ADSL vượt trội các hình thức truy cập Internet
gián tiếp thông thường ở mọi khía cạnh:
- Luôn luôn sẵn sàng (always on): vì số liệu truyền đi độc lập với việc gọi điện
thoại/Fax, đường vào Internet của ADSL luôn sẵn sàng.
- Dễ dùng, không còn phải quay số, không vào mạng/ra mạng, không qua mạng
điện thoại công cộng – Không phải trả cước nội hạt.
-

Ưu điểm về tốc độ kết nối cao, giá rẻ.

- Công nghệ ADSL có thể phục vụ cho các ứng dụng đòi hỏi phải truy cập
Internet ở tốc độ cao như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem video theo yêu cầu, trò chơi
trực tuyến, nghe nhạc, hội nghị truyền hình,….
-

Không tín hiệu bận, không thời gian chờ.

-

Vẫn có thể nhận và gọi điện khi đang truy cập Internet.

- Có thể kiểm tra cước sử dụng dễ dàng bằng cách đăng nhập vào trang
www.user.vnn.vn.
• Tốc độ kết nối của dịch vụ MegaVNN
Tên gói


Mega
Mega
Mega
Mega
Mô tả
Basic
Easy
Family
Maxi
Tốc độ tối đa
2.560Kbps 4.096Kbps 5.120Kbps 8.192Kbps
Download/Upload /512Kbps /512Kbps /640Kbps /640Kbps
Tốc độ tối thiểu
256 Kbps 512 Kbps
Download/Upload
/256 Kbps /512 Kbps

Mega
Pro
10.240Kbps
/640Kbps
512 Kbps
/512 Kbps

Bảng 2.1: Tốc độ dịch vụ MegaVNN.

SVTH: Bùi Hoàng Minh

Trang 16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×